Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

“Đánh giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã nam tiến – huyện phổ yên – tỉnh thái nguyên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 80 trang )

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là nhu cầu thiết yếu của sự sống,
đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nước có vai trò quan trọng trong
hoạt động của tất cả các ngành, lĩnh vực cũng như mọi vấn đề của đời sống, xã hội.
Nước sạch và vệ sinh môi trường đang là một trong những vấn đề được quan tâm
hàng đầu; nó không chỉ trong phạm vi mỗi quốc gia hay từng khu vực mà nó là một
vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Trong những năm qua, nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn đang là một vấn đề có ý nghĩa được Đảng, Nhà nước,
Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vị trí, vai trò và ý nghĩa của các mục tiêu này đã liên
tục được đề cập trong nhiều văn bản của Đảng, Nhà nước và Chính phủ như: Nghị
quyết Trung ương VIII, Nghị quyết Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xóa đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia về Nước sạch và vệ sinh nông
thôn giai đoạn 2000 đến 2020, và gần đây nhất là Nghị quyết 26-NQ/TƯ Hội nghị
lần thứ 7 BCH T.Ư Đảng khóa X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn. [3]
Tài nguyên nước vô cùng phong phú nhưng không phải vô tận; cùng với các
tác động trong quá trình tồn tại và phát triển do nhu cầu ngày càng tăng của con
người, những sức ép từ các mặt của đời sống xã hội do vậy cần có biện pháp trong
quản lý và sử dụng một cách hợp lý. Nếu không quản lý tốt tài nguyên nước sẽ dẫn
đến cạn kiệt tài nguyên nước, ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai.
Phần lớn diện tích và dân số của Việt Nam tập trung tại khu vực nông thôn
nơi có phạm vi địa bàn rộng lớn, đời sống khó khăn và trình độ dân trí còn lạc hậu.
Nước sinh hoạt nông thôn đang là nhu cầu bức thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay
của quá trình phát triển. Nó có ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ, sâu rộng đến chất
lượng và quá trình phát triển khu vực nông thôn.
Khu vực nông thôn vùng trung du, miền núi phía Bắc mang đầy đủ các đặc
trưng của khu vực nông thôn Việt Nam và có những đặc thù riêng như: địa hình
không bằng phẳng, dân cư phân bố rải rác, trình độ dân trí thấp và kinh tế xã hội
thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Xã Nam Tiến, huyện Phổ Yên - tỉnh Thái
Nguyên do đặc thù của khu vực, nằm trong vùng dân cư nông thôn trung du miền
1


núi, cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, trình độ dân trí chưa cao. Cơ sở vật chất,
mặt bằng kỹ thuật chưa được đầu tư mạnh mẽ cho vấn đề nước sinh hoạt nông thôn.
Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo chất lượng môi trường thì
việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới là điều hết sức cần
thiết. Trong đó, việc đảm bảo chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường là một
trong những tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ thực tế tại xã Nam Tiến và nguyện vọng bản thân dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Lương Văn Hinh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá chất lượng các nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến – huyện Phổ
Yên – tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá chất lượng nước trên địa bàn nghiên cứu và
đưa ra những kiến nghị trong việc khai thác, sử dụng đảm bảo chất lượng môi trường.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được tình hình sử dụng và chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn
xã Nam Tiến.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Điều tra tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Tiến – huyện Phổ
Yên – tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng quản lý khai thác và sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn
xã Nam Tiến.
- Phân tích, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại xã Nam Tiến.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý; khai thác, sử dụng
cũng như nâng cao chất lượng nước sinh hoạt nông thôn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng các nguồn nước phục
vụ sinh hoạt trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho công tác quản lý khai
thác và sử dụng nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn xã Nam Tiến nói riêng cũng như

khu vực huyện Phổ Yên – tỉnh Thái Nguyên nói chung.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1 Khái niệm nước sinh hoạt nông thôn
Nước được cung cấp tại khu vực nông thôn đã qua xử lý, sau hệ thống phân
phối, dùng trong sinh hoạt gọi là nước sinh hoạt nông thôn. [13]
1.1.2. Các thông số đánh giá chất lượng các nguồn nước cung cấp cho mục đích
sinh hoạt
1.1.2.1. Các chỉ tiêu về lý học [10]
Độ pH của nước:
Định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là thông số đánh giá chất
lượng nguồn nước, nó quyết định đến tính axit, bazơ cũng như khả năng hòa tan của
các chất tan trong nước, sự thay đổi của pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học
của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng cacbonat,…), các quá trình sinh học
trong nước. pH dưới 7 là có tính axit và độ pH trên 7 có tính bazơ. pH được xác
định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ.
Nhiệt độ (0C):
Nhiệt độ của nước có ảnh hưởng đến độ pH, đến các quá trình hóa học và sinh
học xảy ra trong nước. Nhiệt độ phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh,
vào thời gian trong ngày, vào mùa trong năm… Nhiệt độ cần được xác định tại chỗ
(tại nơi lấy mẫu).
Độ màu của nước:
Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong
nước (thường là do chất hữu cơ: chất mùn hữu cơ, acid humic; một số ion như
sắt…; một số loài thủy sinh vật). Độ màu thường được xác định bằng phương pháp
so màu với các dung dịch chuẩn là Clorophantinat Coban. Đơn vị Pt – Co.
3
Độ đục:

