Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đặc điểm tiểu thuyết sao mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU HOÀI

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT SAO MAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên – 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHẠM THỊ THU HOÀI

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT SAO MAI

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.220.121

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh

Thái Nguyên – 2018



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn
gốc rõ ràng.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được
công bố ở bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hoài


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Sao Mai,
chúng tôi nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể.
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học,
Khoa Báo chí – Truyền thông và Văn học, Trường Đại học Khoa học, Đại học
Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên
ngành Văn học Việt Nam khóa 2016-2018.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn
Đức Hạnh, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian tác giả
nghiên cứu và hoàn thành luận văn; chân thành cảm ơn tới nhà giáo Tân Khải
Dũng cùng gia đình đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu để phục
vụ cho việc thực hiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường THPT Kim

Động, Hưng Yên đã tạo mọi thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập và
nghiên cứu; xin gửi lời cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành luận văn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hoài


iii

MỤC LỤC
Trang
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... iii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 7
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 8
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn ........................................................................................ 9
7. Đóng góp của luận văn ...................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 10
CHƢƠNG 1. TIỂU THUYẾT SAO MAI TRONG SỰ VẬN ĐỘNG CỦA
TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI ........................................................ 10
1.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ................................................. 10
1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 ............................................................................... 10

1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1965 ............................................................................... 11
1.1.3. Giai đoạn 1965 - 1975 ............................................................................... 12
1.1.4. Giai đoạn sau 1975 .................................................................................... 14
1.2. Vị trí và đóng góp của tiểu thuyết Sao Mai trong tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại ........................................................................................................ 15
1.2.1.Cuộc đời và văn nghiệp Sao Mai ............................................................... 15
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Sao Mai .............................................................. 18
1.2.3. Đề tài trung tâm trong tiểu thuyết của Sao Mai ........................................ 20
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................. 22


iv

CHƢƠNG 2. HIỆN THỰC XÃ HỘI VÀ CON NGƢỜI TRONG TIỂU
THUYẾT SAO MAI.......................................................................................... 24
2.1. Hiện thực đời sống trong tiểu thuyết Sao Mai ............................................. 24
2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong văn học ................................... 24
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực xã hội trong sáng tác của Sao Mai ... 26
2.2. Hình ảnh con người trong tiểu thuyết Sao Mai ............................................ 30
2.2.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học .................................. 30
2.2.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Sao Mai......... 32
2.2.3. Các kiểu dạng con người trong tiểu thuyết Sao Mai................................. 35
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................. 58
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU
THUYẾT SAO MAI.......................................................................................... 59
3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện trong tiểu thuyết Sao Mai ......................... 59
3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Sao Mai ........................... 65
3.2.1. Xây dựng nhân vật qua khắc họa ngoại hình ............................................ 66
3.2.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động và ngôn ngữ.......................... 69
3.2.3. Xây dựng nhân vật qua miêu tả đời sống nội tâm..................................... 72

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết Sao Mai ................... 75
3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 75
3.3.2. Giọng điệu nghệ thuật ............................................................................... 82
Tiểu kết chƣơng 3 .............................................................................................. 90
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 92
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 95


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sao Mai là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại. Sự xuất hiện của ông trên văn đàn đã góp phần làm cho đời sống văn
học của nước ta trở nên sôi nổi. Bằng tài năng và sự đam mê, trong 65 năm cầm
bút, Sao Mai đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị được một số thế hệ người
đọc đón nhận một cách hăm hở, nhiệt tình và quan trọng hơn cả là chúng được
đánh giá khá cao. Từ truyện ngắn đầu tiên “Uất”, nhà văn đã được độc giả và
giới phê bình quan tâm. Thực tế đời sống thôi thúc ngòi bút, Sao Mai bắt đầu
một sự nghiệp viết đầy cảm hứng và sung sức của văn sĩ đồng rừng “Ba Vì núi
mới”, “Làng Cao”, “Sông rừng” “Tìm đất”, “Xanh mãi con đường”....Sao Mai
thực sự đã có được một vị trí quan trọng trên văn đàn. Với bút lực dồi dào trong
sáng tác, Sao Mai đã để lại một gia tài văn học đồ sộ, đã có hơn 30 đầu sách văn
học ở đủ các thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện kí đến tiểu thuyết, thơ,
kịch, tiểu luận… đã ghi dấu trong nền văn học Việt Nam hiện đại về tư tưởng
nghệ thuật cũng như cách viết, cách nghĩ đậm cá tính sáng tạo của nhà văn.
Sao Mai thành công với nhiều thể loại, nhưng một trong những đóng góp
lớn nhất của nhà văn phải kể đến tiểu thuyết. Các tác phẩm của nhà văn mang
hơi thở của cuộc sống thường nhật và đậm chất trữ tình.Thế giới nhân vật bình
dị, đời thường, một lối kể chuyện tự nhiên mà thủ thỉ với tiếng nói hồn nhiên

của bản thân sự sống, một thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, có những câu văn lạ đa
nghĩa nhiều tầng được triển khai bằng những chi tiết nghệ thuật luôn bất ngờ đã
tạo nên phong cách Sao Mai .
Sao Mai là một trong số những nhà văn đạt nhiều giải thưởng văn học.
Đặc biệt, năm 2012 ông đã vinh dự được nhận giải thưởng nhà nước về văn học
nghệ thuật. Tuy đường đời “dích dắc” (Văn Chinh), lăn lộn với thực tế song Sao
Mai vẫn không bao giờ quên nghề cầm bút, ngày đêm miệt mài sáng tác. Với
ông văn và đời luôn song hành, Đỗ Ngọc Dũng đã khẳng định: Ông vừa sống,


