Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

tình huống và cách xử lí giữa giáo viên mầm non với phụ huynh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.31 KB, 7 trang )

Top 9 tình huống sư phạm giữa giáo viên mầm non và phụ huynh và cách giải
quyết khoa học nhất.
Hiện nay, các gia đình chỉ có từ một đến hai con. Con cái ngay từ nhỏ đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm của cha mẹ. Đối với cha mẹ, con cái luôn thông minh, đáng yêu
và là niềm hi vọng của cả gia đình. Vì thế, dành cho con những điều kiện tốt nhất trở
thành ưu tiên hàng đầu của các bậc phụ huynh. Khi con đến tuổi đi mẫu giáo, phụ
huynh nên cẩn thận lựa chọn trường phù hợp nhất cho con mình. Khi con trẻ rời xa sự
che chở của cha mẹ, hòa nhập vào cuộc sống tập thể ở trường mẫu giáo cũng là lúc
cha mẹ có rất nhiều lo lắng. Họ lo lắng: con của mình ăn có no không, ngủ có ngon
không, có bị các bạn nhỏ khác bắt nạt không, có được giáo viên yêu quý không,...
Các em nhỏ mới đi học mẫu giáo thường hay quấy khóc vì chưa quen với môi trường
mới, cha mẹ thấy thế thì rất thương xót. Khi nghe giáo viên khen ngợi con mình, phụ
huynh rất phấn khởi. Khi giáo viên nói về những điểm chưa tốt của con, phụ huynh
cảm thấy không vui. Vậy, làm thế nào để phụ huynh và giáo viên có thể dễ dàng trao
đổi với nhau. Đặc biệt giáo viên phải có kỹ năng sư phạm để giải quyết các tình
huống với phụ huynh hợp tình hợp lý nhất.
Phụ huynh kiên quyết gửi con dù bé đang bị đau mắt đỏ
Tình huống:
đầu giờ học sáng, có một học sinh trong lớp cô giáo chủ nhiệm bị đau mắt đỏ nhưng
phụ huynh vẫn đưa con đến lớp. Cô đã khuyên phụ huynh nên cho con nghỉ ở nhà
nhưng phụ huynh trình bày là không có ai trông nên phải đưa con đi học.
Xử lí tình huống:
Trước tình huống này, cô giáo cần xác định đau mắt đỏ là dịch bệnh có thể lây lan. Vì
vậy khi nhận em học sinh ở lớp thì có thể khiến các bạn học sinh khác trong lớp cũng
bị lây bệnh. Song khi phụ huynh trình bày như vậy, cô giáo cho rằng trước tiên phải
thông

cảm

với


hoàn

cảnh

của

gia

đình

học

sinh.

Song để vừa không ảnh hưởng đến học sinh trong lớp mà vẫn có thể tạo điều kiện
trông con giúp cho phụ huynh, thì sau khi nhận cô giáo đưa trẻ xuống phòng y tế của
1


nhà trường để được các cán bộ y tế chăm sóc trong thời gian mà em ở lớp. Sau giờ
học ngày hôm đó, tôi sẽ đề nghị phụ huynh đưa em đi khám và sắp xếp thời gian và
điều kiện để những buổi học sau em sẽ được chăm sóc tại nhà để không làm ảnh
hưởng tới sức khỏe của tất cả các bạn trong lớp.
Cô giáo phải hiểu rằng, trong quá trình giảng dạy, các giáo viên gặp phải rất nhiều
tình huống và đòi hỏi phải có cách xử lý thật khéo léo và bình tĩnh, xuất phát từ tình
yêu thương và trách nhiệm với học trò để có thể đạt được mục tiêu giáo dục cao nhất,
đồng thời nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các bậc phụ huynh.
Phụ huynh định kiến với đồng nghiệp của bạn và xin cho con chuyển sang lớp
bạn
Tình huống:

Giả sử có một phụ huynh trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng
nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh cho rằng cô giáo nọ thiếu nhiệt tình, dạy
học sinh không hiểu và đặc biệt là cô giáo có định kiến và thiếu quan tâm với con em
họ nên con họ học không tiến bộ. Phụ huynh đó có nguyện vọng xin con sang học lớp
của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Bạn sẽ xử lý như
thế nào với tình huống như vậy?
Xử lí tình huống:
Đây là tình huống rất tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy
tín cho đồng nghiệp và không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực
sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có biện pháp can
thiệp để không ảnh hưởng không tốt đến con đường học vấn của học sinh đó. Trước
phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp và cũng lưu ý họ rằng không
nên thổi phồng, nói quá sự việc, đồng thời cố đo lường cho được mức độ, tính chất sự
việc qua lời trình bày của phụ huynh; khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp
của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.
2


Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm
và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không đổ hết trách nhiệm lên giáo
viên rằng dạy con họ không tiến bộ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học
sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp giảng dạy không thuộc thẩm quyền của
mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt
nguyện vọng.
Phụ huynh thường mua đồ chơi và đồ ăn cho con mang vào lớp
Tình huống:
Lớp có một phụ huynh rất chiều con và hằng ngày thường mua cho con đồ ăn và đồ
chơi đưa vào lớp. Trong khi đó, các học sinh khác thì không có như vậy. Bạn là giáo
viên bạn sẽ xử lí tình huống đó như thế nào?
Xử lí tình huống:

Là giáo viên bạn nên trao đổi thẳng thắn để phụ huynh hiểu đây là việc không nên
làm vì có thể gây tranh giành trong lớp. Hơn nữa giải thích cho phụ huynh hiểu rằng
trong lớp đã có sẵn đồ chơi và đồ ăn để họ yên tâm là con yêu sẽ không bị đói. Hơn
nữa nếu bạn mang đồ chơi sẽ gây tranh giành bởi ở lứa tuổi mầm non, các con rất
hiếu động và đồ ăn, đồ chơi là những thứ ưa thích. Ngày hôm đó, khi mà phụ huynh
đã mua và cho con đến lớp, thì mình vẫn sẽ đồng ý cho con mang đồ ăn và đồ chơi
vào lớp, tuy nhiên nhắc phụ huynh rút kinh nghiệm để không để xảy ra việc này nữa.
Đồng thời, cô cũng động viên học sinh chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với các bạn để tạo sự
hòa đồng trong lớp, qua đó còn giáo dục tình đoàn kết, yêu thương, đùm bọc cho học
trò.
Phụ huynh muốn bạn dạy thêm để chuẩn bị cho bé vào lớp 1
Tình huống:
Bạn là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Phụ huynh muốn cho con đi học thêm với
mục đích chuẩn bị cho bé vào lớp một, nên một số cha mẹ học sinh đã gặp riêng và
3


đề nghị bạn dạy thêm cho con họ để các cháu biết đọc, biết viết và làm tính được
thành thạo hơn. Cha mẹ có thể chuẩn bị sách vở riêng cho các con. Bạn sẽ giải quyết
tình huống này như thế nào?
Xử lí tình huống:
Trong trường hợp này, cô giáo hãy nói với phụ huynh rằng cô sẽ làm tròn trách
nhiệm về chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời cũng nên giải thích cho phụ
huynh biết rằng trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát
triển một cách tự nhiên cũng như hãy để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của
mình. Đồng thời đưa ra các lý do như: Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm,
sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi. Nếu trẻ được
học trước, thì trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung.
Hơn nữa bạn cũng nhấn mạnh với phụ huynh rằng bạn là Giáo viên mầm non và
không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả đạt được sẽ không

cao. Đồng thời cũng giải thích cho phụ huynh rằng chương trình giáo dục mầm non 5
tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi
học lớp 1 nên không cần thiết phải cho trẻ đi học trước.
Trẻ chơi với nhau bị bong gân và phụ huynh xúc phạm giáo viên
Tình huống:
Trong giờ hoạt động ngoài trời, nội dung chơi tự do cháu A chẳng may xô phải cháu
B ngã làm cháu B bị bong gân, chiều mẹ cháu B đón đã có những lời xúc phạm đến
cô giáo. Trong trường hợp đó đ/c sẽ giải thích như thế nào để mẹ cháu hiểu?
Xử lí tình huống:
Trẻ con hiếu động chơi với nhau và ngã hay xây xát là điều khó tránh khỏi và không
phải bao giờ bạn cũng bao quát đượcLớp học đông, nhiều trẻ rất nghịch ngợm và hiếu
động, việc xô xát giữa các trẻ là khó tránh. Đó là sự việc ngoài ý muốn. Nhìn thấy
con bị ngã bong gân phụ huynh nóng ruột nên có những lời xúc phạm đến bạn thì bạn
4


