Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tieu luan quan tri chien luoc nang cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (956.66 KB, 20 trang )

MỤC LỤC


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MÔI
TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1

Khái niệm về phân tích môi trường hoạt động của

doanh nghiệp
1.1.1

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp

Phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên
cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định
những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trở thành cơ sở
để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp về
các yếu tố của môi trường bên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố để tiến hành phân tích môi trường bên trong doanh
nghiệp bao gồm:
– Nguồn nhân lực: là yếu tố đầu tiên của tổ chức nhân sự mà nhà
quản trị cần phân tích đánh giá. Nhân lực trong một doanh nghiệp
bao gồm cả quản trị cao cấp và quản trị viên thừa hành. Nhà quản
trị cao cấp: khi phân tích nhà quản trị cao cấp ta cần phân tích
trên ba khía cạnh cơ bản sau: Các kỹ năng cơ bản (kỹ năng kỹ
thuật chuyên môn, năng lực nhân sự, kỹ năng làm việc tập thể và
năng lực của tư duy)
– Đạo đức nghề nghiệp như: động cơ làm việc, tận tâm với công
việc, có trách nhiệm trong công việc, trung thực hành vi, tính kỷ
luật và tự giác trong tập thể. Những kết quả đạt được và các lợi ích


mà nhà quản trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp.
– Người thừa hành: Phân tích người thừa hành dựa vào các khả
năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành tích đạt được

Trang 2


trong trong quá trình làm việc. Phân tích và đánh giá khách quan
nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch nhân
sự, triển khai thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành
viên, từ nhà quản trị cấp cao đến người thừa hành, nhằm đảm bảo
thực hiện chiến lược thành công bền vững.
Nguồn lực vật chất: Nguồn lực vật chất là các yếu tố như: tài
chính, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công
nghệ quản lý, các thông tin môi trường kinh doanh…. Phân tích và
đánh giá đúng các nguồn lực vật chất sẽ giúp tạo cơ sở quan trọng
cho nhà quản trị hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm năng,
những điểm mạnh và điểm yếu so với các doanh nghiệp đối thủ
cạnh tranh cùng ngành nghề.
– Các nguồn lực vô hình: Các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp
chủ yếu là Ý tưởng chỉ đạo qua triết lý kinh doanh, tinh thần làm
việc tốt của đội ngũ. Chiến lược kinh doanh phù hợp với môi trường
trong và ngoài doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu tổ
chức hiệu quả , uy tín của nhà quản trị cao cấp, uy tín thương hiệu
và thị phần sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trường. Sự tín nhiệm và
ủng hộ của khách hàng. Tính sáng tạo của nhân viên. – – Văn hóa
doanh nghiệp.
Các nguồn lực nói trên của từng doanh nghiệp không đồng nhất và
luôn biến đổi theo thời điểm. Nếu không phân tích và đánh giá
đúng nguồn lực vô hình dẫn đến doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh

mất các lợi thế có sẵn của mình trong kinh doanh.
1.1.2
1.1.2.1

Phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp
Môi trường vĩ mô của nền kinh tế

– Môi trường các yếu tố chính trị

Trang 3


Môi trường các yếu tố chính trị bao gồm: luật pháp hiện hành của
quốc gia các chính sách và cơ chế của nhà nước đối với ngành
nghề kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải lưu ý tới các
yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi hay biến động về chính
trị quốc gia, khu vực và chính trị thế giới để có những quyết định
đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.
Chúng ta có thể xem xét một số yếu tố pháp luật ảnh hưởng của
môi trường chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: sau
khi gia nhập PPT các sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu từ các nước
thành viên hiệp hội được giảm thuế, dẫn tới các doanh nghiệp
không tử sản xuất nguyên liệu nữa mà chuyển sang nhập khẩu để
có giá thành giảm dẫn đến cạnh tranh hơn.
Việc ổn định chính trị sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động các
doanh nghiệp, các rủi ro do môi trường chính trị tạo ra thường là
rất lớn dẫn đến phá sản cho doanh nghiệp. Khi thay đổi bộ máy
nhân sự trong chính phủ có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể
về chính sách về kinh tế, như chính phủ có thể quốc hữu hoá
doanh nghiệp theo chủ trương, tịch thu tài sản, ngăn cấm dịch

chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp hay điều chỉnh các chính sách tài
chính tiền tệ quốc gia.
– Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến doanh
nghiệp là lãi xuất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài
chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế ,chính sách thuế, tỷ giá
ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội
GDP….

