Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội (SHB) chi nhánh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 136 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TRONG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
TRONG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI (SHB) CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG
DỤNG



Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Thi Hoàng Mai

THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
được thực hiện nghiêm túc và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn
gốc rõ ràng.
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Trâm


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, toàn thể các thầy, cô
giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình theo học tại
trường và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian học tập và nghiên cứu
nhằm hoàn thành chương trình Cao học.
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành, sâu
sắc tới TS. Đào Thị Hoàng Mai đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan nơi tôi công tác và nghiên cứu
luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện,
cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành chương trình học của mình và góp phần

thực hiện tốt hơn cho công tác thực tế sau này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 11 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ngọc Trâm


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT......................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 4
5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ VẬN DỤNG
CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ TRONG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI........................... 5
1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại ......
5
1.1.1. Khái niệm về huy động vốn .................................................................... 5
1.1.2. Vai trò cơ bản của hoạt động huy động vốn của NHTM........................ 5
1.1.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại .............

7
1.1.4. Các nhân tố ảnh hương đến hoạt động huy động vốn của Ngân
hàng thương mại.................................................................................... 15
1.2. Các chính sách của ngân hàng nhà nước liên quan đến hoạt động
huy
động vốn của Ngân hàng thương mại .....................................................
20
1.2.1. Chính sách về lãi xuất ........................................................................... 21
1.2.2. Chính sách thu hút khách hàng ............................................................. 22
1.2.3. Chính sách mơ rộng mạng lưới Chi nhánh ........................................... 22
1.2.4. Chính sách Marketing ........................................................................... 23
1.2.5. Chính sách hỗ trợ tư vấn khác hàng...................................................... 23
1.2.6. Chính sách chăm sóc khách hàng ......................................................... 24
1.3.
Nội dung vận dụng chính sách của NHNN trong huy động vốn của
NHTM.... 24
1.3.1. Chính sách của NHNN tác động tới hoạt động huy động vốn ............. 24


4

1.3.2. Quy trình huy động vốn ........................................................................ 25
1.3.3. Công tác giám sát, huy động vốn.......................................................... 26
1.4. Cơ sơ thực tiễn về vận dụng chính sách của ngân hàng nhà nước
trong huy động vốn và năng lực huy động vốn của Ngân hàng
thương mại ............................................................................................. 27
1.4.1. Kinh nghiệm về công tác huy động vốn của một số Ngân hàng
thương mại ............................................................................................ 27
1.4.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Công thương chi nhánh Quảng Ninh ..... 30
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng SHB - Chi nhánh

Quảng Ninh ........................................................................................... 30
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CƯU............................................. 32
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 32
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 32
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin........................................................... 34
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin .......................................................... 35
2.3. Hệ thống một số chỉ tiêu nghiên cứu .................................................... 36
2.3.1. Chỉ tiêu về vận dụng chính sách của NHNN trong HĐV tại SHB –
Chi nhánh Quảng Ninh ......................................................................... 36
2.3.2. Chỉ tiêu về các nhân tố ảnh hương........................................................ 41
Chương 3. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH CỦA
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG HUY ĐỘNG VỐN TẠI
NGÂN HÀNG SHB - CHI NHÁNH QUẢNG NINH ...................... 42
3.1. Tổng quan về Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh..................... 42
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng SHB - Chi nhánh
Quảng Ninh ........................................................................................... 42
3.1.2. Bộ máy tô chức điều hành tại SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.............. 44
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng SHB - Chi nhánh
Quảng Ninh giai đoạn năm 2016 - 2018............................................... 46
3.2. Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong
huy động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh................ 51


5

3.2.1. Các chính sách đang được vận dụng tại SHB - Chi nhánh Quảng Ninh
trong công tác huy động vốn....................................................................
51

3.2.2. Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong
huy động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh..................
57
3.2.3. Đánh giá của khách hàng về việc vận dụng chính sách của Ngân hàng
nhà nước trong huy động vốn của Ngân hàng SHB - Chi nhánh
Quảng Ninh ................................................................................ 75
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực huy động vốn của Ngân
hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh .......................................................
79
3.3.1. Nhóm nhân tố khách quan .................................................................... 79
3.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan ........................................................................ 82
3.4. Đánh giá chung về thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà
nước trong huy động vốn của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng
Ninh............................................................................................ 91
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 91
3.4.2. Hạn chế.................................................................................................. 93
3.4.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 94
Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HUY ĐỘNG
VỐN TẠI NGÂN HÀNG SHB - CHI NHÁNH QUẢNG NINH ............ 98
4.1. Định hướng nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng SHB Chi nhánh Quảng Ninh ......................................................................... 98
4.1.1. Định hướng chung của ngành ngân hàng.............................................. 98
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân
hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh ................................................... 102
4.2.1. Nhóm giải pháp về tăng quy mô huy động vốn .................................. 102
4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn ............................. 106
4.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 113
4.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam ............................. 113
4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng SHB .................................................. 115
KẾT LUẬN .................................................................................................. 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 121


6

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CPHĐV

: Chi phí huy động vốn

DNVVN

: Doanh nghiệp vừa và nhỏ

DTLSDV

: Doanh thu từ lãi sử dụng vốn

KHV

: Kế hoạch huy động

LNSDV

: Lợi nhuận từ sử dụng vốn


NHNN

: Ngân hàng nông nghiệp

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTMCP

: Ngân hàng thương mại cô phần

NHTW

: Ngân hàng trung ương

TCKT

: Tô chức kinh tế

TCTD

: Tô chức tín dụng

TLHTKH

: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động

TMCP


: Thương mại cô phần

TNV

: Tổng nguồn vốn


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Thang đánh giá Likert................................................................. 36

Bảng 3.1.

