Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Đánh giá chất lượng hành nghề dược của các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.58 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN MINH CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HÀNH NGHỀ
DƯỢC CỦA CÁC NHÀ THUỐC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2019


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... x
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
NỘI DUNG ........................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số khái niệm sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 3
1.2. Mối liên quan giữa chất lƣợng hành nghề dƣợc của nhà thuốc và chất
lƣợng sử dụng thuốc của cộng đồng ................................................................. 3


1.3. Thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc ....................................... 5
1.3.1. Thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc trên thế giới .............. 5
1.3.2. Thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc tại Việt Nam ........... 13
1.4. Chất lƣợng dịch vụ nhà thuốc và sự hài lòng của khách hàng ............. 20
1.4.1. Khái niệm chất lượng dịch vụ nhà thuốc .......................................... 20
1.4.2. Mức độ hài lòng của khách hàng ...................................................... 22
1.4.3. Phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ nhà thuốc thông qua khảo
sát mức độ hài lòng của khách hàng ........................................................... 23
1.5. Quy định pháp lý liên quan hoạt động hành nghề dƣợc của nhà thuốc29
1.5.1. Quy định về hành nghề dược ............................................................ 29
1.5.2. Quy định về cơ sở bán lẻ thuốc ......................................................... 30
1.5.3. Quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc................................... 31
1.6. Bối cảnh địa điểm nghiên cứu – Thành Phố Cần Thơ .......................... 32
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 36
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 36

iii


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 36
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.2.1. Biến số nghiên cứu ............................................................................ 36
2.2.1.1. Mục tiêu 1 – Đánh giá thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc36
2.2.1.2. Mục tiêu 2 – Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc40
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 42
2.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................... 43
2.2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu ............................................................ 42
2.2.3.2. Công cụ thu thập số liệu............................................................. 43

2.2.3.3. Quá trình thu thập số liệu ........................................................... 44
2.2.4. Mẫu nghiên cứu................................................................................. 45
2.2.4.1. Nhà thuốc ................................................................................... 45
2.2.4.2. Người mua thuốc........................................................................ 46
2.2.5. Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu ........................................... 47
2.2.5.1. Xử lý dữ liệu .............................................................................. 47
2.2.5.2. Phân tích dữ liệu ........................................................................ 48
2.2.6. Đạo đức nghiên cứu .......................................................................... 55
2.2.7. Các biện pháp hạn chế sai sót trong thu thập dữ liệu ....................... 55
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 57
3.1. Đánh giá thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc ...................... 57
3.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà thuốc ..................................................... 57
3.1.1.1. Cơ sở vật chất............................................................................. 57
3.1.1.2. Thiết bị bảo quản thuốc.............................................................. 57
3.1.2. Nhân sự người bán thuốc .................................................................. 58
3.1.2.1. Trình độ chuyên môn ................................................................. 58
3.1.2.2. Chấp hành quy định nhân sự...................................................... 59
3.1.3. Hiểu biết, thực hiện quy chế chuyên môn của người bán thuốc ....... 59
3.1.3.1. Hiểu biết quy chế chuyên môn .................................................. 59
3.1.3.2. Thực hiện quy chế chuyên môn ................................................. 60
3.1.4. Hiểu biết chuyên môn và thực hành nghề nghiệp của người bán thuốc60

iv


3.1.4.1. Hiểu biết chuyên môn ................................................................ 60
3.1.4.2. Thực hành nghề nghiệp .............................................................. 62
3.1.5. Khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện của người bán thuốc.............. 65
3.1.5.1. Theo số lượt khảo sát ................................................................. 65
3.1.5.2. Theo điểm số chất lượng tư vấn................................................. 67

3.1.6. Khác biệt trong hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng ................. 67
3.1.6.1. Theo hình thức mua ................................................................... 67
3.1.6.2. Theo tư vấn từ người bán thuốc ................................................. 68
3.2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc.......................... 69
3.2.1. Mô tả đặc điểm nhóm khách hàng phỏng vấn .................................. 69
3.2.2. Kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng ................................. 71
3.2.2.1. Kiểm định độ tin cậy các yếu tố ................................................ 71
3.2.2.2. Kiểm định tính giá trị, vai trò ảnh hưởng của các yếu tố .......... 73
3.2.2.3. Đo lường, kiểm chứng mức độ ảnh hưởng các nhóm thành tố mới75
3.2.3. Kết quả đánh giá hài lòng của khách hàng người mua thuốc ........... 78
3.2.3.1. Trên tổng thể và theo đặc điểm đối tượng phỏng vấn ............... 78
3.2.3.2. Theo các yếu tố liên quan chất lượng dịch vụ nhà thuốc .......... 81
3.2.3.3. Khác biệt trong mức độ hài lòng chung của khách hàng theo
thực hành nghề nghiệp của người bán thuốc .......................................... 82
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 84
4.1. Thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc ..................................... 84
4.1.1. Cơ sở vật chất .................................................................................... 84
4.1.2. Duy trì điều kiện bảo quản ................................................................ 85
4.1.3. Nhân sự chuyên môn nhà thuốc ........................................................ 88
4.1.4. Hiểu biết và thực hiện quy chế chuyên môn ..................................... 91
4.1.5. Hiểu biết chuyên môn và thực hành nghề nghiệp ............................. 95
4.1.5.1. Kỹ năng hỏi ................................................................................ 96
4.1.5.2. Kỹ năng điều trị ......................................................................... 98
4.1.5.3. Kỹ năng tư vấn ......................................................................... 100
4.1.5.4. Nhìn nhận chung về thực hành nghề nghiệp của người bán thuốc 103

v


4.2. Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc ........................................ 105

4.2.1. Nhìn nhận các yếu tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng105
4.2.2. Đánh giá hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ nhà thuốc109
4.2.2.1. Về trang phục, kỹ năng giao tiếp của người bán thuốc ........... 110
4.2.2.2. Về cơ sở vật chất nhà thuốc ..................................................... 111
4.2.2.3. Về năng lực chuyên môn và thực hành nghề nghiệp của người
bán thuốc ............................................................................................... 112
4.2.3. Giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ nhà thuốc ..................... 115
4.3. Hạn chế của nghiên cứu .......................................................................... 116
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 118
1. KẾT LUẬN ................................................................................................... 118
1.1. Thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc ................................... 118
1.2. Mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc ........................................ 118
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 120

vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu – chữ viết tắt

Nguyên Văn

CA

Cronbach’s Alpha

CLDV

Chất lượng dịch vụ


DSPT

Dược sĩ phụ trách

ĐVKH

Đóng vai khách hàng

GPP

Good Pharmacy Practice
Thực hành tốt nhà thuốc

EFA

Exploratory Factor Analysis
Phân tích nhân tố

HHDQT

International Pharmaceutical Federation
Hiệp hội Dược quốc tế

KHĐV

Khách hàng đóng vai

MĐHL


Mức độ hài lòng

NBT

Người bán thuốc

NMT

Người mua thuốc

NVNT

Nhân viên nhà thuốc

OTC

Over The Counter
Thuốc không cần kê đơn

TCYTTG

World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới

THPT

Trung học phổ thông

TPCT


Thành phố Cần Thơ

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 01. Đánh giá hài lòng của khách hàng mua thuốc OTC tại Hà Nội.......... 28
Bảng 02. Thống kê số nhà thuốc đạt GPP trong giai đoạn 2009 – 2012............ 34
Bảng 03. Biến số nghiên cứu về thực trạng hành nghề dược của nhà thuốc ...... 37
Bảng 04. Biến số nghiên cứu về mức độ hài lòng của khách hàng .................... 40
Bảng 05. Phân bố nhà thuốc trong mẫu nghiên cứu theo quận huyện .............. 45
Bảng 06. Cơ sở vật chất nhà thuốc ................................................................... 57
Bảng 07. Thiết bị bảo quản thuốc ..................................................................... 58
Bảng 08. Trình độ chuyên môn của người bán thuốc....................................... 58
Bảng 09. Chấp hành quy định về nhân sự nhà thuốc ....................................... 59
Bảng 10. Hiểu biết quy chế chuyên môn .......................................................... 59
Bảng 11. Thực hiện quy chế chuyên môn ........................................................ 60
Bảng 12. Hiểu biết về kỹ năng hỏi ................................................................... 60
Bảng 13. Hiểu biết về kỹ năng điều trị ............................................................. 61
Bảng 14. Hiểu biết về kỹ năng tư vấn .............................................................. 61
Bảng 15. Chất lượng tư vấn theo hiểu biết của người bán thuốc ..................... 61
Bảng 16. Số câu hỏi, số lời tư vấn bình quân của người bán thuốc ................. 62
Bảng 17. Việc thực hành kỹ năng hỏi............................................................... 62
Bảng 18. Việc thực hành kỹ năng điều trị ........................................................ 63
Bảng 19. Việc thực hành kỹ năng tư vấn.......................................................... 63
Bảng 20. Chất lượng tư vấn theo thực hành của người bán thuốc ................... 64
Bảng 21. Hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng .......................................... 64
Bảng 22. Điểm bình quân hiểu biết dùng thuốc của khách hàng ..................... 64
Bảng 23. Thống kê phân loại khách hàng theo hiểu biết dùng thuốc................ 65
Bảng 24. Khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện của người bán thuốc theo số lượt

khảo sát .............................................................................................................. 66
Bảng 25. Khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện của người bán thuốc theo điểm
số chất lượng tư vấn .......................................................................................... 67
Bảng 26. Khác biệt trong tỷ lệ có hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng theo
hình thức mua thuốc .......................................................................................... 67
Bảng 27. Khác biệt trong điểm số hiểu biết dùng thuốc của khách hàng theo
hình thức mua thuốc .......................................................................................... 68

viii


Bảng 28. Khác biệt trong tỷ lệ có hiểu biết về dùng thuốc của khách hàng theo
tư vấn từ người bán thuốc ................................................................................. 68
Bảng 29. Khác biệt trong điểm số hiểu biết dùng thuốc của khách hàng theo tư
vấn từ người bán thuốc ...................................................................................... 69
Bảng 30. Đặc điểm nhóm khách hàng phỏng vấn ............................................ 70
Bảng 31. Kiểm định Cronbach’s Alpha – Người bán thuốc ............................ 71
Bảng 32. Kiểm định Cronbach’s Alpha – Cơ sở vật chất nhà thuốc................ 71
Bảng 33. Kiểm định Cronbach’s Alpha – Khả năng chuyên môn ................... 72
Bảng 34. Kiểm định Cronbach’s Alpha – Thuốc và hoạt động nhà thuốc ....... 72
Bảng 35. Kết quả kiểm định KMO & Bartlett .................................................. 73
Bảng 36. Kết quả phân tích EFA các tiểu mục trong CLDV nhà thuốc .......... 74
Bảng 37. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy đơn biến................................... 75
Bảng 38. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy đa biến ..................................... 76
Bảng 39. Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis theo thực hành nghề nghiệp của
người bán thuốc ................................................................................................. 78
Bảng 40. Điểm số hài lòng chung của khách hàng theo tổng thể và từng đặc tính 79
Bảng 41. Kết quả kiểm định Kruskal – Wallis theo đặc điểm người mua thuốc 80
Bảng 42. Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ .................. 81
Bảng 43. Khác biệt trong mức độ hài lòng chung của khách hàng theo thực hành

nghề nghiệp của người bán thuốc ..................................................................... 83

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 01. Bản đồ hành chính Thành phố Cần Thơ.............................................. 33
Hình 02. Khung logic về hoạt động hành nghề dược của nhà thuốc ................. 35
Hình 03. Sơ đồ tổng quan quá trình nghiên cứu................................................. 43
Hình 04. Sơ đồ tiến trình chọn lọc đối tượng nghiên cứu nhà thuốc ................. 46
Hình 05. Sơ đồ quy trình phân tích sự hài lòng của khách hàng........................ 51
Hình 06. Biểu đồ tần số phần dư chuẩn hóa Histogram – mức độ hài lòng....... 77

x


ĐẶT VẤN ĐỀ
Vai trò của các nhà thuốc tư nhân trong công tác y tế và chăm sóc sức khỏe
cộng đồng từ lâu đã được biết đến. Theo số liệu thống kê tại nhiều nước, mỗi
năm hơn một nửa giá trị tiền thuốc tiêu thụ được đưa đến tay khách hàng là qua
kênh phân phối bán lẻ thuốc [76]. Đồng thời, phần nhiều người dân đều ưu tiên
lựa chọn các cơ sở bán lẻ thuốc này là nơi đầu tiên để tìm đến khi có vấn đề về
sức khỏe [81]. Qua thời gian, với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng, mạng
lưới nhà thuốc tư nhân đã giúp đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người
dân trong tiếp cận thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu [75], [51]. Tuy
nhiên, theo sau các giá trị lợi ích mang đến cũng là những khó khăn và thách
thức đặt ra cho công tác quản lý khi luôn tồn tại nhiều bất cập không có dấu hiệu
suy giảm trong hoạt động hành nghề dược của các cơ sở và đe dọa đến chất
lượng sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng. Mà tiêu biểu là những tình trạng vi
phạm trong bán lẻ thuốc kê đơn, việc thiếu tư vấn, hướng dẫn khách hàng sử

dụng hay việc thiếu quan tâm và duy trì tốt điều kiện bảo quản trong nhà thuốc.
Năm 2007, dựa trên khuyến nghị từ TCYTTG và HHDQT, Bộ Y Tế đã đưa
vào triển khai thực hiện tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc”. Tiêu chuẩn được
ban hành với mong muốn khắc phục đi những bất cập tồn tại, cải thiện chất
lượng trong hành nghề dược của nhà thuốc và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc
điều trị của cộng đồng [4]. Theo lộ trình do Bộ Y tế, kể từ thời điểm đầu năm
2012, tất cả nhà thuốc trên cả nước đều phải đạt tiêu chuẩn GPP khi đi vào hoạt
động [4], [7]. Tương ứng, chỉ trong thời gian ngắn sau đó, trên cả nước đã có
một sự gia tăng đặc biệt nhanh chóng về số lượng nhà thuốc được xét công nhận
đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chính vì sự gia tăng quá nhanh này, xuất hiện rất
nhiều ý kiến hoài nghi về hiệu quả mang đến của việc triển khai. Như các nhà
thuốc được xét công nhận đạt tiêu chuẩn đã thật sự có thực hiện và duy trì tốt,
đầy đủ, xuyên suốt các tiêu chí, đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong thực hành
môn nghề nghiệp. Hay CLDV của các nhà thuốc có đáp ứng được kỳ vọng và
nhu cầu của khách hàng. Đây đều là những vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng và
tác động sâu sắc đến công tác hoạch định, quản lý y tế trong tìm kiếm giải pháp

