Tải bản đầy đủ (.docx) (132 trang)

Tổ chức dạy học một số kiến thức chương quang học vật lí 9 theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ

NGUYỄN KHÁNH LINH

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG
HỌC” VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGOẠI NGỮ CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA VẬT LÍ

NGUYỄN KHÁNH LINH

TỔ CHỨC DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “QUANG
HỌC” VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
NGOẠI NGỮ CHO HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành : Sư phạm vật lí
Khóa học

Người hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ HƯƠNG XUÂN


Đà Nẵng, 2018


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận
tình của GV hướng dẫn và được phía nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã có một
quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và học tập nghiêm túc để hoàn thành đề tài. Kết quả thu
được không chỉ do nỗ lực của riêng cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô,
gia đình và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới:
Quý thầy cô trong khoa Vật lý – Trường Đại học Sư phạm – ĐHĐN đã tận tình
dạy dỗ, giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết, quý báu.
Th.S Trần Thị Hương Xuân – người hướng dẫn, đã tận tình chỉ bảo tôi trong
suốt
thời gian qua để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Ban giám hiệu và quý thầy cô trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng đã
giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm đồng thời và hoàn thiện
đề tài của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày tôi học tập tại trường Sư phạm
cũng như thời gian tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù tôi đã cố gắng trong khả năng và phạm vi cho phép của mình để hoàn
thành khóa luận này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được
sự thông cảm và góp ý tận tình của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà nẵng, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Khánh Linh


1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH........................................................................................... 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... 7
PHẦN I: MỞ ĐẦU...................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................................9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................................... 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................10
1.1. Năng lực............................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm năng lực.......................................................................................... 10
1.1.2. Cấu trúc năng lực............................................................................................ 10
1.1.3. Phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở.......................................... 12
1.1.4. Các phương pháp đánh giá năng l ực............................................................. 13
1.2. Năng lực ngôn ngữ.............................................................................................. 14
1.2.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ......................................................................... 14
1.2.2. Cấu trúc c ủa năng lực ngôn ngữ.................................................................... 14
1.3. Dạy học song ngữ................................................................................................ 15
1.3.1. Khái niệm quá trình dạy học.......................................................................... 15
1.3.2. Khái niệm dạy học song ngữ........................................................................... 15
1.3.3. Đặc điểm của dạy học song ngữ...................................................................... 16
1.3.4. Các loại hình dạy học song ngữ [5]................................................................. 17
1.4. Thực trạng dạy học song ngữ môn vật lí ở các trường trung học cơ sở hiện nay

17
2


1.4.1. Mục đích điều tra............................................................................................. 17
1.4.2. Đối tượng điều tra............................................................................................ 17
1.4.3. Mô tả câu hỏi phỏ ng vấn................................................................................ 17
1.4.4. Kết quả điều tra............................................................................................... 17
1.4.5. Đánh giá thực trạng dạy học song ngữ môn vật lí ở các trường trung học cơ
sở hiện nay.................................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
TRONG CHƯƠNG “QUANG HỌC” VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO HỌC SINH........................................... 19
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương “Quang học” vật lí 9............................. 19
2.1.1. Đặc điểm của chương....................................................................................... 19
2.1.3. Cấu trúc c ủa chương...................................................................................... 19
2.1.4. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương [1]..................................................... 20
2.1.5. Các năng lực hướng đế n................................................................................. 22
2.1.6. Cách tác động bằng song ngữ......................................................................... 23
2.2. Tiêu chí đánh giá................................................................................................. 23
2.2.1. Tiêu chí đánh giá về kiến thức [7]................................................................... 24
2.2.2. Tiêu chí đánh giá về năng lực ngoại ngữ [10]................................................ 26
2.3. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Quang học” vật lí 9 theo
định hướng phát tri ển năng lực ngoại ngữ cho học sinh........................................ 29
2.3.1. Quy trình thi ết kế tiến trình dạy học chung theo định hướng phát tri ển năng

lực ngoại ngữ cho học sinh........................................................................................ 29
2.3.2. Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Quang học” vật lí 9
theo định hướng phát tri ển năng lực ngoại ngữ cho học sinh...............................30
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM............................................................ 97