Kết quả HĐKD của SHB - chi nhánh Quảng Ninh qua 3
năm 2016 - 2018 ......................................................................... 47

Bảng 3.2.

Quy mô khách hàng của SHB - chi nhánh Quảng Ninh giai
đoạn 2016 - 2018 ........................................................................ 52

Bảng 3.3.

Tình hình huy động vốn của SHB - chi nhánh Quảng Ninh
giai đoạn năm 2016 - 2018 ......................................................... 49

Bảng 3.4.


Thống kê lực lượng lao động tại ngân hàng SHB - chi nhánh
Quảng Ninh................................................................................. 61

Bảng 3.5.

Thống kê hiệu suất huy động vốn và năng suất lao động của
SHB - chi nhánh Quảng Ninh ..................................................... 62

Bảng 3.6.
.....67

Lãi suất thực tế tại thời điểm cuối năm giai đoạn năm 2016 - 2018

Bảng 3.7.

Chi phí huy động vốn của SHB - Chi nhánh Quảng Ninh
giai đoạn năm 2016 - 2018 ......................................................... 68

Bảng 3.8.

Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời của SHB chi nhánh Quảng
Ninh giai đoạn năm 2016 2018..........................................................69

Bảng 3.9.

Hệ số sử dụng vốn huy động của SHB - Chi nhánh Quảng Ninh
giai đoạn 2016 - 2018............................................................................72

Bảng 3.10. Đánh giá của cán bộ, công nhân viên về công tác kiểm tra,

giám sát huy động vốn của SHB - chi nhánh Quảng Ninh......... 75
Bảng 3.11. Đánh giá của người hỏi về mức độ tin cậy của ngân hàng......... 76
Bảng 3.12. Đánh giá của người hỏi về mức độ đáp ứng của ngân hàng....... 76
Bảng 3.14. Đánh giá của người hỏi về năng lực phục vu của ngân hàng ..... 77
Bảng 3.13. Đánh giá của người hỏi về mức độ đồng cảm và thái độ
phục vu của nhân viên SHB - chi nhánh Quảng Ninh................ 78
Bảng 3.14. Đánh giá của người hỏi về cơ sơ vật chất, phương tiện thiết bị
phục vu của ngân hàng ......................................................................78


viii
Bảng 3.15. Đánh giá của cán bộ công nhân viên SHB - Chi nhánh Quảng
Ninh về chính sách huy động vốn của ngân hàng nhà nước
...........83
Bảng 3.16. Đánh giá của khách hàng về chính sách lãi xuất của SHB Chi nhánh Quảng Ninh ............................................................... 84
Bảng 3.17. Đánh giá của cán bộ - công nhân viên ngân hàng về quy
trình huy động vốn của SHB - chi nhánh Quảng Ninh............... 86
Bảng 3.18. Đánh giá của khách hàng về công tác Marketing của SHB Chi nhánh Quảng Ninh ............................................................... 88
Bảng 3.19. Đánh giá của cán bộ - công nhân viên ngân hàng về các sản
phẩm huy động vốn của SHB - chi nhánh Quảng Ninh ............. 90


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đặt ra cho đến năm 2020 là phải
hoàn thành nhiệm vu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đưa Việt Nam
từ một nước nông nghiệp trơ thành một nước công nghiệp tiên tiến.
Để thực hiện được mục tiêu này thì vốn là một trong những yếu tố đầu

vào cơ bản của quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp rất quan
trọng, vốn là tiền đề cho sự tăng trương kinh tế, mức tăng trưởng kinh tế phu
thuộc vào qui mô và hiệu quả vốn đầu tư. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu phát
triển và cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam cũng đòi hỏi phải được mơ
rộng, phát triển với quy mô ngày càng lớn, đổi mới dây truyền công nghệ,
nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ, vươn lên cạnh tranh với hàng hoá,
dịch vu của các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Điều này được thể
hiện trong văn kiện đại hội đảng IX “Chúng ta không thể thực hiện công
nghiệp hóa - hiện đại hóa nếu không huy động được nhiều nguồn vốn, nhất là
nguồn vốn trung và dài hạn trong nước mà “nòng cốt” để thực hiện được
nhiệm vu quan trọng này phải là các NHTM, các công ty tài chính”.
Giữ vai trò quan trọng trong việc tạo kênh dẫn vốn và thu hút vốn cho
nền kinh tế - hệ thống NHTM có thể gọi là hệ thống dẫn mạch máu lưu thông
các nguồn vốn. Một trong những hoạt động cơ bản, có vai trò quyết định đến
sự sinh tồn của NHTM chính là hoạt động huy động vốn. Trong bối cảnh hiện
nay, lĩnh vực tài chính tiền tệ đang cạnh tranh quyết liệt, để có được nguồn
vốn lớn đòi hỏi các NHTM phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằm
từ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vu cho hoạt
động của NHTM.
Ngân hàng nhà nước đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến hoạt
động huy động vốn, thể hiện qua nhiều văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn
thực hiện chủ trương của Đảng, pháp luật của của Nhà nước đối với các ngân
hàng thương mại. Các văn bản chính sách tín dụng của Ngân hàng nhà nước
luôn được các NHTM vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng.