1


về nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thế nhưng, cho đến hiện
tại, gần như vẫn chưa có công trình nghiên cứu tìm ra được lời giải hoàn chỉnh
cho các vấn đề bởi nhiều khó khăn, vướng mắc gặp phải. Như việc cần đáp ứng
được yêu cầu trong tiếp cận các vấn đề một cách toàn diện, theo tất cả yếu tố cấu
thành. Hay việc lựa chọn, sử dụng phương pháp phù hợp, đảm bảo độ tin cậy,
chính xác trong khảo sát và đánh giá,....
Trước tình hình thực tế này, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Đánh
giá chất lƣợng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ”, với mong muốn đưa ra được câu trả lời hoàn chỉnh về thực trạng
hoạt động hành nghề dược của các nhà thuốc tư hiện nay. Đề tài được thực hiện

với hai mục tiêu cụ thể sau:
1. Đánh giá thực trạng hành nghề dược của các nhà thuốc trên địa bàn TPCT.
2. Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng mua thuốc tại các nhà thuốc trên.
Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ giúp các nhà nghiên cứu, quản lý y tế nhìn
nhận một cách đầy đủ, chính xác về những yếu tố đã đạt và chưa đạt trong duy
trì thực hiện GPP của các nhà thuốc, kết quả sự hài lòng mang đến cho khách
hàng, đồng thời là nguyên nhân và các yếu tố liên quan đã góp phần đưa đến sự
tồn tại của các vấn đề. Qua đó, định hướng cho các nghiên cứu tiếp nối và giải
pháp can thiệp đưa ra trong nâng cao chất lượng hành nghề dược của nhà thuốc
và việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
Hành nghề dược: Việc cá nhân sử dụng trình độ chuyên môn dược trong
kinh doanh thuốc và hoạt động dược lâm sàng [28], [26].
Cơ sở bán lẻ thuốc: Là một trong các loại hình kinh doanh thuốc, bao gồm:
Nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu,
thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền [28].
Nhà thuốc tư nhân: Là cơ sở bán lẻ thuốc cho người sử dụng do dược sĩ đại
học trực tiếp quản lý, điều hành [3].
Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc: Bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành
nghề dược tại cơ sở bán lẻ thuốc, nhằm bảo đảm việc cung ứng, bán lẻ thuốc
trực tiếp đến người sử dụng và khuyến khích việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
hiệu quả của người dùng, phân chia theo ba nội dung chính: Nhân sự, cơ sở vật
chất, kỹ thuật, các hoạt động của nhà thuốc [11].
Chất lượng: Theo Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa – 2007: Chất lượng
là mức độ của các đặc tính sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu

chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng [27]. Theo Tổ chức tiêu
chuẩn hoá quốc tế (ISO): Chất lượng là tổng thể các chi tiêu, đặc trưng của sản
phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, phù hợp với công dụng
mà người tiêu dùng mong muốn [54].
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả: Việc sử dụng thuốc đúng quy
cách, theo đúng điều kiện chuẩn để phát huy tối đa các giá trị hiệu quả mang
đến, bao gồm: Đúng đối tượng, đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng cách thức và
đúng thời gian yêu cầu của điều trị [62], [76].
1.2. MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHẤT LƢỢNG HÀNH NGHỀ DƢỢC CỦA
NHÀ THUỐC VÀ CHẤT LƢỢNG SỬ DỤNG THUỐC CỦA CỘNG ĐỒNG
Thuốc là hàng hóa thiết yếu, có vai trò quan trọng trong phòng chữa bệnh và
chăm sóc sức khỏe. Việc tìm ra các loại thuốc mở ra một kỷ nguyên mới cho
phép con người chiến thắng được bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và không ngừng
nâng cao chất lượng cuộc sống [49]. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả, việc sử

3


dụng thuốc đòi hỏi cần diễn ra trong điều kiện “chuẩn” với đầy đủ năm yếu tố
điều kiện cấu thành [62], [76]. Trong trường hợp ngược lại, nếu một trong các
yêu cầu không được đảm bảo, việc sử dụng thuốc sẽ trở nên bất an toàn, hợp lý,
khiến suy giảm hiệu quả, đồng thời làm gia tăng những biến cố bất lợi cho cá
nhân và cộng đồng. Theo thời gian, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và mạng
lưới y tế, đặc biệt các cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng đã mở ra cơ hội cho
nhiều người dân được tiếp cận thuốc điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu [75],
[125]. Tuy nhiên, đi kèm các giá trị lợi ích mang đến từ những sự phát triển này
cũng là những khó khăn và thách thức đặt ra cho công tác quản lý y tế, chăm sóc
sức khỏe của các quốc gia. Khi theo thống kê của TCYTTG: Mỗi năm trên toàn
cầu, hơn một nửa lượng thuốc tiêu thụ qua các cơ sở bán lẻ thuốc cộng đồng đã
không được sử dụng cho đúng đối tượng và theo đúng quy cách. Người bán lẻ

thuốc trên tiếp xúc khách hàng đã không hoàn thành vai trò trách nhiệm chuyên
môn trong cung cấp và tư vấn sử dụng thuốc [76].
Sử dụng thuốc sai quy cách, hay nói cách khác là bất an toàn, hợp lý, hiệu
quả trong sử dụng thuốc điều trị có thể gây nên nhiều biến cố bất lợi cho cá nhân
và cộng đồng [49]. Với cá nhân, thống kê tại Mỹ – năm 2004: Dùng thuốc sai
quy cách là nguyên nhân đứng thứ 6 trong tốp 10 nguyên nhân đưa đến tử vong
và để lại di chứng thương tật. Chi phí chi trả cho điều trị khắc phục trong cùng
năm của người dân Mỹ là 130,0 tỷ USD [125], [126]. Còn tại Anh, chi phí này là
466,0 triệu bảng, tức hơn 812,0 triệu USD [125], [126]. Gần đây hơn, TCYTTG
trong một công bố khác cho biết, mỗi năm trên toàn cầu, hơn 50,0% thuốc tiêu
thụ không được sử dụng đúng cách hoặc bị lãng phí. Số tiền lãng phí này ước
tính lên đến 500,0 tỷ USD, tương đương ngân sách cần thiết cho việc chăm lo
sức khỏe của rất nhiều người dân tại các quốc gia đang và chậm phát triển [73].
Bên cạnh, với cộng đồng, sử dụng thuốc sai quy cách là nguyên nhân hàng
đầu gây gia tăng tình trạng đề kháng và dị ứng thuốc, kéo theo sau những hệ lụy
về điều trị và ngân sách y tế chi trả của các quốc gia. Minh chứng tiêu biểu như
ở trường hợp nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc kê đơn hàng đầu có vai trò
quan trọng trong phòng ngừa và điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn [82]. Theo
thống kê của TCYTTG vào năm 2004: Hơn 2/3 lượng thuốc kháng sinh tiêu thụ

