Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh phú yên tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.72 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THÚY HỒNG

THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
HÀNH CHÍNH TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ YÊN

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số : 9380102
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Kim Liễu
2. PGS.TS. Bùi Thị Đào

Phản biện 1: GS.TS. Phạm Hồng Thái
Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Văn Tú
Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Trọng Hách
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp
tại Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Có thể tìm luận án tại:
Thư viện Quốc gia;
Thư viện Học viện Khoa học xã hội



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền khiếu nại hành chính là quyền khiếu nại của công dân
trong quản lý hành chính nhà nước, không chỉ là phương thức để công
dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại mà còn là
phương thức để họ tham gia vào quản lý hành chính nhà nước, quản
lý xã hội, giám sát việc thực thi quyền hành pháp. Tuy nhiên, quyền
này chỉ có ý nghĩa thực sự khi việc giải quyết khiếu nại hành chính
được thực hiện đúng pháp luật và quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính được bảo đảm thực hiện.
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính được coi
là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, có tính
chất quyết định đến việc đưa các quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính có hiệu lực pháp luật vào đời sống của xã hội, nếu giai đoạn này
được thực hiện nghiêm túc thì quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính được bảo đảm thực hiện và quá trình giải quyết khiếu nại hành
chính mới thực sự có ý nghĩa. Nhận thức rõ tầm quan trọng của thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm bảo đảm cho hoạt động này được
thực hiện ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân
khách quan, chủ quan nên thực tế hiện nay việc tổ chức thi hành, thực
hiện các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp
luật vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Điều này làm ảnh hưởng tới hiệu
quả việc giải quyết khiếu nại hành chính; xâm phạm quyền của cơ
quan, tổ chức, cá nhân và làm suy giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà
nước, không phù hợp với đòi hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam. Thực trạng này cũng đã và đang diễn ra ở tỉnh
Phú Yên. Vì vậy, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Thi hành quyết
1



định giải quyết khiếu nại hành chính từ thực tiễn tỉnh Phú Yên” làm
đề tài Luận án Tiến sĩ luật học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở luận giải các vấn đề lý
luận về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính, đánh giá
pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có
hiệu lực pháp luật và thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính có hiệu lực pháp luật, đề xuất các giải pháp nhằm bảo
đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực
pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có
liên quan đến đề tài, chỉ ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu; hệ
thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính; phân tích, đánh giá thực trạng quy
định pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
có hiệu lực pháp luật và thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính có hiệu lực pháp luật để chỉ ra những điểm phù hợp,
tích cực và những hạn chế, bất cập về thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật hiện nay, cũng như nguyên
nhân của thực trạng đó; từ đó xác định quan điểm và đề xuất các giải
pháp bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có
hiệu lực pháp luật trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật
của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước.
- Phạm vi nghiên cứu:

2


Về nội dung: Nghiên cứu việc thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính theo quy định của Luật Khiếu nại năm 2011 và
các văn bản hướng dẫn thi hành; không nghiên cứu thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính đối với quyết định kỷ luật cán bộ,
công chức có hiệu lực pháp luật.
Về không gian, thời gian: Giới hạn nghiên cứu thực tiễn thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ở tỉnh Phú Yên, từ năm 2010 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp luận: Đề tài Luận án có cơ sở phương pháp luận là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Hệ tư tưởng lý luận
của Luận án là chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh về thực
thi quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước và bảo đảm
quyền dân chủ của nhân dân; nguyên tắc nhân dân lao động tham gia
đông đảo vào quản lý nhà nước và cơ chế bảo vệ quyền công dân.
- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp nghiên cứu
được luận án sử dụng trong quá trình nghiên cứu, bao gồm: Phương
pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, đưa ra được khái niệm quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính;
chỉ ra và phân tích làm rõ đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, chủ thể, nội
dung, thủ tục của thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Đồng thời, xác định được những yếu tố bảo đảm hoạt động thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật.


