Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết trinh thám higashino keigo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.47 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN


NGUYỄN LÊ PHƯƠNG TRÌNH

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đà Nẵng, tháng 5/2018

1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN


ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TRINH THÁM HIGASHINO KEIGO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Phương Khánh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Lê Phương Trình
Lớp
Khóa



: 14CVH2
: 2014 - 2018

Đà Nẵng, tháng 5/2018

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học luôn trên con đường vận động và phát triển không ngừng, qua từng giai đoạn,
ở mỗi tiến trình bộ mặt văn học sẽ thay đổi theo thời gian và thị hiếu đón nhận tác phẩm

của công chúng. Chính vì thế mà các tác giả luôn phấn đấu không ngừng nghỉ trong tư
duy sáng tạo văn chương nghệ thuật. Với con người hiện đại ngày hôm nay, sống trong
thời đại lý tính, luôn nhìn sự việc dưới góc nhìn của tư duy khoa học lý giải nó bằng tính
chất logic. Chính vì thế những cái bí ẩn trong cuộc sống vẫn luôn thúc đẩy sự kiếm tìm,
lật tẩy, giải minh. Thực hiện sứ mệnh đó, là động lực cho nhiều loại hình nghệ thuật khám
phá, trong đó phải kể đến thể loại trinh thám.
Ngày hôm nay, có lẽ chưa bao giờ thể loại thuộc dòng nghệ thuật đại chúng này, được
đón nhận nồng nhiệt từ phía người tiếp nhận. Thể loại trinh thám đa dạng trong các loại
hình sáng tác, từ phim, truyện tranh cho đến tiểu thuyết, đời sống của nó đều trở nên nhộn
nhịp. Hãy thử đến rạp chiếu phim, thì có lẽ bộ mặt phim trinh thám, khoa học giả tưởng
luôn được chọn lựa là thể loại “ăn khách” hàng đầu. Trong các nhà sách, thì tiểu thuyết
trinh thám luôn được xuất bản liên tục. Các loại hình văn học này gần đây đã “thức dậy”,
bắt đầu có tín hiệu quay trở lại đầy sự hấp dẫn, sau một quãng đường khá dài, từng chưa
được thật sự chú ý. Trong nhịp điệu chung của thể loại văn học trinh thám thế giới, ở châu
Á, Nhật Bản là quốc gia vớidòng trinh thám có thể nói là khá sôi động phong phú.
Hiện nay, dòng văn học trinh thám Nhật thức dậy vượt bậc với nhiều thể loại và tác

gia nổi tiếng. Nhiều tác giả, tác phẩm được dịch và bạn đọc đón nhận nồng nhiệt ở mọi
lứa tuổi, đặc biệt với bộ truyện manga Thám tử Conan của tác giả Aoyama Gosho. Gần
đây văn học trinh thám Nhật gây chú ý với tên tuổi tác gia trinh thám Higashino Keigovới
nhiều tác phẩm đoạt giải văn học danh giá, được tôn vinh là “Ông hoàng trinh thám Nhật
Bản”. Ở Việt Nam Higashino Keigo đã nhanh chóng được dịch bán hàng loạt trên các nhà
sách.

3


Vì thế khi dành mối quan tâm đến dòng văn học trinh thám giả tưởng Nhật Bản, chúng
tôi lựa chọn tìm hiểu các tiểu thuyết trinh thám của tác giả Higashino Keigo với đề tài
nghiên cứu có tên sau: Đặc điểm tiểu thuyết trinh thám Higashino Keigo.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hòa vào dòng chảy của văn học Nhật Bản, thể loại trinh thám được coi là một trong
những nhánh chính góp phần tạo nên một dòng văn học Nhật đầy màu sắc, trong một
chỉnh thể thống nhất. Trong tiến trình lịch sử văn học Nhật, văn học trinh thám đã manh
nha vào những năm của thế kỷ XVI – XVII. Ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia có thành tựu
rực rỡ về văn học trinh thám, dẫu nguồn gốc của văn học trinh thám xuất phát từ các nước
phương Tây, nhưng những dòng truyện trinh thám Nhật đã bắt kịp nhịp điệu chung của
thế giới, hòa vào đó với những giai điệu rất đậm màu xứ sở mặt trời mọc này, trên cái nền
của duy lí phương Tây. Ngày nay văn học trinh thám trở lại như một cơn sốt trên toàn cầu,
dòng văn học từng coi là “văn học ba xu”, “mua vui”,… đã thu hút nhiều sự quan tâm của
bạn đọc dành cho nó, sách trinh thám được phát hành rộng rãi ngày càng nhiều. Trong quỹ
đạo chung đó, thể loại trinh thám Nhật là điểm giao nổi bật giữa dòng văn duy lí châu Á
và thế giới. Trong vùng tọa độ của văn xuôi trinh thám thế giới, trinh thám Nhật là hạt
nhân cấu thành to lớn có sức ảnh hưởng rộng rãi, với nhiều bản dịch trên nhiều quốc gia
đều xuất hiện.
2.1.


Về thể loại văn học trinh thám

Văn học của chúng ta đang hướng về hỗn loạn… Trong thời đại cực kỳ hỗn loạn ấy có
một thứ vẫn còn giữ, giữ một cách khiêm tốn, những giá trị truyền thồng, đó chính là
truyện trinh thám. Đó là khẳng định của Jorge Luis Borges. Bởi ông cho rằng: ta không
thể hình dung một truyện không có mở đầu, thắt mút và mở nút [8,707]. Trong bài viết
Edgar Allan Poe và truyện trinh thám, trích từ Tuyển tập Edgar Allan Poe, Jorge Luis
Borges một lần nữa khẳng định sự thật và hành trình tìm kiếm sự thật là hạt nhân truyền
thống của văn chương trinh thám.

4


Nghiên cứu về truyện trinh thám ở Việt Nam có tác giả Đặng Anh Đào với công trình
Việt Nam và Phương Tây tiếp nhận trong giao thoa văn học, trong đó có bài viết bàn về
thể loại trinh thám trên toàn cầu với những nhà văn nữ nỗi tiếng trong bài viết Nữ tác giả
hiện nay và truyện trinh thám. Đầu tiên được nhắc đến là danh hiệu nữ thần tội ác đã
được các nhà phê bình đặt cho Agatha Chiristie từ trước năm tám mươi. Bài viết đã bàn
về vấn đề độc giả của truyện trinh thám, bà cho rằng truyên trinh thám hiện đại phải đối
đầu với loại độc giả thông minh có trình độ. Tác giả đưa ra quan niệm về những nguyên
tắc “khuôn vàng thước ngọc” của truyện trinh thám. Alexandre Lous coi Agatha Chiriste
như là một tác giả kiểu mẫu cho truyện trinh thám đưa ra phân tích tâm lí nhân vật đi
ngược lại với những nguyên tắc truyền thống. Tác giả đã chứng minh điều đó bằng việc
đưa ra những dẫn chứng cụ thể, nghệ thuật vẫn tồn tại trong truyện trinh thám điển hình
Shizuki Natsuki đã sử dụng kĩ thuật mới trong tác phẩm Người đàn bà ở đầu dây điện
thoại. Brigilte Aubert nữ nhà văn Pháp trong truyện Rigor Mortis sử dụng kĩ thuật đánh
lạc hướng bạn đọc trong tác phẩm của mình. Bàn về vấn đề phá vỡ các nguyên tắc truyền
thống của truyện trinh thám có nhà nghiên cứu Phùng Văn Tửu nhận xét trong công trình
Tiểu thuyết trinh thám Pháp bên thềm TK XXI: có những tiểu thuyết trinh thám chẳng ai
là nạn nhân hoặc không có ai là hung thủ, hoặc chẳng có nhân vật nào là thám tử hay cảnh

