Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

QUY CHẾ PHÁP lý của các bãi cạn và đảo NHÂN tạo THEO QUY ĐỊNH của UNCLOS 1982

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
-----------***------------

TRẦN THỊ KIM NGUYÊN
Mã số sinh viên: 1253801012190

QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁC BÃI CẠN
VÀ ĐẢO NHÂN TẠO THEO QUY ĐỊNH
CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ
LUẬT BIỂN NĂM 1982

Tiểu luận tốt nghiệp cử nhân luật
Niên khóa: 2012 – 2016

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2016


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Quy chế pháp lý của các bãi cạn theo quy định của Công ước
Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ................................................................. 1
1.1. Khái niệm và đặc điểm của bãi cạn ................................................................. 1
1.2. Quy chế pháp lý của bãi cạn ........................................................................... 4
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 9
Chương 2: Quy chế pháp lý của các đảo nhân tạo theo quy định của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ........................................................ 11
2.1. Khái niệm và đặc điểm của đảo nhân tạo ...................................................... 11
2.2. Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo ................................................................ 13
Kết luận chương 2 ....................................................................................... 19


Chương 3: Sự vận dụng cho trường hợp một số bãi cạn và đảo nhân tạo ở
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ................................................................ 20
3.1. Quy chế pháp lý của một số thực thể địa lý ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa ................................................................................................................. 20
3.2. Quy chế pháp lý của một số đảo nhân tạo ở hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa ................................................................................................................. 22
Kết luận chương 3 ............................................................................................. 26
KẾT LUẬN .................................................................................................... 27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

UNCLOS 1982

Từ nguyên gốc

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982


LỜI NÓI ĐẦU

1. Câu hỏi chính của đề tài
Các loại thực thể địa lý khác nhau thì sẽ có quy chế pháp lý khác nhau. Nhận
thấy rằng, đa phần các thực thể địa lý ở Biển Đông là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi.
Bên cạnh đó, các thực thể ở Biển Đông đang được các quốc gia xây dựng ngày càng
nhiều đảo nhân tạo. Như vậy, quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và

đảo nhân tạo theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là như thế
nào? Đây là câu hỏi chính mà tác giả dốc lòng tìm hiểu.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Phải thấy rằng, ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không có nhiều đảo và
đá mà đa số là bãi cạn và bãi ngầm. Theo luật pháp quốc tế thì các bãi cạn và bãi
ngầm nếu không thể trở thành điểm kẻ đường cơ sở thì chúng không phải là đối
tượng của yêu sách chủ quyền. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay cho thấy rằng các
quốc gia trong tranh chấp lại bao hàm cả các thực thể là bãi cạn và bãi ngầm vào
yêu sách chủ quyền. Dưới góc nhìn luật pháp quốc tế thì việc này là có phần không
phù hợp và là nguyên nhân của sự phức tạp của tranh chấp.
Trước tình hình Trung Quốc hiện đang tiến hành xây dựng ở bảy thực thể địa lý
ở Trường Sa và ảnh hưởng của nó đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán
của Việt Nam cũng như tự do hàng hải và tự do hàng không của các quốc gia khác.
Việc nghiên cứu về quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và đảo nhân
tạo đóng vai trò vô cùng cần thiết.
Đồng tình với quan điểm của Philippines khi đệ đơn kiện lên Tòa Trọng tài theo
Phụ lục VII của UNCLOS 1982 yêu cầu xác định quy chế pháp lý của thực thể địa
lý ở Trường Sa thì sẽ làm tranh chấp trở nên rõ ràng và thuận lợi để giải quyết hơn.
Với mong muốn Việt Nam là một trong những nước tuân thủ các quy định của luật


pháp quốc tế nên tác giả mạnh dạn tìm hiểu về quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc
nổi lúc chìm và đảo nhân tạo.
3. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và đảo nhân tạo nhận
được rất nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Trong đó, tác giả đã có điều kiện tiếp xúc
với các bài tiêu biểu sau:
Ngô Hữu Phước (2015), Xây dựng đảo nhân tạo theo quy định của UNCLOS
1982 – Những vấn đề pháp lý và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Xây dựng công
trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế,

thương mại trong khu vực.
Trần Thăng Long (2015), Việc xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị
của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông – Chiến thuật “một mũi tên
nhắm hai mục tiêu”?, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Xây dựng công trình nhân tạo trên
Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại trong khu vực.
Nguyễn Bá Diến (2009), Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những
vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc
gia Hà Nội, Luật học 25, (2009), 145-162.
Robert Beckham (2012), Legal Status of Low-Tide Elevations and Submerged
Features, International Seminar on “Geographical Features in the East Asian Seas
and the Law of the Sea”, Academia Sinica, Taipei, Taiwan, 20-21 September 2012,
Session 1: Geographical Features under International Law.
5. Mục đích nghiên cứu
Tiểu luận được viết với những mục đích sau:
Thứ nhất, làm rõ được khái niệm và quy chế pháp lý của bãi cạn lúc nổi lúc
chìm


Thứ hai, làm rõ được khái niệm và quy chế pháp lý của đảo nhân tạo
Thứ ba, vận dụng các lý thuyết về bãi cạn lúc nổi lúc chìm và đảo nhân tạo vào
một số trường hợp ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp logic – hệ thống: Phương pháp này cần cho việc hệ thống các quy
định pháp lý về bãi cạn lúc nổi lúc chìm và đảo nhân tạo.
Phương pháp phân tích so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình
phân tích các quy định của luật pháp quốc tế mà đặc biệt là UNCLOS 1982 điều
chỉnh đến vấn đề bãi cạn lúc nổi lúc chìm và đảo nhân tạo. Ngoài ra, nhóm tác giả
phân tích những hoạt động xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia thực hiện ở
Biển Đông.
Phương pháp thống kê phân loại: Trong quá trình triển khai nội dung các hoạt

động quân sự trên Biển Đông phương pháp này giúp nhóm tác giả thống kê các
dạng thực thể và phân loại chúng.
Phương pháp lịch sử: Nhóm tác giả sử dụng phương pháp này để triển khai quá
trình hình thành các quy ché pháp lý và nội dung liên quan đến quá trình xây dựng
đảo nhân tạo.
7. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả chỉ nghiên cứu quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi và đảo
nhân tạo trong phạm vi các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển
năm 1982 và thực tế tại một số các thực thể điển hình trong khu vực Biển Đông.
8. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Tiểu luận cung cấp một số kiến thức cơ bản của luật pháp quốc tế về các bãi cạn
lúc chìm lúc nổi và đảo nhân tạo. Từ đó, đóng góp vào nhiều lĩnh vực:
Thứ nhất, tiểu luận đóng góp trong công cuộc nghiên cứu Biển Đông;


Thứ hai, tiểu luận có thể làm tài liệu học tập cho ngành học Luật Quốc tế.
9. Trình tự nghiên cứu
Tác giả đi từ các khái niệm về các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và đảo nhân tạo để
từ đó phân tích các quy chế pháp lý của các thực thể này.
Sau khi đã phân tích lý thuyết, tác giả đi vào cụ thể vận dụng các lý thuyết đó
vào một số thực thể địa lý điển hình ở Biển Đông.


