Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

thuyet minh dự án nuôi de lai thương phẩm tại tuyen quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.28 KB, 28 trang )

THUYẾT MINH DỰ ÁN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.Tên Dự án: Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống dê lai và xây dựng
mô hình nuôi dê thương phẩm.
2. Mã số:
3. Cấp quản lý:
4. Thời gian thực hiện: 32 tháng
5.Tính cấp thiết của dự án
5.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 140km về phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh
Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Phú
Thọ, Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
Ðịa hình tỉnh bao gồm vùng núi cao chiếm khoảng 50% diện tích toàn tỉnh
gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, 06 xã vùng cao của huyện Chiêm Hóa
(Phúc Sơn, Minh Quang, Phú Bình, Bình Phú, Yên Lập, Kiên Đài) và 02 xã
vùng cao của huyện Hàm Yên (Phù Lưu, Yên Lâm); vùng núi thấp và trung du
chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh, bao gồm các xã còn lại của 02 huyện
Chiêm Hóa, Hàm Yên và các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên
Quang. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi Cham Chu (Hàm Yên) có độ cao 1.587m so
với mực nước biển.
Đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh là quốc lộ 2 từ Vĩnh Phúc,
Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang đoạn qua địa bàn tỉnh dài 90km; quốc lộ 37
từ Thái Nguyên qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái; quốc lộ 2C từ
Vĩnh Phúc đi Tuyên Quang đến trung tâm huyện Na Hang; quốc lộ 279 từ Bắc
Kạn qua Tuyên Quang đi Hà Giang. Hệ thống sông ngòi của tỉnh bao gồm 500
sông suối lớn nhỏ chảy qua. Các sông chính như: Sông Lô, sông Gâm, sông
Năng (sông Ngang) sông Phó Ðáy.
* Khí hậu
- Nhiệt độ trung bình hằng năm 220C - 240C
- Nhiệt độ cao nhất trung bình 330C - 350C.
- Nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 120C - 130C.


- Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.500 - 1.700mm.
Mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu
lục địa Bắc Á Trung Hoa có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh - khô hạn và mùa hè
nóng ẩm mưa nhiều; mưa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 8; tháng lạnh nhất
là tháng 11 và 12 (âm lịch).
* Diện tích tự nhiên: 5.867,90km2
* Dân số: 760.289 người (theo thống kê năm 2015)
Tình hình kinh tế: Năm 2018, là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên
Quang lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020. Và cũng là năm tiến hành đánh giá
giữa nhiệm kỳ việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh diễn ra
trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đã có dấu hiệu khởi sắc, duy trì đà tăng
trưởng cao, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát dưới mục tiêu. Sản
1


xuất nông nghiệp, thủy sản đạt khá, chăn nuôi lợn từng bước phục hồi. Công
nghiệp chế biến, chế tạo vẫn đảm bảo vai trò là động lực tăng trưởng của nền
kinh tế. Triển vọng kinh tế trong nước lạc quan, kế thừa và tiếp tục phát huy
những kết quả đạt được của năm 2017 đã mở ra thời cơ tạo nên bước đột phá
mới; bên cạnh những thuận lợi vẫn còn có những khó khăn như: tình hình thời
tiết diễn biến ngày càng phức tạp, tình hình thiên tai bão lũ xảy ra thường
xuyên, liên tục đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống
nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, Hội đồng
nhân dân tỉnh, sự điều hành quyết liệt, tập trung linh hoạt của Uỷ ban nhân dân
tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế; đẩy
mạnh cải cách hành chính, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh
doanh; tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển, nhiều chỉ tiêu tăng
khá so với năm 2017; nông lâm nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản

xuất hàng hóa; các dịch vụ phát triển ổn định; hệ thống kết cấu hạ tầng tiếp tục
được chú trọng đầu tư; giáo dục, y tế, thực hiện chính sách xã hội có nhiều tiến
bộ, nhất là công tác chăm lo cho người nghèo, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa,
vùng dân tộc thiểu số; an sinh xã hội, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, đời
sống nhân dân ổn định. Một số kết quả về nông nghiệp về cây trồng chính và
chăn nuôi đạt được cụ thể như sau:
- Một số cây trồng chính:
Về diện tích gieo trồng Diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm cả năm
2018 sơ bộ toàn tỉnh gieo trồng được 96.438,09 ha, giảm 2,98% (giảm 2.964,53
ha) so với cả năm 2017.
Cây lúa diện tích gieo trồng 44.793,74 ha, đạt 102,18% kế hoạch, giảm
0,82% (giảm 371,03 ha) so với cả năm 2017. Năng suất đạt 58,54 tạ/ha, đạt
98,72% kế hoạch, tăng 0,57% (tăng 0,33 tạ/ha) so với cả năm 2017.
Cây ngô Diện tích trồng được 17.529,01 ha, đạt 110,24% kế hoạch, giảm
6,12% (giảm 1.080,28 ha) so với cả năm 2017. Năng suất đạt 44,40 tạ/ha, đạt
93,88% kế hoạch, tăng 1,25% (tăng 0,55 tạ/ha) so với cả năm 2017.
Cây lấy củ có chất bột diện tích gieo trồng đạt 6.881 ha, giảm 8,8% (giảm
663,59 ha) so với cả năm 2017. Khoai lang đạt 62,52 tạ/ha, tăng 0,36% (tăng
0,22 tạ/ha) so với cả năm 2017; sắn đạt 133,77 tạ/ha, tăng 1,08% (tăng 1,43
tạ/ha); khoai sọ đạt 64,94 tạ/ha, giảm 0,46% (giảm 0,3 tạ/ha); dong giềng đạt
82,8 tạ/ha, giảm 1,51% (giảm 1,27 tạ/ha); cây lấy củ có chất bột khác đạt 78,08
tạ/ha, giảm 3,53% (giảm 2,86 tạ/ha).
Diện tích trồng mía được 8.470,63ha, đạt 82,38% kế hoạch, giảm 18,40%
(giảm 1.910,15ha) so với cả năm 2017. Năng suất đạt 628,89 tạ/ha, đạt 90,35%
kế hoạch, tăng 1,47% (tăng 9,13 tạ/ha) so với cả năm 2017.
Cây có hạt chứa dầu Diện tích gieo trồng đạt 4.985,73ha, giảm 2,09%
(giảm 106,17ha) so với cả năm 2017. Trong đó: Cây đậu tương 635,37ha, giảm
19,47% (giảm 153,59 ha); cây lạc 4.341,48ha, tăng 1,11% (tăng 47,61ha). Năng
suất cây đậu tương đạt 19,01 tạ/ha, tăng 2,77% (tăng 0,51 tạ/ha) so với cả năm
2017; cây lạc đạt 28,91 tạ/ha, tăng 1,53% (tăng 0,44 tạ/ha).

Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh các loại Diện tích gieo trồng được 8.136,71
ha, tăng 6,95% (tăng 528,91 ha) so với cả năm 2017. Năng suất rau các loại đạt
2


64.378,16 tấn, tăng 6,80% (tăng 4.098,07 tấn) so với cả năm 2017; đậu các loại
đạt 528,80 tấn, tăng 14,58% (tăng 67,30 tấn)
- Về chăn nuôi
Đàn trâu: Tổng đàn năm 2018 là 103.573 con, giảm 6,54% (giảm 7.073
con) so với cùng kỳ năm 2017.
Đàn bò: Tổng đàn năm 2018 là 35.197 con, tăng 5,2% (tăng 1.741 con) so
với cùng kỳ năm 2017. Trong đó: Bò lai 16.991 con, bò sữa 3.641con, bò cái sữa
2.687 con.
Đàn lợn: Tổng đàn năm 2018 là 603.027 con, tăng 3,2% (tăng 18.691 con)
so với cùng kỳ năm 2017.
Đàn gia cầm: Tổng đàn năm 2018 là 6.004,69 nghìn con, tăng 4,09%
(tăng 236,18 nghìn con) so với cùng kỳ năm 2017.
Tóm lại:Tuyên Quang nằm ở vị trí đắc địa, có hệ thống giao thông đường
bộ, đường sông, là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa
các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc, là nơi trung chuyển
hàng hóa thiết yếu của các tỉnh miền núi phía Bắc.
Tuyên Quang là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển chăn nuôi dê. Địa hình
hầu hết là đồi núi thấp, độ dốc không quá lớn rất phù hợp với việc nuôi thả dê.
5.2. Tình hình phát triển chăn nuôi dê
5.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi dê trên thế giới
Bảng 1. Số lượng dê trên thế giới (ĐVT: con)
Năm 2013 Năm 2014
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2015

Thế giới 954.390.476 966.516.342 1.000.176.670 1.025.234.489 1.034.065.385
Châu Á 529,091,600 534,682,517 540.689.533 551.868.114 551.274.621
Châu Âu 17.262.152 17.060.801
16.925.343
18.140.681
19.290.067
Châu Mỹ 35.582.996 35.504.936
37.144.751
37.245.457
37.063.591
Châu Phi 368.823.751 375.600.718 401.742.325 414.217.852 422.738.294
Châu Úc 3.629.977
3.667.370
3.674.718
3.762.385
3.698.812
(Nguồn: FAOSTAT; tải tháng 7/2019)

Tài liệu trên cho thấy, số lượng dê của thế giới tăng dần qua các năm và
đến năm 2017 đạt 1.034.065.358 con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các
nước đang phát triển với số lượng 1.031.076.506 con (chiếm 99,71% so với các
nước phát triển) và được nuôi nhiều ở châu Á, có tới 551.274,621 con (chiếm
53,31% tổng đàn dê của thế giới). Tiếp theo là châu Phi có 422,738,294 con
(chiếm 42,81% tổng đàn). Châu Mỹ và Caribe có số lượng dê đứng thứ 3
(37,063,591 con - chiếm 3,58% tổng đàn dê thế giới). Số liệu ở bảng trên cũng
cho thấy, chăn nuôi dê tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển ở các nước
phát triển, mặc dù có số lượng dê ít hơn nhưng chăn nuôi với quy mô đàn lớn
hơn, sử dụng phương thức chăn nuôi tiên tiến với mục đích lấy sữa và làm pho
mát, do đó có hiệu quả kinh tế cao.
5.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam và Tuyên Quang

5.2.2.1. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam
Bảng 2. Số lượng dê ở Việt Nam phân theo khu vực
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Khu vực
Trung du & Miền 594.243 672.539 736.650 848.464 945.296 881.321