3.1. Mục tiêu của thực nghiệm sư phạm................................................................... 97
3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm................................................................. 97

3


3.3. Đối tượng và phạm vi thực nghiệm sư phạm.................................................... 97
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm........................................................................... 97
3.4.1. Phân tích di ễn biến thực nghiệm sư phạm.................................................... 97
3.4.2. Đánh giá định tính.........................................................................................103
3.4.3. Đánh giá định lượng......................................................................................103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..........................................................................107
1. Kết luận..............................................................................................................107
2. Khuyế n nghị......................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................108
Ý KIÊN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN...................................................................109

4


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Dạy học song ngữ

: DHSN

Giáo viên

: GV


Hoạt động

: HĐ

Học sinh

: HS

Năng lực

: NL

Năng lực học sinh

: NLHS

Năng lực ngôn ngữ

: NLNN

Quá trình dạy học

: QTDH

Tiêu chí đánh giá

: TCĐG

Tổ chức các nước kinh tế phát triển: OECD


Trung học cơ sở

: THCS

Trung bình

: TB

5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 - Mô hình cấu trúc năng lực hành động………...................................................... .11
Hình 1.2 - Mô hình các thành phần năng lực tương ứng với bốn trụ cốt giáo dục theo
UNESCO................................................................................................................................................. 12
Hình 2.1 - Sơ đồ cấu trúc chương “Quang học” vật lí 9....................................................... 21
Hình 3.1 – GV làm thí nghiệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng đối với cây bút….99
Hình 3.2 và 3.3 – GV cung cấp từ vựng cho HS..................................................................... 100
Hình 3.4 – GV làm thí nghiệm với tia sáng để chúng tỏ có sự khúc xạ khi truyền từ
nước vào không khí........................................................................................................................... 100
Hình 3.5 – HS thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm về hiện tượng khúc xạ ánh sáng
bằng tiếng Anh…................................................................................................................................. 101
Hình 3.6 – HS xem video về sự khúc xạ của tia sáng trong 2 trường hợp....................101
Hình 3.7 – HS thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập..................................... 102
Hình 3.8 – HS trình bày kết quả của nhóm bằng tiếng Anh.............................................. 102
Hình 3.9 - GV tóm tắt và kết luận................................................................................................ 102
Hình 3.10 – GV cho HS coi video về hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong đời sống 103
Hình 3.11 – HS giải thích hiện tượng trong thực tế............................................................... 103
Hình 3.12 – Biểu đồ thể hiện mức độ khả năng tiếp thu và vận dụng kết hợp kiến thức
chuyên môn và ngoại ngữ của HS…........................................................................................... 105


6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 – Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương quang học..................................... 23
Bảng 2.2 - Bảng các nhóm NL chuyên biệt môn vật lí.................................................. 27
Bảng 2.3 – Bảng đánh giá các tiêu chí về kiến thức môn vật lí.................................. 27
Bảng 2.4 - Bảng mô tả Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung Châu Âu
(CEFR)............................................................................................................................................. 29
Bảng 2.5 - Các tiêu chí và mức độ đánh giá NL ngoại ngữ trong môn vật lí........30
Bảng 3.1 – Bảng tính kết quả kiểm tra lần 1...................................................................... 104
Bảng 3.2 – Bảng tính kết quả kiểm tra lần 2...................................................................... 105
Bảng 3.3 – Bảng tính kết quả trung bình sau 2 đợt kiểm tra........................................ 105
Bảng 3.4 – Bảng đánh giá mức độ đạt được về kiến thức chuyên môn và tỷ lệ HS đạt

được................................................................................................................................................... 106

7


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong giai đoạn hội nhập quốc tế, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng

Anh ngày càng cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
“Quyết định quy định về việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài trong nhà trường và cơ
sở giáo dục khác”. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã quy định về chương trình và tài

liệu dạy và học bằng tiếng nước ngoài đối với giáo dục phổ thông. Đó là: “Chương
trình giáo dục phổ thông của Việt Nam có thể được dạy và học một phần hoặc hoàn
toàn bằng tiếng nước ngoài, ưu tiên đối với các lĩnh vực toán, khoa học tự nhiên, công
nghệ và tin học. Sách giáo khoa, tài liệu sử dụng dạy và học bằng tiếng nước ngoài
(bằng tiếng nước ngoài, tiếng Việt hoặc song ngữ) phải được Sở Giáo dục và Đào tạo
cho phép sử dụng.” Quy định này nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với ngoại
ngữ nhiều hơn thông qua các môn học và nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ của
bản thân.
Hiện nay, ở Việt Nam một số trường phổ thông đã thực hiện dạy học song ngữ,
nhưng hình thức này chưa được triển khai trên diện rộng. Hoạt động dạy và học bằng
song ngữ không chỉ yêu cầu về trình độ chuyên môn mà còn về trình độ ngoại ngữ của
giáo viên. Mặt khác, năng lực ngoại ngữ của học sinh không đồng đều. Đây chính là
những khó khăn trong việc áp dụng hình thức tổ chức dạy học này ở các trường phổ
thông.
Việc tổ chức dạy và học các môn khoa học tự nhiên, cụ thể là môn vật lí bằng
song ngữ sẽ giúp học sinh vừa hiểu được kiến thức vật lí, vừa có khả năng nâng cao
trình độ sử dụng ngoại ngữ trong việc đọc các tài liệu gốc được viết bằng tiếng Anh.
Đây là cơ hội để học sinh Việt Nam tiếp cận với nguồn tư liệu phong phú và không
ngừng cập nhật trên thế giới. Chính vì vậy, tôi quyết định tiến hành nghiên cứu với đề
tài: “Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Quang học” vật lí 9 theo định hướng
phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh.”
Với đề tài giảng dạy song ngữ Anh – Việt, trong khoa Vật lí của trường Đại học
Sư phạm Đà Nẵng, một số tác giả đã thực hiện vào các năm 2016, 2017 ở một số
chương trong chương trình vật lí lớp 10 và 11. Tuy nhiên nghiên cứu thiên về thiết kế

8


bài giảng điện tử bằng tiếng Anh, chưa kết hợp được giảng dạy song ngữ với các
phương pháp dạy học tích cực, vừa tạo hứng thú và không gây nặng về lượng kiến

thức cho học sinh.
Mục tiêu nghiên cứu

2.
-

Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Quang học” trong chương trình vật lí
9.

-

Tổ chức dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ cho học
sinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu

3.
-

Tìm hiểu thực trạng dạy và học vật lí hiện nay tại các trường trung học cơ sở, tình
trạng sử dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngoại ngữ cho học
sinh trong các bài giảng.

-

Xây dựng, thiết kế tiến trình dạy học giảng dạy bộ môn vật lí theo định hướng
phát triển năng lực ngoại ngữ cho học sinh trong chương quang học vật lí lớp 9.

-

Thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả và tính khả thi của đề tài, từ đó rút ra

biện pháp, cách thức tổ chức dạy học hợp lí.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.
-

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy và học vật lí theo định hướng phát triển
năng lực ngoại ngữ của học sinh.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Giới hạn nội dung: Chương “Quang học” của chương trình vật lí 9.
+ Giới hạn về địa bàn: Trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng.
+ Giới hạn về thời gian: 7 tháng (tháng 10/2017 đến tháng 5/2018)

5.

