Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Skkn vận dụng tiếp cận phương pháp dạy học flipped learning trong dạy học chương nitơ photpho nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (428.86 KB, 47 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI
VẬN DỤNG TIẾP CẬN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
FLIPPED LEARNING TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG
NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Quảng Bình, tháng 12 năm 2018
1


MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ khi bước vào cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, sự phát triển như vũ bão của công nghệ, tự động hoá và
trí tuệ nhân tạo đã làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu. Để hội nhập với xu thế
phát triển chungcủa thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra
cho nền giáo dục nước ta là phải liên tục đổi mới, hiện đại hoá nội dung và phương
pháp dạy học. Giáo dục phải tạo ra những con người có năng lực, đầy tự tin, có tính
chủ động, sáng tạo, có khả năng tự học và học tập suốt đời, dám chịu trách nhiệm và
có khả năng thích ứng cao. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,


ngoại khoá, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học”.
Trong thời gian vừa qua, việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là quốc sách hàng đầu, là
2


chìa “khoá mở” ra con đường đưa đất nước tiến lên phía trước mà còn là “mệnh lệnh”
của cuộc sống. Vì vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh và bồi dưỡng phương pháp học tập mà cốt lõi là tự
học là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay.
Việc dạy học Hoá học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo bài trong
sách giáo khoa. Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt
động học của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực,
dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì cũng mang tính hình thức,
đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, thời gian để học sinh ôn tập, hệ thống hoá
lý thuyết và giải bài tập chưa nhiều. Vì vậy, việc tự học ở nhà của học sinh là rất quan
trọng và cần thiết. Mà như chúng ta đã biết một trong những lợi ích hàng đầu của
PPDH Flipped learning là phát triển năng lực tự học.
Xuất phát từ những nhu cầu và thực trạng trên tôi chọn đề tài: “VẬN DỤNG
TIẾP CẬNPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC FLIPPED LEARNINGTRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG NITƠ - PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flipped learning – lớp
học đảo ngược, thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cận
phương pháp dạy học Flipped learning nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về phương pháp dạy học Flipped
learning – lớp học đảo ngược.

- Thiết kế một số bài dạy trong phần nitơ – photpho theo hướng tiếp cận PPDH
Flipped learning – lớp học đảo ngược.
- Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng
và các biện pháp đã đề xuất.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Hệ thống kiến thức lý thuyết và bài tập chương Nitơ - Photpho chương trình
hóa học lớp 11.
3


+ PPDH Flipped learning – Lớp học đảo ngược.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Nghiên cứu khả năng vận dụng PPDH “Flipped learning” nhằm bồi
dưỡng năng lực tự học cho học sinh qua chương Nitơ – photpho.
- Địa bàn: Một số trường THPT tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Thời gian: Từ tháng 10/2017 đến tháng 10/2018.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học Flipped learning sẽ giúp học
sinh nâng cao năng lực tự học, từ đó sẽ giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ
động, sáng tạo, tăng hứng thú với môn học vì vậy chất lượng dạy và học môn Hóa học
ở trường trung học phổ thông được nâng cao.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Truy cập thông tin liên quan đến đề tài trên internet.
- Phân tích và tổng hợp các tài liệu đã thu thập được.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát, điều tra.

- Trao đổi kinh nghiệm với một số giáo viên khác.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng giả thiết khoa học của đề
tài.
8. Những đóng góp của đề tài
- Bước đầu vận dụng tiếp cận PPDH Flipped learning trong quá trình dạy học
hóa học ở trường THPT nhằm nâng cao năng lực tự học cho học sinh.
- Thiết kế một số giáo án theo hướng tiếp cận PPDH Flipped learning phần Nitơ
– Photpho chương trình hoá học 11.
- Là tài liệu tham khảo cho GV và HS trong quá trình dạy và học Hóa học ở
trương THPT.

4


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1.Trên thế giới
Năm 2007, Aaron Sams cùng với người đồng sự dạy hoá tại trường trung học
Woodland Park là Jonathan Bergmann đã ghi lại bài giảng của mình và cung cấp cho
HS, ban đầu chỉ là để giúp đỡ các HS vì nhiều lí do khác nhau đã không đến lớp đầy
đủ nên không theo kịp bài. Từ đó họ đã xây dựng nên PPDH Flipped learning, làm
thay đổi hoàn toàn cách dạy của GV và cách học của HS. Sau đó PPDH Flipped
learning đã phát triển và lan rộng trên toàn nước Mỹ và các nước có nền giáo dục phát
triển như Úc, các nước châu Âu.
Ở Mỹ, theo một cuộc khảo sát do Sophia Learning và Flipped Learning
Network tiến hành vào hồi tháng 5/2014, kết quả như sau: Tỉ lệ giáo viên áp dụng
PPDH Flipped learning ở Mỹ vào năm 2012 là 48% thì đến năm 2014 đã tăng lên 78%.
Đến nay, con số này còn tăng lên đáng kể và trong tương lai, sẽ có nhiều hơn nữa
những ứng dụng mô hình dạy học đảo ngược này trong dạy và học. Ngoài ra, các giáo

viên tham gia khảo sát đều đồng ý rằng PPDH Flipped learning giúp thái độ học tập
trong lớp được cải thiện rất nhiều và điểm số của học sinh tăng lên 67% so với cách
học truyền thống. Ngoài ra, 3/4 trong tổng số 180.000 học sinh trung học tham gia
cuộc khảo sát Speak Up năm 2013 cũng đồng ý rằng Flipped learning mang lại hiệu
quả học tập cao hơn so với bình thường. Với những ưu điểm trên, Flipped Classroom
được nhiều cơ sở giáo dục ở Mỹ áp dụng trong giảng dạy, chủ yếu ở các bậc trung học
và đại học.
5


