Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài môn học thống kê trong kinh tế và kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.21 KB, 8 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ
TÀI MÔN HỌC THỐNG KÊ TRONG
KINH TẾ VÀ KINH DOANH
Giảng viên hướng dẫn: cô Bùi Lệ Thủy
Các thành viên trong nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.

Phạm Thị Vân Anh
Nguyễn Thị Mỹ Linh
Nguyễn Thị Anh Thư
Dương Anh Tuấn
Phạm Phú Anh Phúc

Đề tài
Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của việc đi làm thêm
đến kết quả học tập của sinh viên
I.

Giới thiệu đề tài

“Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” có lẽ là câu hỏi muôn
thuở của mọi sinh viên đang ngồi trên giảng đường. Sinh viên đi làm
thêm, cái ưu cũng có mà cái khuyết cũng nhiều. Mỗi người chắc hẳn
sẽ có sự lựa chọn với những lí do của riêng mình. Tuy nhiên thì tất cả
chúng ta đều phải nhớ rằng nhiệm vụ ưu tiên của người sinh viên là
học và hành. Vậy liệu đi làm thêm có ảnh hưởng đến việc học của
sinh viên, ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, nhiều hay ít? Đề tài này sẽ


giúp các bạn sinh viên phần nào có cái nhìn trực quan và thực tế về
vấn đề trên để từ đó có thể đưa ra cho mình một lựa chọn sáng suốt
và phù hợp.
II.

Mục tiêu nghiên cứu


1.

2.

III.

Xem xét tác đông của việc đi làm thêm đến kết quả học tập của
sinh viên. Qua đó đưa ra lời khuyên sinh viên có nên đi làm thêm
hay không, hoặc đề xuất giải pháp và kiến nghị để giúp cho sinh
viên đi làm thêm cải thiện kết quả học tập cảu mình.
Áp dụng những kiến thức đã học của môn học thống kê ứng dụng
vào thực tiễn.

Giới hạn nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh
IV.

Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm
Nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng, cụ thể như
sau:

Nghiên cứu định tính
Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn
nghiên cứu khám phá: nghiên cứu các tài liệu thứ cấp và thảo luận
nhóm với các đối tượng sinh viên, phân ra các nhóm đi làm và không
đi làm, timf hiểu số giờ sinh viên đi làm thêm… Từ kết quả đó thiết kế
bảng câu hỏi chính thức với một số câu hỏi chính như sau:
1.Bạn(anh/chị) có làm thêm hay không ? câu hỏi này giúp ta phân các đối tượng
thành 2 nhóm làm thêm và không làm thêm . Từ đó giúp ta phân tích được xu
hướng lựa chọn đi làm hay không đi làm thêm của sinh viên
2.Bạn(anh/chị) là sinh viên năm mấy ? giúp ta xem xét sinh viên năm mấy thì
thường làm thêm nhiều hơn so với các năm còn lại. Độ tuổi có ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn đi làm thêm hay không.
3.Điểm trung bình học kì của anh/chị là bao nhiêu? so sánh mức điểm số của sinh
viên khi không đi làm thêm và khi đi làm thêm
4.Thời gian làm thêm của bạn(anh/chị) là bao nhiêu? Dữ liêu này giúp ta biết
được khi sinh viên bỏ ra nhiều hoăc ít thời gian cho viêc đi làm thêm thì sẽ ảnh
hưởng thế nào đến viêc học của họ

Nghiên cứu định lượng


Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để thống kê điểm
số trung bình học kì của sinh viên trước khi đi làm thêm và trong thời
gian đi làm thêm.
Khảo sát bằng biểu mẫu của Google đối với 150 đối tượng
Biểu mẫu được đăng lên các trang dành cho sinh viên UEH trên
Facebook
Phân tích kết quả thu thấp được sau đó tiến hành báo cáo kết quả đã
phân tích, đưa ra giải pháp và kết luận.
V.


Kết quả nghiên cứu
1. Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm.

Dễ dàng quan sát được tỉ lệ sinh viên đi làm thêm vượt trội hơn hẳn số sinh viên
không đi làm thêm. Số sinh viên đi làm thêm (66%) gấp đôi số sinh viên không đi
làm thêm (34%). Như vậy, xu hướng đi làm thêm đang được sinh viên ưa chọn
hơn.
2.

Thời gian sinh viên dành ra để đi làm thêm

Biểu đồ thể hiện số giờ / tuần đi làm thêm của SV năm 1, 2, 3, 4
Quan sát biểu đồ trên ta thấy được tỉ lệ sinh viên đi làm thêm theo độ tuổi và số
thời gian sinh viên dành ra mỗi tuần để đi làm.