2

Ngân hàng SHB - chi nhánh Quảng Ninh là một trong những chi nhánh

khai trương và đi vào hoạt động muộn hơn các chi nhánh khác. Ra đời năm
2007, trải qua hơn 10 năm hoạt động đến nay SHB - chi nhánh Quảng Ninh
đã khẳng định được thương hiệu trên địa bàn Tỉnh Quảng Ninh, góp phần vào
sự phát triển chung của toàn hệ thống SHB. Đối với SHB - chi nhánh Quảng
Ninh, việc vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong huy động vốn
đã đạt được kết quả đáng kể. Chi nhánh không ngừng mơ rộng thị phần và
chú trọng phát triển các sản phẩm tiện ích, đổi mới công nghệ, phục vu đắc
lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Thay vì nguồn ngân
sách cấp phát như trước, Chi nhánh đã triển khai rất nhiều hình thức huy động
vốn để chủ động triển khai các kế hoạch đầu tư cho vay. Trong công tác huy
động vốn, sự phong phú đa dạng của các sản phẩm như: Tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn, tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... Với
mức tăng trương nguồn vốn tự huy động tại chỗ hàng năm đạt bình quân 13%.
Hoạt động ngân hàng từ chỗ chỉ cấp phát vốn ngân sách Nhà nước đã chuyển
sang cho vay nhiều hình thức mới như: Cho vay ngắn hạn, trung, dài hạn, cho
vay đồng tài trợ, bảo lãnh trong nước, bảo lãnh vay vốn nước ngoài...
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của các tô chức tín dụng khác trên
thị trường, Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh nhận thấy cần phải nâng
cao năng lực huy động vốn để có thể đáp ứng nhu cầu vốn đối với sự phát
triển của ngân hàng nói riêng và của xã hội nói chung. Tuy nhiên, việc vận
dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong huy động vốn tại SHB - Chi
nhánh Quảng Ninh vẫn còn một số hạn chế nhất định. Vì vậy, vấn đề đặt ra
đối với SHB - Chi nhánh Quảng Ninh là phải khắc phục những hạn chế đó để
nâng cao năng lực huy động vốn nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu vốn cho sự
phát triển của ngân hàng.
Là một cán bộ công tác tại SHB - Chi nhánh Quảng Ninh được thời
gian chưa dài, tuổi đời con non tre nhưng bản thân tôi đã phần nào thấm
nhuần vai trò quan trọng của nguồn vốn đối với Ngân hàng. Vì vậy, tôi mạnh



3

dạn lựa chọn đề tài: “Vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) - Chi nhánh
Quảng Ninh” làm luận văn tốt nghiệp cao học.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình vận dụng chính sách của Ngân
hàng nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng
Ninh để làm căn cứ đưa ra các giải pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực huy
động vốn của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh, góp phần tạo sức
cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những năm tiếp theo tại Chi
nhánh.
2.2. Mục tiêu cụ thê
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc vận
dụng chính sách của NHNN trong huy động vốn tại NHTM.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng chính sách của NHNN trong
huy động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân
hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng
nhà nước trong huy động vốn của Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Số liệu sơ cấp được thu thập trong giai đoạn năm 2016 –
2018, giải pháp đê xuất đến năm 2022.
Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh
Quảng Ninh.
Về nội dung: Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu việc vận dụng chính

sách của Ngân hàng nhà nước trong huy động vốn của Ngân hàng SHB - Chi
nhánh Quảng Ninh trong giai đoạn năm 2016 - 2018 thông qua các nội dung
đó là: việc vận dụng chính sách của NHNN trong công tác quản lý huy động