sát. Đó là nhũng tác phẩm phá đi nguyên tắc truyên thống.
Bên cạnh đó có Giáo sư Lê Huy Bắc với công trình Giả trinh thám trong tự sự hậu
hiện đại đăng trên tạp chí khoa học tháng 2 năm 2011, hay tác giả Nguyễn Chiến trong
bài viết Bản chất tội ác và sự hình thành văn học trinh thám đăng trên tạp chí văn học
nước ngoài số 1 năm 2001 đã tổng kết những thành tựu nổi bật và khẳng định những giá
trị chân chính của tiểu thuyết trinh thám.
Tạp chí sông Hương (số 234 – 08/2008) đăng tải bài viết Truyện trinh thám nhìn từ
hiện tượng. Tác giả đã chỉ ra văn học trinh thám nằm trong bốn hiện tượng văn học nổi
bật đang xảy ra trên toàn cầu “Bốn là văn học trinh thám có thêm chút tình dục và bạo lực,
tội ác và trừng phạt.” Bài viết còn đề cập đến tình hình phát triển của văn học trinh thám
trên thế giới qua nhiều đất nước như: Ở Mỹ quê hương của Edgar Allan Poe, nhiều người
quan niệm là truyện ba xu, truyện “mười xen”, hay “pulp fiction”. Tuy nhiên Mỹ
5


chính là cái nôi của truyện trinh thám không quốc gia nào sánh kịp. Bài viết đưa ra một
vài tác giả điển hình của truyện trinh thám phương Tây James Mallahan, Cain với tác
phẩm Người phát thư luôn luôn bấm chuông hai lần, hay Dashiell hammelt và Raymond
chandler. Ở Pháp người ta coi đây là một dòng thứ yếu của văn học hay Roman noir (tiểu
thuyết đen), vào những năm thập niên 80 -90 của thế kỉ XX truyện trinh thám mới bắt đầu
nở rộ. Đất nước Anh quê hương của Conan Doyle bật thầy truyện trinh thám, thì có tác
giả Agathic Chiristie được mệnh danh là “nữ hoàng tội ác”, bà là nữ nhà văn đạt đỉnh cao
nghệ thuật của truyện trinh thám. Cuối bài viết, người viết đã đánh giá truyện trinh thám
vẫn luôn quyến rủ và hấp dẫn công chúng, và là niềm khát khao đổi mới của mỗi nhà văn.
Võ Thị Hà Xuân với bài viết Khởi động lại một dòng văn học bị lãng quên, đăng trên
báo Bảo vệ Pháp luật, đã đưa ra nhận xét về thể loại trinh thám phát triển mạnh ở phương
Tây, ở châu Á thể loại này như đã ngủ quên lâu nay, giờ mới thức dậy. Tác giả này đã nêu
quan niệm của mình về văn học trinh thám “vụ án là một thành tố chắc chắn mà văn học
trinh thám phải có, kết hợp cùng với các khía cạnh đời sống và tâm lý nhân vật. Trong bài
viết cũng đưa ra quan điểm của PGS. TS nhà phê bình Văn Giá tài chỉ những tình huống

cho văn học trinh thám chính là một thể loại người ta cố tình bưng bít phi tang bao che
và nhiệm vụ của nhà trinh thám là phải lật tẩy và giải minh nó.[21] Người viết đã khẳng
định về viết văn học là vô cùng khó khăn, nếu không có niềm đam mê thật sự thì ít ai có
thể theo đuổi lĩnh vực này, nhà văn Di Li nói “theo đuổi dòng văn học trinh thám không
phải là một lực chọn khôn ngoan”, vì nó là một thể loại rất kén sách.
Truyện trinh thám lên cơn sốt toàn cầu, bài viết của tác giả Hà Linh trên trang báo
mạng Giải trí VNEXPRESS.net đã khái quát lại bức tranh toàn cảnh của văn học thế giới
từ xưa đến nay. Tác giả đề cao nền văn học trinh thám Nhật, các tác phẩm văn xuôi trinh
thám Nhật Bản ngày nay đang ồ ạt đổ vào Mỹ. Trong số các quốc gia châu Á, Nhật Bản
được đánh giá là mảnh đất hứa hẹn của tiểu thuyết trinh thám, nơi phát triển rộ nhất. Vì
văn xuôi trinh thám dễ vượt qua những rào cản về ngôn ngữ và văn hóa đó là một lợi thế
lớn để được phát triển rộng rãi. Truyện trinh thám chủ yếu chỉ chú ý đến cốt truyện chứ
không phải nghệ thuật. Bài viết bàn về tầm ảnh hưởng rộng lớn của văn xuôi trinh thám
Anh – Mỹ trên thế giới, và lịch sử hình thành lâu đời của loại hình này. Ở Trung Quốc thể
6


loại này đã xuất hiện khá sớm với những truyện “Giết người cướp của” có từ thế kỷ
XVIII. Nhật Bản thì ở thế kỷ XVII đã có những trang viết viết về thế giới tội ác. Vào
những năm 1920 – 1930 tiểu thuyết trinh thám thế giới bước vào thời kỳ hoàng kim đặc
biệt là Anh và Mỹ. Văn học trinh thám quan tâm nhiều đến vấn đề tội ác đời sống chính trị
tiêu biểu là văn xuôi của một số quốc gia như (Thụy Điển, Anh, Nam Phi, Italia,..). Văn
học trinh thám châu Âu bừng nỡ giữa bình minh hừng sáng, quay lại sau những những
năm tháng chôn vùi, thì ở Nhật cũng không kém nổi lên với nhiều tác giả xuất sắc thành
công vang dội Yoshida hay Highashino Keigo đều đã nhận nhứng giải thưởng danh giá.
Một trong những yếu tố cấu thành tác phẩm trinh thám đó chính là vấn đề tội ác, sự
thật và đi giải mã sự thật, bàn về vấn đề này có bài viết Phạm trù sự thật trong tiểu thuyết
trinh thám đăng trên trang Thongtinvanhoc – giới thiệu tạp chí Mosaic – a Joumal của tác
giả Nguyễn Thị Thu Huệ. Văn học trinh thám là thể loại được xem là trò chơi, câu đố trí
tuệ, thể loại của văn học duy lí trong đó đưa ra nguyên lý “Whodunit - Ai đã làm”, qua

một vài truyện của Edgar Allan Poe và Conan Doyle. Tác giả cũng đã chứng minh nguyên
lý sự thật trong truyện trinh thám mang hình thức của một bí mật cần được khám phá
thường là tội ác nên nó biến hình theo tội ác. Truyện trinh thám đã cho ta thấy phần bóng
tối của bức tranh nhân tính con người, tiêu biểu qua các tác phẩm truyện của Edgar Allan
Poe (Vụ án đường Morgue), hay Omega Và Alpha trong Những cánh rừng vĩnh cửu.
Nhân cách con người không chỉ được tạo nên từ những khoảng sáng mà còn là những hố
đen” [22]. Truyện trinh thám chỉ ra rằng cái ác có mầm mống từ xã hội bài viết đưa ra
một số dẫn chứng trong nhiều truyện Không có hoa phong lan cho cô Blandsh, cái chết
đến từ trên trời …
2.2.

Về thể loại trinh thám Nhật Bản và tác giả Higashino Keigo

Trong cuốn Tổng quan lịch sử văn học Nhật Bản, chương 32 Văn học đại chúng
Nhật Bản hiện đại (2) – Tiểu thuyết trinh thám và khoa học giả tưởng của Nguyễn Nam
Trân đã bàn về lịch sử lâu đời của dòng văn học trinh thám Nhật qua từng thời kỳ với

7


nhiều tác giả tiêu biểu. Theo nghiên cứu truyện trinh thám Nhật xuất hiện trễ hơn so với
các nước khác, có ảnh hưởng nhiều từ Trung Hoa (Đường âm tủ sự) thế kỷ XVIII.
-

Tiểu thuyết hình án dưới thời Edo, có tác giả Ôin Hiji Truyện xử ándưới bóng cây

anh đào 1689, bên cạnh đó còn có các truyện lừa đảo bịp bợm xuất hiện sau năm 1700.
Sự thành công của Ôin Hiji đã có sức ảnh hưởng đến các quan án và quần chúng ngưỡng
mộ, kể từ đó nhiều tác phẩm trinh thám tương tự như vậy ra đời, đến thế kỷ XIX đã có
chỗ đứng riêng biệt.