3


Thứ hai, đánh giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành về
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp
luật và thực trạng thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
có hiệu lực pháp luật hiện nay thông qua thực tiễn thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật từ một địa
phương cụ thể.
Thứ ba, đề ra các giải pháp bảo đảm cho việc thực thi các quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật. Những giải
pháp này vừa có tính khái quát cho công tác thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính nói chung, vừa có tính cụ thể cho công tác
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Phú Yên.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và có hệ thống về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính trên cả phương diện lý luận, pháp luật và thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu của Luận án giúp chúng ta nhận thức sâu sắc được ý nghĩa
quan trọng của thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
trong việc nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính, bảo
đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước. Ngoài ra, Luận án cũng có thể được sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình hoàn thiện các quy định
của pháp luật về khiếu nại, giải quyết khiếu nại hành chính nói chung
và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực
pháp luật nói riêng góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp
luật hiện nay.


4


7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận án được kết cấu gồm 04 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Những vấn đề lý luận về thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính
Chương 3: Thực trạng thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính tại tỉnh Phú Yên
Chương 4: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án
1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về khiếu nại và giải
quyết khiếu nại hành chính
Có một số công trình tiêu biểu như: “Khiếu nại, tố cáo hành
chính - Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp”, Đề tài khoa học độc
lập cấp Nhà nước của tác giả Lê Tiến Hào (Thanh tra Chính phủ, năm
2011); “Complaint resolution system of the US administration” (Hệ
thống giải quyết khiếu nại hành chính của Hoa Kỳ), bài viết của tác
giả Edwin Felter; “Administrative Grievances: A developmental
Study” (Khiếu kiện hành chính: Nghiên cứu phát triển), Báo cáo
nghiên cứu của nhóm các tác giả Michael Adler, Chistopher Farrell,
Steven Finch, Jane Lewis và Dan Philo, Sue Moris; “Quyền khiếu nại
hành chính của công dân ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ Luật

5


học của tác giả Nguyễn Thị Thủy (Đại học luật Hà Nội, 2009); “Một
số kinh nghiệm về khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính tại
Nhật Bản” của Nguyễn Quốc Hiệp; “Giải quyết khiếu nại hành chính
trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ
Quản lý hành chính công của tác giả Hoàng Ngọc Dũng (Học viện
Hành chính Quốc gia, Hà Nội, 2015); .....
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu không đề cập trực tiếp
đến thi hành QĐGQKNHC nhưng kết quả nghiên cứu của những công
trình này đã làm rõ hơn khía cạnh nhu cầu nghiên cứu về hoạt động
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính
Có một số công trình như: “Quyết định giải quyết khiếu nại –
Cơ sở lý luận và thực tiễn”, Đề tài khoa học cấp cơ sở của tác giả
Nguyễn Ngọc Tản và Văn Tiến Mai (Thanh tra Chính phủ năm
2007);“Bàn về quyết định giải quyết khiếu nại”, Bài viết nghiên cứu
của tác giả Kiều Cao Chung đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 18/2003, tr. 11-123; “Vấn đề ra quyết định giải quyết khiếu nại và
những vướng mắc trong thực tiễn”, Bài viết nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Công Tình đăng trên Tạp chí Thanh tra, số 2/2005, tr. 21224;“Về lý do của quyết định giải quyết khiếu nại”, Bài viết nghiên
cứu của tác giả Trần Minh Hương đăng trên Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 11/2006, tr. 44-476;
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung đi sâu
phân tích làm rõ thực trạng pháp luật quy định về quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính để chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết
của nó; từ đó kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định về quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính với mong muốn quyết định giải quyết

