Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

Làng nghề truyền thống nước mắm nam ô thành phố đà nẵng trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 59 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ


HOÀNG NGỌC HẢI

LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM NAM Ô - TP ĐÀ NẴNG
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC
MẮM
NAM Ô- THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ
HÓA
SVTH

: HOÀNG NGỌC HẢI


LỚP

: 14SLS

GVHD

: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH

: SƯ PHẠM LỊCH SỬ


ĐÀ NẴNG, NĂM 2018


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận là kết quả của những nỗ lực và cố gắng của em trong suốt thời
gian học tập tại trường Đại học Sư phạm. Để hoàn thành khóa luận này ngoài
những nỗ lực của bản thân, đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cá
nhân, đơn vị. Đầu tiên, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô Nguyễn Duy
Phương- Giảng viên khoa Lịch Sử đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều
kiện để em hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong khoa Lịch Sử
- Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng cùng các bạn lớp 14SLS, bạn
bè và gia đình đã động viên, quan tâm, đóng góp những lời khuyên và ý kiến
quý báu trong quá trình làm khóa luận để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài.
Cuối cùng, em cũng xin cảm ơn đến thư viện trường Đại học Sư phạm,
phòng học liệu khoa Lịch Sử, thư viện Tổng hợp thành phố Đà Nẵng, các
phòng ban ở phường Hòa Hiệp Nam và quận Liên Chiểu đã tạo điều kiện cho

tôi có thể tìm kiếm tư liệu phục vụ cho khóa luận của mình một cách tốt nhất.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót . Em kính mong nhận được những đóng góp quý báu
của quý thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện.
Đà Nẵng , Ngày 23 tháng 4 năm 2018
Người thực hiện
Hoàng Ngọc Hải


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................1
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 2
4. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
6. Nguồn tư liệu............................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3
8. Đóng góp của đề tài..................................................................................4
9. Bố cục........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM NAM Ô.................................................................................... 5
1.1. Khái quát về làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô.................5
1.1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................5
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 7
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống nước
mắm Nam Ô..................................................................................................9
CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC
MẮM NAM Ô TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA...............................14

2.1. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng..................................14
2.2. Địa giới, cảnh quan và tổ chức hành chính...................................... 19
2.3. Qui trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.......................................... 23
2.3.1. Hình thức tổ chức sản xuất...........................................................23
2.3.2. Kĩ thuật sản xuất............................................................................25
2.3.3. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ................................................... 27
2.3.4. Nguồn lực đầu vào cho sản xuất của làng nghề..........................32
2.4. Biến đổi về văn hóa và xã hội.............................................................34


2.5. Đánh giá chung....................................................................................39
KẾT LUẬN....................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................43
PHỤ LỤC ẢNH.............................................................................................45


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp
cho nền kinh tế của đất nước nói chung và đối với mỗi khu vực kinh tế nói
riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được phục hồi, đầu tư phát
triển với qui mô và kỹ thuật cao. Hàng hóa không chỉ phục vụ trong nước mà
còn được xuất khẩu với những giá trị lớn.
Làng nghề truyền thống -nước mắm Nam Ô đã có từ lâu đời. Có giai
đoạn làng nghề chững lại khi nghề làm pháo du nhập và phát triển mạnh tại
làng Nam Ô. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ gia đình gắn bó và gìn giữ nghề
truyền thống này. Cho đến năm 1994, với chỉ thị 406/CT.TTg của Thủ tướng
Chính phủ cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, cùng với chính sách hỗ trợ
đầu tư của Quận ủy, Ủy ban Nhân dân Quận Liên Chiểu các hộ dân tiếp tục
bám biển, đầu tư với nghề truyền thống của mình, làng nghề dần dần được

phục hồi trở lại.
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng cũng đã gây ra nhiều khó
khăn, thách thức mới đối với làng nghề, mà đặc biệt là trong việc phát triển
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làng nghề. Xuất phát từ những lý do đó đã thôi
thúc em thực hiện đề tài: “Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô- Thành
phố Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu đến đề tài làng nghề truyền thống Việt Nam hay làng nghề
truyền thống nước mắm Nam Ô- Tp Đà Nẵng đến nay cũng đã có một số đề
tài:
Trong đó tiêu biểu như công trình nghiên cứu của Hoàng Nhân Khôi,
(2009)“Phát triển làng nghề ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ “. Tác giả đã