Trang 4


Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh
nghiệp cũng có thể là những thách thức đối với các doanh nghiệp
khác.
– Môi trường công nghệ kỹ thuật quốc gia:
Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, danh nghiệp nào có
điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất
kinh doanh thì chiếm được lợi thế rất lớn về chất lượng, tốc độ sản
xuất..từ đó tồn tại và phát triển.
Hầu như các hàng hoá sản phẩm của thế giới hiện đại được tạo ra
đều dựa trên những thành tựu hay phát minh khoa học kỹ thuật
-công nghệ. Có thể nói rằng, cất công nghệ càng cao thì giá trị sản
phẩm càng cao theo tỷ lệ.
Kỹ thuật – công nghệ như là một bộ phận của môi trường kinh
doanh bên ngoài tác động tác động đến hoạt động doanh nghiệp
qua hai mặt:
+ Thứ nhất, công nghệ từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp
thông qua công nghệ bên trong. Nếu doanh nghiệp không theo kịp

bằng cách áp dụng công nghệ mới của xã hội thì các sản phẩm
mình làm ra sẽ nhanh chóng lạc hậu, không thể bán được cho
người tiêu dùng.
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm
năng, những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản
phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Công nghệ
càng nhanh phát triển sẽ dẫn đến vòng đời sản phẩm càng ngắn
lại.
– Môi trường các điều kiện tự nhiên:

Trang 5


Môi trường các điều kiện tự nhiên là các yếu tố tự nhiên liên quan
như: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…. các doanh
nghiệp bị ảnh hưởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thường
các doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách
riêng của mình, việc đóng thuế môi trường là góp phần tạo sự ổn
định các điều kiện tự nhiên, rất nhiều doanh nghiêp chủ động tìm
cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lượng sạch hoặc
nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất
thải.
Môi trường các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến doanh nghiệp qua
các mặt sau: Phát sinh ra thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào
cho các doanh nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trường
các ngành hàng tiêu dùng. Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm
và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hưởng đến thị phần
và sức tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất ra.
– Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp.
Môi trường văn hoá xã hội của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá

xã hội đang diễn ra trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, có
ảnh hưởng tới kết quả hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế con người luôn sống trong môi trường văn hoá đặc thù khu
vực, tính đặc thù của mỗi nhóm người vận động trong đó, vận
động theo hai khuynh hướng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân
tộc vùng miền, một khuynh hướng khác là hoà nhập với các nền
văn hoá khác, vươn ra quốc tế.
Nhà quản trị phải biết nắm vững cả hai khuynh hướng trên để có
giải pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích
hợp vào từng loại thị trường có nền văn hoá khác nhau, văn hóa

Trang 6


vùng miền thường được các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ trước khi
tung sản phẩm. Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể
thâm nhập từng bước hoặc phải điều chỉnh thị hiếu để xâm nhập
thành công vào thị trường mới.
Nhìn chung văn hoá xã hội ảnh hưởng đến các hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành
nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cư, từ đó hình thành
nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cư xử của khách hàng trên
thị trường.
Ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên
trong của doanh nghiệp. Văn hoá quy định cách thức mà doanh
nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.
Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá
đến kết quả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải
có cách để điều chỉnh phù hợp với môi trường văn hóa mà mình
đang hoạt động.

– Môi trường dân số.
Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng sản phẩm sữa
thường xuyên, phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết
đối tượng khách hàng của doanh nghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ
thống phân phối hoàn hảo.
1.1.2.2

Môi trường vi mô

– Yếu tố Khách hàng:
Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh
nghiệp đang kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách
hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định

Trang 7


tới sự sống còn của một doanh nghiệp. Quyết định của khách hàng
đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:
Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh
nghiệp sẽ phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể
bán với giá mà đại bộ phận người tiêu dùng chấp nhận, tức giá
cạnh tranh trên thị trường.
Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào,
chất lượng ra sao. Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ
khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị
trường, người mua sẽ lựa chọn theo ý thích của mình và đồng thời
giúp doanh nghiệp điều chỉnh phương thức phục vụ.
Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trường
từ thụ trường người bán sang thị trường người mua sự ủng hộ,

khách hàng đương nhiên được coi như “thượng đế”.
– Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp luôn trong trang thái phải ứng phó với cùng lúc rất
nhiều đối thủ cạnh tranh. Đặt doanh nghiệp không được xem
thường bất kỳ đối thủ nào và cũng cần phải đáp ứng văn hóa cạnh
tranh. Lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất ngoài việc nhìn vào
đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các phương án vừa phải
xác định, dẫn đạo thị trường, hiệp thương, vừa phải hướng tới
chiếm lĩnh sự ủng hộ từ khách hàng.
– Các đơn vị cung ứng:
Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối với doanh
nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn
định theo kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tế nhà cung cấp thường

