Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Chuyên đề cây hồ tiêu Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.31 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

CHUYÊN ĐỀ
MÔN HỌC: CÂY HỒ TIÊU

Nội dung thực hiện:

“SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU”
Học viên
Chuyên ngành
Khoá học:

Đắk Lắk 2018

: Vũ Đình Cường
: Khoa học cây trồng
: 2017 - 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN

KHOA NÔNG LÂM NGHIỆP

MÔN HỌC: CÂY HỒ TIÊU

Nội dung thực hiện:

“SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU”


Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Xuân An
Học viên
: Vũ Đình Cường
Chuyên ngành
: Khoa học cây trồng
Khoá học:
: 2017 - 2019
Đắk Lắk 2018


Mục lục
I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................4
II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.............................................................................6
2. Sinh trưởng, phát triển ở thực vật.................................................................6
2.1 Khái niệm.......................................................................................................6
2.2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp................................................6
2.3. Điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển...............6
2.4. Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohoocmôn).......................................7
2.4.1. Nhóm chất kích thích sinh trưởng...........................................................7
2.4.2. Các chất kìm hãm sinh trưởng.................................................................7
2.4.3. Sự cân bằng phytohoocmôn......................................................................8
2.4.4. Những nguyên tắc khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong
nông nghiệp:.........................................................................................................8
2.5. Phát triển ở thực vật có hoa.........................................................................8
2.5.1. Các nhân tố chi phối sự ra hoa.................................................................8
2.5.2. Hoocmôn ra hoa.........................................................................................8
5.3. Thuyết Quang chu kì....................................................................................9
3. Điều kiện sinh thái của cây Hồ tiêu................................................................9
3.1 Nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam....................................................9
3.1.1 Tại Việt Nam...............................................................................................9

3.1.2 Trên thế giới................................................................................................9
4. Những yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây tiêu.....................................11
4.1. Nhiệt độ........................................................................................................11
4.2. Ánh sáng......................................................................................................11
4.3. Lượng mưa và ẩm độ..................................................................................11
4.4. Gió................................................................................................................11
4.5.Đất đai và địa hình......................................................................................12
4.5.1 Đất đai........................................................................................................12
4.5.2 Địa hình.....................................................................................................12
4.6.2. Giai đoạn kinh doanh..............................................................................13
4.7 Đặc điểm hình thái:....................................................................................13
4.7.1 Rễ: có 3 loại..............................................................................................13
4.7.2 Thân:.........................................................................................................13
4.7.3 Cành:.........................................................................................................13
4.7.4 Hoa:............................................................................................................13
4.7.5 Trái:...........................................................................................................13
5. Giống – nhân giống:.....................................................................................14
5.1 Giống tiêu:....................................................................................................14
6. Phương thức nhân giống...............................................................................14
7. Loại trụ, khoảng cách và mật độ trồng.......................................................15
7.1 Trụ sống........................................................................................................15
7.2 Một số loại trụ sống được trồng làm trụ tiêu............................................16
7.4 Kỹ thuật trồng tiêu......................................................................................16
1


7.4.1 Thời vụ trồng tiêu.....................................................................................16
7.4.2 Chọn đất trồng tiêu, làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng.....................16
7.4.3 Đặt hom, trồng dặm và buộc dây............................................................17
7.4.4 Đôn tiêu......................................................................................................17

7.4.6 Trồng cây che phủ đất..............................................................................18
7.4.7 Làm bồn, bón phân và tưới nước............................................................18
7.4.7.1 Làm bồn..................................................................................................18
7.4.7.2 Bón phân.................................................................................................18
7.4.7.3 Tưới và tiêu nước...................................................................................19
7.4.8 Làm cỏ và tủ gốc.......................................................................................19
7.4.9 Trồng xen cây trồng kinh tế khác............................................................19
7.5. Dịch hại và biện pháp phòng trừ...............................................................19
III. KẾT LUẬN..................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................24

2


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trồng hồ tiêu thì đất đóng vai trò cực kỳ quan trọng, để hiểu cơ bản về nó thôi
bạn có thể mất rất nhiều thời gian.
Các kiến thức về đất lại xa vời quá, đối với một người bắt đầu học làm nông
nghiệp thì cần những thứ đơn giản hơn.
Ví dụ: Trên đất có nhiều cây phân xanh như cây cúc quỳ, cây cốt khí, cây cộng
sản… thường là đất tốt. Khi quan sát thấy các loại cây như sim, mua, cỏ tranh mọc
nhiều thì đất bị chua,… Ông cha ta đơn giản hóa như vậy. Các bạn nên tìm đọc giáo
trình “cây chỉ thị” nếu muốn hiểu rỏ hơn vấn đề này.
Đối với cá nhân tôi thì trồng tiêu đất là yếu tố quan trọng bậc nhất, nó là một bể
dinh dưỡng mà không gì thay thế được. Đương nhiên các bạn vẫn có thể trồng tiêu trên
các loại đất khác nhau nhưng khó khăn và phải đầu tư rất nhiều cả về chi phí và kỹ
thuật.
Trước đây người ta chỉ xem đất là giá thể, là cái gì đó cố định nhưng thật ra đất
đang sống, đang tồn tại và phát triển, đó là các hoạt động của vi sinh vật, là các phản
ứng lý hóa,… nhiệm vụ của nông gia là định hướng cho đất trồng sống khỏe, phát triển

tốt thông qua kỹ thật canh tác của chính mình.
Thực tế khi tham quan các vườn hồ tiêu chúng ta đều dễ dàng bắt gặp những
trường hợp như: chả thấy ngọn cỏ nào mọc ở lối đi mà đất chai cứng, rong rêu mọc
khắp nơi chỉ sau vài năm canh tác. Hoặc là thói quen bón quá nhiều phân bón, các bạn
bón để an tâm chứ không phải là cần thiết.
Vậy nên: “Bón phân theo nhu cầu của cá nhân bạn hay bón phân cho nhu cầu cái
cây!?” . Nếu năng suất trụ tiêu của bạn 5kg/năm mà bạn bón hơn 5 lạng lân thì bạn nên
xem lại (dám chắc hơn một nữa trong số chúng ta sai lầm ở công thức này).
Trở lại với chủ đề đất trồng. Có một điểm lưu ý quan trọng: lượng phân hóa học
chúng ta bổ sung hàng năm không đáng kể so với lượng phân từ trong đất tiết ra (trong
đất thường xuyên có sự chuyển hóa từ dinh dưỡng khó tiêu sang dể tiêu cho cây trồng
sử dụng).
Lượng phân từ trong đất tiết ra có thể thay đổi theo tùng năm và tùy loại đất, tùy
điều khiện ngoại cảnh. Tuy nhiên yếu tố quan trọng hơn cả là hoạt động của vi sinh
vật. Chúng là những người thợ mỏ khai thác tiềm năng trong đất đem ra cho cây trồng.
Thông thường cứ mỗi một thìa đất nhỏ có chứa hàng triệu vi sinh vật khác nhau:
nấm, vi khuẫn, vi rút, tuyến trùng,… Nhiều nông dân hiện nay sai lầm xem tất cả
chúng là dịch hại và tìm cách tiêu diệt chúng đi. Thật ra rất ít trong số chúng gây hại
cho cây trồng:
"Chỉ riêng ngành nấm có đến 100.000 nấm có ích, sống theo kiểu hoại sinh. Chỉ
có 8000 nấm có thể gây bệnh cho thực vật, và phần lớn cũng chỉ sinh sống theo kiểu
bán hoại sinh (facultative saprophytes). Có hơn 1600 vi khuẩn có ích, sống theo hoại
sinh, và chỉ có khoảng 80 vi khuẩn là có khả năng gây hại, sống theo kiểu bán hoại
sinh. Có đến hơn 2000 virus, trong đó chỉ có1/4 các loài virus là có khả năng gây bệnh.
Có hơn 2000 tuyến trùng, trong đó chỉ có khoảng 1/10 có khả năng kí sinh trên cây
trồng."
Việc tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật đất đồng nghĩa với đất chết. Và đau đầu là
con người không thể thay thế đất trồng để nuôi cây.
Có rất nhiều sai lầm mà chũng ta vẫn thường mắc phải là cho đất ngày càng xấu
đi:


3


1. Canh tác liên tục nhưng không bổ sung nguồn hữu cơ. Hàng năm chúng ta lấy
đi hàng tấn tiêu trên 1ha, tức là lấy đi rất nhiều dinh dưỡng từ đất nhưng chúng ta trả
lại cho đất những gì? N-P-K ư? Không phải chỉ có chừng đó đâu – Hảy trả lại hữu cơ
chô đất trồng bằng phân chuồng, phân hữu cơ,….
2. Kỹ thuật làm đất sai: Đó là việc đảo đất quá sâu trước khi trồng, điều này làm
xáo trộn toàn bộ hệ vi sinh vật đất, thay đổi kết cấu và lý hóa đất trồng. Chúng ta nên
nhớ rằng để đất có thể trồng trọt tốt thì cần thời gian rất dài, chúng ta đừng thay đổi
chúng đi. Tầng đất có thể canh tác, trồng trọt chỉ là 40cm trên mặt đất, chưa kể việc
đảo sâu có thể tạo điều kiện để tầng phèn dưới sâu hoạt động và trào lên bên trên (đặc
điệt là đất Tây Nguyên).
3. Bón quá nhiều hóa học: Nếu chúng ta bổ sung một lượng phân bón vừa phải
thì rất tốt và hoàn toàn tích cực nhưng lạm dụng thì đất sẻ ngày một xấu đi. Đất bón
nhiều phân hóa học dần chai cứng là vì vậy. Thuốc bảo vệ thực vật không chỉ tiêu diệt
loài có lại mà tiêu diệt luôn loài có lợi (loài có hại chiếm chưa tới 1/100 trong đất). …..
Và vấn đề về sinh trưởng, phát triển của cây hồ tiêu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
trên, và cũng là vấn đề mà nội dung chuyên đề muốn đề cập và tìm hiểu xem xem cây
tiêu muốn sinh trưởng và phát triển bình thường và tốt thì sẽ cần những gì, và cần bao
nhiêu, cần vào lúc nào, hay các giai đoạn sinh trưởng, phát triển thì nhu cầu của cây
tiêu sẽ cần gì, và cách chúng ta tác động vào các giai đoạn đó như thế nào để giúp cây
tiêu phát triển và sinh trưởng tốt, cho năng suất ổn định.

4


II. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
2. Sinh trưởng, phát triển ở thực vật

2.1 Khái niệm
* Sinh trưởng là qúa trình tăng không thuận nghịch về số lượng, kích thước, khối
lượng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể.
* Phát triển là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng của cơ
quan, cơ thể làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
Tuy nhiên trong thực tế, quá trình sinh trưởng và phát triển rất khó phân biệt và
thường xen kẽ lẫn nhau, trong sinh trưởng có phát triển và ngược lại trong phát triển
có sinh trưởng. Vì vậy người ta thường phân biệt hai khái niệm kế tiếp nhau này bằng
sự ra hoa.

2.2. Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
* Sinh trưởng sơ cấp
Là hình thức sinh trưởng theo chiều cao làm cây cao lên, xảy ra ở mô phân sinh
ngọn
* Sinh trưởng thứ cấp
Là hình thức sinh trưởng theo chiều rộng làm cây to ra, xảy ra ở tầng phát sinh
mạch.
Sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp khác nhau nhiều ở các cây một lá mầm
và cây hai lá mầm
Sự sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp khác nhau ở các cây một lá mầm và cây hai lá
mầm.

Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau.
Phân loại Có ở nhóm thực vật Vị trí phân bố
Chức năng
MPS đỉnh - 1 lá mầm
- Chồi đỉnh, nách - Giúp thân, rễ tăng chiều dài
- 2 lá mầm
- Đỉnh rễ
MPS bên - 2 lá mầm

- Ở thân, rễ
- Giúp thân, rễ tăng đường
kính
MPS lóng - 1 lá mầm
- Mắt của thân
- Giúp tăng chiều dài của thân
Ghi chú: MPS: Mô phân sinh

2.3. Điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển
Các điều kiện tự nhiên và biện pháp canh tác là những nhân tố bên ngoài chi phối
tới quá trình sinh trưởng và phát triển.
a. Nước (độ ẩm): Nước là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn: nẩy mầm, ra
hoa, tạo quả và hoạt động hướng nước của cây. Nước là nguyên liệu của trao đổi chất ở
cây.
b. Nhiệt độ: Là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. Nhiệt độ có vai trò
quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt của chồi. Đối với sự sinh trưởng, nhiệt độ tối
ưu trung bình là 25 – 35oC, tối thiểu 5 – 15oC và tối đa là 45 – 50oC
c. ánh sáng: ánh sáng có ảnh hưởng đến sự tạo lá, rễ, hình thành chồi, hoa, sự
rụng lá, quy định tính chất cây ngắn ngày hay cây dài ngày, cây ưa sáng, cây ưa bóng.
d. Phân bón: là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào, (ADN, ARN,
ATP, enzim) và các quá trình sinh lý diễn ra trong cây.

5


2.4. Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohoocmôn)
Phytôhoocmôn là các chất hữu cơ có mặt trong cây với một lượng rất nhỏ,
chuyển vận đến các bộ phận khác nhau của cây, điều tiết các hoạt động sinh trưởng,
đảm bảo sự hài hoà giữa cơ quan, bộ phận của cây.
Phytôhoocmôn có hai nhóm:

* Nhóm chất kích thích sinh trưởng:
- auxin, giberelin có tác động đến sự kéo dài, lớn lên của tế bào
- xitôkinim: có vai trò trong phân chia tế bào
* Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng
- Axit absixic: tác động đến sự rụng lá
- Etylen tác động đến sự chín của quả
- Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.

2.4.1. Nhóm chất kích thích sinh trưởng
a) Auxin
Có 3 dạng auxin chính:
auxin a: C18H32O5; auxin b: C18H30O4 và heterôauxin: C10H9O2N (AIA-axit
inđôlyl axêtic)
Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và rễ. ở đỉnh chồi ngọn, auxin vận chuyển
xuống theo trọng lực tới cơ quan khác với tốc độ 5-15 mm/giờ .
Auxin có tác động kích thích nhiều hoạt động sinh trưởng, làm giãn tế bào, tác
động đến vận động theo ánh sáng và vận động theo trọng lực, làm cho chồi ngọn và rễ
chính sinh trưởng mạnh (ưu thế đỉnh hay ức chế chồi bên *), kích thích sự ra quả và
tạo quả không hạt, kìm hãm sự rụng (hoa, quả, lá), thúc đẩy sự chuyển động chất
nguyên sinh.
b) Giberelin
Giberelin là nhóm phytôhoocmôn phát hiện sau auxin. Khi nghiên cứu bệnh nấm
lúa von đã phân lập được axit giberelic (GA): C19H22O6 gọi là Giberelin A3.
Giberelin (GA có tác động về nhiều mặt: kích thích thân mọc cao, dài, các lóng
vươn dài ra, kích thích ra hoa, tạo quả sớm và quả không hạt, kích thích sự nảy mầm
của hạt, củ và thân ngầm, có tác động tới quá trình quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ,
axít nuclêic, hoạt tính enzin và thành phần hoá học trong cây.
c) Xitôkinin
Xitôkinin là dẫn xuất của ađênin ( C5H6N4 ) có tác động đến quá trình phân chia
tế bào, hình thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già (có liên quan tới sự ngăn chặn sự

phân huỷ prôtein, axít nuclêic và diệp lục.)

2.4.2. Các chất kìm hãm sinh trưởng
a) Axit absixic (AAB = chất gây ngủ):
C14H19O4
Là phytôhoocmôn của sự hoá già được tách chiết từ cơ quan đang nghỉ hay sắp rụng.
Vai trò chủ yếu là kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi,
của hạt, làm khí khổng đóng.
b) Etylen (CH2 = CH2)
Là phytôhoocmôn dạng khí làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá,
quả, làm chậm sự sinh trưởng của các mầm thân củ (Ví dụ mầm khoai tây)
c) Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ

6


Chất làm chậm sinh trưởng: Là chất tổng hợp nhân tạo có vai trò như chất ức chế
sinh trưởng. Các chất này được sử dụng để làm thấp cây, cứng cây, chống lốp, đổ v.v–
Ví dụ: CCC (Clocôlinclorit), MH (malein hyđratzit), ATIB (axit 2,3, 5 triiođbenzôic)
Chất diệt cỏ: Là các chất diệt các loại cỏ dại trên cơ sở chúng phá hoại các màng
tế bào và màng sinh chất, kìm hãm quang hợp, xáo trộn quá trình sinh trưởng, ngừng
trệ quá trình phân bào, ngăn cản các quá trình sinh tổng hợp. Ví dụ 2,4D; 2,4,5T,
cacbamit, percloram v.v–

2.4.3. Sự cân bằng phytohoocmôn
Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển đều được điều chỉnh bởi các tác động
của enzim và phytohoocmôn.
Vì vậy, ở cây luôn diễn ra sự cân bằng giữa đồng hoá và dị hoá giữa tác động
kích thích và kìm hãm .


2.4.4. Những nguyên tắc khi sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng trong
nông nghiệp:
- Nồng độ sử dụng phải thích hợp (từ vài ppm đến vài chụct, vài trăm ppm)
- Thoả mãn nhu cầu về nước và phân bón cùng với các điều kiện môi trường
thuận lợi
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các phytohoocmôn. Đối với chất diệt cỏ
chú ý tính chọn lọc riêng biệt.