4


mỗi năm trên toàn thế giới được bán cho các khách hàng mua thuốc không có
đơn, thông qua các cơ sở bán lẻ thuốc trong cộng đồng. Hơn 50,0% số thuốc này
sau đó không được sử dụng theo đúng cách và cho đúng đối tượng [76]. Việc sử
dụng không đúng các thuốc kháng sinh đã làm gia tăng mạnh các dòng vi khuẩn
đề kháng, gây mất đi hiệu lực trong điều trị của nhiều dòng thuốc, đặc biệt ở các
trường hợp bệnh lý liên quan nhiễm khuẩn cấp tính và nghiêm trọng. Như trong
năm 2010, trên thế giới đã ghi nhận hơn 440.000 trường hợp bệnh nhân tử vong

do mắc lao đa kháng thuốc tại 69 quốc gia. Số trường hợp tử vong do bất lực
trong lựa chọn kháng sinh điều trị ở các bệnh lý cấp tính như sốt rét, thương hàn,
lậu cũng không ngừng gia tăng [124]. Song song những điều này là gánh nặng
về ngân sách y tế chi trả của các quốc gia cho các trường hợp bệnh nhân phải
kéo dài thời gian nằm viện. Với ước tính, chi phí này mỗi năm tại Mỹ là từ 4,0 –
5,0 tỷ USD, tại Khối cộng đồng các quốc gia châu Âu là hơn 9,0 tỷ USD [124].
Trong khi tại các quốc gia đang phát triển, dù chưa có thống kê chung, nhưng
riêng tại nhiều nước, con số này là hoàn toàn không nhỏ so với tiềm năng của
nền kinh tế [126].
Trước thực tế một số lượng lớn thuốc không được sử dụng đúng quy cách,
đưa đến sự lãng phí cùng những biến cố bất lợi cho cá nhân và cộng đồng, năm
2012, TCYTTG trong hướng dẫn chung ban hành đã đưa ra khái niệm “sử dụng
thuốc có trách nhiệm”. Trong đó, nhấn mạnh mọi cá nhân, nguồn lực thuộc hệ
thống y tế, bao gồm chung các cơ sở bán lẻ thuốc và dược sĩ, người bán lẻ thuốc
phụ trách, đều có nghĩa vụ cùng phối hợp tham gia trong việc bảo đảm thuốc
được cung ứng và sử dụng cho đúng đối tượng, theo đúng cách, vào đúng thời
điểm và phát huy tối đa các giá trị lợi ích [125].
1.3. THỰC TRẠNG HÀNH NGHỀ DƢỢC CỦA CÁC NHÀ THUỐC
1.3.1. Thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc trên thế giới
Chất lượng hành nghề dược của các nhà thuốc luôn được xem là một trong
những nhân tố quyết định, có ảnh hưởng sâu rộng và trực tiếp đến chất lượng
dùng thuốc của phần lớn người dân trong cộng đồng. NBT với kiến thức và năng
lực chuyên môn, chịu trách nhiệm trong cung cấp, hướng dẫn khách hàng về sử

5


dụng, hướng đến việc phát huy tối đa hiệu quả [121]. Trong bối cảnh chung đặt
ra về sự phát triển và mở rộng vượt bậc của mạng lưới nhà thuốc, đi kèm những
vai trò quan trọng của mạng lưới này trong khâu lưu thông phân phối, đưa thuốc

đến tay khách hàng người sử dụng [75] và chăm sóc sức khỏe ban đầu [1] [101]
[109], yêu cầu về đảm bảo chất lượng hành nghề dược của các nhà thuốc càng
trở thành một trong những chủ đề trọng tâm trong công tác quản lý y tế của các
quốc gia. Thế nhưng, trước khi tiêu chuẩn GPP ra đời, thực trạng hoạt động
hành nghề dược này tại các nhà thuốc trên thế giới là rất không tốt với nhiều bất
cập tồn tại, đe dọa đến sự an toàn, hợp lý và hiệu quả trong dùng thuốc điều trị
của người dân.
Tiêu biểu và có thể kể đến đầu tiên là vấn đề lạm dụng và vi phạm quy định
trong bán lẻ thuốc kê đơn của các nhà thuốc cộng đồng [57] [77]. Thái độ không
tốt của NBT là một trong những nguyên chính đưa đến sự phổ biến của tình
trạng vi phạm. NBT dù có hiểu biết tốt về quy định nhưng đều cho rằng không
cần thiết phải tuân thủ và sẵn sàng vi phạm nếu có yêu cầu đưa ra từ NMT [77].
Trong khi đó, thuốc kê đơn là nhóm thuốc đặc biệt. Việc sử dụng các thuốc kê
đơn đòi hỏi cần có sự chấn đoán, chỉ định từ bác sĩ/ nhân viên y tế có chuyên
môn để đảm bảo tính chính xác và phù hợp. Việc tự ý dùng thuốc nếu diễn ra sai
quy cách sẽ có thể gây nên những biến cố bất lợi, đe dọa đến sức khỏe và tính
mạng của người sử dụng [70]. Đồng nghĩa điều này, trong bối cảnh hiểu biết của
người dân, đặc biệt tại các quốc gia đang và chậm phát triển về tự dùng thuốc và
chăm sóc sức khỏe vẫn còn thấp [61], sự thiếu tuân thủ quy định của các nhà
thuốc trong bán lẻ thuốc kê đơn sẽ có thể là tiền đề đưa đến những rủi ro nghiêm
trọng cho sức khỏe của người dân trong cộng đồng. TCYTTG trong hướng dẫn
ban hành vào năm 2002 về thúc đẩy dùng thuốc hợp lý, cũng nêu rõ: Trên thế
giới, ước tính mỗi năm có hơn 50,0% các thuốc không được kê đơn hoặc bán
cho đối tượng phù hợp, 50,0% các thuốc không được sử dụng đúng cách. Một
trong năm nguyên do chính đưa đến thực trạng này là tình trạng tự ý sử dụng,
đặc biệt các thuốc kê đơn của người dân trong cộng đồng [125].
Bên cạnh việc thiếu tuân thủ quy định về bán lẻ thuốc kê đơn, sự không đảm
bảo trong trình độ nhân sự chuyên môn và thực hành nghề nghiệp của NBT cũng

6



là những hạn chế được ghi nhận trong thực trạng hoạt động hành nghề dược của
các nhà thuốc ở giai đoạn. Minh chứng như ở kết quả khảo sát tại Savanakhet,
Lào vào năm 2000: Dưới 10,0% NBT nắm được đầy đủ các văn bản quy định về
hành nghề. Văn bản về thuốc cấm là văn bản được NBT có hiểu biết nhiều nhất,
với tỷ lệ 58,0%. Gần một nửa thuốc bán ra không có bao bì bảo quản ban đầu
(49,0%) hoặc nhãn thuốc (47,3%). Tỷ lệ thuốc được pha trộn chung một gói lên
đến 26,2%. Đồng thời, 59,4% khách hàng không nhận được tư vấn từ NBT sau
khi mua [108]. Tại Ponhea Kraek, Campuchia, số liệu ghi nhận qua phỏng vấn
trực tiếp NBT vào năm 2005: 51,0% NBT chỉ có trình độ tốt nghiệp trung học.
95,0% NBT không có trình độ chuyên môn về dược. Tương ứng điều này, rất ít
NBT tại các cơ sở có hiểu biết chuyên môn tốt. Với cụ thể chỉ 10,0% NBT có
hiểu biết về các dấu hiệu nguy hiểm khi sử dụng thuốc cho trẻ em. 30,0% NBT
có hiểu biết về các trường hợp cần dùng oresol, bao cao su, bổ sung sắt cho phụ
nữ mang thai. Đồng thời, dưới 50,0% NBT đưa ra được giải pháp điều trị đúng
cho hai tình huống về tiêu chảy cấp và cảm cúm ở đối tượng trẻ em [91].
Trước thực tế đặt ra về sự không tốt trong hoạt động hành nghề dược của
các nhà thuốc, dựa trên khuyến nghị của TCYTTG và HHDQT, tiêu chuẩn GPP
được nhiều quốc gia đưa vào triển khai thực hiện. Với mong muốn cải thiện chất
lượng khâu phân phối thuốc đến tay khách hàng người sử dụng và vấn đề an
toàn, hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng [72]. Tuy nhiên, qua
một số khảo sát và nghiên cứu công bố gần đây, thì dường như việc triển khai
này đã chưa thể tạo ra hiệu quả như kỳ vọng.
Minh chứng đầu tiên với kết quả khảo sát tại Bắc Đảo Síp vào năm 2012,
thu thập số liệu qua phỏng vấn trực tiếp NBT và ĐVKH trên cùng tình huống về
mua kháng sinh theo đơn. Theo đó, đã có những cải thiện ở mức có ý nghĩa
thống kê trên một số chỉ tiêu: 73,3% trường hợp bán thuốc và tư vấn được thực
hiện bởi dược sĩ có chuyên môn. Thời gian giao tiếp bình quân của NBT đạt 233
giây so với trước đây 159 giây. Nhưng bên cạnh, một số hạn chế vẫn tồn tại.