1


nghiên cứu một cách khái quát về các làng nghề, trong đó có đề cập đến làng
nghề truyền thống nước mắm Nam Ô. Tuy nhiên ở công trình, tác giả chỉ quan
tâm đến việc giới thiệu mà chưa phân thích những tác động của quá trình đô
thị hóa đối với các làng nghề.
Liên quan đến đề tài này còn có tác phẩm của Hà Nguyễn, đó là tác
phẩm “Tiểu vùng văn hóa xứ Quảng”(2013), Nxb Thông tin truyền thông, tác
phẩm viết về những nét đẹp văn hóa của con người xứ Quảng, nói về những
làng nghề truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng tác phẩm chỉ tập trung
đi sâu vào mảng văn hóa, xã hội mà còn nhẹ về khai thác một cách toàn diện
mọi mặt của vấn đề đô thị hóa tác động đối với các làng nghề truyền thống.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài viết trên các báo, tạp chí khoa học như
bài viết của tác giả Trần Đức Anh Sơn , Nước mắm trong lịch sử và văn hóa
của người Việt , bài đăng trên báo Sinh viên Việt Nam số Tết Nhâm Thìn
2012. Bài viết chủ yếu chỉ đề cập đến những nét cổ truyền trong ẩm thực của

người Việt mà đặc biệt là nước mắm.
Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu đến vấn đề làng nghề
truyền thống nước mắm Nam Ô , hoặc liên quan đến một vài khía cạnh của
vấn đề. Tuy nhiên nghiên cứu về vấn đề làng nghề truyền thống nước mắm
Nam Ô- Tp Đà Nẵng trong quá trình đô thị hóa thì chưa có đề tài nào. Những
công trình đó là cơ sở để em kế thừa và tham khảo nhằm hoàn thành tốt công
trình khóa luận của mình.
3.
-

Mục đích nghiên cứu
Làm rõ biến đổi của làng nghề trong quá trình đô thị hóa, để từ đó thấy

được những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình này. Qua đó góp phần
rút ra bài học kinh nghiệm và giải pháp để phát triển làng nghề trong hiện tại
và tương lai.

2


4.

Đối tượng nghiên cứu

Làng nghề truyền thống nước mắm Nam ô trong quá trình đô thị hóa
5. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô, Quận Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng
Về thời gian: Từ năm 2003 đến nay
6.


Nguồn tư liệu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, khóa luận chủ yếu sử dụng các
nguồn tư liệu như các báo cáo, văn bản hành chính của chính quyền địa
phương, các bài báo cáo tình hình sản xuất của làng nghề, vv. Ngoài ra khóa
luận còn tham khảo các tư liệu trong các bộ sử của triều Nguyễn như Quốc sử
quán triều Nguyễn,Phủ biên tạp lục, cũng như là các công trình nghiên cứu
công bố trên các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó nguồn tư liệu mạng
internet cũng có một giá trị nhất định trong quá trình thực hiện đề tài của em.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, khóa luận đứng vững trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai phương pháp chủ đạo trong
nghiên cứu sử học được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài này là
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Đồng thời khóa luận còn sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu khác như phân tích tổng hợp, so sánh, đánh
giá, hệ thống và các phương pháp liên ngành khác.
Ngoài racòn chú ý sử dụng phương pháp khảo sát thực tế tại các làng
nghề, áp dụng các kỹ năng: quan sát, tham dự; phỏng vấn sâu; phỏng vấn định
lượng; phân tích và tổng hợp tư liệu; phương pháp nghiên cứu so sánh. Để có
được tư liệu đánh giá khách quan, trong quá trình nghiên cứu, em còn áp

3


dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý địa phương và đại
diện của cộng đồng, người cao tuổi.
8. Đóng góp của đề tài.
-


Khóa luận góp phần nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở Tp Đà Nẵng

-

Làm rõ sự biến đổi của làng nghề truyền thống Nam ô trong quá trình

đô thị hóa. Đặc biệt là sự biến đổi của làng nghề trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, biến đổi cảnh quan, văn hóa và xã hội.
- Khóa luận là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các bạn học
sinh, sinh viên quan tâm đến vấn đề các làng nghề truyền thống nói chung và
làng nghề truyền thống nước mắm Nam ô nói riêng.
9. Bố cục
Ngoài các phần nội dung , kết thúc và tài liệu tham khảo, đề tài được
chia thành 2 chương:
Chương 1: Tổng quan về làng nghề truyền thống nước mắm Nam ô
Chương 2: Làng nghề truyền thống nước mắm Nam ô trong quá trình đô
thị hóa

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
NƯỚC MẮM NAM Ô
1.1. Khái quát về làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
-

Vị trí địa lý:

Làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô thuộc địa bàn Hòa Hiệp

Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Phía Đông giáp vịnh Đà Nẵng,
phía Tây giáp xã Hòa Bắc và Hòa Liên, huyện Hòa Vang, phía Nam giáp
phường Hòa Khánh Bắc của quận và phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Diện tích phường Hòa Hiệp Nam: 7,88km2, dân số 16.640 người, tại 03
khối phố: Nam Ô 1, Nam Ô 2, Nam Ô 3 có 120 hộ làm mắm. Diện tích
phường Hòa Hiệp Bắc: 43,59 km2, dân số 13.411 người, tại khối phố Kim
Liên có trên 50 hộ làm mắm.( Năm 2010)
Trên địa bàn làng nghề có đường quốc lộ 1A, ga đường sắt Bắc- Nam đi
qua là điều kiện thuận lợi để làng nghề giao lưu với các tỉnh và khu vực lân
cận, trong nước và quốc tế .
- Khí hậu:
Khí hậu của làng nghề chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động, chế độ ánh sáng mưa ẩm phong
phú. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 25*C, mùa đông nhiệt độ ít khi xuống
dưới 12*C, mùa hè trung bình 28*C – 30*C. Độ ẩm tương đối của không khí
trung bình là 82%, lượng mưa trung bình 2.066mm, giờ nắng trung bình
2.150h/năm. Khí hậu trên thích hợp cho phát triển nền nông lâm nghiệp, du
lịch, chế biến nông lâm thủy sản.

5


Tuy nhiên về mùa hạ, nền nhiệt độ cao, gây hạn và cửa sông bị nhiễm
mặn, về mùa mưa thường gặp bão và lũ lụt.
-

Tài nguyên nước:

+


Về nước mặt: sông Cu Đê dài 38km, nằm ở phía Tây Bắc của quận bắt

đầu từ dãy núi Bạch Mã, là hợp lưu của 2 sông, sông Bắc dài 23km và sông
Nam dài 47km, tổng diện tích 2 lưu vực 426km2, tổng lượng hằng năm vào
khoảng 0,5tỷm3 là nguồn cung cấp nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp
và sinh hoạt.
+

Về nguồn nước ngầm: trữ lượng nước ngầm ở khu vực Hòa Khánh-

Nam Ô khoảng 10.000 m3 / ngày đêm
- Tài nguyên biển:
Nam Ô là nơi tập trung khá phong phú loài động vật biển như :
+

San hô: phân bố phía Nam chân đèo Hải Vân, nhờ có nền đáy là đá

thích hợp cho san hô bám, có nước trong và độ muối cao, ổn định tạo điều
kiện cho san hô phát triển.
+ Cá mực, tôm, ghẹ: tập trung với trữ lượng phong phú
Quận Liên Chiểu có khả năng phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt hải
sản. Hằng năm vào tháng 3-4 âm lịch có nhiều cá cơm, cá nục và cá dò có thể
khai thác để làm nước mắm.
- Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa:
Với vị trí địa lý thuận lợi, Liên Chiểu có nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên vô cùng phong phú, trải dài từ những đồi núi, làng mạc, sông ngòi cho
đến các bãi biển hấp dẫn. Ngay tại cửa ngỏ phía bắc quận, có khu bảo tồn
thiên nhiên rừng đặc dụng Hải Vân gắn liền với danh thắng hùng vĩ “ Thiên
hạ đệ nhất hùng quan”. Nhiều bãi tắm tự nhiên đẹp như Nam Ô, Xuân Thiều,


6


Bắc Ninh ( Hòa Minh), dòng sông Cu Đê chạy dọc chân núi Hải Vân, cùng
các món ăn đặc sản nổi tiếng cả nước như “ gỏi cá”, mứt ( rong biển ) và các
lễ hội cầu ngư, là nơi lý tưởng để khai thác phát triển dịch vụ du lịch sinh thái.
Với điều kiện tự nhiên của quận Liên Chiểu vô cùng phong phú và thuận
lợi, sẽ góp phần cho việc bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong giai đoạn 1997- 2010, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng,
cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp, trọng tâm là phát triển thương mại.
Công nghiệp – tiểu thủ công phát triển với tốc độ nhanh, tổng giá trị sản
xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý thực hiện đạt
7.691,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76,70%, tốc độ tăng bình quân 35,4%.
Tổng giá trị thương mại – dịch vụ thực hiện được 1.943,9 tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 19, 40%. Tăng từ 16,5tỷ đồng năm 1997 lên 475 tỷ đồng năm 2011,
tốc độ bình quân tăng 27,1%.
Tổng mức luân chuyển hàng hóa thực hiện được 16.041,3 tỷ đồng, liên
tục tăng qua các năm: 1997 : 248,7 tỷ đồng; 2001: 336,5 tỷ đồng; 2006: 947,7
tỷ đồng; 2011: 3.690 tỷ đồng.
Năm 2004 giá trị xuất khẩu đạt 400.000 USD , đến năm 2011 đạt
1.700.000 USD.

