Tải bản đầy đủ (.docx) (86 trang)

Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (949.7 KB, 86 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA LỊCH SỬ
-----



-----

NGUYỄN THỊ MỸ TUYẾT

TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN Ở
QUẢNG NGÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đất nước thì du
lịch không chỉ là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn là đòn
bẩy, thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo
động lực cho sự tích lũy của nền kinh tế, là phương tiện quan trọng để thực hiện
chính sách mở cửa và là cầu nối với thế giới bên ngoài, tăng cường tình hữu
nghị, hòa bình và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.


Dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, hòa cùng xu thế
phát triển chung của khu vực và quốc tế. Trong những năm gần đây du lịch Việt
Nam đã có những bước chuyển biến khẳng định mình. Trong số nguồn tài
nguyên phong phú đó có một loại tài nguyên mà chúng ta không thể không nhắc
đến đó là nguồn tài nguyên biển. Ngày nay biển không chỉ tạo ra các nguồn lợi
kinh tế to lớn từ việc khai thác thủy sản, khoáng sản, dầu khí… mà nó còn là
nơi phát triển du lịch rất hấp dẫn. Trong giai đoạn hiện nay du lịch biển đang trở
thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan
và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân
cũng như tăng nguồn ngân sách trung ương và địa phương.
Như trong cuộc hội thảo (10/2007) về quản lý và phát triển du lịch biển,
đảo Việt Nam, các chuyên gia du lịch khẳng định du lịch biển và kinh tế đảo là
một trong năm đột phá về kinh tế biển ven biển. Mà thế mạnh thuộc về các tỉnh
thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, trong đó phải kể đến một số địa phương có bề
dày trong phát triển du lịch biển, đảo như Nha Trang (Khánh Hòa), Phan Thiết (
Bình Thuận), Quảng Nam, Đà Nẵng… và quả là thiếu sót nếu không nhắc đến
Quảng Ngãi.

2


Tỉnh Quảng Ngãi với đường bờ biển dài 135km, kéo dài từ An Tân đến
Sa Huỳnh nên có nhiều bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Khe Hai, Lệ Thủy,
Minh Tân… Đến đâu cũng hoang sơ với những bãi cát ngập tràn ánh nắng và
làn nước trong xanh. Vẻ đẹp của các bờ biển nơi đây từ xưa đã làm say đắm
biết bao người, để rồi thi sĩ Xuân Diệu đã thốt ra nhận xét bằng hai câu thơ:
“ Hỏi mình biển đẹp vô ngần
Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh” [16;108].
Nhưng một sự thật đáng buồn rằng cho đến nay những bãi tắm xinh đẹp
ấy vẫn như những nàng tiên đang say ngủ vì chưa được đầu tư khai thác một

cách có hiệu quả. Các dự án khu du lịch hầu như chỉ được triển khai trên giấy
mà không được thực hiện trong thực tiễn. Một số dự án khác thì khai thác một
cách hời hợt vừa không mang lại hiệu quả kinh tế vừa làm nguồn tài nguyên
dần mai một.
Bên cạnh những ưu đãi của thiên nhiên cho khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng thì thiên nhiên cũng rất khắc
nghiệt với nơi này. Mỗi năm vào mùa mưa bão, Quảng Ngãi trở thành nơi gánh
chịu bão nặng nề nhất. Biển cho Quảng Ngãi nguồn lợi dồi dào, những bãi biển
trãi dài hàng cây số… Nhưng cũng chính biển đã gây ra bao mất mát, bao hậu
quả khôn lường.
Tôi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất đầy nắng gió này, chứng kiến
bao sự đổi thay của quê hương sau nhiều năm phát triển đổi mới đi lên. Là một
người con của đất mẹ Quảng Ngãi như tôi không tránh khỏi những boăn khoăn
trăn trở.
Hơn nữa, sau những năm tháng chúng tôi được học tập ở giảng đường đại
học. Được tiếp thu vô vàng kiến thức quý báu từ thầy cô, chúng tôi mong muốn
biến quá trình đào tạo đó thành quá trình tự đào tạo. Để tăng cường kỹ năng làm

3


việc độc lập của mình, cũng như có cơ hội được cọ xát thực tế nhằm tích lũy
kinh nghiệm trong quá trình làm việc sau này.
Xuất phát từ những lý do trên và yêu cầu thực tiễn đặt ra, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển ở
Quảng Ngãi” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Liên quan đến đề tài của chúng tôi đã có các công trình nghiên cứu tiêu
biểu như:
-


“Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch biển – đảo vùng du lịch Bắc

Bộ” của TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh. Công trình này đã tìm ra những nguyên
nhân cơ bản của vấn đề không tương xứng giữa sản phẩm du lịch Việt Nam nói
chung và sản phẩm du lịch biển đảo nói riêng so với nguồn tài nguyên nổi trội
của nó.
- “Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du lịch quốc gia vùng
biển
miền Trung Việt Nam”. Cũng do TS.KTS Nguyễn Thu Hạnh làm chủ nhiệm.
Đây là đề tài được thực hiện trong 2 năm 2009 và 2010 với mục tiêu đề xuất các
giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của các khu du lịch quốc gia biển
miền Trung một cách hiệu quả và bền vững. Đề tài đã cung cấp một lượng
thông tin lớn, thể hiện bức tranh toàn cảnh về các khu du lịch biển vùng Bắc
Trung Bộ. Đồng thời đề xuất một số sản phẩm du lịch mới dựa trên đặc trưng
của vùng biển này như các sản phẩm từ muối, cát, rác, mưa – bão – lụt… giúp
đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, làm mới các hình ảnh các khu du lịch biển
miền Trung.
-

“Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi

và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ”. Do TS Trần Văn Siêu thực hiện. Đề tài
đã đánh giá thực trạng phát triển cũng như những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức đối với du lịch biển đảo Quảng Ngãi và vùng duyên hải Nam
4


Trung Bộ. Từ đó rút ra những bài học thực tiễn nhằm định hướng phát triển bền
vững cho du lịch biển đảo Quảng Ngãi và các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung

Bộ.
-

“Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi”, luận án tiến sĩ

của tác giả Trần Đăng (2002). Ông đã dành phần lớn dung lượng của luận án để
nói về lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn (Quảng Ngãi). Luận án đã chỉ ra
được những nét đẹp truyền thống của lễ khao lề thế lính Hoàng sa. Đồng thời
khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của lễ này đối với sự phát triển du
lịch của Lý Sơn nói riêng và Quảng Ngãi nói chung.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây mặc dù chưa đề cập
nhiều đến tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch biển Quảng
Ngãi. Tuy nhiên đó là nguồn tài liệu vô cùng quý giá cho chúng tôi trong quá
trình thực hiện khóa luận.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu
Quảng Ngãi với những tiềm năng vốn có của mình trong thời gian gần
đây đã có nhiều sự đầu tư và nổ lực để khai thác nguồn tài nguyên đó song vẫn
chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, đó là một sự lãng phí và mất mát lớn
cho địa phương. Nghiên cứu đề tài này tôi nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích,
đánh giá các tiềm năng phát triển du lịch biển đảo tại Quảng Ngãi. Đồng thời,
trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm góp phần thúc
đẩy du lịch của quê hương ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát


triển du lịch biển nói chung, trên cơ sở đó đánh giá được những thuận lợi, khó
khăn cũng như những lợi ích to lớn mà hoạt động này mang lại.

5


-

Tìm hiểu về tiềm năng phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi, hiện

trạng khai thác vùng biển đảo Quảng Ngãi trong thời gian vừa qua trong phục
vụ cho việc phát triển du lịch.
-

Dựa trên việc nghiên cứu về tiềm năng, thực trạng khai thác du lịch biển

đảo tại Quảng Ngãi từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp thích hợp cho sự phát
triển của du lịch biển ở Quảng Ngãi những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn để
phục vụ cho phát triển du lịch biển đảo ở Quảng Ngãi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quảng Ngãi với rất nhiều bãi biển đẹp. Nhưng trong đề tài này tôi chỉ xác
định phạm vi nghiên cứu là một số bãi biển tiêu biểu như biển Dung Quất, Sa
Huỳnh, Mỹ khê, Khe Hai, Đảo Lý Sơn.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Do đề tài tìm hiểu về một vấn đề còn quá mới mẽ nên việc tìm kiếm tài

liệu về vấn đề này còn rất hạn chế, việc tìm hiểu nguồn tư liệu còn gặp nhiều
khó khăn. Để thực hiện đề tài trên đây tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu, tài liệu
và các trang web điện tử:
- Nguồn tư liệu thành văn:
+

Các bài viết trong sách báo.

+

Sách chuyên ngành.

+

Tạp chí du lịch.

+

Khóa luận tốt nghiệp.

- Tài liệu điền dã:
+

Khảo sát.
6


+

Chụp ảnh.


+

Phỏng vấn

-Nguồn tư liệu trên internet.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu và
thông tin có liên quan. Từ đó chúng tôi đã khái quát hóa, mô hình hóa các vấn
đề cần được trình bày để đạt yêu cầu đề tài đưa ra một cách tốt nhất có thể.
5.2.2. Phương pháp thống kê
Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn khác nhau và thời gian
dài ngắn cũng không giống nhau. Chính vì thế, các tài liệu ấy cần được thống
kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu đạt được kết quả
cao.
5.2.3. Phương pháp thực địa
Đây là một trong những phương pháp chủ đạo phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài tài. Thông qua phương pháp này các số liệu, thông tin thu được có
phần chính xác cao hơn, kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Đồng thời
kiểm tra lại độ chính xác của các tư liệu đã sử dụng nghiên cứu.
5.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh
Do lãnh thổ du lịch được phân bố trong không gian rộng lớn và gồm
nhiều thành phần khác nhau do vậy việc thực hiện không thể bao quát hết toàn
vẹn lãnh thổ, phương pháp này sẽ bổ trợ cho việc nghiên cứu có kết quả hơn.
Phương pháp biểu đồ, bản đồ giúp cụ thể hóa số liệu và cho thấy được
mức độ phát triển của du lịch biển đảo Quảng Ngãi theo thời gian, không gian
phát triển như thế nào.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia


7


Việc tranh tham khảo ý kiến của lãnh đạo, chính quyền, cán bộ chuyên
ngành du lịch, cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm
quý báu để vận dụng vào nghiên cứu. Công việc này rút ngắn quá trình điều tra
phức tạp, đồng thời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng.
6. Đóng góp của đề tài
Là một sinh viên mới nghiên cứu, tham vọng của chúng tôi không có gì
lớn. Chỉ muốn đánh giá một vài tiềm năng, thực trạng du lịch biển ở một số
điểm du lịch ở Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp.
Đồng thời hoàn thiện khả năng tự học trong thời gian học tập ở nhà
trường.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu cần thiết cho những ai quan
tâm.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, đề tài được kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch biển
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng du lịch biển tại Quảng Ngãi
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác du lịch
biển Quảng Ngãi