Như trong thực hành nghề nghiệp, NBT dù có hiểu biết tốt về chuyên môn
nhưng đã không duy trì thực hiện. Trên phỏng vấn, các tỷ lệ NBT cho biết sẽ
chủ động tư vấn, tư vấn khách hàng về liều dùng, thời gian dùng thuốc đều >

7


90,0%. Đồng thời, 60,0% NBT sẽ có đưa ra ít nhất một thông tin về tác dụng
phụ (62,5%) và lưu ý, tương tác khi dùng thuốc (59,2%). Dẫu vậy, trái ngược
những tỷ lệ có hiểu biết này, thực tế qua khảo sát đóng vai: Chỉ 74,0% số lượt
NBT có chủ động tư vấn, với phần nhiều đều chỉ tập trung về liều dùng của
thuốc. Tỷ lệ NBT có tư vấn về số ngày cần dùng và các lưu ý đều dưới 11,0%
[56]. Các kết quả thu được của nghiên cứu cũng được xác nhận là có sự tương
đồng với kết quả khảo sát trước đó trên 84 nhà thuốc cộng đồng thuộc thủ đô
Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2011 [116].
Tại Slovenia, trong năm 2012, nhóm tác giả Horvat, Kos, Koder đã tiến
hành một nghiên cứu về đánh giá chất lượng thực hành nghề nghiệp của NBT.
Nghiên cứu của nhóm tác giả được thực hiện trên cỡ mẫu 17 nhà thuốc, khảo sát
theo phương pháp ĐVKH với ba tình huống về mua paracetamol điều trị đau
đầu, cùng 03 KHĐV (02 nữ, 01 nam)/ tình huống. Kết quả quá trình thực hành
nghề nghiệp của NBT được nghiên cứu xem xét và đánh giá theo các biến số,
phân chia theo hai phân nhóm chất lượng thông tin và cách thức thực hiện. Kết
quả: NBT tại các nhà thuốc cộng đồng thuộc Slovenia đã chưa làm tốt vai trò
chuyên môn trong thực hành nghề nghiệp. Ở hai tình huống đầu tiên khi khách
hàng trực tiếp đưa ra y lệnh, rất ít NBT có quan tâm đặt câu hỏi cho khách hàng.
Số ít câu hỏi đưa ra đều chỉ tập trung vào xác định thông tin người dùng thuốc.
Số lượt NBT có tư vấn về liều dùng, tương tác, tác dụng phụ đều dưới 30,0%.
Ba tỷ lệ này ở tình huống còn lại khi khách hàng mua thuốc theo hình thức kể
bệnh có sự cải thiện nhưng cũng chỉ dừng ở mức 53,0%. Cũng theo nhận định
của nhóm nghiên cứu: Với việc thời gian giao tiếp bình quân giữa NBT và

khách hàng quá thấp (57 giây), nên hạn chế đưa đến về sự không tốt trong số
lượng và chất lượng thông tin trao đổi của NBT gần như là tất yếu [71].
Australia là một trong các quốc gia luôn đi đầu trong việc không ngừng tìm
kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Một số
kết quả khảo sát trong giai đoạn hơn một thập niên trở lại đây của các nhà khoa
học, quản lý y tế tại Australia cũng minh chứng việc đang còn tồn tại những hạn
chế tồn tại trong thực hành nghề nghiệp của NBT tại các nhà thuốc cộng đồng.
Như trong năm 2006, ở kết quả điều tra ban đầu trong nghiên cứu can thiệp về

8


nâng cao chất lượng cung ứng thuốc OTC của các nhà thuốc cộng đồng, qua
khảo sát đóng vai với 2 tình huống về trực tiếp mua Aspirin và kể bệnh mua
thuốc điều trị tiêu chảy: Chỉ 43,0% trên tổng số gần 7.800 lượt tiếp xúc diễn ra
tại 4.282 nhà thuốc, NBT có cung cấp giải pháp điều trị, tư vấn đạt mức đáp ứng
yêu cầu cơ bản [45]. Trong nghiên cứu vào năm 2013, khảo sát trên 100 nhà
thuốc thuộc các khu vực trung tâm của Australia với hai tình huống đóng vai về
mua thuốc điều trị nấm âm đạo phụ nữ: Chỉ 16,0% NBT đưa ra được giải pháp
tư vấn và điều trị đúng. Tỷ lệ NBT có chủ động tư vấn khách hàng là dưới
40,0%. Đồng thời, dưới 14,0% NBT ở tình huống thứ nhất và 40,0% NBT ở tình
huống thứ hai có đặt câu hỏi quam tâm về nguyên nhân, triệu chứng bệnh và vấn
đề sức khỏe mà khách hàng gặp phải [103]. Còn trong nghiên cứu vào năm
2014, khảo sát theo ĐVKH trên 09 tình huống về mua thuốc điều trị hen suyễn
với cỡ mẫu 20 nhà thuốc cộng đồng: Chỉ 53,0% NBT đưa ra được giải pháp điều
trị đúng. Ngoài ra, dưới 47,0% NBT có tư vấn phù hợp và chuẩn xác cho khách
hàng về cách sử dụng với các thuốc vừa bán ra [60].
Trong năm 2014, một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Horvas và Kos tại
Slovenia, thu thập số liệu qua phỏng vấn trực tiếp 400 khách hàng mua thuốc kê
đơn từ 20 nhà thuốc cộng đồng, cũng chỉ ra sự tồn tại song song của những điểm

tốt và chưa tốt trong thực hành tư vấn của NBT tại các cơ sở. Trong phương
pháp tiến hành của nghiên cứu, quá trình thực hành tư vấn của NBT được ghi
nhận và đánh giá theo các biến số, phân chia theo ba phân nhóm: hiểu biết, nắm
bắt về dùng thuốc của khách hàng; quá trình thực hành tư vấn của NBT ở lượt
mua thuốc vừa xảy ra; tổng thể chất lượng thông tin tư vấn của NBT qua tất cả
các lượt tiếp xúc. Biến số kết quả điểm số chung của từng nhóm được xác định
theo thang điểm 10, dựa trên 10 chỉ tiêu liên quan cách dùng thuốc. Với mỗi
trường hợp khách hàng trả lời có nắm/ có nhận được thông tin sẽ đều được quy
đổi là 1 điểm cho chỉ tiêu tương ứng. Kết quả khảo sát: Các nhà thuốc cộng
đồng tại Slovenia đã làm khá tốt vai trò chuyên môn trong thực hành tư vấn ở
hoạt động bán thuốc kê đơn. Điểm bình quân nắm bắt dùng thuốc của khách
hàng là 7,3 ± 1,2 điểm. Đa số khách hàng sau khi mua đều có hiểu biết về mục
đích, liều dùng, cách thức, thời điểm dùng thuốc, với các tỷ lệ hơn 90,0%.