2.5. Phát triển ở thực vật có hoa
2.5.1. Các nhân tố chi phối sự ra hoa
a. Vai trò chất điều hoà sinh trưởng
Sự phân hoá giới tính của hoa liên quan với lượng hoocmôn. Cây non nhiều lá, ít
rễ, nhiều giberelin sẽ tạo nên 85 – 90% là cây đực. Ngược lại cây nhiều rễ phụ nhiều
xitôkinin thì đa phần là cây cái.
Cây vừa có nhiều rễ và lá tạo sự cân bằng hoocmôn, giới tính đực cái ở trạng thái
cân bằng, tỷ lệ hoa đực cái bằng nhau.
b. Vai trò ngoại cảnh
Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, độ ẩm cao, nhiều
nitơ tạo nhiều hoa cái.
Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali tạo nhiều
hoa đực.
Một chế độ dinh dưỡng tốt, thích hợp, tỷ lệ C/N cân đối sẽ tạo cây khoẻ, thúc đẩy
sự ra hoa.

2.5.2. Hoocmôn ra hoa
Florigen
- Bản chất florigen
Theo học thuyết Trailakhian thì florigen là hoocmôn kích thích ra hoa.
Đó là một tập hợp của gibêrelin (kích thích sinh trưởng của đế hoa) và antêxin
(kích thích sự ra mầm hoa – antexin là chất giả thiết)

- Tác độngcủa florigen
Lá là cơ quan tiếp nhận ánh sáng và sản sinh florigen kích thích sự ra hoa của
cây.

7


5.3. Thuyết Quang chu kì
Quang chu kỳ là sự xen kẽ thời gian chiếu sáng và thời gian tối (độ dài của ngày
đêm), có liên quan tới hiện tượng sinh trưởng và phát triển của cây.
Quang chu kỳ có tác động đến sự: ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất
quang hợp.
Phân loại cây theo quang chu kỳ : Có 4 loại cây theo quang chu kỳ
Cây không cần ánh sáng: Ra hoa trong đêm tối liên tục như khoai tây trồng từ
mầm củ, hoa huệ, hoa dạ hướng)
Cây trung tính: Ra hoa ở ngày dài lẫn ngày ngắn: phần lớn cây trồng (cà chua,
lạc, đậu, ngô)
Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài (Thược dược, đậu
tương, cúc, gai dầu)
Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện ngày dài, đêm ngắn (Hành, cà rốt, rau diếp,
lúa mì, sen cạn, củ cải đường)
Phytocrôm
Phytocrôm là sắc tố enzim có mặt ở chồi mầm và chóp của lá mầm. Tồn tại ở hai
dạng P660 (hấp thụ ánh sáng đỏ có bước sóng 660mm, còn gọi là P đỏ và P730 hấp
thụ ánh sáng đỏ xa ở bước sóng 730mm , còn gọi là P đỏ xa. Hai dạng phytocrom P đỏ
và P đỏ xa có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Phytocrôm tác động đến sự ra hoa, sự nảy mầm, tổng hợp sắc tố, enzim, các vận
động cảm ứng, đóng mở khí khổng.

3. Điều kiện sinh thái của cây Hồ tiêu

3.1 Nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam
3.1.1 Tại Việt Nam
Theo nghiên cứu của Viện Ea Kmat thì các tỉnh miền Tây Nguyên và Đông Nam
Bộ thường ra hoa từ tháng 5- 6 và chín tập trung vào tháng 10, hạt sẽ hình thành phát
triển đến tháng 1 – 2 là có thể thu hoạch. Đối với những lứa hoa nở muộn thì thường
chín tập trung vào tháng 4 đến tháng 5.
Các tỉnh Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung thường ra hoa vào tháng 8- 9 và
chín tập trung vào tháng 4 đến tháng 6, bạn cần dựa vào thời điểm ra hoa và tạo hạt
của cây tiêu để bón phân và chăm sóc đúng thời điểm để giúp cây tăng trường và đạt
năng suất tối đa

3.1.2 Trên thế giới
Tại Ấn Độ, một chương trình nghiên cứu chọn giống tiêu đã được thực hiện từ
năm 1953 đến nay và đã phóng thích nhiều giống tiêu. Hiện nay có tới 75 giống tiêu
đang được trồng ở Ấn Độ, Karimunda là giống phổ biến nhất. Ngoài các giống chọn
lọc truyền thống thì một số giống cải tiến có năng suất cao từ các chương trình lai tạo
và chọn lọc giống cũng đang được trồng trong sản xuất. Trạm Nghiên cứu Hồ tiêu
Panniyur ở Kerala đã phóng thích ra giống tiêu lai Panniyur-1 nổi tiếng cách đây trên
ba thập niên. Pournami là một giống tuyển chọn chống chịu với tuyến trùng sưng
rễ Meloidogyne (Peper Production guide, 2005).
Ở Malaysia, các giống Kuching (Bangka), Aricottanadan, Kumbakhodi, và
Kutharavally A.R.S là những giống tốt đã được phóng thích ra sản xuất (De Ward,
1969). Giống Kuching được trồng phổ biến ở Sarawak và Johore, giống sinh trưởng
khỏe, có năng suất cao, tuy vậy giống này rất nhạy cảm với các bệnh chính, đặc biệt là

8


bệnh héo chết nhanh do Phytophthora. caspici, bệnh đen quả và bệnh xoăn lùn do
virus (Anandan, 2005). Năm 1988 và năm 1991, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp

Semongok đã phóng thích thêm được 2 giống là Semongok perak và Semongok emas.
Semongk perak tuy có phẩm chất thơm ngon, năng suất cao trong những năm đầu kinh
doanh nhưng kém bền vững sau vụ thứ 3 vì dễ nhiễm bệnh héo chết nhanh (Paulus and
Wong, 2000).
Ở Indonesia, các giống tiêu truyền thống là Bulok, Belantung, Jambi, Lampung
Daun Lebar, Bangka, Kerinci và Lampung Daun Kecil. Các kết quả chọn tạo giống
cho thấy mặc dù không có giống nào kháng được bệnh rễ nhưng một số giống có khả
năng chống chịu đã chọn tạo được có thể kể đến là: Natar 1, Pelating 2, Choenuk và
Lampung Daun Kecil. Giống Natar 1 vừa chống chịu được nấm Phytophthora vừa
chống chịu được sâu đục thân là 1 loài sâu hại tiêu quan trọng ở vùng này, tuy vậy có
năng suất không cao. Các giống Pelating 1, Pelating 2 và Lampung Daun Kecil là các
giống có năng suất cao nhưng Pelating1 rất dễ nhiễm bệnh rễ. Choenuk là giống có
năng suất trung bình (Paulus and Wong, 2000).
Bên cạnh các nghiên cứu về chọn tạo giống, các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp cho cây hồ tiêu cũng đã được quan tâm nghiên cứu và đạt được những kết quả
nhất định.
Ở Ấn Độ, Indonesia cây tiêu thường được cho leo lên các loại cây che bóng trong
vườn cà phê như vông, anh đào giả, keo dậu, lồng mức, mít, cóc rừng, sồi lá bạc…Tại
Indonesia, tiêu được cho leo lên cây gòn và các loại cây ăn trái khác. Việc bóng rợp
trong vườn tiêu có cần thiết cho tiêu hay không đã được bàn đến từ lâu. Tại Indonesia,
nhiều diện tích tiêu trồng thuần với trụ chết không có bóng rợp cho năng suất cao. Tuy
nhiên tại Ấn Độ và Sri Lanca kết quả nghiên cứu lại cho thấy rằng che bóng ở một
mức độ nhất định là cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây tiêu. P. Rethinam
(2004) cho rằng cây hồ tiêu rất nhạy cảm với chế độ chiếu sáng, trên cùng một cây, ở
các phần cây được chiếu sáng đầy đủ mang nhiều hoa quả hơn các phần bị che bóng
rợp. Ở những nơi tiêu trồng trong điều kiện được che bóng rợp thường xuyên năng
suất rất thấp. Tuy vậy khi cây tiêu được trồng dưới ánh sáng trực tiếp không che bóng
thường bị rối loạn sinh lý, ngay cả khi điều kiện độ ẩm đất hoàn toàn thuận lợi. Dùng
cây trụ sống có thể tận dụng một phần tán cây tạo bóng rợp cần thiết cho vườn tiêu,
giảm cường độ chiếu sáng ban ngày, điều hòa nhiệt ẩm vườn cây do đó hạn chế được

một phần sự bốc thoát hơi nước.
Các nghiên cứu về phân bón cho cây tiêu đều thống nhất cho rằng phân hữu cơ là
loại phân cơ bản không thể thiếu được trong nghề trồng tiêu. Theo Thomas Dierolf,
Thomas Fairhurst and Ernst Mutert (2001) lượng phân bón cân bằng cho 1 ha tiêu có
năng suất 3 tấn/ha là 400 N, 200 P2O5, 500 K2O và 10 tấn phân hữu cơ và một lượng
vôi nhất định. Zaubin và cộng sự với thí nghiệm trong chậu cho thấy một tỷ lệ thấp
N/K đã làm gia tăng sức chống chịu của giống Belangtung với bệnh hại rễ tiêu. Các
kết quả nghiên cứu gần đây của Robber Zaubin và Dyah Manohama ở Lampung
(2004) cũng cho thấy một tỷ lệ cao phân kali so với phân đạm có ưu thế hơn giúp cây
khỏe mạnh và chống chịu được bệnh tật, do vậy các tác giả này đã đề xuất bón 1600g
phân NPKMg hỗn hợp (12 – 12 – 24 – 2) cho 1 gốc tiêu /năm.
Nhiều quốc gia trên thế giới trồng tiêu không tưới nước vì có lượng mưa phân bố
tương đối đồng đều trong năm, hơn nữa tập quán trồng tiêu dưới các loại cây thân gỗ
rậm rạp dẫn đến năng suất thấp và không có nhu cầu về tưới nước cho tiêu. Ở Sri
Lanca chỉ có 1% nông dân trồng tiêu tưới nước, do chi phí tưới nước cao và hiệu quả