7


Biểu số 1: Một số chỉ tiêu kinh tế quận Liên Chiểu

Chỉ tiêu


1. Dân số trung bình
- Số người trong độ tuổi
lao động
2. Các chỉ tiêu kinh tế
- Công nghiệp
- Thương mại- dịch vụ
- Nông lâm thủy sản
3. Cơ cấu kinh tế
- Công nghiệp- xây dựng
- Thương mại- dịch vụ
- Nông lâm thủy sản

( Nguồn: Báo cáo tổng kết 15 năm hình thành và phát triển quận Liên Chiểu)
Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế của quận đều tăng, trong đó ngành công
nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 35,4%. Thương mại- dịch
vụ 27,1% vượt kế hoạch đề ra. Ngành nông nghiệp của quận tiếp tục giảm do
quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, diện tích đất nông nghiệp
giảm dần, tốc độ giảm bình quân 4,4%.


8


Trong những năm đến, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo cơ cấu :
công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Đến năm 2015 tỷ trọng các ngành kinh tế
là : công nghiệp chiếm 78,6%, dịch vụ chiếm 21% nông nghiệp giảm còn
0,4%, tốc độ tăng bình quân hằng năm của giá trị sản xuất CN- TTCN là 20%,
TM-DV là 33%.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng nghề truyền thống nước mắm

Nam Ô.
Tên gọi Nam Ô chính là cửa ô phía Nam của Đại Việt thời ấy, hình thành cách
ngày nay hàng trăm năm. Vì vậy Nam Ô có giá trị lịch sử của quốc gia chứ
không chỉ đơn thuần là một tên làng. Nơi đây đã chứa đựng một đời sống tinh
thần và tâm linh khá phong phú. Đó là hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, tâm
linh có giá trị. Trong khu vực này có các di tích mà dân làng Nam Ô đang giữ
gìn như Dinh Âm hồn, Lăng Cá Ông, Miếu Bà Liễu Hạnh…
Xưa, Nam Ô thuộc vương quốc Champa, về sau, vào khoảng đầu thế kỷ
XIV, khi Chế Mân dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới
công chúa Huyền Trân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt
nên có tên gọi Nam Ô, và từ đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở
vùng này. Năm 1471, trong cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông, lại có
thêm rất nhiều cư dân người Việt ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình,... vào vùng đất "ô châu ác địa" này để sinh sống. Năm 1558, khi
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ xứ Đàng Trong, các đợt di dân vào vùng đất này
diễn ra ngày càng nhiều. Trải qua nhiều biến thiên và thăng trầm của lịch sử,
đến nay, làng Nam Ô không còn rộng lớn như xưa, chỉ còn là một ngôi làng
nhỏ nép mình bên vịnh Đà Nẵng, nhưng tên làng Nam Ô vẫn được giữ
nguyên.

9


Là vùng đất được bao bọc bởi núi, sông hùng vĩ, biển cả bao la, Nam Ô được
xem là nơi có phong cảnh hữu tình, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển,
xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc địa phương.
Theo các cụ cao niên thì trong các trận chiến chống quân Pháp đánh cửa biển
Đà Nẵng vào các năm 1858, 1859, 1862, quân lính triều đình của 2 đồn Nam
Ô, Cu Đê và dân binh địa phương tử trận rất nhiều, nên triều đình vua Tự Đức
sau đó đã có sắc dụ cho các dân xã lập âm linh để tưởng nhớ tử sĩ trận vong.

Vua Thành Thái khi lên ngôi đã sắc dụ cho các nơi lập Âm Hồn Đàn để tưởng
vọng các tử sĩ đã bỏ mình trong biến cố thất thủ kinh đô 1885. Miếu Âm Linh
sau này dân làng mở rộng thờ thập loại chúng sinh, cô hồn phiêu phương và
các âm hồn xiêu mồ lạc nấm của chư phái tộc họ trong làng. Điều đó thể hiện
tính nhân văn sâu sắc của di tích, phù hợp với tinh thần uống nước nhớ nguồn
và tinh thần nhân đạo của dân tộc ta.
Lăng Ông Ngư là di tích được xây dựng từ thời Vua Gia Long (1802), chính
là văn hóa tâm linh thờ cá ông. Lúc đầu Lăng có kiến trúc như sườn gỗ, tường
đá trác vôi vữa, mái lợp lá kè. Đến năm Tự Đức thứ 4 (1851) Lăng được tôn
tạo to đẹp hơn. Năm Bảo Đại thứ 10 (1935), Lăng được làm mới, mái lợp
ngói âm dương. Từ đó đến nay Lăng được sửa chữa gia cố nhiều lần nhưng
vẫn giữ được vẻ cổ kính, tôn nghiêm, nằm trên khuôn viên rộng chừng
360m2, cách mép nước biển khoảng 50m để dân làng tế lễ hàng năm.
Miếu Bà Liễu Hạnh gắn với tục thờ mẫu của cư dân Đại Việt trên vùng đất
mới, được nhân dân làng Nam Ô lưu truyền nhiều đời. Bà Chúa Liễu Hạnh
nằm trong tín ngưỡng đặc biệt của dân tộc là tục thờ "tứ bất tử" (gồm Tản
Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Liễu Hạnh). Tục thờ Bà Chúa Liễu
Hạnh là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta.
Về mặt cảnh quan tự nhiên, điều thu hút của Nam Ô là một nơi cửa sông Cu
Đê tiếp biển, với rạn hay còn gọi là ghềnh đá tuyệt đẹp ẩn hiện trong làn sóng
biển, bao bọc một khu rừng nguyên sinh đầy huyền tích của làng.