-

Tiểu thuyết phóng tác dưới thời Menji về tội phạm, có tác giả Kanagaki Robun

với tác phẩm Con mụ Oden ác độc. Tiểu thuyết trinh thám kiểu Tây Âu thời Menji chủ
yếu có ảnh hưởng từ Jules Verne, Victor Hugô và Edgar Allan Poe. Cái khác của tiểu
thuyết đại chúng Nhật thời kỳ này là, ngoài sự mô phỏng tình tiết của phạm nhân hay kẻ
sống ngoài vòng pháp luât, còn có cả tâm lí nhân vật và bối cảnh nước Nhật.
-

Tiểu thuyết trinh thám thời Taisô và Showa tiền kỳ, trong giai đoạn này có tác giả

Taizaki Junichinô, Yokomizo Seishi. Trong thời kỳ này văn học Nhật còn có thể loại đặc
thù về trinh thám như Torimonochô có nghĩa là hồ sơ điều tra bắt quân gian, do tầng lớp
bình dân thời Edo sử dụng, ở thể loại này có tác giả Okamotokidô.
-

Về sau này ở giai đoạn thời hậu chiến tiểu thuyết trinh thám tiếp tục phát triển

mạnh, có ảnh hưởng nhiều từ phương Tây, mang màu sắc suy luận hay tiểu thuyết đen
vào những năm 1950 của Mỹ mang màu Mafia. Morimura Seiichi được xem là nhà văn
tiêu biểu của tiểu thuyết suy luận Án mạng trong tàu siêu tốc hành 1790.
Công trình này tác giả đã khẳng định được trong bộ phận văn học đại chúng Nhật
Bản thì dòng văn học trinh thám giả tưởng đã là bộ phận chính yếu, nhờ tiếp thức của các
môi thể truyền thông (massa media) và sự hình thành của văn hóa hạ tầng (subculture)
Nhật Bản.
Anne - Bayard - Sakai với bài viết Le Japan offer une Variété de genres quasi unique,
đăng trong tờ báo của nước Pháp Dossier : La Littérature Japonaise. Le Magazine
Littéraire số tháng 5/2012, được tác giả Dương Thắng dịch văn học Nhật Bản đa dạng
8



trong thống nhất. Bài viết chủ yếu đặt ra vấn đề về việc dịch thuật các đầu sách Nhật Bản
trên thế giới, không chỉ được dịch trong nước văn học Nhật còn được dịch phong phú trên
nhiều quốc gia, trong đó loại hình được ưa chuộng nhiều nhất vẫn là tiểu thuyết trinh
thám đương đại. Trong bài viết tác giả nói May mắn là thể loại sách trinh thám Nhật Bản
cũng được ưu ái dịch khá nhiều ra tiếng Pháp, như một yếu tố giúp cân bằng lại tình
trạng mất cân đối trong việc lựa chọn của văn chương Nhật Bản. [28] Cuối bài viết người
viết đánh giá tổng thể chung dòng chảy văn học Nhật Bản là một thị trường văn chương
phong phú và thống nhất.
Văn học trinh thám Nhật Bản, tiếp tục phát triển sau một thời gian lặng lẽ, giờ đây
được sống lại dưới ngòi bút tài hoa của nhiều tác giả tiêu biểu, là Highashino Keigo. Ở
Việt Nam ông được bạn đọc đón nhận một cách nồng nhiệt qua nhiều tác phẩm xuất bản
gần đây với nhiều lời bình phẩm nhận xét. Bài viết Keigo Highashino ông hoàng truyện
trinh thám Nhật Bản của tác giả Nghĩa Trần đã ca ngợi vị trí của ông trong lòng độc giả
Việt Nam, những tác phẩm trinh thám của nhà văn Keigo chưa bao giờ làm độc giả thôi
hồi hộp và say mê theo dõi. Bài viết đưa ra một số nhận định về lối kể chuyện trong các
tác phẩm của Highashino Keigo Không chỉ hấp dẫn ở những tình tiết li kì, phương pháp
gây án và che dấu manh mối, truyện của Keigo còn cuốn hút người đọc bằng những mối
quan hệ chồng chéo, số phận trớ trêu của các nhân vật. [20] Tất cả những yếu tố đó tạo
nên một mê lộ hớp hồn người đọc nhẹ nhàng từ tốn. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra một
số tác phẩm kỳ ảo, tâm linh kỳ bí của Keigo như Bí mật của Naoko và Điều kỳ diệu của
tạp hóa Namiya.
Truyện trinh thám Highashino Keigo không chỉ là bối cảnh nước Nhật đương đại,
mà nó còn đưa bạn đọc về những năm tháng lịch sử, trong những hoài cổ kí ức của nhân
vật. Bài viết Nỗi buồn hoài cổ trong trinh thám của Highashino Keigo của tác giả Bá Đạt
đăng trên trang mạng new.zing.vn đã bàn về vấn đề này. Bài viết tác giả đánh giá số phận
con người và những góc khuất sâu thẳm trong họ và những bối cảnh truyện quay về
những năm 1970, 1980 của Nhật Bản. Tác giả đưa ra một số nhận xét về một số tác phẩm
Bạch dạ hành, Phía sau nghi can X, Điều kì diệu của tạp hóa Nayami, hầu hết các đánh

giá của Bá Đạt quy về một điểm chung trong các tác phẩm của Highashino Keigo đều có
9


những khoảng thời gian nước Nhật phát triển vũ bão cái thời đó thật hay như là một từ
khóa xuất hiện thường xuyên trong các tác phẩm của ông.
Bên cạnh đó còn có rất nhiều những review về các tác phẩm của Highashino keigo như
: Richard Lim JR trong cuốn Phía Sau nghi can X cuốn tiểu thuyết độc đáo ở chỗ ngày từ
đầu nó vẽ ra toàn cảnh câu chuyện, bạn có thể dễ dàng biết ai là thủ phạm, nhưng cách
thức tội phạm của thủ phạm mới là vấn đề. Liệu bạn có dám chắc mình không sa vào cái
bẫy của tư duy logic. Hay bài viết Phía sau nghi can X : việc nào khó hơn giải toán hay
nghĩ ra bài toán của tác giả Ái Linh trên blog Bookaholic đã đi vào giải thích mê lộ lạc
lối của bạn đọc. Đi tìm cái cô đơn, cái bản thể người của nhà toán học Ishigami. Khi
những trang tiểu thuyết khép lại, cảm xúc của người đọc trở nên rối bời. Ta kinh sợ một
bộ não ưu việt đã bày ra một kế hoạch tội ác không hiểu là quá tuyệt vời hay là quá tàn
nhẫn ? Hay ta thương cảm cho cái kẻ cô đơn mà cả đam mê toán học lẫn tình yêu không
thể nào đạt tới. Chính tác phẩm này đã đưa ông đến với giải văn học Naoki danh giá của
Nhật Bản lần thứ 134, một giải thưởng lâu đời sánh ngang với giả Akutagawa tại Nhật.
Gần đây tác phẩm Hoa mộng ảo của ông vừa xuất bản ở Việt Nam cũng nhận được
nhiều review tích cực. Tác giả Hương Trà trong blog văn học nước ngoài - Văn học Nhật
Bản nhận thấy Hoa mộng ảo là một khía cạnh mới trong màu sắc trinh thám của
Highashino Keigo Ngoài vụ án là xương sống cuốn sách còn đưa người đọc sang hướng
mới đó là ý nghĩa nhân văn, giáo dục người trẻ đang loay hoay với những dự định trong
tương lai.
Nhìn tổng thể bức tranh truyện trinh thám trên thế giới gần đây được quan tâm đáng
kể, nhiều công trình bài viết đã khơi dậy một nền văn học đã ngủ quên bấy lâu nay của
nhân loại. Thế giớ đã đưa ra những lý thuyết chung cho hình mẫu truyện trinh thám, tuy
nhiên không hẳn mặc định theo lối quy phạm đó, đã có nhiều nhà văn phá cách tìm dấu
chân riêng cho mình. Ở Nhật Bản bước tiếp trên con đường văn chương trinh thám nhân
loại đã sản sinh ra những bật thầy về truyện trinh thám tiêu biểu cho những quốc gia châu

Á Gần đây Highashino Keigo đã đã tìm được vị thế riêng cho lòng bạn đọc với những tác

phẩm trinh thám mang đậm tâm hồn Nhật Bản vừa duy lý nhưng cũng đượm yếu tố bi
10


cảm trong hồn cách mỗi nhân vât, mỗi đức tính của con người Nhật. Tuy vậy vẫn không
có những công trình nghiên cứu về tác giả này, chủ yếu là những bài báo mà chúng tôi đã
tìm được và nêu ra, để có thể tổng quan được bức tranh trinh thám thế giới và những ảnh
hưởng của nó đếnthể loại trinh thám Nhật Bản, từ đó tìm ra được những cái riêng biệt và
phong cách truyện trinh thám Highashino Keigo qua hai tác phẩm Hoa mộng ảo, Phía
sau nghi can X.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.