3


núi phía bắc
Đồng bằng sông
65.696
Hồng
Bắc Trung bộ và
292.614
DH miền Trung

72.383

79.089

66.531

104.599

106.858

393.017

433.957


495.793

623.501

659.518

Tây Nguyên

92.410

100.760

117.137

134.094

153.074

201.207

Đông Nam Bộ

177.700

208.529

231.449

309.843


357.715

413.616

Tây Nam Bộ

111.665

153.047

179.362

344.168

402.283

421.422

Tổng số

1.334.328 1.600.275 1.777.662 2.198.893 2.586.468 2.683.942

Nguồn: Cục thống kê Việt Nam năm 2013; 2014; 2015; 2016; 2017; và 2018)
Từ số liệu trên, nhận thấy số lượng dê từ 2013 đến năm 2018 tăng trưởng
rất tốt, luôn luôn vượt hai con số. Đối với dê, tăng trưởng năm 2014 so với năm
2013 là 19,93%; năm 2015 so với năm 2014 là 11,9 %; năm 2017 so với năm
2016 là 26,49%; năm 2018 so với năm 2017 là 3,8 % Sau 5 năm, tổng đàn dê
của cả nước tăng lên 2 lần và ngày càng được quan tâm đầu tư phát triển cả
về số lượng và chất lượng. Phát triển đàn dê tập trung chủ yếu ở những khu

vực có diện tích rừng đồi, bãi chăn thả tự nhiên nhiều.
Phân bố đàn dê theo vùng sinh thái (Bảng 2): Sự phân bố đàn dê không
đồng đều giữa các vùng sinh thái khác nhau ở nước ta. Do điều kiện tự nhiên
phù hợp nên đàn dê được nuôi tập trung nhiều nhất ở các tỉnh trung du và
miền núi phía Bắc ( 881.321 con), tiếp đến là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải
miền Trung (659.518 con), thấp nhất là khu vực Tây Nguyên ( 201.207 con).
Trong các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Tuyên Quang có
số lượng dê đứng thứ 4 sau tỉnh Sơn La, Hà Giang, Điện Biên.
Phương thức chăn nuôi: đàn dê chủ yếu được nuôi trong các nông hộ
với quy mô 5 - 20 con, một số hộ có quy mô 30 – 50 con và một số ít nông
trại có quy mô 60 - 150 con, tập trung ở các vùng trung du, miền núi các tỉnh
Đông Bắc, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi dê sinh
sản, dê sữa, dê thịt qui mô trang trại lớn (trên 100 con) được hình thành và
phát triển ở nhiều địa phương. Tập trung nhiều nhất là Hà Giang có 215
trang trại, Nghệ An 186, Gia Lai 285, Tiền Giang 165 trang trại... Với điều
kiện sinh thái và điều kiện chăn nuôi của nước ta có nhiều thuận lợi cho phát
triển nuôi dê mô hình nông trại, trang trại hướng thịt - sữa.
Thông qua các chương trình, dự án nghiên cứu, ứng dụng, đầu tư,
khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ (dê, cừu), trình độ kỹ
thuật chăn nuôi của người nông dân đã từng bước được nâng lên. Phương
thức chăn nuôi quảng canh chăn thả hoàn toàn dựa vào thức ăn thiên nhiên
dần được thay thế bằng chăn nuôi bán chăn thả, tận dụng sản phẩm phụ của
nông nghiệp, có đầu tư cao hơn ở một số vùng, một số nông hộ, nông trại.
Tuy nhiên, con số trên 70% tổng đàn dê được nuôi theo phương thức chăn
thả hoàn toàn vẫn còn quá nhiều so với nhu cầu cải tiến phương thức chăn
nuôi để nâng cao hiệu quả kinh tế. Bước đầu đã hình thành các mô hình,
nông trại, trang trại nuôi dê thâm canh, chú trọng giai đoạn vỗ béo dê thịt,
hoặc dê sinh sản cung cấp con giống hậu bị ở các tỉnh Đồng Nai, Bình
4



Dương, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hà Giang, Tiền Giang,… góp phần chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của
nông dân.
5.2.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Tuyên Quang
Bảng 3. Số lượng dê ở Tuyên Quang
Chỉ tiêu
Số lượng dê (con)
Tỷ lệ tăng năm sau so
với năm trước (%)
Tỷ lệ tăng sau 5 năm (%)

Năm
2013
20.809

Năm
2014
27.717

Năm
2015
30.340

Năm
2016
50.528

Năm
2017

55.748

Năm
2018
56.944

33,2

9.5

66,5

10,3

2,1

73,6

Số lượng dê Tỉnh Tuyên Quang từ giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018
tăng trưởng rất nhanh, tăng 73,6% sau 5 năm. So sánh tỷ lệ tăng năm sau so với
năm trước thấy rằng tỷ lệ tăng cao nhất năm 2016 so với năm 2015 là 66,5% do
thời gian này chăn nuôi dê được giá người chăn nuôi tăng đàn ồ ạt dẫn đến đàn
dê tăng trưởng nhanh chóng.
Tuy nhiên, từ năm 2017 so với năm 2016 là 10,3%; năm 2018 so với năm
2017 là 2,1%). Tỷ lệ tăng rất thấp do thời gian này dê giống và dê thịt trên thị
trường được giá và tăng cao người chăn nuôi vì lợi nhuận nên đã bán hết
không chú trọng duy trì ổn định và phát triển tổng đàn vì vậy thời gian này tỷ lệ
tăng đàn rất thấp.
Tuyên Quang là tỉnh có địa hình đa dạng với nhiều loại hình như đồi,
đất đai rộng và nguồn thức ăn phong phú..., trong đó diện tích núi, đồi, rừng

chiếm khá nhiều là điều kiện thuận lợi, phù hợp để đàn dê sinh trưởng và
phát triển. Phát huy lợi thế sẵn có, chăn nuôi dê đã trở thành thế mạnh,
truyền thống của nhiều địa phương trong tỉnh. Kết quả là chăn nuôi dê đã
mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần quan trọng vào
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hoá. Cụ thể là chăn nuôi dê của Tuyên Quang trong nhưng năm qua
đã phát triển liên tục về số lượng so với các tỉnh khác trong khu vực. Xếp hạng
của tổng số lượng dê tỉnh Tuyên Quang từ năm 2013 đến 2018 trong khu vực
trung du và miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh) đã tăng hạng từ thứ 7 (năm
2013) lên thứ 6 (năm 2017) và thứ 4 (năm 2108). Cụ thể: Năm 2013, Trong
các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc, tỉnh Tuyên Quang có số
lượng dê đứng thứ 7 sau tỉnh Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên,
Hoà Bình. Năm 2017, Trong các tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc,
tỉnh Tuyên Quang có số lượng dê đứng thứ 6 sau tỉnh Hà Giang, Sơn La, Lào
Cai, Điện Biên, Lạng Sơn. Nhưng năm 2018, tổng số lượng dê của tỉnh đã đứng
lên thứ 4 khu vực, chỉ sau tỉnh Sơn La, Hà Giang và Điện Biên.
Mặc dù tổng đàn dê của tỉnh Quang đã tăng liên tục trong những năm
qua nhưng cơ cấu giống của tỉnh chủ yếu là dê cỏ tầm vóc nhỏ, năng suất
thấp tỷ lệ đồng huyết cao do đàn dê của địa phương từ trước đến nay đều do
các hộ chăn nuôi tự phát, nuôi thả tự nhiên nên xẩy ra phối giống tự do gây
đồng huyết cao, tự cung tự cấp giống và tự tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, người
nuôi dê đã gặp không ít khó khăn, thách thức. Trước hết là khó khăn về bãi
5


chăn thả. Đàn dê muốn phát triển, chất lượng thịt tốt phải được chăn thả tự
nhiên ở những vùng đồi, núi rộng, có nhiều cây cỏ làm thức ăn nhưng phải
được quản lý tốt. Thế nhưng hiện nay, đồi núi tự nhiên để chăn thả dê đã bị
thu hẹp dần do diện tích đồi rừng đã được giao khoán cho các hộ dân quản
lý, một số đã được đưa vào phục vụ các khu du lịch sinh thái. Mặt khác, vì

điều kiện môi trường khắc nghiệt như mưa nắng, bãi chăn thả xa nhà, thu
nhập thấp hơn so với làm những công việc khác, do vậy nhiều lao động chưa
hào hứng với nghề nuôi dê. Chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc
đầu tư phát triển quy mô đàn. Thông thường, mỗi hộ chỉ nuôi thả từ 15-20
con, những hộ nuôi từ 50-70 con rất ít.
Để duy trì và mở rộng đàn dê, các cấp, các ngành trong tỉnh cần phải nỗ
lực tháo gỡ khó khăn, tìm ra những giải pháp phù hợp cho các hộ nuôi dê.
Vấn đề đặt ra đó là cần có cơ chế đầu tư kinh phí như hỗ trợ, tạo điều kiện
cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, cung cấp giống, hướng dẫn quy
cách làm chuồng trại, vận động nhân dân ở những vùng có lợi thế tăng quy
mô đàn, số lượng con nuôi, có như thế mới có thể đáp ứng nhu cầu cung cấp
thịt thương phẩm trước mắt và lâu dài cho thị trường.
Ngoài việc bảo tồn và phát triển đàn dê địa phương cần phải có sự cải
tạo để đàn dê phát triển theo hướng hướng thịt một cách hiệu quả, mang lại
nguồn thu nhập đáng kể, đưa những giống con nuôi có giá trị, năng suất và
chất lượng vào chăn thả. Các địa phương cần bố trí quy hoạch các bãi chăn
thả, vùng phát triển đàn dê; tích cực tuyên truyền về hiệu quả của việc nuôi
dê và vận động, khuyến khích các hộ được giao quản lý đồi rừng kết hợp với
chăn thả dê.
5.3. Tính cần thiết của việc thực hiện dự án
Tuyên Quang là một tỉnh có tổng đàn dê lớn theo thống kê năm 2017 toàn
tỉnh là 56.944 con tỷ lệ tăng sau 5 năm từ năm 2013 là 73,6% . Là địa phương
có diện tích cây công nghiệp và cây nông nghiệp lớn (ngô, mía, sắn), cùng với
đất đai rất phù hợp việc phát triển trồng một số loại cỏ có năng suất cao làm
thức ăn cho gia súc (VA06, cỏ Ghine, Chè Đại). Có thể thấy việc ứng dụng
công nghệ trong xây dựng mô hình phát triển đàn dê tận dụng nguồn lực sẵn có
tại địa phương là cần thiết để tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản xuất
chăn dê, tạo tiền lệ cho bước đột phá cải tiến phương thức chăn nuôi dê thịt
theo hướng tổ chức liên minh các hộ chăn nuôi theo chuổi giá trị. Từ đó thúc
đẩy nền chăn nuôi dê thịt của tỉnh phát triển bền vững, góp phần thực hiện tái

cơ cấu và nâng cao giá trị gia tăng ngành nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo,
phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên
Quang, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam cách
Thủ đô Thành phố Hà Nội 104 km và cách Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài
78 km theo hướng Quốc lộ 2C và đường Cao tốc 05 Nội Bài- Lào Cai qua các
huyện Lập Thạch, Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam, Đông
Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và Trung tâm thành phố Thái
Nguyên khoảng 60 km theo hướng Quốc lộ 37 Tuyên Quang- Thái Nguyên;
phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo
hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành
6


phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách
khu di tích lịch sử ATK Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc lộ 2C Sơn DươngTân Trào...
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 78.795,2 ha; trong đó: Đất Nông
nghiệp 69.206,4 ha, chiếm 87,83% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp
9.169,9 ha, chiếm 11,64% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 418,89 ha,
chiếm 0,53% tổng diện tích tự nhiên. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa
đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều; nhiệt độ trung bình hàng năm từ
22 – 24oC (cao nhất từ 33 – 35oC, thấp nhất từ 12 - 13oC); lượng mưa bình
quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm; huyện có hai sông lớn chảy qua, bao gồm
sông Lô (chảy qua địa phận 11 xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km),
sông Phó Đáy (chảy qua địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ
thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú. Đất đai của huyện Sơn Dương
khá đa dạng về nhóm và loại (đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất
mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp
thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các
loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch;