Ở Hàn Quốc, PPDH Flipped learning đã được Viện khoa học và công nghệ
Quốc gia Ulsan (UNIST) và Viện khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST)
giới thiệu vào năm 2012. Và khoảng 250 trường tiểu học và trung học tổ chức học tập
theo hình thức học tập này.
Dạy học đảo ngược là một trong 5 xu hướng dạy học chính tại Mỹ ở thời điểm
hiện tại, các trường áp dụng phương pháp dạy học này không ngừng tăng và hoàn
thiện hơn. Đây chính là xu hướng dạy học trong thời đại mới, thời đại CNTT và giáo
dục chú trọng lấy HS làm trung tâm, phát triển HS một cách toàn diện và trên tinh thần
học mọi lúc, mọi nơi và học tập suất đời.
1.1.2. Ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam, đã có một số cơ sở giáo dục sử dụng PPDH Flipped
learning trong giảng dạy như Đại học FPT, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, Trung tâm Anh
ngữ Quốc tế Apollo và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn.
Đại học FPT đã triển khai mô hình này trên 4 lớp với 100 sinh viên. Kết quả cho thấy,
số sinh viên thi đỗ thực hành tại Đại học FPT tăng từ 30% ở các lớp thông thường lên
53% khi áp dụng Flipped learning. Tuy đã có một số đơn vị giáo dục áp dụng mô hình
Flipped learning, nhưng con số này còn quá khiêm tốn. Một trong những khó khăn lớn
nhất cản trở sự phát triển và phổ biến của mô hình Flipped learning là vì chúng ta vẫn
chưa có một bộ công cụ quản lý lớp học hiệu quả cho đại đa số giáo viên.
Những năm gần đây cũng đã có một số bài báo giới thiệu phương pháp này đến

với nhiều giáo viên, có thể đề cập như bài báo “Lớp học nghịch đảo–Phương pháp dạy
học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” của tác giả NguyễnVănLợi, Khoa Sư phạm, Đại
học Cần Thơ đăng trên Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 34 (2014)
Trang: 56-61.Tuy nhiên, do điều kiện thực tế chưa ủng hộ, nên việc áp dụng cụ thể hóa
phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế.
Tại các trường THPT, khái niệm “học tập đảo ngược” vẫn còn khá mới mẻ đối
với GV. Qui trình xây dựng và tổ chức học tập đảo ngược cũng chưa có nhiều nghiên
cứu trong điều kiện của Việt Nam. Bên cạnh đó, GV và sinh viên sư phạm cũng chưa
được giới thiệu hay đào tạo nhiều theo PPDH này.
1.2. Phương pháp dạy học Flipped learning (lớp học đảo ngược)
1.2.1. Cơ sở lý luận về PPDH Flipped learning
1.2.1.1. Khái niệm về PPDH Flipped learning
6


Theo Brame (2013):“Đối với lớp học đảo ngược, người học sẽ phải tự làm việc
với bài giảng trước thông qua đọc tài liệu, tóm tắt tài liệu, nghe giảng thông qua các
phương tiện hỗ trợ như băng hình, trình chiếu PowperPoint, và khai thác tài liệu trên
mạng. Bài giảng trở thành bài tập ở nhà mà người học phải chuẩn bị trước khi lên
lớp. Toàn bộ thời gian trên lớp sẽ dành cho các hoạt động giải bài tập, ứng dụng lí
thuyết bài giảng vào giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để xây dựng hiểu biết dưới sự
hướng dẫn của giáo viên; thay vì thuyết giảng, trong lớp học giáo viên đóng vai trò là
người điều tiết hỗ trợ, có thể giúp học sinh giải quyết những điểm khó hiểu trong bài
học mới”.
Theo Nguyến Trí Hiển:“Học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ ở
lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm
hiểu”.

Hình 1.1. Lớp học đảo ngược
Tại hội thảo Flipped Teaching của trường đại học bang Ohio, Hoa Kỳ năm

2011đã đưa ra định nghĩa lớp học đảo ngược:“Lớp học đảo ngược sẽ đảo ngược trật
tự của phương pháp dạy học truyền thống, đưa ra các bài giảng online ngoài giờ học
và chuyển “bài tập về nhà” thành hoạt động trên lớp”.
Theo tài liệu tập huấn ETEP của Bộ GD & ĐT: “ Lớp học đảo ngược là chiến
lược giảng dạy và đồng thời là một kiểu học kết hợp, và mô hình lớp học này trái
ngược hoàn toàn với môi trường giảng dạy truyền thống do nội dung giảng dạy
thường được diễn ra trực tuyến và bên ngoài lớp học. Khác với cách giảng dạy truyền
thống khi mà bài tập được tiến hành tại nhà, cách học này đem bài tập vào trong lớp
học.”
7


Như vậy, chúng ta có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất, lớp học đảo ngược là hình
thức học mà ở đó việc học kiến thức mới được HS tự học ở nhà, việc củng cố lại kiến
thức mới và làm bài tập được HS thực hiện cùng nhau ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của
GV.
1.2.1.2. Ưu điểm của PPDH Flipped learning
- Flipped learning tạo ra môi trường học tập linh hoạt. Với việc tự học kiến thức
mới ở nhà thông qua các bài giảng, video, tài liệu liên quan thì HS có thể chủ động lựa
chọn cách thức, thời gian, địa điểm học tập phù hợp với bản thân. Học sinh có thể học
mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể online được như
smartphone, máy tính bảng, Ipad, máy tivi hoặc tính bàn có kết nối Internet...
- Với Flipped learning HS có thể chủ động học theo khả năng của bản thân, HS
có thể xem đi xem lại đoạn bài giảng chưa hiều, HS có thể chủ động tự ôn tập, học đi
học lại nhiều lần phù hợp với tốc độ nhận thức của mình. Nếu HS vắng mặt cũng sẽ
không bỏ lỡ bài giảng. Với lớp học truyền thống, nếu không đến lớp học sinh sẽ mất
kiến thức trong bài giảng ngày hôm đó nhưng với Flipped learning thì không, với các
video bài giảng được giáo viên cung cấp, học sinh có thể xem lại bất cứ lúc nào.
- Thời gian tương tác giữa GV và HS được tăng thêm. Ở lớp học truyền thống,
GV phải giảng bài mới trực tiếp ở trên lớp và thường mang nặng tính “biểu diễn”.