Phương pháp nghiên cứu
Để công trình nghiên cứu mang tính thực tế, hiệu quả và khả thi, tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 Phương pháp điều tra giáo dục: phỏng vấn.
 Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

9


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Năng lực
1.1.1. Khái niệm năng lực
Hiện nay, năng lực (NL) được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. NL
trong tiếng Việt có thể xem tương đương với thuật ngữ “competence” trong tiếng Anh.
Theo thông thường, NL là sự kết hợp tư duy, kĩ năng, thái độ có sẵn hoặc ở dạng
tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hay một tổ chức để thực hiện thành
công nhiệm vụ (DeSeCo, 2002).
John Erpenbeck 1998: “NL được xây dựng trên cơ sở tri thức, thiết lập qua giá
trị, cấu trúc như là các khả năng, hình thành qua trải nghiệm/ củng cố qua kinh nghiệm,
hiện thực hóa qua ý chí.”
OECD (Tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã xác định: “NL là khả
năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong
một bối cảnh cụ thể.”
F.E.Weinert (2001) cho rằng: “NL là các khả năng và kỹ năng nhận thức vốn có
ở cá nhân hay có thể học được… để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. NL

cũng hàm chứa trong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội
để có thể sử dụng một cách thành công và có trách nhiệm các giải pháp… trong những
tình huống thay đổi.”
Như vậy có thể hiểu một cách ngắn gọn NL là sự kết hợp một cách linh hoạt và
có tổ chức các kiến thức, kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, … để
giải quyết các vấn đề trong học tập, công tác và cuộc sống.
1.1.2. Cấu trúc năng lực
Để hình thành và phát triển NL, ta cần xác định các thành phần và cấu trúc của
chúng. Có nhiều loại NL khác nhau, việc mô tả cấu trúc và các thành phần NL cũng
khác nhau. NL hành động (Professional action competency) là sự kết hợp của bốn NL
thành phần, đó là: NL chuyên môn, NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể.

10



Hình 1.1 - Mô hình cấu trúc năng lực hành động
Trong đó:
 NL chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm

vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc
lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn.
 NL phương pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những hành

động có kế hoạch, định hướng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và
vấn
đề. Trung tâm của phương pháp nhận thức là những khả năng tiếp nhận, xử lý,
đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức.
 NL xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những

tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp
chặt chẽ với những thành viên khác. Nó được tiếp nhận qua việc học giao tiếp.
 NL cá thể (Induvidual competency): Là khả năng xác định, suy nghĩ và đánh giá

được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển
năng
khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân. Nó được tiếp nhận
qua
việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến hành động tự chịu trách nhiệm.
Mô hình cấu trúc chung của NL phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của
UNESCO:
11


Các

thành

phần
của
năng lực

Hình 1.2 - Mô hình các thành phần năng lực tương ứng với bốn trụ cốt giáo dục theo
UNESCO
Từ cấu trúc của khái niệm NL cho thấy giáo dục định hướng phát triển NL
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển NL chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên
môn mà còn phát triển NL phương pháp, NL xã hội và NL cá thể. Những NL này
không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.1.3. Phát triển năng lực cho học sinh trung học cơ sở
Năng lực học sinh (NLHS) là sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức – kĩ năng – thái
độ, thể hiện ở khả năng hành động hiệu quả, muốn hành động và sẵn sàng hành động
để đạt mục tiêu đã đề ra. NLHS còn là khả năng hành động, ứng dụng, vận dụng tri
thức vào bối cảnh thực. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập ở trong và ngoài lớp học.
 Những NL cốt lõi


Những NL HS cần có được chia làm hai nhóm (theo OECD): NL chung và NL
chuyên môn.
 NL chung: là NL cơ bản, thiết yếu giúp cá nhân có thể sống, làm việc và tham

gia hiệu quả trong nhiều hoạt động vào các bối cảnh khác nhau của đời sống xã
hội. NL chung có được từ các môn học và hoạt động giáo dục.

