Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

CPAP MANUAL BOL FINAL Trẻ bị khó thở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.56 MB, 116 trang )

CPAP

Trẻ bị khó thở
Chương trình Hơi thở Cuộc sống, Tổ chức Đông Tây Hội Ngộ

1


GIỚI THIỆU:
Cuốn cẩm nang ‘CPAP và trẻ bị khó thở’ được viết nhằm mục đích hỗ trợ các bác sỹ
và điều dưỡng hiểu và sử dụng máy CPAP của chương trình Hơi thở cuộc sống
(BOL). Cuốn sách gồm hai phần. Phần một, Trẻ bị khó thở, cung cấp thông tin tổng
quan về hai chỉ định chính thở CPAP ở trẻ sơ sinh; ngừng thở và suy hô hấp. Phần
hai, CPAP, tập trung vào máy và biện pháp điều trị bằng CPAP ở trẻ sơ sinh.

Mục tiêu học cho từng chương:
Hiểu cách xác định trẻ ngừng thở và trẻ bị suy hô hấp.
Biết cách xử trí đúng trẻ bị ngừng thở và trẻ bị suy hô hấp
Hiểu được CPAP là gì?
Biết được CPAP hoạt động như thế nào?
Hiểu được khi nào sử dụng CPAP.
Có thể sử dụng CPAP đúng và an toàn.
Có thể chăm sóc đúng và an toàn cho trẻ đang được điều trị bằng
CPAP.

Có nhiều cách có thể sử dụng tài liệu trong cuốn cẩm nang này, sử dụng cá nhân
hoặc học theo nhóm, có hoặc không có người hướng dẫn. Tài liệu được trình bày
dưới dạng chữ viết, và có dạng trình bày bằng Powerpoint tương ứng, như các phác
đồ hoặc hỗ trợ công việc. Các bài tập thực hành và công cụ giám sát cũng được trình
bày trong cuốn cẩm nang. Có đủ tài liệu để cung cấp cho một khóa học hoàn chỉnh
và những bài tập về sau.



2


Lời cảm ơn:
Tổ chức Đông Tây hội ngộ xin chân thành cảm ơn tới Bác sỹ Priscilla Joe (chuyên
khoa sơ sinh), Bác sỹ Stephen Ringer (chuyên khoa sơ sinh), Associate Professor
Trevor Duke (hồi sức cấp cứu nhi), Assistant Professor Dr Maneesh Batra (chuyên
khoa sơ sinh), Dr Gaston Arnolda (dịch tễ học), Ms Ester McCall (điều dưỡng sơ sinh),
Mr Bruce Morrison (kỹ sư y sinh) đã đọc và góp ý cho cuốn cẩm nang này.

3


Những phần sau của cuốn cẩm nang này có thể được sử dụng để hoàn chỉnh bộ
tài liệu tập huấn.
1. Mục tiêu học tập
2. Câu hỏi kiểm tra trước/sau khóa học
3. Tài liệu phát tay lý thuyết dưới dạng slide (dựa trên tài liệu của cẩm nang)
4. Bài tập thực hành- tình huống
5. Hướng dẫn theo dõi/giám sát

4


Các từ viết tắt
ABG
AXR

Khí máu động mạch

X quang bụng

ICC
IPPV

Bid/bd
BME
BOL
BP
BPD

Hai lần một ngày
Kỹ sư y sinh
Hơi thở cuộc sống
Huyết áp
Loạn sản phế quản phổi

IVH
KMC
LED
MAS
MTTS

BSL
CO2

Nồng độ đường trong máu
Carbon dioxide

Ng

Og/OGT

CPAP
CXR
EBM
ETT
EMW
FBC
FiO2

Áp lực dương liên tục
X quang phổi
Vắt sữa
Ống nội khí quản
Đông Tây hội ngộ
Công thức máu
Nồng độ ô xy trong khí thở vào

O2
PDA
PEEP
Qid
RD
RDS
ROP

FRC
GI
HB
Hct


Dung tích cặn chức năng
Đường tiêu hóa
Haemoglobin
Haematocrit

RR
SpO2
Tid
TTN

HMD
HR

Bệnh màng trong
Nhịp tim

USS

5

Ống dẫn lưu lồng ngực
Thông khí áp lực dương ngắt
quãng.
Xuất huyết não thất
Chăm sóc Kangaroo
Đèn hai cực quang phát xạ
Hội chứng hít phân su
Dịch vụ kỹ thuật vận chuyển
y tế

Ống thông dạ dày đường mũi
Ống thông dạ dày đường
miệng
Oxygen
Ống động mạch
Áp lực dương cuối kỳ thở ra
Bốn lần một ngày
Suy hô hấp
Hội chứng suy hô hấp
Bệnh võng mạc ở trẻ sinh
non
Nhịp thở
Độ bão hòa ô xy
Ba lần một ngày
Thở nhanh thoáng qua ở trẻ
sơ sinh
Siêu âm


PHẦN 1 – TRẺ KHÓ THỞ
Trẻ sơ sinh bệnh thường bị khó thở. Đó có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho những vấn đề
của phổi hoặc có thể là dấu hiệu của nhiều tình trạng bệnh lý khác. Việc nhân viên y tế
làm công tác chăm sóc trẻ sơ sinh có khả năng xác định và xử trí đúng những trẻ sơ
sinh với các vấn đề này trong điều kiện nguồn lực hạn chế là rất quan trọng. Trong cẩm
nang này, cả hai tình trạng ngừng thở (nhịp thở không thích hợp) và suy hô hấp đều
được đề cập tới. Mỗi tình trạng sẽ được trình bày về các khía cạnh bao gồm định nghĩa,
phân loại, nguyên nhân và các biện pháp điều trị. Cuốn cẩm nang này được viết riêng
cho các cơ sở có máy trợ thở EMW CPAP. Do đó đây không phải là cuốn sách giáo
khoa chi tiết về suy hô hấp sơ sinh và các biện pháp điều trị; độc giả nên tham khảo
thêm các sách giáo khoa về sơ sinh cho những thông tin chi tiết hơn.


6


NGỪNG THỞ
Ngừng thở là gì?
Ngừng thở là một thời gian ngừng thở dài bất thường, hoặc ngừng thở hoàn toàn.
Định nghĩa chính xác ngừng thở là:
a) Cơn ngừng thở dài trên 20 giây hoặc
b) Cơn ngừng thở dưới 20 giây nhưng kèm theo có nhịp tim chậm (<100
nhịp/phút) và/hoặc tím tái (1).
Cần phải định nghĩa cơn “ngừng thở dài bất thường” (20 giây) vì đó có thể là tình
trạng bình thường với một số trẻ, đặc biệt trẻ đẻ non, thường có những cơn ngừng
thở ngắt quãng. Kiểu thở đó được gọi là nhịp thở theo chu kỳ (ngừng thở sinh lý).
Trong nhịp thở theo chu kỳ, cơn ngừng thở kéo dài chỉ 5-10 giây và không liên quan
với nhịp tim chậm hoặc tím tái. Nhịp thở theo chu kỳ không phải là bệnh lý và
không cần điều trị. Trẻ sơ sinh có nhịp thở theo chu kỳ sẽ hết theo thời gian.
Những nguyên nhân ngừng thở là gì?
Có ba nguyên nhân chính gây ngừng thở.
1. Ngừng thở do sinh non
2. Ngừng thở do bệnh lý
3. Ngừng thở do tắc nghẽn đường thở
Ngừng thở ở trẻ sinh non
Cơn ngừng thở hay gặp ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh non càng có nguy cơ cao có cơn
ngừng thở (bảng 1). Hầu hết các trẻ sinh < 30 tuần tuổi thai có cơn ngừng thở ở trẻ
sinh non.
Tuổi thai
< 30 tuần
30-31 tuần
32-33 tuần

34-35 tuần

Tỷ lệ mắc cơn ngừng thở tái phát
80%
50%
14%
7%

Bảng 1. Mối liên quan giữa tuổi thai và tỷ lệ mắc cơn ngừng thở (2).