8


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN
1.1. Khái niệm chung
1.1.1. Khái niệm về du lịch và du lịch biển

Trước khi đưa ra định nghĩa về du lịch biển thì chúng ta phải hiểu rõ như
thế nào là hoạt động du lịch. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch của
nhiều tác giả. Mỗi một khái niệm xuất phát từ những quan điểm khác nhau.
Định nghĩa về du lịch đầu tiên xuất hiện tại Anh vào năm 1811 coi sự giải
trí là động cơ chính: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa ly thuyết và thực
hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí.” Hai người đặt nền móng
cho lý thuyết về cung du lịch là giáo sư, tiến sỹ Hunziker và giáo sư, tiến sỹ
Krap đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các
hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người
ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và
không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [7;21]. Như vậy, một người được coi
là đi du lịch khi họ không lưu trú tại nơi đến lâu dài và không tới vì mục đích
kiếm tiền đồng thời phải có các mối quan hệ phát sinh từ việc di chuyển và lưu
trú với cư dân địa phương đến. Định nghĩa đã được sử dụng làm cơ sở cho môn
khoa học du lịch. Ngày nay, nó vẫn được dùng để giải thích từng mặt và cả hiện
tượng kinh tế du lịch bởi các nhà kinh tế. Mặc dù định nghĩa này đã mở rộng và
bao quát đầy đủ hơn hiện tượng du lịch nhưng nó chưa nêu được đặc trưng về
lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch. Nó còn bỏ sót hoạt
động của các công ty giữ nhiệm vụ trung gian, tổ chức du lịch và nhiệm vụ sản
xuất hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

9


Định nghĩa về du lịch của Michael Coltman lại nêu khá đầy đủ về các
thành phần liên quan tới hoạt động du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác
của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà
cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch.”
Tại Hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào
tháng 6/1991, du lịch được định nghĩa là: “hoạt động của con người đi tới một

nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình), trong một
khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định
trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm
tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [11;18]. Định nghĩa trên đây đã nêu rõ quy
định về địa điểm, thời gian, mục đích của hoạt động du lịch.
Ở nước ta, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều ý kiến rất khác nhau
xung quanh vấn đề này. Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng thì “du” có nghĩa là
đi chơi, “lịch” là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vậy du lịch được hiểu là việc
đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Theo pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố
ngày 20/02/1999) thì “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn những nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một thời gian nhất định” (điểm 1, điều 10, chương 1, trang 8, Pháp
lệnh du lịch).
“Du lịch biển” được hiểu là một loại hình hoạt động du lịch được hình
thành trên nguồn tài nguyên du lịch biển và các dịch vụ đi kèm nhằm thoả mãn
nhu cầu của khách du lịch về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng hay tìm hiểu những
nền văn hoá bản địa gắn liền với biển.
1.1.2.Khái niệm về tài nguyên du lịch
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu,
năng lượng và thông tin trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người
10


có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Khái
niệm tài nguyên du lịch luôn gắn với khái niệm du lịch. Theo Điều 4, Luật Du
lịch của Việt Nam thì “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và
các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch,

là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô
thị du lịch”.
Như vậy tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch.
Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch chính là cơ sở để bố trí xây dựng cơ sở hạ
tầng, cơ sở đón tiếp khách, xác định các loại hình du lịch và xây dựng các
chương trình du lịch cũng như xây dựng và phát triển mạng lưới du lịch, các
tuyến, các điểm du lịch. Ở những địa phương nào có tài nguyên du lịch càng
phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì coi như đã có nền tảng ban đầu hết sức
quan trọng để tạo nên sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy
nhiêu.
1.1.3. Phân loại tài nguyên du lịch
Dựa trên đặc điểm của từng tài nguyên, nguồn gốc hình thành tài nguyên
cũng như mức phân loại phổ biến trong nước và trên thế giới, tài nguyên du lịch
được phân thành hai loại cơ bản là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn.
“Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm nhiều yếu tố như địa chất, địa
hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái có thể
được sử dụng nhằm phục vụ mục đích du lịch” (điều 13, chương 2, Luật du lịch
Việt Nam).
“Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố
văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
11


công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.”(điều 13, chương 2,
Luật du lịch Việt Nam).
1.2.Quá trình hình thành và xu hướng phát triển của du lịch biển ơ
Việt Nam
1.2.1.Quá trình hình thành hoạt động du lịch biển ở Việt Nam

Từ bao đời nay, loài người đã và đang sống trên “Hành tinh Xanh” với
bạt ngàn màu xanh của núi rừng, màu xanh của đồng ruộng và màu xanh của
biển cả mênh mông. Trái đất đan xen giữa lục địa và đại dương hình thành một
môi trường sinh thái cho con người với những êm ả, thanh bình nhưng đồng thời
cũng có nhiều bão giông, thách thức khắc nghiệt. Trong điều kiện tự nhiên đó,
trải qua bao thế hệ, con người đã thích nghi và khắc phục, tận dụng thuận lợi,
vượt lên thử thách để tồn tại, để phát triển và tạo dựng cuộc sống đa dạng,
phong phú nhưng cũng có biết bao biến động.
Nước Việt và người Việt, từ thuở ban đầu đã hội tụ và sinh trưởng trong
một môi trường như thế với núi rừng, đồng bằng và biển cả. Quá trình dựng xây
đất nước, bảo vệ non sông, mở mang bờ cõi của các bậc tiền bối đã trao lại cho
thế hệ tiếp nối một nước Việt Nam hình chữ S hôm nay.
Tổ quốc Việt Nam nằm trên một vị trí đắc địa với “toạ độ không gian ba
chiều” lí tưởng [13,7]. Nhìn về địa lí tự nhiên, về văn hoá và lịch sử, về vị thế
chiến lược thì nước Việt Nam vừa là một quốc gia Đông Nam Á, vừa là một
quốc gia Đông Á, lại nằm trên giải phía Tây của vành đai Thái Bình Dương. Do
vậy, đã hình thành một môi trường văn hoá có cội nguồn từ các thung lũng, châu
thổ canh tác lúa nước, tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa từ Đông Bắc
cùng văn minh Ấn Độ từ Đông Nam, lại mở cánh cửa ra Biển Đông đón nhận
trào lưu văn minh từ phương Tây tràn tới.
Vị trí không gian ba chiều ấy, một cách tự nhiên, đã sớm hình thành trong
12


