Tải bản đầy đủ (.pptx) (32 trang)

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN, TRANH LUẬN TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.05 KB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA ĐỊA LÍ – ĐỊA CHÍNH

VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN, TRANH LUẬN
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ THCS
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
(PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 1)

 Nhóm thực hiện

:5

 Lớp

: SP Địa lí k35

Giảng viên hướng dẫn

:Ths. Lê Thị Lành

Quy Nhơn, ngày 06 tháng 04 năm 2015


1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CHO
HỌC SINH

NỘI
DUNG
I. KHÁI QUÁT


CHUNG

2. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
3. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP

3.1 Thảo luận
II. VẬN DỤNG
3.2 Tranh luận

III. KẾT LUẬN


I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Chương trình định hướng phát triển năng
lực (ĐHPTNL) cho học sinh (HS):
• Chương trình ĐHPTNL đã trở thành xu
hướng giáo dục quốc tế, nhằm mục tiêu phát
triển năng lực người học, đảm bảo chất
lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện
mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất,
nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri
thức trong những tình huống thực tiễn nhằm
chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết
các tình huống của cuộc sống và nghề
nghiệp.



• Năng lực là sự tổng hòa của kiến thức, kĩ năng,
thái độ, động cơ... Trong đó, kiến thức là yếu tố
nền tảng, kĩ năng là yếu tố thể hiện bên ngoài
của năng lực, thái độ và động cơ xuất phát từ
sự đam mê, lòng yêu công việc.
• ĐHPTNL nhấn mạnh vai trò của người học với
tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức.
• Trên cơ sở đạt được mục tiêu dạy học (tức là
đạt được kết quả đầu ra mong muốn) sẽ có
những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội
dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết
quả dạy học.


2. Đổi mới phương pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực:
1. Phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác
của HS.

CÁC
HƯỚNG
CHÍNH

2. Bồi dưỡng phương pháp tự học  trau dồi
phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo tư duy.

3. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
4. Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú cho HS.



3. Một số phương pháp dạy học:
3.1 Thảo luận:
a. Quan niệm
• Là phương pháp học sinh mạn đàm, trao đổi với nhau
xoay quanh một vấn đề được đặt ra dưới dạng một câu
hỏi, bài tập... Trong phương pháp này, HS giữ vai trò tích
cực, chủ động; GV giữ vai trò nêu vấn đề, gợi ý, tổng kết.
b.Ưu, nhược điểm
 Ưu điểm
• Tập trung được tri thức, trí tuệ của tập thể, phát huy được
tính tích cực, chủ động trong học tập.
• Phát triển tư duy học tập sáng tạo, tạo không khí học tập
sôi nổi.
• Rèn luyện kĩ năng cho HS.
• Học cách tôn trọng người khác.


 Nhược điểm
• Một số HS ỷ lại.
• Mất nhiều thời gian.
• Hạn chế bởi không gian.
• Phụ thuộc vào số lượng HS.
c. Trường hợp vận dụng
• Khi giảng bài mới, bài có nội dung không quá
khó hoặc quá dễ, có nhiều vấn đề khác nhau.
• Những nội dung thảo luận thường là những kiến
thức thực tiễn mà học sinh đã có vốn tri thức
nhất định.



d.Tiến trình thực hiện:
B1: Chuẩn bị chia nhóm, chọn nhóm trưởng,
chỉ định vị trí các nhóm ...
B2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhiệm vụ
phải rõ ràng, có thể mỗi nhóm một nhiệm vụ
hoặc tất cả các nhóm cùng một nhiệm vụ.
B3: Tiến hành thảo luận, HS trao đổi, bàn bạc,
phân tích,…có ghi chép một cách cẩn thận, có
chọn lọc và tổng hợp ý kiến. GV theo dõi,
điều chỉnh, định hướng thảo luận.
B4: Tổng kết thảo luận, đại diện nhóm trình bày
kết quả, các nhóm khác nhận xét. GV kết
luận.


3.2 Tranh luận
a. Quan niệm
• Là phương pháp GV nêu ra các khả năng giải
quyết một vấn đề, sau đó đặt ra câu hỏi chung
cho toàn lớp; HS giải quyết vấn đề bằng cách
chủ động đưa ra ý kiến và những lập luận để
bảo vệ ý kiến của mình. GV để cho các HS chọn
ý kiến khác nhau tranh luận và làm rõ vấn đề
trên cơ sở người GV giải thích rõ ràng lí lẽ
thuyết phục, kết hợp với tổng kết ý kiến của
HS.



b. Ưu nhược điểm:
 Ưu điểm:
• Hình thành và phát triển tư duy sáng tạo, tự giác,
biết cách bảo vệ chính kiến, lập trường của mình,
tạo không khí tích cực học tập trong lớp.
• Tập trung được tri thức, trí tuệ tập thể.
• Nâng cao năng lực của GV.
 Nhược điểm:
• Mất nhiều thời gian.
• GV phải có trình độ và kĩ năng chuyên môn sâu.
• Dễ nảy sinh mâu thuẫn trong lớp khi tiến hành
tranh luận.