1

Chương 1: Quy chế pháp lý của các bãi cạn theo quy định của Công ước Liên
hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Các bãi cạn lúc là một dạng thực thể tự nhiên có rất nhiều trong các vùng biển và
là một đối tượng điều chỉnh cơ bản của luật biển quốc tế. Nhận thấy rằng, việc làm rõ
được quy chế pháp lý của bãi cạn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Phải dựa quy chế

này thì mới có thể đánh giá được hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý vùng biển
cũng như đánh giá được sự phù hợp của yêu sách các quốc gia trong một cuộc tranh
chấp trên biển và các thực thể pháp lý.
Như vậy, bãi cạn là gì? Đặc điểm địa lý của chúng ra sao? Chúng có quy chế pháp
lý như thế nào? Và chúng tác động như thế nào đến việc phân định các vùng biển?
Chương 1 của tiểu luận sẽ làm rõ hai vấn đề: (1) khái niệm và đặc điểm của các bãi
cạn và (2) quy chế pháp lý của chúng.
1.1. Khái niệm và đặc điểm của bãi cạn
Định nghĩa về bãi cạn đã được xuất hiện lần đầu tiên tại Điều 11 Công ước về
Lãnh hải và Vùng tiếp giáp năm 1958 và được lặp lại nguyên văn tại khoản 1 Điều 13
UNCLOS 1982: “các bãi cạn lúc nổi lúc chìm là những vùng đất nhô cao tự nhiên có
nước biển bao quanh, khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì bị
ngập nước” 1.
Từ định nghĩa này, nhận thấy có hai đặc điểm được ghi nhận:
Thứ nhất, “vùng đất nhô cao tự nhiên có nước biển bao quanh” có nghĩa nhấn
mạnh sự hình thành bãi cạn phải là do yếu tố tự nhiên, không phải do con người xây
dựng nên và bốn mặt phải giáp với biển.
Thứ hai, “khi thủy triều xuống thấp thì lộ ra, khi thủy triều lên cao thì bị ngập
nước” có nghĩa là bãi cạn phải có lúc nổi cao hơn bề mặt nước và có lúc bị chìm dưới
mặt nước do tác động của thủy triều. Do đó, nếu lúc nào cũng nổi trên mặt nước hay
lúc nào cũng chìm dưới mặt nước thì không được xem là bãi cạn lúc nổi lúc chìm – đối
1

Nguyên văn tiếng Anh: “A low-tide elevation is a naturally formed area of land which is surrounded by and
above water at low tide but submerged at high tide”.


2

tượng được UNCLOS 1982 điều chỉnh. Thuật ngữ bãi cạn lúc nổi lúc chìm được coi

như bao gồm cả bãi ngầm, đá ngầm và đá cạn – là những cấu tạo địa lý ở phía ngoài
bờ biển chỉ nổi lên khi thủy triều thấp và ngập nước khi thủy triều lên cao2.
Khi đối chiếu với định nghĩa đảo và đá tại Điều 121 UNCLOS 1982, có thể thấy
rằng, có hai yếu tố cơ bản để phân biệt đảo và đá hoặc là các bãi ngầm với các bãi cạn
lúc nổi lúc chìm là (1) sự nổi lên trên bề mặt nước và (2) cấu tạo địa chất của các thực
thể địa lý.
Thứ nhất, yếu tố dễ nhận biết nhất khiến bãi cạn lúc nổi lúc chìm khác với đảo và
đá theo như quy định của Điều 121 UNCLOS 1982 chính là đặc điểm có lúc bị chìm
dưới mặt nước biển khi thủy triều lên cao.
Trong số các tiêu chuẩn để xác định quy chế của một đảo thì tiêu chuẩn đảo phải ở
trên mặt nước lúc thuỷ triều lên là tiêu chuẩn tương đối dễ nhận diện bằng khoa học kỹ
thuật ngày nay. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt giữa đảo và những bãi cạn nửa
nổi, nửa chìm. Tuy vậy, cũng đã từng có tranh chấp về tiêu chuẩn này. Trong vụ tranh
chấp giữa Anh và Pháp về ý nghĩa của quy chế đảo đối với đảo đá Eddystone, phía
Anh cho rằng Eddystone có quy chế của một đảo vì nó nổi lên trên mực nước thuỷ
triều cao vào mùa xuân. Nhưng Pháp đã bác bỏ lập luận này với lý do là luật tập quán
quốc tế không phân biệt về mức thuỷ triều lên vào mùa xuân hay với mức thuỷ triều
lên vào các mùa khác. Mặc dù Eddystone có thể nổi khi thuỷ triều lên vào mùa xuân
nhưng nó lại chìm khi thuỷ triều lên trong các mùa khác thì nó vẫn không được coi là
một đảo3.
Còn đối với những thực thể địa lý luôn chìm dưới mặt nước biển thì chúng cũng
không được coi là bãi cạn lúc chìm lúc nổi. UNCLOS 1982 không có quy định riêng
cho nhóm đối tượng luôn chìm dưới mặt nước này và cho dù trên những bãi ngầm này
có xây dựng công trình thiết bị nhân tạo nào cao hơn mặt nước biển thì chúng cũng
không được hưởng quy chế của bãi cạn lúc chìm lúc nổi. Như vậy, các thực thể địa lý
luôn chìm dưới mặt nước biển thì được coi như một bộ phận của thềm lục địa hoặc đáy
đại dương.
2

Nguyễn Bá Diến (2009), “Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với

Hoàng Sa, Trường Sa”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học 25, 145-162.
3
Nguyễn Bá Diến (2009), xem chú thích số 2.