9


Nhưng song song những điều này, thì một số hạn chế vẫn còn tồn tại. NBT chưa
chú trọng tư vấn NMT về lưu ý, tương tác và tác dụng phụ trong sử dụng thuốc.
Các mức tỷ lệ NBT có đưa ra ở lần tiếp xúc gần nhất hay khách hàng có hiểu
biết đều dưới 20,0%. Mặt khác, điểm bình quân chất lượng tư vấn của NBT
trong lần vừa mua thuốc vừa diễn ra chỉ là 5,3 ± 2,7 điểm. Cá biệt, 8,0% NMT
không nhận được bất kỳ tư vấn từ NBT trong quá trình tiếp xúc [70].
Trong cùng năm, nghiên cứu của các tác giả Langer, Bull, Burgsthaler khảo
sát trên 21 nhà thuốc cộng đồng tại vùng đông bắc nước Đức, thông qua tình 04
huống đóng vai về mua thuốc điều trị tiêu chảy cấp cũng ghi nhận sự không tốt
trong thực hành tư vấn của NBT tại các cơ sở. Trong đó, điểm số bình quân chất
lượng thông tin tư vấn của NBT chỉ là 3,3/ thang điểm 09 tối đa (37,0%). Thông
tin phổ biến nhất được đưa ra là liều dùng của thuốc với tỷ lệ 87,0% theo số
lượt. Trong khi thấp nhất là về lưu ý tác dụng phụ với tỷ lệ chỉ 4,0% [80].

Tại châu Á, qua một số nghiên cứu công bố, thực trạng chung về hoạt động
hành nghề dược của nhà thuốc trong cùng giai đoạn gần như khá tương đồng.
Như trong khảo sát vào năm 2010, trên cỡ mẫu 128 nhà thuốc tại Penang,
Malaysia thông qua tình huống đóng vai về mua thuốc điều trị cảm cúm: sự
chưa tốt trong thực hành nghề nghiệp của NBT, và khác biệt giữa hai trường hợp
người thực hiện là DSPT và nhân viên còn lại được minh chứng một cách cụ
thể. Trong đó, không có lượt tiếp xúc, KHĐV được NBT tư vấn “đầy đủ” thông
tin theo yêu cầu. Tỷ lệ NBT có đưa ra tư vấn về liều dùng, lưu ý khi dùng thuốc
đạt 25,0% và 7,7% với DSPT; và 5,3%, 0,0% với nhân viên nhà thuốc còn lại.
Nhiều nội dung thông tin tư vấn cần thiết khác hoàn toàn không được NBT đề
cập. Ngoài ra, cũng theo ghi nhận của khảo sát, thời gian giao tiếp bình quân
giữa NBT và khách hàng chỉ là 60 giây [89].
Hay trong nghiên cứu vào năm 2012 tại Pakistan, khảo sát 371 nhà thuốc
cộng đồng thuộc 03 thành phố lớn, thông qua tình huống đóng vai về mua thuốc
điều trị tiêu chảy cấp cho trẻ em: Chỉ 2,2% số lượt bán thuốc được thực hiện bởi
DSPT. Phần lớn NBT trong đặt câu hỏi chỉ quan tâm về độ tuổi của trẻ (83,3%).
Tỷ lệ NBT có câu hỏi về bệnh sử hoặc nguyên nhân mua thuốc dưới 30,0%.
Nhiều thông tin cần thiết còn lại, bao gồm tiền sử dùng thuốc, mức độ, tình trạng

10


bệnh và cân nặng của trẻ đều không được NBT lưu tâm. 77,1% lượt tiếp xúc,
NBT có cung cấp giải pháp điều trị. Tuy nhiên, phần lớn đều không phù hợp,
với 58,7% số lượt có thuốc điều trị amip, 14,0% số lượt có thuốc kháng sinh.
Đây đều là các thuốc kê đơn không cần thiết. Trong khi trái ngược lại, số lượt
mà KHVĐ được cung cấp oresol chỉ là 8,4%. Bên cạnh, trong kết quả về thực
hành tư vấn của NBT: Chỉ 50,0% số lượt, NBT có đưa ra hướng dẫn về liều
dùng và cách thức dùng thuốc. Dưới 8,0% số lượt, NBT có đề cập về thông tin
số ngày cần dùng thuốc và vai trò, tác dụng của từng thuốc trong điều trị [40].

Trong cùng năm 2012, nghiên cứu của nhóm tác giả Shet, Sundaresan, khảo
sát trên cỡ mẫu 261 nhà thuốc tại Bangalore, Ấn Độ, qua hai tình huống đóng
vai về mua thuốc điều trị viêm đường hô hấp cấp ở người trưởng thành và viêm
đường ruột ở trẻ em, cũng ghi nhận những điểm chưa tốt trong hoạt động hành
nghề dược của các nhà thuốc cộng đồng. Như việc thiếu tuân thủ quy định trong
bán lẻ thuốc kê đơn: 66,7% số lượt, NBT đồng ý bán kháng sinh cho khách hàng
mà không cần đơn thuốc. Trong tư vấn: Chỉ 58,0% số lượt NBT có chủ động
thực hiện. Không có lượt tiếp xúc NBT đề cập về một trong các thông tin liên
quan lưu ý, tương tác, tác dụng phụ trong sử dụng. Thêm vào đó, ở tình huống
về điều trị viêm đường ruột cho đối tượng trẻ em: Số lượt NBT có cung cấp
oresol cho khách hàng chỉ là 12,3%. Tương ứng điều này, theo nhận định của
nhóm nghiên cứu, hiểu biết về điều trị, cũng như trình độ chuyên môn của NBT
tại các cơ sở nhà thuốc cộng đồng đang là không tốt. NBT chưa có sự nắm bắt
và tuân thủ theo các văn bản, hướng dẫn đề ra của Cơ quan Y tế quốc gia [105].
Tại Jordan, kết quả thu được từ nghiên cứu của nhóm tác giả Almaaytah,
Mukattash, Haja vào năm 2016, khảo sát trên cỡ mẫu 202 nhà thuốc cộng đồng
với 05 tình huống đóng vai về mua thuốc điều trị đau họng, viêm tai giữa, viêm
xoang cấp tính, tiêu chảy và nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ trẻ cũng ghi
nhận nhiều điểm chưa tốt trong tuân thủ quy chế chuyên môn và thực hành nghề
nghiệp của NBT tại các cơ sở. Thuốc kháng sinh được KHĐV tìm mua dễ dàng
mà không cần đơn thuốc, với các tỷ lệ lần lượt 97,6%, 68,4%, 48,5%, 83,0% và
83,3%. Phần lớn NBT sau cung cấp giải pháp điều trị đều có đưa ra tư vấn
(95,3%). Nhưng chỉ 17,3% số lượt, KHĐV được NBT tư vấn về số ngày cần