2

vừa viết, vừa cống hiến những tác phẩm văn học nổi tiếng không chỉ cho Phú
Thọ mà còn cho cả nước [6, tr.147]. Cuộc đời Sao Mai gắn chặt với sự nghiệp
văn chương, và đã đạt được những thành công đáng ghi nhận. Ông viết văn rất
sớm, ngay từ những năm còn rất trẻ, 22 tuổi đã xuất bản tập truyện có tên Uất
(1946). Trước đó ông cũng đã viết nhiều bài báo luận bàn về Chinh phụ ngâm,
Cung oán ngâm khúc, Tỳ bà hành, … Những bài viết này đã được dùng trong
việc dạy văn học trong nhà trường hồi đó.
Cho đến nay, chưa có một luận văn, chuyên khảo nào tìm hiểu toàn diện
về sáng tác của Sao Mai nói chung, tiểu thuyết của Sao Mai nói riêng, đây là
một sự đáng tiếc. Vì thế chúng tôi chọn đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Sao Mai,
với mong muốn góp một tiếng nói khoa học để đem lại cái nhìn khái quát về
đặc điểm tiểu thuyết của Sao Mai, để làm rõ hơn vị trí của Sao Mai trong lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại cũng như sự đóng góp của nhà văn trong quá trình
vận động và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.Và đồng thời đây cũng
là công trình tri ân của chúng tôi với một nhà văn có nhiều công sức bền bỉ âm
thầm lặng lẽ cống hiến vì sự phát triển chung của nền văn học nước nhà. Là giáo
viên giảng dạy môn văn, sau khi nghiên cứu xong đề tài này, chúng tôi sẽ có
thêm tri thức bổ ích để giảng dạy tốt hơn phần văn học Việt Nam hiện đại trong

nhà trường
Nếu luận văn nghiên cứu về “Đặc điểm tiểu thuyết Sao Mai” thành công,
chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác giảng
dạy và học tập phần Văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường các cấp, cho
những ai muốn tìm hiểu về thành tựu và hạn chế của bộ phận văn xuôi Việt Nam
hiện đại.
2. Lịch sử vấn đề
Sao Mai - Nhà văn có sức sáng tạo bền bỉ, ông đã thể hiện tài năng và tâm
huyết của mình qua nhiều thể loại trong đó tiểu thuyết là thể loại có những thành
tựu nổi bật nhất. Để có được điều đó, Sao Mai đã tạo cho mình một con đường,


3

một lối viết riêng với những trang văn tinh tế mang đầy cá tính sáng tạo và có
sức lay động lòng người. Tuy nhiên, số lượng các công trình nghiên cứu về cuộc
đời và sự nghiệp của Sao Mai chưa nhiều, chủ yếu chỉ là những bài viết, bài
tham luận nhỏ lẻ in trên các báo, tạp chí và các trang web. Xem xét nội dung các
bài viết, các công trình nghiên cứu chúng tôi chia thành hai nhóm sau:
2.1. Những bài viết, công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp sáng
tác của nhà văn Sao Mai.
Hàng loạt các bài viết, những bài đăng trên báo mang tính giới thiệu, đánh
giá về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sao Mai. Đó là các bài viết của các tác
giả như: Phương Qúy với bài Nhà văn Sao Mai và hai “nội tướng” (Báo Kiến
thức gia đình, số 226), Doãn Anh với bài Nghĩ về một vì Sao Mai lướt qua Lối
nhỏ thế gian… Bài viết đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Sao Mai,
trong đó có đoạn: Cuộc đời ông có cái gì như là đến từ Chinh phụ ngâm “chàng
trẻ tuổi muốn làm hào kiệt/ xếp bút nghiên theo việc đao cung”; như là đến từ
thơ Nguyễn Bính “giày cỏ gươm cùn ta đi đây” (Hành phương Nam); như là
trong Tống biệt hành để buộc “mẹ thà coi như là hạt bụi, chị thà coi như là

chiếc áo bay” [6,tr.65].
Tại lễ mừng thọ Sao Mai 80 tuổi (2004) Đỗ Ngọc Dũng với bài Vài nét
tóm tắt về nhà văn Sao Mai đã viết :“Ông là một trong số ít các nhà văn vật lộn
với cuộc sống mưu sinh đầy vất vả. Nhưng cũng chính cuộc sống ấy đã cho ông
vốn thực tế để sáng tác. Mỗi trang văn của ông đều thấm đẫm mồ hôi và nước
mắt và nếu không có sự xả thân với thực tế làm sao ông có các tiểu thuyết như:
Làng Cao, Sông rừng, Ba Vì núi mới, Mắt chim le, Tiếng gọi rừng xa… cùng
hàng trăm truyện ngắn khác” [6, tr.97]. Nguyễn Văn Sảng tại Hội thảo “Sao
Mai – Văn chương và cuộc đời” cũng đã khẳng định cuộc đời văn nghiệp của
Sao Mai: “Có thể nói gần cả cuộc đời, sự nghiệp văn chương của nhà văn Sao
Mai đã cống hiến cho vùng Đất Tổ. Mặc dù trải qua nhiều năm tháng khó khăn
ở nhiều cương vị, công tác khác nhau, từ hoạt động cách mạng, tham gia các


4

phong trào của Việt Minh trong kháng chiến, đến viết văn, làm báo, rồi đưa gia
đình lên khai hoang ở vùng núi Thanh Sơn. Song dù trong điều kiện, hoàn cảnh
nào, nhà văn Sao Mai vẫn kiên trì vượt lên, vừa xây dựng phát triển kinh tế gia
đình, vừa sáng tác văn học.” [6, tr.151].
Bàn về sự lao động nghệ thuật đầy khổ công của Sao Mai, nhà thơ Hữu
Thỉnh trong bài viết Văn chương và cuộc đời nhà văn Sao Mai những bài học
quý giá tại Hội thảo khoa học Sao Mai – Văn chương và Cuộc đời tiếp tục khẳng
định: “ Sao Mai luôn vượt lên vượt qua bao gian khổ để sống và để viết. Ông
thâm nhập thực tế bằng việc đánh cược cuộc đời mình lăn lộn với cuộc sống.
Đối với ông không có thứ văn chương tưởng tượng trong bốn bức tường, xa lạ
với quần chúng, với nhân dân. Đã từng ăn cám để tồn tại, đã từng phiêu du
khắp nơi để sống, đã từng đắm đuối với bao mối tình để yêu, đã từng phải “cải
tạo lao động”, ấy vậy mà Sao Mai vẫn lạc quan, tin tưởng, yêu đời và viết. Ông
là tấm gương sáng của bài học “Nhà văn phải gắn bó máu thịt với nhân dân”

[6, tr.159].
Có thể thấy, Sao Mai là một người nghệ sĩ tinh tế và sâu sắc trong cảm
hứng sáng tạo, trong cách viết ham tìm kiếm cái mới, ông đã âm thầm bao năm
vật lộn trong sáng tác để làm sao cho văn mình không cũ, tạo một dấu ấn đặc sắc
Sao Mai.
2.2. Những bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm của nhà văn
Sao Mai.
Với Sao Mai cuộc đời và sự nghiệp văn chương luôn gắn bó song hành
với hành trình lịch sử của quê hương, đất nước, nhà văn đã nhập cuộc hết mình
với cuộc sống, với nhân dân. Đỗ Ngọc Dũng trong bài diễn văn khai mạc Hội
thảo Sao Mai – văn chương và cuộc đời đã khẳng định: Tác phẩm của ông đều
bám sát và phản ánh chân thực sinh động của cuộc sống, phục vụ nhiệm vụ
chính trị trong mỗi thời kỳ .Ví như: Thời Hà Nội chiếm có: Nhìn xuống (tiểu
thuyết), Thời cưỡng ép di cư có: Trại di cư Pa gốt Hải Phòng (phóng sự), thời