con người Việt Nam một tâm thức hoà hợp giữa lục địa và đại dương, giữa đất
liền và biển cả, mở đầu bằng truyền thuyết bất hủ Lạc Long Quân – Âu Cơ đưa
50 người con lên núi, 50 người con xuống biển, đắp xây non sông gấm vóc cho
Tổ quốc Việt Nam.
Thế hệ nối tiếp thế hệ, các cộng đồng cư dân sinh sống trên lãnh thổ Việt
Nam đã khai phá đất đai, chinh phục biển cả, xác lập chủ quyền, mở rộng giao

thương, viết tiếp những trang sử hào hùng của cha ông để lại. Cùng với quá
trình “mở nước” về phương Nam là những hành trình giương buồm ra khơi làm
chủ nhiều quần đảo, nhiều vùng biển. Cánh cửa ngoại thương rộng mở với nhiều
cảng biển, cảng thị đón nhận thuyền buôn các nước láng giềng, tiếp xúc với
thương nhân và giáo sĩ nhiều nước Âu Tây. Đến thời hiện đại, trong công cuộc
kháng chiến cứu nước đầy gian khổ, cùng với con đường Hồ Chí Minh trên bộ
theo dọc Trường Sơn là tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển với những “con
tàu không số” vượt sóng Biển Đông đến với chiến trường. Và trong công cuộc
dựng xây hôm nay, kinh tế biển chiếm một vị trí hết sức quan trong trong nền
kinh tế đất nước. Đặc biệt du lịch biển ngày càng được mở rộng.
“Việt Nam có hơn 3200 km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước
biển, hơn 2770 đảo ven bờ cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam với
những đặc trưng khác nhau. Đó là lợi thế thiên nhiên ban tặng cho Việt Nam để
phát triển du lịch. Có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển ở nước ta thuận lợi để phát
triển du lịch và hơn 30 trong số này đã được các địa phương khai thác tốt để để
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo” [9;42].
Có thể kể đến một số khu vực đã được khai thác du lịch biển như: Hạ
Long- Hải Phòng- Cát Bà; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam, Vân Phong - Đại Lãnh
- Nha Trang, Phan Thiết - Mũi Né, Kiên Giang - Phú Quốc, Côn Đảo- Vũng
Tàu. Trong số các bãi biển, vịnh biển của Việt Nam, có một số điểm đến đã nổi
tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế tới du lịch hàng năm. Đó là vịnh Hạ Long
13


– Di sản thiên nhiên thế giới thuộc tỉnh Quảng Ninh; vịnh Nha Trang - một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới; bãi biển Đà Nẵng được bầu chọn là một
trong 6 bãi tắm quyến rũ nhất hành tinh. Cuộc sống ngày càng hiện đại thì con
người càng có nhu cầu tìm về với tự nhiên, với trời mây sông nước để tận
hưởng cảm giác yên bình, thanh thản, hay thoả mãn những khám phá tìm tòi về
một vùng đất mới và chính những bãi biển hoang sơ mang trong mình nhiều vẻ

đẹp nên thơ là nơi mà nhiều người muốn đến. Bởi thế, du lịch biển được hình
thành và phát triển là tất yếu.
1.2.2. Xu hướng phát triển hoạt động du lịch biển ở Việt Nam
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới
và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với
phát triển du lịch nói chung và du lịch biển Việt Nam nói riêng. Trước bối cảnh
đó xu hướng phát triển hoạt động du lịch biển ở Việt Nam cũng không nằm
ngoài xu hướng phát triển chung của thế giới. Tức hoạt động du lịch biển nước
ta hướng tới đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên
nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản
sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm
năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
Đặc biệt hướng tới phát triển sản phẩm du lịch biển “xanh" - những sản
phẩm du lịch có hàm lượng cao các yếu tố; nhất là dịch vụ, thân thiện với môi
trường, được phát triển phù hợp với các nguyên tắc bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững để từng bước xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam.
1.3. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế
1.3.1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế thế giới
Trong những năm qua, du lịch là ngành đóng vai trò quan trọng trong
nền kinh tế của mỗi nước cũng như kinh tế thế giới. Đặc biệt, trong thời gian
14


gần đây, khi mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức
gay gắt, người ta thấy rằng du lịch thật sự có vai trò then chốt trong khôi phục
và hướng tới sự tăng trưởng kinh tế.
Ngành du lịch, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Theo tài
liệu Chỉ số Cạnh tranh Du lịch 2009 (Travel & Tourism Competitiveness Index
– TTCI 2009 ), do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ấn hành, ngành du lịch và