11


dùng thuốc. Đồng thời, dưới 4,0% số lượt, NBT có tư vấn khách hàng về việc
cần đi khám tại các cơ sở y tế hoặc bác sĩ có chuyên môn [42].
Tổng chung lại, qua các nghiên cứu trích dẫn, có thể nhận thấy việc triển

khai thực hiện GPP đã tạo ra những thay đổi bước đầu tích cực cho hoạt động
hành nghề dược của các nhà thuốc cộng đồng tại nhiều quốc gia. Tuy nhiên,
mức độ và hiệu quả cụ thể mang đến là không đồng nhất. Nhiều hạn chế vẫn tồn
tại, đe dọa đến chất lượng sử dụng thuốc của người dân. Như việc thiếu tuân thủ
quy định trong bán lẻ thuốc kê đơn, hay sự thiếu chủ động và không đảm bảo
trong chất lượng thông tin tư vấn, hướng dẫn khách hàng về sử dụng.
Bên cạnh đó, có thể nhận ra xu hướng ngày càng phổ biến của việc quan
tâm và ứng dụng phương pháp khảo sát theo ĐVKH trong đánh giá và tìm kiếm
giải pháp nâng cao chất lượng thực hành nghề nghiệp của các nhà thuốc. Nhiều
nguyên nhân có thể lý giải cho lựa chọn này của các nhà nghiên cứu và quản lý
y tế. Như những lợi ích vượt trội mà phương pháp mang đến trong gia tăng tính
tin cậy cho kết quả. Khi điều tra viên có thể trực tiếp tham gia làm rõ nội dung,
cách thức thực hiện của NBT trong bối cảnh môi trường thực tế hàng ngày [85],
[97]. Trong khi nếu chỉ với các phương pháp quan sát trực tiếp thông thường,
điều này thường khó khả thi do chịu ảnh hưởng từ hiệu ứng Hawthorn Effect.
Đồng thời là tâm lý bất hợp tác của đối tượng NBT do lo ngại tính phi hậu quả,
cùng sự gián đoạn và cản trở cho công việc kinh doanh [86], [97], [117].
Hơn thế nữa, việc các nhà nghiên cứu và quản lý y tế dành sự quan tâm đặc
biệt cho vấn đề đảm bảo chất lượng thực hành nghề nghiệp của các nhà thuốc
cũng là hoàn toàn cần thiết. TCYTTG và HHDQT trong Chiến lược phát triển
ngành dược công bố tại hội nghị vào năm 2012, đã chỉ ra xu hướng của hoạt
động thực hành dược là hướng đến việc sử dụng thuốc trên đối tượng người
bệnh được an toàn, hợp lý, hiệu quả. Để đạt được điều này, rất cần có vai trò
tham gia từ các nhà thuốc cộng đồng cùng người dược sĩ phụ trách [74] [30].
Cũng tại hội nghị, TCYTTG đã đưa ra khái niệm về cung ứng và sử dụng thuốc
có trách nhiệm. Trong đó, NBT cần thể hiện được vai trò chuyên môn trong
cung ứng thuốc đảm bảo chất lượng, đi kèm thông tin tư vấn phù hợp để bảo
đảm việc sử dụng thuốc sau đó diễn ra đúng quy cách [30], [73]. Sai lệch, không

12



đảm bảo trong thực hành nghề nghiệp của NBT có thể đưa đến hệ quả về sự thiếu
tuân thủ, sử dụng thuốc sai quy cách ở đối tượng người dùng, khiến giảm đi hiệu
quả và làm gia tăng những biến cố bất lợi cho cá nhân và cộng đồng [30], [49].
1.3.2. Thực trạng hành nghề dƣợc của các nhà thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, trước năm 2007, rất ít công trình nghiên cứu thực hiện và
công bố liên quan đề tài hoạt động hành nghề dược của các nhà thuốc. Có thể kể
đến trong giai đoạn, chỉ hai nhánh công trình nghiên cứu về nâng cao chất lượng
thực hành nghề nghiệp của NBT tại các nhà thuốc tư trên địa bàn Hà Nội (1997,
1998) và một phần trong nghiên cứu của tác giả Larsson (2003), khảo sát về
thực trạng viêc tiếp cận, sử dụng và đề kháng kháng sinh trong cộng đồng.
Trong nghiên cứu đầu tiên của tác giả Nguyễn Thành Đô và cộng sự vào
năm 1997: Phương pháp ĐVKH được sử dụng để làm rõ về quá trình thực hành
nghề nghiệp của NBT tại hai thời điểm trước và sau can thiệp, với 05 tình huống
đóng vai và 05 KHĐV/ tình huống. Nghiên cứu kết hợp đồng thời phỏng vấn
trực tiếp để làm rõ hiểu biết của NBT trên một số chỉ tiêu về thực hành. Kết quả
khảo sát ban đầu: Duy nhất ở tình huống về mua thuốc điều trị tiêu chảy cấp cho
trẻ em, kiến thức và thực hành của NBT là tốt, đáp ứng được yêu cầu chuyên
môn. Các tình huống còn lại đều ghi nhận sự chưa tốt của NBT trong thực hành
nghề nghiệp và tuân thủ quy chế chuyên môn. NBT có hiểu biết tốt, nhưng đã
không duy trì thực hiện. Cá biệt, ở chỉ tiêu về dùng kháng sinh đủ liều, 83,0%
NBT vẫn bán kháng sinh cho 45,0% lượt khách hàng với tỷ lệ số lượt liều thuốc
được mua ngắn hơn 05 ngày điều trị lên đến 47,0% [15].
Sự tương đồng về những điểm chưa tốt và khác biệt giữa hiểu biết – thực
hiện của NBT tại các nhà thuốc tư trên địa bàn Hà Nội trong tuân thủ quy chế
chuyên môn và thực hành nghề nghiệp cũng được ghi nhận ở nghiên cứu của tác
giả Nguyễn Thị Kim Chúc vào năm 1998. Trên phỏng vấn, 74,0% NBT có hiểu
biết không nên điều trị cho khách hàng có bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhưng thực tế qua khảo sát đóng vai: 84,0% số lượt NBT vẫn tự bán thuốc điều

trị cho khách hàng. Số thuốc trung bình được bán/ lượt là 1,5. Với bình quân 1,2
thuốc là thuốc kháng sinh. Không có lượt khảo sát KHĐV được NBT cung cấp
giải pháp điều trị đúng yêu cầu. 55,0% và 61,0% số lượt, NBT không có bất kỳ

13


câu hỏi hay lời tư vấn cho KHĐV. Đồng thời, lời khuyên về tình dục an toàn chỉ
được NBT đưa ra ở 1,0% lượt tiếp xúc [48].
Còn trong kết quả nghiên cứu của Larsson và cộng sự (2003): Hơn 75,0%
đối tượng trẻ em tại Ba Vì, Hà Nội trong một tháng trước đó có ít nhất một lần
sử dụng thuốc kháng sinh. 80,0% các trường hợp thuốc sử dụng được mua qua
các cơ sở bán lẻ thuốc. Trong số này, chỉ 22,0% số lượt là khách hàng mua
thuốc theo đơn. Tỷ lệ tự quyết định dùng kháng sinh được đưa ra cao nhất từ
NBT (67,0%). 11,0% số lượt còn lại là khách hàng tự chỉ định về thuốc cần
mua. Bên cạnh, nếu kết quả ghi nhận trước đó chỉ rõ “vai trò bác sĩ” của NBT
trong sử dụng kháng sinh điều trị cho khách hàng, thì trên phỏng vấn, chỉ 27,0%
NBT có hiểu biết tốt về cách sử dụng với các thuốc kháng sinh bán ra [82].
Trước bối cảnh chung đặt ra về sự chưa tốt trong hoạt động hành nghề dược
của các nhà thuốc, ngày 24/01/2007, tiêu chuẩn GPP được Bộ Y tế đưa vào triển
khai thực hiện. Với ba nội dung quy định, dựa trên hướng dẫn chung từ
TCYTTG và HHDQT là nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật và hoạt động nhà thuốc
[4]. Theo lộ trình ban đầu, tất cả nhà thuốc, quầy thuốc trên cả nước phải đạt
GPP trước ngày 01/01/2011. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do nhiều khó
khăn phát sinh nên ngày 15/12/2010, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 43/2010/TT–
BYT về gia hạn thời gian thực hiện đến hết ngày 31/12/2011 [6]. Tiếp sau đó,
ngày 21/12/2011, Bộ Y tế tiếp tục ban hành thông tư 46/2011/TT–BYT thay thế
Quyết định số 11/2007/ QĐ–BYT và Quyết định số 29/2007/QĐ–BYT về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2007/QĐ–BYT [7]. Trong văn
bản Thông tư 46/2011/TT–BYT ban hành, Bộ Y tế cũng quy định một cách cụ

thể: “Thực hành tốt nhà thuốc” (Good Pharmacy Practice, viết tắt: GPP) là văn
bản đưa ra các nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề nghiệp tại
nhà thuốc của dược sĩ và nhân sự dược trên cơ sở tự nguyện tuân thủ các tiêu
chuẩn đạo đức và chuyên môn ở mức cao hơn yêu cầu pháp lý tối thiểu [7]. 04
nguyên tắc cốt lõi cần đảm bảo trong thực hiện GPP bao gồm:
- Đặt lợi ích của người bệnh và sức khoẻ của cộng đồng lên trên hết.
- Cung cấp thuốc đảm bảo chất lượng kèm theo thông tin về thuốc, tư vấn
thích hợp cho người sử dụng và theo dõi việc sử dụng thuốc của họ.