Độ đục gây nên bởi các hạt rắn lơ lửng trong nước. Các chất lơ lửng trong
nước có thể có nguồn gốc vô cơ, hữu cơ hoặc các vi sinh vật, thủy sinh vật có kích
thông thường từ 0,1 – 10m. Độ đục làm giảm khả năng truyền sáng của nước, ảnh
hưởng tới quá trình quang hợp. Độ đục được đo bằng máy đo độ đục (đục kế –
turbidimeter). Đơn vị đo độ đục theo các máy do Mỹ sản xuất là NTU
(Nephelometric Turbidity Unit).
Tổng hàm lượng chất rắn (TS):
Các chất rắn trong nước có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả
những chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tổng hàm lượng các chất rắn (TS) là lượng
khô tính bằng mg của phần còn lại sau khi làm bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách
thủy rồi sấy khô ở 105
0
C cho tới khi khối lượng không đổi (đơn vị tính bằng mg/l).
Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS):
Các chất rắn lơ lửng (các chất huyền phù) là những chất rắn không tan trong
nước. Hàm lượng các chất lơ lửng (SS) là lượng khô của phần chất rắn còn lại trên
giấy lọc sợi thủy tinh khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc rồi sấy khô ở 105
0
C cho
tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
Tổng hàm lượng chất rắn hòa tan (DS):
Các chất rắn hòa tan là những chất tan được trong nước, bao gồm cả chất vô
cơ lẫn chất hữu cơ. Hàm lượng các chất hòa tan (DS) là lượng khô của phần dung
dịch qua lọc khi lọc 1 lít nước mẫu qua phễu lọc có giấy lọc sợi thủy tinh rồi sấy
khô ở 150
0
C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l.
DS = TS – SS
Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi (VS):
Hàm lượng các chất rắn lơ lửng dễ bay hơi (VSS) là lượng mất đi khi nung

lượng chất rắn huyền phù (SS) ở 550
0
C cho đến khi khối lượng không đổi (thường
được qui định trong một khoảng thời gian nhất định). Hàm lượng các chất rắn hòa
tan dễ bay hơi (VDS) là lượng mất đi khi nung lượng chất rắn hòa tan (DS) ở 550
0
C
cho đến khi khối lượng không đổi (thường được qui định trong một khoảng thời
gian nhất định).
4
1.1.2.2. Các chỉ tiêu về hóa học
Độ kiềm toàn phần:
Là tổng hàm lượng các ion HCO
3
, CO
3
2-
, OH
-
có trong nước. Độ kiềm trong
nước tự nhiên thường gây nên bởi các muối của acid yếu, đặc biệt các muối
carbonat và bicarbonat
Độ cứng của nước:
Là tổng hàm lượng của các ion Ca
2+
và Mg
2+
. Độ cứng của nước gây nên bởi
các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Chúng phản ứng với một số anion tạo thành
kết tủa. Các ion hóa trị 1 không gây nên độ cứng của nước.

Hàm lượng oxigen hòa tan (DO):
Là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước. DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa
học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Khi DO xuống đến khoảng 4 –
5 mg/l, số sinh vật có thể sống trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp
nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình
phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa. Đơn vị mg/l.
Nhu cầu oxigen hóa học (COD - nhu cầu oxy hóa học):
Là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm
cả vô cơ và hữu cơ. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước
có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
COD được khi xác định bằng phương pháp KMnO4 hoặc K2Cr2O7. Đơn vị mg/l
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD - nhu cầu oxy sinh hoá):
Là lượng oxigen cần thiết để vi khuẩn có trong nước phân hủy các chất hữu.
BOD dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước. Đơn vị mg/l
Một số chỉ tiêu hóa học khác trong nước:
− Sắt: chỉ tồn tại dạng hòa tan trong nước ngầm dưới dạng muối Fe2+ của
HCO3-, SO42-, Cl-…, còn trong nước bề mặt, Fe2+ nhanh chóng bị oxid hóa thành
Fe3+ và bị kết tủa dưới dạng Fe(OH)3. Nước thiên nhiên thường hcứa hàm lượng sắt
lên đến 30 mg/l. Với hàm lượng sắt lớn hơn 0,5 mg/l nước có mùi tanh khó chịu, làm
vàng quần áo khi giặt… Các cặn kết tủa của sắt có thể gây tắc nghẽn đường ống dẫn
nước. Trong quá trình xử lý nước, sắt được loại bằng phương pháp thông khí và keo tụ.
5
− Các hợp chất Clorua: Clor tồn tại trong nước dưới dạng Cl
-
. Nói chung ở
mức nồng độ cho phép thì các hợp chất clor không gây độc hại, nhưng với hàm
lượng lớn hơn 250 mg/l làm cho nước có vị mặn. Nước có nhiều Cl
-
có tính xâm

thực ximăng. Đơn vị mg/l.
− Các hợp chất Sulfat: Ion SO42- có trong nước do khoáng chất hoặc có
nguồn gốc hữu cơ. Với hàm lượng lớn hơn 250 mg/l gây tổn hại cho sức khỏa con
người. Ở điều kiện yếm khí, SO
4
2-
phản ứng với chất hữu cơ tạo thành khí H
2
S có
độc tính cao. Đơn vị mg/l.
1.1.2.3. Các chỉ tiêu về sinh học
Coliform:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu
nước. Không phải tất cả các vi khuẩn coliform đều gây hại. Tuy nhiên, sự hiện
diện của vi khuẩn coliform trong nước cho thấy các sinh vật gây bệnh khác có
thể tồn tại trong đó.
E.coli:
Là chỉ số cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong mẫu
nước. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi
phân rác, chất thải của người và động vật và như vậy cũng có khả năng tồn tại các
loại vi trùng gây bệnh khác. Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm
bẩn của nguồn nước. Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại
vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không
còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị
tiêu diệt hết. Việc xác định số lượng E.Coli thường đơn giản và nhanh chóng nên
loại vi khuẩn này thường được chọn làm vi khuẩn đặc trưng trong việc xác định
mức độ nhiễm bẩn do vi trùng gây bệnh trong nước. Đơn vị VK/100ml
1.1.3. Tiêu chuẩn nước nguồn
Để đánh giá chất lượng nước sông, nước ngầm…. Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường đã đưa ra các quy chuẩn quy định giá trị giới hạn các thông số chất lượng