lữ hành hiện chiếm khoảng 9,9 GDP, 10,9 % xuất khẩu, và 9,4 đầu tư của thế
giới. Ngày nay, nguồn thu ngoại tệ xuất khẩu từ dịch vụ du lịch trên thế giới chỉ
đứng thứ tư sau nhiên liệu, hóa chất và ngành ô tô.
Nhiều nước trên thế giới coi du lịch là cứu cánh với mong muốn vực dậy
nền kinh tế ốm yếu và què quặt của mình. Người Pháp gọi du lịch là con gà đẻ
trứng vàng vì những giá trị kinh tế to lớn mà ngành này mang lại cho đất nước
(hơn 42 tỷ đô la Mỹ năm 2005). Trong “thế giới du lịch”, Hoa Kỳ luôn là nước
đứng đầu: GNP du lịch của nước này lên đến trên 82 tỷ đô la. Trong số các nước
châu Á, Trung Quốc dẫn đầu với thu nhập từ du lịch gần 29 tỷ đô la.
Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch Thế giới Liên Hiệp Quốc nhận định
rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập chính,
ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự phát
triển” (WTO-HL2008).
Như chúng ta biết rằng, trong thời đại hiện nay, công ăn việc làm là một
trong những vấn đề vướng mắc nhất của các quốc gia. Phát triển du lịch được
coi là một lối thoát lý tưởng để giảm bớt nạn thất nghiệp, nâng cao mức sống
cho người dân. Vì vậy xu hướng chuyển đổi hay chuyển hướng sang kinh doanh
du lịch là một lựa chọn đúng của nhiều quốc gia. Du lịch tạo cơ hội cho con
người được tiếp xúc, tắm mình trong thiên nhiên, được cảm nhận một cách trực
giác sự hùng vĩ, trong lành, tươi mát và nên thơ của các cảnh quan tự nhiên có ý
15


nghĩa to lớn đối với khách. Nó tạo điều kiện cho họ hiểu biết thêm sâu sắc về tự
nhiên, thấy được giá trị của thiên nhiên đối với đời sống con người. Điều này có
nghĩa là bằng một cách thực tiễn nhất, du lịch góp phần rất tích cực vào sự
nghiệp giáo dục môi trường, một vấn đề toàn thế giới đang hết sức quan tâm và
hao tốn nhiều kinh phí hàng năm của các nước.
Hơn nữa, du lịch là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch sẽ

kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác. Phát triển du lịch không chỉ cung
ứng mức thu ngoại tệ mà còn đóng góp vào sự cân bằng trong chi phí, ngoài ra
nó còn cung cấp nhanh chóng các cơ hội cho cư dân địa phương do sự phát triển
của giao thông, xây dựng thông qua mạng lưới đường xá, các cơ sở hạ tầng
cũng như các cơ sở dịch vụ, giải trí. Điều này lý giải cho sự phát triển của công
nghiệp, nông nghiệp – ngư nghiệp, xây dựng, ngoại thương… Đó là hiệu quả
gián tiếp của sự phát triển ngành du lịch.
Mặt khác, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho việc tiết kiệm lao động cho xã
hội khi xuất khẩu một số mặt hàng tại chỗ thông qua việc mua sắm của khách
du lịch. Bên cạnh đó, nó còn tạo sự phát triển đồng bộ, nhịp nhàng trong phạm
vi cả nước, góp phần hình thành một diện mạo mới toàn diện hơn cho đất nước
làm du lịch.
Du lịch giờ đây cũng không còn bó hẹp mà ngày càng mở rộng liên kết.
Sự liên kết ấy không chỉ mở rộng theo ngành mà còn theo lãnh thổ và nó đã
vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Các quốc gia giờ đây đã tăng cường phối hợp
với nhau khai thác hiệu quả nhất những thế mạnh, tiềm năng của mình để tạo ra
những tour, tuyến hấp dẫn du khách. Vì thế du lịch còn có ý nghĩa quan trọng
đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và trên toàn
thế giới theo hướng hợp tác, hoà bình, cùng có lợi. Trong giai đoạn hiện nay, du
lịch được ví như sứ giả hoà bình tạo nên phương pháp tuyên truyền, quảng bá
một cách thiết thực và hiệu quả nhất cho đất nước chủ nhà. Nhìn chung sự phát
16


triển của du lịch trên phạm vi toàn cầu đã tạo nên cơ hội phát triển mới cho mỗi
nước. Và hơn hết du lịch đã tạo nên mối gắn kết cộng đồng giữa các quốc gia
thông qua các tổ chức quốc tế về du lịch và lữ hành.
1.3.2. Vai trò của du lịch và du lịch biển trong nền kinh tế Việt Nam
Ngày nay đời sống của con người ngày càng cao, họ không những có nhu
cầu đầy đủ về vật chất mà còn có nhu cầu được thoả mãn về tinh thần như vui chơi,

giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành đầy triển vọng.