12



 NL chuyên môn: là những NL được hình thành và phát triển trên cơ sở các NL

chung theo hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công
việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của các
lĩnh vực học tập như ngôn ngữ, toán học, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và
nhân văn, công nghệ, nghệ thuật, đạo đức - giáo dục công dân, giáo dục thể
chất.
Với đặc thù của môn vật lí, đây là một môn khoa học vừa có lí thuyết và thực
nghiệm nên nó có các NL chuyên môn sau: NL sử dụng ngôn ngữ vật lí, NL
thực
hành thí nghiệm vật lí, NL tính toán vật lí, NL tư duy vật lí, NL giải quyết vấn
đề và sáng tạo thông qua môn vật lí, NL vận dụng kiến thức vật lí vào cuộc
sống.
1.1.4. Các phương pháp đánh giá năng l ực
NL là một thể thống nhất bao gồm kiến thức, kĩ năng và thái độ không tách biệt
lẫn nhau. Do đó đánh giá theo năng lực (ĐGNL) là việc đánh giá dựa trên khả năng
thực hiện một nhiệm vụ ở một mức độ phức tạp thích hợp để tìm ra cách giải quyết một
hoặc nhiều vấn đề để đạt tới mục tiêu có được kiến thức có thể áp dụng trong nhiều
tình huống phức tạp khác nhau trong thực tế cuộc sống. ĐGNL HS chính là đánh giá
khả năng vận dụng, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, thực tế… và phát triển tư duy bậc
cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) của học sinh chứ không dừng lại ở mức độ đánh giá
phân hóa riêng rẽ các phương diện kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Theo Nguyễn Công Khanh: “Đánh giá HS theo cách tiếp cận NL là đánh giá
theo chuẩn về sản phẩm đầu ra… nhưng sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng
mà chủ yếu là khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện
nhiệm vụ học tập đạt tới một chuẩn nào đó”.
Như vậy, ĐGNL HS theo cách hiểu này đòi hỏi phải đáp ứng hai điều kiện chính
là: phải có sản phẩm đầu ra và sản phẩm đó phải đạt được một chuẩn nào đó theo yêu
cầu.

ĐGNL của HS theo một trong 2 cách sau [2]:
Cách 1: GV yêu cầu HS thực hiện một hoạt động trọn vẹn rồi đánh giá NL qua
mức độ thực hiện hoạt động đó.
13


Cách 2: Phân tích NL của chủ đề ra thành các kiến thức, kĩ năng rồi lựa chọn
những kiến thức kĩ năng chủ yếu, trọng tâm để đánh giá.
Theo quan điểm phát triển NL, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc
kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. ĐGNL
cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng
khác nhau.
Đặc trưng của ĐGNL là sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tập trung đánh
giá NL hành động, vận dụng thực tiễn, giải quyết vấn đề, NL tự học, NL giao tiếp, NL
ngôn ngữ, NL phát triển bản thân... Vì vậy, trong ĐGNL ngoài phương pháp đánh giá
truyền thống như đánh giá chuyên gia (GV đánh giá HS), đánh giá định kì bằng bài
kiểm tra thì GV cần kết hợp với các hình thức đánh giá không truyền thống như:
-

Đánh giá bằng quan sát.

-

Đánh giá bằng phỏng vấn sâu (vấn đáp).

-

Đánh giá bằng hồ sơ học tập.

-


Đánh giá bằng sản phẩm học tập (powerpoint, tập san, …)

-

Đánh giá bằng phiếu hỏi HS.

1.2. Năng lực ngôn ngữ
1.2.1. Khái niệm năng lực ngôn ngữ
Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, là phương tiện giao tiếp. Ngôn ngữ bao gồm
tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ hai hay còn gọi là ngoại ngữ.
Ngoài ra, NLNN còn được thể hiện ở các kĩ năng (nghe, nói, đọc, viết), là khả
năng của một cá nhân hiểu và giải quyết có hiệu quả các tình huống, nhiệm vụ trong
học tập thông qua việc sử dụng ngoại ngữ.
1.2.2. Cấu trúc của năng lực ngôn ngữ
NLNN bao gồm NL tổ chức và NL ứng dụng thực tế.
+ NL tổ chức (Organizational competence) nghĩa là người học có khả năng sắp

xếp được những yếu tố nhỏ nhất có ý nghĩa của từ, sắp xếp các từ và câu để tạo nên
câu có nghĩa. NL tổ chức bao gồm NL ngữ pháp và NL tạo văn bản.
 NL ngữ pháp (Grammatical competence) là người học có khả năng sắp

xếp ngôn ngữ ở mức độ câu.