3

Thứ hai, yếu tố gây nhiều tranh cãi nhất chính là về tiêu chí cấu tạo địa chất của
một bãi cạn lúc nổi lúc chìm so với các đảo, đá. Qua nghiên cứu cho thấy, cấu tạo địa
chất của đảo và đá được yêu cầu cao hơn.
Cả đảo và bãi cạn lúc chìm lúc nổi đều được định nghĩa trong UNCLOS 1982 như
là một “thực thể được hình thành tự nhiên từ đất (land)”. Vấn đề đặt ra là chất liệu của
các thực thể là gì thì mới được xem là “đất” (land). UNCLOS không quy định điều này.
Dường như các nhà làm luật cho rằng cấu trúc địa lý nào của đất (cho dù nó là một bờ
biển đất liền, một đảo, một bãi cạn hoặc là thực thể khác) đều không ảnh hưởng đến
quy chế pháp lý của nó, miễn là nó được cấu tạo từ chất liệu “tự nhiên”. “Đất” (land)
thông thường mang nghĩa là một sự nổi lên của đáy biển thông qua các hiện tượng tự
nhiên và bao gồm đất trồng hoặc các dạng địa chất khác (earth materials) (cát, bùn, sỏi,
đá vôi trộn với mảnh vụn san hô) nhưng không phải là băng. Các bãi cạn có thể là bùn
hoặc cồn cát4.
Các vật chất cấu tạo đã được bàn luận từ Hội nghị Pháp điển hóa Luật Quốc tế
năm 1930. Nhóm nghiên cứu Harvard cho rằng lãnh hải được tính từ “bất kỳ đá, san
hô, bùn, cát hoặc đất tự nhiên khác nổi trên bề mặt nước”. O’Connell thì cho rằng
thực tiễn của các quốc gia kể từ năm 1805 trong việc phân định tranh chấp vụ việc The
Anna, nơi tập hợp các đảo bùn nhỏ được hình thành từ gỗ lũa (driffwood) và cát từ
sông Mississippi cũng được tính là đất (land). Tương tự như bờ sông Bahama, mặc dù
bị ngập nước nhưng cũng được nhìn nhận với tư cách lãnh thổ khi được bao quanh bởi
các đảo có dân cư sinh sống5.
Trái lại, trong vụ việc của Mỹ và Alaska, Tòa án Tối cao Mỹ được yêu cầu làm rõ
một thực thể như Dinkum Sands có phải là lãnh thổ để được xem là đảo hay không.

Dinkum Sands được hình thành từ đá sỏi và băng và có thể hoàn toàn bị ngập nước
trong một mùa nhất định. Trong trường hợp này, Tòa án Tối cao Mỹ đã ghi nhận rằng
án lệ của The Anna có trước các quy định của Công ước luật biển hiện hành và Công
ước cũng không hoàn toàn nêu rõ liệu các khối bùn có thể được xem là đảo hoặc là bãi

4

Robert Beckman (2012), Legal Status of Low-Tide Elevations and Submerged Features, International Seminar
on “Geographical Features in the East Asian Seas and the Law of the Sea”, Academia Sinica, Taipei, Taiwan,
20-21 September 2012, Session 1: Geographical Features under International Law.
5
Robert Beckman (2012), xem chú thích số 4.


4

cạn hay không6. Cũng nhận thấy rằng, không có bất kỳ tiền lệ nào để xem một thực thể
có mức độ dao động trên và dưới mực nước lớn như là một đảo và đi đến kết luận là
Dinkum Sands thì không phải là đảo.
Các rạn san hô (reefs) và các cấu trúc san hô (coral formations) tự nhiên khác
không đáp ứng đủ các yếu tố của lãnh thổ. Hầu hết các rạn san hô được cấu tạo từ
polyps (các vi sinh vật) và canxi cacbonat từ các polyps. Do đó, các rạn san hô là các
thực thể sống hơn là đá hoặc nền khoáng chất vô cơ7. Mặc dù các rạn san hô là chất
liệu hữu cơ nhưng cũng được xem như các chất liệu vô cơ trong sự điều chỉnh của luật
biển.
Nói tóm lại, đối với các thực thể địa lý được cấu tạo từ các rạn san hô, bùn hoặc
cồn cát, không thể trở thành đất thổ cư thì chung không phải đảo mà có thể là đá nếu
chúng luôn luôn nổi. Còn nếu chúng có thời gian bị ngập nước do thủy triều thì chúng
là các bãi cạn lúc nổi lúc chìm theo như quy định tại khoản 1 Điều 13 UNCLOS 1982.
1.2. Quy chế pháp lý của bãi cạn

Luật liên quan đến các đảo và các bãi lúc chìm lúc nổi cũng không rõ ràng theo
luật tập quán quốc tế, nhưng đã được ILC làm rõ ràng trong quá trình dẫn đến Công
ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp lãnh hải8. Báo cáo của Uỷ ban Luật pháp
quốc tế của Liên hợp quốc năm 1954 còn đề nghị các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm có nhà
cửa xây dựng ở trên cũng được hưởng quy chế đảo. Đề nghị này không được thông
qua9. Ông D.P.O’Connell đã báo cáo rằng luật tập quán quốc tế trong thế kỷ 19 khá
linh hoạt đối với các trường hợp trong đó có các thực thể địa lý xa bờ có thể được sử
dụng như những điểm cơ sở trong xác định lãnh hải. Ông cho rằng đầu thế kỷ 19, các
thực thể xa bờ nhỏ gần biển, bao gồm các bãi đá san hô, bãi san hô và bãi cạn được sử
dụng như lãnh thổ để mở rộng lãnh hải. Trên thực tiễn, thực thể vốn được sử dụng như
những thành lũy bờ biển, dù khô hay không cũng được sử dụng làm điểm cơ sở để xác
định lãnh hải10.

6

Robert Beckman (2012), xem chú thích số 4.
Robert Beckman (2012), xem chú thích số 4.
8
Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc (2013), Biển Đông: Quản lý tranh chấp và định hướng giải pháp, NXB
Thế giới, tr. 102.
9
Nguyễn Bá Diến (2009), xem chú thích số 2.
10
Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc (2013), xem chú thích số 8, tr. 102
7