So với các nước khác trên thế giới, ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn
hơn nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “công
nghiệp không khói”, mang lại thu nhập GDP lớn cho nền kinh tế, giải quyết
công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam
ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu
xây dựng ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng tại Việt Nam. Các dự án đầu tư
vào bất động sản du lịch dọc theo bờ biển hơn 3.000 km và tại các thành phố lớn
đang gia tăng nhanh chóng. Dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng. Nền kinh tế Việt
Nam đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Hơn một phần
ba của tổng sản phẩm trong nước được tạo ra bởi các dịch vụ, trong đó bao gồm
khách sạn và phục vụ công nghiệp và giao thông vận tải. Hàng năm du lịch
đóng góp 4,5% trong tổng sản phẩm quốc nội (thời điểm 2007). Ngày càng có
nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào ngành du lịch. Sau các ngành
công nghiệp nặng và phát triển đô thị, đầu tư nước ngoài hầu hết đã được tập
trung vào du lịch, đặc biệt là trong các dự án khách sạn.
Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nước ta mang lại nguồn thu trên 2
tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trước, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất
khu vực, nhưng đến nay khoảng cách này đã được rút ngắn, đã đuổi kịp và vượt
Philíppin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia. Theo
17


UNWTO, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng du
lịch cao nhất khu vực và thế giới.
Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du
lịch phát triển, ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn,
đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các

ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ;
mỗi năm, hàng chục lễ hội truyền thống được khôi phục, tổ chức dần đi vào nền
nếp và lành mạnh, phát huy được thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ
công truyền thống được khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan
du lịch, sản xuất hàng lưu niệm, thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có
thêm việc làm và thu nhập; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
thu nhập, xoá đói giảm nghèo và nhiều hộ dân ở không ít địa phương đã giàu lên
nhờ làm du lịch. Chính du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng
tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, chính
quyền địa phương và cộng đồng dân cư giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên
truyền, quảng bá du lịch ở nước ngoài và trong nước đã truyền tải được giá trị
văn hoá dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân.
Điều quan trọng hơn cả là du lịch đã góp phần phát triển yếu tố con người
trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 80 vạn việc làm trực
tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cư, góp phần nâng cao dân trí, đời sống
vật chất và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lưu giữa các vùng, miền trong
nước và với nước ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức
năng “sứ giả’’ của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trường cho nền
kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động dần trong hội nhập du
lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các
18


nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới; ký 29 Hiệp định hợp tác
du lịch song phương với những nước là thị trường du lịch trọng điểm và đầu
mối giao lưu quốc tế và hợp tác du lịch đa phương 10 nước ASEAN; đã có quan
hệ bạn hàng với trên 1.000 hãng, trong đó có nhiều hãng lớn, của hơn 60 nước
và vùng lãnh thổ. Du lịch nước ta là thành viên của Tổ chức Du lịch thế giới,

của Hiệp hội Du lịch Châu Á-Thái Bình Dương, của Hiệp hội Du lịch Đông
Nam Á và phát huy được vai trò, khai thác tốt quyền lợi hội viên. Tham gia chủ
động hơn trong hợp tác du lịch tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và thế giới.
Nhờ thế đã tranh thủ được vốn, kinh nghiệm, công nghệ, nguồn khách để phát
triển, chủ động gắn kết với du lịch khu vực và thế giới.
Nói đến du lịch Việt Nam, đầu tiên phải nói đến du lịch biển, đảo, sau
mới đến du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, tiếp theo là các lĩnh vực khác. Việt
Nam nằm trong số những nước có nhiều bãi biển và vịnh biển, đảo đẹp nhất thế
giới. Các sản phẩm du lịch biển, đảo cũng thu hút lượng khách du lịch đông
nhất ở Việt Nam và mang lại doanh thu du lịch cao. Du lịch biển, đảo đang trở
thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Trong các loại hình
du lịch được ưa chuộng hiện nay như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, sinh thái
cộng đồng, thì du lịch biển được coi là loại hình du lịch chủ đạo.
Vì vậy, du lịch biển đảo vẫn luôn là lựa chọn hàng đầu cho tất cả những
ai, dù là người thích mạo hiểm, có nhiều kinh nghiệm du lịch hay lần đầu đi
nghỉ ngơi, thư giãn. Bởi trong tất cả ngành kinh tế biển, duy nhất du lịch có thể
khai thác triệt để lợi thế “mặt tiền” và nắm giữ những vị trí đẹp nhất dọc theo
đường bờ biển.
1.3.3. Vai trò của du lịch và du lịch biển trong nền kinh tế Quảng Ngãi
“Quảng Ngãi là tỉnh thuộc duyên hải miền Trung đã được xác định trong
quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010. Với chiều
dài bờ biển 130km, có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 24 nối với
19


đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên, có cảng Dung Quất, Nhà máy lọc
dầu số 1, gắn với Khu kinh tế Dung Quất và thành phố Vạn Tường, cận kề sân
bay Chu Lai” [1;7]. Vì vậy Chính phủ đã xác định Quảng Ngãi là 1 trong 5 tỉnh
trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của miền Trung - Tây
nguyên trong thời kỳ tới, là cơ hội để đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển du

