A. Lý do chọn đề tài.
Th ư ờng n ói :
“Phong ba bão táp
Không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Câu nói đó đã thể hiện rõ sự phức tạp của ngữ pháp Việt Nam. Như chúng ta đã biết,
nhiệm vụ dạy ngữ pháp ở tiểu học là giúp cho học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị ngữ
pháp, nắm các qui tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động giao tiếp của
mình. Đồng thời, ngữ pháp còn có nhiệm vụ rèn luyện tư duy giáo dục thẩm mỹ cho học
sinh.
Học sinh muốn nắm chắc được ngữ pháp trước hết phải nắm vững cấu tạo từ (đơn vị
nhỏ của câu). Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy lớp 4, tôi thấy việc giảng
dạy cho học sinh nắm rõ khái niệm từ, biết vận dụng từ vào thực tế bài học, vào cuộc sống
giao tiếp là điều hết sức quan trọng. Mặt khác, học sinh muốn viết câu đúng ngữ pháp,
câu có hình ảnh, cảm xúc phải hiểu rõ từ. Hình ảnh, cảm xúc được thể hiện rõ ở các từ đơn,
từ ghép, từ láy (đặc biệt là từ láy).
Do đó, việc giảng dạy cho học sinh cần nắm chắc, phân biệt rõ cấu tạo các từ sẽ là cơ
sở cho việc viết văn hay, đúng ngữ pháp.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài:
" Hướng dẫn học sinh lớp 4 phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy "
B. Cơ sở lý luận và thực tiễn để giải quyết
Trong chương trình ngữ pháp lớn bốn, học sinh được học:
1: Khái niệm về cấu tạo từ:
Từ đơn, từ ghép, từ láy
2. Các từ loại cơ bản trong câu
Danh từ, động từ, tính từ, đại từ
3. Các kiểu câu chia theo mục đích nói
Câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến, câu hội thoại
4. Các bộ phận phụ trong câu
Trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ
Để học tốt các phần 2, 3, 4 học sinh phải nắm chắc, phân biệt rõ về từ đơn, từ ghép,
từ láy, vì các từ loại trong câu cũng không nằm ngoài cấu tạo của từ.
Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh sau khi học riêng khái niệm từng bài, vận
dụng giải quyết bài tập thì phần lớn là làm được (do được tham khảo trước sách Để học tốt
Tiếng Việt) nhưng khi đựơc luyện sang bài khác (như các bài tập đọc) thì còn lúng túng,
nhầm lẫn giữ từ láy – từ ghép, 1 từ ghép thành 2 từ đơn hoặc 2 từ đơn thành 1 từ ghép.
C. Kinh nghi ệm h ư ớng d ẫn h ọc sinh l ớp 4 ph ân bi ệt t ừ đ ơn, t ừ gh ép, t ừ l áy
Rút kinh nghiệm những năm đầu dạy lớp 4, trong năm học này, ngay từ khi dạy khái
niệm cấu tạo từ, tôi đã khắc sâu kiến thức cơ bản trong từng bài.
1. Dạy bài: Từ đơn, từ ghép.
* Tôi chọn ngữ liệu là câu ngắn gọn nhưng đủ cả từ đơn, từ ghép để hình thành
khái niệm. Tôi trích đoạn giờ dạy như sau:
Giáo viên Học sinh
Cho câu:
Mùa thu, gió thổi mát rượi.
+ Con dùng dấu gạch xiên (/) để phân
từ câu: Mùa thu, gió thổi mát rượi.
+ Con hãy nhận xét số lượng tiếng
trong các từ.
+ Như vậy, từ có 1 tiếng và có từ có 2
tiếng. Từ có 1 tiếng gọi là từ đơn, vậy từ
đơn là từ như thế nào?
+ Mùa thu /, gió / thổi / mát rượi.
+ Từ mùa thu và từ mát rượi có 2 tiếng,
từ gió và từ thổi có 1 tiếng.
+ Từ đơn là từ có một tiếng.
+ Nhận xét gì về nghĩa của từ đơn?
+ Những từ có nhiều tiếng như từ mùa
thu và mát rượi được gọi là từ ghép.
+ Hãy nhận xét mối quan hệ giữanh
các tiếng trong từ mùa thu?