5

Cả Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển 1982

đều khẳng định tiêu chuẩn một đảo phải ở trên mặt biển lúc thuỷ triều cao nhất và
không phân biệt thuỷ triều theo các mùa. Như vậy, cả Công ước 1958 về Lãnh hải và
Vùng tiếp giáp và Công ước Luật biển 1982 đều không dành quy chế đảo cho những
cấu trúc tự nhiên lúc chìm lúc nổi11.
Cuối cùng cũng có một sự đồng thuận rằng nên phân biệt giữa những bãi đá khô
và bãi cạn chỉ khô ráo khi mức thủy triều xuống thấp với các thực thể luôn luôn khô,
ngay cả khi thủy triều lên cao. Sự đồng thuận này xuất hiện để ngừng việc mở rộng
nhân tạo lãnh hải khi sử dụng các điểm cơ sở không liên quan tới bờ lục địa. Sự phân
biệt này đã được pháp điển hóa trong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp
trong các định nghĩa về đảo tại Điều 10 và bãi cạn lúc chìm lúc nổi tại Điều 11. Bình
luận của Ủy ban Pháp luật quốc tế (ILC) về điều khoản dự thảo dẫn tới quy định trong
Công ước 1958 càng minh chứng rõ cho ý định của những nhà soạn thảo. Theo đó,
những thực thể sau không được coi là đảo và không có lãnh hải:
(i) Các vùng chỉ nổi ở trên mặt nước khi thủy triều xuống thấp. Ngay cả khi các
công trình được xây dựng trên các bãi nổi như vậy và bản thân công trình đó thường
xuyên ở trên mặt nước – đơn cử như hải đăng – bãi nổi đó không phải là đảo theo cách
hiểu của điều khoản này;
(ii) Các công trình kỹ thuật được xây dựng dưới đáy biển, ví dụ như những công
trình sử dụng cho mục đích khai thác thềm lục địa. Tuy nhiên, Ủy ban đề xuất rằng
khu vực an toàn xung quanh các công trình đó nên được công nhận xét theo tính dễ tổn
thương của công trình.12
Các quy định của UNCLOS 1982 về các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hầu như giống
với các quy định trong Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp. UNCLOS 1982
đã có những quy định khá rõ ràng về quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc nổi lúc chìm.
Theo khoản 2 Điều 13 UNCLOS 1982, các bãi cạn lúc nổi, lúc chìm nói chung không
có lãnh hải riêng (và do đó cũng không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa)
và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt, chúng
11
12


Nguyễn Bá Diến (2009), xem chú thích số 2.
Đặng Đình Quý, Nguyễn Minh Ngọc (2013), xem chú thích số 8, tr. 103.


6

có thể được sử dụng làm các điểm cơ sở thẳng, tức là tạo ra vùng lãnh hải nếu chúng ở
cách bờ biển của lãnh thổ đất liền hoặc bờ biển của đảo một khoảng cách không vượt
quá chiều rộng lãnh hải tính từ bờ biển lãnh thổ đất liền hoặc bờ biển của đảo. Nhưng
nếu chúng nằm cách bờ biển của lãnh thổ đất liền hoặc bờ biển của một đảo ở một
khoảng cách vượt quá chiều rộng lãnh hải thì không có lãnh hải riêng. 13
Điều 13 UNCLOS 1982 quy định rằng:
1. [...]. Khi toàn bộ hay một phần bãi cạn đó cách lục địa hoặc một đảo một
khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì ngấn nước triều
thấp nhất ở trên các bãi cạn này có thể được dùng làm đường cơ sở để tính
chiều rộng của lãnh hải.
2. Khi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoàn toàn ở cách lục địa hoặc một đảo
một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải, thì chung không có lãnh
hải riêng.14
Để phân tích cụ thể hơn quy chế của các bãi cạn, căn cứ vào Điều 13 UNCLOS
1982 đã được trích dẫn phía trên, các bãi cạn lúc chìm lúc nổi sẽ được phân thành hai
loại:
Thứ nhất, quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi cách lục địa hoặc một
đảo một khoảng cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải.
Các bãi cạn lúc nổi lúc chìm trong loại này chỉ có khả năng chứ không phải nhất
thiết được xem như điểm để kẻ đường cơ sở thẳng. Trong trường hợp này, quốc gia
ven biển hoàn toàn có quyền khẳng định chủ quyền đối với bãi cạn đó. Vai trò của các
bãi cạn trong việc phân định các quyền tài phán biển bị giới hạn bởi vị trí địa lý của
các bờ biển. Những thực thể này được xem như những “điểm cơ sở phái sinh”


13

Nguyễn Bá Diến (2009), xem chú thích số 2.
Nguyên văn tiếng Anh: “Where a low-tide elevation is situated wholly or partly at a distance not exceeding
the breadth of the territorial sea from the mainland or an island, the low-waterline on that elevation may be used
as the baseline for measuring the breadth of the territorial sea.
2. Where a low-tide elevation is wholly situated at a distance exceedingthe breadth of the territorial sea from the
mainland or an island, it has no territorial sea of its own.”
14


7

(parasitic basepoints) dựa vào khả năng mở rộng đất liền dựa vào khoảng cách của nó
gần với đường cơ sở của đất liền hoặc đảo15.
Việc sử dụng các bãi cạn lúc chìm lúc nổi vào việc kẻ đường cơ sở thẳng cũng
phải phù hợp với các quy định tại các khoản 1, 4 Điều 7 và khoản 7 Điều 47 UNCLOS
1982. Do đó, đặt trường hợp nếu bãi cạn cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách
không vượt quá chiều rộng của lãnh hải nhưng lại không đáp ứng đủ các điều kiện thì
cũng không được xem là điểm kẻ tính đường cơ sở và quy chế pháp lý của nó vì có vị
trí nằm trong vùng lãnh hải nên quốc gia ven biển có thể khẳng định chủ quyền của
mình đối với các bãi cạn loại này.
Khoản 1, 4 Điều 7 UNCLOS 1982 quy định như sau:
1. Một quốc gia quần đảo có thể vạch các đường cơ sở thẳng của quần đảo
nối liền các điểm ngoài cùng của các đảo xa nhất và các bãi đá lúc chìm lúc
nổi của quần đảo, với điều kiện là tuyến các đường cơ sở này bao lấy các
đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể
cả vành đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.
4. Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm

lúc nổi, trừ trường hợp tại đó có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương
tự thường xuyên nhô trên mặt biển hoặc trừ trường hợp toàn bộ hay một
phần bãi cạn ở cách hòn đảo gần nhất một khoảng cách không vượt quá
chiều rộng lãnh hải.16
Khoản 7 Điều 47 UNCLOS 1982 có nội dung là:
7. Để tính toán tỷ lệ diện tích các vùng nước so với diện tích phần đất đã
nêu ở khoản 1 [Điều 47], các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao
quanh các đảo và vành đai san hô, cũng như mọi phần của một nền đại
15

Chris Carleton, Clive Schofield (2002), Developments in the Technical Determination of Maritime Space:
Delimitation, Dispute Resolution, Geographical Information Systems and the Role of the Technical Expert,
Maritime Briefing, Volume 3 Number 4 ISBN 1-897643-47-0, tr. 38.
16
Nguyên văn tiếng Anh: “1. In localities where the coastline is deeply indented and cut into, or if there is a
fringe of islands along the coast in its immediate vicinity, the method of straight baselines joining appropriate
points may be employed in drawing the baseline from which the breadth of the territorial sea is measured.
4. Straight baselines shall not be drawn to and from low-tide elevations, unless lighthouses or similar
installations which are permanently above sea level have been built on them or except in instances where the
drawing of baselines to and from such elevations has received general international recognition.”.


