Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

hướng dẫn điều trị đái tháo đường của ADA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 11 trang )

Cập nhật hướng dẫn điều trị đái tháo đường của ADA
2019
DS. Phan Quang Khải, DS. Nguyễn Duy Long
Ngày 17/12/2018, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đã chính thức công bố hướng dẫn mới năm
2019. Bài tóm tắt chỉ tập trung vào các điểm mới và chỉ rõ thông tin cần xem lại chi tiết trong
guideline. Bên cạnh đó, rất nhiều khuyến nghị đã được cập nhật trước đó thông qua đồng thuận
ADA & EASD 2018 cũng như hướng dẫn mới của ACC được công bố một tháng trước đây.
1. Cá nhân hóa trong quản lý ĐTĐ
Minh hoạ mới về việc quyết định Mục tiêu chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm. (Mục 4,
trang S35trong guideline)

Hình 1. Chiến lược quản lý lấy bệnh nhân làm trung tâm trong ĐTĐ týp 2
Khuyến nghị mới về quản lý lối sống, nhấn mạnh những nhu cầu và cân nhắc về hoạt động thể
chất và dinh dưỡng cho bệnh nhân cao tuổi (>65 tuổi) mắc ĐTĐ. (Mục 12, trang S141,
Khuyến nghị 12.10)
Phác đồ mới cung cấp một lộ trình đơn giản hóa các kế hoạch điều trị với insulin dành cho bệnh
nhân lớn tuổi (> 65 tuổi) mắc bệnh ĐTĐ. (Mục 12, trang S143-S144)


Hình 2. Lộ trình đơn giản hoá các kế hoạch điều trị với insulin ở bệnh nhân ĐTĐ >65 tuổi



Mở rộng đáng kể các khuyến nghị điều trị ĐTĐ týp 2 cho trẻ em và thanh thiếu niên nhằm kết
hợp với hướng dẫn của ADA dành cho thanh thiếu niên được công bố vào năm 2018. Các
khuyến nghị hiện có bao gồm sàng lọc và chẩn đoán, quản lý lối sống, điều trị dùng thuốc, xem
xét các yếu tố tâm lý xã hội, chức năng tim,...(Mục 13, trang S148 - S164)
Cung cấp hướng dẫn về việc quản lý ĐTĐ mới khởi phát ở đối tượng trẻ tuổi thừa cân. (Mục
13, trang S157)

Hình 3. Quản lý ĐTĐ mới khởi phát ở đối tượng trẻ tuổi bị thừa cân


2. Bệnh tim mạch và ĐTĐ
Lần đầu tiên, chương quản lý bệnh tim mạch của ADA nhận được sự đồng thuận của Trường
ban Tim mạch Hoa Kỳ - ACC. (Mục 10, trang S103 - S123)
ADA cũng đã chấp thuận việc sử dụng công cụ ước tính nguy cơ bệnh tim mạch do xơ vữa
(BTMDXV) của ACC, ASCVD Risk Estimator Plus, để đánh giá thường quy nguy cơ 10
năm BTMDXV ở bệnh nhân ĐTĐ. (Mục 10, trang S104)
Đề xuất cách diễn đạt mới nhằm nhấn mạnh suy tim là 1 trong các nguyên nhân chính gây ra
bệnh và tử vong do tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ và cần phải xem xét tình trạng suy tim khi tối
ưu hóa việc chăm sóc ĐTĐ. (Mục 10, trang S103-S123)
Các khuyến nghị mới chi tiết hoá về việc sử dụng thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển natriglucose 2 (SGLT-2) hoặc thuốc chủ vận thụ thể glucagon-like peptide 1 (GLP-1). Đây là các


thuốc trị ĐTĐ đã được chứng minh có lợi cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và được chẩn đoán mắc
bệnh tim mạch, có hoặc không có suy tim. (Mục 10, trang S114, Khuyến nghị 10.39 và 10.40)
Khuyến nghị mới nêu lên những lợi ích của thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 và ức chế SGLT-2 cho
bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và bệnh thận mạn. (Mục 11, trang S124, Khuyến nghị 11.3)