Về sản xuất nông lâm nghiệp: Huyện đang tập trung cơ cấu, tổ chức lại
sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh, chú trọng đổi mới phương thức
canh tác, thâm canh tăng năng suất cây trồng; Thực hiện quy hoạch ổn định
vùng nguyên liệu mía (trên 3.700 ha), chè (trên 1.500 ha), cây nguyên liệu giấy
(rừng trồng 35.000 ha), thức ăn chăn nuôi gia súc đảm bảo phù hợp; tập trung
phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo chuỗi giá trị, chất lượng cao, gia tăng
giá trị sản phẩm và thu nhập, tập trung các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực như:
cây mía, cây chè, cây nguyên liệu giấy, con lợn, bò thịt, bò sữa, dê... Toàn
huyện hiện có 214 trang trại lớn nhỏ và 42 Hợp tác xã đang hoạt động. Hiện tại
huyện đang khuyến khích phát triển các hợp tác xã kiểu mới, xây dựng cánh
đồng lớn để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng thương hiệu cho
các sản phẩm chủ lực của huyện; hỗ trợ phát triển các trang trại chăn nuôi,
trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...;
Hiện nay, chăn nuôi dê của tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Sơn
Dương nói riêng chủ yếu theo phương thức quảng canh, sử dụng thức ăn từ
chăn thả tự nhiên. Rất ít hộ dân nuôi theo hình thức bán thâm canh, vừa tận
dụng thức ăn tự nhiên vừa trồng cỏ để cung cấp thêm cho dê. Giống được
người dân sử dụng chủ yếu là giống dê cỏ với ưu điểm là sinh sản tốt, thích
nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương nhưng có tầm vóc nhỏ, tăng
khối lượng chậm, năng suất thịt thấp. Việc duy trì và phát triển và nâng cao
chất lượng đàn dê của tỉnh là hết sức cần thiết.
Dê Cỏ tại Tuyên Quang hiện nay có hạn chế là tầm vóc nhỏ, sản lượng thịt
thấp hơn một số giống dê lai khác. Đây là những hạn chế cần cải tạo để nâng
cao sức sản xuất thịt của đàn dê địa phương.
Dê Boer là giống dê chuyên dụng nuôi lấy thịt, có nguồn gốc từ châu Phi
nhập vào nước ta với mục đích làm con giống để cải thiện thể vóc của giống dê
nội. Dê Boer lai được tạo giống từ giống dê Boer x Dê Barbari Ấn Độ hoặc dê
Bách Thảo với đặc điểm nổi bật là lớn nhanh và cho sản lượng thịt nhiều hơn
các loại dê thông thường. Chính vì vậy, sử dụng tác động của khoa học kỹ thuật
7



trong chọn lọc nhân giống dê, nâng cao năng suất, chất lượng thịt của dê địa
phương là cần thiết đảm bảo tính thời sự, tính khoa học đáp ứng được nhu cầu
cấp thiết cho sản xuất hiện nay. Bằng phương pháp sử dụng đực giống đã qua
chọn lọc, áp dụng công tác quản lý giống tiên tiến, nuôi dưỡng đầy đủ để tạo ra
sản phẩm con lai có tiềm năng di truyền tốt đáp ứng cho người chăn nuôi.
Phát triển đàn dê địa phương là hướng đi mà tỉnh Tuyên Quang cần xác
định có tầm quan trọng trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn,
tạo công ăn việc làm nhằm thu hút được lực lượng lao động ở nông thôn,
góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Để thành công
trong phát triển đàn dê ở Tuyên Quang, cần đánh giá nhận xét một cách khoa
học, chính xác và hoàn thiện quy trình nhân giống, nuôi dê lai phù hợp với điều
kiện tự nhiên của tỉnh. Nắm bắt được nhu cầu của địa phương, đồng thời hiện
tại trên toàn tỉnh Tuyên Quang chưa có đơn vị nào đầu tư thực hiện dự án ứng
dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống dê lai và xây dựng mô hình
nuôi dê thương phẩm mà chỉ có một số người dân đã nuôi theo kinh nghiệm
truyền thống, chưa được tiếp thu công nghệ mới, vì vậy việc đầu tư thực hiện
dự án ứng dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống dê lai để cải tạo
đàn dê địa phương là rất cần thiết. Nó vừa có ý nghĩa thực tiễn, vừa có ý nghĩa
khoa học và là rất phù hợp với mục tiêu của Chương trình Nông thôn miền núi
đồng thời cũng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh tỉnh.
Việc triển khai dự án “ Ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong nhân giống dê lai
và xây dựng mô hình nuôi dê thương phẩm tại tỉnh Tuyên Quang” có ý nghĩa
lớn nhằm tạo công ăn việc làm, bảo vệ sức khỏe, tăng thu nhập cho người chăn
nuôi. Đặc biệt tạo mô hình sản xuất, cung cấp giống và chuyển giao công nghệ
xây dựng mô hình nhân giống và chăn nuôi dê thương phẩm theo phương thức
chăn nuôi an toàn quy mô trang trại làm mô hình mẫu để phổ biến, nhân rộng
tại địa phương.
5.4. Những căn cứ pháp lý xây dựng dự án

- Quyết định số 1747/QĐ-TTgngày 13 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến
bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền
núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025;
- Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với
nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT- BKHCN -BTC ngày 30 tháng 12
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ trưởng Bộ Tài chính
Quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước;
- Thông tư số 07/2016/TT-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2016 của Bộ
Khoa học và Công nghệ Quy định quản lý Chương trình hỗ trợ ứng dụng,
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025;
- Thông tư số 348/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài
chính Quy định quản lý tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng dụng,
8


chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025.
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ tài
Chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
- Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài
Chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà
nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
- Quyết định số 224/QĐ-BKHCN ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ
Khoa học và Công nghệ Quy định về xây dựng dự toán chi công lao động khoa
học của dự án thuộc "Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa

học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng
dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025";
6. Tính tiên tiến và thích hợp của công nghệ được ứng dụng, chuyển giao:
6.1. Đặc điểm và xuất xứ của công nghệ dự kiến áp dụng
Trong phạm vi của dự án này, chúng tôi dự kiến áp dụng 8 quy trình kỹ
thuật phục vụ chăn nuôi dê. Các quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê đã được chọn
lọc trong quá trình Trung tâm Nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây thực hiện chủ trì
các đề tài, dự án cấp Bộ, cấp Nhà nước, các dự án khuyến nông, dự án hợp tác
quốc tế như:
- Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống dê lai sữa, thịt phù hợp với điều
kiện Việt Nam từ năm 2006 - 2010.
- Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi dê để nâng cao hiệu
quả kinh tế tăng thu nhập cho người chăn nuôi tại Bình Định dự án ADB năm
2009 – 2011.
* Các quy trình lai giống và chăn nuôi dê được Trung tâm Nghiên cứu Dê và
Thỏ Sơn Tây chuyển giao tại dự án này bao gồm:
Quy trình kỹ thuật: Chăm sóc, nuôi dưỡng dê con theo mẹ; quản lý, chăm
sóc nuôi dưỡng dê hậu bị; chăm sóc, nuôi dưỡng dê sinh sản; chăm sóc, nuôi
dưỡng dê thịt thương phẩm; chọn giống, chọn phối và ghép đôi giao phối dê
giống; điều trị và phòng bệnh cho dê; bảo quản, chế biến thức ăn thô xanh và
phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho dê; làm chuồng trại nuôi dê.
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây tư vấn chuyển giao kỹ thuật, hỗ
trợ công nghệ trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, ứng dụng từ các dự
án, đề tài Trung tâm thực hiện thành công trong thời gian qua.
Dự án sẽ tư vấn, hướng dẫn thiết kế xây dựng chuồng trại, cách chọn địa
điểm, xây dựng chuồng trại một cách hợp lý; định mức xây dựng chuồng trại đối
với từng loại dê; cách bố trí máng ăn, máng uống phù hợp,… từ đó sẽ đầu tư xây
dựng hợp lý, phù hợp để dê sinh trưởng phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế.
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê hậu bị sẽ cung cấp các kiến thức chuyên
môn về các bước chăm sóc nuôi dưỡng dê hậu bị; các biện pháp kỹ thuật để

nâng cao sức khỏe, khả năng sinh trưởng cũng như các biện pháp để tuyển chọn
dê giống trong giai đoạn hậu bị.
- Quy trình kỹ thuật chọn giống, ghép đôi giao phối và tạo giống dê lai giúp
người chăn nuôi dê quản lý tốt hơn con giống của mình, nắm rõ được một số
biện pháp tuyển chọn nhằm củng cố đặc điểm ngoại hình và bước đầu cải tiến
9


tầm vóc của dê, cách thức quản lý ghép đôi giao phối tránh hiện tượng cận
huyết.
- Quy trình kỹ thuật chăn nuôi dê sinh sản giúp người chăn nuôi dê chăm
sóc được dê lai sinh sản đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cao năng suất sinh sản
và giá trị sản phẩm.
- Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc dê con theo mẹ sẽ chỉ rõ hơn các
yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sống sót và sinh trưởng của dê con theo mẹ.
Quy trình này còn nêu ra một số biện pháp kỹ thuật nâng cao số lượng, chất
lượng sữa của dê mẹ và nâng cao tỉ lệ sống đến cai sữa cũng như nâng cao khối
lượng cai sữa của dê con theo mẹ.
- Quy trình kỹ thuật quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng dê thịt thương phẩm
sẽ giúp người dân một số giải pháp nâng khả năng sản xuất của dê thịt và hiệu
quả chăn nuôi.
- Quy trình kỹ thuật bảo quản và chế biến thức ăn cho dê giúp dự trữ
nguồn thức ăn cho dê, nâng cao giá trị sử dụng nguồn thức ăn tại chỗ, giảm giá
thành sản xuất.
- Quy trình điều trị và phòng bệnh cho dê áp dụng kết hợp đồng bộ với các
quy trình khác sẽ cải tiến và nâng cao đáng kể khả năng sản xuất của dê.
- Quy trình làm trang trại tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động và sinh
trưởng của dê.
Cơ quan chuyển giao Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Viện
Chăn nuôi được thành lập năm 1978, trụ sở tại phường Xuân Khanh, thị xã Sơn