Trang 8


được phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ,
nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung
cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo
hiểm.
Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ tới nhiều nguồn
cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc
cung cấp phải đầy ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất lượng. Nếu
sai lệch sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân
doanh nghiệp. Điều này lưu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm
cách đến được các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và
giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.
Phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của
doanh nghiệp là hoạt động tất yếu phải thực hiện nếu như doanh

nghiệp muốn giảm thiểu rủi ro.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU
2.1

Giới thiệu sơ lược về công ty CP Giống bò sữa Mộc

Châu (MOCCHAUMILK)
Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu hoạt động dưới sự lãnh
đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Việc điều hành, quản lý
Công ty được tiến hành theo chế độ trực thuộc Tổng Công ty trên
cơ sở quyền làm chủ tập thể của cán bộ công nhân viên chức, hoạt
động theo phương thức hạch toán kinh doanh, giải quyết đúng đắn
mối quan hệ giữa lợi ích của người lao động và doanh nghiệp,
trong đó lợi ích của người lao động là đối tượng tác động trực tiếp.

Trang 9


Với nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò
sữa, sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn
chăn nuôi, mục đích của Công ty Cổ phần Giống Bò sữa Mộc Châu
là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng về các sản phẩm sữa trên toàn
quốc. Hàng năm Công ty đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
hàng tỉ đồng. Bên cạnh đó, còn góp phần giải quyết công ăn việc
làm cho dân cư địa phương và nâng cao đời sống cho cán bộ công
nhân viên của Công ty.
TẦM NHÌN
Mộc Châu Milk đã và đang trao những sản phẩm chất lượng nhất,

thơm ngon tươi sạch nhất của quê hương Mộc châu – Sơn La đến
tận tay con người Việt Nam.Với thông điệp “Thảo nguyên xanh –
Sữa mát lành”, Mộc Châu Milk đang góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, thể chất và trí tuệ Việt Nam.
SỨ MỆNH
Mộc Châu Milk đã và đang trao những sản phẩm chất lượng nhất,
thơm ngon tươi sạch nhất của quê hương Mộc Châu – Sơn La đến
tận tay con người Việt Nam. Với thông điệp “Thảo nguyên xanh –
Sữa mát lành”, Mộc Châu Milk đang góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống, thể chất và trí tuệ Việt Nam

Loại hình: Công ty cổ phần
Thành lập: 08/04/1958
Trụ sở chính: Km 194 thị trấn Nông trường Mộc Châu - huyện Mộc
Châu - Tỉnh Sơn la
Website: />
Trang 10


Lịch sử phát triển
Giai đoạn từ năm 1961 đến 1982:
Nông trường Quân đội Mộc Châu trở thành Nông trường Quốc
doanh Mộc Châu, đi sâu vào công tác tổ chức quản lý làm ăn lớn,
hình thành những mô hình kinh tế để các hợp tác xã noi theo.
Trong thời kỳ này, Nông trường được tặng thưởng Huân chương Lao
động Hạng nhất, Nông trường có 15 đội và 1 Nông trường bộ do
Ban giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Năm 1966 Nông trường được nhận
170 con bò lang trắng đen đưa từ Ba Vì lên, lúc này đàn bò sữa của
Nông trường tăng lên 400 con và 2.000 bò nội, sản lượng sữa đạt
24 tấn/năm, xưởng chế biến thức ăn gia súc đã phát triển, xưởng