10


Ghềnh Nam Ô chỉ rộng khoảng hơn 2ha nhưng chứa đầy những huyền tích.
Điều kỳ lạ là dân làng Nam Ô đang ở chen chúc nhau với mật độ dân cư rất
cao, nhiều kiệt hẻm chỉ đủ cho một người đi nhưng dân cư không bao giờ lấn
vào khu rừng thiêng hay chặt phát cây trong rừng. Chính vì vậy, ở ngay gần
khu đô thị sầm uất, rừng Nam Ô vẫn giữ được vẻ nguyên sinh với màu xanh

bất tận như một lá phổi của cánh Bắc quận Liên Chiểu. Du khách đến đây sẽ
được chiêm ngưỡng tuyệt tác của thiên nhiên qua những dải đá ngầm phân bố
dày đặc, có đá chồng lên đá, có nơi sâu khoảng vài mét tạo nên khung cảnh
khá hoang sơ.
Ghềnh Nam Ô xưa kia từng là ngư trường của ngư dân các quận huyện lân
cận bởi đây có môi trường khá lý tưởng cho nhiều loài cá trú ẩn, cùng với đó
là có nhiều rong tảo nên cung cấp một lượng thức ăn phong phú cho đủ loài cá
khác nhau. Ngư dân ở vùng này xem nơi đây như một kho báu để khai thác
hải sản.
Vào những ngày đẹp trời, bãi rạn nước êm đềm hiền hòa như người thôn nữ e
ấp nhưng khi biển động thì từng cơn sóng dội ầm ầm vào những tảng đá to tạo
thành cơn thịnh nộ của cuồng phong, sóng biển sẵn sàng hất tung đến vài mét.
Những ngày hè oi ả, ghềnh thu hút nhiều bạn trẻ đến đây vui chơi, hẹn hò đôi
lứa hay tổ chức picnic cùng đám bạn.
Nam Ô còn là làng nghề pháo cổ truyền một thời và hiện tại đây là làng nghề
nước mắm nổi tiếng toàn quốc. Nước mắm là món “quốc hồn, quốc túy” của
người Việt, là thứ làm cho ẩm thực Việt phân biệt với phần còn lại của ẩm
thực thế giới. Nổi tiếng danh bất hư truyền về nước mắm là làng nghề Nam Ô,
đã được ghi chép vào nhiều sử sách. Như Phủ biên tạp lục ghi nhận nước
mắm là đặc sản của xứ Thuận Quảng, mà đặc biệt là Nam Ô. Là thứ mà các
chúa Nguyễn bắt phải nộp thuế biệt nạp, thay thế cho thuế đinh, nghĩa là thay
vì phải nộp thuế thân, thì các hộ dân làm nghề nước mắm, hàng năm phải nộp
về cho triều đình nhà chúa một lượng nước mắm nhất định. Ở làng Nam Ô,

11


nghề làm nước mắm bắt đầu hình thành vào khoảng cuối thời chúa Nguyễn,
với khoảng 50 người. Nhà nước quy định mỗi năm 30 người trong số họ phải
nộp cho nhà nước mỗi người 1 thùng nước mắm, 20 người còn lại mỗi người