6


khiếu nại hành chính được ban hành đảm bảo tính hợp pháp và tính
hợp lý. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này đã được thực hiện
khá lâu, các quy định pháp luật về quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính được nghiên cứu hiện nay cũng đã có nhiều thay đổi.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại
Có một số công trình như:“Các biện pháp bảo đảm thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại”, Đề tài khoa học cấp cơ sở do tác giả
Nguyễn Văn Kim làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2004; “Trách nhiệm của
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính có hiệu lực pháp luật”, Đề tài khoa học cấp cơ sở do
Ths.Tạ Thu Thủy làm Chủ nhiệm đề tài, năm 2017; “Các giải pháp
nhằm bảo đảm thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại và quyết
định xử lý tố cáo”, Chuyên đề nghiên cứu của TS. Đỗ Gia Thư thuộc
Đề tài độc lập cấp nhà nước; “Việc thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật”, Chuyên đề khoa học độc lập của tác
giả Vũ Thị Ngọc Huế, năm 2012; “Bảo đảm thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại”, Bài viết nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Đào đăng
trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về khiếu nại và khiếu
kiện hành chính năm 2008, tr. 10-13;“Hoàn thiện quy định về thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật”, Bài viết
nghiên cứu của tác giả Trương Quốc Hưng, đăng trên trang mạng của
Viện khoa học thanh tra <www.giri.ac.vn>(2011);.....
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này ít nhiều cũng đã
đề cập đến những vấn đề lý luận về thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính, như: ý nghĩa, đặc điểm, vai trò, chủ thể thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính; tập trung phân tích các

quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thi hành quyết định
7


giải quyết khiếu nại hành chính để chỉ ra những hạn chế của các quy
định này; xác định những vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính và nhận diện được
nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế này; từ đó đưa ra giải pháp
khắc phục. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chủ thể thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính đã được phân tích, luận giải một cách toàn
diện, các vấn đề còn lại (ý nghĩa, đặc điểm, vai trò của thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính) chỉ được khái quát một cách hết
sức cơ bản; những hạn chế trong quy định pháp luật về thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính đã được các công trình nghiên
cứu nhận diện và đề xuất kiến nghị khắc phục, hiện nay cũng đã được
Luật Khiếu nại năm 2011 khắc phục. Bên cạnh đó, các công trình
nghiên cứu cũng chưa đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể từng nguyên
nhân của những tồn tại, hạn chế trong thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật, cũng như các giải pháp đã
kiến nghị, đề xuất mà chỉ dừng lại ở việc nêu ra tiêu đề hoặc nếu có
thì chủ yếu phân tích, đánh giá dựa trên các quy định pháp luật thực
định tại thời điểm nghiên cứu, trước khi Luật Khiếu nại năm 2011
được ban hành.
1.2. Đánh giá về tình hình nghiên cứu những vấn đề liên
quan đến đề tài luận án
Vấn đề thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
chưa thực sự được các nhà nghiên cứu quan tâm một cách đầy đủ,
tương xứng với tầm quan trọng của nó. Số lượng các công trình
nghiên cứu về vấn đề này còn rất khiêm tốn và nội dung nghiên cứu
chưa chuyên sâu. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên

cứu một cách hệ thống và toàn diện về thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính ở góc độ lý luận, pháp luật và thực tiễn để từ đó
8


đưa ra quan điểm, đề xuất giải pháp bảo đảm thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật trong bối cảnh xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước và trong yêu
cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
1.2.1. Những nội dung đã được nghiên cứu mà luận án sẽ
kế thừa
- Một số vấn đề lý luận về thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính liên quan đến khái niệm về quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật; ý nghĩa, vai trò, đặc điểm,
chủ thể thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
- Một số tồn tại hạn chế của việc thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật và nguyên nhân của
những tồn tại, hạn chế đó;
- Một số giải pháp bảo đảm thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật.
1.2.2. Những nội dung sẽ tiếp tục làm rõ và nghiên cứu
mới
- Luận giải một cách toàn diện, đầy đủ về khái niệm, đặc
điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung, thủ tục thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính, cũng như các yếu tố bảo đảm hoạt động
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
- Đi sâu phân tích, đánh giá cụ thể tồn tại, hạn chế trong thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật
và từng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó; cũng như các giải