Hình 4. Lựa chọn thuốc trị ĐTĐ cho bệnh nhân mắc kèm BTMDXV, suy tim và bệnh thận
mạn
3. Kĩ thuật/công nghệ và ĐTĐ
Mục mới tập trung vào sử dụng công nghệ trong bệnh ĐTĐ bao gồm các khuyến nghị mới về
việc sử dụng insulin (ống tiêm, bút tiêm và bơm insulin), máy đo đường huyết, máy theo dõi
glucose liên tục (đo thời gian thực và đo ngắt quãng) và các thiết bị cung cấp insulin tự động
(như tuyến tụy nhân tạo). (Mục 7, trang S71 - S80)

Điều trị từ xa ngày càng trở nên phổ biến hơn và giúp tăng khả năng tiếp cận chăm sóc bệnh
nhân ĐTĐ. Hướng dẫn của ADA 2019 có bàn về việc cung cấp từ xa các dịch vụ liên quan đến
sức khỏe và thông tin lâm sàng. (Mục 1, trang S8 - S9)
Thảo luận về kỹ thuật tiêm insulin cũng được đưa vào nhằm đảm bảo việc đưa một cách chính

xác insulin đến đúng mô đích nhằm tối ưu hóa việc quản lý đường huyết và tính an toàn. (Mục
9, trang S91)
4. Liệu pháp dinh dưỡng
Quan tâm hơn đến việc chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm, hướng dẫn của ADA thừa nhận
rằng không có chế độ ăn uống nào phù hợp với tất cả mọi người và có nhiều chế độ ăn uống
khác nhau có thể giúp kiểm soát bệnh ĐTĐ. Khuyến nghị bệnh nhân nên trao đổi với một
chuyên gia dinh dưỡng nhằm xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng cho riêng mình. (Mục 5,
trang S47-48)
Khuyến nghị mới nhấn mạnh lợi ích của việc uống nhiều nước hơn và giảm thức uống có
chứa chất làm ngọt có hoặc không có năng lượng (calories). (Mục 5, trang S49, Khuyến nghị
5.23 trong Bảng 5.1)


5. Điều trị dùng thuốc và mục tiêu đường huyết
Cập nhật đáng kể khuyến nghị điều trị dùng thuốc cho bệnh nhân ĐTĐ týp 2 để phù hợp và
phản ánh Báo cáo đồng thuận mới của ADA-EASD, xem xét cụ thể các bệnh đồng mắc quan
trọng như BTMDXV, bệnh thận mạn và suy tim; cũng như các yếu tố quan trọng của bệnh nhân
như nguy cơ hạ đường huyết, cân nặng, chi phí và ưu tiên của bệnh nhân. (Mục 9, trang S95 S96)


Hình 5. Tổng quan về điều trị dùng thuốc trong ĐTĐ týp 2
Việc tiếp cận điều trị bằng thuốc đường tiêm cũng được sửa đổi: với những bệnh nhân cần dùng
thuốc đường tiêm để tăng hiệu quả hạ đường huyết, thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 hiện được
khuyến nghị là lựa chọn đầu tiên trước insulin cho hầu hết bệnh nhân mắc ĐTĐ týp 2. (Mục
9, trang S95, Hình 9.2)


Hình 6. Tăng cường điều trị bằng thuốc tiêm



Gabapentin được đưa vào lựa chọn mới cho điều trị đau do thần kinh ở bệnh nhân ĐTĐ dựa trên
dữ liệu mới nhất cho thấy hiệu lực cao và khả năng tiết kiệm chi phí. (Mục 11, S131, Khuyến
nghị 11.31)
Bổ sung bảng mới hỗ trợ việc đánh giá chi tiết các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết. (Mục 4,
trang S39)


Tài liệu tham khảo
Joshua J. Neumiller, et al. American Diabetes Association standards of medical care in diabetes
– 2019. Diabetes Care 2019;42:S1. Link
Dịch và biên tập
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Trần Trung Kiên, SV D14 ĐH Y Dược TP.HCM
Lê Trần Quang Huy, SV D15 ĐH Y Dược TP.HCM
Nguyễn Thị Nga, SV D14 Học viện Quân Y Hà Nội
Trần Quang Huy, SV D16 ĐH HUTECH
Lê Công Thế Hưng, SV D16 ĐH HUTECH
Lý Minh Thanh, SV D16 ĐH HUTECH

Hiệu đính
1. DS. Phan Quang Khải
2. DS. Nguyễn Duy Long




×