14


 NL tạo văn bản (Textual competence) là khả năng tổ chức ngôn ngữ ở ở

độ kết cấu. Các câu trong một đoạn văn phải liên kết với nhau theo một

trật tự hợp lý và có khả năng thuyết phục.
+ NL ứng dụng (Pragmatic competence) là khả năng sử dụng ngôn ngữ theo

cách thích hợp với xã hội. NL ứng dụng gồm NL ngụ ý và NL ngôn ngữ xã hội.
 NL ngụ ý (Illocutionary competence) là khả năng diễn đạt ý tưởng của

mình, yêu cầu người khác làm điều mình muốn, sử dụng ngôn ngữ để
diễn đạt những ý trừu tượng.
 NL ngôn ngữ xã hội (Sociolinguistic competence) là khả năng ngôn ngữ

được chấp nhận về mặt văn hóa, xã hội, địa phương.
1.3. Dạy học song ngữ
1.3.1. Khái niệm quá trình dạy học
Dạy học là hoạt động đặc trưng nhất, chủ yếu nhất của nhà trường, diễn ra theo
một quá trình nhất định gọi là quá trình dạy học (QTDH). Đó là một quá trình xã hội
bao gồm và gắn liền vowus hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó HS tự giác, tích
cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của mình
dưới sự điều khiển chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn của GV nhằm thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ dạy học.
QTDH là chuỗi liên tiếp các hành động dạy, hành động của người dạy và người
học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định,
nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
1.3.2. Khái niệm dạy học song ngữ
Song ngữ theo tiếng Anh là “Bilinguisme”. Định nghĩa về song ngữ hiện nay
còn đang là một khái niệm khá trừu tượng với nhiều người. Mỗi học giả và mỗi tổ chức
lại định nghĩa song ngữ theo một cách khác nhau.
Theo từ điển Petit Larousse, 1990 : “Song ngữ là sự thực hành hai ngôn ngữ bởi
một cá nhân hay một tập thể nào đó.”
Theo Hội Đồng Châu Âu (2007): “Song ngữ là khả năng sử dụng nhiều ngôn
ngữ để giao tiếp, tham gia vào các hoạt động liên văn hóa, thành thạo 2 ngôn ngữ trở

lên ở nhiều mức độ khác nhau và trải nghiệm nhiều nên văn hóa.”

15


Giáo sư Nguyễn Quốc Hùng cũng đã nêu rõ quan điểm: “Song ngữ nghĩa là
tiếng Anh và tiếng Việt phải bổ trợ cho nhau phát triển về mặt ngôn ngữ. Một số môn
dạy bằng tiếng Anh, một số dạy bằng tiếng Việt, và một số bằng cả hai thứ tiếng.”
Theo đó, dạy học song ngữ (DHSN) được hiểu là sự kết hợp giữa tiếng Anh và
tiếng Việt trong QTDH, vừa đảm bảo được kiến thức của môn học vừa củng cố và phát
triển NL ngoại ngữ cho HS.
1.3.3. Đặc điểm của dạy học song ngữ
 Đặc điểm:
-

DHSN đòi hỏi HS phải chủ động nhiều hơn trong việc đọc tài liệu song ngữ
của bài học tiếp theo, học các từ vựng có trong bài mới để có thể theo kịp tốc
độ dạy và học trên lớp.

-

DHSN mang tính phức hợp, đó là sự kết hợp giữa kiến thức, kĩ năng chuyên
môn với các kĩ năng trong NL ngoại ngữ.

-

DHSN giúp thiết lập mối quan hệ tương tự giữa các khái niệm vật lí tiếng
Việt và tiếng Anh, giúp HS làm quen với các từ vựng chuyên ngành thông
dụng, các cấu trúc câu đơn giản, giúp HS không gặp khó khăn khi tìm tài
liệu tiếng Anh về các kiến thức khoa học.


-

DHSN là một cách để đào sâu kiến thức trong một ngôn ngữ khác.

-

DHSN vừa đảm bảo được kiến thức của môn học vừa phát triển nhận thức,
NL viết, đọc-hiểu, NL giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ đó; đồng thời tiếp
cận một nền văn hóa khác.