( mùa thu là từ ghép tổng hợp)
+ Hãy nhận xét mối quan hệ giữa các
tiếng trong từ mát rượi?
( mát rượi là từ ghép phân loại )
+ Nghĩa của từ ghép do sự phối hợp
nghĩa của các tiếng tạo thành.
+ Vậy từ ghép là gì?
+ Từ đơn phải có nghĩa rõ ràng.
+ TIếng mùa và tiếng thu đều có nghĩa,
tiếng thu bổ sung nghĩa cho tiếng mùa ( nói
rõ mùa nào).
+ Tiếng mát có nghĩa rõ ràng, tiếng rượi
không có nghĩa rõ ràng.
+ Từ ghép là từ có nhiều tiếng ghép lại
mà có ý nghĩa
* Sau đó, yêu cầu học sinh tự tìm các ví dụ về:
- Từ đơn: mây, mưa, đá, nói, chạy,…
- Từ ghép có nghĩa phân loại: hoa hồng, hoa mai, bút chì, bút máy, gia đình, gia
tộc,…
- Từ ghép có nghĩa tổng hợp: ăn mặc, nhà cửa, cười nói, bàn ghế, bánh
kẹo…
* Khắc sâu: Từ ghép có quan hệ về nghĩa.
2. Dạy bài từ láy:
Tôi tiến hành theo thứ tự sau:
* Dựa vào sự hiểu biết từ láy ở phân môn Từ ngữ, tôi yêu cầu học sinh cho các ví
dụ về từ láy. Sau đó hình thành khái niệm về từ láy: Từ láy là từ do hai hay nhiều tiếng láy
tạo thành.
* Phân loại từ láy thành các kiểu láy khác nhau:
- Láy phụ âm đầu: tha thẩn, tràn trề, hối hả,…
- Láy vần: lờ đờ, lạo xạo, loắt choắt,…
- Láy phụ âm đầu và vần: vòi vọi, rào rạo, lanh lảnh,…
- Láy tiếng: cao cao, luôn luôn, bon bon,…
* Khắc sâu: từ láy có quan hệ về âm thanh.
- Khi củng cố bài để học sinh dễ so sánh từ láy, từ ghép toi cho sẵn một yếu tố cấu tạo
từ (1 tiếng), yêu cầu tìm từ có tiếng gốc đó theo những kiểu cấu tạo khác nhau.
- Ví dụ: Dựa vào tiếng gốc sau đây, hãy tạo ra các từ ghép, từ láy:
mềm, đỏ, xinh
Học sinh sẽ tìm được như sau:
Tiếng gốc Từ ghép Từ láy
- mềm - mềm dẻo, mềm nhũn,
mềm yếu …
- mềm mại, mênh mông,
mênh mang,…
- đỏ - đỏ gay, đỏ hoe, đỏ hỏn, đỏ
loét, đỏ ngầu, đỏ ối, đỏ ửng,…..
- đỏ đắn, đo đỏ,….
- xinh - xinh đẹp, xinh tươi,…. - xinh xắn, xinh xẻo, xinh xinh,
…
3. Dạy bài ôn tập:
* Khắc sâu: Sự giống nhau và khác nhau của từ ghép, từ láy.
- Giống nhau: Số lượng tiếng l từ 2 trở lên.
- Khác nhau:
+ Từ ghép: Các tiếng có quan hệ về nghĩa
+ Từ láy: Các tiếng có quan hệ về âm.
* Hướng dẫn phân biệt từ láy, từ ghép, nhiều từ đơn.
Từ láy Từ ghép Nhiều từ đơn
+ Có tác dụng
tăng hoặc giảm nghĩa.
- Tăng: sạch
sành sanh, chót vót,…
- Giảm: đo đỏ,
chậm chạp,…
+ Hoàn chỉnh về nghĩa
( nhiều tiếng có chung một
nghĩa)
Ví dụ: sân trường ( chỉ nơi
vui chơi tập trung của học sinh )
+ Có cấu tạo chặt chẽ,
không thể thêm bớt được từ nào.
+ Nhiều từ kết hợp với
nhau nên tách ra mỗi tiếng vẫn
có nghĩa => chính là từ đơn.
Ví dụ: sách mới, áo đẹp
+ Không có cấu tạo chặt