Ngừng thở ở trẻ sinh non là do sự chưa trưởng thành của hệ thần kinh trung ương.
Phần kiểm soát nhịp thở ở não chưa phát triển hoàn toàn. Do đó ngừng thở ở trẻ sinh
non có thể được coi là ‘sinh lý’ hoặc là một phần trong quá trình phát triển bình
thường. Tuy nhiên ngừng thở ở trẻ sinh non có thể gây tình trạng thiếu ô xy và cần
phải điều trị.

7


Ngừng thở ở trẻ sinh non thường bắt đầu xảy ra vào ngày thứ nhất hoặc ngày thứ hai
sau sinh. Cơn ngừng thở xảy ra vài giờ sau sinh hoặc ngoài một tuần sau sinh thì
thường ít có khả năng là cơn ngừng thở do sinh non. Trẻ sơ sinh sẽ không có cơn
ngừng thở khi trẻ trưởng thành hơn. Hầu hết các trường hợp trẻ hết cơn ngừng thở khi
được 34-36 tuần tuổi thai. Hiếm khi cơn ngừng thở kéo dài tới khi đủ tháng tuy nhiên
những trẻ mắc bệnh phổi mãn tính1 cơn ngừng thở kéo dài trong thời gian lâu hơn.
Cơn ngừng thở do bệnh lý
Ngừng thở là một dấu hiệu hay gặp của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau xuất hiện
trong thời kỳ sơ sinh (bảng 2). Bất kỳ tình trạng nào cũng có thể gây ngừng thở ở cả trẻ
đủ tháng và trẻ thiếu tháng. Ở trẻ sinh thiếu tháng, bất kỳ tình trạng nào trong những
nguyên nhân này cũng có thể làm nặng hơn cơn ngừng thở ở trẻ sinh non.

Ngừng thở do tắc nghẽn đường thở
Đây là nguyên nhân ít gặp nhất gây ngừng thở. Trẻ có bất thường ở vị trí bất kỳ của
đường thở từ miệng (ví dụ hội chứng Pierre Robin) tới đường hô hấp dưới (ví dụ nhuyễn
khí-phế quản) đều có thể gây ngừng thở do chít hẹp hoặc xẹp đường thở, đặc biệt trong
khi ngủ.
Tại sao ngừng thở là một vấn đề?
NẾU CƠN NGỪNG THỞ KÉO DÀI KHÔNG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ SẼ DẪN TỚI
TÌNH TRẠNG THIẾU Ô XY VÀ CHẬM NHỊP TIM. NẾU KHÔNG ĐƯỢC GIẢI
QUYẾT, CƠN NGỪNG THỞ CÓ THỂ GÂY TỬ VONG.

Bảng 2. Nguyên nhân gây ngừng thở ở trẻ sơ sinh
SINH NON (chưa trưởng thành sinh lý)
BỆNH LÝ
Tình trạng toàn thân
Thiếu ô xy
Hạ thân nhiệt
Nhiễm trùng huyết
Shock
Thiếu máu nặng
Đa hồng cầu
Tim mạch
Suy tim
Ống động mạch

8


Các vấn đề về chuyển Hạ đường máu
hóa
Rối loạn điện giải (Na+, Ca++ etc)

Bệnh lý bẩm sinh hiếm gặp
Bệnh não
Ngạt
Viêm màng não
Xuất huyết
Co giật
Dị tật bẩm sinh
Thuốc ức chế thần kinh trung ương (diazepam, morphine)
Bệnh phổi
Bất kỳ nguyên nhân suy hô hấp nào dẫn tới tình trạng kiệt sức
(ví dụh viêm phổi, bệnh màng trong).
Viêm tiểu phế quản (nhiễm RSV)
Ho gà
Tiêu hóa
Trào ngược dạ dày-thực quản nặng
Hít
Viêm ruột hoại tử
TẮC
NGHẼN Tịt lỗ mũi sau
ĐƯỜNG THỞ
Tật hàm nhỏ
Lưỡi to
Nhuyễn khí quản
Không bao giờ được cho rằng ngừng thở ở trẻ sơ sinh non tháng là do sự chưa
trưởng thành. Cần loại trừ các nguyên nhân ‘bệnh lý’ khác trước khi kết luận đó là
do ngừng thở ở trẻ sinh non. Trẻ sơ sinh non tháng có cơn ngừng thở do sinh non đã
điều trị ổn định có thể diễn biến xấu hơn nếu như trẻ mắc thêm các bệnh lý khác có
thể dẫn tới ngừng thở.
Điều trị ngừng thở.
Điều trị ngừng thở bao gồm ba nguyên tắc sau.

1) Điều trị cấp cứu tức thời
2) Xác định căn nguyên
3) Điều trị duy trì (thuốc +/- hỗ trợ hô hấp)
1) Điều trị tức thời:- Điều trị tức thời cơn ngừng thở nhằm cải thiện và dự phòng tình
trạng thiếu ô xy. Bao gồm các bước sau
i)
ii)
iii)

Kích thích trẻ (chỉ khoảng 10 giây)
Làm thông thoáng đường thở (hút) và giữ tư thế đường thở
Nếu không có đáp ứng, tiến hành thông khí qua bóng /mặt nạ, cung cấp ô
xy nếu SpO2 < 90% và gọi người giúp đỡ.

9


iv)

Nếu nhịp tự thở không xuất hiện lại sau khỏang 15 phút bóp bóng qua mặt
nạ, cân nhắc đặt nội khí quản và thở máy1

2) Xác định nguyên nhân:- Ngay khi tình trạng trẻ ổn định, cần khai thác bệnh sử, các
yếu tố nguy cơ gây ngừng thở, khám lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ngừng
thở, có thể làm thêm các xét nghiệm thăm dò.
i)
ii)

iii)


Bệnh sử:- Xem xét các yếu tố nguy cơ (tuổi thai, nguy cơ nhiễm trùng,
ngạt khi sinh, dùng thuốc, các căn nguyên khác)
Khám xét:- Tìm các dấu hiệu của bệnh (nhiệt độ, thiếu máu, dấu hiệu
nhiễm trùng, các dấu hiệu của bệnh lý thần kinh như thóp phồng và co
giật, các bất thường bẩm sinh, các vấn đề tim mạch, suy hô hấp etc.)
Xét nghiệm:- Nếu có điều kiện, kiểm tra đường máu, công thức máu,
hematocrit, điện giải đồ, và cấy máu. Nếu như có các dấu hiệu gợi ý từ
bệnh sử và thăm khám và với điều kiện cho phép, nên cân nhắc phân tích
nước tiểu, chụp x-quang phổi, chụp x-quang bụng, siêu âm qua thóp, phân
tích khí máu.