Nhưng ở lớp học đảo ngược, bài mới được HS nghiên cứu trước ở nhà nên tiết kiệm
được nhiều thời gian cho GV, GV có nhiều thời gian hơn để tương tác với từng HS
hoặc từng nhóm nhỏ các HS. Và đặc biệt GV có nhiều thời gian trên lớp hơn để tiếp
cận, giúp đỡ các em HS yếu kém cũng như nâng cao kiến thức cho HS khá giỏi.
- Có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động trên lớp nên GV có thể áp dụng
nhiều phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hoá hoạt động của HS như hoạt
động nhóm, giải quyết vấn đề... Vì vậy PPDH Flipped learning không chỉ mang lại
giá trị về kiến thức mà còn mang lại giá trị về phát triển năng lực cho HS như: khả
năng giao tiếp, khả năng giải quyết vấn đề thực tiễn, khả năng tư duy phản biện, khả
năng suy luận logic… và từ đó hình thành năng lực tự học một cách tự nhiên, bền
vững.
- Việc có nhiều thời gian trên lớp để thảo luận, giải đápnhững thắc mắc mà HS
quan tâm sẽ làm tăng hứng thú của HS với nội dung kiến thức đó, làm cho việc học trở
thành việc giải quyết vấn đề mà HS quan tâm, thích thú chứ không chỉ dừng lại ở
8


nghĩa vụ phải tìm hiểu nội dung kiến thức.
- Việc ôn lại kiến thức trước các kì thi cũng trở nên dễ dàng hơn với các video
bài giảng có sẵn. Học sinh có thể lựa chọn nghe giảng lại những phần kiến thức mà
bản thân chưa nắm vững.
1.2.1.3. Những hạn chế và thách thức của PPDH Flipped learning (lớp học đảo
ngược)
- Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin ở Việt Nam còn nhiều bất cập, có sự
chênh lệch lớn giữa các vùng miền. Ở những vùng khó khăn như nông thôn, miền núi
HS không có đủ điều kiện về phương tiện kỹ thuật để có thể tự học tốt ở nhà.
- GV gặp khó khăn trong việc kiểm soát việc tự học tại nhà của HS. Nếu HS
không xem bài giảng, không đọc tài liệu trước ở nhà và đến lớp mà không chuẩn bị gì,
khi đó lớp học đảo ngược sẽ khó thành công.
- Thói quen học tập của HS cũng là vấn đề. Phần lớn HS đã quen với cách học

truyền thống khiến các em khá thụ động, tinh thần tự giác, khả năng tự học chưa cao.
HS chưa có thói quen vào mạng học bài. Nếu không có sự giám sát và tinh thần kỷ luật
cao, các em dễ mất tập trung hoặc thiếu tính tự giác, dễ sa đà, mất thời gian vào các trò
chơi, các kênh hấp dẫn khác trên internet.
- Giáo viên phải tốn nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị bài giảng ở nhà cho
HS và thiết kế cả bài giảng trên lớp.
- Các bài tập giao cho HS thực hiện ở nhà cũng đòi hỏi GV phải chuẩn bị cẩn
thận, vừa sức, phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi HS. HS có thể cảm thấy
bất mãn hay quá tải nếu nhiệm vụ được giao quá nhiều hay quá khó dẫn đến tâm lý thờ
ơ hoặc chống đối và không còn yêu thích môn học.
1.2.1.4. PPDH Flipped learning (lớp học đảo ngược) và tự học
Như chúng ta đã biết, một trong những lợi ích hàng đầu của lớp học đảo ngược
là phát triển năng lực tự học. Việc tổ chức học tập theo hình thức lớp học đảo ngược
yêu cầu HS phải có tính tự giác, tích cực trong học tập. Trong lớp học đảo ngược, HS
phải chủ động tìm hiểu về bài học trước khi lên lớp. Vì vậy, thời gian trao đổi giữa GV
và HS ở trên lớp sẽ tăng lên, nhiều vấn đề HS quan tâm và muốn tìm hiểu thêm sẽ
được thảo luận, việc học sẽ trở thành việc giải đáp những thắc mắc, đặc biệt là những
vấn đề thực tiễn mà học sinh quan tâm thông qua nội dung kiến thức bài học. Đặc
điểm này chính là một trong những yếu tố góp phần tăng khả năng tự học của HS do
9


nó đáp ứng được nhu cầu mà HS quan tâm.
1.2.2. Tổ chức dạy học theo phương pháp flipped learning
Như chúng ta thấy PPDH Flipped learning có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn so
với phương pháp dạy học truyền thống. Để đạt được hiệu quả tốt, một bài dạy theo
phương pháp Flipped learning phải đảm bảo gồm 2 phần quan trọng sau:
* Công việc chuẩn bị trước khi lên lớp
Bước 1: Chuẩn bị
GV: Chuẩn bị bài giảng, tài liệu liên quan, câu hỏi và bài tập để định hướng cho HS tự

học ở nhà.
HS: Học sinh phải tự chuẩn bị kiến thức bài mới tại nhà thông qua các bài giảng mà
GV cung cấp, SGK và các tài liệu liên quan.
Ở bước này GV phải có sự tương tác với HS (có thể sử dụng mạng xã hội facebook
hoặc lập trang web riêng) và qua đó để tải các tài liệu, các bài giảng của mình. HS sẽ
vào đây để chuẩn bị bài mới với các tài liệu này.
Bước 2: Học sinh trả lời các câu hỏi và bài tập mà GV giao và phản hồi các vấn đề
thắc mắc liên quan đến bài học. Đây là bước kiểm tra kiến thức mà HS tiếp thu được
qua bài giảng tự học ở nhà. Vì vậy các câu hỏi và bài tập phải đảm bảo chuẩn kiến
thức kỹ năng, vừa sức, đòi hỏi HS phải xem bài giảng mới hoàn thành tốt.
* Công việc thực hiện trong tiết học trên lớp
Bước 3: Triển khai bài giảng trên lớp
- GV cho HS hoạt động theo nhóm để thảo luận lại các vấn đề trọng tâm của bài và
giải đáp các thắc mắc của HS đã đưa ra ở bước 2. GV cần tổng hợp các các câu hỏi
này và đưa các câu hỏi mà nhiều HS cùng thắc mắc hoặc câu hỏi thú vị thành các câu
hỏi thảo luận cho cả lớp.
- Sau đó HS tiến hành làm bài tập vận dụng theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
Bước 4: GV hướng dẫn HS tự rèn luyện bài tập ở nhà và chuẩn bị cho bài học tiếp
theo.