Đối tượng nghiên cứu

3.1.

Đề tài tập trung nghiên cứu về những đặc điểm truyện trinh thám Higashino Keigo
trong cốt truyện, nhân vật và phương thức trần thuật.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các sáng tác theo thể loại trinh thám của nhà văn

Higashino Keigo, được xuất bản ở Việt Nam, tập trung vào 2 tiểu thuyết sau đây:
-


Higashino Keigo (H.M dịch), Hoa mộng ảo, Nhã Nam NXB Hội nhà văn,năm 2017.

-

Higashino Keigo (Trương Thùy Lan dịch), Phía sau nghi can X, Nhã Nam NXB Hội nhà
văn,năm 2017.

4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phương pháp nghiên cứu loại hình

-

Phương pháp cấu trúc

5.

Bố cục đề tài
Bố cục đề tài gồm có các phần: mở đầu, nội dung, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.

Phần nội dung được chia ra thành ba chương:
➢ Chương 1: Bức tranh văn học trinh thám Nhật Bản hiện đại và tác giả Higashino Keigo.


➢ Chương 2: Đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết trinh thám Higashino Keigo
➢ Chương 3: Giá trị nội dung tiểu thuyết trinh thám Higashino Keigo – Đằng sau những vụ án

• Phần phụ lục gồm có:
1. Danh sách các tác phẩm của Higashino được xuất bản ở Việt Nam
11


2. Bảng hệ thống cốt truyện và nhân vật trong Hoa mộng ảo và Phía sau nghi can

X
3. Sơ đồ “án trong án” của Hoa mộng ảo và Phía sau nghi can X
4. Sơ đồ “truyện lồng truyện”, của Hoa mộng ảo và Phía sau nghi can X
5. “Mảnh vỡ” trần thuật trong Hoa mộng ảo

12


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:BỨC TRANH VĂN HỌC TRINH THÁM NHẬT BẢN
HIỆN ĐẠI VÀ TÁC GIẢ HIGASHINO KEIGO
1.1.

Về thể loại văn học trinh thám

1.1.1. Khái niệm
Truyện trinh thám ra đời ở phương Tây trong thời gian thế kỷ XIX. Truyện trinh
thám chủ yếu nghiêng về chủ nghĩa duy lý. Truyện thường bắt đầu với những vụ án, đặc
biệt là những cái chết bí ẩn không rõ nguyên nhân. Khi đó thường xuất hiện những nhân
vật điều tra để khám phá vụ án.
Tiểu thuyết trinh thám – trong cách giải thích thuần túy nhất, là không phải tiểu
thuyết đen, tiểu thuyết phản giác hoặc tiểu thuyết li kì, giật gân, mà là tiểu thuyết về cácẩn
ngữ trong đời sống, trong đó phải có motif nổi bật là truy tìm, giải mã, liên quan đến tội

ác. Nếu kể từ tiểu thuyết mới, tính hiện đại dường như đã khước từ đi khuynh hướng trần
thuật của nó, thì tiểu thuyết trinh thám ngược lại, đã cán đáng trọn vẹn chức năng đầu tiên
và cơ bản của văn học, ở điểm là ngày nay dường như chỉ còn duy nhất các nhà văn tiểu
thuyết trinh thám là những người còn biết kể những gì một câu chuyện muốn kể.
Xuất phát từ dòng văn học đại chúng, thể loại trinh thám phát triển rộng rãi trong đời
sống xã hội, chính vì đó mà đã có nhiều quan niệm về loại hình văn học này. Nhà văn
trinh thám S.S. Van Die đã định nghĩa rằng “truyện trinh thám là một trò chơi trí tuệ”
trong đó thách thức của nhân vật thám tử và người đọc, đòi hỏi người đọc phải tư duy
logic để bám sát được mạch truyện.
Tiểu thuyết trinh thám hình sự (detective novel) được hiểu theo nghĩa chung là tiểu
thuyết bí ẩn, hư cấu trong đó nhân vật chính là một nhà nghiên cứu, hay thám tử là người
trong nghề hoặc nghiệp dư đi điều tra tội phạm, thường là những vụ án giết người.

13


Theo Nguyễn Văn Chiến văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, vốn
khuấy động tâm trí người đọc suốt bao thế kỷ nay. Văn học trinh thám phản ánh được đời
sống đen tối của xã hội, là quá trình trinh sát và nhập cuộc để giải mã vụ án.
Cùng bàn về khái niệm trinh thám trong bài viết A hunger for truth and justice tác
giả Tony Watkin đã đưa ra nhận định tiểu thuyết trinh thám là một hình thức hư cấu, nó
xem xét khó nhất nơi xã hội hiện tại và đưa ra mặt tối của con người. Tội phạm là yếu tố
quyết định nên tiểu thuyết trinh thám. Là công trình nghiên về lý tính văn học trinh thám
phải đảm bảo được tính sự thật. [22]
Theo Lại Nguyên Ân tiểu thuyết trinh thám được định nghĩa rằng là một tiểu loại
của tiểu thuyết phiêu lưu. Tiểu thuyết trinh thám có hành trình của nhân vật, nhân vật là
người có nghề nghiệp điều tra khám phá bí mật còn nằm trong bóng tối. Nó là loại truyện
vụ án, truyện viết về tội phạm. Bí mật về kẻ phạm tội bao giờ cũng được giữ đến lúc cuối
cùng đảm bảo được tính cuốn hút cho người đọc. Tiểu thuyết trinh thám tập trung vào vấn
đề chính là “ai là tội phạm”, toàn bô tác phẩm là quá trình giải mã và đưa tội phạm ra ánh

sáng.
Từ điển thuật ngữ văn học Lê Bá Hán – Nguyễn khắc phi nêu ra định nghĩa:
“Truyện trinh thám là một tiểu loại của tiểu thuyết phiêu lưu. Bản thân tên gọi thể loại đó
làm nổi bật một vài đặc điểm của riêng nó. Thứ nhất nó nói lên nghề nghiệp của nhân vật
chính có thể là một thám tử hoặc là một điều tra viên gì đó, nhưng đều có bí mật là điều
tra và khám phá cái bí mật, còn nằm trong bóng tối.Thứ hai nó chứng tỏ đây là truyện vụ
án, truyện viết về tội phạm, một loại truyện rất phổ biến ở các nước phương Tây. Thứ ba
nó mách bảo người sáng tác xây dựng cốt truyện, phải giữ đến cùng những bí mật để tạo
nên sự hấp dẫn, người đọc luôn ở trạng thái căng thẳng”.[5,134]
Phạm Cao Cũng quan niệm rằng trinh thám là một loại tiểu thuyết điều tra, trong đó
nhân vật chính theo đuổi, khám phá ra các loại trộm cướp gian dâm, bắt cóc án mạng và ai
có khiếu về lĩnh vực này đều làm được, không cứ phải là thám tử nhà nước loại này
Roman Policier vad Anh gọi là Detetive story.