3) Điều trị duy trì:- Điều trị duy trì bao gồm chăm sóc hỗ trợ, điều trị ngừng thở và điều
trị nguyên nhân gây ngừng thở.
i) Điều trị đặc hiệu
a. Nếu ngừng thở do sinh non, bắt đầu sử dụng các thuốc kích thích hô hấp
(phần dưới)
b. Điều trị đặc hiệu từng nguyên nhân cụ thể
c. Truyền glucose nếu hạ đường máu (Glucose máu < 2.5mmol) hoặc không
thể loại trừ được tình trạng hạ đường máu (không thể kiểm tra nhanh
đường máu)
d. Cho kháng sinh (ampicillin /penicillin và gentamicin hoặc, với các trường
hợp nặng, cefotaxime / ceftriaxone) trừ khi nhiễm trùng huyết được loại
trừ
e. Bắt đầu cho thở CPAP nếu không đáp ứng với thuốc (tiếp tục ngừng thở)
f. Đặt nội khí quản/thở máy (nếu đó là một lựa chọn) nếu nhịp tự thở không
xuất hiện trở lại, nếu ngừng thở kéo dài hoặc nặng, hoặc nếu thất bại khi
sử dụng CPAP.
ii) Chăm sóc hỗ trợ
a. Theo dõi cơn ngừng thở tiếp theo, giảm độ bão hòa ô xy và chậm nhịp tim
bằng thiết bị theo dõi điện tử (theo dõi SpO2) nếu có điều kiện. Nếu

không có thiết bị máy móc, cần phải có sự theo dõi chặt chẽ của điều
dưỡng.

1

CPAP thường không có hiệu quả nếu như không có nhịp tự thở lại sau một khoảng thời gian
ngừng thở. Xem phần sau. Cân nhắc đặt nội khí quản/thở máy sớm hơn tùy thuộc vào kỹ năng của
người cấp cứu và dụng cụ có sắn, và lựa chọn thông khí an toàn.

10


b. Hưỡng dẫn cha mẹ trẻ cách phát hiện cơn ngừng thở, cách kích thích trẻ
và gọi người giúp đỡ khi trẻ có cơn ngừng thở.
c. Tránh hút mạnh vì có thể làm nặng hơn tình trạng ngừng thở
d. Cung cấp ô xy nếu cần giữ SpO2 ở giới hạn an toàn.
e. Duy thì thân nhiệt trong giới hạn bình thường
f. Tránh hạ đường huyết
i. Kiểm tra đường máu định kỳ nếu có điều kiện
ii. Đảm bảo cung cấp đường thích hợp bằng truyền glucose hoặc cho
ăn2
g. Cho trẻ ăn khi thấy an toàn. Có thể tạm ngừng cho ăn nếu như cơn ngừng
thở xuất hiện nhiều hoặc nặng và trẻ cần được truyền dịch tới khi tình
trạng ổn định hơn. Nếu cơn ngừng thở kéo dài, tình trạng trẻ không ổn
định, hoặc trẻ cần thở CPAP thì cho ăn qua ống thông dạ dày sẽ an toàn
hơn
h. Chăm sóc trẻ ở tư thế nằm sấp hoặc chăm sóc Kangaroo trừ khi có chống
chỉ định vì biện pháp này giúp giảm ngừng thở ở trẻ sinh non (3)
i. Cân nhắc truyền máu nếu Hct < 30 và ngừng thở tái diễn
Điều trị đặc hiệu ngừng thở

Bên cạnh các biện pháp điều trị đặc hiệu tới nguyên nhân ngừng thở, có hai biện pháp
điều trị ngừng thở: 1) thuốc và 2) hô hấp hỗ trợ.
Sử dụng thuốc là biện pháp lựa chọn đầu tiên trong điều trị ngừng thở do sinh non trừ khi
trẻ trong tình trạng ngừng thở nặng hoặc kéo dài. Sử dụng CPAP hoặc thở máy là biện
pháp điều trị đầu tiên cho các trường hợp ngừng thở do các nguyên nhân khác.
Thuốc
Hai loại thuốc được sử dụng trong điều trị ngừng thở là aminophylline và caffeine. Thuốc
có tác dụng kích thích nhịp thở và làm co cơ hoành. Cả hai thuốc đều có hiệu quả và an
toàn trong điều trị ngừng thở ở trẻ sinh non (2). Thuốc cũng có tác dụng làm giảm cơn
ngừng thở sau khi rút nội khí quản ở những trẻ cần thở máy trước đó. Ngừng thở do các
căn nguyên khác và ngừng thở ở trẻ đủ tháng thường ít có đáp ứng với các thuốc này.

Aminophylline và caffeine có hiệu quả tương tự nhau nhưng caffeine thường được sử
dụng hơn vì an toàn và cách sử dụng đơn giản hơn. So với aminophylline, caffeine gây
tác dụng phụ ít hơn, chỉ cần dùng một lần trong ngày, và không cần theo dõi nồng độ
thuốc trong máu (4). Caffeine cũng giúp làm giảm tỷ lệ tử vong chung ở trẻ sơ sinh, giảm
tàn phế và bệnh phổi mãn tính ở những trẻ sinh non cần thở máy (5). Tuy nhiên, caffeine
không phải luôn có sẵn ở các nước kém phát triển.
Bắt đầu sử dụng thuốc.
- Khi nào
2

Xem chi tiết hơn trong Managing Newborn Problems (WHO 2003) hoặc các sách giáo khoa khác.

11


Ở các nước phát triển, thuốc kích thích hô hấp bắt đầu được sử dụng khi trẻ được xác
định ngừng thở do sinh non. Thông thường bắt đầu sử dụng thuốc khi:
i)

ii)

Trẻ < 30 tuần tuổi thai có cơn ngừng thở
Trẻ > 30 tuần tuổi thai có 2 cơn ngừng thở cần kích thích hoặc nhiều hơn

Thuốc cũng được sử dụng trước khi rút nội khí quản ở trẻ sinh non
Không sử dụng thuốc để dự phòng. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, tất cả trẻ sinh non
(<34 tuần) được theo dõi liên tục bằng các thiết bị điện tử và ngừng thở được phát hiện
và điều trị nhanh chóng. Ở các nước kém phát triển hơn thường không có sẵn các thiết
bị theo dõi điện tử. Nguồn nhân lực cũng hạn chế nên bệnh nhân không được theo dõi
thường xuyên. Dự phòng và theo dõi an toàn là không thực tế. Trẻ có thể có những cơn
ngừng thở mà không được phát hiện, đôi khi để lại hậu quả nặng nề. Vì lý do này, ở
các quốc gia có nguồn lực hạn chế, việc sử dụng thuốc kích thích hô hấp cho tất cả
trẻ sinh non ( < 32 tuần hoặc < 1.5kg) để dự phòng ngừng thở và các hậu quả của
ngừng thở là hợp lý. Nguy cơ của việc sử dụng thuốc (tác dụng phụ, các sai lầm về
thuốc) cân bằng với những nguy cơ của ngừng thở không được phát hiện và hậu quả
của ngừng thở.
- Dùng thuốc như thế nào
Để đạt tác dụng tối đa, cả aminophylline và caffeine cần dùng một liều tấn công (bảng
3). Sau đó, sử dụng liều duy trì hai lần/ngày nếu dùng aminophylline, hoặc một
lần/ngày nếu dùng caffeine.
Thuốc và
dạng trình
bày
Aminophyl
line
ống
250mg/10
ml


Caffeine
citrate
(2mg caffeine
citrate = 1 mg
caffeine base)
Đường
uống:
10mg/ml
Tiêm tĩnh

Liều tấn
công

Liều duy trì

Cách
thuốc

pha

Nồng độ

10mg/kg
truyền
tĩnh mạch
trong 60
phút pha
loãng với
nước
muối sinh



Sau 12 giờ
Tuần
1:
2.5mg/kg/liều, bd
Tuần 2: 4mg/kg/liều
bd
> 2 tuần: 5mg/kg/liều
bd
Tiêm chậm trong 10
phút
Có thế sử dụng dung
dịch tiêm tĩnh mạch
bằng đường uống khi
trẻ đã cho ăn hoàn
toàn
24 giờ sau
5mg/kg một lần/ngày
hoặc truyền tĩnh mạch
trong 30 phút

Tiêm
mạch:
0.4ml
dung

tĩnh
lấy
của

dịch

Nếu
sẵn

20mg/kg
iv/o
Không
cần pha
loãng
Truyền
trong
vòng 30

12

250mg/10ml
pha
với
4.6ml muối
sinh lý sẽ cho
dung
dịch
2mg/ml.