5

cải cách ruộng đất có: Thôn Bầu thắc mắc (tiểu thuyết), Về chiến sĩ anh hùng
có: Ba Vì núi mới (truyện về anh hùng Hồ Giáo). Về xây dựng kinh tế mới có:
Tìm đất (ký sự), Sông rừng (tiểu thuyết), Mắt chim Le, Lông Chim Nhạn (tập
truyện), Lá về mây (tiểu thuyết), Sáng tối mặt người (tiểu thuyết)… [6,
tr.144,145]. Nguyễn Văn Toại với bài: Vốn sống – điểm mạnh của nhà văn Sao
Mai cũng khẳng định: “Tác phẩm của Sao Mai hiện diện đủ các loại nhân vật,
không thiếu các hạng người; còn bức tranh cuộc sống thì muôn màu muôn vẻ.
Nếu hiểu văn học là chi tiết thì chỉ riêng những trang hồi kí của Sao Mai đã thấy
hằng hà sa số những chi tiết đánh giá. Bóng ngày trẻ dại đầy ắp những sự kiện
và con người trong xã hội Việt Nam trước năm 45, nhiều nhân vật chỉ xuất hiện
thoáng qua nhưng vẫn có cá tính rõ nét…”[6, tr.198].
Để tạo ấn tượng lâu dài trong lòng độc giả, một yếu tố quan trọng với nhà

văn là phải tạo được bầu không khí riêng trong sáng tác của mình. Xét ở điểm
này, nhà văn Xuân Mai trong bài viết Nhà văn Sao Mai, như tôi biết đã đánh giá
cao văn chương của Sao Mai: “… Nó trúc trắc đầy những câu, những chữ lạ tai;
cốt truyện thì hơi bị xa lạ với truyền thống [6, tr.207]. Đọc văn ông, có lúc thấy
kiêu sa, xảo thuật trên từng câu chữ. Nhưng đôi khi lại cảm được đến từng
“chân tơ” của sự “bộc tuệch” [6, tr.218] (Nguyễn Hưng Hải). Nhắc đến bút
pháp tiểu thuyết của Sao Mai, Nguyễn Hưng Hải đã khẳng định: Ông đã gieo
nhẹ được huyền thoại vào hiện thực, lạ vào sự quen, cái bất biến vào cái nhất
thời. Nhưng giường như không chỉ có lực văn làm nên phong cách Sao Mai.
Ông là người còn biết ngượng khi viết về những câu khiên cưỡng thí họa trong
văn ông mới tìm thấy sự chập chững và non nớt của ngôn từ. Ông thường hay để
nhiều chấm lửng cả trong dẫn truyện lẫn nhân vật nói [6.tr. 220].
Trong bài viết Sao Mai sống và viết như ngày mai không thể… Nguyễn
Tham Thiện Kế khẳng định: “Một văn phong cầu kỳ đến giản dị […] thứ văn
mới đọc thì không thấy gì, đọc kỹ thì mới thấy, mỗi chữ, mỗi dấu chấm, dấu
phẩy đều được tác giả cân nhắc, tính khoa học như thuật toán [6, tr.230] . Và


6

Nguyễn Tham Thiện Kế đã viết: Một văn tài đặc sắc Sao Mai, từ cách khái quát
một vấn đề của đời sống thành vấn đề của con người văn học, đến nghệ thuật tu
từ tinh luyện, lược bỏ những câu chữ vô hồn trong mỗi câu văn. Những câu văn
đẹp, sang trọng bởi được triết ra từ máu lẫn hồn của một con người luôn khát
khao sống, viết, sống và viết như ngày mai không thể [6, tr.237-238].
Cá tính sáng tạo, chính là cách viết văn hay và lạ, điều này nhà văn Văn
Chinh đã khẳng định: “Quả là văn Sao Mai lạ và hay. Những trang ông tả gà
rừng múa với công trong Làng Cao hay đến kỳ lạ. Xin hãy đọc hú họa mấy câu
trong Tìm đất: Con đường cà phê, có hoa mùa thu, có quả mùa thu, mùi thơm
dằng dặc, càng đi càng chả hết. Một câu nữa: Anh đi về Đép/ Thấy cô mình

Đẹp. Anh đổ tép đi/ Thấy cô mình đi/ Anh hót tép lại. Đó là câu mấy chàng
thanh niên đi xe trâu đường rừng ngâm sổng với nhau, đúng là trong câu có
câu, ngoài vị có vị” [6, tr.189 - 190].
Khẳng định cách viết, tư duy sáng tạo độc đáo của Sao Mai nhà thơ Hữu
Thỉnh đã viết: “Nhà văn Sao Mai đã sử dụng đội quân chữ nghĩa chính quy,
tinh nhuệ, hùng hậu, những sư đoàn chữ để sáng tạo nên những tác phẩm mang
dấu ấn riêng trên văn đàn, đậm đặc tính cách Sao Mai. Hơn ba chục đầu sách,
đủ các thể loại văn học, từ tiểu thuyết, truyện ngắn đến ký sự báo chí, ký sự văn
học, từ kịch, lý luận phê bình đến thơ ca… Tất cả ngồn ngộn sức sống, đầy hơi
thở của từng giai đoạn cách mạng và đậm tính cách văn chương đặc thù Sao
Mai. Ông viết rất sớm, viết khỏe và đều tay. Ông linh hoạt trong lựa chọn thể
loại, chọn lựa cách hành văn. Câu cú tưởng có lúc dân dã, đơn giản, dễ hiểu, dễ
đọc, ấy vậy mà càng đọc, càng ngẫm, càng thấy sự cầu kỳ, cẩn trọng của ông.
Có thể nói, văn Sao Mai hơi khó đọc nhưng càng đọc lại càng thấy hay bởi văn
của ông lạ, cốt truyện cũng khác thường so với truyền thống, nó mờ mờ ảo ảo,
tưởng là thế mà lại không phải thế, tưởng thế này hóa ra lại thế khác, rất đa
nghĩa nhiều tầng. Đó chính là sự lao động nghệ thuật, lao động ngôn ngữ đến kỳ
công của ông” [6, tr.157 - 158].