c. Trường hợp vận dụng:
• Khi giảng bài mới, nội dung trong bài có nhiều ý kiến
khác nhau, thường là những vấn đề mà HS đã có một
số vốn tri thức hoặc có liên quan tới bài học trước.
d. Tiến trình thực hiện:
B1: GV đặt ra câu hỏi cần giải quyết.
B2: HS trả lời và đưa ra những luồng ý kiến khác nhau.
B3: GV tiến hành phân loại số HS theo ý kiến này, số
HS theo ý kiến khác.
B4: GV cho các HS có ý kiến khác nhau tranh luận.
B5: Tổng kết tranh luận, GV nhận xét, bổ sung và chuẩn
kiến thức.





So sánh:

 Giống nhau:
• Đều là GV đưa ra vấn đề và HS giải quyết.
• Có vai trò tạo tính tích cực, chủ động cho HS.
• Cả 2 phương pháp đều nhằm đánh giá kĩ năng, kiến thức và thái độ học tập của HS.
 Khác nhau:

.




Thảo luận
Có nhiều hình thức: •
nhóm nhỏ, ghép
đôi, toàn lớp...
Cạnh tranh không
cao và chủ yếu
mang ý kiến chung •
toàn nhóm.

Tranh luận
Chỉ có một hình thức tranh
luận là nhiều người đưa ra
các ý kiến khác nhau và
tiến hành tranh luận để
bảo vệ ý kiến của mình.
Cạnh tranh cao và mang
tính cá nhân nhiều.



 Một số lưu ý khi sử dụng Phương pháp
thảo luận và tranh luận.

• Trong sách giáo khoa (SGK) không phải bài nào
cũng thích hợp để sử dụng phương pháp này, do
vậy GV cần chọn bài, chọn vấn đề thích hợp.
• Nội dung có thể là các vấn đề về môi trường, dân
số, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất
nước như ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác
thải, quá trình đô thị hóa... Là những nội dung tạo
được hứng thú và sự quan tâm của HS.
• Trong quá trình tổ chức, GV chú ý quan sát, theo
dõi, không cắt ngang lời HS, không phản ứng với
câu trả lời, tranh luận không đúng với ý mình.


• GV cũng cần ghi chép lại các ý kiến của HS để phát
hiện ra những mâu thuẫn trong các ý kiến đó, kịp thời
nêu vấn đề cho HS tập trung giải quyết, tránh tình
trạng kéo dài vấn đề miên man và để dễ dàng phát
hiện thiếu sót để bổ sung cho HS.
• Trong nhiều trường hợp HS tranh luận quá gay gắt,
GV nên kịp thời can thiệp, gỡ rối vấn đề cho HS
thông qua việc trao đổi, bổ sung, giải thích thêm và
kết luận.
• Khi kết thúc GV cũng cần nhận xét về tinh thần, thái
độ làm việc của nhóm và của từng cá nhân.
• Trong trường hợp thời gian có hạn, vấn đề chưa

được giải quyết ổn thỏa, GV có thể cho HS sắp xếp
thời gian thảo luận tiếp vào giờ tự học và GV sẽ tổng
kết vào buổi khác.


II. VẬN DỤNG
1. Thảo luận
Ví dụ 1: SGK lớp 6: Hiện tượng ngày đêm dài
ngắn theo mùa. Nội dung thảo luận: Mục 1 - Hiện
tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau
trên Trái Đất.
 Cách tiến hành:
• Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, chỉ định
nhóm trưởng
• Giáo viên phân công nhiệm vụ cho các nhóm
như sau:
Quan sát hình 24 và 25 trong SGK
BÁO CÁO MÔN PHƯƠNG



• Nhóm 1: Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng mặt trời
chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu?
Vĩ tuyến đó là đường gì?
• Nhóm 2: Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng mặt
trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao
nhiêu? Vĩ tuyến đó là đường gì?
• Nhóm 3: Hãy cho biết sự khác nhau về độ dài của
ngày, đêm của các địa điểm A, B ở nửa cầu Bắc và
các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào

các ngày 22-6 và ngày 22-12?
• Nhóm 4: Hãy cho biết độ dài của ngày, đêm trong
ngày 22-6 và ngày 22-12 ở địa điểm C nằm trên
đường xích đạo?


• Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận trong một
khoảng thời gian cho phép, đồng thời quan sát tiến
trình hoạt động của học sinh.
• Tổng kết thảo luận:
 Đại diện nhóm lên trình bày.
 Các nhóm khác bổ sung, góp ý.
GV: Ngày đêm dài hoặc ngắn ở những điểm có vĩ độ khác
nhau càng xa mặt trời thì biểu hiện càng rõ. Những địa
điểm nằm gần đường xích đạo thì ngày đêm chênh lệch
ngắn, còn tại xích đạo thì không chênh lệch.
• GV chuẩn kiến thức và nhận xét:
 Nhóm 1:Vào ngày 22-6 (hạ chí) ánh sáng mặt trời chiếu
thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23 “27”B , vĩ tuyến đó
là đường chí tuyến Bắc.