14


Đưa ra nhiều khái niệm cụ thế như vậy để thấy rằng, mặc dù ra đời muộn những
dòng văn học trinh thám đã có chỗ đứng nhất định trong quỹ đạo chung của văn học. Cho
thấy văn học trinh thám ngày nay được quan tâm rộng rãi sau một thời gian ngủ quên với
những mặc kiến xã hội. Ngày nay trước phát triển vũ bão của thời đại lý tính, thì văn học
trinh thám tiếp tục khẳng định mình trong nhịp điệu chung của văn học thế giới. Văn học
trinh thám vẫn không ngừng vận động và phát triển theo tư duy sáng tạo của nhà văn. Vấn
đề “cái chết” được quan tâm hơn bao giờ hết và kẻ thi hành đó là ai? Đó là câu hỏi then
chốt trong mọi câu chuyện trinh thám. Phần khác khi đưa ra nhiều nhận địnhh như trên
cũng cho thấy được rằng, vượt lên trên mọi rào cản, văn học trinh thám bắt đầu có sự
cạnh tranh với các thể loại khác quá trình hoạt động với tần suất bạn đọc ngày càng nhiều.
1.1.2. Một vài đặc điểm truyện trinh thám
Văn học trinh thám hình thành và phát triển mạnh mẽ ở phương Tây. Nhắc đến thể
loại này phải nghĩ đến quê hương của Sherlocks Homes là nơi khởi đầu của loạt truyện

trinh thám vụ án bắt đầu hình thành từ đây. Sau đó phát triển mạnh mẽ ở Mỹ - quê hương
của Edgar Allan Poe với sáng tác Vụ án đường hầm Morge, tiếp tục lan san các quốc gia
như Pháp và Phần Lan. Tuy nhiên để có được một chỗ đứng như ngày hôm nay, văn học
trinh thám đã phải trải qua quá trình sàng lọc khe khắt của bạn đọc xã hội. Từng được
xem là dòng tiểu thuyết ba xu, mười xen, tiểu thuyết rẻ tiền được in trên giấy xấu (pulp
ficton) ở Mỹ, Roman Noir văn học giải trí ở Pháp.
Đặc điểm quan trọng nhất của tiểu thuyết trinh thám là phải đảm bảo được một tác
phẩm phải có sự tham dự của kẻ giết người và thám tử theo đuổi vụ án, chính vì vậy tiểu
thuyết trinh thám tập trung hành động tội ác của con người, chú trọng phân tích quá trình
gây án của nhân vật, và miêu tả chi tiết cuộc dò đua của nhân vật thám tử để truy tìm
hung thủ. Tuy nhiên cũng có quan niệm cho rằng trung tâm của tiểu thuyết trinh thám
không phải là tội ác mà là cuộc điều tra. Cũng có nhận định cho rằng trung tâm của tiểu
thuyết là cái chết, cái chết được diễn ra không hề hoang đường quá tưởng tượng, mà đó
được cấp như là một phương trình với cần đi tìm nghiệm, khi giải được nó chính là lúc
nhân vật trinh thám đưa hung thủ lộ mặt.
15


Miêu tả của tiểu thuyết trinh thám không có lý do nào khác ngoài việc được là chính
nó nghĩa là sự sáng tạo là vô tận, đó là sự tự do của tiểu thuyết thông thường, ở tiểu thuyết
trinh thám không có được. Điều đó không có nghĩa các nhà văn trinh thám thiếu đi sự
tưởng tượng, mà trí tưởng tượng đó luôn hiện tồn trong tác phẩm, nhưng lại bị giới hạn
vào những điều thiết yếu nghiệm ngặt của cốt truyện và của việc giải quyết. Tiểu thuyết
trinh thám không rời xa cốt truyện mà ngay tức thì đã phải chỉ ra được câu chuyện, một
tội ác được thực hiện hoặc sẽ được thực hiện.
Nguyên lý thứ yếu trong tác phẩm trinh thám còn là vấn đề sự thật, mọi thứ trong thể
loại này đều phải được sáng tỏ, không cầu kì vòng vo, không hề có một “khoảng trống”
nào trong tác phẩm, chỉ có kẻ giết người là được giữ bí mật còn tất cả đều phải phơi bày
sạch sẽ, thông tin khách quan. Chính ở đó, theo Van Dine - nhà lí luận đầu tiên của tiểu
thuyết trinh thám - là một trong những tính chất cơ bản của thể loại: “Sự thật của vụ việc

phải luôn luôn rõ ràng, miễn là độc giả đủ khôn ngoan để nhìn thấy nó. Qua đó tôi muốn
nói rằng nếu độc giả, sau khi biết được điều giải thích về tội ác, hẳn sẽ đọc lại cuốn sách,
anh ta sẽ thấy rằng theo một nghĩa nào đó, giải pháp sờ sờ ra trước mặt anh ta, rằng tất cả
các manh mối đều thực sự nhằm hướng tới tên tội phạm; và rằng, nếu anh ta thông minh
như thám tử, bản thân anh ta sẽ có thể giải quyết được bí ẩn mà chẳng cần phải đi tới tận
chương cuối” [167,18]
Tiểu thuyết trinh thám trình bày ngay tức thì như một cuộc điều tra về sự thật. Nhưng
cái sự thật không hề tồn tại bên trên bề mặt văn bản, sự thật phụ thuộc vào quá trình giải
kiến của họ, trong một cuốn trinh thám, tất cả các sự kiện diễn biến đều được nói ra trong
sự tưởng tượng của người đọc về tư duy logic.
Chính những thành tố đó sẽ quyết định được đặc thù riêng của thể loại này từ nhân
vật cho đến cốt truyện và người kể chuyện đây là nền móng vững chắc để tạo dựng được
tác phẩm trinh thám.
Trên thế giới văn học trinh thám được biết đến muộn hơn so với những loại hình văn
học khác, nên lý thuyết đưa ra cho thể loại này vẫn còn hạn chế, chủ yếu vẫn sử dụng vào
công trình nghiên cứu những nguyên tắc viết truyện trinh thám của Todorov. Trong công
16


trình này ông đề cập đến vấn đề phân dòng và cốt truyện, nhân vật trong từng loại hình.
Ông dựa vào nguyên tắc tác phẩm văn học của chủ nghĩa hình thức Nga chia văn học
trinh thám thành ba loại chính:
-

Tiểu thuyết ẩn ngữ: Trong loại hình này tồn tại hai tuyến truyện, tứ nhất câu

chuyện về tội ác và câu chuyện về cuộc điều tra lý giải tội ác được diễn ra như thế
nào. Trong hai câu câu chuyện đó sẽ có một câu chuyện quan trọng được ẩn lấp đi cho
đến khúc cuối mới lộ diện, một câu chuyện trên bề mặt là câu chuyện điều tra của
thám tử.

-

Tiểu thuyết đen: Trong dòng tiểu thuyết đen này, câu chuyện trinh thám được kể

trùng nhau trên bề mặt. Vấn đề được quan tâm ở đây là đề tài chuyển tải về nội dung.
Thường được kết thêm ái tình, bạo lực tội ác, sự vô lương tâm của kẻ tội phạm. Tính
bí ẩn còn còn là vai chủ đạo trong tác phẩm.
-

Tiểu thuyết trinh thám phân vân hồi họp: Đây là dạng kết hợp cả hai hình thái trên,

vừa tạo cho người đọc những bí ẩn khám phá vụ án, nhưng cũng tái hiện lại bức tranh
của tiểu thuyết đen”. Trong hình thái này nhân vật được nhập cuộc tái hiện không còn
đứng ngoài khách quan, chẳng hạn như thám tử là người chịu áp lực của vụ án hoặc là
người bị nghi ngờ có tội, buộc họ phải nhập cuộc minh chứng lý giải.
Todorov cũng đưa ra những đặc điểm về đề tài cốt truyện luôn nằm trong khuôn mẫu
bị bó hẹp so với những thể loại khác. Nhà văn chuyện viết truyện trinh thám Mark
Sanderson cũng đưa ra nhận định “Tôi ngày càng thấy rằng rằng một tiểu thuyết hình sự
hấp dẫn không phải do người viết đã tạo nên những tình tiết thống thiết, hồi hộp và phức
tạp; mà nó hấp dẫn ở chỗ xây dựng được những nhân vật có thể khiến độc giả chú ý", nhà
văn Anh Mark Billingham, người nổi tiếng với seri truyện trinh thám Tom Thorne khẳng
định: "Một tiểu thuyết viết thể loại hình sự giỏi dĩ nhiên cần một ít bí quyết và mưu mẹo,
nhưng xây dựng được nhân vật mới chính là tất cả”. Cốt truyện có thể đơn tuyến hoặc đa
tuyến. Câu chuyện được kể không được đi xa vấn đề mà phải tập trung vào vụ án, cái cốt
lõi của truyện là tội phạm được xác định ở phần đầu truyện, được mô tả kĩ lưỡng, phần
đầu cũng có thể là lý do gây án. Tiếp đến điều đòi hỏi ở cốt truyện trinh thám là “phạm trù
sự thật” và câu chuyện tìm ra sự thật của nhân vật trinh thám. Trinh thám được chia ra
17



nhiều thành phần, có thể là trinh thám tâm lý, trinh điều tra hình sự, trinh thám phiêu lưu,
trinh thám kinh dị, v.v… Mỗi loại sẽ tồn tại kiểu cốt truyện khác nhau, nhưng suy cho
cùng vẫn phải đảm bảo được các thành tố sau:
-

Phần mở đầu: Án mạng, hoặc sự việc bí ẩn.