9


kinh tế mang lại không nhiều khiến nông dân vùng này không tưới cho tiêu. Tuy vậy ở
Ấn Độ, thời kỳ khô hạn dài trong mùa hè là yếu tố hạn chế năng suất hồ tiêu. Một
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây gia vị Ấn Độ đã kết luận tưới nhỏ giọt với mức
tưới 7 – 10lít/trụ/ngày trong suốt mùa hè đã làm năng suất tiêu tăng 200%. Ở Thái
Lan, tiêu cũng là một loại cây trồng có tưới
Cây tiêu là một cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu cao về điều kiện sinh thái,
để có thể tìm hiểu được điều kiện sinh thái ở địa phương có phù hợp với cây tiêu
không và đáp ứng tạo thêm nhiều biện pháp cải thiện môi trường cho phù hợp về yêu
cầu về độ ẩm, ánh sáng, lượng mưa và độ ẩm của cây tiêu. Chúng ta cùng tìm hiểu
thêm về yêu cầu sinh thái của cây tiêu nhé.


4. Những yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây tiêu
4.1. Nhiệt độ
Là một cây công nghiệp nhiệt đới nên cây tiêu chỉ có thể phát triển từ ngày 20 độ
vĩ tuyến Bắc đến 20 độ vĩ tuyến Nam, với nhiệt độ trung bình từ 10 -35 độ C.
Nhiệt độ tối ưu cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt là 18- 27 độ C.
Nhiệt độ tối thiểu là 10 độ C, cây tiêu sẽ ngừng sinh trưởng ở 15 độ C. Nếu sống
trong một thời gian quá dài thì cây sẽ héo chết.
Nhiệt độ tối đa là 40 độ C, trên 40 độ C sẽ ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của
cây tiêu.
Nhiệt độ từ 6- 10 độ C thì cây sẽ bị nám lá non và bắt đầu rụng lá.

4.2. Ánh sáng
Cây tiêu là một cây ưa bóng, thích hợp với ánh sáng tán xạ nhẹ. Ánh sáng tán xạ
sẽ giúp cây sinh trưởng, phát dục và ra hoa, đậu quả của cây tiêu. Bạn cần điều tiết ánh
sáng của cây tiêu hợp lí để cây luôn có đủ ánh sáng tán xạ mà vẫn thông thoáng trong
vườn cây. Thông thường thì chúng ta có thể chọn lựa trụ là các loại cây có tán rộng
như keo, muồng, …để giúp cây có đủ ánh sáng. Hoặc bạn có thể trồng những cây có
bóng che ở để tạo môi trường sinh thái hợp lí cho cây.

4.3. Lượng mưa và ẩm độ.
Lượng mưa cần thiết để cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt cần được
phân bố đều theo từng thời kì và nằm vào khoảng 1500- 2500 mm
Độ ẩm không khí cần thiết của cây tiêu là từ 70- 90%, độ ẩm càng cao thì khả
năng thụ phấn sẽ cao hơn nhờ vào nuốm nhị được trương to do có độ ẩm, từ đó mà
những hạt phấn sẽ dễ dàng dính chặt vào nuốm nhị và hình hành hạt lớn.
Sau khoảng thời gian thu hoạch và bắt đầu phân hóa mầm hoa, cây tiêu cần sống
trong điều kiện khô hạn khoảng 15- 20 ngày. Như vậy hoa khi tưới hoa sẽ phân hóa
đồng loạt và tạo điều kiện thu hoạch đồng đều. Cây tiêu cần được phân bố đều lượng
nước trong thời kì vừa mới tạo quả đến khi trái già một cách đầy đủ vì lúc này kích
thước của hạt phát triển tối đa. Tuy nhiên, bạn cần điều tiết lượng nước hợp lí vì rễ cây

tiêu háo khí, không thể chịu đựng được ngập úng trong nhiều giờ.

4.4. Gió
Cây tiêu không thích hợp với môi trường có nhiều gió, đặc biệt là gió nóng, gió
lạnh hay bão đều có thể làm gãy nhánh tiêu và làm cây chậm phát triển. Để đảm bảo
môi trường lặng gió, giúp cây tiêu phát triển tối đa chúng ta cần thiết lập hệ thống đai
rừng chắn gió và kết hợp tạo bóng che để giúp cây tiêu được sống trong môi trường
sinh thái hợp lí.

10


4.5.Đất đai và địa hình
Cây tiêu thường không kén đất, nó có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau
như đất đỏ baazan, đất đỏ vàng, đất cát xám, đất phù sa, đất sét…. tuy nhiên vì bộ rễ
yếu, không thể chịu được ngập úng nên đất cần dễ thoát nước, có độ dóc dưới 5%. Đất
cần thoát nước nhanh chóng vì chỉ cần trong vòng 12 giờ bị ngập rễ phụ của cây đã bị
thối, úng. Tầng canh tác dày trên 70 cm để rễ phụ có thể dễ dàng ran rộng và phát
triển, mạch nước ngầm sâu hơn 2m, tránh bị ngập rễ cái. Đất có thành phần cơ giới
nhẹ đế trung bình, có nhiều mùn, độ pH từ 5- 6. Đất không quá giàu kiềm.
Vùng Tây Nguyên có tầng canh tác đất và độ ẩm cực kì thích hợp với sự phát
triển của cây tiêu, tuy nhiên vì có rất nhiều đợt gió lớn và ánh sáng trực xạ ảnh hưởng
đến sự phát triển mà cây tiêu cần được chăm sóc kĩ càng, trồng các cây xen để tạo
bóng mát và có đai chắn gió hiệu quả để giúp cây đạt năng suất cao

4.5.1 Đất đai
- Ở Việt Nam cây tiêu đã được trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: +
Đất đỏ bazan (vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ)
+ Đất sét pha cát ((Hà Tiên, Phú Quốc)
+ Đất phù sa (vùng đồng bằng sông Cửu Long) + Đất xám (miền Đông Nam Bộ)


- Yêu cầu về đất trồng tiêu cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Đất có tầng dầy trên 7oCm.
+ Mạch nước ngầm sâu trên 2m
+ Đất dễ thoát nước, không bị úng ngập, dù chỉ úng ngập tạm thời trong một
khoảng thời gian ngắn là 24 giờ.
+ Đất tơi xốp, giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình
+ Độ pH từ 5 - 6.
- Các loại đất không nên trồng tiêu:
+ Đất cát khô, đất sét nặng
+ Đất nhiễm mặn
+ Đất dễ bị ngập úng
Theo kinh nghiệm dân gian thì những nơi nào trồng được dây trầu không thì có
thể trồng được Hồ tiêu.

4.5.2 Địa hình
Cây tiêu thích hợp với điều kiện đị a hình đất có độ dốc thoai thoải từ 5 - 100 vì
thuận lợi cho việc thiết lập hệ thống thoát nước trong vườn tiêu.
4.6 Sinh trưởng và phát triển của Hồ Tiêu
4.6.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 2 - 3 năm tùy thuộc loại hom tiêu
đem trồng.
- Trồng bằng hom thân cây hồ tiêu nhanh cho quả, sau 2 năm trồng đã có thể thu
bói.
- Trồng từ hom dây lươn thì chậm cho quả hơn, khoảng 3 năm sau trồng.
Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ nhất
Vườn tiêu kiến thiết cơ bản năm thứ hai
Trong giai đoạn này cần áp dụ ng các biện pháp kỹ thu ật tạo hình tùy theo loại
hom đem trồng nhằm giúp cho cây tiêu có bộ khung tán ổn định, cân đối, có nhiều
cành quả.