Truyền
tĩnh
mạch: pha ống
thuốc
50mg/5mL với

20ml nước cất
dung
dịch=
50mg/25mL
(2mg/mL).
UỐNG:
cho
cùng với sữa

Theo dõi
dụng phụ

tác



40-80
mmol/L
Mẫu máu
kiểm tra
lấy vào
khoảng
giữa hai
liều hoặc
trước khi
cho thuốc
Không
cần thiết

Theo dõi nhịp

tim nhanh trước
khi dùng thuốc.
Nếu nhịp tim >
180
nhịp/phút
khi trẻ nằm yên,
cân nhắc dừng
thuốc.


mạch: ống
50mg/5ml

phút

Bảng 3. Liều thuốc Aminophylline (6) và Caffeine (7)

Chăm sóc trong thời gian dùng thuốc
Trẻ được điều trị bằng aminophylline cần được theo dõi nồng độ thuốc trong máu để
điều chỉnh liều, tránh tác dụng phụ. Tác dụng phụ bao gồm nhịp tim nhanh, kích thích,
không dung nạp thức ăn, nôn, và tăng đường máu. Nếu tiêm nhanh có thế xuất hiện rối
loạn nhịp tim. Tuy nhiên ở những nơi có hạn chế về nguồn lực, rất hiếm khi định lượng
được nồng độ aminophylline. Thay vào đó, các bác sỹ lâm sàng phải theo dõi sát bệnh
nhân để phát hiện các tác dụng phụ (đặc biệt là nhịp tim nhanh) là dấu hiệu gợi ý tình
trạng ngộ độc và có thể phải giảm liều.
Để tránh những lỗi khi dùng thuốc và giảm nguy cơ nhiễm trùng liên quan tới dùng
thuốc đường tĩnh mạch, nên cho uống các thuốc kích thích hô hấp sớm khi tình trạng
bệnh nhân cho phép. Thường cho đường uống khi trẻ ăn hoàn toàn bằng đường miệng
Dừng thuốc.
Có thể dừng các thuốc kích thích hô hấp, aminophylline hoặc caffeine, khi trẻ được 34

tuần tuổi thai và khi không còn cơn ngừng thở trong vòng 1 tuần. Lý tưởng nhất là trẻ
vẫn tiếp tục được theo dõi bằng các thiết bị theo dõi điện tử trong vòng một tuần sau
khi dừng thuốc. Tuy nhiên trong thực tế, việc theo dõi bằng máy là không khả thi ở
những nơi có hạn chế về nguồn lực do vậy cần hướng dẫn cho cha mẹ trẻ những dấu
hiệu ngừng thở hoặc tím tái, biết kích thích trẻ và gọi trợ giúp. Không bao giờ được
cho trẻ xuất viện khi còn dùng thuốc kích thích hô hấp. Trẻ cần phải hoàn toàn khỏe và
không có cơn ngừng thở ít nhất trong vòng một tuần trước khi cho xuất viện.

Hỗ trợ hô hấp
Khi sẵn có, sử dụng cả máy CPAP và đặt nội khí quản/thở máy đều có hiệu quả trong
điều trị ngừng thở. Vai trò của CPAP trong điều trị ngừng thở và cách sử dụng máy
CPAP sẽ được thảo luận chi tiết ở phần hai của chương này.

13


LƯU ĐỒ ĐIỀU TRỊ NGỪNG THỞ3
NGỪNG THỞ
Điều trị cấp cứu
(kích thích, làm thông thoáng / tư thế đường thở, thông khí, O2 nếu SpO2 < 90%)

TÌM NGUYÊN NHÂN
(Bệnh sử, khám, xét nghiệm)

NGỪNG THỞ DO SINH NON

NGỪNG THỞ DO CÁC CĂN NGUYÊN KHÁC

AMINOPHYLLINE
ĐÁP ỨNG

Hoặc CAFFEINE
Cân nhắc dùng kháng sinh
Tới khi loại trừ nhiễm khuẩn huyết

ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU NGUYÊN NHÂN
và CPAP
nếu sinh non, cho thuốc kích thích hô hấp

Tiếp tục tới tuần 34tuổi thai

NẾU KHÔNG ĐÁP ỨNG
KHÔNG ĐÁP ỨNG

DỪNG nếu không NGỪNG THỞ
Trong 1 tuần

Thở CPAP

Thở áp lực dương ngắt quãng nếu có sẵn
(IPPV)

KHÔNG ĐÁP ỨNG

Thở áp lực dương ngắt quãng nếu có sẵn (IPPV)

3

Mô phỏng từ phác đồ trong Aggarwal R, Singhal A, Deorari AK, Paul VK. Apnoea in the Newborn. Indian J
Paediatr 2001; 68(10): 959-962.


14


SUY HÔ HẤP
Suy hô hấp là gì?
Suy hô hấp là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một tập hợp các dấu hiệu lâm sàng
thường xuất hiện khi trẻ bị khó thở
- thở nhanh
- thở rên
- co kéo (khoang liên sườn, dưới sườn, hõm ức, xương ức)
- cánh mũi phập phồng
- tím tái
Nhận định suy hô hấp
Hầu hết độc giả của cuốn cẩm nang này đều quen với nhận định các dấu hiệu của suy hô
hấp. Những diễn giải ở đây là để cho hoàn chỉnh.
Thở nhanh:- thở nhanh là nhịp thở nhanh bất thường. Ở trẻ sơ sinh, thở nhanh
được xác định khi tần số thở > 60 nhịp/phút. Đếm nhịp thở trong toàn bộ một phút
và khi trẻ nằm yên là rất quan trong. Đếm nhịp thở trong khoảng thời gian ngắn
hơn có thế dẫn tới có kết quả nhịp thở nhanh hơn hoặc chậm hơn so với nhịp thở
thực của trẻ.
Tím tái:- Tím tái là dấu hiệu xanh tím vùng niêm mạc trung tâm (môi, lợi) và là
dấu hiệu chỉ điểm thiếu ô xy. Tuy nhiên, dấu hiệu tím tái thường chỉ phát hiện
được khi độ bão hòa ô xy giảm thấp hơn 90%. Do vậy tím tái là dấu hiệu muộn
của thiếu ô xy. Mức độ thiếu ô xy nhẹ có thế khó phát hiện trừ khi được theo dõi
SpO2 bằng máy4.
Co rút lồng ngực: - Co rút lồng ngực là sự rút lõm tổ chức phần mềm trên thành
ngực hoặc vùng xung quanh lồng ngực trong thì hít vào. Dấu hiệu này xảy ra sẽ
làm cho phổi trở nên “cứng” hơn (kém đàn hồi) và trẻ sẽ phải sử dụng các cơ hô
hấp và tổ chức phụ để trợ giúp nhịp thở.