4

vốn; việc vận dụng chính sách của NHNN trong quy trình huy động vốn; việc
vận dụng chính sách của NHNN trong sản phẩm huy động vốn; việc vận dụng
chính sách của NHNN trong kiểm tra, giám sát huy động vốn...tại Ngân hàng
SHB - chi nhánh Quảng Ninh.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn tổng kết được những vấn đề cơ bản về vận dụng chính sách
của ngân hàng nhà nước trong công tác huy động vốn, vai trò và những bài
học kinh nghiệm trong công tác huy động vốn, ý nghĩa của hoạt động này đối
với Ngân hàng và việc vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong
huy động vốn.
- Sau khi phân tích thực trạng việc vận dụng chính sách của Ngân hàng
nhà nước trong huy động vốn tại Ngân hàng SHB - chi nhánh Quảng Ninh,
luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực huy động vốn nhằm
phát triển các hoạt động của Chi nhánh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
chi nhánh trong các năm tiếp theo.
- Làm tài liệu tham khảo về nâng cao năng lực huy động vốn cho các
ngân hàng có điều kiện tương tự.
5. Bố cục của luận văn
Luận văn “Vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước trong huy
động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh” ngoài phần mơ
đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phu lục gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn về vận dụng chính sách của ngân
hàng nhà nước trong huy động vốn của ngân hàng thương mại.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng vận dụng chính sách của Ngân hàng nhà nước
trong huy động vốn tại Ngân hàng SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.
Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực huy động vốn tại Ngân hàng
SHB - Chi nhánh Quảng Ninh.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VÊ VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ TRONG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về huy động vốn
Như chúng ta đã biết NHTM muốn hoạt động được phải có vốn,
nhưng vì hàng hóa mà các ngân hàng kinh doanh là hàng hóa đặc biệt- đó
là tiền nên buộc các nhà đầu tư phải tìm cách mua bán vốn trên thị trường
tài chính, thông qua thị trường, vốn được chu chuyển rộng rãi và thể hiện
được vai trò và bản chất của mình. Nó chi phối toàn bộ hoạt động của
NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vốn kinh
doanh của NHTM được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn tự
có, vốn huy động, vốn trong thanh toán, vốn ủy thác,… Theo Luật các tô
chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội khóa 12 ban hành ngày
16/06/2010 cho ta hiểu rằng: Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn
cho NHTM, là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ tiền
nhàn rỗi của tô chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá
trình thực hiện các nghiệp vu huy động vốn từ nhận tiền gửi, phát hành
giấy tờ có giá, vay vốn giữa các TCTD và vay vốn của NHTW làm nguồn
vốn phục vu cho hoạt động kinh doanh của mình [14].

1.1.2. Vai trò cơ bản của hoạt động huy động vốn của NHTM
1.1.2.1. Đối với toàn bộ nền kinh tế
Tiết kiệm và đầu tư là những cơ sơ nền tảng của nền kinh tế. Tiết kiệm
và đầu tư có mối quan hệ nhân quả, tiết kiệm góp phần thúc đẩy, mơ rộng
phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường đầu tư và đầu tư cũng góp phần
khuyến khích tiết kiệm. Nhưng trong nền kinh tế các khoản tiết kiệm thường
nhỏ, le và người tiên phong trong việc tập hợp vốn hiệu quả nhất chính là các


6

ngân hàng thương mại. Thông qua các kênh huy động vốn, các khoản tiết
kiệm chuyển thành đầu tư góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế.
Đối với những người có vốn nhàn rỗi: Việc huy động vốn của ngân
hàng trước hết sẽ giúp cho họ những khoản tiền lãi hay có được các dịch vu
thanh toán đồng thời các khoản tiền không bị chết, luôn được vận động, quay
vòng.
Đối với những người cần vốn: Họ sẽ có cơ hội mơ rộng đầu tư, phát
triển sản xuất kinh doanh từ chính nguồn vốn huy động của ngân hàng.
Việc huy động vốn của ngân hàng giúp cho nền kinh tế có được sự cân
đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các cơ hội đầu tư luôn có điều
kiện để thực hiện. Quá trình tái sản xuất mơ rộng sẽ được thực hiện dễ dàng
hơn với việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Tuy việc huy động
vốn có thể thực hiện bằng nhiều kênh: thị trường chứng khoán, ngân sách nhà
nước...nhưng trong điều kiện nước ta hiện nay thì huy động vốn qua các ngân
hàng thương mại vẫn là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất [3].
1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
- Vốn là cơ sơ để ngân hàng tô chức mọi hoạt động kinh doanh
Để bước vào hoạt động kinh doanh thì đầu tiên ngân hàng phải cần có
vốn. Ngoài lượng vốn bắt buộc phải có, ngân hàng phải huy động từ các

nguồn khác. Ngân hàng đi vay để cho vay. Vậy để có hoạt động cho vay thì
phải có thứ để mà cho vay. Nguồn vốn phản ánh tiềm năng và sức mạnh của
ngân hàng. Đối với những ngân hàng lớn, việc tham gia tài trợ cho những dự
án lớn luôn dễ dàng hơn các ngân hàng nhỏ. Vốn không chỉ là phương tiện
kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương
mại. Nói cách khác, không có vốn thì ngân hàng không thể thực hiện được
các nghiệp vu kinh doanh của mình.
- Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của
ngân hàng.
Hoạt động tín dụng của ngân hàng phu thuộc vào vốn của ngân hàng.
Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có ưu thế cạnh tranh hơn so với ngân hàng ít vốn.