10


CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG TIẾP CẬN FLIPPED LEARNING TRONG DẠY
HỌC CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC
CHO HỌC SINH LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
2.1. Cơ sở để vận dụng thành công phương pháp dạy học Flippedlearning
Có rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự thành công của
phương pháp dạy học Flipped learning.
Các yếu tố khách quan là nội dung kiến thức trong chương trình đã phù hợp với

phương pháp Flipped learning hay chưa, điều kiện công nghệ thông tin để triển khai
phương pháp này, nguồn tài liệu dạy học…
Các yếu tố chủ quan là ở bản thân giáo viên và học sinh tham gia phương pháp dạy
học này. Trong đó vai trò của giáo viên là tối quan trọng quyết định sự thành bại của
phương pháp.
Vì vậy để đạt được thành công với phương pháp này, cần xác định mục tiêu và lên
kế hoạch giảng dạy kĩ lưỡng, hạn chế những khuyết điểm của phương pháp.
Bước 1: Xác định phạm vi nội dung kiến thức và thời gian sẽ áp dụng phương pháp
Flipped learning.
Đầu tiên chúng ta phải hiểu rằng không có một phương pháp dạy học nào là
tuyệt đối hiệu quảvà phương pháp Flipped learning cũng vậy. Có những phần kiến
thức nếu áp dụng phương pháp này sẽ không đạt được hiệu quả cao vì vậy việc xác
định phạm vi nội dung kiến thức để áp dụng Flipped learning là rất quan trọng, nó giúp
học sinh không gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và liên kết các nội dung kiến
11


thức.
Ngoài ra do Flipped learning là một phương pháp mới và mức độ thành công
còn phụ thuộc vào từng lớp học sinh vì vậy giáo viên cần cân nhắc khoảng thời gian áp
dụng phương pháp (ví dụ: nửa học kì hoặc một học kì). Sau đó nếu kết quả học tập của
học sinh tỏ ra khả quan hơn so với phương pháp cũ thì tiếp tục mở rộng phạm vi và
thời gian áp dụng phương pháp.
Bước 2: Tìm kiếm hoặc xây dựng nguồn bài giảng, tài liệu dạy học.
Có rất nhiều nguồn tài liệu có thể sử dụng cho phương pháp như: video, sách,
tạp chí, internet. Hiện nay có nhiều nguồn tài liệu có sẵn để dạy học theo phương pháp
này như thư viện bài giảng Khan Academy,…và nhiều nguồn khác. Giáo viên cần xác
định và tìm kiếm nguồn tài liệu phù hợp với phần kiến thức cần dạy và phù hợp với
học sinh. Bên cạnh đó giáo viên có thể tự xây dựng những tài liệu này để phục vụ cho
mục đích giảng dạy của mình một cách hiệu quả nhất.

Bước 3: Chuẩn bị cho học sinh khi bắt đầu áp dụng phương pháp mới.
Trong khi học sinh đang kém hứng thú với việc học tập môn học trên lớp thì
việc áp dụng một phương pháp dạy học mới có thể đem lại một trong hai hiệu ứng:
học sinh có thể sẽ cảm thấy hứng thú hơn hoặc là học sinh lo lắng phải thích nghi thêm
một phương pháp mới. Vì vậy việc chuẩn bị tâm thế cho học sinh cũng khá quan trọng.
Giáo viên cần tổ chức một buổi giới thiệu về phương pháp này, lắng nghe những thắc
mắc và trấn an được những lo lắng của học sinh, làm cho học sinh thấy được những ưu
điểm của phương pháp và cho học sinh biết những việc mà họ cần thực hiện trong
phương pháp này.
Bước 4: Cách hướng dẫn và kiểm soát quá trình tự học của HS trước khi đến lớp.
Giáo viên không thể chỉ cung cấp các nguồn tài liệu cho học sinh và mong muốn
học sinh có thể tự định hướng và tự giác làm việc trước khi đến lớp. Giáo viên cần
định hướng cũng như có một cơ chế kiểm soát được hoạt động của học sinh trước khi
đến lớp.
Bước 5: Hoạt động trong tiết học tại lớp.
Điều quan trọng nhất trong bước này chính là việc các nội dung kiến thức phải
thống nhất trong các hoạt động trước và trong lớp học. Ngoài ra mục đích của phương
pháp này là đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học vì vậy tiết học trên lớp có
thể tổ chức theo hình thức học tập nhóm, giáo viên có thể đặt các câu hỏi thảo luận,
12


hoặc giao các chủ đề thảo luận, các bài tập vận dụng cho mỗi nhóm, sau đó từng nhóm
sẽ trình bày sản phẩm của nhóm mình cho cả lớp.
Hoạt động trong lớp có thể tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau nhưng nhất thiết
không thể giống tiến trình của một lớp học truyền thống. Nếu tiết học trên lớp lại là
một buổi thuyết giảng thì đó không phải là phương pháp Flipped learning.
Bước 6: Đánh giá kết quả học tập của học sinh
Phương pháp Flipped learning hoàn toàn khác với dạy học truyền thống vì vậy
việc đánh giá học sinh cũng phải có tiêu chuẩn đánh giá riêng.

Ngoài ra, như đã trình bày ở trên phương pháp Flipped learning có thành công
hay không còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan là giáo viên, người giáo viên phải có
trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy, thể hiện qua việc xây dựng tài liệu học tập, video bài giảng một cách khoa
học, phù hợp với đối tượng người học. Giáo án của cách dạy đảo ngược sẽ khác về bản
chất với dạy học truyền thống. Giáo án của giáo viên gồm hai phần chính: video bài
giảng truyền thống và nội dung bài dạy hay tương tác của giáo viên với học sinh ở lớp.
Phương pháp Flipped Classroom ra đời tại Mỹ với các điều kiện về công nghệ,
về đặc điểm học sinh, thích hợp để phát triển và đạt được hiệu quả. Tuy nhiên việc áp
dụng phương pháp Flipped Classroom tại Việt Nam không thể rập khuôn áp dụng
tương tự. Bước đầu sẽ gặp khá nhiều khó khăn do thiếu bộ công cụ quản lý việc học
tại nhà của học sinh. Thiếu tài liệu các bài giảng trực tuyến, … Vì vậy để áp dụng
được phương pháp này tại Việt Nam, phải điều chỉnh lại để phù hợp với đặc điểm học
sinh và điều kiện công nghệ, công cụ tại ViệtNam.
Tóm lại một tiết lên lớp theo phương pháp Flipped learning không có một
khuôn mẫu nhất định hoặc cứng nhắc theo một kịch bản đã chuẩn bị trước mà cần linh
hoạt, thay đổi phù hợp với từng lớp hoặc từng diễn biến trong tiết học. Điều này giúp
nâng cao hiệu quả sư phạm cũng như giúp giáo viên rèn luyện được khả năng xử lý
tình huống bất ngờ trong giờ dạy của mình.
2.2. Xây dựng bộ công cụ dạy học và kiểm tra đánh giá chương “Nitơ - Photpho”
– Hoá học lớp 11 theo phương pháp dạy học Flippedlearning
Tiến trình dạy học một bài theo phương pháp Flipped learning cơ bản sẽ đi theo
4 bước
Bước 1: Học sinh tự học kiến thức mới tại nhà thông qua tài liệu giáo viên cung
13