-

Phần thắt nút: Các manh mối vụ án bắt đầu xuất hiện.

- Phần mở nút: vụ án khủng khiếp, những tình tiết bí ẩn, một sự kiện gây chấn,

yếu tố gây nhiễu (mật mã), các giả thiết và suy luận, hung thủ được xác định.
Văn học trinh thám là thể loại thách thức trí não bạn đọc, vì thế hình tượng nhân vật
trung tâm luôn được xây dựng với hình mẫu những người tài giỏi thông minh. Nhân vật
thám tử phải sắc bén nhanh nhẹn trong nghiệp vụ, thường điều tra theo hướng riêng không
kết hợp với ai. Phiêu lưu mạo hiểm có lòng can đảm, đặc biệt là phải có biệt suy luận
logic, phỏng đoán sự việc dưới cái nhìn khách quan chân thật, đưa sự việc ra đời sống
sáng tỏ. Tác phẩm văn học trinh thám có thành công hay không hoàn toàn phụ thuộc vào
nhân vật, đảm bảo được những nguyên tắc trên thì thám tử mới đủ sức để đánh đố với bạn
đọc. Nhân vật trinh thám là một trò chơi trí tuệ, được dẫn dắt với nhiều mưu mẹo, luôn
đảm bảo được khả năng quan sát, khả năng thích ứng thì mới có thể hóa giải được vụ án.
Hội tụ được các yếu tố đó thì truyện trinh thám mới có thể lôi cuốn được người đọc.
Nguyên tắc để viết truyện trinh thám, cốt truyện, lời văn bao giờ cũng phải trong suốt,
đơn giản và vô cùng dễ hiểu, để đảm bảo được tính khách quan của câu chuyện. Tzelva
Todorov đã đề ra hai mươi nguyên tác viết truyện trinh thám, các nguyên tắc ấy chủ yếu
đề cập đến việc phải đảm bảo được độ trong của tác phẩm trinh thám. “Trong truyện trinh
thám không được có ái tình hay diễn biến tâm lí nhân vật không được đi quá sâu. Mỗi
nhân vật mỗi vụ án phải đảm bảo được tính quan trọng cần thiết trong tác phẩm. Các tình

tiết, sự việc trong truyện phải được giải đáp một cách khoa học và lí trí, yếu tố hoang
đường không được xuất hiện trong tình huống truyện trinh thám. Nút thắt trong truyện
trinh thám thường rơi vào các tình huống giải mã các con chữ để tìm ra cách giải quyết,
hay hung thủ thường được xây dựng từ người thân thiết của nạn nhân, để tạo ra những bất
ngờ trong truyện.”[18]
18


Với đặc điểm chung là dòng văn học đại chúng, văn học trinh thám vận động và phát
triển nhanh trong quỹ đạo chung của văn chương thế giới. Đưa là nhiều nhận định và lý
thuyết như vậy, để thấy rằng văn học trinh thám vẫn có những quy phạm riêng như những
thể loại khác. Với tính chất đặc thù càng ngày văn học trinh thám càng phát triển tích cực
không chỉ ở phương Tây mà trên cả châu Á văn học trinh thám cũng đạt nhiều thành công
đáng kể về mặt thể loại. Áp dụng lý thuyết và đặc trung của thể loại phương Tây kết hợp
với vùng văn hóa bản địa châu Á, nhiều quốc gia đã có những thành tựu nhất định trong
loại hình văn chương trinh thám hiện đại này.
1.2.

Văn học trinh thám Nhật Bản hiện đại và tác giả Higashino Keigo

1.2.1. Một số tác giả trinh thám Nhật Bản hiện đại tiêu biểu
Dòng văn học trinh thám, thi hành án đã bắt xuất phát khá lâu ở Nhật Bản kể từ
thời Edo cho đến thời kỳ hậu chiến, những tác phẩm văn học có tinh thần khai phá vụ án,
điều tra kẻ cướp của giết người bắt đầu manh nha ở Nhật Bản từ sớm. Về sau thời kỳ hậu
chiến, Tiểu thuyết trinh thám Nhật tiếp tục phát triển có nhiều ảnh hưởng từ phương Tây,
mang màu sắc Mafia của Mỹ vào những năm 1950.
Edogawa Rampo (1894-1965), ông tên thật là Hirai Taro nhưng vì ngưỡng mộ nhà
văn Mỹ Edgar Allan Poe nên đã lấy bút danh từ phát âm tên tiếng Nhật của Poe. Cha đẻ
của trinh thám Nhật. Điểm đặc trưng trong truyện trinh thám của Rampo là có một bầu
không khí ma quái và rùng rợn bao trùm, tính siêu nhiên và gợi tình che lấp cái hợp lý của

điều tra trinh thám thấy nơi các tác giả Âu Mỹ cùng thời. Truyện ngắn Hai đồng xu
(Nisen dôka) của Rampo đăng trên tờ Shinseinen năm 1923 được coi là cột mốc đánh dấu
sự khởi đầu của văn học trinh thám Nhật. Địa ngục trong tấm kính (Kagami jigoku,
1926), Căn buồng đỏ (Akai heya, 1925), Chẩn đoán tâm lý (Shinri shiken, 1925). Những
tác phẩm tiêu biểu của ông đã khiến nhân vật thám tử Akechi Kogorô trở thành bất tử như
Sherlock Holmes của phương Tây.
Seishi Yokomizo (1902-1981), Yokomizo chính thức gia nhập văn đàn trinh thám
với tiểu thuyết Án mạng trong lữ quán (Honjin satsujin jiken, 1946) với nhân vật thám tử
Kindaichi Kôsuke. Nhà văn trinh thám lớn nhất thời hậu chiến. Bối cảnh truyện của
19


Yokomizo bao giờ cũng là một không gian bưng bít như một hòn đảo xa, thôn xóm, nội
bộ một gia đình. Khúc hát tung cầu của ma quái (Akuma no Temariuta, 1957-59)…Gia
tộc Inugami (Inugami-ke no ichizoku, 1950-51), Thôn tám mộ (Yatsuhaka mura, 194950).
Seicho Matsumoto (1909-1992), cuối những năm 50 khi truyện trinh thám suy luận
có dấu hiệu xuống dốc, nhà văn đã xuất hiện để cứu nguy. Người sáng lập dòng trinh
thám tâm lý xã hội. Matsumoto được coi là cha đẻ của truyện trinh thám tâm lý xã hội, đi
sâu vào tìm hiểu căn nguyên của tội ác và tác động của hoàn cảnh xã hội. Khuynh hướng
hiện thực phê phán và chủ nghĩa nhân bản khiến truyện của ông giữ được vị trí lâu dài
trong lòng người đọc. Đích nhắm số không (Zero no shôten, 1958), Bức tường chắn mắt
(Me no kabe, 1957), Điểm và đường (Ten to sen, 1957-58).
Seiichi Morimura (1933), ông khởi đầu nghiệp văn với tác phẩm Điểm mù của nhà
cao tầng (Kôsô no shikaku, 1969) đoạt giải Edogawa Rampo. Đỉnh cao của trinh thám xã
hội thập niên 70. Ông còn viết nhiều tác phẩm ăn khách khác như Án mạng trong tàu siêu
tốc hành (Shinkansen satsujin jiken, 1970) đã được dựng thành phim.Tuy nhiên, tác phẩm
được nói đến nhiều nhất của Morimura là Bằng chứng làm người (Ningen no shômei,
1975) nói về vụ án một thanh niên Mỹ lai đen khi đến Nhật tìm người mẹ Nhật lại bị giết
chết, vạch trần sự hủ bại của xã hội thượng lưu. Chỉ trong vòng 1 năm sau khi được phát
hành, tiểu thuyết này đã được tái bản hơn 30 lần, tổng cộng bán hơn 3 triệu bản, trở thành