8

dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay gần như hoàn toàn do một
chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc nổi bao quanh, có
thể được coi như là một bộ phận của đất.17.
Nói tóm lại, chỉ có bãi cạn ở nhóm này mới có khả năng làm điểm để kẻ đường cơ
sở và có khả năng để quốc gia ven biển khẳng định chủ quyền của mình. Nhìn chung,
qua nghiên cứu, tôi nhận thấy rằng để trở thành điểm kẻ đường cơ sở thì bãi cạn lúc

chìm lúc nổi cần đáp ứng đồng thời đủ bốn tiêu chí:
(1) Về vị trí, bãi cạn lúc chìm lúc nổi phải cách lục địa hoặc một đảo một khoảng
cách không vượt quá chiều rộng của lãnh hải.
(2) Khi kẻ đường cơ sở đi qua bãi cạn này thì tuyến các đường cơ sở này bao lấy
các đảo chủ yếu và xác lập một khu vực mà tỷ lệ diện tích nước đó với đất, kể cả vành
đai san hô, phải ở giữa tỷ lệ số 1/1 và 9/1.
(3) Các đường cơ sở không thể kéo đến hay xuất phát từ các bãi cạn lúc chìm lúc
nổi mà tại đó không có xây đặt các đèn biển hay các thiết bị tương tự thường xuyên
nhô trên mặt biển.
(4) Các vùng nước trên trong các bãi đá ngầm bao quanh các đảo và vành đai san
hô, cũng như mọi phần của một nền đại dương có sườn dốc đất đứng, hoàn toàn hay
gần như hoàn toàn do một chuỗi đảo đá vôi hay một chuỗi các mỏm đá lúc chìm lúc
nổi bao quanh, có thể được coi như là một bộ phận của đất.
Thứ hai, quy chế pháp lý của các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm cách lục địa hoặc
một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải.
Các quy định trong UNCLOS 1982 dựa trên đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
của lãnh hải củng cố cho quan điểm cho rằng quốc gia không thể có yêu sách chủ
quyền đối với các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm cách lục địa hoặc một đảo một khoảng
cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải. Bởi lẽ các bãi cạn này được luật quy định
không có lãnh hải. Song song đó, Điều 2 UNCLOS 1982 có quy định rằng: “Chủ
17

Nguyên văn tiếng Anh “7. For the purpose of computing the ratio of water to land under paragraph l, land
areas may include waters lying within the fringing reefs of islands and atolls, including that part of a steep-sided
oceanic plateau which is enclosed or nearly enclosed by a chain of limestone islands and drying reefs lying on
the perimeter of the plateau.”.


9


quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và
trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng
biển tiếp liền, gọi là lãnh hải18”. Từ đó, chủ quyền của quốc gia trên biển là chủ quyền
được mở rộng theo nguyên tắc “đất thống trị biển”. Do đó, việc quy định các bãi cạn
này không có lãnh hải có thể ngầm hiểu rằng các bãi cạn loại này đã không được xem
là “đất” để từ đó mở rộng chủ quyền ra các vùng biển xung quanh.
Bằng tư duy đó, quy chế pháp lý của các bãi cạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của chúng
đối với đất liền và đảo gần nhất. Cụ thể hơn, nếu vị trí của các bãi cạn nằm ở vùng tiếp
giáp hoặc vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có quyền chủ quyền như đối
với các vùng biển. Còn nếu bãi cạn nằm ở ngoài vùng biển thuộc quyền tài phán của
quốc gia thì chúng được xem là “tài sản chung của nhân loại”.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là nếu có quốc gia đến xây dựng và cải tạo các bãi cạn thì
quy chế của chúng có bị thay đổi không? Điều 60 khoản 8 UNCLOS 1982 được xây
dựng nhằm ngăn chặn các quốc gia xây dựng trên những bãi ngầm và những bãi cạn
lúc nổi lúc chìm để có vùng biển mở rộng mà họ không có trước đây. Nếu điều khoản
này không được giải thích một cách rõ ràng theo ngôn ngữ của nó, thì chúng ta có thể
dự đoán trước được những nỗ lực liên tục cải tạo những vị trí chìm dưới mặt nước biển
này nhằm có được những vùng biển mở rộng19. Do đó, đối với các bãi cạn thuộc chủ
quyền của mình, cho dù quốc gia có tiến hành cải tạo thì chúng cũng không thể trở
thành đảo. Tuy nhiên vấn đề về các “yếu tố nhân tạo” sẽ được phân tích cụ thể hơn
trong chương 2.
Kết luận chương 1
Chương 1 kết thúc, tiểu luận đã thành công trong việc đưa ra được khái niệm của
đảo nhân tạo cũng như các đặc điểm địa lý và quy chế pháp lý để phân biệt chúng với
đảo và đá hoặc là các bãi ngầm.
Khái niệm về bãi cạn lúc chìm lúc nổi được quy định trực tiếp tại khoản 1 Điều 13
UNCLOS 1982 : “các bãi cạn lúc nổi lúc chìm là những vùng đất nhô cao tự nhiên có
18

Nguyên văn tiếng Anh: “The sovereignty of a coastal State extends, beyond its land territory and internal

waters and, in the case of an archipelagic State, its archipelagic waters, to an adjacent belt of sea, described as
the territorial sea”.
19
Nguyễn Bá Diến (2009), xem chú thích số 2.


10

nước biển bao quanh, khi thuỷ triều xuống thấp thì lộ ra, khi thuỷ triều lên cao thì bị
ngập nước”. Qua nghiên cứu, có hai yếu tố cơ bản để phân biệt đảo và đá hoặc là các
bãi ngầm với các bãi cạn lúc nổi lúc chìm là (1) sự nổi lên trên bề mặt nước và (2) cấu
tạo địa chất của các thực thể địa lý.
Các bãi cạn lúc chìm lúc nổi được phân thành hai loại. Thứ nhất, đối với các bãi
cạn lúc chìm lúc nổi cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách không vượt quá chiều
rộng của lãnh hải thì có khả năng làm điểm để kẻ đường cơ sở và có khả năng để quốc
gia ven biển khẳng định chủ quyền của mình. Thứ hai, đối với các bãi cạn lúc chìm lúc
nổi nằm cách lục địa hoặc một đảo một khoảng cách vượt quá chiều rộng của lãnh hải
thì quy chế pháp lý của các bãi cạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của chúng đối với đất liền
và đảo gần nhất.