Hình: Rút lõm dưới ức

Từ CD của sách Pocket Book of Hospital Care for Children, WHO 2005.
Đầu gật gù:- Cử động lên/xuống của đầu khi trẻ thở do sử dụng các cơ hô hấp phụ
ở vùng trên ức
Cánh mũi phập phồng:- Cử động của cánh mũi với mỗi nhịp thở.
15


Hình:- Cánh mũi phập phồng (nguồn: Managing Newborn Problems WHO 2003)

Thở rên:- Tiếng rên thì thở ra xuất hiện khi phổi trẻ cứng. Hiện tượng này xảy ra
khi đứa trẻ gắng sức để đẩy khí qua vùng dây thanh âm đóng một phần và cố gắng
tự tạo ra CPAP để giữ cho phổi nở trong kỳ thở ra.
Mức độ nặng
Khi suy hô hấp nặng hơn, trẻ sẽ trở nên mệt và các cơ hô hấp cũng mệt. Điều khiển hô
hấp của trẻ có thể bị ảnh hưởng. Đứa trẻ sẽ bắt đầu có những giai đoạn giảm thông khí
(nhịp thở< 30/phút), ‘thở ngáp’ (nhịp thở chậm, sâu, bất thường). Ngừng thở do suy hô
hấp nặng xảy ra ở cả trẻ đủ tháng và thiếu tháng.
Nguyên nhân suy hô hấp
Có nhiều nguyên nhân gây suy hô hấp. Nhưng nguyên nhân tại phổi là hay gặp nhất, tuy
nhiên nhiều tình trạng bệnh lý ngoài phổi cũng gây ra suy hô hấp, xem bảng.
Nguyên nhân suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
Hệ hô hấp
Bệnh phổi
Bệnh màng trong (HMD)4
Viêm phổi
Hội chứng hít phân su
Các tình trạng hít khác
Thở nhanh thoáng qua ở trẻ sơ sinh (TTN) hay được gọi là phổi ướt

Xuất huyết phổi
Các bất thường bẩm sinh như bất thường dạng nang
Thiểu sản phổi
Khoang màng phổi Tràn khí màng phổi
Tràn dịch màng phổi
Đường thở
Tắc ngẽn đường thở
Ngoài phổi
Bệnh tim mạch
Suy tim với phù phổi
Tăng áp lực động mạch phổi dai dẳng (PPHN)
Tiêu hóa
Diễn biến hệ thống

Thoát vị cơ hoành bẩm sinh (CDH)
Dò khí- thực quản
Nhiễm trùng huyết
Shock
Hạ đường máu

4

Bệnh màng trong cững thường được gọi là ‘hội chứng suy hô hấp’ tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với các
nguyên nhân khác gây suy hô hấp, trong cuốn cẩm nang này chúng tôi chỉ sử dụng thuật ngữ bệnh màng
trong (HMD) để chỉ tình trạng bệnh lý phổi của trẻ sinh non có suy hô hấp.

16


Hạ thân nhiệt

Bệnh cơ (myopathy)

Mục đích của bảng này là nhắc nhở các bác sỹ lâm sàng tình trạng thở nhanh hay khó thở
không phải luôn luôn do các bệnh lý ở phổi. Những tình trạng hay gặp nhất được thảo
luận chi tiết hơn ở phần dưới đây
Xác định nguyên nhân suy hô hấp
Kết hợp đánh giá về lâm sàng (bệnh sử và thăm khám) với một số xét nghiệm thăm dò
nếu sẵn có sẽ giúp xác định căn nguyên suy hô hấp. Nhận biết nguyên nhân suy hô hấp sẽ
ảnh hưởng tới việc điều trị và ở một mức độ nào đó có thể giúp bác sỹ lâm sàng dự đoán
tiến triển của bệnh. Một số thông tin về bệnh sử và thăm khám giúp phân biệt các tình
trạng bệnh lý phổi hay gặp được trình bày trong bảng 4.
Bất kỳ vào thời điểm nào có thể, trẻ bị suy hô hấp cần được chụp x- quang phổi và làm
các xét nghiệm sàng lọc nhiễm khuẩn huyết (công thức máu, hematocrit, cấy máu). Chụp
x quang phổi là thăm dò hữu ích nhất. Biện pháp này sẽ giúp chẩn đoán một số tình trạng
bệnh lý và xác định mức độ nặng của một số bệnh. Chụp x quang là biện pháp tin cậy
nhất trong chẩn đoán tràn khí màng phổi.
Ở một số nước nghèo với nguồn lực hạn chế có thể không có sẵn máy chụp x quang, máy
chụp di động cũng hiếm có. Máy chụp x quang di động là biện pháp chụp x quang an
toàn nhất cho các trẻ bệnh nặng vì tình trạng trẻ sẽ dễ tiến triển xấu khi vận chuyển.
Nếu không có sẵn máy chụp x quang phổi di động và tình trạng trẻ rất nặng, để an toàn
hơn, nên bắt đầu điều trị cho trẻ và trì hoãn việc chụp x quang phổi tới khi tình trạng của
trẻ ổn định hơn.

17


Điều trị suy hô hấp
Điều trị suy hô hấp bao gồm các bước sau
1. Điều trị cấp cứu.
2. Điều trị duy trì

a. Điều trị hỗ trợ
b. Các liệu pháp đặc hiệu
Điều trị cấp cứu:i)
Điều chỉnh tình trạng thiếu ô xy:a. Nếu có máy theo dõi độ bão hòa ô xy, tất cả trẻ suy hô hấp cần được kiểm tra độ
bão hòa ô xy (SpO2) và nên cho thở ô xy để đưa SpO2 về mức bình thường.
i. Trẻ sơ sinh rất non tháng (<32 tuần hoặc < 1.5kg) có nguy cơ tổn thương
mắt do liệu pháp ô xy. Vấn đề này sẽ được trình bày kỹ hơn. Với những trẻ
này, cho thở ô xy khi SpO2 < 85% và giữ SpO2 trong khoảng 85-93%
(8).
ii. Với trẻ đủ tháng nghi ngờ bị ngạt, nhiễm trùng huyết, hội chứng hít phân
su hoặc tăng áp lực động mạch phổi, thở ô xy nếu SpO2<95% và giữ
SpO2> 95% (9, 10).
iii. Với tất cả những trẻ khác, cho thở ô xy khi SpO2 < 90% và giữ SpO2
trong khoảng 90-95%.
b. Nếu không có máy theo dõi SpO2 và trẻ có tím tái trung tâm hoặc suy hô hấp
nặng (nhịp thở> 70 , co rút nặng, đầu gật gù, không ăn được) hoặc giảm ý thức,
cần cho trẻ thở ô xy.
c. Biện pháp cung cấp ô xy sẽ được trình bày rõ hơn. Xem phần ‘THỞ Ô XY’
ii) Điều chỉnh tình trạng nhịp thở chậm, thở ngáp hoặc ngừng thở:- Một trẻ sơ sinh suy
hô hấp có thể có nhịp thở chậm (nhịp thở < 30 lần/phút), thở ngáp hoặc ngừng thở do
kiệt sức. Nếu xuất hiện ngừng thở, cần được điều trị ngay như trình bày ở phần trên.
Nếu trẻ thở chậm, cần theo dõi cơn ngừng thở. Nếu nhịp thở giảm xuống dưới
20/phút, thở chậm gây thiếu ô xy, hoặc nếu thở ngáp khi thông khí hỗ trợ bằng bóng
và mặt nạ (có ô xy), thì có khả năng sẽ cần thở CPAP, hoặc thở máy (nếu có).
Điều trị duy trì:
Điều trị hỗ trợ:- Các biện pháp điều trị hỗ trợ rất quan trọng trong điều trị trẻ sơ sinh suy
hô hấp. Chú ý tới các biện pháp điều trị hỗ trợ sẽ làm tăng hiệu quả của CPAP và
các biện phápđiều trị đặc hiệu khác.
i) Oxy:- Cho thở ô xy trực tiếp làm tăng nồng độ ô xy trong máu. Điều đó sẽ giúp làm
tăng ô xy máu hơn vì tăng lưu lượng máu tới phổi (do làm giảm sức cản mạch phổi).