nước mặt, nước ngầm. Các quy chuẩn này áp dụng để đánh giá và kiểm soát chất
lượng của nguồn nước, làm căn cứ cho việc bảo vệ và sử dụng nước một cách phù
hợp. Sau đây là một số quy chuẩn Việt Nam hiện hành có liên quan về chất lượng
nước nguồn (bảng 1.1 và bảng 1.2).
6
Bảng1.1. QCVN 08:2008/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
TT Thông số Đơn vị
Giá trị giới hạn
A B
A1 A2 B1 B2
1 pH mg/l 6-8.5 6-8.5 5.5-9 5.5-9
2 Ôxy hòa tan (DO) mg/l 6 5 4 2
3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100
4 COD mg/l 10 15 30 50
5 BOD
5
(20
0
C) mg/l 4 6 15 25
6 Amoni (NH
+
4
) (tính theo N) mg/l 0.1 0.2 0.5 1
7 Clorua (Cl
-
) mg/l 250 400 600 -
8 Florua (F
-
) mg/l 1 1.5 1.5 2
9 Nitrit (NO

2
) (tính theo N) mg/l 0.01 0.02 0.04 0.05
10 Nitrat (NO
3
) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15
11 Asen (As) mg/l 0.01 0.02 0.05 0.1
12 Chì (Pb) mg/l 0.02 0.02 0.05 0.05
13 Đồng (Cu) mg/l 0.1 0.2 0.5 1
14 Kẽm (Zn) mg/l 0.5 1 1.5 2
15 Sắt (Fe) mg/l 0.5 1 1.5 2
16 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001 0.001 0.001 0.002
17 E. Coli
MPN
/100 ml
20 50 100 200
18 Coliform
MPN
/100 ml
2500 5000 7500 10000
(Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)[6]
Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá và kiểm soát chất lượng
nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau:
A1 – Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như
loại A2, B1 và B2.
A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý
phù hợp; bảo tồn dạng thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1,B2.
B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác
có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
7

B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác vì yêu cầu nước chất lượng thấp.
Bảng 1.2. QCVN 09:2008/Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm
TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH - 5.5 – 8.5
2 Độ cứng (tính theo CaCO
3
) mg/l 500
3 Chất rắn tổng số mg/l 1500
4 COD (KMnO
4
) mg/l 4
5 Amoni (tính theo N) mg/l 0.1
6 Clorua (Cl
-
) mg/l 250
7 Florua (F
-
) mg/l 1
8 Nitrit (NO
-
2
) (tính theo N) mg/l 1
9 Nitrat (NO
-
3
) (tính theo N) mg/l 15
10 Sunfat (SO
4
2-
) (tính theo N) mg/l 400

11 Asen (As) mg/l 0.05
12 Chì (Pb) mg/l 0.01
13 Crom VI (Cr
6+
) mg/l 0.05
14 Đồng (Cu) mg/l 1
15 Kẽm (Zn) mg/l 3
16 Mangan (Mn) mg/l 0.5
17 Thủy ngân (Hg) mg/l 0.001
18 Sắt (Fe) mg/l 5
19 E. Coli MPN/100ml Không phát hiện thấy
20 Coliform MPN/100ml 3
(Nguồn: Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, ban hành ngày 31/12/2008)[7]
1.1.4. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt ăn uống
Nước sạch có thể được hiểu là nước trong, không màu, không mùi, không vị,
không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỉ lệ các chất độc hại và vi khuẩn
không quá mức độ cho phép của mỗi quốc gia.
Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái
ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong
nước làm cho nước trở nên độc hại…
Sự nguy hại đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước
trong sinh hoạt vệ sinh cá nhân.
8
Việc xây dựng tiêu chuẩn giúp cho các nhà chức trách và các nhà điều hành
đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng nước đáp ứng sự mong đợi của người sử
dụng và các nguyên tắc phát triển bền vững.
Phạm vi mà các tiêu chuẩn nêu ra sẽ bao gồm việc đánh giá chất lượng và các
chỉ số hoạt động đo lường kết quả dịch vụ, do đó góp phần quản lý và điều hành
việc đánh giá dịch vụ một cách tốt hơn. Các tiêu chuẩn sẽ góp phần bảo tồn nước

bằng cách tăng hiệu quả của dịch vụ phân phối nước và giảm sự rò rỉ trong hệ thống
dịch vụ nước, do đó ngăn cản được sự thất thoát nước không cần thiết. [15]
Bảng 1.3. QCVN 01:2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống
STT Tên chỉ tiêu Đơn vị Giới hạn tối đa
Chỉ tiêu cảm quan và thành phần vô cơ
1 Màu sắc TCU 15
2 Mùi vị -
Không có mùi, vị lạ
3 Độ đục NTU 2
4 pH - 6,5-8,5
5 Độ cứng, tính theo CaCO
3
mg/l 300
6 Tổng chất rắn hoà tan (TDS) mg/l 1000
7 Hàm lượng Amoni mg/l 3
8 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01
9 Hàm lượng Clorua mg/l 250
10 Hàm lượng Florua mg/l 1,5
11 Hàm lượng Sắt tổng số (Fe
2+
+ Fe
3+
) mg/l 0,3
12 Hàm lượng Mangan tổng số mg/l 0,3
13 Hàm lượng Nitrat mg/l 50
14 Hàm lượng Nitrit mg/l 3
15 Chỉ số Pecmanganat mg/l 2
Vi sinh vật
16 Coliform tổng số Con/100ml 0