11


- Trồng từ hom thân:
+ Từ các đốt hom thân phía trên mặt đất mọc lên các chồi thân, mỗi đốt mọc một
chồi, các chồi thân này phát triển nhanh, bám vào trụ tiêu và vươn cao.
+ Tại các đốt thân mọc ra các rễ bám. Để cho dây tiêu sinh trưởng tốt, cần buộc
dây tiêu sát vào trụ để các rễ bám phát triển, bám vào trụ dễ dàng.
+ Trồng bằng hom thân thì các dây thân phát sinh cành quả sớm, gần như sát
dưới gốc nên cây tiêu không bị trống gốc.
- Trồng từ hom lươn:
+ Chồi dây thân mọc ra từ hom lươn thường yếu, không ra cành quả ngay mà
thường phái 8 - 12 tháng sau khi trồng.
+ Cây phát sinh cành quả ở độ cao > 1m.
+ Buộc các dây thân này vào trụ để tất cả các đốt của dây tiêu đều có rễ bám bám
chắc vào trụ để dây tiêu vươn lên trụ dễ dàng và mau phát sinh cành quả.
+ Đối với cây tiêu trồng từ dây lươn phải áp dụng biện pháp đôn dây tiêu để đưa
vị trí cành quả xuống sát mặt đất, trụ tiêu không bị trống gốc.

4.6.2. Giai đoạn kinh doanh
- Giai đoạn kinh doanh là giai đoạn cây sinh trưởng phát triển mạnh, ra hoa kết
quả nhiều và cho sản lượng cao nhất.
- Giai đoạn này cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu về nước và dinh dưỡng, cũ ng như
thực hiện tốt các khâu kỹ thuật quản lý chăm sóc khác để vườn tiêu sinh trưởng phát
triển tốt cho năng suất cao

4.7 Đặc điểm hình thái:
4.7.1 Rễ: có 3 loại.
- Rễ cái: ăn sâu đến 2 m để hút nước.

- Rễ phụ: mọc thành từng chùm ở độ sâu từ lớp đất mặt đến 40 cm, có nhiệm vụ
hút nước và dưỡng chất nuôi cây, kém chịu úng.
- Rễ bám (rễ thằn lằn): mọc ra từ đốt thân ở trên không giúp cây bám vào nọc là
chính.

4.7.2 Thân:
Thân leo, có thể cao đến 10 m

4.7.3 Cành:
Có 3 loại cành.
- Cành lươn: mọc ra từ các mầm nách gần sát gốc, lóng dài, cần được cắt bỏ.
- Cành vượt: mọc song song với thân chính, sinh trưởng mạnh. Tiêu còn nhỏ cần
bấm ngọn để phát sinh nhiều cành vượt để tạo thành bộ khung chính của cây tiêu.
Những năm sau cần bấm bỏ bởi vì chúng sẽ tiêu hao nhiều dưỡng chất. Có thể dùng
làm giống.
- Cành ác (cành quả, cành ngang): mọc ngang, mang trái. Không dùng làm
giống.

4.7.4 Hoa:
Loại hoa tự hình gié, dài từ 7 – 12 cm, 20 - 60 hoa xếp thành hình xoắn ốc. Hoa
thụ phấn nhờ vào ẩm độ cao của môi trường.

4.7.5 Trái:
Dạng hình cầu, đường kính 4 – 8 mm. Trái non có màu xanh và chuyển sang đỏ
lúc chín. Từ khi ra hoa đến khi chín 7 – 10 tháng.

12


5. Giống – nhân giống:

5.1 Giống tiêu:
Các giống tiêu được trồng phổ biến trong sản xuất ở các tỉnh phía Nam:
5.2.1 Vĩnh Linh
- Lá có màu xanh đậm, khi đưa lên soi ánh nắng mặt trời thấy loang lổ màu vàng
nhạt, đây là đặc điểm riêng biệt để nhận diện giống;
- Chiều dài cành cấp 1 khá dài, trung bình 51cm, gié quả dài trung bình 10cm, tỷ
lệ hạt tươi/khô đạt 2,67;
- Cho năng suất cao trong điều kiện thâm canh, ít bị nhiễm bệnh chết nhanh và
vàng lá chết chậm.
5.2.2 Tiêu Trung
- Có nơi gọi là tiêu sẻ Mỡ, lá có màu xanh nhạt, hiện được trồng phổ biến ở Bình
Phước, Đăk Nông và Đăk Lăk, giống cho năng suất cao, ít bị dịch hại.
5.2.3 Tiêu Sẻ
- Lá nhỏ, chiều dài lá trưởng thành trung bình 12,3cm, chiều rộng lá 6,8cm, lá
màu xanh nhạt;
- Cành nhỏ và ngắn, chiều dài trung bình 38,4cm; gié quả ngắn, quả nhỏ, tỷ lệ hạt
tươi/khô đạt bình quân 3,21;
- Cho năng suất khá ở những vụ thu hoạch đầu trong điều kiện thâm canh;
- Nhược điểm là dễ bị nhiễm bệnh, nhất là bệnh chết nhanh.
5.2.4 Tiêu Ấn Độ
- Có hai dạng, dạng đọt xanh và dạng đọt tím;
- Mắt cuối của cành cho quả (cành ác) thường mang hai gié hoa, giống cho chùm
quả dài, đóng hạt dày;
- Cho thu hoạch sớm và năng suất cao ở những vụ thu hoạch đầu;
- Nhược điểm của giống này là tăng trưởng mạnh dẫn đến năng suất giảm sau 3-4
vụ thu hoạch.
5.2.5 Tiêu Phú Quốc và tiêu Hà Tiên
- Có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cho thu hoạch quả sớm, khoảng năm thứ hai
sau trồng;
- Chiều dài gié quả 7,6 cm; dung trọng hạt đạt bình quân 545g/L.

Các giống tiêu thích nghi tốt, được khuyến cáo trồng cho các vùng trồng tiêu
chính:
- Duyên hải miền Trung: giống Vĩnh Linh
- Tây Nguyên: giống Vĩnh Linh, tiêu Trung và tiêu Sẻ
- Đông Nam bộ: giống Vĩnh Linh, tiêu Trung, tiêu Sẻ và tiêu Ấn Độ
- Phú Quốc: giống tiêu Phú Quốc và tiêu Hà Tiên

6. Phương thức nhân giống
Chọn giống tiêu cho năng suất cao, chất lượng hạt tốt, thích nghi với điều kiện tự
nhiên của vùng. Chọn hom giống từ cây tiêu khỏe mạnh, ở vườn tiêu không có dấu
hiệu sâu bệnh, nhất là bệnh tiêu điên (virus).
+ Hom giống
Dây thân: tiêu trồng từ dây thân mau cho quả, thường năm thứ 3 sau khi trồng,
năng suất cao và tuổi thọ kéo dài trên 10 năm, tỷ lệ hom sống cao (khoảng 90%).

13


Dây lươn: tiêu trồng từ dây lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từ
năm thứ 4 sau khi trồng, tuy vậy cây tiêu cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi
(trên 15 năm).
+ Kỹ thuật cắt hom
Chọn hom bánh tẻ, không quá non và quá già, mỗi hom có 4-6 đốt, thông thường
5 đốt, không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20-25cm.
Cắt hom tiêu vào mùa mưa, hom thân lấy trên cây mẹ 1-2 năm tuổi. Cắt chừa gốc
một đoạn 40-60cm, không làm tổn hại đến cây mẹ và hom giống, phần dưới của hom
cắt xéo cách đốt cuối cùng khoảng 2cm, cắt bỏ lá ở những đốt được vùi vào đất, cắt
1/2-2/3 các lá còn lại để giảm bớt sự thoát hơi nước của hom. Hom tiêu cắt xong cần
ươm ngay, nếu vận chuyển đi xa cần bó mỗi bó 50 hom, đặt trong thùng xốp, phun
nước đều.

+ Xử lý hom giống
Để hom tiêu mau ra rễ và ít nhiễm bệnh, trước khi giâm hom tiêu được ngâm
ngập phần gốc 2-3cm trong dung dịch nước đường (1-2%) có pha chế
phẩm Trichoderma spp., Pseudomonas fluorescens, Azospirillumspp. trong 30 phút.
+ Ươm hom
Sau khi xử lý xong có thể ươm hom vào luống hoặc vào bầu.
Luống: có chiều dài 5-6m, rộng 1,0-1,2m; đất trên luống cần trộn đều phân theo
liều lượng 25-30kg phân chuồng hoai + 0,5kg super lân cho 10m2 luống. Ươm hom
cách hom 15-20cm.
Bầu: Dùng bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23-25cm, rộng 15-17cm,
bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước. Đất vào bầu cần trải phơi nắng để diệt vi
sinh vật gây bệnh, trộn 2 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai, trộn đều 0,5kg
phân super lân cho 200kg hỗn hợp đất và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom.
Đất trên luống ươm và đất vào bầu ươm cần được xử lý với chế phẩm vi sinh vật
có ích (Trichoderma spp.) và hóa chất bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất Ethoprophos
để hạn chế dịch hại.
Vườn ươm tiêu cần có mái che, thiết kế hệ thống tưới phun sương hoặc tưới bằng
bình có vòi sen để tạo độ ẩm thích hợp cho tiêu ra rễ. Khi cây tiêu con gần đến tuổi
xuất vườn, có 5-7 lá thành thục, nên tháo bớt mái che cho cây quen dần với điều kiện
ngoài đồng.