pháp đã kiến nghị, đề xuất.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

9


- Câu hỏi nghiên cứu: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính là gì và có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hiện
thực hóa kết quả giải quyết khiếu nại? Thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính được bảo đảm bằng các yếu tố nào? Khung pháp
lý điều chỉnh thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có
hiệu lực pháp luật ra sao?
- Giả thuyết nghiên cứu: Thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính là giai đoạn cuối của quá trình giải quyết khiếu nại
hành chính, làm cho các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có
hiệu lực pháp luật được thực hiện trên thực tế, có ý nghĩa quan trọng
trong việc bảo đảm hiệu lực của các quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính có hiệu lực pháp luật, là công cụ quan trọng để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nâng cao hiệu
quả giải quyết khiếu nại, thể hiện tích hiệu lực, hiệu quả của quản lý
hành chính nhà nước.
- Câu hỏi nghiên cứu: Thực trạng pháp luật về thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật và thực tiễn
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp
luật như thế nào?
- Giả thuyết nghiên cứu: Pháp luật về thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính ngày càng hoàn thiện nhưng do sự thay
đổi của điều kiện kinh tế xã hội, yêu cầu bảo đảm quyền, lợi ích hợp
pháp của cá nhân, tổ chức nên nhu cầu tiếp tục hoàn thiện pháp luật
luôn luôn được đặt ra. Thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu

nại hành chính tuy có nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn
chế nên cần tăng cường để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý hành
chính nhà nước, quyền, lợi ích của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

10


- Câu hỏi nghiên cứu: Quan điểm về bảo đảm thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính và giải pháp như thế nào để bảo
đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực
pháp luật trong giai đoạn hiện nay?
- Giả thuyết nghiên cứu: Đã có một số nghiên cứu trước đề
cập đến các giải pháp để bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, các giải pháp này
chưa toàn diện và có tính hệ thống nên chưa khắc phục được hết
những hạn chế, bất cập trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính có hiệu lực pháp luật hiện nay. Để bảo đảm cho các quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật được thực
hiện trên thực tế, cần phải có hệ thống các quan điểm và giải pháp
toàn diện, từ lý luận, pháp luật và thực tiễn.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và nguyên tắc thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
2.1.1. Khái niệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính
- Khái niệm quyết định giải quyết khiếu nại hành chính:
Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là quyết định bằng văn
bản của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành

chính nhà nước ban hành thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp, tính
hợp lý của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại và
cách thức xử lý đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính
bất hợp pháp, bất hợp lý.
11


- Khái niệm quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có
hiệu lực pháp luật: Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật là quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đã thỏa mãn các yêu
cầu về nội dung và hình thức theo quy định pháp luật, do người có
thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong cơ quan hành chính nhà nước
ban hành mà trong thời hiệu pháp luật quy định người khiếu nại
không khiếu nại tiếp hoặc không khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
- Khái niệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là việc các
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ được ghi
nhận trong quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực
pháp luật.
2.1.2. Đặc điểm của thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính
Thứ nhất, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
chỉ được thực hiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
có hiệu lực pháp luật.
Thứ hai, chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính có thể vừa là người giải quyết khiếu nại
vừa là người bị khiếu nại hoặc công chức thuộc quyền quản lý của
người giải quyết khiếu nại.
Thứ ba, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính quyết
định giá trị của toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại.

2.1.3. Vai trò của thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Thứ nhất, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

12


Thứ hai, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
quản lý nhà nước.
Thứ ba, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
góp phần tăng cường kỷ cương pháp chế.
2.1.4. Nguyên tắc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Thứ nhất, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu
lực pháp luật phải được các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính chấp hành nghiêm chỉnh.
Thứ hai, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu
lực pháp luật phải được các chủ thể có trách nhiệm trong thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thi hành trên tinh thần tự
nguyện, tự giác.
Thứ ba, người có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính không chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính có hiệu lực pháp luật phải bị cưỡng chế thi hành.
2.2. Chủ thể, nội dung và thủ tục thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính
2.2.1. Chủ thể thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết

khiếu nại hành chính, bao gồm: Người khiếu nại; người bị khiếu nại;
người giải quyết khiếu nại; cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức
có hành vi hành chính bị khiếu nại; cơ quan được giao tổ chức thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính; cơ quan, tổ chức, cá nhân
khác.