phải nộp 2 vò mắm mòi và 1 vò mắm tép. Sang đến thời Nguyễn, nhà nước
tăng thuế biệt nạp nước mắm ở Nam Ô lên 8 vò mỗi người mỗi năm, người
già người ốm phải nộp một nửa định mức. Ngoài nước mắm, chủ yếu làm từ
cá cơm, mỗi người mỗi năm phải nộp thêm 1 vò mắm ướp, 1 vò mắm mòi và
1 vò mắm cá thu.
Đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thương hiệu "Nước mắm ở Nam
Ô" nổi tiếng ở nhiều vùng, đến năm 2009, nhãn hiệu này được Cục Sở hữu trí
tuệ cấp giấy bảo hộ. Hiện nay, tại Nam Ô có trên 100 hộ dân sống bằng nghề
làm nước mắm thủ công rất lâu đời ở quy mô hộ gia đình. Các hộ sản xuất ở
quy mô nhỏ lẻ, phân bố rải rác trong khu dân cư.
Nghề pháo ở Nam Ô là nghề cổ truyền thủ công sản xuất ra pháo nổ và
pháo hoa.Người dân Nam Ô tôn vinh cụ Cửu Mai là tổ nghề pháo Nam Ô. Cụ
Cửu Mai tên thật là Ngô Mai (18?? - 1957) quê gốc tỉnh Quảng Ngãi, là người
có rất nhiều tài. Trên đường “hành hóa” qua Nam Ô, nhìn thấy phong thủy nơi
đây đầy vượng khí, phong cảnh tuyệt đẹp, sản vật sung túc nên cụ quyết định
ở lại. Cụ chữa bệnh cứu người bằng cây thuốc và nước khoáng, biết gọi “âm
binh, thiên tướng”, lại biết cách làm pháo nổ, pháo hoa. Dân làng Nam Ô xem
cụ như một vị phù thủy, gọi cụ một cách tôn kính là Thầy Ngài.Năm Bảo Đại
thứ mười (1934), nhà vua làm đại lễ cưới Nam Phương Hoàng hậu. Nghe tài
năng của cụ Mai, vua bèn triệu cụ về kinh đô Huế để dựng giàn pháo hoa kịp
trình diễn trong ngày khánh lễ. Giàn pháo đã gây sức hấp dẫn mãn nhãn tuyệt
vời cho vua, quan và dân chúng kinh thành. Từ đó vua ban cho cụ Mai hàm
Chánh Cửu phẩm nên dân làng gọi cụ là Cửu Mai.

12


Tiếp đó, đúng lúc vạn mành trùng tu lăng Ngư Ông của làng Nam Ô, cụ Mai
phát tâm hiến cúng một giàn pháo hoa và những tràng pháo cho lễ lạc thành.
Dưới sự chỉ dẫn của cụ, một giàn pháo tuyệt đẹp đã kịp trình làng cho lễ lạc

thành ngày 21/5 năm Giáp Tuất. Sự kiện đặc biệt này đã thu hút đông đảo dân
chúng đến xem. Tất cả mọi người có mặt đều ngỡ ngàng trước một cảnh kỳ vĩ
lung linh của màu sắc pháo trên bầu trời mà trong đời lần đầu tiên được thấy.
Đêm pháo hoa đó đã đặt nền móng khởi sinh nghề pháo cho làng Nam Ô.
Đến năm 1994, vì yếu tố môi trường, an ninh và kinh tế, Thủ tướng Chính
phủ có chỉ thị cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Tuy nghề pháo không còn
nhưng người dân nơi này vẫn không quên người đã truyền nghề cho mình để
sản xuất những dây pháo thương phẩm có chất lượng, từng vang bóng một
thời. Sau khi nghề làm pháo bị cấm, bên cạnh đó chính phủ bắt đầu quan tâm
hơn tới nghề truyền thống của làng. Dân làng bắt đầu quay lại với làng nghề
làm nước mắm truyền thống và nghề làm mắm có cơ hội được tồn tại và phát
triển cho đến bây giờ.

13


CHƯƠNG 2: BIẾN ĐỔI LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM
NAM Ô TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
2.1. Khái quát về quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng
Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng
nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân
cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối
sống thành thị
Về đô thị hóa ở Đà Nẵng, hầu hết các nhà nghiên cứu đều lấy năm 1889
làm mốc khởi đầu cho quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng; đồng thời
cũng là bước khởi đầu của quá trình hình thành, phát triển của đô thị cận đại ở
miền Trung - Tây Nguyên với sự kiện toàn quyền Đông Dương ra Nghị định
ngày 24/05/1889 thành lập thành phố Đà Nẵng.Nếu như năm 1889 là mốc
đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình đô thị hóa ở Đà Nẵng thì năm 2003 có thể
coi là mốc đánh dấu đô thị hóa ở Đà Nẵng bước vào giai đoạn phát triển đột

khởi. Đây là năm Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1, và từ đó với
những quyết sách táo bạo, năng động của chính quyền, sự đồng thuận chung
sức của người dân thành phố, Đà Nẵng đã không ngừng đẩy mạnh tiến trình
đô thị hóa, hiện đại hóa, kết quả đã tạo nên một diện mạo mới cho thành phố
như ngày hôm nay. Về không gian đô thị, sau khi được công nhận là đô thị
loại I cấp quốc gia, ÐàNẵng có cơ hội mới, điều kiện mở rộng không gian đô
thị gấp nhiều lần so với trước. Đến nay Đà Nẵng đã mở rộng ranh giới đô thị
hơn 3 lần so với trước năm 2003 theo hướng “mở rộng bờ sông, kéo dài bờ
biển”, đem lại cho thành phố tầm vóc mới về cả không gian lẫn chất lượng đô
thị.
Trong định hướng phát triển, thành phố Đà Nẵng sẽ mở rộng về các
hướng tây bắc, nam và đông nam. Theo đó, từ chỗ gần 9000 ha vào năm 2015
đến năm 2020, diện tích đất xây dựng đô thị sẽ tăng lên khoảng 20.010 ha,

