Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Phân biệt từ láy và từ ghép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.1 KB, 4 trang )

CÁCH PHÂN BIỆT CÁC TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY DỄ LẪN LỘN
Phân biệt từ ghép và từ láy vốn rất phức tạp. Bởi vậy Tiếng Việt có sự chuyển hoá
từ từ ghép sang từ láy âm. Lại không ít trường hợp phân tích rạch ròi giữa là ghép
hay láy đành xếp chúng vào đơn vị trung gian. Tuy nhiên cũng có một số cách nhận
diện, phân biệt từ láy, từ ghép. Bạn có thể phân biệt dễ dàng theo các cách sau đây.
Bài tập về từ ghép và từ láy
Bài tập ôn luyện từ và câu lớp 3
1. Nếu các tiếng trong từ có cả quan hệ về nghĩa và quan hệ về âm (âm thanh) thì ta xếp
vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: thúng mủng, tươi tốt, đi đứng, mặt mũi, phẳng lặng, mơ mộng, buôn bán nhỏ nhẹ,
hốt hoảng,...
2. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng không có
quan hệ về âm thì ta xếp vào nhóm từ ghép.
Ví dụ: Xe cộ, tre pheo, gà qué, chợ búa,...
3. Nếu các từ chỉ còn 1 tiếng có nghĩa, còn 1 tiếng đã mất nghĩa nhưng 2 tiếng có quan hệ
về âm thì ta xếp vào nhóm từ láy.
Ví dụ: chim chóc, đất đai, tuổi tác, thịt thà, cây cối, máy móc,...
- Lưu ý: Những từ này nếu nhìn nhận dưới góc độ lịch đại (tách riêng các hiện tượng
ngôn ngữ, xét trong sự diễn biến, phát triển theo thời gian làm đối tượng nghiên cứu) và
nhấn mạnh những đặc trưng ngữ nghĩa của chúng thì có thể coi đây là những từ ghép
(T.G hợp nghĩa). Nhưng xét dưới góc độ đồng đại (tách ra một trang thái, một giai đoạn
trong sự phát triển của ngôn ngữ làm đối tượng nghiên cứu) và nhấn mạnh vào mối quan
hệ ngữ âm giữa 2 tiếng, thì có thể coi đây là những từ láy có nghĩa khái quát (khi xếp cần
có sự lí giải). Tuy nhiên, ở tiểu học, nên xếp vào từ láy để dễ phân biệt. Song nếu H.S xếp
vào từ ghép cũng chấp nhận.
4. Các từ không xác định được hình vị gốc (tiếng gốc) nhưng có quan hệ về âm thì đều
xếp vào lớp từ láy.
Ví dụ: nhí nhảnh, bâng khuâng, dí dỏm, chôm chôm, thằn lằn, chích choè,...
5. Các từ có một tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa nhưng các tiếng trong từ được
biểu hiện trên chữ viết không có phụ âm đầu thì cũng xếp vào nhóm từ láy (láy vắng
khuyết phụ âm đầu).


Ví dụ: ồn ào, ầm ĩ, ấm áp, im ắng, ao ước ,yếu ớt,...
6. Các từ có 1 tiếng có nghĩa và 1 tiếng không có nghĩa có phụ âm đầu được ghi bằng
những con chữ khác nhau nhưng có cùng cách đọc (c/k/q; ng/ngh; g/gh ) cũng được xếp
vào nhóm từ láy.
Ví dụ: cuống quýt, cũ kĩ, ngốc nghếch, gồ ghề,...
- Lưu ý: trong thực tế, có nhiều từ ghép (gốc Hán) có hình thức ngữ âm giống từ láy,
song thực tế các tiếng đều có nghĩa nhưng HS rất khó phân biệt, ta nên liệt kê ra một số
từ cho HS ghi nhớ.


Ví dụ: bình minh, cần mẫn, tham lam, bảo bối, ban bố, căn cơ, hoan hỉ, chuyên chính,
chính chuyên, chân chất, chân chính, hảo hạng, khắc khổ, thành thực,....
7.Ngoài ra, những từ không có cả quan hệ về âm và về nghĩa (từ thuần Việt) như: tắc kè,
bồ hóng, bồ kết, bù nhìn, ễnh ương, mồ hôi,... hay các từ vay mượn như: mì chính, cà
phê, xà phòng, mít tinh,... chúng ta không nên đưa vào chương trình tiểu học (H.S có hỏi
thì giải thích đây là loại từ ghép đặc biệt, các em sẽ được học sau).
8. Từ ghép Tổng hợp và từ ghép Phân loại
Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật) nói chung, thì đó là từ ghép có nghĩa
tổng hợp.
Ví dụ:
- Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: xa xôi và không quen biết.
- Sách vở (sách ghép với vở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)
- Ăn uống (ăn ghép với uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và uống)
Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì
đó là từ ghép phân loại.
Ví dụ:
- Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê ...)
- Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ....)
- Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập ...)
II. Bài tập thực hành:

Bài 1: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) Các từ ghép
b) Các từ láy:
- mềm .....
- mềm.....
- xinh.....
- xinh.....
- khoẻ.....
- khoẻ.......
- mong....
- mong.....
- nhớ.....
- nhớ.....
- buồn.....
- buồn.....
Bài 2: Điền các tiếng thích hợp vào chỗ trống để có:
a) T.G.T.H
b) T.G.P.L
c) Từ láy
- nhỏ.....
- nhỏ.....
- nhỏ.....
- lạnh.....
- lạnh.....
- lạnh.....
- vui.....
- vui.....
- vui.....
- xanh...
- xanh.....

- xanh.....
Bài 3: Hãy xếp các từ sau vào 3 nhóm: T.G.P.L; T.G.T.H; Từ láy:
Thật thà, bạn bè, bạn đường, chăm chỉ, gắn bó, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn học, khó khăn,
học hỏi, thành thật, bao bọc, quanh co, nhỏ nhẹ.


Bài tập về từ ghép và từ láy
Bài tập về từ ghép và từ láy là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo
viên và các em học sinh lớp 4, 5. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập luyện
từ và câu về từ láy và từ ghép trong Tiếng Việt 4, giúp các em học
sinh biết làm các bài tập so sánh, phân loại, tìm kiếm từ ghép, từ láy. Chúc
các em học tốt.
Bài tập về câu ghép
Bài tập về quan hệ từ

LUYỆN TỪ VÀ CÂU Từ ghép và từ láy
Bài 1: Hãy xếp các từ phức sau thành hai loại: Từ ghép và từ láy: sừng sững, chung
quanh, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh
cao, giản dị, chí khí.
Bài 2:
a. Những từ nào là từ láy
Ngay ngắn
Ngay thẳng
Ngay đơ
Thẳng thắn
Thẳng tuột
Thẳng tắp
b. Những từ nào không phải từ ghép?
Chân thành Chân thật
Chân tình

Thật thà
Thật sự
Thật tình
Bài 3: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:
a. da người
c. lá cây đã già
b. lá cây còn non
d. trời.
Bài 4: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi,
phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.
Bài 5:
a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng
sau: nhỏ, sáng, lạnh.
b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.
Bài 6: Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong
mỏi, mơ mộng.
a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.
b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.
Bài 7: Cho đoạn văn sau:
"Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương
"tom tóp", lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn
thuyền".
a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.
b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.
Bài 8: Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa
tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh buốt,
lạnh ngắt, lạnh gía.
Bài 9: Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng
Bài 10: Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 9 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.
Bài 11: Xác định từ láy trong các dòng thơ sau và cho biết chúng thuộc vào loại từ láy

nào:
Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời
Tay nhè nhẹ chút, người ơi


Trông đôi hạt rụng hạt rơi xót lòng.
Mảnh sân trăng lúa chất đầy
Vàng tuôn trong tiếng máy quay xập xình
Nắng già hạt gạo thơm ngon
Bưng lưng cơm trắng nắng còn thơm tho.
Bài 12: Tìm từ đơn, từ láy, từ ghép trong các câu:
a. Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới... Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như
nhảy nhót.
b. Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên
mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.
c. Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.
d. Hằng năm, vào mùa xuân, tiết trời ấm áp, đồng bào Ê đê, Mơ-nông lại tưng bừng mở
hội đua voi.
e. Suối chảy róc rách.
Bài 13: Tìm từ láy trong đoạn văn sau:
Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã
có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới.
Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng
mát rượi.
Bài 14: Tìm những tiếng có thể kết hợp với "lễ" để tạo thành từ ghép. Tìm từ cùng nghĩa
và từ trái nghĩa với từ "lễ phép".
Bài 15: Cho 1 số từ sau: thật thà, bạn bè, hư hỏng, san sẻ, bạn học, chăm chỉ, gắn bó, bạn
đường, ngoan ngoãn, giúp đỡ, bạn đọc, khó khăn.
Hãy xếp các từ trên vào 3 nhóm:

a. Từ ghép tổng hợp.
b. Từ ghép phân loại.
c. Từ láy.
Bài 16: Trong bài: "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
"Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người".
Trong đoạn thơ trên, tác giả ca ngợi những phẩm chất nào của tre?
Tác giả đã dùng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất đó.
Bài 17: Phân các từ ghép sau thành 2 loại:
Học tập, học đòi, học hỏi, học vẹt, học gạo, học lỏm, học hành, anh cả, anh em, anh trai,
anh rể, bạn học, bạn đọc, bạn đường.



×