Tây, Hà Nội là đơn vị hàng đầu Việt Nam về nghiên cứu và chuyển giao công
nghệ, quy trình kỹ thuật trên các đối tượng dê, cừu, thỏ… được Nhà nước giao
cho chức năng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, tập huấn, tham gia
đào tạo và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; hợp tác quốc tế và liên kết
liên doanh; thử nghiệm quy trình công nghệ mới; xây dựng các định mức kinh
tế kỹ thuật; tư vấn dịch vụ, sản xuất kinh doanh về giống, thức ăn, thú y, vật tư,
trang thiết bị nuôi dê, cừu, thỏ… Trung tâm được Nhà nước giao cho chức năng
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; nuôi giữ giống gốc dê cừu; nghiên
cứu nhân thuần, lai tạo các giống dê tập huấn, tham gia đào tạo và chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, công nghệ; hợp tác quốc tế và liên kết liên doanh; thử nghiệm
quy trình công nghệ mới; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật; tư vấn dịch vụ,
sản xuất kinh doanh về giống, thức ăn, thuốc thú y, vật tư trang thiết bị chăn
nuôi dê, cừu, thỏ…Vì vậy, Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây có nhiều
kinh nghiệm thực tế cũng như chuyên môn sâu, đây là một trong những yếu tố
quyết định thành công của quá trình chuyển giao công nghệ, quy trình kỹ
thuật…
6.2. Tính tiên tiến của công nghệ dự kiến áp dụng so với các công nghệ
đang áp dụng tại địa phương
Các quy trình kỹ thuật, công nghệ này được Trung tâm nghiên cứu dê và
thỏ Sơn Tây nghiên cứu và phát triển công nghệ trên nhiều địa phương và nhiều
vùng sinh thái. Các quy trình này được nghiên cứu trong thời gian dài và được
đúc kết tổng hợp lại thành các quy trình kỹ thuật nuôi dê tiên tiến và phù hợp
với nhiều đối tượng dê.
10


Các quy trình, công nghệ này đã được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ
Sơn Tây chuyển giao thành công ở một số địa phương, kết quả đã nâng cao
hiệu quả cho sản phẩm 5 – 10% và tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê từ 10 –
20% so với khi chưa được áp dụng chuyển giao.

Một số quy trình kỹ thuật và công nghệ về quản lý chăm sóc dê cái sinh
sản đã nâng cao tỉ lệ sinh sản của dê cái lên 10%, 1 cái sinh sản có thể cho 35
kg dê thịt/năm và làm tăng hiệu quả kinh tế chăn nuôi dê sinh sản lên 10%.
Các quy trình kỹ thuật và công nghệ về quản lý dê đực sinh sản đã nâng
cao chất lượng giống và tăng hiệu quả kinh tế lên 20%.
Các quy trình kỹ thuật và công nghệ về quản lý chăm sóc dê con theo mẹ
đã làm tăng tỉ lệ sống lên 90% và tăng khối lượng cai sữa lên 10%.
Một số quy trình kỹ thuật và công nghệ về quản lý chăm sóc dê thịt phù hợp
theo các giai đoạn thương phẩm khác nhau đã giảm chi phí thức ăn 10%, nâng cao
khả năng cho thịt 10-20% và làm tăng hiệu quả chăn nuôi dê thịt lên 20%.
Các quy trình kỹ thuật và công nghệ về vệ sinh dịch tễ và thú y cho dê khi
được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây nghiên cứu ứng dụng đã giảm tỉ
lệ mắc bệnh 30-40% và giảm tỉ lệ chết 10-20% so với khi chưa ứng dụng.
6.3. Tính thích hợp của công nghệ dự kiến áp dụng
Các quy trình công nghệ được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây
nghiên cứu bài bản, có tính khoa học cao và phù hợp với vùng sinh thái dự án.
Các quy trình công nghệ đề xuất chuyển giao tại Tuyên Quang đã được
thử nghiệm và chuyển giao thành công ở nhiều địa phương có điều kiện sinh
thái tương tự và được đánh giá cao, hiệu quả nên dự kiến thích hợp khi ứng
dụng vào phát triển chăn nuôi dê tại Tuyên Quang. Hơn nữa, các công nghệ này
được đơn vị trong nước nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao nên có tính phù
hợp cao đồng thời giảm được chi phí và giá thành hơn khi mua từ nước ngoài.
II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN
11. Mục tiêu:
11.1. Mục tiêu chung:
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất để xây dựng thành công
mô hình nuôi dê lai (Boer lai x dê cái là dê cỏ địa phương) có năng suất, hiệu
quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ tỉnh Tuyên Quang.
11.2. Mục tiêu cụ thể:
- Chuyển giao và tiếp nhận thành công 8 quy trình kỹ thuật tiên tiến trong

nhân giống và chăn nuôi dê lai thương phẩm.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ để xây dựng được 01 mô hình
sản xuất dê lai tập trung có 400 dê cái cỏ và 30 dê đực lai Boer
- Xây dựng 01 mô hình trang trại nuôi 500 dê lai thương phẩm.
- Xây dựng được mô hình mô hình nuôi dê lai thương phẩm phân tán quy
mô 500 con/20 hộ dân.
- Xây dựng mô hình trồng cỏ thâm canh làm thức ăn cho dê quy mô 1,5
ha với các giống cỏ voi, cỏ ghi nê và một số cây họ đậu.
- Đào tạo được 06 kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn cho 200 lượt người dân
tham gia dự án.
12. Nội dung:
12.1. Mô tả công nghệ ứng dụng
11


Kỹ thuật nhân giống, lai tạo, chăn nuôi và phòng bệnh cho dê
* Chọn giống:
Nguyên tắc căn bản là chọn những con thú giống khỏe mạnh, có thân hình
cân đối, có khung xương và bộ phận sinh dục phát triển mạnh, không bị khuyết tật
Hàng năm đổi giống mới để tránh giao phối cận huyết hay đồng huyết (cùng
huyết thống) và sinh ra đàn dê con có những đặc tính di truyền "ưu thế lai".
* Phối giống:
- Tuổi phối giống: dê cái trên 7 tháng tuổi, dê đực khoảng từ 8 điến 9 tháng tuổi.
- Đối với dê cái, mỗi chu kỳ động đực từ 18 đến 21 ngày, mỗi kỳ khoảng 2
đến 3 ngày. Nên cho phối giống vào ngày thứ hai mỗi kỳ.
- Đối với các giống dê nuôi lấy thịt thì tỷ lệ 1 dê đực giống cho 40 dê cái.
Tuy nhiên có thể giảm tỷ lệ này: mỗi 20 đến 25 dê cái cần 1 dê đực để phối
giống. Nếu phối giống theo mùa thì từ 3 đến 4 dê đực cho 100 dê cái.
* Chuồng trại:
Ở những nơi không có điều kiện chăn thả, dê có thể được nuôi trong

chuồng trại. "Chuồng sàn" là loại chuồng trại thích hợp nhất cho dê, sàn cao
hơn mặt đất khoảng 0,5 mét - 1 mét. Diện tích chuồng trại phải rộng rãi, thích
hợp cho từng lứa tuổi. Dê dưới 6 tháng tuổi: 0,3m2 đến 0,5 m2 cho mỗi con, dê
trên 6 tháng tuổi: 0,7m2 đến 1 m2 cho mỗi con, dê đực giống: trì 1,5m2 đến 2,5
m2 cho mỗi con.
Ngoài ra, nếu có điều kiện, cần có thêm "sân chơi".Sân phải cao ráo,
không bị đọng nước. Diện tích "sân chơi" rộng rãi từ 2 m2 đến 4 m2
* Một số bệnh thường gặp ở dê:
Điều kiện vệ sinh chuồng trại có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa
các bệnh nhiễm:
Có thể chia ra làm hai loại bệnh:
* Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn và siêu vi khuẩn
- Bệnh tiêu chảy: Thường xảy ra ở dê con khoảng từ 4 đến 10 ngày tuổi do
sức đề kháng còn yếu. Dê con thường dễ bị nhiễm những vi khuẩn đường ruột
từ vú dê mẹ hoặc sữa mẹ. Triệu chứng phân nhão hay lỏng, có màu trắng hoặc
vàng nhạt và có mùi hôi. Dê con bị ốm và lông bị xù xì do mất nước.
- Bệnh viêm phổi và hệ thống hô hấp: Có thể bị nhiễm bệnh ở mọi lứa
tuổi. Bệnh có thể do nhiều loại vi khuẩn như Mycoplasma, pneumonia,
Pasteurella multocida, v.v...Bệnh có thể gây tử vong.
- Bệnh viêm ruột hoại tử” Mầm bệnh là độc tố của trực trùng hiếm khí
Clostridium perf ingens lan truyền theo thức ăn và nước uống. Triệu chứng sốt
cao, tiêu chảy, phân có lẫn máu hoặc chất dịch nhờn,... dê bị nhiễm bệnh bỏ ăn
và có thể bị chết.
- Bệnh viêm lở miệng: Xoang bên trong miệng và môi sưng và lở loét do
một loại siêu vi khuẩn gây nên.
- Bệnh lở mồm long móng (foot and mouth disease): Do siêu vi khuẩn gây
nên. Bệnh làm cho con thú ăn uống, đi lại khó khăn nên làm giảm sự tăng
trưởng hoặc giảm sản lượng sữa.
- Bệnh tụ huyết trùng: Chủ yếu do vi khuẩn Pasturelia multocida, ngoài ra
còn thường kết hợp với những loại vi khuẩn khác như Mycoplasma,