chế biến sữa được mở rộng, các sản phẩm sữa hộp, Cazein, bơ
mang nhãn hiệu Thảo Nguyên được xuất bán khắp nơi.
Giai đoạn mở rộng quy mô từ năm 1983 đến năm 1987:
Quy mô của xí nghiệp được mở rộng không ngừng và lai tạo được
nhiều giống bò mới. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có
quyết định số 147/NN/CT/QĐ ngày 01 tháng 06 năm 1982 về tổ
chức lại xí nghiệp, thành lập Xí nghiệp Liên hợp Mộc Châu, với 6
Nông trường, 7 xí nghiệp thành viên và 1 cơ quan Xí nghiệp Liên
hiệp
Giai đoạn sang trang mới, từ năm 1987 đến năm 1998:
Trong những năm đầu của giai đoạn này, chịu ảnh hưởng diễn
biến phức tạp của thế giới, đất nước còn gặp nhiều khó khăn về
mọi mặt, Nông trường Mộc Châu cũng trong hoàn cảnh đó. Trong
thời kỳ này, xu thế thời đại có những chuyển biến mới, đất nước ta
chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 11


Giai đoạn 1988 – 1991:
Lúc này, Nông trường vẫn hoạt động theo cơ chế cũ: mô hình chăn
nuôi bò sữa tập trung. Đây là giai đoạn ngành chăn nuôi bò sữa
giảm đến mức thấp nhất, đàn bò từ 2.136 con giảm xuống còn
1.294 con. Sản lượng sữa từ 2.487 tấn giảm còn 1.285 tấn. Doanh
thu từ 19 tỷ giảm xuống còn 5 tỷ đồng, đời sống của người chăn
nuôi bò sữa hết sức khó khăn.
Năm 1994:
Đàn bò sữa có 1.385 con, sản lượng sữa 2.133 tấn, doanh thu 7,6
tỷ đồng, đời sống của cán bộ công nhân lao động tăng lên rõ rệt.

Giai đoạn 2000 - 2003
Trước những thắng lợi đã đạt được, bư ớc sang một thiên niên kỷ
mới, Công ty có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển.
Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 17.100.700.000 đồng
- Trong đó Nhà nước: 8.721.000.000 đồng
- Vốn cổ đông khác: 247.900.000 đồng
- Vốn cổ đông người lao động trong công ty: 8.131.800.000 đồng
Nhiệm vụ chính là chăn nuôi bò sữa, cung cấp con giống bò sữa,
sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa và sản xuất thức ăn chăn
nuôi
Để đẩy mạnh phát triển quy mô đàn bò sữa, Công ty cổ phần
Giống bò sữa Mộc Châu đã chọn cách liên kết bền chặt với người
nông dân để cùng phát triển.
Theo đó, Mộc Châu Milk sẽ là trung tâm đào tạo kỹ năng và
chuyển giao công nghệ chăn nuôi cho người nông dân, giúp họ tiếp
cận với khoa học kỹ thuật để sản xuất theo quy mô hàng hóa.
Trong tất cả các khâu chăn nuôi, sản xuất, doanh nghiệp đều đầu
tư đồng bộ và chú trọng đến sự gắn kết. Để đồng vốn của người
nông dân được bảo toàn và phát huy tối đa hiệu quả, Mộc Châu

Trang 12


Milk còn thành lập quỹ bảo hiểm vật nuôi và bảo hiểm giá sữa vào
năm 2004.

CHƯƠNG 3: SỬ DỤNG CÁC MA TRẬN ĐỂ LƯỢNG HÓA CÁC
ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC CHO
CÔNG TY


3.1

Lập ma trận SWOT cho MOCCHAUMILK

-Điểm mạnh (S) :
*Thương hiệu lâu đời tại Việt Nam :MOCCHAUMILK là thương hiệu được người
Việt tin tưởng sử dụng trong hơn 60 năm qua với nhiều giải thưởng quan trọng như:
Huân chương lao động, bằng khen, cúp vàng.
*Lãnh đạo quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: MOCCHAUMILK có đội ngũ lãnh
đạo quản lý giỏi, giàu tham vọng chứng minh bởi quá trình phát triển trong hơn 60
năm qua.
*Danh mục sản phẩm đa dạng,sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành rẻ sản
phẩm nhập ngoại nhập ngoại,thị phần lớn Việt Nam so với các nhà cung cấp sản
phẩm cùng loại
*Mạng lưới phân phối rộng khắp,kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và truyền
thống: mạng lưới bạn hàng rộng khắp là yếu tố dẫn đến thành công.
*Quan hệ tốt với nhà cung cấp,chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào,đầu tư việc
cung cấp sữa bò: MOCCHAUMILK đã chủ động xây dựng mối quan hệ bền vững
với nhà cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò
sữa.Đảm bảo việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất

Trang 13


*Trang thiết bị, công nghệ hiện đại: MOCCHAUMILK đã đầu tư xây dựng nhà máy
UHT, nhà máy, trung tâm con giống cùng với nhà máy TMR để đảm bảo nguồn
thức ăn cho bò.
-Điểm yếu (w):
*Chưa đầu tư mạnh về máy móc, công nghệ: Đầu tư vào máy móc và công nghệ chế
biến sửa vẫn ở mức thấp so với các đối thủ cạnh tranh.