11

Chương 2: Quy chế pháp lý của các đảo nhân tạo theo quy định của Công
ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và sức ép phát triển kinh tế
con người đang tiến hành ngày càng nhiều hoạt động xây dựng đảo nhân tạo. Do đó,
việc làm rõ được quy chế pháp lý của đảo nhân tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng,
đặc biệt là trong việc đánh giá tác động của các đảo nhân tạo đến việc phân định biển
và các yêu sách chủ quyền trong những vùng biển có tranh chấp.

Vậy, đảo nhân tạo là gì? Việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo như thế nào là hợp
pháp, như thế nào là bất hợp pháp? Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo và các vùng biển
xung quanh đảo nhân tạo theo UNCLOS 1982 quy định như thế nào? Đây là những
vấn đề pháp lý rất quan trọng cần được làm sáng tỏ trong Chương này.
2.1. Khái niệm và đặc điểm của đảo nhân tạo
Về phương diện lịch sử, từ thời La Mã cổ đại đã có những ghi chép sơ khai đầu
tiên về đảo nhân tạo từ gần 2000 năm trước. Năm 47, Plinius đề cập đến những “gò đất
nhân tạo” do cư dân sống tại khu vực mà ngày nay thuộc Đông Bắc Hà Lan xây dựng
để tránh triều cường và sóng bão. Thời Trung cổ, dân cư Scotland và Ireland đã xây
dựng các crannóg tại nhiều hồ để làm nơi trú ngụ an toàn tránh kẻ thù. Năm 1634,
trong quá trình thi hành chính sách Tỏa Quốc ngăn người nước ngoài vào Nhật Bản,
người Nhật đã xây dựng đảo nhân tạo Dejima ngoài khơi Nagasaki để làm nơi giao
thương với người Bồ Đào Nha và sau này là người Hà Lan.20
Trong luật quốc tế, thuật ngữ “đảo nhân tạo” vẫn còn tranh luận và không có một
định nghĩa nào về nó được chấp nhận rộng rãi, mặc dù có rất nhiều điều khoản của
UNCLOS 1982 có đề cập đến “đảo nhân tạo”. Do đó rất nhiều khái niệm khác nhau
trong giới nghiên cứu, trong đó, đáng chú ý và phù hợp với góc nhìn pháp lý nhất là
khái niệm tiến sỹ Ngô Hữu Phước: “Đảo nhân tạo là công trình do con người xây
dựng cố định, vĩnh viễn trên nền của đáy biển bằng các vật liệu tự nhiên như đất, đá,
cát hoặc bê tông, được bao quanh bởi nước và nổi trên biển khi thủy triều lên cao để
khẳng định hoặc yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia

20

Ngô Hữu Phước (2015), “Xây dựng đảo nhân tạo theo quy định của UNCLOS 1982 – Những vấn đề pháp lý
và thực tiễn”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa
bình, an ninh, kinh tế, thương mại trong khu vực.


12


trên biển. Đảo nhân tạo không có các vùng biển mà chỉ có vùng an toàn tối đa 500m
tính từ mép ngoài của đảo21.”
Như vậy, khác với các công trình nhân tạo khác như nhà giàn; giàn khoan dầu, khí;
cáp ngầm, ống dẫn ngầm trên biển, đảo nhân tạo là công trình xây dựng vĩnh cửu,
thường xuyên nhô trên mặt nước biển và không thể di dời dịch chuyển được.22
Căn cứ vào tính bền vững và mục đích sử dụng, đảo nhân tạo có thể được phân
thành hai loại cơ bản như sau:
(i) Nơi cư trú của cộng đồng dân cư trên biển (các thành phố, làng mạc trên biển
cố định hoặc nổi như các đảo nhân tạo mà UAE, Maldives, Canada, Singapore, Mỹ,
Nhật Bản, … đã xây dựng);
(ii) Các công trình nhằm mục đích dân sự như: thăm dò và khai thác tài nguyên
biển, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khảo cổ học, dự báo thời tiết, điều hòa thủy triều,
chống xói mòn (như các đảo của Irael xây dựng để nuôi trồng thủy sản hoặc là các đảo
nhân tạo của Hà Lan được xây dựng chủ yếu nhằm mục đích điều hòa thủy triều,
chống xói mòn), các công trình phục vụ giao thông vận tải như bến tàu, nhà kho, sân
bay (như sân bay quốc tế Hong Kong, Macau Trung Quốc, các dây bay Kansai, Kobe,
Nagasaki Nhật Bản hoặc Emirate của UAE) hoặc nhằm mục đích quân sự như Trung
Quốc đang thực hiện phi pháp trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt
Nam.23
Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng, đảo nhân tạo có thể được các quốc gia xây dựng
ở mọi vùng biển trong và ngoài quyền tài phán của quốc gia. Cụ thể, trong vùng biển
thuộc chủ quyền quốc gia (nội thủy và lãnh hải) thì quốc gia có toàn quyền xây dựng
các đảo nhân tạo phục vụ lợi ích quốc gia mình nhưng phải đảm bảo tôn trọng quyền
“đi qua không gây hại trong lãnh hải” của tàu thuyền nước ngoài. Trong vùng biển
thuộc quyền chủ quyền của quốc gia (vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh
tế) cũng như trên thềm lục địa thì quốc gia ven biển có đặc quyền trong việc xây dựng
đảo nhân tạo căn cứ theo điểm khoản 1 Điều 60 UNCLOS 1982 và cũng phải tuân

21


Ngô Hữu Phước (2015) , xem chú thích số 20.
Ngô Hữu Phước (2015) , xem chú thích số 20.
23
Ngô Hữu Phước (2015) , xem chú thích số 20.
22