7

Có được nhiều vốn ngân hàng sẽ có điều kiện để đưa ra các hình thức tín
dụng linh hoạt, có điều kiện để hạ lãi suất từ đó sẽ làm tăng quy mô tín dụng.
Các ngân hàng lớn, nhiều vốn thường có rất nhiều các dịch vu ngân hàng.
Phạm vi hoạt động kinh doanh của họ sẽ rộng hơn nhiều các ngân hàng nhỏ.
Chính vì vậy càng khẳng định rõ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động
kinh doanh của ngân hàng.
- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng
trên thương trường. Các ngân hàng lớn trên thế giới là các ngân hàng có uy
tín, luôn được ca ngợi và nể trọng. Điều kiện đầu tiên để xây dựng được uy
tín của ngân hàng chính là vốn của ngân hàng. Có nhiều vốn, khả năng thanh
toán của ngân hàng luôn được đảm bảo, các khách hàng luôn cảm thấy yên
tâm khi giao thiệp với ngân hàng. Trong nên kinh tế bất ổn hiện nay, khả năng
thanh toán luôn được các ngân hàng ưu tiên hàng đầu và để được như vậy thì
các ngân hàng luôn tìm cách huy động được nhiều vốn hơn.
- Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vốn là điều
kiện để các ngân hàng tham gia cạnh tranh. Nó giúp cho ngân hàng mơ rộng
quy mô hoạt động, tăng cường quan hệ với các đối tác. Đồng thời nó lôi kéo
khách hàng mới, giữ chân các khách hàng truyền thống. Doanh số của ngân
hàng tăng lên đồng thời làm tăng nguồn vốn của ngân hàng. Vốn của ngân
hàng lớn giúp cho ngân hàng có khả năng tài chính dồi dào để cạnh tranh với
các ngân hàng khác: hạ lãi suất, linh hoạt về thời hạn tín dụng, hình thức trả
lãi... Các dịch vu ngân hàng sẽ ngày càng được cải tiến, phát triển và được
thực hiện tốt hơn.
1.1.3. Nội dung hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Công cụ huy động
* Huy động các khoản tiền gửi của khách hàng.
Đây là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu tài sản nợ của các NHTM. Tiền
gửi của NHTM bao gồm:


8

- Tiền gửi thanh toán: Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng có thể rút
ra bất kỳ lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu đó của khách hàng,
thực chất đó là khoản tiền gửi dùng để đảm bảo trong thanh toán. Họ có
quyền lấy ra hoặc chuyển nhượng cho bất kỳ ai và bất kỳ thời gian nào.
Khách hàng được sử dụng số tiền của mình bằng các phương tiện thanh toán
dùng để chi trả như séc, uỷ nhiệm chi, thư chuyển tiền…
Đối với ngân hàng đây là một khoản nợ mà ngân hàng có nghĩa vu thực
hiện lệnh thanh toán chi trả cho người thu hưởng loại tiền gửi này, lãi suất
thường thấp hơn lãi suất trả cho các khoản tiền gửi có lãi khác. Nhưng khi
khách hàng mơ và sử dụng các loại tài khoản này thì được ngân hàng cung
ứng các loại dịch vu miễn phí hoặc thu với tỷ lệ thấp, lượng tiền vốn ơ tài
khoản thanh toán thường chiếm gần 1/3 tiền gửi ngân hàng.

Ngày nay do điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều công nghệ
mới được ứng dụng vào hoạt động ngân hàng. Vì vậy đã có nhiều doanh
nghiệp, cá nhân mơ tài khoản giao dịch tại ngân hàng, làm cho lượng tiền gửi
này ngày càng gia tăng. Đó là những nguồn vốn dùng để cho vay hết sức quan
trọng của ngân hàng, đồng thời lợi nhuận thu về từ nguồn vốn này cũng ngày
càng tăng.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền tạm thời nhàn rỗi
của doanh nghiệp, chưa sử dụng đến trong một thời gian nhất định, mà
khoảng thời gian này được xác định trước. Do đó cá doanh nghiệp thường gửi
vào ngân hàng dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Phần lớn các nguồn tiền gửi
này xuất phát từ nguồn tích luỹ của các doanh nghiệp mà có. Về nguyên tắc
khách hàng chỉ được rút tiền ra khi đến hạn và được hưởng số tiền lãi trên số
tiền gửi đó. Nhưng hiện nay để thu hút vốn nhằm khuyến khích khách hàng
gửi tiền vào ngân hàng, các NHTM cho phép khách hàng rút tiền ra trước thời
hạn. Trong trường hợp này khách hàng không được hương lãi hoặc chỉ được
hương theo lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn.