17 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt Con/100ml 0
(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 04/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009)[6]
Bảng 1.4. QCVN 02: 2009/BYT_Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt
9
TT Tên chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Giới hạn tối đa cho
phép
I II
1 Màu sắc(*) TCU 15 15
2 Mùi vị(*) -
Không có
mùi vị lạ
Không có
mùi vị lạ
3 Độ đục(*) NTU 5 5
4 Clo dư mg/l 0,3-0,5 -
5 pH(*) - 6,0 - 8,5 6,0 - 8,5
6 Hàm lượng Amoni(*) mg/l 3 3
7
Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2
+ +

Fe3
+
)(*)
mg/l 0,5 0,5

8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4
9 Độ cứng tính theo CaCO3(*) mg/l 350 -
10 Hàm lượng Clorua(*) mg/l 300 -
11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 -
12 Hàm lượng Asen tổng số mg/l 0,01 0,05
13 Coliform tổng số
Vi khuẩn/
100ml
50 150
14 E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt
Vi khuẩn/
100ml
0 20
Ghi chú:
- (*) Là chỉ tiêu cảm quan.
- Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước.
- Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác
nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua
xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự
chảy).
(Nguồn: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo thông tư số: 05/2009/TT - BYT ngày 17
tháng 6 năm 2009)[9]
1.1.5. Một số công nghệ xử lý
1.1.5.1 Công nghệ xử lý nước mặt
Nước mặt bao gồm các nguồn nước trong các ao, đầm, hồ chứa, sông suối.
Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí
nên các đặt trưng của nước mặt là:
− Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy.
− Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng trường hợp nước chứa trong các ao,
đầm, hồ, do xảy ra quá trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại tương đối thấp và

10
chủ yếu ở dạng keo.
− Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
− Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
− Chứa nhiều vi sinh vật.
Do tính chất nước nguồn nhiễm nhiều tạp chất hữu cơ từ nhiều thành phần,
tạo nên độ đục không ổn định, vì vậy công nghệ xử lý nước cần chú trọng giai đoạn
tiền xử lý: phản ứng + lắng ngay từ đầu qui trình, nhằm phá hủy các liên kết hóa
học, tạo cặn hữu ích. Sau đó, giai đoạn khử trùng là bắt buộc trước khi cung cấp
nước cho sinh hoạt. [12]
a) Các công trình thu nước mặt
Thường đó là công trình thu nước sông, phải được đặt ở đầu nguồn nước,
phía trên khu dân cư và khu công nghiệp theo chiều chảy của sông. Vị trí hợp lý
nhất là nơi bờ sông và lòng sông ổn định có điều kiện địa chất công trình tốt, có đủ
độ sâu cần thiết để lấy nước trực tiếp từ sông không phải dẫn đi xa. Thường công
trình thu được bố trí ở phía lõm của bờ sông, tuy nhiên phía lõm thường bị xói lở
nên cần phải gia cố bờ. [10]
Công trình thu nước sông thường chia ra các loại sau đây:
− Công trình thu nước bờ sông
− Công trình thu nước lòng sông
− Công trình thu nước hình đấu
Công trình thu nước bờ sông:
Áp dụng khi bờ dốc, nước ở bờ sâu và thường xây dựng chung với trạm cấp I
nên còn gọi là công trình thu nước loại kết hợp. Khi điều kiện địa chất ở bờ xấu thì
trạm bơm cấp I đặt tách rời ở xa bờ và gọi là công trình thu nước phân ly.
Công trình thu nước bờ sông chia ra nhiều gian để đảm bảo cấp nước liên tục
khi thau rửa, sửa chữa. Mỗi gian chia ra ngăn thu, ngăn hút. Nước từ sông vào ngăn
thu qua các cửa thu nước: cửa phía trên thu nước mưa lũ, cửa phía dưới thu nước
mùa khô. Ngăn thu còn gọi là ngăn lắng vì ở đây một phần các hạt cặn, cát, phù sa
11

trong nước được giữ lại. Ở cửa thu nước có đặt các song chắn làm bằng các thanh
thép d = 10 – 16mm cách nhau 40 – 50mm để ngăn các vật nổi trên sông (rác rưởi,
củi, cây…) khỏi đi vào công trình thu. Từ ngăn thu nước qua các lưới chắn để vào
ngăn hút là nơi bố trí các ống hút của máy bơm. Lưới chắn thường làm bằng các sợi
dây thép d = 1 – 1,5mm với kích thước mắt lưới từ 2×2 đến 5×5mm để giữ các rác
rưởi, rong rêu có kích thước nhỏ ở trong nước. Tốc độ nước chảy qua song chắn
thường từ 0,4 đến 0,8 m/s, qua lưới chắn từ 0,2 đến 0,4 m/s. [11]
Hình 1.1. Công trình thu nước ven bờ loại phân li
Chú thích:
1 – Ngăn thu 5 – Ngăn hút
2 – Cửa thu – Song chắn rác 6 – Ngăn quản lí
3 – Ống hút 7 – Rãnh đặt ống
4 – Cửa thông – Lưới chắn rác 8 – Trạm bơm cấp I
Công trình thu nước lòng sông:
Công trình thu nước lòng sông áp dụng khi bờ thoải, nước nông, mức nước
dao động lớn.
Khác với loại công trình thu nước loại bờ sông, công trình thu nước lòng
sông không có cửa thu nước ở bờ (hoặc chỉ thu nước ở bờ vào mùa lũ), mà đưa ra