hiện tượng trinh thám lớn nhất thập niên.
Soji Shimada (1948), người phục hưng trinh thám suy luận Truyện của ông đặc
trưng với những kế hoạch gây án tinh vi, độc đáo ngoài sức tưởng tượng của độc giả.
Thành công của Shimada cũng tạo ra một “làn sóng mới’’ gồm nhiều nhà văn trẻ tiếp
bước với trinh thám suy luận. Năm 1980 ông cho ra mắt quyển tiểu thuyết đầu tayTokyo
Hoàng đạo Án (Senseijutsu Satsujin Jiken) được đề cử giải Edogawa Rampo. Dù khi mới
ra mắt truyện đã vấp phải sự chỉ trích của nhiều nhà văn theo trường phái trinh thám xã
hội nhưng theo thời gian đã khẳng định đây là một tác phẩm trinh thám kinh điển Soji
Shimada (1948) Tokyo Hoàng đạo Án (Senseijutsu Satsujin Jiken). Trong những năm sau
20


đó, Shimada còn tiếp tục viết những tiểu thuyết suy luận xuất sắc như Căn nhà nghiêng
(Naname Yashiki no Hanzai, 1982); Kỵ sĩ lạ mặt (Iho no Kishi, 1988)…
Về thể loại trinh thám hiện đại Nhật Bản ngày càng phong phú và đa dạng với sự
góp mặt của nhiều nhà văn nổi tiếng như Murakami với tác phẩm 3 đêm trước giao thừa,
theo đuổi dòng trinh thám hiện đại, nên tác phẩm của ông luôn có màu mới lạ, không chỉ
khai phá vụ án mà còn công kích chiều sâu đời sống con người. Những sáng tác của ông
không phải là trinh thám thuần tuý, nó mang một màu sắc riêng biệt, nó gửi gắm ở đó
thông điệp về căn bệnh vô cảm đang ăn mòn ý chí của con người ở đất nước Nhật Bản nói
chúng và xã hội nói riêng.
Trong dòng văn học trinh thám Nhật Bản còn có sự góp mặt đáng kể đến là nhà
văn nữ trinh thám Natsuto Kirino. Natsuo Kirino (sinh ngày 07 tháng mười năm 1951 tại
Kanazawa, Ishikawa Prefecture) là bút danh của Mariko Hashioka, một Nhật Bản tiểu
thuyết gia và một nhân vật hàng đầu trong sự bùng nổ gần đây của nhà văn nữ của tiểu
thuyết trinh thám của Nhật Bản. Kirino bắt đầu sự nghiệp viết lách của cô vào năm 1984
khi cô lần đầu tiên sáng tác tiểu thuyết trong thể loại lãng mạn.Tuy nhiên, những loại tiểu
thuyết này không phổ biến ở Nhật Bản, vì vậy cô cảm thấy khó kiếm sống khi đang viết
chúng. Cô cũng không có niềm đam mê viết tiểu thuyết lãng mạn và muốn tập trung vào
các tác phẩm tập trung vào khía cạnh tâm lý của tội ác. Sau đó cô chuyển sự tập trung của

mình cho việc viết tiểu thuyết bí ẩn vào đầu những năm 1990. Cho đến nay, cô đã viết
nhiều bộ sưu tập truyện ngắn và nhiều tiểu thuyết,và bây giờ là một trong những nhà văn
nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Tác phẩm để đời của bà là Out (1997), Thế giới thực (2003).
Thể loại trinh thám ở châu Á, Nhật Bản là quốc gia có thành tựu rực rỡ về nền văn
học này, với nhiều tác giả kể trên văn họa trinh thám Nhật Bản luôn trên quá trình vận
động phát triển không ngừng, tạo ra những gương mặt mới cho thể loại văn học này. Ngày
nay xu hướng thi hiếu của công chúng quay trở lại, con người bắt đầu tìm đọc xem phim
có hơi hướng kinh dị trinh thám. Với thời đại phát triển công nghệ vượt bật, đòi hỏi tác
giả trinh thám phải luôn luôn đổi mới để kịp tầm đón đợi của bạn đọc, trong tư thế đó

21


nhà văn trinh thám đương đại Higashino Keigo đã thay đổi vị của món ăn trinh thám
truyền thống, bằng lối đi riêng của ông, đã được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt.
1.2.2. Tác giả Higashino Keigo và những đóng góp cho dòng văn học trinh thám giả
tưởng Nhật Bản
Higashino Keigo là nhà văn trinh thám hàng đầu Nhật Bản hiện nay tại Nhật Bản.
Sinh năm 1958 tại Osaka, ngay từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường, Higashino Keigo đã
luôn yêu tích dòng văn học trinh thám, kỳ bí. Sau khi tốt nghiệp đại học Điện lực Công
Nghiệp tại Đại học Osaka, ông vào làm kĩ sư cho công ty điện Nippon Denso. Dẫu viết
văn không phải là nghiệp chính, Higashino Keigo vẫn miệt mài chau chuốt những tác
phẩm trinh thám đầu tiên của mình. Liên tiếp trong hai năm 1983 và 1984 chàng kĩ sư trẻ
được đề cử giải thưởng văn học Edogawa Rampo. Đến năm 1985 thì Higashino Keigo
giành được giải Edogawa Rampo lần thứ 31 với tác phẩm Giờ tan học khi nó ông đang ở
tuổi 27. Từ đó ông bỏ việc và theo đuổi sự nghiệp văn học tại Tokyo. Các năm sau đó,
Higashino Keigo liên tục được đề cử vô sô các giải thưởng văn học lớn. Năm 1999 ông
đạt giải Mystery Writers of Japan Inc với tiểu thuyết Điều bí mật và năm 2006 là giải
Naoki lần thứ 134 cho Phía sau nghi can X.
Ngoài trinh thám ra, Highashino Keigo còn viết về đề tài khác như kỳ bí, lãng mạn

kể cả truyện thiếu nhi. Vốn xuất thân từ kỹ sư nên ông có thể tận dụng kiến thức khoa học
của mình khi viết truyện. Những hiện tượng khoa học thông thường như ánh sáng phản
chiếu qua tấm gương mờ sương, tiếng rè nhỏ khi bật dàn âm thanh cỡ lớn, độ giãn nở của
kim loại, kỹ thuật cắt tia laze... Cách tiếp cận vấn đề của ông chưa hề bị lặp lại. Các nhân
vật luôn xuất hiện ở một mức độ vừa phải, những mâu thuẫn thường nhật, những con
người bình thường tưởng như không có gì nổi bật… tất cả đều được mô tả dưới góc nhìn
sắc sảo và độc đáo. Những vấn đề lột tả luôn đậm màu sắc nhân văn. Với mong muốn
thay đổi lối đi của truyện trinh thám truyền thống, Keigo đã thành công khi chơi nhiều trò
chơi cùng một lúc trong tác phẩm tỉnh thám của mình. Rất nhiều tác phẩm của ông đã
được chuyển thể thành phim truyền hình, phim điện ảnh và thu hút được một lượng khán