12


Staphylococcus, Streptococcus, v.v...Triệu chứng sốt cao, chảy nước bọt, nước
mũi , cổ họng sưng, tiêu chảy có máu, ... có thể gây tử vong.
- Bệnh thối móng: Do vi khuẩn Spherophorus necrophonts truyền nhiễm
qua các vết thương ở chân, do đi lại trên nền đất, chuồng trại ẩm ướt, ...
- Bệnh viêm vú: Xảy ra ở dê cái nuôi để lấy sữa, do chăm sóc bầu vú
không kỹ, hoặc vắt sữa (bằng tay) không đúng kỹ thuật, bầu vú không sạch dễ
bị nhiễm trùng, sưng đỏ, ...
* Bệnh do ký sinh trùng:
- Bệnh cầu trùng, do nguyên sinh động vật (protozoan) Eimeria và một số
vi khuẩn đường ruột gây ra. Triệu chứng tiêu chảy có máu hoặc không có máu
do chảy máu bên trong niêm mạc ruột.
- Bệnh do nhiễm các loại giun sán, gồm giun đũa (Ascaris), sán dây
(Taema), ... sống ký sinh trong ruột, sán lá gan (Fasciola hepatica, F.
gigantica) ký sinh và phát triển trong gan và ống dẫn mật. Bệnh lan truyền qua
thức ăn và nước uống, hoặc do ăn cỏ ở các đầm lầy nước đọng, ...
- Bệnh do giun phổi Dictyocaulus ký sinh trong phế quản và phế nang
phổi. Dê bị ho, còi cọc, chảy nước mũi,...
- Bệnh do ve hút máu: ở dê, hai loài ve Damalina và Linognathus bám
trên da hút máu, làm cho dê ốm, còi cọc, lông xù, chậm phát triển,…
- Bệnh ghẻ. Do hai giống Psoroptes và Sarcoptes sống ký sinh trên da, làm
cho dê ngửa ngáy, rụng lông,…
12.2. Nội dung, các bước công việc cần thực hiện
Nội dung 1: Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao các quy trình kỹ thuật tiên
tiến trong nhân giống và chăn nuôi dê lai thương phẩm.
Trong nội dung này dự án thực hiện một cuộc điều tra tình hình chăn nuôi
dê ở Tuyên Quang để nắm bắt và có đánh giá một cách tổng quát hơn về tình
hình chăn nuôi dê của địa phương; Dự án kết hợp với cơ quan chuyển giao sẽ tổ

chức hoạt động chuyển giao và tiếp nhận tiến bộ khoa học, quy trình kỹ thuật
và mô hình chăn nuôi dê tiên tiến thông qua hình thức tham quan học hỏi thực
tế, tổ chức lớp đào tạo, tập huấn.
Hoạt động 1 : Điều tra khảo sát thực trạng chăn nuôi dê tại tỉnh Tuyên
Quang
- Mục đích của việc điều tra khảo sát: đánh giá một cách tổng quát tình
hình chăn nuôi dê của địa phương, từ đó phân tích ra những thuận lợi và khó
khăn. Trên cơ sở đó sẽ có sự lựa chọn các quy trình kỹ thuật và tiến bộ khoa
học phù hợp cho việc phát triển chăn nuôi dê ở địa phương.
- Thiết kế phiếu điều tra tình hình phát triển chăn nuôi dê tại Tuyên
Quang. Để hạn chế ảnh hưởng của những ý kiến mang tính cá nhân của những
người ngoài cuộc áp đặt vào tiến trình điều tra bộ câu hỏi điều tra sẽ được thiết
kế sao cho có thể khai thác được những tiêu chí tế nhị. Tư vấn và các phương
tiện bổ trợ cho cuộc điều tra sẽ được thực hiện trong cuộc điều tra.
- Điều tra khảo sát sơ bộ tình hình phát triển chăn nuôi dê trên 300 hộ
chăn nuôi ở 06 huyện thị thuộc vùng đồi núi của tỉnh Tuyên Quang. Mỗi
huyện thị sẽ tiến hành điều tra ngẫu nhiên 50 hộ chăn nuôi dê đại diện cho
vùng sinh thái và trình độ cao thấp của người chăn nuôi.
13


- Thu thập số liệu thứ cấp bao gồm: Số lượng đàn, các giống dê thông
qua báo cáo tổng kết tình hình chăn nuôi cuối năm 2016 từ Cục thống kê,
phòng NNPT-NT, phòng Kinh tế ở 06 huyện thị của tỉnh Tuyên Quang.
- Thu thập số liệu sơ cấp bao gồm: Qui mô, cơ cấu theo giống, nguồn
thức ăn, tình hình nuôi dưỡng chăm sóc đàn dê thông qua các phiếu điều tra
tại các nông hộ điều tra.
Dự án sẽ áp dụng phương pháp quan sát thực địa, phỏng vấn trực tiếp
qua phiếu điều tra. Đồng thời áp dụng phương pháp điều tra nhanh bằng các
câu hỏi với sự tham gia của cộng đồng để thu thập thông tin về các khó khăn

của người nông dân khi phát triển chăn nuôi dê và từ đó tìm ra các giải pháp
để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý thống kê, phân tích và viết báo
cáo đánh giá tổng quát tình hình phát triển chăn nuôi dê của vùng điều tra
Hoạt động 2 : Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao và tiếp nhận quy trình kỹ thuật
nuôi dê lai
- Dự án sẽ hợp đồng với Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây Viện Chăn nuôi về việc chuyển giao và tiếp nhận các quy trình kỹ thuật và
tiến bộ khoa học kỹ thuật cho dự án thông qua các chuyến tham quan học hỏi
mô hình thực tế và lớp đào tạo tập huấn.
- Tổ chức 01 chuyến tham quan, học hỏi về quy mô, mô hình, quy trình
kỹ thuật và tiến bộ khoa học kỹ thuật được sử dụng ở Trung tâm nghiên cứu
dê và thỏ Sơn Tây - Viện Chăn nuôi cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật
của dự án.
- Trên cơ sở đánh giá và nắm bắt tình hình chăn nuôi dê thực tiễn của địa
phương thông qua kết quả từ cuộc điều tra, kết hợp với việc học hỏi từ các
chuyến đi tham quan học hỏi từ thực tế, dự án sẽ chọn lựa các tiến bộ khoa học
và quy trình kỹ thuật phù hợp ứng dụng vào các hoạt động của dự án.
- Quy trình công nghệ được Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây Viện Chăn nuôi hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao cho cơ quan chủ trì và các hộ
dân tham gia mô hình trong quá trình thực hiện dự án gồm:
1. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê con theo mẹ;
2. Kỹ thuật quản lý, chăm sóc nuôi dưỡng hậu bị;
3. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê cái và dê đực sinh sản;
4. Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê thịt thương phẩm;
5. Kỹ thuật chọn giống, chọn phối và ghép đôi giao phối dê giống;
6. Kỹ thuật điều trị và phòng bệnh cho dê
7. Kỹ thuật bảo quản, chế biến thức ăn thô xanh và phụ phẩm nông
nghiệp làm thức ăn cho dê;
8. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi dê
12.2. Nội dung 2. Xây dựng mô hình
12.2.1. Xây dựng mô hình nuôi dê sinh sản để tạo dê lai thương phẩm tập trung

a. Xây dựng mô hình nhân giống dê lai
- Quy mô: 400 dê cái sinh sản và 30 dê đực sinh sản.
- Địa điểm: Xã Lâm Xuyên – H. Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang
- Nội dung: Xây dựng, sửa chữa chuồng trại: Cải tạo, nâng cấp 02 khu
chuồng nuôi dê cái sinh sản quy mô mỗi chuồng 800m 2 và 1000 m2 sân chơi
14


và 01 khu chuồng nuôi dê đực sinh sản với diện tích 140m 2 và 150m 2 sân
chơi xây dựng mới.
Mua sắm các thiết bị phục vụ chăn nuôi (như quạt hút & bạt của các
chuồng; máy thái cỏ,...), hệ thống cung cấp nước uống cho dê; hệ thống dẫn
nước thải, bể chứa nước thải, cũng như các hạng mục kỹ thuật hạ tầng khác.
Nhằm đảm bảo điều kiện kỹ thuật phục vụ chăn nuôi (như tiểu khí hậu,
chuồng nuôi, vệ sinh môi trường…)
b. Xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn
- Quy mô:1,5 ha cỏ trong đó 1 ha tại mô hình tập trung và 0,5 ha ở 20 hộ.
- Địa điểm: Xã Lâm Xuyên – H. Sơn Dương – tỉnh Tuyên Quang và
các nông hộ.
- Nội dung: Trồng cỏ, chế biến thức ăn chăn nuôi: Mô hình được triển
khai trên diện tích 1,5 ha cỏ (bao gồm cỏ voi, cỏ ghi nê và cây họ đậu, thu
được khoảng 300 tấn cỏ tươi/năm). Ngoài ra con tận dụng các nguồn thức ăn
từ phụ phẩm nông nghiệp như: thân cây ngô, sắn và lá sắn…
c. Tiến hành tuyển chọn và mua:
- Mua 30 con dê đực Boer lai và 400 con cái giống Giống đảm bảo tiêu
chuẩn. Với khối lượng dê Boer lai từ 35-45kg, dê Cỏ 18-25 kg.
- Khảo sát, tuyển chọn 400 dê cái cỏ tại các huyện thị của tỉnh Tuyên
Quang dựa trên tiêu chuẩn tuyển chọn như khối lượng cơ thể từ 18 – 25
kg/con; ngoại hình cân đối; bộ phận sinh dục không bị dị tật; không bị bệnh
về sinh sản, ....

d. Dự kiến kết quả:
Trại chăn nuôi tập trung được đầu tư xây dựng với quy mô:
+ 400 con dê cái cỏ và 30 con đực Boer lai tạo ra 1.000 con dê lai F 1
BoBtc/năm; với các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản như sau: khối lượng sơ sinh: 2,1 2,4kg/con, tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa > 90% (tỷ lệ phối chửa 90%, Số con sơ
sinh/lứa 1,3 con; số lứa đẻ cái/năm 1,3 lứa, tỷ lệ nuôi sống sau cai sữa 90%)
- Trại giống sau khi kết thúc dự án sẽ hoạt động ổn định và sản xuất được
các dê lai giống có chất lượng tốt cung cấp ra ngoài thị trường. Các con giống
sẽ có đặc điểm ngoại hình thể chất, sức sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn giống.
- Trong quá trình lai các đực giống sẽ được quản lý, theo dõi và thay đổi luân
phiên giữa các gia đình dê nhằm tránh đồng huyết (cận huyết) ở thế hệ sau.
- Tất cả các dê lai trong chuồng đều được theo dõi, ghi chép và quản lý theo
sổ giống. Các dê cái sinh sản sẽ được theo dõi các chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu kỹ
thuật, lịch phối giống,... theo từng cá thể và được ghi chép vào các thẻ nái.
12.2.2. Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm dê lai tập trung bán chăn thả
- Quy mô: 500 con
- Địa điểm: Tại trại chăn nuôi của công ty.
- Nội dung: 01 chuồng nuôi dê thương phẩm với quy mô nuôi 500 con
diện tích chuồng nuôi là 800m 2 và 1000 m2 sân chơi; Xây dựng mô hình nuôi
dê thương phẩm với khối lượng trưởng thành trung bình dê cái 20 - 30 kg, dê
đực 40-45kg.
12.2.3. Xây dựng mô hình nuôi dê lai tại địa phương tham gia dự án
- Quy mô: 20 hộ nông dân có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi
- Địa điểm: Trên địa bàn huyện Sơn Dương
- Nội dung: Đào tạo, tập huấn cho 10 hộ dân trong 02 đợt, mỗi đợt 12
ngày về kỹ thuật chăm sóc, quản lý dê lai; phát triển động dục; ghép đôi giao
phối; bảo quản và chế biến thức ăn cho dê; cách phòng và trị một số bệnh
thường gặp ở dê.
15