12
giữa sông, rồi dùng ống dẫn nước về ngăn thu đặt ở bờ. Cửa thu nước lòng sông còn
gọi là họng thu nước thường là phễu hoặc ống loe, đầu bịt song chắn và được cố

định dưới đáy sông bằng hệ thống cọc gỗ hoặc bê tông.
Ở chỗ bố trí họng thu phải có phao cờ báo hiệu để tránh cho tàu bè đi lại
không va chạm vào.
b) Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt [10]
Một số sơ đồ dây chuyền xử lý nước mặt với hàm lượng cặn ≤ 2500 mg/l
Sơ đồ 1:
Với hàm lượng cặn nhỏ hơn 2500 mg/l thì nước từ trạm bơm cấp I được dẫn
trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều
vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể phản ứng kết hợp bể lắng, các bông cặn
hình thành tại ngăn phản ứng sẽ được lắng tại ngăn lắng. Sau khi qua bể lắng nước
được lắng một phần rồi tiếp tục dẫn qua bể lọc nhanh. Tại đây nước được lọc sạch
các cặn bẩn và vi khuẩn có trong nước. Sau đó châm thêm chất khử trùng rồi dẫn
qua bể chứa nước sạch để phân phối đến các nơi sử dụng.
Sơ đồ 2:
Nước từ trạm bơm cấp I được dẫn trực tiếp qua bể trộn, tại đây cho thêm chất
keo tụ và chất kiềm hóa hòa trộn đều vào nước. Nước được tiếp tục dẫn qua bể lọc
13
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm

Cấp I tới
Chất kiềm hóa
Bể trộn
Bể phản
ứng
Bể lọc
nhanh
Bể chứa
nước sạch
Bể

lắng
Chất keo tụ Chất khử trùng
Từ trạm bơm

Cấp I tới
Chất kiềm hòa
Bể trộn
Bể lọc tiếp
xúc
Bể chứa
nước sạch
tiếp xúc, tại bể này nó vừa làm nhiệm vụ của bể tạo bông cặn, bể lắng, bể lọc. Sau
đó nước được dẫn qua bể chứa nước sạch và cho thêm chất khử trùng trước khi
phân phối.
Một số sơ đồ áp dụng xử lý nước mặt với hàm lượng cặn > 2500mg/l
Sơ đồ 3:
Với hàm lượng cặn lớn hơn 2500 mg/l, nước từ trạm bơm cấp I phải qua bể
lắng sơ bộ để lắng bớt một phần cặn rồi nước được dẫn qua bể trộn. Tại bể trộn,
chất keo tụ và chất kiềm hóa được cho vào và hòa trộn đều trước khi dẫn sang bể
phản ứng kết hợp bể lắng. Tại bể này sau khi hình thành các bông cặn ở ngăn phản ứng
sẽ lắng ở ngăn lắng. Nước tiếp tục được dẫn sang bể lọc nhanh để lọc hết cặn và vi
khuẩn, sau đó cho thêm chất khử trùng vào bể chưa nước sạch trước khi phân phối.
Sơ đồ 4:
c) Các công trình cấp nước
14
Chất khử trùng Chất keo tụ


Từ trạm bơm
Cấp I tới

Chất kiềm hóa

Bể
trộn
Bể
phản
ứng
Bể lọc
nhanh
Bể
chứa
nước
sạch
Bể
lắng
Bể
lắng

bộ
Từ nguồn đến

Chất khử trùng Chất keo tụ




Chất kiềm hóa
Bể
trộn
Bể

phản
ứng
Bể lọc
nhanh
Bể chứa
nước
sạch
Bể
lắng
Hồ lắng

Trạm
bơm
Đài nước
Đài nước là công trình dùng để điều hòa lưu lượng và áp lực cho mạng lưới
cấp nước. Đài nước còn là một công trình kiến trúc vì có chiều cao và thể tích lớn.
Do đặc điểm kiến trúc, kết cấu và điều kiện thi công trên cao nên giá thành xây
dựng đài lớn. Vì vậy khi tính toán hệ thống cấp nước cần nghiên cứu cẩn thận cả
dung tích, chiều cao và vị trí đặt đài. Đối với các hệ thống cấp nước không liên tục
ngày đêm hoặc khi nguồn điện không đảm bảo thì cần xây dựng đài. Thông thường
đài được đặt ở những vị trí cao để giảm bớt chiều cao thân đài và giảm giá thành
xây dựng.
Trạm bơm
Trạm bơm là nơi bố trí các máy bơm, động cơ điện, đường ống, van khóa,
thiết bị điều khiển, kiểm tra, đo lường, các bảng điện, phòng sửa chữa, lắp ráp cũng
như các phòng làm việc, phòng vệ sinh, thay quần áo của công nhân…
Khi thiết kế các trạm bơm cần lưu ý các yêu cầu như: đảm bảo cung cấp
nước liên tục; thuận tiện và an toàn trong quản lý, vận hành; khoảng cách giữa các
ống đẩy và ống hút cũng như chiều dài của chúng phải ngắn nhất, các đoạn nối phải
đơn giản; có khả năng tăng công suất của trạm này bằng cách thay thế các bơm có