22


giản lớn trên toàn châu Á. Với những thành công đó ông được mệnh danh là ông hoàng
trinh thám Nhật Bản.
Higashino Keigo là tác giả trinh thám đương đại Nhật bản được biết đến nhiều nhất
hiện nay, những tác phẩm của ông góp phần làm phong phú nền văn học trinh thám giả
tưởng Nhật Bản trên nhiều phương diện. Ông là người tiếp nối dòng truyện trinh thám
phân tích tâm lý thành công, với nhiều giải thưởng danh giá, Higashino đã mang văn học
trinh thám Nhật Bản ra toàn cầu. Tác phẩm của ông được dịch ra trên nhiều quốc gia châu
Á, và các nước phương Tây, bản dịch tiếng Anh của The Devotion of Suspect X đã được
đề cử cho giải thưởng Edgar 2012 cho tiểu thuyết hay nhất và giải thưởng Barry năm
2012 cho tiểu thuyết hay nhất lần đầu tiên.
Trong bức tranh của văn học trinh thám giả tưởng, đã được Higashino Keigo khoác
lên màu áo mới với những tác phẩm trinh thám mang hơi thở của thời đại. Vừa đậm chất
điều tra bí ẩn, nhưng cũng phản ánh rõ nét được những khía cạnh hiện tồn của đời sống,
quan tâm sâu sắc đến đời sống con người hiện đại. Mượn văn học trinh thám để khắc họa
một đất nước Nhật đa chiều, tổng thể.
Cũng như bao tác phẩm trinh thám khác, sáng tác của Higashino Keigo đều phản ánh

về cái chết con người đầy bí mật, câu chuyện luôn là quá trình điều tra của các thám tử, đó là
lối truyền thống mà bất kỳ một sản phẩm trinh thám nào cũng phải đảm bảo được. Song tuy
nhiên cũng lối đi truyền thống Higashino Keigo đã có những bước đột phá trong thể loại trinh
thám này. Ông thay đổi hoàn toàn cục diện của cấu trúc một tác phẩm trinh thám thông
thường. Tiểu thuyết trinh thám của ông phản ánh nhiều vấn đề cùng một lúc mà vẫn không
làm nhàm chán đi tính li kì bí ẩn trong tác phẩm. Luôn khiến mọi người hồi hộp chờ đợi, tình
tiết truyện được xây dựng tưởng chừng khá rời rạc không ăn khớp đưa người đọc vào hố sâu
của cái ham muốn, đến phút cuối cùng từng mảnh vỡ một được lắp thành bức tranh hoàn
thiện lúc đó mới lột tả được tội ác. Đi ngược lại với quy luật xưa nay của thể loại trinh thám
truyền thống nhân vật tội phạm kẻ giết người luôn được giữ đến phút cuối cùng, cả câu
chuyện là quá trình mô phỏng của tác giả dành cho nhân vật thám tử. Trong sáng tác của
mình Keigo đã lật ngửa con bài, ông cho tội phạm lộ diện
23


ngay từ phút đầu tiên, trong truyện tồn tại hai dòng kể chuyện khác nhau, một câu chuyện
kể về quá trình che lấp của kẻ phạm tội tài ba, và một câu chuyện kể về quá trình điều tra
của các nhân vật thám tử. Kết thúc truyện luôn dẫn đưa người đọc vào những cái bẫy đầy
bất ngờ.
Nếu như tác phẩm trinh thám đơn thuần chỉ kể về câu chuyện vụ án gây tội ác giết
người, thì ở Keigo ông đã cho trinh thám giao thoa với thể loại tiểu thuyết bình thường.
Trên bề mặt là câu chuyện về vụ án, thì xung quanh đó đề cập hàng loạt đến nhiều câu
chuyện bên lề xã hội, nhưng câu chuyện không hề có tính sáo rỗng luôn có một mối quan
hệ mật thiết với những dự kiện khác.
Đánh sâu vào vấn đề con người hiện đại làm nguyên nhân gây ra tội ác, motif nhân
vật tội phạm cũng được làm lạ hóa đi. Khi đi vào khai thác bí ẩn tâm lý con người, cho
thấy nhân vật tội phạm trong xã hội hiện đại luôn xuất phát từ những chấn thương, tội
phạm là người bị dồn vào thế đường cùng buộc họ phải hành động để bảo vệ bản thân
(Phía sau nghi can X), nếu họ không hành động thì họ sẽ là người bị hại. Keigo đã xây
dựng những tình huống ít gặp trong thể loại trinh thám. Xưa nay hình mẫu tội phạm luôn

là kẻ xấu có lòng tham, hoặc là có mâu thuẫn với nhau mới dẫn đến những cái chết. Còn
trong trinh thám của Keigo tội phạm thường xuất phát từ tâm tưởng, có mục đích theo
đuổi, hoặc chỉ do hành động trong vô thức.
Góp phần đáng kể vào thể loại trinh thám giả tưởng Nhật Bản, Keigo đã đem một
cái nhìn mới đối với thể loại này. Phản ánh hiện thực bằng trinh thám, chọn đề tài sáng tác
đậm tính nhân văn thời sự, ông đã phản ánh toàn diện cuộc sống bằng thể trinh thám. Góp
phần đưa thể loại này cạnh tranh với thể loại văn học thông thường. Không chỉ mang tính
cuốn hút giải trí mà ở đây còn là ánh đèn soi rọi tận đáy của bối cảnh sống người Nhật.
Để có được thành công đó, trong những nỗ lực của ông ở thể loại này là cách kể chuyện,
khác hẳn đầy biến hóa, câu chuyện được bóc tách điệu nghệ, mỗi lớp truyện đều đưa
người đọc vào cái mê cung lạc lối của tội lỗi, của tình thương. Chính vì vậy mà ông luôn
được tôn vinh là bậc thầy truyện trinh thám Nhật Bản.

24


Bên cạnh truyện trinh thám, Keigo Higashino còn sáng tác một số tiểu thuyết tâm
linh, kỳ bí. Hai tác phẩm kỳ bí của Keigo đã được phát hành ở thị trường trong nước gồm
Bí mật của Naoko và Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya. Dù được viết theo thể loại
truyện kỳ bí nhưng hai tác phẩm trên vẫn mang nét đặc trưng riêng của Keigo với những
tình huống lắc léo, nhiều chi tiết, mối quan hệ chồng chéo. Đôi khi, Keigo đưa vào nhiều
tình tiết phức tạp đến mức khiến độc giả phải dụng tâm suy nghĩ thấu đáo từ sự kiện, tình
huống trước khi đọc tiếp.
Có thể nói mỗi tác phẩm của Keigo Higashino là một mê cung được xây dựng
công phu với trùng điệp rào cản, cạm bẫy, lối đi. Khi lật trang sách đầu tiên, độc giả đã
chấp nhận dấn thân vào hành trình khám phá mê cung ấy mà không cần biết điều gì chờ
đợi mình ở bước đi tiếp theo. Điều này là điểm mới trong tiểu thuyết trinh thám đương
đại, mà Higashino Keigo đã thổi làn gió mới vào đây. Trước cái mê lộ của vụ án truyện
ông còn có cái kỳ bí khó hiểu như trong Bí mật của naoko, đây là câu chuyện hoàn toàn
mới về mặc hình thức cũng như nội dung đề đài phản ánh của thể loại trinh thám. Đưa sự

huyền ảo vào trong hiện thực Keigo đã đánh dậy thôi thúc ham muốn của người đọc đến
phút cuối cùng để biết được rằng rốt cuộc người Heisuke đánh mất là vợ hay là con gái
của anh ta, khi tâm hồn của người vợ đang lớn lên trong thể xác của cô con gái.
Nếu ở những tiểu thuyết trinh thám khác mang lại cho công chúng cảm giác căng
đắc trí não trong tình huống truyện, thi Higashino Keigo đã làm được nhiều hơn thế trong
tác phẩm trinh thám của mình. Ông luôn là người đi đầu trong việc khai thác những đề tài
khó, mới lạ trong thể loại trinh thám. Thể hiện một tư duy sắc xảo của con người hiện đại
thông qua hình mẫu nhân vật trinh thám, tội phạm. Ông đã góp phần đưa tiếng nói của xã
hội vào trinh thám, phản ánh một mặt đen của cuộc sống xã hội. Trung tâm của tiểu
thuyết bây giờ không còn là vụ án mạng hay là cái chết nữa, mà thông qua cái chết, vụ án
mạng đó tác giả chuyển tải điều gì. Xoáy sâu vào vấn đề khai thác tâm lý nhân vật, ông đã
chuyển giao cảm giác cho người đọc khi thưởng thức tác phẩm trinh thám. Sự thật được
lý giải logic trong phân tâm, tiểu biểu qua vụ án của Ishigami trong Phía sau nghi can X,

25


×