7

Qua khảo sát bước đầu chúng tôi nhận thấy: Sự nghiệp sáng tác của Sao
Mai đã được giới phê bình và sáng tác chú ý. Điểm nổi bật qua các bài viết, bài
tham luận, bài báo hoặc những ý kiến đánh giá khái quát các tác giả nghiên cứu
đều nêu ra những nhận xét, đánh giá chân thực, đúng đắn về văn xuôi Sao Mai,
mở ra những gợi ý hết sức quý báu cho những người tiếp tục nghiên cứu về nhà
văn Sao Mai và đề tài luận văn này, chúng tôi cũng dựa trên các kết quả quý báu
của các bài nghiên cứu trên để kế thừa và phát huy, đi sâu phân tích đặc điểm
tiểu thuyết của Sao Mai .

Hơn nửa thế kỉ cầm bút, sáng tác nhiều thể loại, đặc biệt là ở thể loại tiểu
thuyết mang diện mạo riêng Sao Mai, song việc nghiên cứu, phê bình mảng sáng
tác này vẫn chưa thực sự thỏa đáng nếu như không muốn nói vẫn còn là “khoảng
thưa vắng”, và cho đến thời điểm này, chưa có một công trình nghiên cứu nào
mang tính chuyên sâu về văn xuôi Sao Mai nói chung và tiểu thuyết Sao Mai nói
riêng. Với đề tài Đặc điểm tiểu thuyết Sao Mai, chúng tôi đi sâu khảo sát, tìm
hiểu và ghi nhận thành tựu trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật tiểu
thuyết của Sao Mai với hi vọng sẽ góp thêm một cách nhìn khách quan về sự
nghiệp sáng tác của Sao Mai, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc đáo và đóng
góp của nhà văn vào thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
3. Đối tƣợng và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Đặc điểm tiểu thuyết Sao Mai ở cả
hai phương diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật tự sự như: Cảm hứng nghệ thuật,
nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật...
3.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm khẳng định được vị trí và đóng
góp của tiểu thuyết Sao Mai trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Để đạt được mục đích trên, người viết hướng đến những mục tiêu cụ thể là tổng


8

hợp, phân tích, so sánh để thấy được nét độc đáo trong cách cảm nhận phản ánh
về hiện thực và con người của nhà văn. Đồng thời, người viết cũng chỉ ra những
cách tân, sáng tạo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn. Từ đó, đề tài làm nổi
bật được những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết Sao
Mai. Đó là những mục tiêu cơ bản nhất mà đề tài hướng đến.
4. Nhiệm vụ và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát phân tích và đánh giá một số đặc điểm nổi ở phương diện nội
dung và phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Sao Mai như: Cảm hứng
nghệ thuật, xung đột nghệ thuật, nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ và giọng điệu nghệ thuật… trong tiểu thuyết Sao Mai. Qua đó chúng tôi
khẳng định thành tựu, hạn chế, và đóng góp của nhà văn cho nền văn xuôi Việt
Nam hiện đại.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu Thi pháp học: Bắt nguồn từ cơ sở là xem xét
tác phẩm không chỉ như một văn bản ngôn từ, một tổng cộng của các yếu tố xác
định mà như một chỉnh thể của thế giới nghệ thuật mang tính quan niệm. Chúng
ta có thể xem xét các yếu tố lặp đi lặp lại trong tác phẩm, từ đó xây dựng những
mô hình về hình thức văn học, tìm cách đặt tên cho các thi pháp đó, đối chiếu
bối cảnh văn hoá để đối chứng.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở tiếp cận và khảo sát trực
tiếp văn bản, chúng tôi sử dụng phân tích và tổng hợp để đưa ra những luận
điểm chính cho luận văn.
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi
đặt hiện tượng văn học vào bối cảnh xã hội, từ đó làm rõ sự tác động của bối
cảnh lịch sử - xã hội đến đời sống văn học.
- Phương pháp so sánh: Nhằm khẳng định được nét đổi mới, riêng biệt và
đặc sắc của tiểu thuyết Sao Mai so với các tác giả khác ở nhiều phương diện.


9

Ngoài ra, chúng tôi còn kết hợp vận dụng các thao tác phân loại và hệ
thống trong quá trình nghiên cứu của mình nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu Đặc điểm tiểu thuyết
Sao Mai, trên cơ sở khảo sát và nghiên cứu hai cuốn tiểu thuyết: Tiểu thuyết

“Nhìn xuống” –NXB Thăng Long, 1952 và Tiểu thuyết “Tiếng gọi rừng xa” –
NXB Thanh niên, 1990. Sự mở rộng sang các tiểu thuyết khác của nhà văn Sao
Mai và một số các tác phẩm khác cùng đề tài cùng thế hệ nhà văn chỉ có tính
chất liên hệ nhằm làm rõ vấn đề được nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Sao Mai trong sự vận động của tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại.
Chương 2: Hiện thực xã hội và con người trong tiểu thuyết của Sao Mai
Chương 3: Một số phương thức biểu hiện trong tiểu thuyết Sao Mai
7. Đóng góp của luận văn
Chọn Sao Mai - một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam
hiện đại, chúng tôi muốn phân tích, đánh giá những đặc sắc về nội dung và nghệ
thuật trong tiểu thuyết của nhà văn này. Từ đó khẳng định cá tính sáng tạo độc
đáo và góp thêm một tiếng nói đánh giá giá trị của tác phẩm, vị trí và đóng góp
của Sao Mai vào thành tựu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Đây cũng là một tư
liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu về sáng tác
của nhà văn Sao Mai nói riêng, của văn xuôi Việt Nam hiện đại nói chung.