14


tăng hơn 2,5 lần so với hiện nay và đến năm 2030, diện tích đất xây dựng đô
thị sẽ phát triển tương ứng là 37.500 ha . Việc mở rộng đô thị đã tạo thêm
không gian ở và khai thác quỹ đất, xây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị hoàn
chỉnh, có cấu trúc hài hòa. Trong những thành tựu đạt được của quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa - hiện đại hóa Đà Nẵng từ năm 2003 đến nay, xây
dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị được xem là nổi bật nhất. Trong 5 năm
gần đây (2010 - 2015), riêng tổng chi đầu 76 tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn
ngân sách Nhà nước ước đạt 32.069 tỷ đồng (bằng 46,1% tổng chi ngân sách
địa phương) . Nhiều công trình giao thông, điện lực, viễn thông, cấp thoát
nước, xử lý chất thải có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp được đưa vào sử dụng.
Bên cạnh đó, nhiều khu đô thị mới với hạ tầng đồng bộ, hiện đại được hoàn
thành, làm cho diện mạo thành phố thay đổi rõ nét, tạo nền tảng quan trọng
cho phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng đời sống nhân dân. Đến

nay, hầu hết các kiệt hẻm đã được bê tông hóa và có điện chiếu sáng công
cộng. Diện tích không gian xanh đô thị được chú trọng đầu tư, đạt 6,1m2
/người. Cùng với sự phát triển đồng bộ của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ
thuật đô thị, kinh tế của thành phố Đà Nẵng cũng đạt được những thành tựu
đáng kể, nhất là từ năm 2003 đến nay. Hướng đến mục tiêu “trở thành một
trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và cơ bản trở thành một thành phố công nghiệp trước năm 2020”, thành phố
đã thực hiện chính sách “đổi mới” trên nhiều lĩnh vực, nhờ đó kinh tế của
thành phố đã có bước tiến mạnh mẽ với tốc độ phát triển trung bình trên 10%
suốt giai đoạn 2003 - 2015.
Đời sống văn hóa của nhân dân được nâng lên. Thành phố chú trọng bảo
tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; đầu tư xây dựng nhiều
công trình văn hóa lớn như Nhà hát Trưng Vương, Nhà biểu diễn đa năng,
Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Trường Văn hóa - Nghệ thuật, Thư viện

15


Tổng hợp,…; nghiên cứu, phục dựng một số lễ hội dân gian. Hệ thống các
thiết chế văn hóa từng bước được củng cố, góp phần tạo nền tảng tinh thần,
động lực mới cho phát triển. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào
chiều sâu. Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển trên diện rộng.
Hoạt động văn học - nghệ thuật có nhiều chuyển biến tích cực, báo chí, phát
thanh, truyền hình tiếp tục phát triển, đóng góp tích cực vào việc nâng cao đời
sống văn hóa, tinh thần của người dân thành phố. Các chương trình mục tiêu
quốc gia về y tế, sức khỏe sinh sản, dân số - kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc - giáo dục trẻ em, vì sự tiến bộ của phụ nữ,… được triển khai có
hiệu quả trên diện rộng. Đặc biệt, chương trình “5 không” (không hộ đói,
không mù chữ, không lang thang xin ăn, không ma tuý, không giết người
cướp của) cơ bản được hoàn thành và chương trình “3 có” (có nhà ở, có việc

làm, có lối sống văn minh đô thị) đạt kết quả tích cực, tạo nên một thương
hiệu riêng của thành phố biển miền Trung này trong vấn đề an sinh xã hội.
Những thành tựu về đô thị và các chương trình xã hội của thành phố đã góp
phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống của cư dân các khu vực
trong thành phố.
Quá trình đô thị hóa ở thành phố Đà Nẵng đồng thời cũng làm nảy sinh
và định hình lối sống đô thị. Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh
đô thị” trên địa bàn thành phố được triển khai qua các năm và được đẩy mạnh
trong “Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015” đã góp phần xây dựng nếp sống
đô thị văn minh, lành mạnh ở thành phố Đà Nẵng. 78 Bên cạnh đó, sự phát
triển của thành phố Đà Nẵng từ năm 2003 đến nay cùng với tốc độ đô thị hóa
cao đã dẫn đến sự gia tăng ngày càng đông số lượng dân nhập cư và khiến số
thị dân tăng đáng kể. Tương ứng với sự gia tăng số dân thành thị là sự suy
giảm dân số ở nông thôn. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2005 - 2009, tỷ suất