*Thị phần chưa cao,chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa trong nước và nhập
khẩu từ : Mỹ, Úc, Hà Lan, Dutchlady chiếm 20%,Vinamilk chỉ chiếm 16%.
*Khâu marketing yếu: điểm yếu của MOCCHAUMILK là sản phẩm tốt nhưng
khâu marketing vẫn còn yếu,dẫn đến chưa tạo được một thông điệp hiệu quả để
quảng bá tới người tiêu dùng về điểm mạnh công ty, trong các sản phẩm sữa tươi
chiếm 70-99% nhưng chưa biết cách khai thác thương hiệu nên MOCCHAUMILK
vẫn chưa có điểm nhấn nào để người tiêu dùng biết đến sữa tươi so với sữa hoàn
nguyên,tiệt trùng.
-Cơ hội (O):
*Nguồn nguyên liệu cung cấp nhận được sự trợ giúp của Chính Phủ, nguyên liệu
nhập khẩu có thuế suất giảm, miễn thuế: Quyết định số 10 /2008/QĐ/TTg của Thủ
Tướng Chính Phủ đặt ra chỉ tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt 380 ngàn
tấn,năm 2015 đạt 700 ngàn tấn,năm 2020 đạt 1 triệu tấn .Với chính sách trên vấn đề
nguyên liệu đầu vào không còn là gánh nặng quá lớn với công ty. Tận dụng các
chính sách ưu đãi của Chính Phủ về ngành sữa,phê duyệt dự án 2000 tỷ cho các
doanh nghiệp phát triển đến năm 2020,các chính sách ưu đãi về miễn, giảm thuế,
nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định( Mocchaumilk cung cấp các nguồn đầu tư, xây
dựng các nguồn nguyên liệu phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp).
*Gia nhập :WTO mở rộng thị trường: mở rộng thị trường kinh doanh học hỏi kinh
nghiệm,gia nhập TPP tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung
ứng, cũng như thương mại không gián đoạn, đẩy mạnh tính hiệu quả và hỗ trợ thực

Trang 14


hiện mục tiêu về tạo việc làm, nâng cao mức sống, thúc đẩy các nỗ lực bảo tồn và
tạo thuận lợi cho việc hội nhập qua biên giới cũng như mở cửa thị trường trong
nước là cơ hội lớn đối với doanh nghiệp trong nước nói chung và Vinamilk nói
riêng,...
*Lực lượng khách hàng có tiền năng cao,nhu cầu lớn: Dân số nước ta tính đến tháng

12/2019 là hơn 94 triệu người, tốc độ gia tăng dân số ngày càng cao đối tượng
khách hàng ngày càng nhiều.Ngành sữa đang trong giai đoạn tăng trưởng nên
MOCCHAUMILK cũng có nhiều tiềm năng phát triển,nhu cầu tiêu thụ sản phẩm về
sữa ở nước ta đang ở mức ổn định, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến sức
khỏe,ưu tiên sử dụng các sản phẩm về sữa.
-Thách thức(T):
* Nhiều đối thủ cạnh tranh: thị trường cạnh tranh quyết liệt,có nhiều công ty tham
gia như Dutch Lady, Vinamilk, TH True Milk, Nutifood…
* Gia nhập: WTO,TPP cắt, giảm, miễn thuế là cơ hội để nhiều đối thủ cạnh tranh
xâm nhập thị trường Việt Nam nhiều đối thủ cạnh tranh,...Tình hình chính trị trên
thế giới còn nhiều bất ổn.
*Khách hàng: Thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro, tâm lý thích sử dụng hàng
ngoại.
Lĩnh vực kinh doanh có tính chất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
người tiêu dùng đòi hỏi công ty luôn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, các vấn
đề về an toàn vệ sinh thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại, kĩ càng hơn
trong việc lựa chọn sản phẩm.
Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người dân vẫn đang là thử thách lớn với
MOCCHAUMILK và các công ty cùng ngành.