14


- Tham gia vào hoạt động tự điều trị, bao gồm cung cấp thuốc và tư vấn
dùng thuốc, tự điều trị triệu chứng của các bệnh đơn giản.
- Góp phần đẩy mạnh việc kê đơn phù hợp, kinh tế và việc sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý, có hiệu quả. [7]
Cho đến thời điểm tiến hành nghiên cứu của luận án, văn bản Thông tư
46/2011/TT–BYT vẫn là văn bản thông tư quy định hiện hành cao nhất về GPP.
Mọi cơ sở bán lẻ thuốc đều phải được chứng nhận đạt chuẩn khi đi vào hoạt
động và có nghĩa vụ duy trì, tuân thủ xuyên suốt, đầy đủ các tiêu chí.
Với sự ra đời của tiêu chuẩn GPP, từ thời điểm giữa năm 2007, đã có nhiều
hơn những nghiên cứu trong nước về đề tài hoạt động hành nghề nhà thuốc và
sự an toàn, hợp lý trong sử dụng thuốc điều trị của cộng đồng.
Đầu tiên có thể kể đến là nhóm công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Văn Yên, khảo sát việc duy trì thực hiện GPP của các nhà thuốc tư trên địa bàn
Quận Ba Đình, Hà Nội. Nghiên cứu của tác giả được tiến hành vào thời điểm
cuối năm 2007, theo phương pháp cắt ngang mô tả, kết hợp giữa nghiên cứu
định tính và khảo sát định lượng. Qua ghi nhận của nghiên cứu: Duy nhất chỉ
tiêu về diện tích nhà thuốc có sự đồng nhất so với giai đoạn thẩm định ban đầu
(97,9%). Các chỉ tiêu còn lại, việc duy trì, đáp ứng của các nhà thuốc đều giảm

rõ rệt. Cá biệt, chỉ 6,2% nhà thuốc còn "bàn tư vấn" theo quy định. 8,2% nhà
thuốc đảm bảo việc giám sát, theo dõi các yếu tố điều kiện bảo quản. Một tỷ lệ
đáng kể DSPT không có mặt trong thời gian hoạt động của nhà thuốc. Điều này
theo nhận định của nhóm nghiên cứu, có thể có mối liên quan từ việc chỉ 40,0%
DSPT là chủ hoặc có đầu tư nhà thuốc, trong khi 60,0% chỉ thuần túy hợp tác về
chuyên môn [39]. Song song với đó, một bộ phận nhà thuốc chưa tuân thủ quy
định về đăng ký người giúp việc, với chỉ 72,6% NBT được cơ quan y tế cấp thẻ
hành nghề. NBT chưa chấp hành tốt quy chế trang phục, đặc biệt trong đeo thẻ
biển hiệu hành nghề. 100,0% nhà thuốc không có đủ danh mục thuốc thiết yếu
tuyến C theo quy định. 62,0% nhà thuốc không tuân thủ quy định về niêm yết
giá. Gần 90,0% cơ sở không ghi chép hoạt động bán thuốc hoặc chỉ ghi chép
một cách hình thức. Ngoài ra, tỷ lệ nhà thuốc không có quy trình thao tác chuẩn
hoặc có song không thực hiện đúng lên đến 99,3% [38].

15


Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong cùng năm 2007, nghiên cứu của hai tác
giả Nguyễn Thị Thu Thủy, Ngô Thảo Nguyên, khảo sát theo phương pháp ĐVKH
trên tình huống về mua thuốc điều trị tiêu chảy cấp, cũng ghi nhận sự chưa tốt
trong thực hành nghề nghiệp của NBT tại các cơ sở nhà thuốc tư trên địa bàn.
Trong đó, chỉ 27,2% NBT có đặt câu hỏi về làm rõ triệu chứng bệnh. 15,5%
NBT không đưa ra bất kỳ câu hỏi hoặc tư vấn. Tỷ lệ NBT lựa chọn kháng sinh
lên đến 83,5%, dù không có bất kỳ dấu hiệu nhiễm khuẩn. Chỉ tiêu duy nhất có
kết quả tích cực là việc NBT có chủ động tư vấn, với tỷ lệ xấp xỉ 80,0% [33].
Trong năm 2011, kết quả nghiên cứu chuyên sâu của tác giả Đỗ Xuân
Thắng, khảo sát hoạt động bán lẻ thuốc OTC của các nhà thuốc tư trên địa bàn
Hà Nội, cũng minh chứng về sự tồn tại của những hạn chế trong hoạt động hành
nghề dược tại các nhà thuốc. Đồng thời là khác biệt giữa hiểu biết và thực hiện
của NBT trong đặt câu hỏi, tư vấn và giao tiếp khách hàng. Qua phỏng vấn: Đa

số NBT đều có hiểu biết tốt về tầm quan trọng và cách thức thực hiện các kỹ
năng. Nhưng thực tế tiếp xúc, 56,0% số lượt NBT đều chỉ tập trung vào hoạt
động bán hàng. Thời gian NBT dành cho giao tiếp, trao đổi thông tin gần như rất
hạn chế. 55,0% và 61,0% NMT cũng cho biết không nhận được bất kỳ câu hỏi
hay tư vấn từ NBT trong quá trình mua thuốc OTC diễn ra [110].
Trong năm 2012, kết quả điều tra ban đầu của tác giả Nguyễn Văn Quân và
cộng sự, qua ĐVKH trên tình huống về mua cephalexin không theo đơn và
không đủ liều, cũng cho thấy sự chưa tốt của NBT tại các nhà thuốc tư trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong tuân thủ quy chế chuyên môn và thực hành nghề
nghiệp. Sự chưa tốt này được phản ánh qua việc chỉ 6,5% NBT có đặt câu hỏi về
đơn thuốc. 28,0% NBT có câu hỏi về nguyên nhân, triệu chứng bệnh. 34,0%
NBT không đưa ra bất kỳ câu hỏi. Thêm vào đó, 100,0% số lượt KHĐV đều
được cung cấp kháng sinh theo yêu cầu dù không có đơn thuốc và liều được mua
dưới ngưỡng điều trị. Tỷ lệ chung về NBT có đưa ra tư vấn là 68,0%. Với cụ thể
theo từng nội dung liều dùng, thời điểm dùng, số ngày cần dùng và tác dụng phụ
là 47,0%, 32,0%, 15,0% và 7,0%. Đáng chú ý, việc tư vấn khách hàng về dùng
kháng sinh đủ liều chỉ được 13,0% NBT có đưa ra [25].

16


×