cũng thông cảm và có lời xin lỗi đến phụ huynh và giải thích cho phụ huynh hiểu
rằng đó là sự cố ngoài ý muốn. Bạn cũng quan tấm sát sao đến đứa trẻ bị bong gân
đó như bôi thuốc, gọi điện hay đến nhà bé để xem diễn biến bệnh của bé có nghiêm
trọng không. Với sự quan tâm sát sao tới học sinh của mình thì phụ huynh cũng yên
tâm hơn rất nhiều.
Bé không chia sẻ đồ chơi vì bố mẹ dạy
Tình huống:
Trong giờ chơi bé Hoàng luôn cướ đồ chơi của bạn và không chịu chia sẻ cho bạn
cùng chơi, cô nhắc nhở thì bé bảo: bố mẹ con nói gia đình con có nhiều đóng góp cho
nhà trường nên con phải được ưu tiên chơi nhiều. Nếu là giáo viên trong tình huống
này bạn sẽ xử lý như thế nào?
Xử lí tình huống:
Cô sẽ đến bên bé Hoàng, xoa đầu bé và kể cho bé nghe 1 câu truyện về sự biết chia sẻ
đồ chơi của bác Gấu cho các bạn Thỏ Trắng, Thỏ Nâu, Cáo….thế nên trò trơi đã thực

sự vui hơn và ai cũng yêu quý bác Gấu. Trong tình huống này gia đình của bé Hoàng
là mấu chốt của vấn đề vì vậy giáo viên nên gặp trực tiếp bố mẹ của bé Hoàng và nói
chuyện với họ để họ hiểu được dạy con như vậy là họ đã hại con mình sống ích kỉ.
Dần dần bé sẽ cậy thế và không biết nhường nhịn. Hơn hết bé sẽ không được bạn bè
quý mến. Nói chuyện với phụ huynh để họ hiểu được lỗi của mình trong tình huống
này và điều chỉnh lại cách dạy bé.
Học sinh đều nhận là đồ của mình
Tình huống:
Giờ trả trẻ có 2 bạn đều đựơc mẹ đón và 2 con đều nhận 1 đôi dép là của mình. 2 mẹ
cũng nhận đó là dép của con mình. Là bạn-bạn sẽ xử lý như thế nào?
Xử lí tình huống:
5




Thứ nhất cô sẽ gọi 2 bạn vào lớp mang theo đôi dép vào và hỏi : đôi dép này là
của ai.. nếu 2 bạn vẫn nhận là của mình thì cho 2 bạn đi thử vì chân các bạn là
khác nhau khi mua chắc bố mẹ cũng phải cho con đi thử rồi mới mua



Thứ 2 cô quán sát đôi dép có dấu hiệu gì khả nghi như mất 1 bông hoa, hay
rách 1 chỗ nào đó rồi hỏi trẻ.



Thứ 3 hỏi các bạn trong lớp vì các bạn trong lớp cực nhớ rất tốt đó là dép của
bạn nào




Cuối cùng bạn vui ve trao đổi với phụ huynh về kết qủa cô điều tra... và nhờ
phụ huynh còn lại về nhà tìm lại

Phụ huynh không đồng ý cho trẻ ăn bán trú
Tình huống:
Trong một cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, có một số người chưa đồng tình
chủ trương tổ chức ăn bán trú cho học sinh của nhà trường, bởi lý do phải đóng đậu
thêm tiền tốn kém, điều kiện chăm sóc con ở nhà tốt hơn và sợ ăn ở trường không
đảm bảo sức khỏe. Là Giáo viên chủ nhiệm, bạn hãy trình bày cách giải quyết của
mình để thực hiện được chủ trương bán trú của nhà trường?
Xử lí tình huống:
Là giáo viên bạn cần Phân tích cho phụ huynh thấy tác dụng của việc tổ chức bán trú
tại trường (có lợi cả về sức khỏe, tiết kiệm thời gian, kinh phí, an toàn,...) Đặc biệt tổ
chức bán trú sẽ là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học buổi 2. Đảm
bảo với phụ huynh về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như sự sâu sát của
giáo viên và nhà trường trong khẩu phần ăn của trẻ. Hơn hết nếu phụ huynh chưa yên
tâm bạn có thể giới thiệu cho phụ huynh về thực đơn ăn ở trường để phụ huynh tin
tưởng. Đồng thời giới thiệu cho phụ huynh biết một số mô hình bán trú có chất lượng
trong và ngoài tỉnh, đồng thời thuyết phụ phụ huynh ủng hộ chủ trương lớn của
ngành.

6


Kỹ năng ứng xử sư phạm là yêu cầu quan trọng đối với mỗi giáo viên, đặc biệt là
giáo viên mầm non. Sự ứng xử khéo léo của giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở độ tuổi mầm non, trẻ luôn cần một hình
mẫu để noi theo. Tuy nhiên, thực tế giao tiếp sư phạm rất đa dạng và cũng có nhiều

tình huống khác nhau yêu cầu giáo viên phải linh hoạt, khéo léo và am hiểu biết sâu
sắc về đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ. Với phụ huynh cũng cần sự ứng xử khoa
học để cùng tìm ra phương pháp giáo dục trẻ hợp lí.

7



×