cấp hoặc video clip bài giảng trực tuyến.
Bước2:Học sinh làm bài kiểm tra nhỏ tại nhà (trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn)
để kiểm tra kiến thức vừa học.

Bước 3: Các hoạt động củng cố, mở rộng kiến thức hoặc rèn luyện kĩ năng thực
hành, làm bài tập tại lớp.
Bước 4: Các bài tập tự rèn luyện cho học sinh tạinhà và hướng dẫn chuẩn bị cho
bài học tiếp theo.
Để thực hiện tốt 4 bước trên, cần có bộ công cụ, phương tiện phù hợp để tiến
hành phương pháp một cách hiệu quả.
2.2.1.Công cụ hỗ trợ dạy học trựctuyến
Với yêu cầu của phương pháp Flipped learning, học sinh phải học trước kiến
thức mới tại nhà, do đó cần phải có một website học trực tuyến hoặc cung cấp tài liệu
cho học sinh tự học tại nhà. Trong nội dung luận văn này, tác giả chọn cách cung cấp
bài giảng và video bài giảng cho học sinh xem tại nhà. Do đó yêu cầu cần thiết phải có
một website dạy học trực tuyến và các bài giảng, video bài giảng.
Hiện nay có nhiều website hỗ trợ việc mở một lớp học trực tuyến như
www.edmodo.com, Tuy nhiên phần lớn đều tính phí hoặc miễn
phí thì không có đầy đủ chức năng cho việc mở một lớp học hiệu quả. Do đó, tác giả
đề xuất một cách thức phù hợp với điều kiện thực tế là sử dụng các công cụ của
Facebook, Google và Youtube.Với điều kiện thực tế tại Việt Nam là hầu hết các em
học sinh đều sở hữu một tài khoản Facebook, vì vậy việc dùng Facebook để tạo một
lớp học trực tuyến là hoàn toàn khả thi và dễ dàng. Giáo viên có thể sử dụng công cụ
“Group” (nhóm) của Facebook để tạo một lớp học và yêu cầu học sinh tham gia vào
nhóm này. Như vậy chúng ta đã có một nơi để trao đổi tài liệu và hỏi đáp trực tiếp giữa
giáo viên và học sinh.
Về bài giảng powerpoint, video bài giảng, tác giả tự tạo và tải lên trang web cá
nhân àwww.Youtube.com với trang youtube cá nhân
là />view_as=subscriber. Sau đó gửi đường dẫn video này vào nhóm Facebook của lớp học
(Hoá A –K51 Trường THPT Đồng Hới). Như vậy tất cả học sinh đều có thể tiếp cận
và xem bài giảng, video bài giảng này một cách dễ dàng.
Tiếp theo là bài kiểm tra sau khi xem video bài giảng, chúng ta có thể sử dụng
14



công cụ “Google Form” của Google để tạo một bài kiểm tra với nhiều hình thức. Ở
đây, tác giả chủ yếu dùng hình thức trắc nghiệm. Google Form có chức năng tạo một
bài kiểm tra, sau đó thống kê câu trả lời. Nhờ đó giáo viên có thể nắm được bao nhiêu
phần trăm học sinh trả lời đúng hoặc sai, từ đó có thể điều chỉnh hoạt động trên lớp
phùhợp. Nếu không sử dụng công cụ “Google Form” của Google thì giáo viên có thể
cho HS trả lời câu hỏi của bài kiểm tra cũng như gửi các câu hỏi thắc mắc ngay ở trên
nhóm Facebook của lớp.

Hình 2.1. Chức năng thống kê câu trả lời của Google Form
Tư liệu bàigiảng
Bao gồm bài giảng powerpoint, video bài giảng và tài liệu tham khảo của ba bài
“Nitơ”, “Amoniac và muối amoni”, “Axit nitric và muối nitrat” do tác giả tự thiết kế
và thực hiện với cấu trúc nội dung bài giảng, video bài giảng được trình bày bên dưới.
Bài giảng PowerPoint được tác giả tự soạn, có chèn hình ảnh, âm thanh, video
thí nghiệm. Còn video bài giảng được tạo ra nhờ công cụ chuyển PowerPoint thành
video.
2.2.2. Công cụ và cách thức kiểm tra đánh giá
Công cụ đánh giá người học bao gồm:
* Các tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực tự học của HS (Phụ lục 3).
* Hệ thống câu hỏi kiểm tra và các nhiệm vụ học tập ở mỗi bài học, đề kiểm tra 15
phút, đề kiểm tra 1 tiết (Phụ lục 1,2).
Phương pháp Flipped Classroom có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều
vào việ chọc sinh có chuẩn bị kiến thức mới ở nhà hay không. Vì vậy việc đảm bảo
15


học sinh phải tự học ở nhà là rất quan trọng, chúng ta không thể chỉ hi vọng học sinh
tự giác mà phải có một cơ chế kiểm soát và có hình thức thưởng phạt thì mới thúc đẩy
được tinh thần tự giác, tự học của học sinh.