• Nhóm 2: Vào ngày 22-12 (đông chí) ánh sáng mặt
trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến 23”27’N
, vĩ tuyến đó là đường chí tuyến Nam.
• Nhóm 3: Độ dài đêm ở điểm A, B > A’, B’ (ngày 226). Độ dài ngày ở địa điểm A’, B’ > A, B (ngày 22-12).
• Nhóm 4: Độ dài ngày đêm trong ngày 26-6 và ngày
22-12 tại điểm C trên đường Xích đạo là bằng nhau.
- GV kết luận và ghi bảng:
• Ở các địa điểm ½ cầu Bắc, cầu Nam có hiện tượng

ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
• Những điạ điểm nằm trên đường xích đạo có ngày
đêm bằng nhau.


Ví dụ 2: SGK lớp 9, bài 2 : Dân số và gia tăng
dân số. Nội dung thảo luận: Mục II – Gia tăng
dân số.
 Cách tiến hành:
• GV chia lớp thành 6 nhóm, chỉ định trưởng nhóm.
• GV phân công nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
• Nhóm 1 – 2: Quan sát hình 2.1 hãy nêu nhận xét đường
biểu diễn tỷ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như thế
nào? Vì sao?


• Nhóm 3 - 4 : Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra hậu quả gì ?
• Nhóm 5 - 6: Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự
nhiên
của
dân
số
?
GV tổ chức cho HS thảo luận, đồng thời quan sát tiến trình
hoạt động của HS.
 Tổng kết thảo luận:
• Đại diện nhóm 1, 3, 5 trình bày; nhóm 2, 4, 6 bổ sung, góp ý...
• GV chuẩn kiến thức và nhận xét:
 Nhóm 1 – 2:
• Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi theo từng giai đoạn:

 1954-1960: tăng cao nhất, lên đến 4%
 1976-2003: giảm dần, chỉ còn 1.3%


• Mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần từ sau năm 1960 là nhờ
có các chính sách dân số, người dân thực hiện kế hoạch hóa
gia đình .... nhưng dân số vẫn tăng nhanh là vì qui mô dân số
lớn, cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao.
 Nhóm 3 – 4:
• Kinh tế: Thừa lao động, thiếu việc làm, tốc độ phát triển kinh
tế chậm, nhu cầu về năng lượng tăng cao, đẩy mạnh tốc độ
khai thác và sử dụng tài nguyên.
• Xã hội: Người dân không được chăm sóc sức khỏe tốt tăng tỷ
lệ thất học, đời sống khó khăn .
• Môi trường : Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng xấu tới sự phát triển bền vững.


 Nhóm 5 – 6:
• Kinh tế : Nâng cao lao động tay nghề và đảm bảo
việc làm, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng
cao tiêu dùng .
• Xã hội : Chất lượng cuộc sống được đảm bảo và
nâng cao, y tế giáo dục phát triển đảm bảo nhu
cầu cho người dân.
• Môi trường: Bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm,
nguồn tài nguyên được sử dụng hợp lí, tiết kiệm
hơn.
 GV kết luận và ghi bảng:
• Gia tăng dân số nhanh từ cuối những năm 50 của

thế kỉ 20 nước ta có hiện tượng bùng nổ dân số.
• Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình nên tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên có
xu hướng giảm.


2. Tranh luận:
Ví dụ 1: SGK lớp 7, bài 29 : Dân cư, xã hội Châu Phi.
Nội dung tranh luận: Mục 2 - Sự bùng nổ dân số và
xung đột tộc người ở Châu Phi.
 Cách tiến hành
• GV nêu vấn đề: Châu Phi là một châu lục đông dân,
giàu tài nguyên khoáng sản nhưng lại là châu lục
nghèo nhất. Theo em nguyên nhân xã hội quan
trọng nhất nào đã kìm hãm sự phát triển kinh tế xã
hội của Châu Phi?
+ Đáp án A : Bùng nổ dân số
+ Đáp án B : Xung đột tộc người






HS trả lời.
GV phân loại các ý kiến khác nhau.
GV cho các HS có ý kiến khác nhau tranh luận,
bảo vệ ý kiến cuả mình.
 Nhóm A : Đưa ra ý kiến để thuyết phục về sự lựa
chọn của mình ( Dân số tăng nhanh, cơ sở vật

chất đáp ứng không thỏa, gây ra nhiều tệ nạn xã
hội, kinh tế chậm phát triển, điều kiện y tế, giáo
dục không đáp ứng được, đói nghèo, bệnh
tật ....)
 Nhóm B: Đưa ra ý kiến để thuyết phục sự lựa
chọn của mình ( Hàng nghìn người chết, dân
chúng phải đi tị nạn, kinh tế giảm sút tạo cơ hội
cho nước ngoài nhảy vào can thiệp ….. )


×