Cần cung cấp và duy trì ô xy để giữ SpO2 ở mức độ mong muốn (phần trên)
ii) Kháng sinh:- Cần cho kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn. Bắt đầu với Ampicillin /
Benzyl Penicillin + Gentamicin. Với các trườn hợp rất nặng, hoặc với những trẻ có
thể nhiễm tụ cầu,5 nên sử dụng phối hợp Cloxacillin + Gentamicin hoặc
5

Các dấu hiệu gợi ý bệnh lý do tụ cầu bao gồm mụn mủ trên da, tràn dịch màng phổi trên phim chụp x quang phổi.

18


Ceftriaxone/Cefotaxime. Nên tiếp tục dùng kháng sinh cho tới khi loại trừ được
nhiễm khuẩn dựa vào các dấu hiệu lâm sàng (có một lý giải rõ ràng khác cho tình
trạng suy hô hấp) hoặc sau khi nhiễm khuẩn được loại trừ nhờ các xét nghiệm (bạch
cầu bình thường, cấy âm tính).
Kháng sinh
Ampicillin
BenzylPenicillin
Gentamicin

Cloxacillin / flucloxacillin
Ceftriaxone #
Cefotaxime #

Liều (6)
50mg/kg iv bd (1st wk) or qid (2nd-4th wks)
60mg/kg/dose bd (1st wk) or qid (2nd-4th wks)
<30wk, 2.5mg/kg/liều od
30-35wk, 3.5mg/kg/liều od
term 1st wk, 5mg/kg/liều od

term 2nd-4th wks, 7.5mg/kg/liều od
25-50mg/kg/dose bd (1st wk) or tid (2nd-4th wks)
25-50mg/kg daily (1st wk), bd (2+wks)
25-50mg/kg bd (preterm or 1st wk), tid/qid (2-4wks)

# Trong 2 thuốc, cefotaxime thường được sử dụng ở trẻ sơ sinh do ceftriaxone có thể gây vàng da

iii) Làm giảm chướng bụng:- Nên đặt ống thông dạ dày theo đường mũi hay miệng và để
mở để dẫn lưu dịch. Ống thông dạ dày giúp đỡ chướng bụng- nguyên nhân làm cho
tình trạng suy hô hấp nặng hơn.
iv) Kiểm soát thân nhiệt:- Cả hai tình trạng tăng thân nhiệt và hạ thân nhiệt đều làm cho
tình trạng suy hô hấp nặng nề hơn và có thể gây ngừng thở. Cần theo dõi nhiệt độ và
giữ thân nhiệt của trẻ trong giới hạn bình thường sẽ làm giảm nhu cầu chuyển hóa,
giảm nhu cầu ô xy và giúp tình trạng của trẻ ổn định hơn. Xem cẩm nang sử dụng
máy sưởi EMW.
v) Truyền dịch:- Nên truyền dịch cho hầu hết trẻ sơ sinh suy hô hấp tới khi tình trạng hô
hấp của trẻ ổn định, cải thiện và trẻ có thể ăn đường miệng an toàn. Thông thường có
thể truyền dịch thay thế ăn đường miệng cho trẻ thở nhanh >70 nhịp/phút và/hoặc có
các dấu hiệu suy hô hấp rõ rệt. Có thể xem hướng dẫn về lượng dịch truyền theo tuổi
và cân nặng trong sách Kiểm soát các vấn đề ở trẻ sơ sinh, WHO 2003. Nên tránh
truyền quá nhiều dịch cho trẻ suy hô hấp.
vi) Cho ăn:- Việc cho trẻ ăn sớm khi an toàn là rất quan trọng, nên cho ăn sữa mẹ. Tuy
nhiên khi trẻ bị suy hô hấp, biện pháp an toàn nhất để tránh hít là dừng cho ăn đường
miệng. Nên vắt sữa mẹ để lưu giữ, hay đổ bỏ và nên truyền dịch cho trẻ. Khi tình
trạng trẻ ổn định hơn và suy hô hấp không nặng lắm, có thể bắt đầu cho trẻ ăn với số
lượng ít qua ống thông dạ dày. Lượng sữa tăng dần từ từ khi trẻ dung nạp được và tùy
theo tình trạng hô hấp của trẻ. Nên tránh cho ăn nhiều tới khi tình trạng hô hấp của
trẻ trở về bình thường; cho ăn số lượng ít thành nhiều bữa an toàn hơn. Xem hướng
dẫn cho ăn trong cuốn Kiểm soát các vấn đề ở trẻ sơ sinh, WHO 2003


vii) Hút:- Làm thông thoáng đường thở rất quan trọng tuy nhiên cần được thực hiện một
cách thận trọng và đúng kỹ thuật. Hút quá nhiều và quá mạnh có thể gây ngừng thở
và chậm nhịp tim. Chỉ hút khi có dịch xuất tiết hoặc nếu tình trạng bệnh nhân xấu

19


hơn. Cần hút nhanh và không được đưa ống hút vào quá sâu. Xem trong phần kỹ
thuật hút .
viii) Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn:- Lý tưởng là tất cả trẻ suy hô hấp cần điều trị được
theo dõi liên tục các dấu hiệu sinh tồn và độ bão hòa ô xy. Điều này là không thực tế
ở những nơi còn hạn chế về nguồn lực, nên cần được điều dưỡng theo dõi thường
xuyên, tần xuất theo dõi theo y lệnh của bác sỹ. Với những trẻ rất nặng cần theo dõi
mỗi giờ.
ix) Theo dõi xét nghiệm máu:- Với những trẻ sơ sinh phải truyền dịch tĩnh mạch, lý
tưởng là được kiểm tra điện giải đồ hàng ngày, nồng độ huyết sắc tố hai lần trong một
tuần. Cần điều chỉnh những rối loạn điện giải. Nếu trẻ cần cung cấp ô xy, cần truyền
máu để giữ Hb>8g/dl (nếu suy hô hấp nặng, giữ Hb>10g/dl). Nên kiểm tra đường
máu hai lần/ngày cho tới khi ổn định và trẻ có thể ăn; nếu có hạ đường máu, cần kiểm
tra thường xuyên hơn. Nếu có điều kiện theo dõi khí máu (ABG) và nếu trẻ suy hô
hấp cần thở máy, nên kiểm tra khí máu hàng ngày và trong giai đoạn trẻ không ổn
định.
x) Chăm sóc chung:- Đặt trẻ nằm tư thế đầu cao ~ 30o có thể cải thiện tình trạng hô hấp.
Đặt tư thế nằm sấp cũng có thể giúp cho hô hấp và có thể giảm ngừng thở; cần thận
trọng tránh làm nghẹt mặt trẻ. Nên hạn chế xoay chuyển, làm các thủ thuật vì những
động tác đó sẽ làm tăng nhu cầu ô xy.
Điều trị đặc hiệu
Khi trẻ thiếu ô xy không đáp ứng với ô xy và các biện pháp điều trị hỗ trợ, hoặc ngừng
thở, hoặc tình trạng suy hô hấp nặng hơn, trẻ cần được hỗ trợ thêm về hô hấp. Việc hỗ trợ
có thể tạm thời bằng thông khí bằng bóng/mặt nạ nhưng nếu cần phải duy trì hỗ trợ, trẻ

cần phải thở CPAP hoặc đặt nội khí quản và thở máy. CPAP thường được lựa chọn là biện
pháp hỗ trợ hô hấp đầu tiên cho trẻ suy hô hấp
Cách thức và thời điểm sử dụng CPAP được thảo luận chi tiết ở phần hai của cuốn cẩm
nang này.