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
TIỂU THUYẾT SAO MAI TRONG SỰ VẬN ĐỘNG
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
1.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954
Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một thời kì mới

trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nền văn học hiện đại mới ra đời được hình
thành trên cơ sở hiện thực chiến tranh của dân tộc.
Tiểu thuyết trong những năm 1945-1954 chưa có điều kiện phát triển do
hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến. Xét về mặt số lượng đến những năm
giữa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp mới chỉ có ba truyện vừa mà
người ta tạm xếp vào thể loại tiểu thuyết là: Xung kích của Nguyễn Đình Thi,
Vùng mỏ của Võ Huy Tâm, Con Trâu của Nguyễn Văn Bổng... Các tác phẩm ở
giai đoạn này thường xây dựng cốt truyện theo một biến cố, một sự kiện lớn
trong cuộc kháng chiến như một chiến dịch của bộ đội, một đợt tiếp vận ra chiến
trường của một đoàn dân công, một cuộc đấu tranh của công nhân trong vùng
tạm chiến hay phong trào chiến tranh du kích ở vùng giáp ranh. Nhân vật trong
các tiểu thuyết thường là một tập thể, một đơn vị, tuy cũng có những nhân vật
hay từng nhóm nhân vật được tập trung miêu tả kĩ hơn nhưng hầu như không có
nhân vật nào được khắc họa thật rõ nét. Tính cách và số phận của những cá nhân
chưa được nhà văn quan tâm làm nổi bật mà điều quan trọng là thể hiện sức
mạnh và vai trò của quần chúng trong hình ảnh những đám đông tập thể. Ở giai
đoạn này Sao Mai có tiểu thuyết nổi “Nhìn xuống”.
Văn học giai đoạn 1945-1954 là thời kì khởi đầu của nền văn học mới, do
vậy chưa có được những thành tựu kết tinh nhưng đã mở ra những hướng tìm tòi
mới trong việc tiếp cận và phản ánh đời sống xã hội lịch sử, trong quan niệm nghệ
thuật về con người và những kiểu loại nhân vật tương ứng với quan niệm đó.


11

1.1.2. Giai đoạn 1955 - 1965
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Nền văn học
cách mạng có điều kiện thuận lợi để phát triển. Nguyên nhân là sau khi hòa bình
lập lại, các văn nghệ sĩ mới có điều kiện thuận lợi hơn để sáng tác. Họ tích lũy
được nhiều vốn sống sau cuộc kháng chiến gian khổ, có nguồn tư liệu dồi dào để

viết những tác phẩm dài hơi. Sự mở rộng đề tài và phạm vi phản ánh hiện thực
đời sống là phương diện mới dễ nhận ra trước tiên ở văn xuôi thời kì này.
Giai đoạn mười năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp, thể loại tiểu
thuyết phát triển mạnh và thu được nhiều thành tựu. Tiểu thuyết thời kì này
không chỉ khai thác đề tài kháng chiến và lịch sử cách mạng mà còn bám sát
cuộc sống hiện tại đang có nhiều biến đổi, với những xung đột mới trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra.
Đề tài kháng chiến chống Pháp vẫn là một đề tài khai thác sự chú ý của
nhiều cây bút với một loạt các tiểu thuyết: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc,
Đất lửa của Nguyễn Quang Sáng, Vượt Côn Đảo của Phùng Quán, Sống mãi với
Thủ Đô của Nguyễn Huy Tưởng, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Cao điểm
cuối cùng của Hữu Mai…Cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm giai đoạn này
vẫn là cảm hứng về nhân dân – diễn tả quá trình tự vùng dậy chiến đấu kẻ thù
của quần chúng cách mạng, và những người cán bộ, chiến sĩ cộng sản.Thành
công nổi bật của tiểu thuyết giai đoạn này là nhiều tác phẩm đã xây dựng được
những hình tượng đẹp và có giá trị điển hình về nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ con
người Việt Nam kháng chiến tiêu biểu như nhân vật Núp trong Đất nước đứng
lên, Chị Tư Hậu trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái...
Cùng với đề tài kháng chiến chống Pháp, đề tài xã hội Việt Nam trước
1945 cũng đã xuất hiện trong những tiểu thuyết và bộ tiểu thuyết có quy mô sử
thi, với ý đồ tái hiện một giai đoạn lịch sử của đời sống xã hội Việt Nam trước
1945 với bao biến động dữ dội của nó, hay có thể gọi là tiểu thuyết toàn cảnh xã
hội: Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng, Tranh tối tranh


12

sáng và Đống rác cũ của Nguyễn công Hoan, Mười năm của Tô Hoài... Nhà
nghiên cứu Niculin cho rằng: “Cuối những năm 50 - đầu những năm 60, văn học
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bước vào giai đoạn trưởng thành. Bằng

chứng hiển nhiên cho điều đó là sự xuất hiện nổi bật của những bộ tiểu thuyết
và thậm chí, tiểu thuyết sử thi; người ta cảm nhận được nhu cầu bức thiết sáng
tạo những tác phẩm có quy mô lớn, giàu sức khái quát trong thể loại văn xuôi.
Đã ra đời những bộ anh hùng ca về bước chuyển biến cách mạng vĩ đại trong
lịch sử dân tộc Việt Nam” [33, tr. 110].
Tiểu thuyết Việt Nam 1955-1965, đề tài xây dựng cuộc sống mới ở miền
Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà đã thu hút nhiều cây bút văn xuôi và đã có
nhiều tác phẩm xây dựng thành công mẫu con người mới xã hội chủ nghĩa như :
Xung đột của Nguyễn Khải, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương, tiểu thuyết
Thôn Bầu thắc mắc (1957) của Sao Mai.
Xu hướng chung trong tiểu thuyết giai đoạn này là phối hợp thể tài lịch sử
dân tộc với thể tài đời tư và thế sự, trong đó thể tài lịch sử có vị trí chủ đạo chi
phối những thể tài khác. Điều đáng chú ý là các biến cố và sự kiện lịch sử dù
trọng đại đến đâu cũng không lấn át nhân vật với tính cách số phận nhân vật và
con đường đi của nó, hay nói cách khác lịch sử được tái hiện qua câu chuyện về
cuộc đời và số phận các nhân vật.
1.1.3. Giai đoạn 1965 - 1975
Cuộc kháng chiến chống Mĩ mở rộng trên địa bàn cả nước, đã đặt dân tộc
ta trước những khó khăn thử thách vô cùng ác liệt, đòi hỏi cả dân tộc phát huy
cao về cả tinh thần lực lượng cho cuộc chiến đấu. Trong hoàn cảnh ấy, văn học
nhất thiết phải trở thành thứ vũ khí tinh thần quan trọng.
Tiểu thuyết trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ là một mẫu hình của
thể loại tiểu thuyết sử thi.Tiểu thuyết sử thi tái hiện bức tranh lịch sử- xã hội
theo quan điểm thống nhất của toàn dân tộc, với cảm hứng chủ đạo là cảm hứng
anh hùng và phạm trù thẩm mĩ nổi trội là cái cao cả, cái hùng.