7. Loại trụ, khoảng cách và mật độ trồng
7.1 Trụ sống
Yêu cầu trụ sống
- Cao ít nhất 2m và đường kính tối thiểu 3cm.
- Sinh trưởng nhanh, khoẻ, thân cứng, vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám.
- Bộ rễ ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu.
- Ít lá hoặc tán thưa để không che ánh sáng của cây tiêu, có khả năng chịu xén tỉa
nhiều lần mà không chết.
- Ít sâu bệnh hoặc không phải là cây ký chủ của sâu bệnh hại tiêu.

Thông thường chọn cây họ đậu hoặc một số cây có thể trồng bằng cành để kịp
cho tiêu leo bám. Với các loại trụ sống trồng bằng cây con, nên trồng cây trụ sống
trước khi trồng tiêu một năm, hoặc trồng trụ tạm cho tiêu bám khi cây trụ sống còn
nhỏ.

14


7.2 Một số loại trụ sống được trồng làm trụ tiêu
Đông Nam bộ: keo dậu (Leucaena leucocephala), lồng mức (Wrightia
annamensis), muồng đen (Cassia siamea), gòn (Ceiba pentandra), giả anh đào hoặc
còn gọi là đỗ quyên (Glyricidia sepium), muồng cườm (Adenanthera povonina) với
khoảng cách 2,5 x 2,5m hoặc 3,0 x 2,5m, mật độ 1.300-1.600 trụ/ha. Ngoài ra cây tiêu
còn tận dụng cho leo lên một số loài khác như điều, xoài, mít nhưng ít phổ biến.
Duyên hải miền Trung: lồng mức, keo dậu, mít, trồng với khoảng cách 2,5 x
2,5m hoặc 3,0 x 2,5m. Ngoài ra các cây như cau, núc nác (Oroxylum indicum), muồng
đen cũng có thể dùng làm trụ cho cây tiêu song ít phổ biến.
Tây Nguyên: keo dậu, đỗ quyên, muồng đen, lồng mức, trồng với khoảng cách
2,5 x 2,5m hoặc 3,0 x 3,0m, mật độ 1.100-1.600 trụ/ha.
7.3 Trụ bê-tông
- Chiều rộng phần gốc 20-22cm, chiều rộng phần ngọn 17-19cm.
- Chiều cao 4,0-4,5m, chôn sâu 0,6-0,8m.
- Trụ có ba cốt sắt dọc Φ = 10-12cm và vành sắt đai để chống đỗ gãy.
- Khoảng cách: 2,2-2,5m x 2,0-2,5m; mật độ 1.600-2.200 trụ/ha.
Vùng Duyên hải miền Trung không nên dùng trụ bê-tông do khí hậu nắng nóng
và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói mòn. Nên trồng xen kẻ
trụ bê-tông và cây trụ sống, một hàng trụ sống xen với một hoặc hai hàng trụ bê-tông.
Cần làm giàn che cho tiêu trồng mới, có thể dùng lưới che công nghiệp, lá dừa,
phên tre hoặc các vật liệu che chắn nhẹ.


7.4 Kỹ thuật trồng tiêu
7.4.1 Thời vụ trồng tiêu
Thời vụ trồng tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng
vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng
(Bảng 1).

Bảng 1. Thời vụ trồng tiêu ở một số vùng trồng tiêu chính
Thời vụ
Vùng
Đông Nam Bộ
Duyên hải miền Trung
Tây Nguyên

Tháng
6-8
9-10
5-8

7.4.2 Chọn đất trồng tiêu, làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng
Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cần
bón vôi trước khi bừa lần cuối, lượng vôi bón khoảng 1,5-2,0 tấn/ha.
Kích thước hố thường 30x40x40cm cho hom đơn hoặc 40x40x40cm cho hom
đôi, mỗi hố bón 7-10kg phân chuồng hoai + 200-300g phân super lân, trộn đều với lớp
đất mặt cho vào hố khoảng 20cm. Nên tiến hành đào hố và trộn phân lấp hố trước khi
trồng ít nhất nửa tháng. Rải Ethoprophos hoặc tưới dung dịch Bordeaux 1% trong và
quanh hố trước khi trồng 3-5 ngày để phòng ngừa dịch hại. Vườn tiêu trên vùng đất có
độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí hố theo hình nanh sấu.
Thiết kế hệ thống tiêu nước và trồng trụ tiêu cùng lúc, khoảng 10-15m đào một
rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa
hai hàng trụ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m thiết kế một mương sâu

30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước.

15


Khi trồng mới trên vườn tiêu cũ, cần cày bừa, dọn sạch rễ cây và tàn dư thực vật
trong đất, sau đó luân canh với cây họ đậu hoặc các cây ngắn ngày khác ít nhất 1-2
năm trước khi trồng mới.

7.4.3 Đặt hom, trồng dặm và buộc dây
Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý:
- Xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu, đặt vào hố trồng, sau đó lấp đất và nén chặt
gốc;
- Hom đặt nghiêng 30-45o hướng về phía trụ tiêu, nên đặt hom (bầu) vào hướng
Đông (Hình 1); và
- Số hom (hoặc bầu) trên một trụ: 2 hom/trụ cho trụ sống, trụ gỗ hoặc trụ bê tông.
Sau khi trồng 7-10 ngày nên kiểm tra vườn, khi phát hiện có cây chết cần tiến
hành trồng dặm. Sau đó thường xuyên kiểm tra vườn, nếu thấy cây chết phải trồng
dặm ngay, các cây trồng dặm cần được chăm sóc
tốt.
Hình 1. Đặt hom tiêu
Sau khi dây tiêu đã phát triển vươn tới trụ nên dùng
các loại dây mềm (dây nylon) để buộc dây tiêu vào cây trụ,
buộc vào vị trí ở gần đốt của dây tiêu để rễ dễ bám vào trụ,
sau khi rễ đã bám chặt vào trụ cần cắt bỏ dây buộc.

7.4.4 Đôn tiêu
Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân,
cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khoẻ trên một gốc
dây lươn. Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,5-2m, bắt đầu cho cành mang quả, khi

phần lớn các dây trên trụ cho cành mang quả cần tiến hành đôn tiêu.
Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây
tiêu khoẻ, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40cm, khoanh tròn trong rãnh sao
cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40cm, lấp một lớp đất mỏng 5-7cm, tưới
nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5cm đất trộn phân hữu
cơ.
Nếu trồng bằng dây thân có thể thay biện pháp đôn tiêu bằng cách cắt các dây
tiêu ba lần, lần thứ nhất vào tháng 5-6, lần thứ hai vào tháng 13-14 và lần thứ ba vào
tháng 21-22 sau khi trồng để kích thích dây tiêu cho nhiều cành mang quả.
7.4.5 Tỉa cành, tạo tán cây trụ sống và cây tiêu trong thời kỳ kinh doanh
Khi cây trụ sống đã lớn và bắt đầu giao tán cần rong tỉa bớt cành lá để tiêu nhận
đủ ánh sáng, cắt tỉa ít nhất 2 lần trong năm. Nên cắt tỉa trụ sống trước khi bón phân để
có đủ ánh sáng cho cây tiêu hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng và tạo thông thoáng
cho vườn nhằm hạn chế sâu bệnh.
Sau khi thu hoạch tiêu, cần tỉa bớt những cành tược vượt quá trụ tiêu, mọc ngoài
khung thân chính và cành lươn mọc ra từ gốc tiêu, việc tỉa cành nên tiến hành trước
mùa mưa giúp cây tiêu tạo nhiều mầm hoa trong vụ tiếp theo. Khi tiêu ra hoa và mang
trái non, cần cắt bỏ cành lươn và cành treo.
Ở một số vườn tiêu có hiện tượng hoa trổ rải rác không đúng thời vụ nên cắt bỏ
những hoa này để tập trung cho hoa ra hàng loạt và quả chín tập trung.

16


7.4.6 Trồng cây che phủ đất
Tùy điều kiện của từng vùng, nên trồng cây che phủ đất hoặc để cỏ giữa hai hàng
trụ tiêu nhằm hạn chế nước chảy tràn trong mùa mưa, giảm phát tán nguồn dịch hại,
giảm xói mòn đất, cải thiện lý-hóa tính và sinh học của đất. Các loại cây đậu phộng ma
(Arachis pintoi), sài đất (Wedelia chinensis) và cỏ stylo (Stylosanthes guianensis) thích
hợp cho việc trồng che phủ đất trong vườn tiêu.