20


THỞ Ô XY
Khi nào cho thở ô xy
Tất cả những trẻ thiếu ô xy xác định bằng theo dõi SpO2 nên cho thở ô xy (xem bảng).
Khi không có máy theo dõi SpO2, cần dựa vào các dấu hiệu lâm sàng gián tiếp của tình
trạng thiếu ô xy. Trẻ tím tái và/hoặc có các dấu hiệu của suy hô hấp vừa-nặng (nhịp thở>
70, co rút nặng, đầu gật gù, thở rên, hoặc không ăn được) và những trẻ có tình trạng giảm
ý thức nên cho thở ô xy. (9)
Trẻ sơ sinh rất non tháng (<32 tuần hoặc <1.5kg) cho thở ô xy nếu SpO2<85%.
Trẻ sơ sinh đủ tháng với một số tình trạng bệnh lý bao gồm nhiễm trùng huyết,
ngạt, hít phân su hoặc tăng áp động mạch phổi, nên cho thở ô xy khi SpO2<95% (9,
10).
Với tất cả các trẻ sơ sinh, nên cho thở ô xy khi SpO2 < 90%.
Cho thở ô xy như thế nào
CÁC THIẾT BỊ CUNG CẤP Ô XY6
Có một số biện pháp cung cấp ô xy
- Gọng mũi
- Ống thông mũi
- Mặt nạ
- Hộp chùm đầu
- Lồng ấp (cung cấp ô xy vào lồng ấp)
- Thông khí bằng bóng/mặt nạ
Với những trẻ thở không hiệu quả (thở chậm, thở ngáp hoặc ngừng thở) và những trẻ

thiếu ô xy cần được hỗ trợ bằng bóng/mặt nạ với ô xy. Sử dụng các biện pháp cung cấp ô
xy khác không phù hợp.
Xem bảng liệt kê những ưu điểm và nhược điểm của mỗi biện pháp cung cấp ô xy. Cân
nhắc lựa chọn biện pháp cung cấp ô xy tùy theo nhu cầu của mỗi trẻ và sự sẵn có của
thiết bị. Trong những điều kiện hạn chế về nguồn lực, nguồn cung cấp ô xy thường hạn
chế. Nếu nguồn ô xy hạn chế, nên sử dụng gọng mũi, ống thông mũi thay cho sử dụng
mặt nạ, hộp chùm đầu và lồng ấp vì những biện pháp này cần lưu lượng ô xy cao và lãng
phí ô xy không cần thiết. Gọng mũi hay ống thông mũi cũng có tác dụng cung cấp một
mức độ PEEP7(như CPAP) và cung cấp ô xy.
Trong những điều kiện hạn chế về nguồn lực, cân nhắc tới giá thành và tính an toàn
cho bệnh nhân là những ưu tiên, nên sử dụng biện pháp gọng mũi để cung cấp ô xy
trong hầu hết các trường hợp.
6

Ống thông mũi hầu cũng được sử dụng để cho thở ô xy cho trẻ sơ sinh tuy nhiên việc sử dụng biện pháp này không
được đề cập ở đây do tính an toàn khi sử dụng biện pháp này. Do có những nguy cơ, biện pháp này không được khuyến
cáo áp dụng ở những điều kiện hạn chế về nguồn lực.

21


Hình ảnh minh họa các thiết bị cung cấp ô xy
Hình: Thở ô xy qua gọng mũi

Hình: Đặt ống thông mũi một bên.

Hình: Cung cấp ô xy cho trẻ qua hộp chùm đầu.

Nồng độ ô xy cung cấp cho trẻ khác nhau tùy theo mỗi biện pháp. Ống thông mũi và mặt
nạ không thể cung cấp 100% ô xy vì khi trẻ tự thở, nguồn ô xy cung cấp qua dụng cụ sẽ

trộn lẫn với khí trời khi trẻ hít vào. Nồng độ ô xy trong khí thở vào cũng khác nhau tùy
thuộc vào kích thước, tần số thở, sự gắng sức, và độ kín của thiết bị và lưu lượng ô xy.
Xem bảng minh họa cho vấn đề này. Các số liệu trong bảng được tính cho một trẻ khoảng
5 kg và sử dụng lưu lượng khuyến cáo cho mỗi thiết bị. Các bảng chi tiết về nồng độ ô xy
cung cấp với mỗi lưu lượng khác nhau cho trẻ với cân nặng khác nhau được trình bày
trong phần phụ lục.
HỆ THỐNG CUNG CẤP Ô XY
Gọng mũi/một bên
Ống thông mũi
Mặt nạ đơn giản
Hộp chùm đầu

LƯU LƯỢNG Lit/phút
1
1
6-10
>10

22

% Ô XY CUNG CẤP
45
50
35-55
21-100


Bảng. Nồng độ ô xy khác nhau cung cấp với mỗi lưu lượng khác nhau cho trẻ 5kg
NGUỒN Ô XY
Nguồn ô xy có thể là bình ô xy, máy tạo ô xy hoặc ống/ổ cắm trên tường.

Nguồn
Bình ô xy

Lưu ý đặc biệt
Luôn phải có bình dự trữ

Máy tạo ô xy

Cần có bình ô xy dự trữ
cho trường hợp máy
hỏng hay mất điện.
Cần máy ô xy tại chỗ.

Ống dẫn ô xy

Ưu điểm
Không cần điện để hoạt
động
Có thể vận chuyển được
Hiệu quả kinh tế cao sau
khi mua
Dễ vận hành
Nguồn ổn định.
Không cần điện.

Nhược điểm
Nguồn hạn chế-hết bình
Cần bộ điều chỉnh lưu lượng
Cần nguồn điện đáng tin cậy.
Cần bảo dưỡng/làm sạch định

kỳ.
Giá thành cao khi thiết lập ban
đầu
Cần bảo dưỡng.
Cần bộ điều chỉnh lưu lượng tại
mỗi ổ cắm.