13

theo một số quy định của luật pháp quốc tế. Còn trong vùng biển quốc tế và đáy đại
dương thì mọi quốc gia đều có quyền xây dựng đảo nhân tạo và phù hợp với luật pháp
quốc tế.
Trong luật biển quốc tế thì các thực thể địa lý ngoài khơi (offshore geographic
features) bao gồm bốn loại: đó là đảo (island), đá (rock), bãi cạn lúc chìm lúc nổi (lowtide elevation) và đảo nhân tạo (artificial island)24. Trong đó, ba loại được nhắc đến
trước có nguồn gốc tự nhiên bao gồm đảo (island), đá (rock) và bãi cạn lúc chìm lúc
nổi (low-tide elevation). Như vậy, có thể nhận thấy, trước khi trở thành một đảo nhân
tạo thì chúng đã là một trong ba loại thực thể địa lý ngoài khơi vừa nhắc đến. Do vậy,
vấn đề đặt ra là việc biến đổi các thực thể địa lý ngoài khơi đó thành đảo nhân tạo có
làm thay đổi quy chế pháp lý của chúng không? Phần 2.2 của tiểu luận sẽ trả lời câu
hỏi này.
2.2. Quy chế pháp lý của đảo nhân tạo
Mặc dù UNCLOS 1982 không có một định nghĩa nào về đảo nhân tạo, nhưng lại
có hàng loạt các điều khoản áp dụng cho đảo nhân tạo, tạo nên một khuôn khổ pháp lý
đặc biệt cho dạng thực thể này.
Thứ nhất, UNCLOS 1982 cho phép các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia ven
biển, được quyền xây dựng đảo nhân tạo và quyền tài phán đối với các đảo này theo
điểm b khoản 1 Điều 56 UNCLOS 1982. Rõ ràng các quốc gia ven biển có quyền xây
dựng các đảo và các thiết lập nhân tạo trong vùng lãnh hải của mình, quy định cụ thể
tại Điều 60 UNCLOS 1982 về các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trong vùng đặc

quyền về kinh tế:
1. Trong vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến
hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khai thác và sử dụng:
a) Các đảo nhân tạo;
b) Các thiết bị và công trình dùng vào các mục đích được trù định ở Điều
56 hoặc các mục đích kinh tế khác;
24

Trần Thăng Long (2015), “Việc xây dựng và lắp đặt các công trình và thiết bị của Trung Quốc trên các đảo
nhân tạo tại Biển Đông – Chiến thuật “một mũi tên nhắm hai mục tiêu”?”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Xây dựng
công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại trong khu vực, tr
37.


14

c) Các thiết bị và công trình có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các
quyền của quốc gia ven biển trong vùng.
2. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các đảo nhân tạo,
các thiết bị và các công trình đó, kể cả về mặt các luật và quy định hải quan,
thuế khóa, y tế, an ninh và nhập cư.
3. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình đó phải được
thông báo theo đúng thủ tục, và việc duy trì các phương tiện thường trực để
báo hiệu sự có mặt của các đảo, thiết bị và công trình nói trên cần được bảo
đảm.
Các thiết bị hay công trình đã bỏ hoặc không dùng đến nữa cần được tháo
dỡ để đảm bảo an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã
được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra về mặt đó.
Khi tháo dỡ phải tính đến việc đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển,
các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia khác. Cần thông báo thích đáng về

vị trí, kích thước và độ sâu của những phần còn lại của một thiết bị hoặc
công trình chưa được tháo dỡ hoàn toàn.
4. Quốc gia ven biển, nếu cần, có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo,
các thiết bị hoặc công trình đó những khu vực an toàn với kích thước hợp lý;
trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích
hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo,
các thiết bị và công trình đó.
5. Quốc gia ven biển ấn định chiều rộng của những khu vực an toàn có tính
đến các quy phạm quốc tế có thể áp dụng được. Các khu vực an toàn này
được xác định sao cho đáp ứng một cách hợp lý với tính chất và chức năng
của các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình, và không thể mở rộng
ra một khoảng cách quá 500m xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị và
các công trình, tính từ mỗi điểm của mép ngoài cùng của các đảo nhân tạo,
thiết bị và các công trình đó, trừ ngoại lệ do các vi phạm của quốc tế đã
được thừa nhận chung cho phép hoặc tổ chức quốc tế có thẩm quyền kiến
nghị. Phạm vi của khu vực an toàn được thông báo theo đúng thủ tục.


15

6. Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn đó và tuân theo
các tiêu chuẩn quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong
khu vực của các đảo nhân tạo, các thiết bị, các công trình và các khu vực an
toàn.
7. Không được xây dựng những đảo nhân tạo, thiết bị hoặc công trình,
không được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, công
trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường
hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế.
8. Các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình không được hưởng quy chế
của các đảo. Chúng không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không

có tác động gì đối với việc hoạch định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền
về kinh tế hoặc thềm lục địa25.

25

Nguyên văn tiếng Anh: “Article 60: Artificial islands, installations and structures in the exclusive economic
zone
1. In the exclusive economic zone, the coastal State shall have the exclusive right to construct and to authorize
and regulate the construction, operation and use of:
(a) artificial islands;
(b) installations and structures for the purposes provided for in article 56 and other economic purposes;
(c) installations and structures which may interfere with the exercise of the rights of the coastal State in the zone.
2. The coastal State shall have exclusive jurisdiction over such artificial islands, installations and structures,
including jurisdiction with regard to customs, fiscal, health, safety and immigration laws and regulations.
3. Due notice must be given of the construction of such artificial islands, installations or structures, and
permanent means for giving warning of their presence must be maintained. Any installations or structures which
are abandoned or disused shall be removed to ensure safety of navigation, taking into account any generally
accepted international standards established in this regard by the competent international organization. Such
removal shall also have due regard to fishing, the protection of the marine environment and the rights and duties
of other States. Appropriate publicity shall be given to the depth, position and dimensions of any installations or
structures not
entirely removed.
4. The coastal State may, where necessary, establish reasonable safety zones around such artificial islands,
installations and structures in which it may take appropriate measures to ensure the safety both of navigation
and of the artificial islands, installations and structures.
5. The breadth of the safety zones shall be determined by the coastal State, taking into account applicable
international standards. Such zones shall be designed to ensure that they are reasonably related to the nature
and function of the artificial islands, installations or structures, and shall not exceed a distance of 500 metres
around them, measured from each point of their outer edge, except as authorized by generally accepted
international standards or as recommended by the competent international organization. Due notice shall be

given of the extent of safety zones.
6. All ships must respect these safety zones and shall comply with generally accepted international standards
regarding navigation in the vicinity of artificial islands, installations, structures and safety zones.
7. Artificial islands, installations and structures and the safety zones around them may not be established where
interference may be caused to the use of recognized sea lanes essential to international navigation.


16

Ngoài ra, các quốc gia dân tộc còn được hưởng quyền xây dựng đảo nhân tạo ở đại
dương như là một trong những quyền tự do ở đại dương quy định tại Điều 87
UNCLOS 1982:
1. Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có
biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các
quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù
định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này
đặc biệt bao gồm:
a) Tự do hàng hải;
b) Tự do hàng không;
c) Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ Phần VI;
d) Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật
quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI;
e) Tự do đánh bắt hải sản trong các điều đã được nêu ở Mục 2;
f) Tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ các Phần VI và
VIII.
2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của
việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các
quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng26.