9

- Tiền gửi tiết kiệm: Tiển gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi
các nhân được gửi vào ngân hàng, nhằm hương lãi suất theo qui định. Tiền
gửi tiết kiệm là bộ phận thu nhập bằng tiền gửi của cá nhân chưa sử dụng
được gửi vào TCTD. Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ trong tiêu
dùng cá nhân. Khi gửi tiền người gửi tiền được giao một sô tiết kiệm coi như
một giấy chứng nhận tiền gửi vào ngân hàng. Đến thời hạn khách hàng rút
tiền ra được nhận một khoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tích kiệm. Có hai
loại tiền gửi tiết kiệm là:
- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Loại tiền gửi này người gửi tiền có
thể rút ra một phần hoặc toàn bộ số tiền gửi bất kỳ lúc nào. Nhưng khác với

loại tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các công cu thanh
toán để chi trả cho người khác, lãi suất tiền gửi tiết kiệm thường cao hơn và
phần lớn những người gửi tiền tiết kiệm là do chưa xác định được nhu cầu chi
tiêu cu thể trong tương lai, nhưng lại hưởng mức lãi trong thời gian khoản tiền
nhàn rỗi.
-Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Khi cá nhân gửi tiền vào ngân hàng loại
tiền gửi tíết kiệm có kỳ hạn trên cơ sơ thoả thuận giữa khách hàng và ngân
hàng về thời hạn gửi, lãi suất theo qui định và khách hàng chỉ được rút tiền ra
khi đến hạn. Nhưng trong thực tế ơ nước ta hiện nay để khuyến khích người
gửi tiền các NHTM vẫn cho khách hàng rút ra trước thời hạn và được hưởng
lãi suất thấp hơn lãi suất tiền gửi.
* Huy động vốn thông qua thị trường
Huy động vốn thông qua thị trường bao gồm hình thức phát hành giấy
tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu) và huy động vốn thông qua việc vay các
NHTM, TCTD và NHTW.
- Phát hành giấy tờ có giá: Khi các NHTM có nguồn vốn tài chính dồi
dào để tài trợ cho các nguồn vốn có qui mô lớn, nhằm phát triển kinh tế địa
phương, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tô chức
kinh tế mà các nguồn vốn tự có chưa đáp ứng được, NHTM trình NHTW xin


10

phép phát hành kỳ phiếu để tạo nguồn vốn tín dụng tương đối lâu dài cho các
hoạt động này. Trái phiếu ngân hàng thực chất là giấy nhận nợ có kỳ hạn của
ngân hàng đối với những người mua trái phiếu (nhà đầu tư). Trái phiếu được
các NHTM hay các TCTD phát hành nhằm huy động vốn cho chính bản thân
ngân hàng hoặc các TCTD có liên quan. Thời hạn của trái phiếu thường lớn
hơn một năm. Lãi suất của trái phiếu thường cao hơn lãi suất của tiền gửi tiết
kiệm, kỳ phiếu. Các NHTM phát hành trái phiếu trên cơ sơ nhu cầu sử dụng

vốn thông qua các dự án đầu tư của các doanh nghiệp mà ngân hàng cam kết
cho vay.
- Huy động vốn từ các NHTM, TCTD khác và NHTW: Các NHTM khi
xuất hiện trên thị trường để vay vốn thường do một số nguyên nhân cấp thiết
như thiếu hụt dự trữ tại NHTW, thiếu tiền mặt... nên ngoài việc phát hành
phiếu nợ, các NHTM có thể đi vay lẫn nhau giữa các ngân hàng tại những
khoản dự trữ tại NHTW. Thời hạn vay mượn giữa các NHTM rất linh hoạt có
thể ít ngày cũng có thể dài ngày phù hợp với nhu cầu về vốn của NHTM trong
từng giai đoạn cu thể.
Trong trường hợp vốn vay trên tiếp tục không đáp ứng được đủ nhu cầu
sử dụng của NHTM thì NHTM sẽ đi vay của NHTW. Trong quan hệ với
NHTW, các NHTM đóng vai trò là khách hàng thường xuyên và NHTW với
tư cách là ngân hàng của các ngân hàng đồng thời là người “cứu cánh cuối
cùng” đối với các NHTM.
1.1.3.2. Phương thức huy động
Từ những công cu huy động vốn cơ bản nêu trên, các NHTM triển khai
nhiều phương thức huy động khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu huy động và
chiến lược kinh doanh để tạo lập nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng.
a) Phương thức huy động trực tiếp
Đây là phương thức huy động vốn dựa trên các công cu huy động vốn
cơ bản. NHTM với tư cách là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính trung


11

gian, nhận tiền gửi từ khách hàng có tiền nhàn rỗi hoặc phát hành các công cu
tài chính như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu,… để thu hút vốn.
Thông qua việc làm trung gian thanh toán và chuyển hóa các phương
tiện thanh toán, NHTM thu hút được số lượng lớn các tô chức, các nhân mơ
tài khoản tạo ra tiền gửi thanh toán. Đây là nguồn vốn có chi phí thấp nên các