16


nhập cư vào Đà Nẵng luôn cao hơn tỷ suất xuất cư và mức chênh lệch này
càng có xu hướng tăng qua các năm. Theo thống kê, Đà Nẵng đứng thứ 4
trong số các địa phương có dân số di cư thuần cao nhất giai đoạn 2004 - 2009
với tỷ lệ người di cư chiếm 40,1 %. Tính đến ngày 1/10/2012, thành phố có
219.889 hộ với 985.675 nhân khẩu đăng ký thường trú, tạm trú. Trong đó có
12.943 hộ với 123.085 nhân khẩu từ các tỉnh, thành phố khác, chiếm 12,5%
nhân khẩu toàn thành phố. Lao động nhập cư góp phần tăng nguồn lực con
người cho nền kinh tế, tăng trưởng GDP của địa phương, nhưng mặt khác đòi
hỏi thành phố phải tăng cường đầu tư cho hạ tầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội
để đáp ứng nhu cầu của lao động nhập cư; tăng cường việc quản lý trật tự an
ninh và sinh hoạt tại những nơi lao động nhập cư; đề ra những chính sách để
thu hút lao động nhập cư làm việc lâu dài, ổn định,… Bên cạnh đó, quá trình

đô thị hóa, phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng còn tồn tại nhiều
mặt yếu kém: - Kinh tế đô thị tăng trưởng khá, song chưa tương xứng với
tiềm năng.
Văn hóa - xã hội thành phố vẫn có mặt còn bức xúc do chưa được quan
tâm đầu tư đúng mức; đời sống văn hóa của một số bộ phận nhân dân còn khó
khăn. Văn minh đô thị chuyển biến chậm. Công tác quản lý đô thị còn những
mặt bất cập. Quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn chịu ảnh hưởng của
tâm lý tiểu nông nên xây dựng phân tán, chắp vá, manh mún. Các khu đô thị
mới chất lượng xây dựng chưa cao. Lối sống văn hóa, văn minh đô thị Đà
Nẵng đang dần được hình thành. Tuy nhiên, những bất cập trong quy hoạch
đô thị của thành phố đã tác động không nhỏ đến đời sống và lối sống của
người dân thành thị. Ăn nhậu xô bồ, bừa bãi đủ loại, đủ thứ, đủ cấp độ cho các
tầng lớp cư dân, văn hóa ăn uống nhốn nháo pha tạp cùng với các tệ nạn xã
hội. Các quán cà phê đèn mờ, internet, trò chơi nhiều mà nội dung mà không
thể kiểm soát là một hậu quả khôn lường. Nơi ở của cư dân chưa ngăn

17


nắp, lộn xộn trong kiến trúc, tùy tiện trong xây dựng tạo nên gam màu pha
trộn đủ thứ. Các nhóm xã hội, nghề nghiệp có xu hướng tìm cách bảo vệ lợi
ích cục bộ của mình, không quan tâm đến lợi ích cộng đồng. Con người
hướng về cá nhân vị kỷ, lạnh nhạt, thờ ơ, không quan tâm đến người khác, chỉ
quan tâm đến lợi ích của bản thân .
Cùng với quá trình đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng từ năm 2003 đến
nay, nhất là định hướng chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế biển, khu vực
ven biển Đà Nẵngcũng đã có sự thay đổi khác trước, nổi bật lên bốn đặc điểm
sau: Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật; chuyển đổi cơ
cấu kinh tế; gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân cư; hình thành nếp sống
văn minh đô thị. Những đặc điểm này được phản ánh khá rõ qua địa bàn khảo

sát là làng Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu). Cùng với
sự phát triển của thành phố, kinh tế phường Hòa Hiệp Nam ngày càng chuyển
biến tích cực. Năm 2010, tổng thu ngân sách của phường là 1 tỷ 125 triệu
đồng, đến năm 2015 là 2tỷ 146,8 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
80

hướng thương mại, dịch vụ - hải sản - tiểu, thủ công nghiệp. Công tác

chỉnh trang đô thị của phường ngày càng được đẩy mạnh. Trước năm 2003, đa
số đường trong các khu dân cư là đường đất. Năm 2002, đường biển Nguyễn
Tất Thành khởi công xây dựng và nhiều con đường khác tiếp tục
được hoàn thiện, cùng công tác giải tỏa, tái định cư, chỉnh trang cơ sở hạ tầng
khu vực ven biển đã đem đến một diện mạo mới cho phường Hòa Hiệp Nam.
Hiện nay, phường đã hoàn thành bê tông hóa kiệt, hẻm, cống thoát nước, lắp
đặt hệ thống chiếu sáng ở khu dân cư. Kinh tế đi lên đã kéo theo những
chuyển biến trong đời sống văn hóa - xã hội. Các chủ trương xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, công tác giữ gìn trật tự, vệ sinh môi trường, các
hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao diễn ra sôi nổi… đã góp phần từng bước
xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ở phường Hòa Hiệp Nam. Công

18


×