-

DHSN giúp tăng cường khả năng tư duy linh hoạt, khả năng tập trung, khả
năng xử lý nhiều nhiệm vụ cùng lúc, giúp thúc đẩy sự phát triển của não bộ.

 Ưu điểm
-

Hình thành NL tự học cho HS.

-

Mang lại hứng thú khi học tiếng Anh, kích thích sự tò mò, tìm tòi của HS
với nguồn kiến thức khoa học gắn liền với đời sống thực tế mà không bị rào
cản bởi thiếu NL ngoại ngữ.

 Hạn chế
-


Trình độ về ngoại ngữ của HS trong 1 lớp không đồng đều.

16


-

GV vừa đảm bảo được trình độ chuyên môn, vừa có trình độ ngoại ngữ tốt
thì rất ít.

1.3.4. Các loại hình dạy học song ngữ [5]
Hiện nay, DHSN được thực hiện qua ba hình thức với 3 cấp độ gồm:
+ Cấp độ 1: GV dạy trên lớp sử dụng tiếng Việt là chủ yếu, giao bài tập về nhà,

bài tập nhóm để học sinh thực hành bằng tiếng Anh, giáo viên sửa bài tập bằng tiếng
Anh; (đối với giáo viên không thông thạo tiếng Anh, học sinh dùng sách để nghiên
cứu, tham khảo, bổ sung thêm khiến thức về toán, khoa học).
+Cấp độ 2: GV giảng dạy trên lớp sử dụng tiếng Anh là chủ yếu, sửa bài tập
bằng tiếng Anh, học sinh trao đổi bằng tiếng Anh. (Đối với GV có thể sử dụng được
tiếng Anh thì dùng sách như tài liệu bổ trợ để giảng dạy một số khái niệm cho học sinh,
giải thích bằng tiếng Anh để giúp học sinh tiếp cận, hiểu và vận dụng được các thuật
ngữ liên quan đến toán và các môn khoa học bằng tiếng Anh).
+Cấp độ 3: Bước cao nhất là tổ chức dạy học hoàn toàn bằng tiếng Anh. (Nếu
GV có trình độ đạt chuẩn thì dùng SGK để dạy các môn Toán, Khoa học một phần
hoặc toàn bộ bằng tiếng Anh giúp học sinh tiếp cận với chương trình phổ thông quốc
tế, đọc được sách, tài liệu của nước ngoài bằng tiếng Anh).
1.4. Thực trạng dạy học song ngữ môn vật lí ở các trường trung học cơ sở hiện
nay
1.4.1. Mục đích điều tra
-


Tìm hiểu thực trạng áp dụng DHSN đối với GV trường THCS.

-

Đánh giá nhận thức của GV về đặc điểm và tầm quan trọng của DHSN trong
môn vật lí ở trường THCS.

1.4.2. Đối tượng điều tra
Để tìm hiểu thực trạng việc áp dụng DHSN trong QTDH, tôi tiến hành điều tra,
thăm dò ý kiến của GV trường THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng.
1.4.3. Mô tả câu hỏi phỏng vấn
-

Điều tra thực trạng sử dụng DHSN trong môn vật lí.

-

Điều tra khó khăn trong quá trình DHSN.

-

Các phương pháp dạy học thường dùng.

1.4.4. Kết quả điều tra
17


Theo câu trả lời phỏng vấn của cô Trần Thị Nhị Quân, GV bộ môn Vật lí trường
THCS Tây Sơn, thành phố Đà Nẵng, trường THCS Tây Sơn chưa áp dụng DHSN cho

các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng. Sự áp dụng DHSN vào các môn học
gặp những khó khăn:
-

Trình độ ngoại ngữ của GV chuyên môn chưa đáp ứng được cho hình thức
DHSN.

-

Trình độ ngoại ngữ của HS không đồng đều.

-

GV chưa được tập huấn về DHSN trong các môn học, đặc biệt là môn vật lí.

-

Chưa có phương thức đánh giá về kiến thức và NL ngoại ngữ cụ thể khi áp
dụng DHSN.