ngân hàng thường xuyên cải tiến các phương tiện thanh toán, nâng cao công
nghệ thanh toán để hấp dẫn khách hàng và bán thêm các dịch vụ. Các doanh
nghiệp, TCKT và cá nhân thường mơ tài khoản giao dịch tại một hoặc một số
ngân hàng nhất định, khi cần thiết có thể yêu cầu NHTM cho rút tiền hoặc
chuyển tiền cho bên thu hưởng. Ngoài ra, trong khi thực hiện là trung gian
thanh toán, NHTM còn nhận được tiền gửi của các TCTD khác cũng là một
loại tiền gửi thanh toán.
Ngân hàng thường phát hành the tiết kiệm không kỳ hạn để thu hút
những khoản tiền nhỏ le hoặc những khoản vốn nhàn rỗi có thời gian ngắn
hay khách hàng không xác định được thời gian phát sinh nhu cầu sử dụng.
Khi gửi tiền, khách hàng được nhận một sô tiết kiệm không kỳ hạn và có thể
rút tiền ra bất cứ lúc nào nhưng không được phát séc (đây là điểm khác biệt
với tiền gửi giao dịch). Đồng thời, do nhu cầu gửi tiền của khách hàng rất đa
dạng tùy thuộc vào nhu cầu của họ trong hiện tại và tương lai nên các NHTM
thường quy định nhiều loại kỳ hạn gửi tiền (1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng,
9 tháng, 12 tháng…) theo nhiều hình thức khác nhau (tiết kiệm định kỳ, tiết
kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy,…) với nhiều cách thức trả lãi (trả lãi định
kỳ, trả lãi trước, trả lãi cuối kỳ,…) cho khách hàng lựa chọn nhằm thu hút tiền
gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Để huy động khối lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu tài sản trong từng
thời kỳ nhất định, NHTM thường tô chức phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu,
trái phiếu,…) với lãi suất hấp dẫn hơn tiền gửi tiết kiệm, đối tượng khách


12

hàng này rất quan tâm đến thu nhập từ tài sản của họ. NHTM cũng có thể
thông qua các tô chức nhận làm đại lý hay bảo lãnh phát hành để phát hành
giấy tờ có giá của ngân hàng ra công chúng đầu tư (chủ yếu là các loại giấy tờ
có giá dài hạn như trái phiếu, chứng chỉ có giá dài hạn,…). Sử dụng phương

thức này ngân hàng sẽ có những lợi ích như: huy động được nguồn vốn lớn
với chi phí và lãi suất huy động thấp hơn; chiến lược sử dụng vốn được xây
dựng phù hợp với mục tiêu của ngân hàng; được nhiều nhà đầu tư biết đến.
- Tô chức bảo lãnh phát hành có thể là các công ty chứng khoán hay
các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Có hai hình thức bảo
lãnh: bảo lãnh một phần là bảo lãnh phát hành tối đa đến mức có thể một số
lượng trái phiếu; bảo lãnh chắc chắn là bảo lãnh mua số chứng khoán chưa
được phân phối hết. Phí bảo lãnh phát hành do ngân hàng phát hành thoả
thuận với tô chức nhận bảo lãnh phát hành và được tính vào chi phí phát hành
giấy tờ có giá.
- Tô chức đại lý phát hành có thể là các công ty chứng khoán, tô chức
tín dụng và các định chế tài chính khác theo quy định của pháp luật. Khi phát
hành giấy tờ có giá, ngân hàng phát hành có thể uỷ thác cho một hoặc một số
tô chức cùng làm nhiệm vu đại lý phát hành. Đại lý phát hành thực hiện bán
giấy tờ có giá cho các nhà đầu tư theo đúng cam kết với ngân hàng phát hành.
Trường hợp không bán hết, đại lý được trả lại cho tô chức phát hành số giấy
tờ có giá còn lại. Phí đại lý phát hành do ngân hàng phát hành thoả thuận với
đại lý phát hành được tính vào chi phí phát hành giấy tờ có giá.
Ngoài ra, NHTM còn cung cấp các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đối với
các TCKT-XH, TCTD. Các tô chức này có thể gửi tiền theo kỳ hạn phù hợp
để thu được khoản tiền lời cao hơn và được NHTM bảo quản vốn an toàn hơn.
Ngoại trừ một số khoản tiền gửi giao dịch mang tính bắt buộc để đảm
bảo khả năng thanh toán như ký quỹ, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hợp đồng,…
các hình thức tiền gửi khác đều mang tính tự nguyện. Khách hàng có thể lựa


13

chọn ngân hàng để gửi tiền theo các kỳ hạn và hình thức khác nhau. Do đó,
việc cạnh tranh về huy động vốn giữa các NHTM, các tô chức tín dụng, tài