13


2.2.2. Nội dung thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Nội dung thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính sẽ
tùy thuộc vào kết luận của người giải quyết khiếu nại về quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại được kết luận hoàn toàn đúng
pháp luật, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là thi hành
chính quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường
hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại bị kết luận
hoàn toàn trái pháp luật, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính là khôi phục quyền, lợi ích của người khiếu nại đã bị xâm phạm
bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật đó. Trường
hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại được kết luận
chỉ sai một phần, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính trong trường hợp này là thi hành phần quyết định hành chính, hành
vi hành chính bị khiếu nại nhưng hợp pháp và phần đã được sửa trong
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
2.2.3. Thủ tục thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính được
chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn chủ động thi hành quyết định giải

quyết khiếu nại hành chính và giai đoạn cưỡng chế thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại hành chính. Trong đó, giai đoạn chủ động
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là giai đoạn mà
các hoạt động thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đều
được tiến hành xuất phát từ phía các chủ thể có trách nhiệm thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính, thể hiện ý chí, sự mong
muốn của các chủ thể này và những hoạt động này phải được thực
14


hiện trong một khoản thời gian nhất định đã được định sẵn. Giai đoạn
cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính là giai
đoạn các chủ thể có thẩm quyền tiến hành thực hiện những biện pháp
nhằm buộc các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính phải tiến hành các hoạt động để hiện thực hóa
các yêu cầu đã được ghi nhận trong quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính có hiệu lực pháp luật khi mà đã quá thời hạn tự thi hành
nhưng các chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính vẫn không tiến hành.
2.3. Các yếu tố bảo đảm hoạt động thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính
Thứ nhất là, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong
công tác giải quyết khiếu nại và thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính;
Thứ hai là, pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính;
Thứ ba là, chất lượng của các quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính;
Thứ tư là, đội ngũ cán bộ, công chức và điều kiện vật chất để
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính;

Thứ năm là, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
liên quan;
Thứ sáu là, hoạt động kiểm soát thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính;
Thứ bảy là, sự nhận thức về trách nhiệm của các chủ thể có
trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.

15


Chương 3
THỰC TRẠNG THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TẠI TỈNH PHÚ YÊN
3.1. Thực trạng pháp luật về thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại
3.1.1. Quy định của pháp luật về thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại
Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 75/2012/NĐ-CP
quy định chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính, bao gồm: người giải quyết khiếu nại; người khiếu nại;
người bị khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan và cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan. Các quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính được đưa ra thi hành là quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính có hiệu lực pháp luật, có thể là quyết định giải quyết khiếu nại
lần đầu lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. Trường
hợp quyết định giải quyết khiếu nại hành chính kết luận quyết định
hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại là đúng pháp luật, nội
dung thi hành chính là chấp hành nghiêm túc các quyết định hành
chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Trường hợp quyết định giải
quyết khiếu nại hành chính kết luận quyết định hành chính, hành vi

hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật, nội dung thi hành chính là
sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành
chính hoặc chấm dứt ngay hành vi hành chính bị khiếu nại; khôi phục
quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại và người có liên quan đã
bị xâm phạm; bồi thường vì những thiệt hại gây ra do quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật đó (nếu có).
3.1.2. Nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật về thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại
16


Một là, chưa quy định về trách nhiệm mà người khiếu nại phải
chịu khi không chấp hành quyết định hành chính, hành vi hành chính
bị khiếu nại đã được kết luận là đúng pháp luật, cũng như các quyết
định của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết
khiếu nại có hiệu lực pháp luật; về thời hạn và trình tự, thủ tục thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; về đình
chỉ, giám sát và chế tài xử lý các hành vi vi phạm trong thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Hai là, giữa Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định 75/2012
NĐ-CP có những quy định chưa thống nhất, tương ứng về trách
nhiệm của người giải quyết khiếu nại trong thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; sử dụng thuật ngữ mô tả về chủ
thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại là người
có quyền, nghĩa vụ liên quan không nhất quán.
Ba là, quy định về thời điểm quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật gây bất lợi cho người khiếu nại. Quy định chung
trách nhiệm của người bị khiếu nại ở cả lần 1 và lần 2; chỉ quy định
người khiếu nại phải cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền trong việc khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị quyết