Các phương pháp GV thường sử dụng trong QTDH: phương pháp dạy học
truyền thống có kết hợp với kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp dạy học
thực nghiệm, thí nghiệm biểu diễn, sử dụng phương tiện công nghệ để hỗ trợ QTDH.
Nhưng phương pháp áp dụng chủ yếu vẫn là dạy học truyền thống.
1.4.5. Đánh giá thực trạng dạy học song ngữ môn vật lí ở các trường trung học cơ
sở hiện nay
Hiện nay, không có một chương trình nào thống nhất trên toàn quốc về việc
DHSN trong môn vật lí ở các trường THCS. Trong thành phố Đà Nẵng, một số ít
trường THCS đã áp dụng hình thức dạy học này ở một số môn Toán, Lí, Hóa… Nhưng
đa số các trường trên địa bàn Đà Nẵng vẫn chưa áp dụng, chủ yếu vì NL ngoại ngữ của

các GV chuyên môn không đáp ứng được, trình độ ngoại ngữ của HS còn hạn chế,
không đồng đều giữa các lớp và giữa các HS trong một lớp. Đa số HS và GV trong
trường còn quen với phương pháp dạy học truyền thống nên để tiếp cận với hình thức
DHSN gặp nhiều khó khăn.

18


CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
TRONG CHƯƠNG “QUANG HỌC” VẬT LÍ 9 THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO HỌC SINH
2.1. Phân tích cấu trúc, nội dung chương “Quang học” vật lí 9
2.1.1. Đặc điểm của chương
Chương “Quang học” là chương quan trọng trong trương trình vật lí 9, là
chương bổ sung kiến thức cho HS về các tính chất của ánh sáng. Ở chương “Quang
học” vật lí 7, HS đã được học về định luật truyền thẳng, định luật phản xạ của ánh
sáng, các loại gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm và sự tạo ảnh cũng
như ứng dụng của các loại gương, các định luật của ánh sáng vào đời sống một cách
định tính.
Chương “Quang học” vật lí 9 cung cấp cho HS các hiện tượng khúc xạ của ánh
sáng, ánh sáng trắng và ánh sáng màu, tập trung giới thiệu sơ lược về cấu tạo của mắt,
các dụng cụ, thiết bị quang học, các ứng dụng vận dụng các tính chất này của ánh sáng
trong đời sống và các tác dụng của ánh sáng..
Có thể nói, chương “Quang học” vật lí 9 là cơ sở để HS nghiên cứu các phần
kiến thức tiếp theo, đồng thời tổng hợp và hoàn thiện sự hiểu biết của HS về các tính
chất của ánh sáng.
2.1.2. Nhiệm vụ của chương
Chương “Quang học” vật lí 9 có nhiệm vụ:
-


Hình thành kiến thức về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, ánh sáng trắng, ánh
sáng màu.

-

Giúp HS giải thích được các hiện tượng vật lí trong đời sống.

-

Cung cấp cho HS cách sử dụng các loại thấu kính, ứng dụng trong thực tế
đời sống, cách bảo vệ mắt của HS.

-

Kích thích sự tò mò, tìm tòi, tư duy để giải thích các hiện tượng về ánh sáng
trong đời sống.

-

Hình thành kĩ năng làm thí nghiệm cho HS, từ đó HS rút ra được các quy
luật, đặc điểm của hiện tượng.

2.1.3. Cấu trúc của chương

19


Ánh sáng

Th


hội

Mắt

Các tật
về mắt

Cận
thị

Lão
thị

Hình 2.1 - Sơ đồ cấu trúc chương “Quang học” vật lí 9
2.1.4. Chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương [1]
CHỦ ĐỀ
1. Khóc x¹
¸nh s¸ng
a) HiÖn


tượng khóc
x¹ ¸nh s¸ng


b) ¶nh t¹o
bëi thÊu kÝnh
héi tô, thÊu
kÝnh ph©n k×

c) M¸y ¶nh.
M¾t. KÝnh lóp

2. ¸nh s¸ng
mµu
a) ¸nh s¸ng


×