lịch của tỉnh. Sau hơn 20 năm tái lập tỉnh, từ vị trí là một tỉnh thuần nông, công
nghiệp – dịch vụ hầu như chưa phát triển do sớm nhận thức và phát huy thế
mạnh về điều kiện văn hoá – tự nhiên (nơi nổi tiếng với thập nhị thắng cảnh ),
Quảng Ngãi đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay lĩnh
vực du lịch, dịch vụ chiếm tỉ lệ ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của
tỉnh.Trong thời gian tới, Quảng Ngãi vẫn tiếp tục xác định kinh tế biển mà đặc
biệt là du lịch biển đảo vẫn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Du lịch Quảng Ngãi đã và đang mang nguồn doanh thu lớn, đóng góp
đáng kể cho ngân sách của toàn tỉnh. Trong năm 2010 đã thu hút được khoảng
330.000 lượt trong đó khách quốc tế đạt khoảng 41.000 lượt khách tăng 22.600
lượt so với năm 2005; khách nội địa đạt khoảng 289.000 lượt khách tăng
145.000 lượt so với năm 2005.
Doanh thu du lịch đến năm 2010 đạt khoảng 200 tỷ đồng (tăng gấp 2,56
lần so với năm 2005) trong đó doanh thu từ khách quốc tế đạt khoảng 5,4 triệu
USD tương ứng 80 tỷ đồng và khách nội địa đạt khoảng 120 tỷ đồng. Giải quyết
việc làm cho hàng nghìn lao động. Riêng năm 2010 ngành du lịch đã thu hút
khoảng 6.200 lao động, trong đó lao động trực tiếp và lao động gián tiếp khoảng
4.250 lao động
Với mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trở thành một trong những tâm
điểm nằm trong chuỗi du lịch miền Trung - Tây Nguyên theo hướng phát huy
tiềm năng, lợi thế về du lịch biển, đảo, núi gắn với quá trình phát triển của Khu
Kinh tế Dung Quất và đô thị mới Vạn Tường. Phấn đấu đến năm 2015, du lịch
20


là ngành kinh tế ngày càng có đóng góp quan trọng trong tổng sản phẩm của
tỉnh. Những năm gần đây, Quảng Ngãi đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn
về đầu tư du lịch.
Hiện nay, du lịch Quảng Ngãi đang đứng trước thời cơ lớn để hội nhập
và phát triển khi bùng nổ nhu cầu trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhận thức đúng

tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với sự phát triển toàn diện của tỉnh
nhà, tỉnh Quảng Ngãi đã đưa ra hướng du lịch đến năm 2015 phát triển du lịch
thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng được xếp vào nhóm các tỉnh có du lịch
phát triển trong cả nước.Trong đó, các chỉ tiêu chủ yếu: đến năm 2015 thu hút
600.000 lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 700 tỷ đồng; đến năm 2020 thu
hút khoảng 950.000 lượt du khách, đạt khoảng 1.000 tỷ đồng. Đồng thời, tỉnh
cũng tranh thủ đào tạo nguồn nhân lực phấn đấu đến năm 2015 đạt khoảng
12.400 lao động phục vụ trong ngành du lịch [26;76].
Và trong quy hoạch phát triển của tỉnh Quảng Ngãi thì du lịch biển đảo
được coi như là một hình thức du lịch mới đầy tiềm năng. Để chuẩn bị tốt cho
sự phát triển du lịch biển trên địa bàn, tỉnh đã đưa ra các giải pháp chiến lược
bao gồm phát triển sản phẩm du lịch; phát triển hệ thống hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ du lịch; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch; phát
triển thị trường, xúc tiến quảng bá và thương hiệu du lịch; đầu tư chính sách
phát triển du lịch; hợp tác quốc tế về du lịch. Qua những sự ưu tiên đầu tư của
tỉnh cho phát triển du lịch biển đảo, hy vọng trong thời gian tới du lịch biển đảo
tại Quảng Ngãi sẽ có sức hút mạnh mẽ đối với du khách và tăng tính cạnh tranh
với các vùng du lịch biển khác trên cả nước.
1.4. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch biển
1.4.1. Nguyên tắc hòa nhập
Để phát triển một loại hình du lịch bất kì đều dựa vào môi trường tự
nhiên. Bởi những gì do Tạo hóa sinh ra đều có lý do riêng – đó là vẻ đẹp cần tôn
21


trọng. Triết lý du lịch biển đảo khác xa với thứ triết lý mạnh tay san ủi, xây cất
hoành tráng, áp đặt phong cách đất liền ồn ào vốn đã nhàm chán ở mọi đô thị
lên cảnh quan biển đảo vốn có ngôn ngữ riêng và đáng giá gấp trăm lần. Điều
này càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn của loại hình du lịch biển
đảo. Chính môi trường là yếu tố hấp dẫn du lịch, đảm bảo chất lượng và giá trị

hưởng thụ du lịch, điều kiện quan trọng để xây dựng thương hiệu du lịch biển.
Là cách tốt nhất giúp du khách hoà nhập tự nguyện vào môi trường, cảm nhận
hết mức hấp dẫn của tour du lịch biển đảo. Vì vậy để đảm bảo quan hệ hài hoà
giữa phát triển du lịch biển và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi
trường và văn hoá. Cần phát triển các loại hình giải trí gần gũi với thiên nhiên
như tổ chức các trò chơi trên bãi biển, nặn tượng cát, lặn biển, xây dựng các cơ
sở lưu trú gần gũi với môi trường. Thông qua đó giáo dục nâng cao hiểu biết của
du khách về môi trường tự nhiên, tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn,
bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái, bảo vệ phát huy bản sắc văn hóa.
1.4.2. Nguyên tắc gắn sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt
động du lịch biển
Tài nguyên du lịch biển phải gắn kết nhuần nhuyễn với phong cách dịch
vụ và văn hóa, lối sống địa phương. Ở đâu có sự kết hợp tốt đó thì hoạt động du
lịch trở nên hấp dẫn, phong phú và hiệu quả cao hơn. Vì vậy trong thiết kế sản
phẩm, quy hoạch các khu du lịch phải tính đến yếu tố văn hóa bản địa để tạo
tính đặc thù của sản phẩm. Điều quan trọng là phải huy động được nguồn lực
theo mô hình tham gia của các thành phần kinh tế, xã hội, đặc biệt đề cao vai trò
của cộng đồng địa phương trong việc nâng cao giá trị của sản phẩm du lịch.
Tăng cường huy động nguồn lực trong khu vực tư nhân đầu tư cho phát triển du
lịch; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương với tư cách là chủ nhân của các
tài nguyên du lịch biển; hỗ trợ họ trở thành tác giả tạo nên những giá trị thụ
hưởng du lịch mang đến cho khách. Muốn làm được điều đó cần sự phối hợp
22