Những nguyên tắc chung khi cho trẻ sơ sinh thở ô xy.
1. Chỉ cho thở ô xy khi có chỉ định rõ ràng (thiếu ô xy, ngừng thở, hoặc suy hô hấp
nặng) và ngừng ô xy càng sớm càng tốt.
2. Theo dõi tình trạng lâm sàng và đáp ứng của trẻ với liệu pháp ô xy. Khi kiểm tra các
dấu hiệu sinh tồn nên kiểm tra đồng thời:
- SpO2 (nếu có) hoặc dấu hiệu tím tái
3. Theo dõi nguồn/ cung cấp ô xy
- Trẻ có nhận đủ lượng ô xy theo y lệnh không (lưu lượng/nồng độ)?
- Biện pháp cung cấp ô xy có thích hợp/áp dụng đúng không ?(cố định không
chắc, tuột mặt nạ, trẻ trườn ra ngoài hộp chùm đầu etc)
- Hệ thống cung cấp có ổn định không?
- Bình ô xy sắp hết chưa?
Cần kiểm tra những vấn đề trên đồng thời với thời điểm đánh giá trẻ. Tần xuất theo dõi
tùy thuộc vào tình trạng nặng của trẻ và y lệnh của bác sỹ.
4. Không ngừng ô xy khi chăm sóc trẻ, làm thủ thuật, vận chuyển etc. Nếu trẻ cần thở ô
xy, cần cho thở liên tục. Nếu cần phải di chuyển trẻ (ví dụ đi chụp x quang) cần chuẩn
bị nguồn cung cấp ô xy di động. Ngừng cung cấp ô xy đột ngột có thể làm tình trạng
trẻ xấu đi
5. Không nên dừng ô xy để cho trẻ ăn. Thông thường trẻ có nhu cầu ô xy nhiều hơn khi
ăn vì trẻ sẽ thở gắng sức hơn khi mút. Do vậy trẻ bú mẹ nên cho thở ô xy bằng gọng
mũi/ống thông mũi một bên. Hầu hết trẻ sơ sinh cần thở ô xy được cho ăn qua ống
thông dạ dày.


23


6. Với những trẻ thở ô xy lưu lượng thấp (qua ống thông mũi) nên luôn luôn có mặt nạ
bên cạnh (treo lên bình ô xy), như vậy trong trường hợp trẻ tiến triển xấu đột ngột, có
thể nhanh chóng cho thở ô xy với lưu lượng cao.
Khi bắt đầu cho thở ô xy
o Đảm bảo thiết lập dụng cụ đúng
o Đảm bảo nguồn cung cấp ô xy hoạt động (kiểm tra có cảm giác có luồng khí ở đầu
ống dẫn)
o Đảm bảo đường thở của trẻ thông thoáng (có cần thiết hút mũi miệng không?)
o Đặt hoặc cố định dụng cụ
o Bắt đầu với lưu lượng tối thiểu theo khuyến cáo.
o Tiếp theo tăng dần nồng độ (tăng dần lưu lượng tới mức tối đa nếu có thể với thiết bị
đặc biệt- tới khi trẻ hết tím (trẻ hồng) và/hoặc độ bão hòa đạt được mức đích.
o Nếu không đạt được độ bão hòa bình thường với lưu lượng tối đa nên cân nhắc
đổi sang dụng cụ có thể cung cấp ô xy với nồng độ cao hơn (xem bảng) hoặc cân
nhắc CPAP nếu có chỉ định.
o Nếu độ bão hòa ô xy bình thường nhưng tình trạng suy hô hấp nặng nên cân
nhắc cho thở CPAP.
Điều chỉnh liệu pháp ô xy
o Mỗi lầ điều chỉnh, chỉ thay đổi lưu lượng ÍT một.
o Nếu dùng lưu lượng cao, điều chỉnh 1 lít/lần
o Nếu lưu lượng vừa-thấp, chỉnh 0.1-0.5L mỗi lần7
o Luôn luôn chờ đợi và đánh giá hiệu quả trong vòng 15 phút sau mỗi lần điều chỉnh.
o Nếu các dấu hiệu khó thở tăng lên/xuất hiện trở lại sau khi thay đổi (giảm bão hòa ô
xy, tím trở lại, hoặc các dấu hiệu khó thở tăng lên), điều chỉnh lưu lượng ô xy về mức
trước đó.
o Sau khi ngừng ô xy, cần theo dõi sát trẻ trong thời gian ít nhất 24 giờ.
Khi nào giảm ô xy

o Độ bão hòa đạt về ngưỡng đích
o Cải thiện các dấu hiệu khó thở
Khi nào ngừng ô xy
o Độ bão hòa ô xy bình thường
o Không có dấu hiệu khó thở
KHÔNG QUÊN TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHĂM SÓC
HỖ TRỢ KHI TRẺ ĐANG ĐƯỢC THỞ Ô XY.

Máy đo độ bão hòa ô xy
7

Cần bộ đo lưu lượng thấp (lưu lượng từ = 0-2L/phút) để tiến hành được chính xác.

24


Máy đo độ bão hòa ô xy là biện pháp chính xác duy nhất phát hiện tình trạng thiếu
ô xy và là biện pháp duy nhất để phát hiện tình trạng thừa ô xy. Cả hai tình trạng
thiếu và thừa ô xy đều nguy hiểm. Vì lý do này tất cả các cơ sở sử dụng liệu pháp ỗ
xy cần có ít nhất một máy đo độ bão hòa ô xy hoạt động được ở khu vực chăm sóc
sơ sinh.
Khi có máy theo dõi độ bão hòa ô xy, có thể sử dụng máy để theo dõi độ bão hòa ô xy
qua da (SpO2) liên tục hoặc ngắt quãng. Theo dõi liên tục ưu việt hơn vì cho thông số
ngay và không cần xoay trở trẻ. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào số trẻ thở ô xy và số lượng
máy theo dõi hiện có. Nên ưu tiên những trẻ nặng nhất và nhẹ cân nhất vì có thể gây tình
trạng ngộ độc ở những trẻ rất nhỏ.
Hướng dẫn cách sử dụng máy đo độ bão hòa ô xy
 Lựa chọn đầu dò đúng (sử dụng các đầu dò lớn cho trẻ sơ sinh sẽ khó cố định hơn và
khó dò được tốt)
 Sát trùng đầu dò trước khi sử dụng.

 Gắn và cố định đầu dò vào ngón tay/chân/tai.
o Nếu quá lỏng, máy sẽ không xác định chính xác mạch
o Nếu quá chặt hoặc để đầu dò tại một vị trí lâu có thể làm tổn thương da. Nếu
theo dõi liên tục, cần thay đổi vị trí đầu dò sau vài giờ.
 Đọc độ bão hòa ô xy từ máy
o Trước tiên phải đảm bảo máy xác định độ bão hòa đúng.
- Dấu hiệu có tốt không?
- Tần số mạch xác định trên máy đo có trùng với tần số mạch của trẻ
không?
- Nếu câu trả lời là không cho mỗi câu hỏi trên, cần gắn lại đầu dò
trước khi đọc kết quả.
o Ghi kết quả vào bảng theo dõi
o Điều chỉnh ô xy nếu kết quả “quá cao” hoặc “quá thấp”
 Nếu sử dụng máy theo dõi độ bão hòa ô xy liên tục cần cài đặt các thông số báo
động trước khi sử dụng
o Cài đặt giới hạn báo động thấp ở 83% cho trẻ sinh thiếu tháng và 88% cho trẻ
sinh đủ tháng.
o Cài đặt giới hạn báo động cao ở 95% cho trẻ sinh thiếu tháng và 98% cho trẻ
sinh đủ tháng
 Nếu có chuông báo động cần phải xử lý ngay lập tức
Đánh giá trẻ để xác định nguyên nhân báo động. Xác định nếu:
o SpO2 của trẻ quá thấp thực sự
- Đầu dò tốt / tần số mạch tương ứng /trẻ có thể tím tái
o SpO2 của trẻ quá cao
- Đầu dò tốt / tần số mạch tương ứng /trẻ hồng
o Chuông báo động giới hạn thấp nếu đầu dò không được gắn hợp lý
- Đầu dò kém /mạch không tương ứng với tần số mạch của trẻ

25



×