- Kết quả đạt được:
Tháng tuổi
Giống dê lai thương phẩm
Sơ sinh
Từ 2,1 đến 2,4
6 tháng
Từ 12 đến 15,2
9 tháng
Từ 17 đến 20,2
12 tháng
Từ 23 đến 26
Xây dựng mô hình nuôi dê lai có khối lượng cơ thể: sơ sinh 2,1 -2,4 kg;
khối lượng 9 tháng đạt 17-20,2 kg, 12 tháng đạt 23-26 kg. Tuổi phối giống
lần đầu 8-10 tháng, đẻ 1,7 lứa/năm và 1,8 con/lứa. Sản phẩm sinh ra từ trại
dê giống tập trung bên cạnh việc chuyển giao cho mô hình chăn nuôi dê
thương phẩm tại địa phương (hộ dân).
- Khảo sát, đánh giá, lựa chọn hộ nuôi dê thương phẩm: Khảo sát sơ bộ tình
hình phát triển chăn nuôi dê trên địa bàn huyện, tập trung điều tra ngẫu nhiên đại
diện cho huyện, vùng sinh thái và trình độ cao thấp của người chăn nuôi.
- Các nội dung cần đánh giá: Đánh giá khả năng sản xuất của dê địa
phương thông qua các chỉ tiêu: Khả năng sinh sản; khối lượng cơ thể; tỷ lệ
thịt; khả năng nhiễm dịch bệnh; ... của dê địa phương theo mẫu điều tra thiết
kế sẵn.
- Chọn 20 hộ nông dân có đủ điều kiện để phát triển chăn nuôi dê tham
gia mô hình của dự án; các hộ nông dân phải có kinh nghiệm chăn nuôi dê;
có chuồng trại; diện tích trồng cỏ, …
- Làm các cam kết với các hộ tham gia dự án để họ có trách nhiệm với
công việc và họ góp một phần kinh phí như thức ăn; công chăm sóc, chăn
nuôi dê tại mô hình của người dân.
- Tập huấn và xây dựng mô hình ủ chua và dự trữ thức ăn cho dê 20

nông hộ tham gia vào dự án.
- Dự án sẽ hỗ trợ con giống sau khi đã chọn lọc, mua từ đơn vị chuyển
giao, hỗ trợ kỹ thuật, vật tư thuốc thú y cho các mô hình trong hệ thống phát
triển giống dê.
Sau khi dự án kết thúc các hộ dân tham gia đều có thể chủ động được
nguồn giống và các kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng. Tạo công ăn việc làm ổn
định cho các mô hình tham gia dự án..
12.2.4. Xây dựng Các tiêu chuẩn ăn cho dê
Khẩu phần thức ăn cho dê giai đoạn chờ phối và mang thai như sau (kg/con/ngày)
Khẩu phần 1 Khẩu phần 2
Loại thức ăn
(dê chờ phối)
(dê chửa)
Cây hoà thảo (cỏ, lá tạp)
2,5-3,0
3,0-3,5
Cây cao đạm (cây họ đậu, lá sắn, lá mit, lá sung...)
0,8-1
0,8-1
Thức ăn củ quả tươi (Khoai, sắn, quả bí)
0,3
Thức ăn tinh (cám hỗn hợp)
0,3-0,5
0,4-0,6
Khẩu phần thức ăn cho dê hậu bị cái như sau (kg/con/ngày)
Khẩu phần 1 Khẩu phần 2
Khẩu phần 3
Giai đoạn sau Giai đoạn 7 Giai đoạn sau phối
Loại thức ăn
cai sữa: 4-5 tháng tuổi đến giống lần đầu đến

tháng tuổi
phối giống
đẻ lứa đầu
Cây hoà thảo (cỏ, lá tạp)
2,5 – 3,5
3-4
3,5 - 4,5
Cây cao đạm (họ đậu, lá sắn, mít)
0,5-0,7
0,6-0,8
0,7-0,9
Thức ăn củ quả tươi ( Khoai, sắn,
0,1-0,2
0,1-0,.2
0.3
quả bí…)

16


Thức ăn tinh (cám hỗn hợp)
0,1
0,1-0,2
0,3-0,4
Khẩu phần thức ăn cho dê đực giống hậu bị (kg/con/ngày)
Khẩu phần Khẩu phần Khẩu phần
Loại thức ăn
1
2
3

Cây hoà thảo (cỏ lá tạp)
4
3,5
3
Cây cao đạm (cây họ đậu, lá sắn, lá mít, lá
0,5
1
1,5
xung..)
Thức ăn củ quả tươi ( Khoai, sắn, quả bí)
0.3
0.5
Thức ăn hạt nảy mầm ( giá đỗ, thóc, kê nảy
0,05
0,05
0,05
mầm)
Thức ăn tinh (cám hỗn hợp)
0,3
0,2
0,1
Khẩu phần thức ăn cho dê đực giống (kg/con/ngày)
Khẩu phần 1 Khẩu phần 2 Khẩu phần 3
Loại thức ăn
(dê đực 25-45 (dê đực 45-65 (dê đực > 65
kg)
kg)
kg)
4-5
5 -5,5

5,5-6
Cây hoà thảo (cỏ lá tạp):
Cây cao đạm (cây họ đậu, lá sắn, lá
0,6-0,8
0,7-0,9
0,8-1
mít, lá xung..):
Thức ăn hạt nảy mầm (rau giá, thóc
0,05
0,05
0,05
mầm, kê nảy mầm)
0,5
0,7
0,9
Thức ăn tinh (cám hỗn hợp)

Nội dung 3: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và tham quan mô hình
- Dự án sẽ tổ chức 01 lớp đào tạo kỹ thuật cho cán bộ quản lý và kỹ
thuật (06 người). Mục đích giúp các cán bộ quản lý và kỹ thuật tiếp thu và làm chủ
được công nghệ, quy trình kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng lực chuyên môn phục
vụ cho công tác sản xuất con giống, chăm sóc sức khỏe gia súc.
- Đào tạo tập huấn cho người trực tiếp chăn nuôi: Tổ chức 5 lớp tập
huấn cho 200 lượt nông dân nhằm nâng cao trình độ chăn nuôi, vệ sinh thú y
và chăm sóc sức khỏe cho đàn dê.
Trong quá trình triển khai thực hiện, dự án sẽ trang bị một số trang thiết
bị (Máy ảnh kỹ thuật số, máy tính văn phòng, máy tính xách tay di động,
máy in, máy chiếu) phục vụ cho việc hiện các hoạt động của dự án cũng như
công tác đào tạo, tập huấn.
13. Giải pháp thực hiện:

13.1. Giải pháp về mặt bằng và XDCB
* Mặt bằng và XDCB trang trại mô hình tập trung
Tổ chức chủ trì Dự án sẽ cung cấp mặt bằng cho việc xây dựng trại dê
giống và trồng cỏ. Mặt bằng phù hợp và có điều kiện thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi dê- Xây mới nhà chế biến thức ăn thô, tinh; Cải tạo nâng cấp kho
chứa thức ăn tinh, kho để cỏ khô để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn dê giống.
- Nâng cấp hệ thống điện, nước sạch phục vụ cho phát triển chăn nuôi.
* Mặt bằng và XDCB tại các mô hình phân tán nuôi Dê lai
- 20 hộ được lựa chọn phải có đủ điều kiện đất đai, có truyền thống và
kinh nghiệm chăn nuôi dê để tham gia xây dựng mô hình chăn nuôi dê
thương phẩm.
- Sửa chữa, cải tạo nâng cấp các hệ thống chuồng nuôi dê ở 20 hộ có kinh
nghiệm chăn nuôi dê khác nhau để xây dựng 20 mô hình chăn nuôi dê lai theo
đúng quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn, tập huấn.
17


13.2. Giải pháp về đào tạo
Trong quá trình thực hiện dự án, dự án sẽ tổ chức 1 lớp đào tạo cho cán
bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của dự án, địa phương ( 06 người) và 05 lớp
tập huấn và tham quan mô hình cho 200 lượt nông dân có tham gia chăn nuôi
dê. Dự án sẽ mời chuyên gia về tập huấn trong 2 ngày tại địa phương cho
mỗi khóa tập huấn.
Đối tượng được tập huấn sẽ được bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ
thuật chăn nuôi dê kết hợp tham quan học tập các mô hình chăn nuôi với
những nội dung:
- Phỏng vấn, học hỏi kinh nghiệm nuôi dê tại trang trại;
- Xem xét xây dựng chuồng trại tại trang trại;
- Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng dê, vệ sinh phòng trị bệnh cho dê;
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cỏ hoà thảo và cỏ họ đậu.

- Tận dụng nguồn phân bón để nuôi giun quế, bón cho cây trồng
13.3. Giải pháp về tổ chức sản xuất
13.3.1. Các giải pháp tuyển chọn, nhân giống nhằm nâng cao chất lượng
các giống dê hiện có
- Xây dựng tiêu chuẩn tuyển chọn dê địa phương về đặc điểm ngoại
hình và các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Dựa vào tiêu chuẩn tuyển chọn, tiến hành tuyển chọn dê địa phương
thông qua các phương pháp tuyển chọn theo huyết thống.
- Ghép đôi giao phối và tiến hành nhân lai giống dê địa phương, tiến
hành quản lý phối giống thông qua thay thế dê đực luân phiên nhằm tránh
đồng huyết.
- Tuyển chọn dê giống được sản xuất từ trại dê giống của trung tâm để
cung cấp dê giống cho các mô hình chăn nuôi dê thịt; mở rộng mô hình chăn
nuôi dê thịt.
Các mô hình chăn nuôi dê thịt tiến hành tuyển chọn, ghép đôi giao phối
và lai tạo nhằm sản xuất ra dê thịt địa phương có chất lượng tốt.
- Con dê không đáp ứng yêu cầu thì loại thải thành dê thịt địa phương.
13.3.2. Giải pháp về thức ăn
- Sử dụng tốt các nguồn thức ăn sẵn có, tận dụng các phế phụ phẩm để
chế biến, ủ thức ăn thô xanh, chế biến bảo quản cỏ khô, thân lá cây ngô sau
thu hoạch; sử dụng hợp lý các nguồn thức ăn.
- Đẩy mạnh trồng các giống cỏ, cây thức ăn thô xanh phù hợp đảm bảo
cung cấp cho đàn gia súc nhất là vào mùa khô bằng việc trồng 1,5 ha cỏ (bao
gồm cỏ VA06, cỏ ghi nê và một số cây họ đậu) để đảm bảo tạo nguồn thức
ăn tại chỗ.
- Xây dựng các khẩu phần ăn cho từng loại dê, phù hợp với nguồn thức
ăn sẵn có ở địa phương. Phối hợp chế biến thức ăn tại chỗ giảm giá thành.
- Thiết kế và triển khai các mô hình chuồng trại thích hợp với khả năng
của người chăn nuôi ở các vùng sinh thái.
13.3.3. Giải pháp về thú y