các ban, ngành trong công tác tuyên truyền tại địa phương làm du lịch, tăng
cường gặp gỡ và trao đổi giữa các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành với người
dân tại khu vực để người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình,
nâng cao nhận thức xã hội về du lịch biển, để mỗi người dân phải là một sứ giả
quảng bá, phải xoay chuyển được nhận thức của người dân về tiềm năng biển có

như vậy thì việc kinh doanh du lịch mới dễ dàng nhận được sự giúp đỡ và hợp
tác của người dân bản địa.
Trước tiên phát triển du lịch phải gắn kết với lợi ích của cộng đồng địa
phương. Tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của
cộng đồng địa phương. Đặc biệt tìm hướng để nhân rộng những lợi ích của phát
triển du lịch tới nhiều người dân hơn (đặc biệt là những người dân thuộc nhóm
nghèo hoặc chịu thiệt thòi trong xã hội) và phân bổ lợi ích từ ngành du lịch một
cách công bằng để cộng đồng địa phương là nguồn lực chính chia sẻ lợi ích từ
du lịch. Nhằm phục vụ tốt hơn công cuộc xoá đói, giảm nghèo.

23


CHƯƠNG 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC
DU LỊCH BIỂN TẠI QUẢNG NGÃI (GIAI ĐOẠN 2005 – 2010)

2.1. Tổng quan về tỉnh Quảng Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
“Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, nằm giữa hai đầu đất
nước. Ở 14032’40’’ đến 15025’ vĩ Bắc, từ 108006’ đến 109004’35’’ kinh Đông.
Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông, phía Bắc
giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định.
Tổng diện tích tự nhiên: 5.166,8 km2, chia thành 3 vùng: miền núi –
trung du, đồng bằng, ven biển – hải đảo” [12;6].
Miền núi – trung du nằm dọc phía Đông dãy Trường Sơn, nhiều núi cao,
rừng có nhiều gỗ quý, chim muôn thú, vật sinh sống. Địa hình phức tạp, có
nhiều sông suối, đèo, dốc.
Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số như: Cà Dong, Hre,
Cor. Đây cũng là khu căn cứ, là cái nôi cách mạng của các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, đã làm nên cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Trà Bồng và miền Tây

Quảng Ngãi.
Vùng đồng bằng có dân cư đông đúc, nhiều đồng ruộng trù phú, thuận lợi
cho phát triển cây trồng, đặc biệt là cây lúa và mía.
Vùng ven biển – hải đảo đất đai bạc màu, chủ yếu trồng các cây phi lao,
bạch đàn, một số nơi có canh tác các cây ngô, sắn, khoai lang.

24


Bờ biển có chiều dài 130 km, địa hình lồi lõm, nhiều nơi núi nhô ra biển
tạo thành các vịnh như: Dung Quất, Việt Thanh, Nho Na, Sa Huỳnh… Thuận
lợi cho tàu thuyền neo đậu, tránh gió bão. Dọc theo bờ biển đã tồn tại các di tích
văn hoá Sa Huỳnh (Đức Phổ), Bình Châu (Bình Sơn) và những thắng cảnh như:
An Hải Sa Bàn, bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Tân Định, Phổ An, Khe Hai, Lệ
Thủy, Minh Tân… Có giá trị vui chơi, giải trí và phát triển du lịch. Dọc bờ biển,
có nhiều lăng thờ Cá Ông, miếu thờ Thần, đình, chùa… Là nơi hàng năm nhân
dân tổ chức cúng tế, lễ hội.
Quảng Ngãi có “huyện đảo Lý Sơn nằm về phía Đông Bắc của tỉnh, với
diện tích khoảng 12 km2, dân số 18.000 người, chủ yếu sống bằng nghề đánh
bắt hải sản, một số sống bằng nghề trồng tỏi, dưa, bắp. Lý Sơn là vùng đất có
nhiều di sản văn hoá Sa Huỳnh, văn hoá Chăm. Nơi đây, hàng năm còn diễn ra
các lễ hội sinh hoạt truyền thống như: lễ tế tiền hiền, tế đình, đua thuyền...”
[10;6].
“Quảng Ngãi nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, chia hai
mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng 8 đến tháng 12, số
ngày mưa nhiều nhất thường tập trung vào tháng 10 và tháng 11. Hàng năm có
từ 120 đến 130 ngày mưa. Mùa nắng, từ tháng 2 đến tháng 7, bình quân số giờ
nắng trong ngày là 6,4 giờ. Những ngày nắng gay gắt thường từ tháng 4 đến
tháng 8 hàng năm, có những đợt nóng nắng kéo dài 3 – 4 tháng” [12,10].
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 0C. Độ ẩm trung bình hàng năm là

86%. Quảng Ngãi có gió thay đổi theo từng mùa như: gió đông nam và tây nam
từ tháng 3 đến tháng 9; gió đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2. Khí hậu Quảng
Ngãi có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các loại cây lương thực và cây
công nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên có những năm hạn
hán kéo dài gây thiếu nước cho nông nghiệp hoặc mưa bão, lũ lụt gây ngập úng,

25


×