7.4.7 Làm bồn, bón phân và tưới nước
7.4.7.1 Làm bồn
Tùy thuộc vào từng vùng có điều kiện khí hậu khác nhau, ví dụ như tại các
vùng Đông nam bộ, Bình phước, thì cần làm bổn để tưới nước, vì điều kiện vùng này
nắng nóng và thiếu nước, nên cần làm bồn để nước tập trung vào vùng gốc.
Vườn tiêu không có điều kiện tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa dưới tán cần làm
bồn tạm để tưới nước trong mùa khô, khi làm bồn tránh gây tổn thương bộ rễ. Vào đầu
mùa mưa, sau khi bón phân lần 1 cần san bằng bồn sao cho đất quanh gốc tiêu ngang
bằng hoặc cao hơn vùng đất giữa các trụ tiêu để vườn tiêu thoát nước tốt trong mùa
mưa.

7.4.7.2 Bón phân
Dựa trên yêu cầu của cây tiêu và độ phì nhiêu của đất, cần cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng để cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.
Phân hữu cơ
Phân bón hữu cơ là yêu cầu cơ bản cho cây hồ tiêu. Tùy nguồn phân hữu cơ có
sẵn tại địa phương, có thể sử dụng phân chuồng hoai (trâu, bò, gà), phân rác mục, phân
hữu cơ chế biến hoặc phân vi sinh (Bảng 2).

Bảng 2. Lượng phân hữu cơ bón cho hồ tiêu
Loại phân

Phân chuồng, phân rác mục
Phân hữu cơ chế biến
Năm
(kg/trụ/năm)
(kg/trụ/năm)
Trồng mới
7-10

1-2
Năm thứ 2, 3
10-15
2-3
Từ năm thứ 4 trở đi
15
3-5
Thời gian bón: phân chuồng hoặc phân rác mục mỗi năm bón một lần vào đầu
mùa mưa, phân hữu cơ chế biến hoặc phân vi sinh bón hai lần vào đầu và giữa mùa
mưa; đào rãnh một bên mép tán, sâu 10-15cm, cho phân vào và lấp đất lại, nên chú ý
trong quá trình đào rãnh không làm tổn thương bộ rễ.
Phân vô cơ
Trồng mới: sau khi trồng 1-1,5 tháng bón 1/3 lượng đạm + 1/3 lượng kali, sau khi
trồng 2-3 tháng bón số còn lại (Bảng 3).
Năm thứ 2-3: bón ba lần
- lần 1: bón 1/3 đạm + 1/3 kali và tất cả lượng phân lân, bón vào đầu mùa mưa;
- lần 2: bón 1/3 đạm + 1/3 kali, bón vào giữa mùa mưa; và
- lần 3: bón lượng phân còn lại, bón vào cuối mùa mưa.
Từ năm thứ tư : bón bốn lần
- lần 1: bón 30% đạm + 20% kali và tất cả lượng phân lân kết hợp với phân hữu
cơ, bón sau khi kết thúc thu hoạch khoảng 15-20 ngày;
- lần 2: bón 30% đạm + 30% kali, bón vào đầu mùa mưa;
- lần 3: bón 25% đạm + 30% kali, bón vào giữa mùa mưa; và
- lần 4: bón 15% đạm + 20% kali còn lại vào cuối mùa mưa.

17


Bảng 3. Lượng phân vô cơ bón cho hồ tiêu
Loại phân


N
P2O5
K2O
Năm
(g/trụ/năm)
(g/trụ/năm)
(g/trụ/năm)
Trồng mới
50-60
30-40
50-60
Năm thứ 2, 3
100-120
50-60
100-120
Từ năm thứ tư
120-150
60-80
180-220
Cách bón: đào rãnh quanh mép tán, sâu 7-10cm, rải phân và lấp đất.
Nên dùng phân đơn tự trộn, hạn chế sử dụng phân hỗ hợp. Bổ sung phân trung
lượng (Ca, Mg) và vi lượng cũng rất cần cho cây tiêu để hạn chế rụng hoa và quả non,
các nguyên tố vi lượng cần bổ sung cho cây tiêu là kẽm (Zn) và bo (B), thường có
trong các loại phân bón lá và phân hữu cơ chế biến có bán trên thị trường.

7.4.7.3 Tưới và tiêu nước
Vườn tiêu mới trồng và trong giai đoạn chưa cho trái, vào mùa khô phải tưới
nước đủ ẩm và kết hợp với che chắn, không nên tỉa cành cây trụ sống trong mùa khô
để tạo ẩm độ trong vườn và che bóng cho cây tiêu. Trong thời kỳ kinh doanh, sau vụ

thu hoạch chỉ nên tưới nước vừa đủ để cây tiêu tồn tại, không nên tưới nhiều vì tưới
nhiều cây tiêu sẽ tiếp tục sinh trưởng và ra hoa rải rác làm ảnh hưởng vụ thu hoạch kế
tiếp.
Trong điều kiện nguồn nước tưới ngày càng cạn kiệt, tưới nhỏ giọt hoặc tưới
phun mưa dưới tán là biện pháp tưới phù hợp nhất cho cây hồ tiêu (Bảng 4), ưu điểm
của tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa dưới tán là có thể kết hợp với bón phân N và K.

Bảng 4. Phương pháp tưới nước cho hồ tiêu
Lượng nước tưới
Chu kỳ tưới
(lít/trụ/lần tưới)
(ngày/lần)
Tưới nhỏ giọt
28-32
4
Tưới phun mưa dưới tán
35-40
5
Tưới bồn
100-120
7-10
Các nguồn nước sử dụng cho tiêu phải sạch, không ô nhiễm, nhất là dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất trong nông-công nghiệp.
Phương pháp tưới

7.4.8 Làm cỏ và tủ gốc
Làm cỏ bằng tay 2-3 lần vào đầu và giữa mùa mưa, làm sạch cỏ quanh gốc tiêu
trong vòng bán kính khoảng 50-60cm, không nên thường xuyên làm sạch cỏ giữa các
trụ tiêu, dùng cỏ hoặc rơm rạ khô tủ quanh gốc tiêu vào đầu mùa khô để giữ ẩm.


7.4.9 Trồng xen cây trồng kinh tế khác
Để đảm bảo bền vững về kinh tế trong canh tác hồ tiêu, có thể trồng xen thêm
các cây trồng kinh tế khác. Các loại cây trồng xen phải phù hợp với điều kiện của từng
vùng và từng hộ nông dân.
Các loại cây trồng xen phù hợp cho cây tiêu gồm cà phê, cây ăn quả có tán thấp,
cây rau (bồ ngót, quế).

7.5. Dịch hại và biện pháp phòng trừ
Phải thường xuyên thăm vườn để phát hiện dịch hại ở giai đoạn sớm và phòng
trừ kịp thời. Cần áp dụng nhiều biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ dịch hại có
hiệu quả và bền vững.
Một số dịch hại chính trên cây hồ tiêu:
7.5.1 Bệnh chết nhanh

18


- Tác nhân và triệu chứng
Bệnh do nấm Phytophthora capsici gây ra. Nấm xâm nhập và phá huỷ các tế bào
ở rễ, thân, cành, lá của cây tiêu làm cho lá héo, teo tóp lại rồi rụng. Khi cây bị hại thân
lá có triệu chứng héo rũ nhanh, gốc, rễ và phần thân gần mặt đất bị thối, từ khi bệnh
xuất hiện đến khi cây tiêu chết hoàn toàn khoảng vài tuần lễ.
- Biện pháp phòng trừ
Chọn giống ít nhiễm bệnh, không để vườn tiêu bị úng nước, vườn tiêu phải có
rãnh thoát nước tốt trong mùa mưa. Vệ sinh vườn sạch sẽ, thông thoáng. Bón phân cân
đối, tăng cường bón phân chuồng ủ với nấm Trichoderma hoặc bón phân hữu cơ vi
sinh. Tránh gây vết thương cho gốc và rễ tiêu khi bón phân, chăm sóc. Khi phát hiện
trong vườn có cây bị bệnh, sử dụng dung dịch Bordeaux 1%, Oxyclorua đồng 0,20,3%, Phosphorous acid 0,15%, Fosetyl Aluminium 0,1-0,2% để tưới vào gốc và phun
xịt lên thân lá.
Dọn sạch cây chết do bệnh và tàn dư thân lá bệnh gom đem chôn hoặc đốt để hạn