13

Tiểu thuyết Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ đã thấy rõ cố gắng

chung của nhiều cây bút. Nhiều tiểu thuyết tìm về khoảng thời gian những năm
trước Đồng khởi - thời kì khó khăn nhất của phong trào cách mạng ở miền Nam
để khám phá và thể hiện những mâu thuẫn dồn nén và sự bùng nổ của cuộc đấu
tranh vũ trang như là con đường sống còn duy nhất của cuộc cách mạng: Rừng
U Minh của Trần Hiếu Minh, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành, Gia đình
má Bảy của Phan Tứ. Một số tiểu thuyết lại có tham vọng khái quát quá trình
vận động phát triển của cuộc chiến đấu cùng với sự trưởng thành của những
nhân vật anh hùng: Dòng sông phẳng lặng của Tô Nhuận Vĩ, Mẫn và Tôi của
Phan Tứ... Hoặc miêu tả bức tranh rộng lớn mang tính sử thi về một chiến dịch
với hình ảnh những người lính thuộc nhiều thế hệ và tầng lớp xã hội nhưng đều
có chung phẩm chất tốt đẹp của chủ nghĩa anh hùng: Dấu chân người lính của
Nguyễn Minh Châu, Chiến sĩ của Nguyễn Khải, Vùng trời của Hữu Mai, Bão
biển và Đất mặn của Chu Văn, nhà văn Nguyên Hồng hoàn thành bộ Cửa biển(4
tập) và quay sang viết tiểu thuyết lịch sử… Đóng góp của Sao Mai giai đoạn này
là tiểu thuyết Lá về Mây (1966). Ở thời kì này, tiểu thuyết sử thi tập trung xây
dựng những hình tượng anh hùng tiêu biểu cho khát vọng, phẩm chất và sức
mạnh của nhân dân, dân tộc, thời đại. Nhiều nhân vật được xây dựng theo hướng
khái quát, tập trung cao độ các đặc điểm phẩm chất của tầng lớp, thế hệ trở
thành những biểu tượng mang tính lí tưởng.
Giai đoạn mười năm chống Mĩ (1965-1975), tiểu thuyết miền Bắc đã có
những tác phẩm giá trị viết về đề tài xây dựng chủ nghĩa xã hội. Võ Huy Tân với
Những người thợ mỏ, Đi lên đi còn có xi măng của Huy Phương, Thung lũng Cô
tan của Lê Phương, Đất làng của Nguyễn Ngọc Tú.... Nhìn chung tiểu thuyết về
đề tài Xây dựng chủ nghĩa xã hội giai đoạn này đáp ứng được phần nào những
đòi hỏi của cách mạng, phản ánh kịp thời những chuyển biến của công cuộc xây
dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.


14


1.1.4. Giai đoạn sau 1975
Năm 1975 cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm đã kết
thúc. Đất nước thu về một mối, bước vào thời kì mới. Từ sau 1975, đặc biệt sau
1986, sự đổi mới của đời sống văn hóa, xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
đổi mới văn học.Như vậy hoàn cảnh lịch sử mới đã tạo nên một nền văn học với
những thay đổi rõ nét, có chiều sâu, phát triển theo hướng đổi mới dân chủ gây
được sự chú ý của dư luận trong tiếp nhận và sáng tạo văn học.
Trong giai đoạn có tính chất bước đệm này tiểu thuyết với tư cách một
thể loại rường cột của văn học cũng đã có những chuyển động theo tinh thần đổi
mới. Đó là ý thức khắc phục cái nhìn lí tưởng hóa về con người, chú ý nhiều hơn
đến các diễn biến tư tưởng tâm lí của cá nhân con người sau chiến tranh, đặc biệt
với bi kịch thời hậu chiến, báo hiệu ý thức đổi mới về thể loại đang rõ dần: Miền
cháy, Lửa từ những ngôi nhà của Nguyễn Minh Châu, Cửa gió (2 tập) của Xuân
Đức, Đất trắng(2 tập) của Nguyễn Trọng Oánh, Cha và con và... của Nguyễn
Khải, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Đứng trước biển, Cù Lao
Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn,... Đóng góp của Sao Mai giai đoạn này là tiểu
thuyết Sông rừng (1980) .
Văn học sau đổi mới là giai đoạn chuyển từ tư duy sử thi sang tư duy tiểu
thuyết, từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm hứng thế sự đời tư. Tiểu thuyết đã
phát huy được khả năng tiếp cận và phản ánh hiện thực, con người trong giai
đoạn mới một cách nhanh nhạy và sắc bén. Thời điểm khởi đầu đổi mới (1986),
tiểu thuyết nở rộ. Có thể coi Thời xa vắng (1986) của Lê Lựu là đột phá đầu tiên
của tiểu thuyết đổi mới. Về thi pháp thể loại, có thể nói, Thời xa vắng cơ bản
vẫn nằm trong phạm trù truyền thống (xét về các phương diện cấu trúc, trần
thuật, ngôn từ). Thời xa vắng đồng thời có yếu tố tự truyện, mở ra một dòng tiểu
thuyết tự thuật được các nhà văn ưa chuộng sau này.
Đây là nơi giao thoa của nhiều chủ đề, nhiều cảm hứng, nhiều nhân vật,
nhiều sắc thái ngôn ngữ. Dù viết về hiện tại, quá khứ, hay về nông dân hay trí
thức... các tác phẩm đều gửi gắm những câu hỏi nghiêm túc về con người về xã