công suất lớn hơn hoặc trang bị thêm các máy bơm bổ sung; có hệ số hữu ích và hệ
số sử dụng thiết bị lớn nhất với chỉ tiêu chi phí năng lượng điện là bé nhất.
Các trạm bơm có thể phân ra: trạm bơm cấp I, cấp II, tăng áp, tuần hoàn, đặt
nổi, nửa nổi, nửa ngầm hoặc ngầm; trục ngang, trục đứng, kiểu thủ công, tự động
hoặc từ xa,…
Trạm bơm cấp I đưa nước lên công trình làm sạch được tính theo lưu lượng
giờ trung bình trong những ngày dùng nước lớn nhất. Chế độ công tác của trạm
bơm cấp II phụ thuộc vào biểu đồ tiêu thụ nước. Việc bơm nước có thể tiến hành
điều hòa trong ngày hoặc theo từng cấp; nếu bơm theo cấp thì dung tích đài nước và
áp lực toàn phần của bơm sẽ giảm.
Việc lựa chọn lại số lượng máy bơm làm việc cũng như dự trữ phải tính toán
có xét đến sự hoạt động đồng thời giữa các máy bơm, ống dẫn và mạng ống phân
phối để đảm bảo chế độ làm việc của trạm bơm được lựa chọn trên cơ sở phân tích
15
đồ thị dùng nước và sự hoạt động đồng thời cả máy bơm, ống dẫn và mạng phân
phối. Nên chọn các máy bơm cùng loại để dễ quản lý và giảm số bơm dự trữ.
Các trạm bơm cấp I lấy nước mặt thường đặt sâu dưới đất để giảm chiều cao
hút của bơm. Số lượng bơm công tác trong trạm cấp I không nhỏ hơn hai, mỗi bơm
nên có một ống hút riêng. Các trạm bơm câp II thường đặt trên mặt đất, có dạng
hình chữ nhật vì có nhiều máy bơm, các đường ống hút có thể nối thông với nhau
qua các khóa.
1.1.5.2. Công nghệ xử lý nước ngầm
Nước ngầm tồn tại trong các lỗ hổng và các khe nứt của đất đá, được tạo
thành trong giai đoạn trầm tích đất đá hoặc do sự thẩm thấu, thấm của nguồn nước
mặt, nước mưa.
Đối với hệ thống cấp nước cộng đồng thì nguồn nước ngầm luôn là nguồn
nước được ưa thích. Bởi vì, các nguồn nước mặt thường bị ô nhiễm và lưu lượng
khai thác phải phụ thuộc vào sự biến động theo mùa. Nguồn nước ngầm ít chịu ảnh
hưởng bởi các tác động của con người.
Có rất nhiều phương pháp để xử lý nước ngầm, tùy thuộc vào nhiều yếu tố:

nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước ngầm, các điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội… mà chúng ta lựa chọn công nghệ xử lý
nước ngầm sao cho phù hợp. [11]
a) Các công trình thu nước ngầm
Giếng khơi:
Giếng khơi là công trình thu nước ngầm mạch nông, có đường kính 0,8 – 2m
và chiều sâu 3 – 20m, phục vụ cấp nước cho một gia đình hay một số đối tượng
dùng nước nhỏ. Khi cần lượng nước lớn hơn thì có thể xây dựng một nhóm giếng
khơi nối vào giếng tập trung bằng các ống xi phông, hoặc giếng có đường kính lớn
với các ống nan quạt có lỗ, đặt trong lớp đất chứa nước để tập trung nước về giếng.
Nước chảy vào giếng có thể từ đáy hoặc từ thành bên qua các khe hở ở thành
hoặc qua các ống bê tông xốp dùng làm thành giếng. Thành giếng có thể xây bằng
gạch, bê tông xỉ, bê tông đá hộc, đá ong… tùy theo vật liệu địa phương. Khi gặp đất
dễ sụt lở người ta dùng các khẩu giếng bằng bê tông, gạch, ống sành… với chiều
cao 0,5 – 1m rồi đánh tụt từng khẩu giếng xuống cho nhanh chóng và an toàn. Các
khẩu giếng nối với nhau bằng vữa xi măng.
16


Để tránh nước mưa chảy trên mặt kéo theo chất bẩn chui vào giếng, phải lát
nền và xây bờ xung quanh giếng cao hơn mặt đất chừng 0,8m đồng thời phải bọc đất
sét dày 0,5m xung quanh thành giếng từ mặt dất xuống tới độ sâu 1,2m. Vị trí giếng
nên chọn ở gần nhà nhưng phải cách xa chuồng nuôi súc vật, hố xí tối thiểu là 7 – 10m.
Hình 1.2. Giếng khơi
Đường hầm ngang thu nước:
Đó là loại công trình thu nước ngầm mạch nông với công suất lớn hơn vài chục
đến vài trăm mét khối ngày.
Nó gồm một hệ thống ống thu nước nằm ngang đặt trong lớp chứa nước, có
độ dốc để tự chảy về giếng tập trung.
Trên đường ống cứ khoảng 25 – 50m lại xây dựng một giếng thăm để kiểm