định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật xâm phạm và trách
nhiệm của người bị khiếu nại theo hướng trách nhiệm thực hiện là
chưa phù hợp.
3.2. Thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
3.2.1. Khái quát tình hình khiếu nại và ban hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính
Từ năm 2010-2017, các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh
Phú Yên đã tiếp nhận 15.996 đơn khiếu nại với 10.958 vụ việc. Qua
17


phân loại xử lý, có 3.388 vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Ủy ban nhân dân các cấp, đã tập trung giải quyết được
2.932/3.388 vụ việc, đạt tỉ lệ 86,56%. Trong đó, số vụ việc được giải
quyết bằng quyết định giải quyết khiếu nại là 1.295/2.932 vụ việc.
Tuy nhiên, trong 1.295 quyết định giải quyết khiếu nại đã được ban
hành, chỉ có 1.101 quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp
luật phải tổ chức thi hành ngay, chiếm tỉ lệ 85,01% tổng số quyết
định giải quyết khiếu nại đã được ban hành.
Kết quả phân tích 1.101 quyết định giải quyết khiếu nại có
hiệu lực pháp luật cho thấy có 895 quyết định giải quyết khiếu nại lần
đầu chiếm tỉ lệ 81,28% và 206 quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
chiếm tỉ lệ 18,71%. Trong đó, số lượng quyết định giải quyết khiếu
nại kết luận nội dung khiếu nại đúng là 303/1.101 quyết định, chiếm tỉ
lệ 27,52%; số lượng quyết định giải quyết khiếu nại kết luận khiếu nại
đúng một phần là 304/1.101 quyết định, chiếm tỉ lệ 27,61% và số
lượng quyết định giải quyết khiếu nại kết luận khiếu nại sai là
494/1.101 quyết định, chiếm tỉ lệ 44,86%.
3.2.2. Đánh giá thực tiễn thi hành quyết định giải quyết

khiếu nại hành chính
3.2.2.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân của những kết
quả đạt được
Tỷ lệ quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
được thi hành dứt điểm hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh
Phú Yên luôn đạt ở mức khá cao; không có tình trạng khiếu nại, tố
cáo liên quan việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu
lực pháp luật được tiến hành theo một quy trình, trình tự thống nhất.
Sở dĩ đạt được kết quả này là do: Đối với công tác giải quyết khiếu
18


nại, trong đó có việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp tỉnh Phú
Yên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc;
kết quả giải quyết khiếu nại đã tạo điều kiện thuận lợi cho người bị
khiếu nại thực hiện trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại có hiệu lực pháp luật và đáp ứng được yêu cầu của người khiếu
nại.
3.2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của những
hạn chế
Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
của Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Phú Yên vẫn còn chậm, chưa dứt
điểm; chưa có bất kỳ trường hợp nào bị xử lý do vi phạm quy định về
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Nguyên
nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế này là do: Sự lãnh đạo, chỉ
đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác giải quyết khiếu
nại và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương; các quy định của pháp

luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
còn hạn chế, bất cập; chất lượng một số quyết định giải quyết khiếu
nại chưa cao; đội ngũ công chức và cơ sở vật chất để thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại chưa bảo đảm; trong một số trường hợp
chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền; hoạt động kiểm soát việc thực hiện pháp luật về thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật hiệu quả mang
lại chưa cao; nhận thức về trách nhiệm của một số cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực
pháp luật chưa cao.