15

hội: Mảnh đất tình yêu của Nguyễn Minh Châu; Điều tra về một cái chết, Vòng
sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí của Nguyễn Khải, Đám cưới không
có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng, Thời xa vắng, Đại tá
không biết đùa, Sóng ở đáy sông, Hai nhà của Lê Lựu; Thân phận của tình yêu
của Bảo Ninh, Quãng đường xưa in bóng của Dũng Hà, Mảnh đất lắm người
nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường... Sau đổi mới, Sao Mai có thuyết Tiếng gọi
rừng xa (1990).
Có thể nói qua Thân phận tình yêu của Bảo Ninh và một số tiểu thuyết của
Nguyễn Bình Phương như: Những đứa trẻ chết già, Ngồi, Thoạt Kì Thủy... hình
thức của tiểu thuyết đã trở thành chủ đề quan trọng với chính nó. Hướng đi này
ngày càng được thấy rõ ở một số tác phẩm gần đây: Người sông Mê của Châu
Diên, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Cõi
người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái...
1.2. Vị trí và đóng góp của tiểu thuyết Sao Mai trong tiểu thuyết Việt
Nam hiện đại
1.2.1.Cuộc đời và văn nghiệp Sao Mai
Sao Mai tên thật là Tân Khải Minh, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1924, tại
Yên Trung, Ý Yên tỉnh Nam Định nhưng sống và làm việc chủ yếu tại xã Văn
Luông, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Thực ra, cha của Tân Khải Minh là người
Việt, gốc họ Nguyễn, nhưng mới ba tháng tuổi đã đi làm con nuôi cho một gia
đình người Tàu phiêu dạt sang Việt Nam sinh sống. Cậu bé Minh (tức nhà văn
Sao Mai sau này) sinh ra phải mang họ và đệm “Tân Khải” là vì vậy.
Tháng 10 năm 1943, ông tham gia hoạt động Việt Minh với vai trò dạy
học và truyền bá quốc ngữ tại khu Tế Bần, Hải Phòng. Tháng 3 năm 1944 hoạt
động ở Hội Thanh niên cứu quốc, bí mật tuyên truyền cho Việt Minh ở huyện
Vụ Bản và mở lớp truyền bá quốc ngữ trong huyện. Từ tháng 9 năm 1945 đến
tháng 12 năm 1946 công tác ở Bình dân học vụ Nam Định, là kiểm soát viên rồi

Trưởng ty Bình dân học vụ. Năm 1947-195 làm cho Báo Nam Định kháng


16

chiến, Báo Công an, Báo Cứu quốc thủ đô (Hà Nội), biên tập viên Báo Thủ đô,
công tác văn nghệ liên khu III. Năm 1948 tham gia đại hội thành lập Hội Văn
nghệ Việt Nam tại Việt Bắc. Năm 1951-1955 làm việc tại tổ công tác đặc biệt
của Sở Công an Hà Nội, làm báo và làm văn kháng chiến. Ông bị phản gián
Pháp bắt giam 8 tháng ở Hà Nội. Năm 1957 công tác tại Hội Văn nghệ - Hội nhà
văn Việt Nam. Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn (Khóa I), Phó Chủ tịch,
quyền Chủ tịch Hội Văn nghệ Vĩnh Phú. Năm 1964, gia đình ông rời Hà Nội lên
định cư khai hoang tại xã Văn Luông, Thanh Sơn, Phú Thọ.
Cuộc sống nơi miền núi hoang sơ vô cùng khó khăn. Nhiều gia đình đã
phải bỏ về Hà Nội. Nhưng gia đình ông như có duyên nợ với núi rừng nên đã
bám trụ đến cùng và trở thành người con cách mạng gương mẫu đi xây dựng
vùng kinh tế mới. Có thể nói, Sao Mai là một trong số ít các nhà văn vật lộn với
cuộc sống mưu sinh đầy vất vả. Chính từ cuộc sống đó đã tôi luyện ngòi bút của
ông, sáng tác nên những tác phẩm để đời và có giá trị. Mỗi trang văn của ông
thấm đẫm mồ hôi và nước mắt từ cái đau của đời và của người từ hiện thực xã
hội trần trụi với các tiểu thuyết: Làng cao, Sông rừng, Ba Vì núi mới, Mắt chim
le, Tiếng gọi rừng xa…. cùng hàng trăm truyện ngắn khác.
Nhà văn Tô Hoài đã viết về Sao Mai: “Tôi quý Sao Mai trong hoàn cảnh
nào thì công việc viết với anh cũng như một cứu cánh. Bấn đến đâu cũng thấy
Sao Mai cầm bút, cái nghề chân chính đã là quả phúc cuả ông” (Báo tiền phong
ngày 8-3-1998). Từ những năm 1950 Nguyễn Huy Tưởng đã khen ngợi “Những
cái cố gắng của anh thật là cảm động, anh sống sát dân cày, anh nghe họ nói,
anh nhìn họ làm, anh theo dõi cuộc sống hàng ngày và từng bước tiến của họ. Ít
có nhà văn trẻ khổ công như anh, tìm tòi, ghi chép có phương pháp như anh…”
[6, tr.241].

Sao Mai là một trong những người đầu tiên có mặt trong phong trào văn
học nghệ thuật Phú Thọ từ những ngày đầu tiên thành lập Hội. Nhiều lớp văn
nghệ sĩ Phú Thọ coi ông như người anh, người thầy gần gũi, kính trọng và quý


17

mến ông. Mỗi lần từ rừng ra Hội, ông đã mang đến cho anh em và bè bạn một
sức sống tươi trẻ và hâm nóng lên không khí sáng tác. Ông thật lòng, cởi mở chỉ
bảo cho những anh em viết trẻ về những sáng tác mới của họ. Từ lâu đời Phú
Thọ là mảnh đất lành, đã vun đắp nên tâm hồn văn thơ của ông.
Cho đến nay, nhà văn Sao Mai đã có hơn 30 đầu sách văn học, nhiều tác
phẩm tiêu biểu gắn liền với các giai đoạn lịch sử của đất nước như:
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp: Tập truyện “Uất”, NXB Văn hóa Nam
Định kháng chiến, 1946; thời Hà Nội tạm chiếm: tiểu thuyết “Nhìn xuống”,
NXB Xây dựng Hà Nội, 1952; chống cưỡng ép di cư: phóng sự “Trại di cư
pagốt Hải phòng”, NXB Hội Văn nghệ Việt Nam, 1955; thời cải cách ruộng đất:
Tiểu thuyết “Thôn Bầu thắc mắc”, NXB Văn nghệ, 1957; về chiến sỹ anh hùng:
Truyện về anh hùng Hồ giáo “Ba Vì núi mới”, NXB Văn học, 1966.
Về xây dựng kinh tế mới: Ký sự “Tìm đất”, NxbVăn học, 1966; tiểu
thuyết “Sông rừng”, Hội Văn nghệ Vĩnh phú, 1980; tập truyện “Mắt chim le,
Lông chim nhạn”, Hội Văn nghệ Vĩnh Phú, 1983-1985; tiểu thuyết “Lá về mây”,
NXB Công an nhân dân, 1966, đến nay đã tái bản lần thứ 3; tiểu thuyết “Sáng
tối mặt người”, NXB Công an Nhân dân 1998. NXB Hội Nhà văn tái bản năm
2003; Tuyển tập Sao Mai, NXB Hội Nhà văn Việt Nam 2003.
Sao Mai là một trong số những nhà văn đạt nhiều Giải thưởng văn học:
Giải khuyến khích Hội Văn nghệ Việt nam 1954-1955 (phóng sự Trại di cư pagốt
Hải phòng); Giải nhất Hội Văn nghệ Vĩnh Phú 1978 (tiểu thuyết Sông rừng);Giải
thưởng Hùng Vương của tỉnh Vĩnh Phú (tiểu thuyết Tiếng gọi rừng xa, 1990);
Tặng thưởng của Ủy ban Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (tiểu thuyết Lá