Tỉ lệ sinh viên đi làm thêm theo độ tuổi
TỈ lệ sinh viên năm nhất đi làm thêm chiếm tỉ trọng ít nhất (7.07%). Đứng
thứ 2 là sinh viên năm 4 với tỉ lệ đi làm thêm là 27.28%, gần gấp 4 lần sinh
viên năm nhất. Xếp thứ 3 là sinh viên năm 2 với 30.3%. Và cao nhất là sinh
viên năm 3 (35.35%) chiếm hơn 1/3 tổng số sinh viên đi làm thêm.
Dễ dàng nhận thấy tỉ lệ sinh viên đi làm thêm ở năm 2, 3, 4 là xấp xỉ bằng
nhau nhưng lại gấp 4-5 lần tỉ lệ sinh viên năm nhất đi làm. Có một số


nguyên nhân chính có thể giải thích cho sự chênh lệch đáng kể trên như
sau: sinh viên năm nhất ít lựa chọn đi làm thêm vì chưa đủ tuổi ( một số
sinh viên năm nhất chưa đủ 18 tuổi nên không thể hoặc khó xin được một
công việc dù là bán thời gian) ; chưa thích nghi được với môi trường sống

và học tâp mới ( môi trường sống khác, phương pháp học tập thay đổi đòi
hỏi sinh viên cần có thời gian nhất định để thích nghi và làm quen, tập trung
vào việc học ở giảng đường, sinh viên năm nhất chưa có nhiều kinh nghiệm
sống, ít có khả năng tìm được cho mình một công việc phù hợp, dễ bị dụ dỗ
bởi phường đa cấp, lừa đảo …) ; chưa có nhu cầu kiếm thêm thu nhập hay
trải nghiệm thực tế như sinh viên năm 2 năm 3 ….vv


Số thời gian sinh viên đi làm thêm trong một tuần
Phần lớn sinh viên chỉ dành ra khoảng ít hơn 8 giờ/tuần để đi làm thêm
(31%), chiếm gần 1/3 tổng thể. Sinh viên dành ra 8-16 giờ/tuần chiếm
25.5%, 16-24 giờ/tuần chiếm 21.2%, 24-32 giờ/tuần chiếm 15.2%, và thấp
nhất là >32 giờ, chỉ chiếm 7.1%. Ta nhận thấy số giờ/tuần đi làm thêm với
số lượng sinh viên là thêm trong khung giờ đó có mối liên hệ tuyến tính
nghịch, nghĩa là số giờ càng tăng thì số sinh viên càng giảm và ngược lại.
Điều đó cho thấy sự lựa chọn của phần lớn sinh viên là dành ít thời gian để
đi làm thêm.
Xét trong từng nhóm sinh viên thì sinh viên năm nhất và sinh viên năm 2
không hề có sinh viên nào làm thêm >32 giờ/tuần. Sinh viên năm nhất chủ
yếu đi làm <8 giờ/tuần (chiếm hơn 40%). Sinh viên năm 2 phần lớn đi làm
thêm <16 giờ/tuần (chiếm 70%). Sinh viên năm 3 sự chênh lệch giữa các
khung giờ đã giảm bớt đáng kể. Song số đông sinh viên chọn đi làm ít hơn
24 giờ/tuần(71%), chỉ số ít không đáng kể đi làm nhiều hơn 32
giờ/tuần(10%). Sinh viên năm 4 có sự phân bố đồng đều giữa các khung
giờ, đều chiếm 22%, chỉ có >32 giờ là 12 %. Như vậy số giờ/tuần mà sinh
viên dành ra để đi làm thêm ít nhất là năm 1. Tuy không có tỉ lệ sinh viên đi
làm thêm cao nhất nhưng sinh viên năm 4 lại có số giwof đi làm thêm nhiều
nhất.
3.


Điểm trung bình của sinh viên trước và tỏng khi đi làm thêm


Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy phổ điểm được dàn trải từ 4 – 9.5 điểm. Dữ liệu tập
trung chủ yếu ở phổ điểm từ 6 – 8 điểm. Dữ liệu dao động mạnh và liên tục. Tuy
nhiên ta dễ dàng có được một sự so sánh ban đầu giữa điểm trung bình của học kì
trước và trong khi đi làm thêm của các sinh viên đi làm thêm.

4.

Mức độ ảnh hưởng của việc đi làm thêm đến kết quả học tập
của sinh viên.