Trang 15


3.2

Lập ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE)

3.2.1 Giới thiệu về ma trận EFE
Ma trận EFE hay External Factor Evaluation Matrix - Ma trận đánh giá các yếu tố
bên ngoài là mô hình thường được sử dụng trong quản trị chiến lược nhằm đánh giá

các nhân tố bên ngoài liên quan đến tổ chức, công ty để ra quyết định chiến lược
chính xác.
Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu có thể ảnh
hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh
doanh
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng) đến
1.0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào
mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn
đang sản xuất/ kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải
bằng 1,0.
Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy
thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt
nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.
Bước 4:Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm
số của các yếu tố
Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận.
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có
trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1
Nếu tổng số điểm là 4 thì công ty đang phản ứng tốt với những cơ hội và nguy cơ.
Nếu tổng số điểm là 2,5 công ty đang phản ứng trung bình với những cơ hội và
nguy cơ

Trang 16


Nếu tổng số điểm là 1 , công ty đang phản ứng yếu kém với những cơ hội và nguy
cơ .
3.2.2 Lập Bảng ma trận EFE

3.3 Lập ma trận các yếu tố bên trong (IFE)

3.3.1 Giới thiệu về ma trận IFE
Yếu tố nội bộ được xem là rất quan trọng trong mỗi chiến lược kinh doanh và các
mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, sau khi xem xét tới các yếu tố nội bộ , nhà quản
trị chiến lược cần lập ma trận các yếu tố này nhằm xem xét khả năng năng phản ứng
và nhìn nhận những điểm mạnh, yếu. Từ đó giúp doanh nghiệp tận dụng tối đã điểm
mạnh để khai thác và chuẩn bị nội lực đối đầu với những điểm yếu và tìm ra những
phương thức cải tiến điểm yếu này.
Để hình thành một ma trận IEF câng thực hiện qua 5 bước như sau:
Bước 1: Lập danh mục từ 10 – 20 yếu tố , bao gồm những diểm mạnh, yếu cơ bản
có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, tới những những mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề
ra.
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 ( không quan trọng ) đến 1,0 ( rất quan
trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức

Trang 17


độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp trong ngành. Tổng
số tầm quan trọng của tất cả các yếu tố phải bằng 1,0
Bước 3: Xác định trọng số cho từng yếu tố theo thành điểm từ 1 tới 4 , trong đó 4 là
rất mạnh, 3 điểm là khá mạnh, 2 điểm là khá yếu, 1 điểm là rất yếu
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định số
điểm của các yếu tố .
Bước 5: Cồng số điểm của tất cả các yếu tố, để xác định tổng số ddierm ma trận
Đánh giá: Tổng số điểm của ma trạn nằm trong khoảng từ diểm 1 đến diểm 4, sẽ
không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố quan trọng trong ma trận
- Nếu tổng số điểm dưới 2,5 điểm , công ty yếu về những yếu tố nội bộ
- Nếu tổng số diểm trên 2,5 điểm công ty mạnh về các yếu tố nội bộ.
3.3.2 Lập ma trận các yếu tố bên trong (IFE)


Trang 18


3.3

Kết luận và đánh giá

Dựa trên kết quả phân tích EFE của bảng trên với tổng số điểm 2.35, kết quả thấp
hơn mức trung bình 2.5 nên ta đưa ra nhận xét đánh giá là công ty đang phản ứng
kém với những cơ hội và thách thức đối với môi trường bên ngoài. Với kết quả
phân tích IFE với tổng số điểm là 2.41 cho thấy công ty đang ở mức trung bình
trong vấn đề quản lý chi phí nội bộ và phát triển sản phẩm. Để nâng cao năng lực
cạnh tranh hơn đối với những đối thủ mạnh trong nước và cả những đối thủ có tiềm
lực rất mạnh từ nước ngoài, công ty cần đầu tư mạnh mẽ hơn về phát triển công
nghệ và đa dạng sản phẩm để tận dụng cơ hội phát triển trong giai đoạn mở cửa như
hiện nay. Công ty đang có lợi thế mạnh về sự ủng hộ của Nhà Nước cùng với chính
sách ưu đãi nên cần tận dụng tối đa cơ hội này để vươn lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. />
Trang 19


2. , CTCP Giống bò sữa Mộc Châu
3. , Những điều làm nên thương hiệu Mộc Châu Milk

Trang 20




×