về mây). Đặc biệt, năm 2012, ông đã vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật với các tác phẩm “Lò lửa mùa xuân”, “Nhìn xuống”, “Tiếng
gọi rừng xa”, “Lá về mây”, “Mắt chim le”, “Sáng tối mặt người”.
Như vậy, trong mọi biến chuyển của thời cuộc, Sao Mai vẫn giữ được sức
viết dồi dào. Ông là một nhà văn đam mê, cần cù, xông sáo và đặc biệt kịp thời
phản ánh những vấn đề nóng hổi của đời sống của lịch sử, bám sát từng chặng


18

đường cách mạng trong hành trình giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Tiểu thuyết của ông có một diện mạo riêng, sức hấp dẫn riêng ở chất liệu
hiện thực cuộc sống, ở nghệ thuật tự sự và giá trị nhân văn. Với một sự nghiệp
sáng tác khá dày dặn, Sao Mai đã có một vị trí quan trọng trong nền văn học
Việt Nam hiện đại. Sao Mai chưa phải là gương mặt thật xuất sắc như Tô Hoài,
Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... nhưng là gương mặt không thể thiếu khi muốn
khái quát về tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
1.2.2. Quan điểm sáng tác của Sao Mai
Sao Mai luôn quan niệm văn chương là đời sống nên bút pháp nghệ thuật
của ông rất giàu hình ảnh tả thực. Khi đọc các tác phẩm của ông, độc giả như
được sống trong hiện thực xã hội, được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên
cùng với con người. Thiên nhiên trong tác phẩm của Sao Mai vừa hùng vĩ, tráng
lệ lại vừa bí ẩn, vừa gần gũi, tươi đẹp và đầy ân tình. Nhân vật trong các tiểu
thuyết của ông không hẳn lấy nguyên mẫu từ đời thường nhưng lại phản ánh con
người thực vô cùng sống động đó là anh nhà báo trẻ có tâm với nghề, bằng sự
chân thành và tình yêu với nghề anh đã đem đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm
xúc về con người và đời sống. Khác với nhiều nhà văn, lối viết của Sao Mai
không trau chuốt nhưng lại lôi cuốn người đọc với cách kể chuyện từ tốn, giản dị
như lời tự sự, tâm tình của chính tác giả về sự vật, hiện tượng, hiện thực đời sống
xã hội. Qua con mắt nhìn của nhà văn, những giá trị về văn hóa xã hội, đạo đức

lối sống được ông đặc biệt chú ý lồng ghép trong rất nhiều trang viết của mình.
Bằng ngôn ngữ trần thuật và bằng các hình tượng nghệ thuật góc cạnh, chắc khỏe
ông đã thể hiện sinh động hình ảnh những người vợ, người mẹ với tình yêu và sự
hi sinh cao cả. Tình yêu chân thật, thủy chung, son sắt của những con người dám
hi sinh tuổi trẻ để đi xây dựng vùng đất mới “Tiếng gọi rừng xa”.
Tiểu thuyết của ông chất đầy thực tế, viết theo lối kể chuyện, vào thẳng
chuyện mà kể, nhởn nha mà kể, như một cuộc truyện trò. Người đọc vào truyện
là tham gia một cuộc trò chuyện như đã bắt đầu từ lâu, như đã có sẵn rồi nhân


19

vật đều như là người quen kẻ thuộc, họ tốt xấu, lành dữ thế nào đều được phơi
bày cả đấy, chỉ cần đọc và nhìn là thấy.
“Tiếng gọi rừng xa” là tác phẩm đọc truyện như sống đời, và người đọc
tin được những cảnh đời, những con người nhà văn đưa lại cho họ gặp và sống.
Truyện viết về kiểm lâm nhưng không phải là kiểm lâm mà là đời người đời
rừng, là quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Cứ ngỡ Sao Mai lấy một góc
đời, một mảnh đời đưa lên trang viết, hồn hậu và chân chất.
Sao Mai là một nhà văn có quan niệm hết sức nghiêm túc về văn chương
nghệ thuật. Trong một lần phỏng vấn suy nghĩ về nghề văn, Sao Mai đã nói:
“Tôi đang làm tự truyện hai tập: Sáng tối mặt người, Mặt người sáng tối. Những
hành vi xấu của tôi, tôi cũng phô ra. Vì sự tốt đẹp. Còn với bạn bè tất nhiên
không. Xưa, cụ Tú Xương nói: “Vị Xuyên có Tú Xương. Vừa dở lại vừa ương.
Cao lâu thường ăn quỵt. Thổ dĩ vẫn chơi lường”. Thế đấy! Nhưng tôi không thể
dám như cụ Tú, mà chỉ mới nghĩ đến câu của Mark Tuwain: “Mỗi con người là
một vầng trăng với một mặt tối thường không bao giờ muốn để ai nhìn thấy”.
Tôi đã làm ngược lại ý nghĩ ông này. Vì lúc nào tôi cũng thiết tha với ba chữ
“Bồ tát hạnh” [27, tr.12]. Điều đó được thể hiện rõ trong các tác phẩm cũng như
trong các bài trả lời phỏng vấn của ông.

Sao Mai là một nhà văn có bản lĩnh và khát vọng cách tân, Sao Mai đã
mạnh dạn khước từ thứ văn chương chăm chăm giáo huấn, áp đặt chân lí cho
người đọc, tuyên chiến với những kinh nghiệm thẩm mỹ quen thuộc. Ông muốn
người đọc có sự đổi mới trong cách đọc, trong tư duy đánh giá tác phẩm. Nhà
văn luôn lao động nghệ thuật một cách nghiêm túc để không lặp lại những người
đi trước và không lặp lại chính mình. Ông đã xây dựng tác phẩm bằng một lối đi
rất riêng, rất lạ. Sao Mai không phải là người mở đường cho những đột phá về
nhận thức xã hội, quan niệm văn chương, đổi mới cách viết, cách thể nghiệm
trần thuật - công lao đó thuộc về Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy
Thiệp, Bảo Ninh,… nhưng ông là người có những thể nghiệm tìm tòi đảo lộn


×