19


Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH
4.1. Quan điểm bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính
Thứ nhất, bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính phải trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng.
Thứ hai, bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính phải góp phần bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền
công dân.
Thứ ba, bảo đảm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính phải góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.
4.2. Giải pháp bảo đảm thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính
4.2.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về thi

hành quyết định giải quyết khiếu nại
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về nội dung trách nhiệm
của các chủ thể có trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại hành chính.
Thứ hai, hoàn thiện các quy định về nội dung, thủ tục thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ ba, hoàn thiện các quy định về kiểm soát việc thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ tư, hoàn thiện các quy định về xử lý vi phạm trong thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ năm, về đình chỉ thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính có hiệu lực pháp luật vi phạm pháp luật.
20


4.2.2. Giải pháp tổ chức thực hiện trong thi hành quyết
định giải quyết khiếu nại
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác giải quyết khiếu nại nói
chung và hoạt động thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính nói riêng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng các quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính.
Thứ ba, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành
chính.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát việc thực hiện các quy định của
pháp luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ năm, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
và đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thi hành

quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
4.2.3. Giải pháp nâng cao nhận thức về trách nhiệm của
các chủ thể có trách nhiệm trong thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về trách nhiệm của người giải
quyết khiếu nại, người bị khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ hai, nâng cao nhận thức của người khiếu nại và người có
quyền, nghĩa vụ liên quan về trách nhiệm trong thi hành quyết định
giải quyết khiếu nại hành chính.

21


KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài Luận án “Thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại từ thực tiễn tỉnh Phú Yên”, tác giả rút ra một số kết
luận sau:
Thứ nhất, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính
là việc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quyền, nghĩa vụ được ghi
nhận trong quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực
pháp luật. Do đó, bên cạnh những đặc điểm riêng có: Chỉ được thực
hiện đối với quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; chủ
thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có thể vừa
là người giải quyết khiếu nại vừa là người bị khiếu nại hoặc công
chức thuộc quyền quản lý của người giải quyết khiếu nại; quyết định
giá trị toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại. Đồng thời, cũng có vai
trò hết sức quan trọng: Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan,
tổ chức, cá nhân; góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và tăng cường kỷ cương pháp

chế.
Thứ hai, hoạt động thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
hành chính được thực theo những nguyên tắc cụ thể: Quyết định giải
quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được các chủ thể có trách
nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính chấp hành
nghiêm chỉnh; quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
phải được các chủ thể có trách nhiệm trong thi hành quyết định giải
quyết khiếu nại thi hành trên tinh thần tự nguyện, tự giác; người có
trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại không chấp hành
quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải bị cưỡng
chế hành chính. Đồng thời, việc thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại cũng được bảo đảm thi hành bởi các yếu tố cơ bản sau: Sự lãnh
22


đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác giải quyết khiếu nại
và thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng; pháp
luật về thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính; chất
lượng các quyết định giải quyết khiếu nại hành chính; đội ngũ cán bộ,
công chức và cơ sở vật chất để thi hành quyết định giải quyết khiếu
nại hành chính; sự nhận thức của các chủ thể có trách nhiệm thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính; sự phối hợp giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; hoạt động kiểm soát thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính.
Thứ ba, chủ thể có trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại bao gồm: Người khiếu nại; người bị khiếu nại; người giải
quyết khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức,
cá nhân có liên quan và mỗi một chủ thể này đều có địa vị pháp lý
khác nhau, vì vậy trách nhiệm cụ thể của các chủ thể này trong thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính cũng hoàn toàn khác

nhau. Còn về nội dung thi hành quyết định giải quyết khiếu nại cũng
sẽ tùy thuộc vào kết luận của người giải quyết khiếu nại về quyết định
hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại. Tuy nhiên, hoạt động thi
hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính thực chất lại là một
trong những giai đoạn của quá trình giải quyết khiếu nại, giai đoạn kết
thúc của quá trình giải quyết khiếu nại. Cho nên, thủ tục thi hành
quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật được
chia thành hai giai đoạn: Chủ động thi hành và cưỡng chế thi hành.
Thứ tư, qua thực tiễn thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
có hiệu lực pháp luật tại tỉnh Phú Yên cho thấy, hiện nay hoạt động
thi hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính vẫn còn có những
hạn chế nhất định và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này, tựu
chung lại là do: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính
23


×