- Phổ cập việc tiêm phòng 4 loại vaccine: Tụ huyết trùng, viêm ruột
hoại tử, lở mồm long móng và đậu cho dê.
- Áp dụng biện pháp tổng hợp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho dê.
Khuyến cáo việc làm chuồng trại hợp vệ sinh có nền dốc thu gom phân sử lý
đảm bảo môi trường sạch sẽ, chống ô nhiễm môi trường.
18


- Định kỳ kiểm tra sức khỏe và tình hình cảm nhiễm bệnh tật cho đàn dê
giống.
13.3.4. Giải pháp về phương thức chăn nuôi
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình chăn nuôi dê theo hướng bán thâm
canh, thâm canh phù hợp với điều kiện chăn nuôi dê tại Tuyên Quang.
- Khuyến cáo áp dụng phương thức chăn nuôi bán thâm canh tiến tới
thâm canh, vỗ béo.
- Thử nghiệm chăn nuôi theo phương thức thâm canh công nghiệp đối
với chăn nuôi dê.
13.3.5. Giải pháp về chuồng nuôi
- Khí hậu ở Tuyên Quang có đặc điểm giống khí hậu nóng ẩm của vùng
núi phía Bắc. Nhiệt độ môi trường thay đổi theo mùa với biên độ rộng giữa
ngày và đêm. Do vậy, để khai thác tối đa tiềm năng di truyền con giống, hạ
giá thành sản phẩm cần phải có kiểu chuồng trại đảm bảo thoáng mát, trang
thiết bị đầy đủ đồng thời tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi phù hợp yêu cầu sinh
lý sinh sản, sinh trưởng của đàn dê.
- Thiết kế các chuồng có mái cao và được bố trí theo trục Đông Tây của
khu đất xây dựng để đón gió mát, đồng thời tránh nắng trực tiếp chiếu thẳng
vào chuồng. Các cũi được thiết kế có thể nuôi được 8-12 con, có chỗ nhốt
riêng cho dê mới sinh, đảm bảo độ thoáng, dùng hệ thống quạt gió, hút gió
để đối lưu không khí, tạo không gian chuồng nuôi mát mẻ, thông thoáng,
dọc theo chiều dài chuồng 2 bên để hở có độ cao 0,5m –0,7m.

- Chuồng được thiết kế theo kiểu chuồng hở, mái chuồng cao hơn, bảo
đảm thoáng mát trong mùa nóng.
- Các cũi lồng nuôi được bố trí dọc theo chiều dài chuồng và cách mặt
nền 0,5 -0,7m có hành lang đi lại thành dãy vào từng ô chuồng cho dê lên
xuống để bảo đảm cho cũi nuôi được khô sạch thoáng mát.
- Một đầu chuồng bố trí 1 gian kho chứa thức ăn thô xanh và thức ăn
tinh, phía ngoài bố trí bể nước để rửa chuồng.
- Nền chuồng bằng bê tông đá, láng vữa xi măng tạo nhẵn có độ dốc lớn
về phía rãnh (chạy dọc 2 bên ngoài chuồng) chứa phân và nước tiểu.
13.3.6. Xây dựng mô hình sản xuất dê giống nhằm cung cấp những con
giống có chất lượng cao cho sản xuất:
- Tuyển chọn những dê đực và cái tốt để xây dựng đàn giống bố mẹ tốt
cung cấp cho các mô hình mở rộng ra sản xuất.
- Ghép đôi giao phối nhằm khắc phục những khuyết điểm của chúng.
Mặt khác sẽ tiến hành lai tạo theo sơ đồ giống của trung tâm, tuyển chọn
những cá thế xuất sắc dùng làm đực giống để cải tiến đàn dê đại trà.
- Giai đoạn đầu của dự án thực hiện tại 03 huyện thị của tỉnh Tuyên Quang.
13.3.7. Giải pháp môi trường
- Dự án xây dựng hệ thống biogas để xử lý chất thải là phân và nước
tiểu của dê; các chất cặn bã sau xử lý biogas sẽ là nguồn phân hữu cơ tốt đẻ
bón cho cây trồng.
- Tiến hành nuôi giun quế từ phân của dê để cung cấp nguồn đạm chất
lượng cho chăn nuôi gà, nuôi cá.
13.4. Giải pháp về chế biến tiêu thụ sản phẩm
- Tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống nhà hàng, khách sạn
- Tạo nguồn thực phẩm để nâng cao đời sống vật chất của người dân
trong vùng dự án.
19



- Hình thành một số cơ sở thu gom dê tập trung, hệ thống thị trường ổn
định đầu ra, tạo được thương hiệu dê Tuyên Quang cung cấp cho thị trường
13.5. Giải pháp đầu tư
- Để triển khai đồng loạt các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
phục vụ sản xuất, đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật lành nghề.
- Mua sắm một số trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi giữ đàn dê
giống, quản lý giống; các trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo, tập huấn.
- Trong qui trình chăn nuôi có nhiều khâu kỹ thuật cần phải tác động
trong đó giai đoạn dê bú sữa là quan trọng cần thiết. Để chăm sóc nuôi
dưỡng tốt phù hợp với giai đoạn sinh lý, giảm công chăm sóc, kiểm soát tốt
bệnh tật, nâng cao tỷ lệ nuôi sống.
- Đầu tư kinh phí mua vacxin và thuốc sát trùng, thuốc thú y cung cấp cho
các mô hình để phòng ngừa dịch bệnh cho đàn dê sinh sản và dê thương phấm.
13.6. Giải pháp về nguồn vốn
- Nguồn kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KH&CN trung ương chủ yếu
chi hổ trợ cho mua con giống; hỗ trợ thức ăn, cho đào tạo và thuê khoán
chuyên môn, cho quản lý cơ sở, cho nghiệm thu và các khoản chi khác; hỗ
trợ xây dựng cơ bản; trang thiết bị của dự án….
- Nguồn kinh phí tự có của đơn vị và người dân chủ yếu dùng cho công
tham gia dự án; nguyên vật liệu, năng lượng; và xây dựng, san lấp mặt bằng
của dự án.
14. Tiến độ
hiện công
Cácthực
nội dung,
TT
1
1

2


2.1

2.2

việcthực hiện chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
(BĐ-KT)

Người, cơ quan
thực hiện

2
3
4
5
Nội dung 1: Chuyển giao và tiếp nhận quy trình sản xuất giống và kỹ thuật nuôi
Dê lai
Hỗ trợ ứng dụng và
chuyển giao các quy Tổ chức chủ trì tiếp
Từ tháng - Cơ quan chủ trì.
trình kỹ thuật tiên nhận và làm chủ được
01/2020- Trung tâm NC dê
tiến trong nhân giống các quy trình công
03/2020
và thỏ Sơn Tây

và chăn nuôi dê lai nghệ.
thương phẩm
Nội dung 2. Xây dựng Mô hình sản xuất giống dê lai và mô hình nuôi dê lai
thương phẩm
01 mô hình sản xuất
giống dê lai tập trung
có 400 dê cái cỏ và 30
đực Boer lai; trong thời
Mô hình sản xuất dê
04/2020gian dự án sản xuất ra
- Cơ quan chủ trì.
lai tập trung
12/2022
1000 dê lai. Dê lai sơ
sinh có khối lượng 2,1
-2,4 kg, tỷ lệ nuôi sống
đến cai sữa > 90%.
Mô hình trồng cỏ
1,5 ha đồng cỏ bao gồm 02/2020- Cơ quan chủ trì.
các giống
02/2021
- 20 hộ dân
+ Cỏ VA06 năng suất
bình quân 300-350
tấn/ha/năm
+ Cỏ ghine: năng suất

20



2.3

3
3.1

3.2
4
5

6
7

bình
quân
80-120
tấn/ha/năm
+
Cây
chè
đại
(trichanthera
gigantea): năng suất
bình
quân
40-45
tấn/ha/năm
Dê lai có tỷ lệ nuôi
sống > 90%; xuất
chuồng từ 9-12 tháng
tuổi, khối lượng 9

tháng tuổi đạt 17-20 kg,
12 tháng tuổi đạt 23-26
kg (dê thịt xuất chuồng
12/202012 tháng tuổi).
11/2022

02 mô hình chăn nuôi
dê thương phẩm, trong
đó:
- 01 mô hình nuôi dê
lai thương phẩm tập
trung tại trại nuôi của
cơ quan chủ trì: 500
- Cơ quan chủ trì.
con
- 20 hộ dân
- 01 mô hình chăn
nuôi dê thương phẩm
phân tán tại 20 hộ dân:
500 con (mỗi hộ có ít
nhât 20 con trong đó
có 10 con dê lai do dự
án cung cấp).
Nội dung 3: Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và tham quan mô hình.
6 cán bộ kỹ thuật, quản
lý của dự án được đào
- Cơ quan chủ trì
Tổ chức lớp đào tạo
02/2020tạo và chuyển giao
- Trung tâm NC dê

cán bộ kỹ thuật
04/2020
công nghệ chăn nuôi
và thỏ Sơn Tây
dê.
Tổ chức lớp tập huấn
200 lượt người chăn
- Cơ quan chủ trì
để nâng cao trình độ
01/2021nuôi được tham gia tập
- Trung tâm NC dê
chăn nuôi cho người
03/2021
huấn
và thỏ Sơn Tây
chăn nuôi
Theo dõi đánh giá Các số liệu báo cáo 06/2020Cơ quan chủ trì
hiệu quả của các mô trung thực, chính xác
06/2022
hình
Nghiệm thu kết quả Nghiệm thu mô hình 07/2022
- Cơ quan chủ trì
thực hiện mô hình
nuôi dê lai sinh sản và
- Trung tâm nghiên
thương phẩm tại Tuyên
cứu Dê và Thỏ Sơn
Quang.
Tây.
Viết báo cáo tổng kết

Báo cáo hoàn chỉnh, 0/2022
Cơ quan chủ trì
phù hợp với đề cương
được duyệt.
Nghiệm thu cấp tỉnh
Báo cáo dự án đạt yêu 08/2022
-Sở KH&CN Tuyên
cầu
Quang ;
- Cơ quan chủ trì
- Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây.

21


8

Nghiệm
thức

thu

chính Báo cáo dự án đạt yêu 08/2022
cầu

-Bộ KH&CN
-Sở KH&CN Tuyên
Quang

- Cơ quan chủ trì
-Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn
Tây.