chế bệnh lây lan.
7.5.2 Bệnh vàng lá chết chậm
- Tác nhân và triệu chứng
Bệnh gây nên do sự phối hợp của tuyến trùng (Meloidogyne
incognita và Radopholus similis), rệp sáp (Pseudococcus spp.) và các
nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp., Pythium sp., P. Capsici. Khi tuyến trùng, rệp sáp
đục vết thương ở rễ để chích hút sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm trên xâm nhập qua
vết thương hủy hoại bộ rễ cây tiêu. Biểu hiện ban đầu là cây sinh trưởng chậm, lá
chuyển sang màu vàng. Bệnh hại nặng làm cho lá, hoa, quả rụng dần từ dưới gốc lên
ngọn, gốc và rễ bị thối. Cây không hút đủ nước và chất dinh dưỡng nên cây sinh
trưởng chậm và chết dần. Từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi cây tiêu chết
có thể kéo dài một vài năm.
- Biện pháp phòng trừ
Trồng các giống ít nhiễm tuyến trùng (Vĩnh Linh, tiêu Trung, Ấn Độ), tăng
cường bón phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục. Khi thấy có triệu chứng bệnh xuất
hiện, cần theo dõi và xác định tác nhân chính gây bệnh để có biện pháp phòng trừ hiệu
quả. Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật Cytokinin pha nồng độ 0,1-0,2% tưới quanh
gốc, rải Ethoprophos 10-15g/gốc trộn đều với đất để phòng trừ tuyến trùng, sử dụng
Thiophanate-Methyl nồng độ 0,1% phun đều lên cây, Benomyl 17% + Zineb 53% với
nồng độ 0,15% phun đều lên cây và tưới vào gốc (2-3 lít/gốc) để phòng trừ nấm bệnh.
7.5.3 Bệnh thán thư
- Tác nhân và triệu chứng
Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra, bệnh tấn công cả cành, lá
và gié. Lá bị bệnh có những vết vằn lớn màu vàng nâu, xung quanh vết vằn có quầng
đen, đốm bệnh tròn hoặc không đều, kích thước 4-6 cm. Khi bệnh lây sang cành, gié sẽ
gây rụng đốt cành, gié, làm hạt khô đen và lép. Bệnh phát triển mạnh trong vườn cây
nóng ẩm, chăm sóc kém, bón phân không cân đối, tưới nước không đều về mùa khô.
- Biện pháp phòng trừ
Bón đủ phân hữu cơ, bón cân đối phân vô cơ và phân vi lượng, thường xuyên vệ
sinh vườn, cắt tỉa và thu dọn cành lá bị bệnh. Khi phát hiện bệnh, sử dụng dung dịch

Bordeaux 1% hoặc Carbendazim pha với nồng độ 0,15% phun đều lên cây.
7.5.4 Bệnh virus (bệnh tiêu điên)
- Tác nhân và triệu chứng

19


Bệnh do virus gây ra, biểu hiện bệnh khá rõ khi cây tiêu được 1-2 năm tuổi trở đi.
Bệnh lây lan theo nguồn hom giống, dụng cụ dao, kéo cắt hom và cắt tỉa, một số
trường hợp bệnh lay lan do côn trùng chích hút như bọ xít, rầy mềm và rệp sáp.
Sáu nhóm triệu chứng bệnh virus trên cây tiêu, bao gồm đốm hoa lá, vàng lá gân
xanh, vàng lá, đốm vàng nhạt, lá nhỏ biến dạng và khảm xanh, trong đó đốm hoa lá
thường gặp nhất. Bệnh xuất hiện ở các lá non, bệnh làm cây cằn cỗi, chậm phát triển,
giảm năng suất, khi bệnh nặng cây sẽ chết.
- Biện pháp phòng trừ
Không lấy hom giống từ những vườn tiêu bị bệnh, khử trùng dao kéo khi cắt hom
và tỉa cành bằng các loại thuốc sát trùng. Nhổ cây bị bệnh nặng, gom lại đem chôn
hoặc đốt để hạn chế sự lây lan. Khi phát hiện côn trùng môi giới truyền bệnh nên dùng
Fenobucarb pha với nồng độ 0,1-0,2% phun xịt để tiêu diệt.
7.5.5 Rệp sáp (Pseudococcus spp.)
- Đặc điểm nhận dạng
Rệp sáp có kích thước nhỏ, cơ thể dài 2,5-3,0mm, rộng 1,8-2,0mm, hình ovan
tròn. Cơ thể màu nâu nhạt, phủ một lớp bột sáp màu trắng nhưng vẫn nhìn thấy ngấn
ngang theo đốt cơ thể, xung quanh cơ thể có nhiều cặp tua sáp trắng, cuối bụng có 2-4
cặp tua sáp dài hơn so với những tua sáp còn lại.
- Tập quán gây hại
Rệp sống thành từng đám bám chặt ở cổ rễ và các rễ chính, chích hút nhựa cây,
rệp còn gây hại ở gié hoa, trái, nách lá hoặc mặt dưới của lá, làm cho lá, gié hoa và trái
bị héo khô. Trên thân, lá nơi rệp gây hại thường xuất hiện nấm bồ hóng. Rệp sinh sản
nhanh và phát triển mạnh vào cuối mùa mưa.

- Biện pháp phòng trừ
Thường xuyên theo dõi vùng rễ gần gốc và trên cây tiêu, nhất là vào cuối mùa
mưa và trong mùa khô. Khi phát hiện rệp ở vùng rễ tiêu, xới đất xung quanh trụ tiêu
sâu 5cm, làm đất tơi và phá bỏ tổ đất khô cứng quanh trụ tiêu, rải các loại thuốc dạng
hạt như Diazinon (Basudin 10H, 10-12 g/gốc) sau đó lấp phủ đất lại. Dùng vòi nước
phun rửa bột rệp sáp và bồ hóng trên thân lá, sau đó phun Methidathion pha với nồng
độ 0,1% hoặc Carbaryl nồng độ 0,2%.
7.5.6 Rệp sáp giả vằn (Ferrisia virgata Ckll.)
- Đặc điểm nhận dạng
Cơ thể có hình ovan dài 4-5mm, rộng 3,0-3,5mm, cơ thể màu vàng nhạt hoặc nâu
nhạt, phủ một lớp bột sáp trắng, xung quanh cơ thể không có tua sáp, cuối bụng có một
cặp tua sáp dài.
- Tập quán gây hại
Rệp sáp giả vằn chích hút nhựa chủ yếu trên lá, đọt non và trên chùm hạt.
- Biện pháp phòng trừ: tương tự như trường hợp rệp sáp.
7.5.7 Bọ xít lưới (Elasmognathus nepalensis Dist.)
- Đặc điểm nhận dạng
Thành trùng là một loài bọ xít nhỏ màu đen, kích thước cơ thể dài 5-7mm, ngực
trước phát triển rộng ra hai bên, tạo với trục cơ thể thành hình chữ thập. Ấu trùng bọ
xít lưới không có cánh và trải qua năm lần lột xác.
- Tập quán gây hại
Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút dinh dưỡng trên gié hoa, gié quả và
cành non. Vết chích có màu xám sau chuyển dần sang màu nâu. Khi bị bọ xít gây hại
nặng, cả gié hoa, chùm quả non có màu nâu vàng, làm rụng hoa và quả non.

20


- Biện pháp phòng trừ
Khi phát hiện bọ xít gây hại, dùng Thiamethoxam pha với nồng độ 0,015% hoặc

Cartap nồng độ 0,15-0,2% phun đều lên cây.

21


III. KẾT LUẬN
Với yêu cầu về điều kiện sinh thái, đặc điểm thực vật học và tùy vào từng địa
hình, đất đai tại các vùng trồng nên chú ý đến các loại giống, mỗi giống đều có những
cách thức chăm sóc khác nhau, tùy từng điều kiện mà chăm sóc như bón phân, tỉa
cành, tưới nước, để thảm thực vật hợp lý, hay tăng cường bón phân hữu cơ giúp cho
cây hồ tiêu sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất ổn định, giảm thiệt hại do vườn
tiêu bị chết do bệnh, nên việc quản lý dịch hại cũng là yếu tố sống còn trong việc quyết
định trồng và chăm sóc cũng như làm giàu từ cây gia vị này.
Đối với vùng Tây Nguyên thì việc chăm sóc cây tiêu cũng cần chú ý: Đặc biệt tại
tỉnh Đắk Nông thì việc để thảm thực vật không làm bồn tưới nước là điều kiện cần chú
ý vì vùng này mưa nhiều và liên tục, nên cần chú ý vun gốc cao, cắt tỉa cành chân lên
cao từ khoảng 40 đến 60 cm tùy từng vườn. Các biện pháp này nhằm giảm áp lực bệnh
từ vùng gốc trụ tiêu.
Còn đối với vùng Đắk Lắk, Gia Lai là vùng nắng nóng và thiếu nước nên cũng
cần chú ý để thảm thực vật trên vườn tiêu, nhằm giảm thoát hơi nước vùng đất, giữ ổn
định môi trường cho hệ vi sinh vật đất hoạt động và sống tốt, qua đó giúp chuyển hóa
nguồn dinh dưỡng từ phân bón con người cung cấp vào thành những loại cây trồng có
thể hấp thụ tốt và giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình cây hồ tiêu, TS. Nguyễn Xuân An, Trường đại học Tây Nguyên
2. />3. />4. />5. />

23


×