Ở các trường phổ thông, trong 1 học kì môn Hoá học thường có tối thiểu 1 cột
điểm miệng, 2 – 3 bài kiểm tra 15 phút, hai bài kiểm tra 1 tiết. Do đó, tác giả đã đề
xuất phương án để kiểm soát việc tự học tại nhà và khuyến khích tinh thần tự giác của
học sinh.
- Trên lớp học trực tuyến sau mỗi bài giảng, học sinh phải làm một bài kiểm tra
nhỏ (hình thức trắc nghiệm, hoặc tự luận ngắn…). Các bài kiểm tra này sẽ lấy điểm
cộng vào bài kiểm tra 15phút (đúng 5/5 câu được cộng 1 điểm, 3/5 hay 4/5 câu được
cộng 0,5 điểm, đúng 2/5 câu được cộng 0,25 điểm).
- Trong mỗi bài kiểm tra sẽ có phần cuối cùng để học sinh đặt câu hỏi về những
thắc mắc trong bài. Học sinh nào có câu hỏi hay sẽ được điểm cộng để khuyến khích
các em học tập. (1 điểm cộng có thể bằng 1 điểm vào điểm kiểm tra 15 phút hoặc 0, 5
vào điểm kiểm tra 1tiết).
- Học sinh nào không làm các bài kiểm tra sau bài giảng sẽ bị nhận điểmtrừ (trừ 1
điểm trong bài kiểm tra 15 phút hoặc 0,5 điểm trong bài kiểm tra 1 tiết).
Bài kiểm tra sau video bài giảng như đã trình bày ở trên, chúng ta sẽ sử
dụngcông cụ Google Form của Google để tạo bài kiểm tra. Với Google Form, chúng ta
có thể thu thập từng bài kiểm tra của học sinh và đánh giá được số điểm. Ngoài ra với
chức năng thống kê câu trả lời, giáo viên có thể dựa vào đó và xem xét các phần kiến
thức mà nhiều học sinh nhầm lẫn, qua đó xây dựng tiến trình dạy học trên lớp nhấn
mạnh vào những phần kiến thức này.
- Ngoài ra có thể đánh giá điểm cộng, trừ bằng cách quan sát hoạt động của học
sinh trên lớp. Đánh giá dựa trên kĩ năng làm việc nhóm, mức độ tích cực của các
nhóm, của các HS trong việc xây dựng bài, cách ghi chép ở vở ghi của HS.
GV cũng có thể đánh giá không thông qua điểm cộng, điểm trừ mà bằng
những nhận xét, góp ý (thậm chí có thể là phê bình) kịp thời trong các tiết học để HS
có sự điều chỉnh và ngày càng tiến bộ hơn.
2.3. Tổ chức dạy học chương “Nitơ - Photpho” – Hoá học lớp 11 theo hướng vận
dụng tiếp cận phương pháp dạy học Flippedlearning
Bài dạy minh hoạ
16



Bài 7. Nitơ
I. Mục tiêu bàihọc:
1. Kiến thức:
HSbiết:
- Vị trí của Nitơ trong BTH, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.
- Cấu tạo phân tử nitơ, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi...) trạng thái tự nhiên, điều
chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong côngnghiệp
HS hiểu:
- Phân tử nitơ rất bền là do trong phân tử có liên kết ba.
- Tính chất hóa học đặc trưng của nitơ: tính oxi hóa, ngoài ra còn có tính khử
2.Kĩ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của nitơ.
- Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của nitơ.
- Tính thể tích khí nitơ (đkc) trong phản ứng hóa học; tính phần trăm thể tích của nitơ
trong hỗn hợp khí.
- Tính được hiệu suất của phản ứng giữa N2 với H2.
3.Thái độ:
- Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực.
- Yêu thích, hứng thú với môn hóahọc.
4. Định hướng các năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Nănglực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
II.Chuẩn bị của GV vàHS:
1. Chuẩn bị củaGV
- Bài giảng, video bài giảng “Nitơ”.
Link bài giảng, video bài giảng:


/> />- Bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến kiến thức bài “Nitơ”.
- Phiếu học tập, bảng HTTH, video về ứng dụng của nitơ lỏng.
17


2. Chuẩn bị củaHS
- Xem trước video bài giảng “Nitơ” tạinhà.
- Làm bài kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến sau bài giảng “Nitơ”tạinhà.
III. Thiết kế các hoạt động dạyhọc:
Hoạt động dạy học theo phương pháp Flipped learning được chia làm 2 phần
lớn: Hoạt động trước khi lên lớp (tại nhà) của học sinh và hoạt động trên lớp.

* Hoạt động trước khi lênlớp (ở nhà).
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Giáo viên đưa các nội dung cho học sinh

Học sinh chuẩn bị các nội dung theo yêu

chuẩn bị trước tại nhà bao gồm

cầu

- Bài giảng, video bài giảng “Nitơ”

- Xem bài giảng, video bàigiảng và


- Bài kiểm tra trắc nghiệm kiểm tra kiến thức
bài Nitơ.

nghiên cứu bài mới tại nhà.
- Làm bài kiểmtra

* Hoạt động trên lớp.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình nghiên cứu bài mới.
3. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Khởi động
- GV chiếu video phóng sự về tình yêu vĩ đại của nữ tiến sĩ Hoàng Thị Kim Dung ở Hà
Nội với người chồng đã mất. Sau hai năm kể từ ngày người chồng qua đời vì tai nạn
giao thông chị đã hạ sinh hai cậu con trai từ tinh trùng của người chồng bằng phương
pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
- Sau khi HS xem xong video GV đặt câu hỏi: Các em có biết người ta đã dùng chất gì
để bảo quản tinh trùng? (Nitơ lỏng, từ đó GV dẫn dắt vào bài)
Hoạt động 2: Củng cố lại nội dung kiến thức quan trọng của bài Nitơ.

18


- GV sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại kiến thức cho HS.

Hoạt động của GV
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm

Hoạt động của HS
- Tiến hành thảo luận để hoàn thành


hoàn thành 1 phiếu học tập.

phiếu học tập.

- GV vẽ sơ đồ tư duy trên bảng sau đó

- Cử đại diện nhóm lên báo cáo.

yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận và

- Theo dõi các nhóm báo cáo để nhận

hoàn thành phiếu học tập vào bảng phụ,

xét, bổ sung.

sau đó cử đại diện nhóm lên bảng dán và
trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung hoàn chỉnh và chốt lại kiến
thức cho HS.
Phiếu học tập số 1:Tính chất vật lí.
Trong không khí nitơ chiếm khoảng
78% thể tích không khí. Dựa vào những
hiểu biết của em hãy nêu một số tính

* Tính chất vật lí:

chất vật lí của nitơ ?