tra nước chảy, lấy cặn và thông hơi. Ống thu nước thường chế tạo bằng sành hoặc
bê tông có lỗ d = 8mm hoặc khe với kích thước 10 – 100mm. Ngoài ra có thể xếp
đá dăm, đá tảng thành hành lang thu nước, xung quanh có lớp bọc bằng đá dăm,
cuội, sỏi để ngăn cát chui vào.
Giếng khoan:
17
Giếng khoan là công trình thu nước ngầm mạch sâu với công suất lớn từ 5 –
500 l/s, sâu vài chục đến vài trăm mét, có đường kính 100 – 600mm.
Giếng khoan có thể là giếng hoàn chỉnh (khoan đến lớp đất cách nước);
giếng không hoàn chỉnh (khoan đến lưng chừng lớp đất chứa nước); giếng có áp và
giếng không có áp…
Khi cần thu lượng nước lớn người ta dùng một nhóm giếng khoan. Trong
trường hợp này các giếng sẽ bị ảnh hưởng lẫn nhau khi làm việc đồng thời.
Hình 1.3: Cấu tạo giếng khoan
Chú thích:
- Cửa giếng 3, 6 - Liên kết 5 - Ống lắng
- Ống vách 4 - Ống lọc
− Cửa giếng hay miệng giếng: Dùng để theo dõi, kiểm tra sự làm việc của
giếng. Trên của giếng là động cơ và ống đẩy đưa nước tới công trình xử lý, ngoài ra
còn có nhà bao che, bảo vệ.
− Thân giếng (còn gọi là ống vách): là các ống thép không gỉ nối với nhau
bằng mặt bích, ren hoặc hàn. Ngoài ra còn dùng ống bê tông cốt thép nối với nhau
bằng ống lồng. Ống vách có nhiệm vụ chống nhiễm bẩn và chống sụt lở giếng. Bên
trong ống vách ở phía trên là các guồng bơm nối với động cơ điện bằng trục đứng.
Có thể dùng tổ máy bơm và động cơ nhúng chìm.
− Ống lọc: hay còn gọi là bộ phận lọc của giếng khoan: đặt trực tiếp trong
đất chứa nước để thu nước vào giếng và ngắn không cho bùn cát chui vào giếng.
18
Giếng khoan thường có các bộ phận chính sau đây:





Ống lọc được chế tạo nhiều kiểu với các kết cấu khác nhau.

Hình 1.4: Ống lọc loại quấn dây và ống lọc loại bọc lưới
− Ống lắng: ở cuối ống lọc dài 2 – 10m để giữ lại cặn cát chui vào giếng.
Khi thau rửa giếng lớp cặn, cát này sẽ được đưa lên khỏi mặt đất.
Để tránh nhiễm bẩn cho giếng bởi nước mặt thấm vào, người ta thường bọc
đất sét xung quanh ống vách dày khoảng 0,5m với chiều sâu tối thiểu là 3m kể từ
mặt đất xuống.
Người ta còn dùng giếng khoan đường kính nhỏ (d = 42 – 49mm) lắp bơm tay, bơm
điện với lưu lượng 2m
3
/h.
Hình 1.5: Giếng khoan
19
b) Một số sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước ngầm
Một số dây chuyền xử lý nước giếng ngầm thông dụng:
Châm vôi: tạo phản ứng làm mềm
nước
Châm phèn để tạo sự đông tụ, nếu
cần

Hòa trộn, kết bông và lắng đọng:
sử dụng lượng vôi cao hơn để khử
độ cứng của nước, loại Fe và Mg
Dùng potassium
permanganate (thuốc tím)
để khử trùng nhẹ và có

tác dụng oxy hóa
Fe và Mg, nếu cần
Hòa trộn, kết bông và
lắng đọng: trung hòa
lượng vôi cao để làm
mềm nước, oxy hóa loại
Fe và Mg
Châm Acid fluosilicic để
flo hóa nước
Khử độ cứng kết tủa rối và oxy
hóa loại Fe và Mg
Châm Chlor: để hình thành chlor
dư tự do trong hệ thống phân phối (khử trùng) Châm chlorrine để khử sự phát triển
của vi khuẩn sắt của đường ống và khử ban đầu
Hình 1.6. Sơ đồ quy trình xử lý nước giếng đào[11]
20












Nguồn
giếng cạn)

(
Làm sạch –
Kết bông
Làm sạch –
Kết bông
Lọc đôi cát
và sỏi
Châm chlorrine để khử sự phát triển của vi
khuẩn sắt của đường ống và khử ban đầu Fe
và Mg
Làm thoáng: gia tăng oxy hòa tan, oxy hóa
Fe và Mg và giảm CO
2

Châm chlorrine: oxy hóa khử Mg
còn sót

Tồn lưu: cho phép phản ứng oxy
hóa xảy ra hoàn toàn

Khử bông cặn Fe và Mg
Châm ammonia (ămôniắc): để biến
đổi Chlorine dư kết hợp.
Châm acid fluosilicic để flo hóa nước uống.
Hình 1.7. Sơ đồ quy trình xử lý nước giếng khoan[11]
1.1.5.3. Giải pháp thu gom nước mưa
Nước mưa là một nguồn nước tự nhiên quý báu, được nhiều nơi trên thế giới
sử dụng như một nguồn cấp nước sinh hoạt quan trọng, đặc biệt là tại các vùng
nông thôn các nước đang phát triển. Nước mưa được thu từ mái nhà, trên các triền
dốc tự nhiên và trên một số đường phố. Nước mưa có đặc điểm là rẻ tiền, dồi dào,

nhất là trong mùa mưa, chất lượng nước tương đối sạch. Nhược điểm của việc khai
thác nước mưa là lượng mưa thường phân bố không đều, mưa tập trung chủ yếu vào
mùa mưa. Việc thu hứng nước mưa tập trung ở một diện tích rộng cũng rất khó.
Nước mưa được xem như một nguồn cung cấp nước sinh hoạt ăn uống chính ở các
21