chính… diễn ra khá quyết liệt và ngày càng gay gắt hơn.
b) Phương thức huy động gián tiếp
Ngày nay mức độ cạnh tranh trong sản phẩm của các ngân hàng được
nhân lên gấp bội, do vậy cùng với phương thức huy động vốn trực tiếp, các
NHTM đã tăng cường việc thu hút vốn từ nền kinh tế vào ngân hàng bằng
phương thức huy động gián tiếp, có nghĩa là thông qua việc tăng cường các
sản phẩm, dịch vu khác của ngân hàng, hoặc thông qua việc bán chéo các sản
phẩm của ngân hàng - tức là bán các sản phẩm khác cùng với các sản phẩm
chính nhất định - nguồn vốn huy động từ khách hàng của ngân hàng sẽ được
tăng lên.
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là người có quyền quyết định việc
gửi tiền ơ đâu? khi nào? và bằng cách nào? Khác với hoạt động của ngân
hàng trong nền kinh tế kế hoạch hóa, ngân hàng chỉ huy động vốn thông qua
các sản phẩm truyền thống và thu động đợi khách hàng đến gửi tiền, ngày nay
các NHTM đều cố gắng giới thiệu cho khách hàng các sản phẩm, dịch vu sẵn
có của mình và các giá trị tăng thêm trên từng sản phẩm bằng nhiều kênh
thông tin khác nhau để thu hút khách hàng. Có thể kể đến một số loại sản
phẩm có thể gián tiếp huy động vốn hay bán chéo sản phẩm như: phát hành
the ATM miễn phí cho khách hàng có tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản tiết
kiệm; tăng các tiện ích cho tài khoản tiền gửi cá nhân (trả lương qua tài
khoản, thanh toán hóa đơn các dịch vụ,…); khách hàng gửi tiền được ưu tiên
sử dụng các dịch vu home-banking, internet-banking, phone-banking…;
khách hàng vay vốn mơ tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được hương lãi suất
ưu đãi; khi vay vốn phải có tiền gửi k ý quỹ; gắn sản phẩm huy động vốn với
nhận giấy chứng nhận bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm học đường;… để hấp dẫn
khách hàng, khuyến khích họ giao dịch với ngân hàng nhiều hơn, và qua đó
thu hút được nhiều vốn hơn.


14


1.1.3.3. Hình thức huy động
- Huy động vốn ngắn hạn: Đây là hình thức ngân hàng huy động vốn để
cho vay ngắn hạn thường là dưới 1 năm. Vốn ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng
khá cao trong tổng nguồn vốn huy động để cho vay để mua đồ sinh hoạt, cho
vay tiêu dùng, cho vay vốn lưu động... Do vậy nguồn vốn này được huy động
với lãi suất thấp.
- Huy động vốn dài hạn: Đây là hình thức ngân hàng để huy động để
phục vu hoạt động cho vay trung và dài hạn, với thời hạn từ 1 năm trơ lên.
Nguồn vốn huy động dài hạn được sử dụng chủ yếu cho các khoản tín dụng
trung hạn và dài hạn như: đầu tư chiều sâu cho các doanh nghiệp thay đổi
công nghệ, cải tiến sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc
thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ... Đây là khoản vốn huy động mà ngân
hàng phải trả lãi cao.
1.1.3.4. Đối tượng huy động
a. Huy động vốn từ dân cư
Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng. Ngân
hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển
đến cho những người cần vốn để mơ rộng đầu tư, kinh doanh. Nguồn huy
động từ dân cư thường khá ổn định.
b. Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội
Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn. Để tiết kiệm thời gian và chi phí trong thanh toán, các
doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tài khoản trong ngân hàng. Các
doanh nghiệp khi bán được hàng hoá đều gửi tiền vào ngân hàng và rút ra khi
cần. Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tô chức xã hội không giống
nhau. Vì vậy ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn mà mình có thể
sử dụng một cách tương đối thuận lợi. Tuy nhiên độ lớn của khoản tiền này
phu thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà ngân hàng mang lại khi



15

khách hàng sử dụng các dịch vụ. Điều này khiến cho việc huy động vốn từ
các doanh nghiệp và các tô chức xã hội gắn liền với việc mơ rộng, cải tiến các
dịch vu ngân hàng.
c. Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác
Trong quá trình hoạt động các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi
ơ lẫn nhau để thuận tiện trong giao dịch, thanh toán... Ngoài ra việc vay lẫn
nhau giữa các ngân hàng cũng làm tăng nguồn vốn huy động. Điều này tuy
không thường xuyên song là cần thiết trong hoạt động kinh doanh của mỗi
ngân hàng thương mại. Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khả năng thanh
toán bị đe doạ... các ngân hàng thương mại có thể vay lẫn nhau. Quá trình vay
này là một thoả thuận tín dụng giữa hai bên. Quá trình tăng vốn huy động này
có thể được thực hiện ơ trên thị trường nội tệ hay thị trường ngoại tệ. Trong
số những người cho ngân hàng vay có một người đặc biệt. Đó là ngân hàng
trung ương. Ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để
cứu cho các ngân hàng thương mại khỏi các trục trặc xảy ra. Huy động vốn từ
các ngân hàng và các tô chức tín dụng khác tuy cũng khá dễ dàng nhưng số
lượng thường không nhiều và chi phí huy động thường cao hơn. Do vậy, hình
thức này các ngân hàng sử dụng không nhiều.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hương đến hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
thương mại
1.1.4.1. Các nhân tố khách quan
Đây là các yếu tố mà khi tác động đến ngân hàng sẽ không thể chống
được, đó là các rủi ro không thể tránh. Ngân hàng chỉ có thể nhận thức, dự
báo và tìm cách giảm thiểu các rủi ro khi nó xảy ra.
- Pháp luật, chính sách của Nhà nước
Pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Do vậy tất
cả mọi hoạt động của ngân hàng đều chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Cu thể

là Luật các tô chức tín dụng (2010), Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng


×