Quan sát biểu đồ trên ta thấy phần lớn sinh viên, những người thực tế có đi làm
thêm cho rằng việc làm thêm ảnh hưởng đến kết quả học tập của họ. Cụ thể như
sau: trong cơ cấu biểu đồ, phần chiếm tỷ trọng lớn nhất là Có ảnh hưởng(39%) và
phần chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là Ảnh hưởng nghiêm trọng(13%), các mức độ
Không ảnh hưởng và Ít ảnh hưởng chiếm tỷ trọng gần bằng nhau và lần lượt là
26% và 22%. Như vậy, số sinh viên cho rằng đi làm thêm có ảnh hưởng đến hết
quả học tập của họ ( ở những mức độ khác nhau) là 74% (22%+39%+13%)






Chỉ ¼ số sinh viên được khảo sát cho rằng đi làm thêm không hề ảnh hưởng
đến kết quả học tập của họ. Cũng có nghĩa là số đông cho rằng việc đi làm
thêm thực sự ảnh hưởng đến việc học của sinh viên.
Trong số các sinh viên cho rằng đi làm thêm ảnh hưởng đến việc học của họ

thì hơn ½ cho rằng ảnh hưởng ở mức độ vừa phải và gần 1/5 cho rằng ảnh
hưởng ở mức độ nghiêm trọng(13%). 13% không phải là con số quá lớn
nhưng nó là con số báo động khi mà cứ 10 sinh viên thì có 1.3 sinh viên có
kết quả học tập giảm sút nghiêm trọng và đáng kể vì lí do đi làm thêm.
Một con số khả quan hơn đó là gần 50% số sinh viên đi làm thêm cho rằng
đi làm thêm không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến việc học của họ.


VI.

Kết luận
Kết quả khảo sát đã cho chúng ta một cái nhìn khách quan và mang
tính tham khảo về tình hình làm thêm của sinh viên UEH hiện nay. Cứ
4 sinh viên thì sẽ có 3 sinh viên đi làm thêm.Bên cạnh đó, tuổi càng
tăng thì sinh viên có xu hướng đi làm thêm càng nhiều. Và phần lớn
số sinh viên đi làm thêm đều có kết quả học tập giảm sút với mức độ
khác nhau ở mỗi cá nhân. Nhưng chúng ta có thể đưa ra một kết luận
chung nhất là: việc đi làm thêm có ảnh hưởng đến việc học

của sinh viên.
Giải thích cho kết quả trên ta có thể đưa ra một số nguyên nhân
chính như sau:
Làm thêm chiếm dụng khá nhiều thời gian và sức khỏe của sinh
viên khiến sinh viên thiếu thời gian tự học, học nhóm, đọc sách hay
làm nghiên cứu. Đi làm thêm cũng khiến cơ thể mệt mỏi, sinh viên có
thể sẽ không đủ thời gian nghỉ ngơi nên sau khi thực hiện công việc
làm thêm thì các bạn lên giảng đường với trạng thái mệt mỏi, nhức
đầu, thường hay ngủ gục trên bàn, mất tập trung cho việc học trên
lớp...
Những công việc part-time mà phần lớn sinh viên đi làm hiện nay

thường trái với ngành nghề được học trên lớp nên kinh nghiệm đi
làm thêm có được không vận dụng được hoặc vận dụng không hiệu
quả vào việc học tập khiến kết quả học tập khó cải thiện được.
Đề xuất:
Việc đi làm thêm khi còn là sinh viên có cái lợi bên cạnh đó cũng có
cái hại. Nhưng điều qua trọng là chúng ta phải bằng cách nào đó phát


huy tối đa những điểm tốt và hạn chế hết mức có thể những điểm
xấu. Nếu lựa chọn đi làm thêm thì hãy chắc chắn rằng bạn đã sắp xếp
cho mình một thời gian biểu hợp lí và khoa học để bạn có thể cân
bằng thời gian, đảm bảo sức khỏe và thực hiện cùng một lúc việc học
và làm một cách hiệu quả nhất. Tập trung cao độ cho giờ học trên
lớp. Cố gắng tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng sở thích của
bản thân, chuyên ngành mình theo học hoặc những công việc tăng
các kĩ năng mềm cho bản thân, tăng khả năng giao tiếp bằng tiếng
anh, tuyệt đối không đi làm thêm theo đám đông ... Còn với những
bạn đang băn khoăn có nên đi làm thêm hay không thì câu trả lời là
không có câu trả lời chính xác nào đúng cho mọi trường hợp cả.
Nhưng chúng ta cần nhớ rằng việc học chính là ưu tiên hàng đầu của
sinh viên. Nếu đi làm thêm chỉ để nhận được một triệu đồng + mệt
mỏi + thi lại thì thiết nghĩ bạn không nên đi làm thêm. Hy vọng rằng
qua bài khảo sát này, các bạn sinh viên sẽ có được cái nhìn về tầm
ảnh hưởng của việc làm thêm đến việc họ để từ đó đưa ra cho bản
thân một lựa chọn hợp lí và đúng đắn, để những ngày tháng sinh viên
của bạn trở nên thành công và ý nghĩa hơn.





×