Nguồn
(giếng sâu)
Làm thoáng
bằng khay
Bể tiếp xúc
hoặc bể tốn
lưu
Lọc cát
vùng nông thôn, hoang mạc, rừng núi, hải đảo. Tuy nhiên, khi có hệ thống nước
đường ống thì nguồn nước mưa chỉ được xem như một nguồn cung cấp phụ.
Thu hứng nước mưa từ mái nhà:
Nước mưa thường được thu hứng từ mái nhà, đặc biệt là các mai lợp bằng
tole tráng kẽm, tole nhựa dạng lượn sóng, mái bằng bê-tông, mái ngói bằng đất
nung hoặc bằng fibro xi-măng hoặc mái lá, mái lợp giấy dầu. Tốt nhất là các mái
nhà bằng kim loại, mái ngói. Mái lợp bằng lá tranh, lá dừa nước, rơm rạ có thể bị
nhiễm khuẩn, rêu mốc, chuột bọ.
Không nên:
- Dùng sơn chống thấm, chống rỉ trên mái tole kim loại vì nó có thể gây độc
cho nước (nhiễm độc chì trong sơn, nước có mùi lạ).
- Sử dụng mái xi-măng amiăng để hứng nước mưa vì sợi amiăng bị bào mòn
(nước mưa có tích acid) có thể gây độc cho phổi.
- Hứng nước mưa vào đầu mùa vì trên mái nhà có nhiều bụi, phân chim, lá

khô, rác,…tích tụ. các trận mưa đầu mùa chỉ dung để rửa mái nhà
Hình 1.8: Thu hứng nước mưa qua máng xối và bể trữ
Thu hứng nước mưa từ mặt đất:











22
Ta có thể lợi dụng sự chảy tràn trên triền dốc mặt đất để thu hứng nước mưa.
Đây là phương pháp áp dụng cho các vùng khô hạn ở hoang mạc, hải đảo, đồi núi.
Nước mưa khi rơi xuống đất sẽ nhanh chóng làm ẩm đất, tích tụ vào các hố trũng
rồi chảy tràn theo hướng dốc của mặt đất. Để giảm thiểu sự mất nước xuống đất
(các vùng khô hạn thường có lượng mưa rất ít và thời gian mưa ngắn), người ta
dùng các tấm phẳng bằng chất dẻo, bê-tông hoặc nhựa đường phủ trên mặt để lấy
nước. Nếu bao phủ tốt, có thể thu được gần 90% lượng nước mưa rơi trên mặt phủ.
Nếu không có kinh phí nhiều có thể dùng biện pháp dầm chặt đất để giảm thiểu
lượng thấm. Đất có độ dốc cao sẽ tạo tốc độ chảy tràn lớn và giảm được lượng bốc
hơi và thấm.
Bể trữ nước có thể thiết kế lộ thiên hoặc ngầm kín dưới mặt đất, trên mặt bể
phải có các tấm đậy kín để giữ vệ sinh nước trong bể, hạn chế việc rong rêu đóng
ngăn cản trẻ con hoặc gia súc lọt xuống bể.
1.1. Cơ sở pháp lý đề thực hiện đề tài
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Luật bảo vệ môi trường 2005, ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày
01/07/2006.
- Luật Tài nguyên nước (số 08/1998/QH10) được Quốc hội thông qua ngày
20/5/1998 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999;
- Nghị định số 179/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/12/1999 Quy định
việc thi hành Luật Tài nguyên nước và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/1/2000;
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Quyết định 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến
năm 2020.
- Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ
Về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn.
23
- Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá Nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn.
- Quyết định số 1775/QĐ-BNN-TL ngày 12/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Về việc triển khai thực hiện Bộ chỉ số theo dõi và
đánh giá Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên toàn quốc.
- Công văn số 162/BNN-TCTL ngày 19 tháng 01 năm 2011. Về việc hướng
dẫn triển khai kế hoạch Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn 2011.
- Quyết định số 17/2006/QĐ-BTNMT ngày 12/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy định về việc cấp phép hành nghề khoan
nước dưới đất.
- Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về
việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 Quy định về đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt định hướng phát triển cấp nước đô thị Quốc gia đến năm 2020.
- Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn đến năm 2020;
- Quyết định số 99/2001/QĐ-TTg, ngày 28/6/2001 của Chính phủ về việc ban
hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Quốc gia về Tài nguyên nước.
- Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến
năm 2020;
24
- Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn giai
2012-2015;
- Quyết định số 2312/QĐ-UBND ngày 18/9/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thái Nguyên về việc phê duyệt đề cương lập dự án Quy hoạch khai thác và bảo vệ
nguồn nước dưới đất khu vực Nam Thái Nguyên, giai đoạn 2010 - 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020;
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên đến năm 2020;
1.3. Hiện trạng cấp nước sạch trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Hiện trạng cấp nước sạch trên toàn thế giới
Chất lượng các nguồn nước của chúng ta ngày càng bị đe dọa bởi ô nhiễm.
Chính hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm chất lượng
nguồn nước trên toàn thế giới. Hoạt động của con người trong hơn 50 năm qua là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước chưa từng có trong lịch sử.

Tổng sản lượng nước trên thế giới gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5%
nước ngọt. Trong 2,5% nước ngọt chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và
hơi nước trong không khí, 30,1% nước ngầm, và phần còn lại là những tảng băng
trải rộng ở Bắc và Nam cực. Trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6%
sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí, và phần
còn lại gồm các vùng đất ngập nước. [17]
Theo ước tính, có 70% lượng nước trên thế giới được sử dụng cho nông
nghiệp, 20% cho kỹ nghệ, và 10% cho sinh hoạt gia đình.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 1,2 tỉ người trên thế giới không được sử dụng
nước sạch, 2,6 tỉ người thiếu nước do các cơ sở dịch vụ cung cấp và số này đang gia
tăng. LHQ ước tính có 2,6 tỉ người tại 48 quốc gia sẽ sống trong điều kiện căng
thẳng và khan hiếm nước vào năm 2025. [22]
Mỗi năm 1,6 triệu dân trên thế giới chết do thiếu nước sạch. Trung bình mỗi
ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800
25

×