- Khí không màu, không mùi, không vị,

- Trạng thái, màu sắc, mùi vị?

hơi nhẹ hơn không khí, hóa lỏng –

- Nhẹ hơn hay nặng hơn không khí?

1960C.

- Tan trong nước nhiều hay ít?

- Khí nitơ tan rất ít trong nước.

- Nhiệt hoá lỏng?

- Không duy trì sự cháy, sự hô hấp.

Phiều học tập số 2:Tính chất hoá học
19


- Nitơ là phi kim khá hoạt động nhưng ở
điều kiện thường nó lại khá trơ về mặt
hoá học? giải thích?

* Tính chất hoá học:

- Nêu các số oxi hoá có thể có của nitơ?


- Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt

- Dựa vào các số oxi hoá có thể có của

hóa học (do có liên kết 3 bền vững N ≡ N

nitơ hãy cho biết nitơ có tính chất hoá

Elk = 946KJ/mol).

học gì? Viết pthh minh hoạ?

- Ở nhiệt độ cao, nitơ hoạt động hơn và
có thể tác dụng với nhiều chất.
- Các số oxi hoá có thể có của nitơ:
-3; 0; +1; +2; +3; +4; +5
nitơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính
khử.
+ Tính oxi hoá: Tác dụng với H2
0

t 0 ,p

−3


→ 2 N H3
N 2 + 3H 2 ¬



xt

Tác dụng với kim loại:
−3

0

- GV bổ sung thêm: Ở điều kiện thường
+2

Ở nhiệt độ thường: 6Li + 3 N 2 → Li3 N
(liti nitrua)

+4

2N O + O2 → 2 N O2

Ở nhiệt độ cao, nitơ phản ứng với một số

(không màu)

kim loại hoạt động như Mg, Ca, Al, ... :

(nâu đỏ)

Phiếu học tập số 3: Trạng thái tự
nhiên, ứng dụng.
- Trong tự nhiên nitơ tồn tại ở dạng nào?
- Nêu ứng dụng của nitơ trong thực tế


0

0

−3

t
3Mg + N 2 
→ Mg 2 N3 (magie

nitrua)
+ Tính khử :

0

0

+2

t

→2NO
N 2 + O2 ¬


mà em biết?

* Trạng thái tự nhiên, ứng dụng:
Trạng thái tự nhiên :
- Dạng tự do (đơn chất): N2 chiếm

khoảng 78 % thể tích không khí.
- Dạng hợp chất: Có nhiều trong khoáng
chất natri nitrat NaNO3 (diêm tiêu natri),
trong thành phần protein...
20


Ứng dụng :
- Tổng hợp khí amoniac, từ đó sản xuất
phân đạm và axit nitric.
- Trong công nghiệp (luyện kim, điện tử,
Phiếu học tập số 4: Điều chế

thực phẩm…) sử dụng nitơ làm môi

- Nêu cách điều chế N2 trong phòng thí

trường trơ.

nghiệm và trong công nghiệp?

- Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu và
các mẩu vật sinh học...
* Điều chế :
- Trong phòng thí nghiệm :
to

→ N2 + 2H2O
NH4NO2 
o


t
→ N2 + NaCl +
NH4Cl + NaNO2 

H2 O
- Trong công nghiệp: Chưng cất phân
đoạn không khí lỏng.
− CO 2 ,H 2 O

Không khí → Không khí khô
−2000 C

→ Không khí lỏng
không có CO2 
0

−196 C

→ N2

Hoạt động 3: Giải đáp những câu hỏi liên quan đến bài Nitơ của HS, chữa bài tập
trắc nghiệm mà HS đã làm ở nhà sau bài giảng.
Hoạt động của GV
* Chữa bài tập trắc nghiệm:

Hoạt động của HS

- GV chiếu lại bài tập và gọi một số HS trả - HS trả lời đáp án và giải thích.
lời và giải thích đáp án đã chọn.


- Các HS khác nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
Câu 1: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ
thường là do

Câu 1: D

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
B. nguyên tử nitơ có độ âm điện lớn nhất
21


trong nhóm nitơ.
C. trong phân tử nitơ, mỗi nguyên tử nitơ
còn 1 cặp e chưa tham gia liên kết.
D. trong phân tử nitơ có liên kết 3 rất bền.
Câu 2: Nitơ phản ứng với tất cả các chất
trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất
khí?
A. Li, Al, Mg
C. Li, H2, Al

Câu 2: B
B. H2, O2
D. O2, Ca

Câu 3: Ở nhiệt độ thường nitơ phản ứng

được với chất nào sau đây?
A. Li. B. Na. C. H2. D. Ca.

Câu 3: A

Câu 4: Trong công nghiệp người ta sản
xuấtkhí nitơ bằng cách nào dưới đây?

Câu 4: A

A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
B. Nhiệtphân dung dịch NH4NO2 bão hoà.
C. Dùng photpho để đốt cháy hết oxi
không khí.
D. Cho không khí đi qua bột Cu nung
nóng.
Câu 5: Cấu hình electron đúng của
nguyên tử nitơ (ZN = 7) là
A.1s12s22p4B. 1s12s22p3

Câu 5: C

C. 1s22s22p3D. 1s22s22p63s23p3
* Thảo luận một số câu hỏi liên quan
đến bài Nitơ.
- GV đã tập hợp những câuhỏi, những thắc
mắc hay của HS ở nhà và trên lớp GV

- HS thảo luận và trả lời những câu hỏi mà


không trả lời ngay mà đưa ra cho các

các bạn, GV đưa ra.

nhóm thảo luận, trao đổi, xem có HS nào,
nhóm nào trả lời được sau đó GV mới bổ
sung hoàn chỉnh.
22


- Nếu HS không có thắc mắc thì GV có
thể gợi ý 1 số câu hỏi cho HS thảo luận
như:
1. Nitơ không duy trì sự hô hấp, nitơ có
phải là khí độc không?
2. Nitơ vừa có tính oxi hoá vừa có tính

1. Không phải là khí độc.

khử nhưng theo em tính chất nào đặc
trưng hơn? Vì sao?