8. Artificial islands, installations and structures do not possess the status of islands. They have no territorial sea

of their own, and their presence does not affect the delimitation of the territorial sea, the exclusive economic
zone or the continental shelf.”
26
Nguyên văn tiếng Anh: “Article 87: Freedom of the high seas
1. The high seas are open to all States, whether coastal or land-locked. Freedom of the high seas is exercised
under the conditions laid down by this Convention and by other rules of international law. It comprises, inter
alia, both for coastal and land-locked States:
(a) freedom of navigation;
(b) freedom of overflight;
(c) freedom to lay submarine cables and pipelines, subject to Part VI;
(d) freedom to construct artificial islands and other installations permitted under international law, subject to
Part VI;
(e) freedom of fishing, subject to the conditions laid down in section 2;
(f) freedom of scientific research, subject to Parts VI and XIII.


17

Thứ hai, UNCLOS 1982 ở một chừng mực nào đó đã xác định tình trạng pháp lý
của đảo nhân tạo. Định nghĩa của Công ước về đảo tại khoản 1 Điều 121: “Một đảo là
một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt
nước27” rõ ràng loại trừ bất kỳ đảo nhân tạo nào. Điều 60 tại khoản 8 quy định rằng
các đảo, thiết lập và cấu trúc nhân tạo không có tư cách của đảo. Chúng không có lãnh
hải riêng và sự hiện diện của chúng không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trong khi đảo nhân tạo không tạo ra bất kỳ
vùng biển nào, thì các quốc gia ven biển lại được phép thiết lập vùng an toàn xung
quanh chúng. Nhưng khu vực an toàn xung quanh đảo nhân tạo không được vượt qua
khoảng cách 500 m, tính từ mỗi điểm của rìa ngoài của chúng, trừ khi các điểm đó
được công nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế hoặc theo khuyến cáo của các tổ chức
quốc tế có thẩm quyền.

Thứ ba, việc xây dựng đảo nhân tạo có một số vai trò nhất định đối với việc phân
định biên giới biển. Do đó, việc biến đổi các thực thể tự nhiên thành đảo nhân tạo cũng
dẫn đến nhiều hệ quả khác nhau.
Một là, các trường hợp biến đổi từ thực thể tự nhiên thành thực thể đảo nhân tạo
mà không ảnh hưởng đến quy chế pháp lý:
Trường hợp thứ nhất, nếu các công trình và cấu trúc đã được xây dựng trên các
thực thể đáp ứng định nghĩa của đảo và nếu thực thể này là vùng đất được hình thành
tự nhiên đã được mở rộng từ việc khai hoang đất đai thì quy chế đảo của thực thể vẫn
được duy trì. Đảo đó vẫn có đủ các vùng biển như lãnh thổ đất liền là lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Trường hợp thứ hai, khi thực thể trước đó là đảo đá theo quy định của khoản 3
Điều 121 UNCLOS 1982 thì thực thể này được luật định là có lãnh hải. Việc biến thực
thể đảo đá thành đảo nhân tạo thì thực thể này cũng vẫn chỉ có lãnh hải như đã có từ
trước chứ không hề mở rộng thêm bất kỳ vùng biển nào khác.

2. These freedoms shall be exercised by all States with due regard for the interests of other States in their
exercise of the freedom of the high seas, and also with due regard for the rights under this Convention with
respect to activities in the Area.”.
27
Nguyên văn tiếng Anh: “An island is a naturally formed area of land, surrounded by water, which is above
water at high tide”.


18

Hai là, các trường hợp biến đổi từ thực thể tự nhiên thành thực thể đảo nhân tạo có
làm thay đổi quy chế pháp lý:
Trường hợp thứ nhất, khi các đảo nhân tạo được xây dựng gắn với bờ biển, tạo
thành một bộ phận hữu cơ của cảng theo quy định tại Điều 11 UNCLOS 1982: “Để ấn
định ranh giới lãnh hải, các công trình thiết bị thường xuyên là bộ phận hữu cơ của

một hệ thống cảng, nhô ra ngoài khơi xa nhất, được coi là thành phần của bờ biển
[...].28”, thì được coi là thành phần của bờ biển và chúng có thể được coi là điểm vật
chất cụ thể để xác định đường cơ sở.
Trường hợp thứ hai, đối với bãi cạn lúc nổi lúc chìm và thực thể luôn chìm cách
đất liền một khoảng cách nhỏ hơn chiều rộng lãnh hải nhưng được xây dựng thành đảo
nhân tạo theo tinh thần của khoản 4 Điều 7 UNCLOS 1982: “Các đường cơ sở thẳng
không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở
đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước”29.
Quy định này chỉ ghi nhận trên từ ngữ là “đèn biển hoặc các thiết bị tương tự” nhưng
bản chất là nhắm đến việc từ luôn bị ngập nước trở thành “thường xuyên nhô trên mặt
nước”. Do đó, nếu biến các thực thể luôn bị ngập nước thành một đảo nhân tạo luôn
nổi trên mặt nước thì có nghĩa là đường cơ sở thẳng sẽ được vẽ lại, kéo theo đó là vị trí
của các vùng biển thuộc quyền tài phán của quốc gia cũng thay đổi.
Trường hợp thứ ba, đối với bãi cạn lúc nổi lúc chìm, bãi ngầm nằm ở vùng đặc
quyền kinh tế. Khi thực thể còn là bãi cạn lúc nổi lúc chìm, bãi ngầm nằm ở vùng đặc
quyền kinh tế thì quốc gia ven biển chỉ có quyền chủ quyền đối với thực thể tự nhiên
đó nhưng khi trở thành đảo nhân tạo thì theo quy định tại khoản 5 Điều 60, quốc gia
ven biển được quyền thiết lập một khu vực an toàn có bề rộng tối đa là 500 m. Từ đó,
nếu là thực thể tự nhiên, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và bãi ngầm không phải là lãnh
thổ – đối tượng của yêu sách chủ quyền nhưng khi trở thành đảo nhân tạo, quốc gia
ven biển có chủ quyền đối với chúng và chúng lại trở thành đối tượng của yêu sách
chủ quyền.

28

Nguyên văn tiếng Anh: “For the purpose of delimiting the territorial sea, the outermost permanent harbour
works which form an integral part of the harbour system are regarded as forming part of the coast […]”.
29
Nguyên văn tiếng Anh: “Straight baselines shall not be drawn to and from low-tide elevations, unless
lighthouses or similar installations which are permanently above sea level have been built on them […]”.



×