15. Sản phẩm của dự án
15.1. Nêu sản phẩm cụ thể của dự án
TT
1
1

2

3

4

5

Tên sản phẩm
2
Đàn dê:
- Dê đực giống
- Dê cái giống
- Dê lai F1 thương phẩm
Mô hình sản xuất giống dê lai
tập trung

Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật
3


30 con
400 con
1000 con
01 mô hình sản xuất giống dê lai tập trung
có 400 dê cái cỏ và 30 đực Boer lai; trong
thời gian dự án sản xuất ra 1.000 dê lai. Dê
lai sơ sinh có khối lượng 2,1-2,4 kg, tỷ lệ
nuôi sống đến cai sữa > 90%.
Mô hình trồng cỏ
1,5 ha đồng cỏ bao gồm các giống
+ Cỏ VA06 năng suất bình quân 300-350
tấn/ha/năm
+ Cỏ ghine: năng suất bình quân 80-120
tấn/ha/năm
+ Cây chè đại (trichanthera gigantea): năng
suất bình quân 40-45 tấn/ha/năm
02 mô hình chăn nuôi dê Dê lai có tỷ lệ nuôi sống > 90%; xuất
thương phẩm
chuồng từ 9-12 tháng tuổi, khối lượng 9
tháng tuổi đạt 17-20 kg, 12 tháng tuổi đạt
23-26 kg (dê thịt xuất chuồng 12 tháng
tuổi).Trong đó:
- 01 mô hình nuôi dê lai thương phẩm tập
trung tại trại nuôi của cơ quan chủ trì: 500
con
- 01 mô hình chăn nuôi dê thương phẩm
phân tán tại 20 hộ dân: 500 con ( mỗi hộ có
ít nhât 20 controng đó có 10 con do dự án
cung cấp từ mô hình sản xuất giống tập

trung).
Đào tạo, tập huấn
- Đào tạo cấp chứng chỉ: 06 kỹ thuật viên.
Sau khóa đào tạo, cán bộ quản lý và kỹ thuật
của dự án nắm vững và ứng dụng được quy
trình.
- Tập huấn cho 200 lượt người dân.Người
dân nâng cao được trình độ kỹ thuật chăn
nuôi dê và áp dụng được các tiến bộ KHKT
vào sản xuất chăn nuôi dê thực tiễn.

15.2. Sản phẩm đàn dê
22


Đàn dê thương phẩm sinh ra từ đàn cái sinh sản của Dự án (2020-2022)
Chỉ tiêu

ĐVT

Cái sinh sản (dự kiến mua con giống tháng
4/2020).
Đàn dê cái sinh sản khi vào pối giống
5/2020).
Tỷ lệ hao hụt đàn cái sinh sản/năm 5%
Tỷ lệ chửa 90% của dê hậu bị
Số con đẻ đạt 90% của dê có chửa
Số con đẻ ra/lứa là 1,5 con
Sứa lứa đẻ/năm: 1,5 lứa
Số con sinh ra

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:90%
Tỷ lệ nuôi sống từ cai sữa-9 tháng: 90%
Số dê thương phẩm đạt >9 tháng tuổi
Số dê thương phẩm cai sữa

Năm
2020

Con

con
con
Con
Con
Lứa
Con
%
Con
Con
Con

Năm
2021

Năm
2022

400

400


380

0
342
307
460

20
342
307
460

20
342
307
460

460
460
920
414
414
828
372
372
372
372
372
372

372
1116 con đạt >9 tháng tuổi
con
372 con cai sữa

Tổng số dê thương phẩm sinh ra từ đàn sinh
sản (400 dê cái+30 dê đực) của dự án

15.3. Phương án phát triển sau khi kết thúc dự án
- Mô hình chăn nuôi tập trung và mô hình phân tán sẽ là những mô hình
duy trì cung cấp con giống, giống cỏ và là mô hình thăm quan học tập để tỉnh
Tuyên Quang nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh. Duy trì nơi cung cấp con giống,
là đầu mối tiêu thụ con giống và dê nuôi thương phẩm cho mô hình vệ tinh.
- Cơ quan chủ trì làm chủ công nghệ và phát triển nhân rộng mô hình để
tạo nguồn dê giống, dê thịt duy trì cho công tác kinh doanh của đơn vị.
16. Kinh phí thực hiện dự án
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguồn
kinh phí
Ngân sách
SN KHTW
Ngân sách
SN KHĐP
Khác (tự
có)
Cộng

Tổng số

4,541,668


Hỗ trợ
UDCN
210,0
00

Đào
tạo,
Tập
huấn
126,00
0

Nguyên
liệu và
năng
lượng
3,450,00
0

-

Máy
móc,
thiết bị
54,00
0

Công lao
động

466,66
8

Xây
dựng
CB

Chi
khác
235,00
0

-

2,964,285

1,167,285

62,00
0

7,505,953 210,000 126,000

4,617,285

116,000

17. Hiệu quả kinh tế - xã hội
17.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội trực tiếp của dự án
A. Hiệu quả kinh tế:


23

1,350,00
385,0
0
00
1,816,66 385,00
235,000
8
0


Trại giống tại Tuyên Quang trong thời gian dự án triển khai: Dự kiến sau
3 năm triển khai dự án, tổng số dê lai thương phẩm 9 tháng tuổi là 1116 con và
372 con thương phẩm cai sữa (Bảng 9).
Để thấy rõ hiệu quả của Dự Ứng dụng KHKT chăn nuôi để sản xuất dê lai
thương phẩm và nuôi dê lai thương phẩm giữa dê đực Boer lai với dê cái Cỏ thì
có thể làm phép so sánh với giả sử rằng cùng nuôi 400 dê Cỏ nhưng không áp
dụng KHCN này (Bảng 9a, 9b và 9c).
Bảng 9a: So sánh khả năng sản xuất đàn dê lai thương phẩm sinh ra từ
đàn dê cái sinh sản của Dự án và ngoài Dự án năm 2020-2022
Chỉ tiêu

Cái sinh sản
Tỷ lệ hao hụt đàn cái sinh
sản/năm:5%/10%
Tỷ lệ chửa của dê hậu bị: 90%/80%
Số con đẻ của dê có chửa:
90%/80%

Số con đẻ ra/lứa là 1,5 con/1,5 con
Sứa lứa đẻ/năm: 1,5 lứa/1,5 lứa
Tổng số con sinh ra
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa:90/80%
Tỷ lệ nuôi sống từ cai sữa-9 tháng:
90%
Số dê thương phẩm đạt >9 tháng
tuổi
Số dê thương phẩm cai sữa

Có áp dụng
Không áp dụng
KHCN
KHCN
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2020 2021 2022 2020 2021 2022
Con 400 400 400 400 400 400

ĐVT

con

20
342

20
342

20
342


40
288

40
288

40
288

307
460

307
460

307
460

230
345

230
345

230
345

460
414


460
414

920
828

345
276

345
276

690
552

372

372

372

248

248

248

Con


372

372

372

248

248

248

Con

-

-

372

con
Con
Con
Lứa
Con
%
Con

Tổng dề thương phẩm sinh ra trong
3 năm (2020-2022)


1.116 con >9tt
372 con cai sữa

248
734 con >9tt
248 con cai sữa

Bảng 9b: So sánh Khối lượng đàn dê thương phẩm sinh ra từ cái sinh
sản của Dự án và ngoài Dự án năm 2020-2022
Chỉ tiêu

Tổng đàn dê thương phẩm sơ sinh
Khối lượng sơ sinh: 2,3kg/2kg
Tổng đàn dê thương phẩm cai sữa
Khối lượng cai sữa: 7,2kg/5,5kg
Tổng đàn dê thương phẩm 9 tháng
tuổi
Khối lượng thịt 9 tháng:

Có áp dụng
Không áp dụng
KHCN
KHCN
Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2020 2021 2022 2020 2021 2022
Con 460 460
920 345 345
690
kg 1058 1058 1840 690 690 1380

Con 414 414
828 276 276 552
kg 2980 2980 5961 1518 1518 3036

ĐVT

Con
kg

24

372 372 372
248 248 248
7514 7514 7514 3893 3893 3893


20,2kg/15,7kg

Bảng 9c: Doanh thu đàn dê thương phẩm sinh ra từ cái sinh sản của Dự
án và ngoài Dự án năm 2020-2022
Chỉ tiêu

ĐVT

Có áp dụng KHCN
Năm
Năm
Năm
2020
2021

2022

Không áp dụng KHCN
Năm
Năm
Năm
2020
2021
2022

Tổng
đàn dê
thương phẩm 9 Con
372
372
372
248
248
248
tháng tuổi
Tổng khối lượng
kg 7514,4
7514,4
7514,4 3893,6 3893,6 3893,6
thịt 9 tháng tuổi
Doanh thu (với
giá bán dê thịt thị
đ 1127160 1127160 1127160 584.040 584.040 584.040
trường


150.000đ/kg).
Tổng hàng năm
đ 1.127.160 1.127.160 1.127.160 584.040 584.040 584.040
Tổng 3 năm
đ
3.381.480.000
1.752.120.000

Như vậy, tổng số dê lai thương phẩm đạt được thực tế so với mục tiêu
của dự án (1.000 con) đã vượt 488 con, trong đó số dê trên 9 tháng tuổi là 116
con và số dê cai sữa là 372 con, điều này khẳng định số lượng sản phẩm sẽ đạt
và vượt so với mục tiêu đề ra.
Doanh thu sau 3 năm từ mô hình dự án có áp dụng tiến bộ KHKT lớn hơn
mô hình dê đối chứng không áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ là:
3.381.480.000 đồng - 1.752.120.000 đồng = 1.629.360.000 đồng.
Bảng 10: So sánh lợi nhuận đàn dê thương phẩm sinh ra từ cái sinh
sản của Dự án và ngoài Dự án năm 2020-2022 (tính cho 1 năm).
Có áp dụng KHCN
Hạng mục

1. Doanh thu
2. Chi phí chung
Thức ăn thô xanh
cho dê bố mẹ (Số
dê mẹ + 30 con
đực)
x
2
kg/con/ngày x365
ngày

x
400
đồng/kg)
Thức ăn tinh cho dê
bố mẹ (Số dê mẹ +
30 con đực) x 0,15
kg/con/ngày x 365
ngày
x
6.500
đồng/kg)

ĐVT

Chỉ
tiêu
KTKT

Không áp dụng KHCN
Thành tiền

Hạng mục

1,127,160,00
0
751,857,750

đồng
đồng


ĐVT

Chỉ
tiêu
KTKT

Thành tiền

1. Doanh thu

584,040,000

2. Chi phí chung

317,775,000

kg/con

2

119,720,000

Thức ăn thô xanh
cho dê bố mẹ

kg/con

0

0


kg/con

0.15

145,908,750

Thức ăn tinh cho
dê bố mẹ

kg/con

0

0

25


×