2. Tính oxi hoá đặc trưng hơn vì nitơ là

3. Nitơ lỏng có rất nhiều ứng dụng trong

phi kim khá hoạt động, độ âm điện lớn

thực tế nhưng khi sử dụng phải hết sức


( χ = 3,04) .

cẩn thận nếu không sẽ gây ra nhiều hậu

3. N2 lỏng có rất nhiều ứng dụng như

quả nghiêm trọng. Đó là những hậu quả

dùng để tạo khói trên sân khấu, dùng để

gì? Vì sao?

bảo quản thực phẩm(làm đông lạnh nhanh

GV bổ sung thêm:

và sâu), bảo quản tinh trùng và trứng, các

Các nhà khoa học đã cảnh báo về mối mẫu, chế phẩm sinh học, N2 lỏng còn
nguy hiểm của việc sử dụng nitơ lỏng dùng trong chế biết thực phẩm như làm
trong chế biến sau khi một thiếu nữ phải bánh kem, làm kem, cooktail… nhưng khi
mổ cắt dạ dày cấp cứu sau khi uống loại sử dụng phải rất cẩn thận vì dễ gây bỏng
cocktail chứa chất này.
lạnh.
Nhiệt độ hóa lỏng của N2 là –196 độ C, do
đó khi chạm da vào N 2 lỏng sẽ bị bỏng
4. Em có biết câu ca dao nào liên quan đến lạnh. Nếu để lâu có thể bị hoại tử, thậm
phản ứng giữa N2 với O2 ? Hãy vận dụng
chí bị tử vong. Loại tai nạn này thường
kiến thức hoá học mà em biết để giải thích gặp nhiều nhất tại các trạm sản xuất, sang

câu ca dao đó?

chiết N2 lỏng. Nhiều người đã bị N 2 lỏng

- Với câu hỏi này GV có thể hướng dẫn và

văn bắn vào mắt gây mù lòa.

yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm để sau

4.

khi học xong bài HNO3 trả lời.

“ Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Hoạt động 4: Luyện tập.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS
23


- GV chia lớp thành 4 nhóm.

- HS thảo luận, hoàn thành các bài tập.

- GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo
luận và hoàn thành phiếu học tập.

- Với bài 1,2 GV có thể gọi bất kỳ HS nào
đứng tại chỗ trả lời.
- Với bài 3 và bài 4 GV gọi đại diện nhóm
lên bảng trình bày, mỗi nhóm 1 bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung hoàn chỉnh và chốt lại kiến
thức cho HS.
- Sau bài 3, bài 4 GV phải nhấn mạnh
cách làm bài toán về hiệu suất phản ứng
cho HS.
Phiếu học tập số 5: Bài tập luyện tập
Câu 1: Khí nào sau đây chiếm thể tích

Câu 1: A

nhiều nhất trong khôngkhí?
A.N2 B.O2 C.H2D. CO2
Câu 2: Trong các hợp chất hoá học, nitơ

Câu 2: C

thường có số oxi hoá là
A. - 4, +1, +2, +3, +4, +5.
B. -3, 0, +1, +2, +3, +4.
C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 3: C

D. -3, +1, +2, +3, +4, +6.


0

t ,p

→ 2 N H3
N 2 + 3H 2 ¬


xt

Dạng bài tập về hiệu suất phản ứng.

1 lít

Câu 3: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2

x lít4 lít

với hiệu suất 25%, thì thể tích khí N2 cần

Vì H = 25% nên thể tích N2 thực tế cần

dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu?
A. 4 lít

B. 6 lít

C. 8 lít

2 lít


D. 12 lít

VN2 =

4.1 100
.
= 8(lít)
2 25

Câu 4: Một hỗn hợp X gồm N2 và H2, có

dùng là:

tỉ khối so với H2 bằng 6,2 được dẫn vào

Câu 4: D

một bình kín có xúc tác thích hợp. Khi

Gọi x, y lần lượt là số mol N2 và H2 trong

phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng thu

hỗn hợp X. Theo bài ra ta có:
24


6,74. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp


28x + 2y
= 6, 2.2 = 12, 4
x+y

NH3 là

⇒ 28x + 2y = 12, 4x + 12, 4y ⇒ y = 1,5x

được hỗn hợp khí Y, có tỉ khối so với H2 là

A. 40%

B. 25%C. 10%

D. 20%

0

t ,p

→ 2 N H3
N 2 + 3H 2 ¬


xt

GV lưu ý cho HS khi giải bài tập về
hiệu suất phản ứng

Ban đầu


x

- Tính theo chất phản ứng ( Chất thiếu):

Phản ứng a

1,5x

0

3a

2a

Cân bằng (x-a) (1,5x-3a)
H% =

n pu
nbd

2a

Tổng số mol trước phản ứng: 2,5x (mol)

.100%

Tổng số mol sau phản ứng: 2,5x – 2a(mol)

- Tính theo sản phẩm:

H% = lượng thực tế thu được / lượng lí

n t ds
2,5x
6,74
a
= ⇒
=
⇒ = 0,1
ns dt
2,5x − 2a 6,2
x

thuyết (tính theo pthh).100%

Vậy hiệu suất tổng hợp NH3 là

n N2

 Nếu

nH 2

H% =

=3

 Hiệu suất tính theo N2

3a.100%

= 2.0,1.100% = 20%
1,5x

hoặc H2 đều được.
Hoạt động 5: Hướng dẫn HS học bài ở nhà.
- GV nhắc nhở HS về ôn lại những kiến thức trọng tâm của bài nitơ và làm các
bài tập về nhà mà GV giao.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị bài học tiếp theo.
Bài tập về nhà:
Câu1. Trong công nghiệp NH3 được điều chế từ N2 và H2. Hỏi để điều chế được 4 lít
NH3, với hiệu suất 25% thì thể tích khí H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu?
A. 12 lít.

B.24 lít.

C. 8 lít.

D. 6 lít.

Câu 2. Cho 4 lít N2 và 6 lít H2 vào bình phản ứng. Sau khi phản ứng kết thúc thì thu
được 1 lít NH3. Tính hiệu suất của phản ứng biết các khí đều đo ở cùng điều kiện?
A. 25%

B. 12,5%

C. 20%

25

D. 75%



×