Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.4 KB, 25 trang )

SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.Cơ sở lý luận:
THCS là cấp học phổ cập nhằm nâng cao mặt bằng dân trí chuẩn bị đào tạo
nguồn nhân lực cho nền công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.Giáo dục THCS
không chỉ nhằm mục tiêu cho học sinh học lên THPT mà còn phải chuẩn bị cho sự
“phân luồng” sau THCS.Để đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội về con
người trong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá, thời đại của nền kinh tế tri thức
thì mỗi con người cần có năng lực giải quyết vấn đề, phát huy tính sáng tạo, các
năng lực này có thể quy về năng lực tìm tòi phát hiện và tự giải quyết các vấn đề.
Để thực hiện mục tiêu trên từ năm học 2002 – 2003. Đảng và nhà nước đã
chỉ đạo Bộ giáo dục tiến hành thay sách giáo khoa và đổi mới phương pháp giảng
dạy ở tất cả các môn học cấp THCS trong đó có bộ môn Vật lý.
Đối tượng nghiên cứu của bộ môn Vật lý là thế giới quanh ta, Vật lý học là
môn khoa học thực nghiệm và là cơ sở của nhiều nghành khoa học, quan trọng nhất
là khi nền kinh tế tri thức phát triển như ngày nay kéo theo là các ngành khoa học
công nghệ phát triển như vũ bão. Vật lý có mối liên hệ chặt chẽ với thực tiễn, nhờ
có kiến thức Vật lý mà giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên. Ngoài ra mối
liên hệ giữa Vật lý học và thực tiễn còn được thể hiện ở tính phổ dụng, toàn bộ và
nhiều tầng. Chính vì vậy việc giảng dạy bộ môn Vật lý co vai trò quan trọng góp
phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo ở cấp THCS. Việc dạy môn Vật
lý có khả năng to lớn trong việc hình thành và rèn luyện cho học sinh cách thức tư
duy, làm việc khoa học, giúp học sinh có ý thức thái độ, trách nhiệm với cuộc sống,
gia đình và xã hội góp phần vào việc thực hiện mục tiêu lớn của đất nước là “Dân
giàu, nước mạnh xã công bằng dân chủ văn minh”.
1
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Dạy học Vật lý xét về mặt nào đó là dạy lại một ngôn ngữ, một ngôn ngữ đặc


biệt có tác dụng to lớn diễn tả các sự kiện các hiện tượng trong nhiều lĩnh vực khác
của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Trong quá trình học tập nói chung và
học tập Vật lý nói riêng đòi hỏi học sinh phải tự tìm tòi, phát hiện khám phá và
chiếm lĩnh những kiến thức mới đối với bản thân mình dù đó chỉ là khám phá lại
những điều mà loài người đã biết đã nghiên cứu bởi vì con người chỉ có thể nắm
vững chính kiến thức mà mình đã giành được bằng hoạt động tích cực của bản
thân.
Trên cơ sở đặc thù của bộ môn Vật lý và đặc điểm về tâm lý của học sinh
cấp THCS đòi hỏi nhà giáo dục phải lựa chọn phương hướng giảng dạy phù hợp.
Nói cách khác để đạt được mục tiêu giáo dục, trong quá trình giáo dục người dạy
phải nhận thức mâu thuẫn cơ bản đặc trưng sau đây:
- Một bên là kiến thức, nội dung chương trình học tập theo yêu cầu giáo dục
con người trong thời kỳ mới.
- Một bên là đặc điểm tâm lý động cơ học tập, sự phát tiển trí tuệ và năng lực
tư duy của học sinh, các điều kiện phục vụ giúp cho việc dạy và học ( như cơ sở vật
chất, phương tiện dạy học…).
Người dạy phải giải quyết mâu thuẫn trên làm động lực cho quá trình dạy
học phát triển nhằm đạt được mục tiêu giáo dục - đào tạo. Có nhiều giải pháp để
giải quyết mâu thuẫn đặc trưng trên, trong đó quan trọng nhất là giải phát đổi mới
phương pháp dạy học và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học truyền thống và
hiện đại.
Như vậy có thể hiểu dạy học Vật lý thực chất là hoạt động thí nghiệm học
sinh dự đoán, tự tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, nhận xét, khái quát rút
ra các quy luật tự nhiên . Người dạy cần phải thể chế các hoạt động làm cho học
sinh cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo. Thông
2
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
qua đó học sinh tự khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động
tiếp thu những tri thức đã sắp đặt sẵn, ngược lại giáo viên không áp đặt kiến thức

có sẵn mà cần phải hướng dẫn học sinh trong các hoạt động để phát hiện và chiếm
lĩnh tri thức rèn luyện kỹ năng hình thành thói quen vận dụng kiến thức vật lý vào
học tập các môn khoa học khác và vào thưc tiễn. Dựa vào quy luật Vật lý để giải
thích đựơc các hiện tượng đa dạng và phong phú trong tự nhiên, tránh lối ghi nhớ
máy móc và tư duy kiểu đường mòn. Học sinh chuyển từ thói quen thụ động sang
tự học(chủ động) tích cực suy nghĩ và làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều. Bồi
dưỡng học sinh năng lực tự đánh giá để tự điều chỉnh phương pháp học tập của
mình.
Ngoài những ưu điểm dạy học truyền thống (như thuyết trình , đàm thoại,
trực quan, luyện tập, thực hành …) thì ngày nay có ba xu hướng dạy học hiện đại
đang được vận dụng rộng rãi và có hiệu quả, thích hợp với định hướng đổi mới
phương pháp dạy học đó là:
- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề.
- Dạy học tổ chức hoạt động tập thể( hợp tác nhóm nhỏ)
- Dạy học sử dụng thiết bị và phương tiện dạy học.
2.Cơ sở thực tiễn
- Đối với phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học
Vật lý nói riêng luôn là đề tài được ngành giáo dục quan tâm và đông đảo các thầy
cô giáo tích cực hưởng ứng thực hiện và bước đầu đã gặt hái được những thành
công nhất định.
- Trong thực tế đổi mới chương trình SGK và áp dụng phương pháp dạy học
mới đã được triển khai trong toàn ngành giáo dục, tuy nhiên vẫn còn có một số giáo
viên do trình độ năng lực sư phạm còn bị hạn chế mà chưa thường xuyên quan tâm
vận dụng, sáng tạo trong các giờ lên lớp.
3
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
- Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp, nhu cầu tiếp thu kiến thức
mới khao khát hoạt động chung và muốn được thể hiện năng lực của mình trước
bạn bè đặc điểm này thuận lợi cho việc giáo viên sử dụng phương pháp dạy học

hợp tác nhóm nhỏ.
- Cơ sở vật chất và các phương tiện dạy học ngày càng được hoàn thiện trong
đó phòng học bộ môn Vật lý của nhà trường đã được trang bị khá đầy đủ và đúng
quy cách tạo điều kiện để giáo viên và học sinh tổ chức tốt hoạt động tập thể (hoạt
động nhóm nhỏ) và sử dụng các phương tiện dạy học.
- Năm học 2005 – 2006 là năm cuối cùng kết thúc lộ trình thay SGK cấp
THCS từ năm 2006 – 2007 cấp THCS tập trung đi sâu vào chất lượng dạy học đồng
thời cũng là năm đầu tiên toàn ngành giáo dục thực hiện cuộc vận động “ Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Qua thực tế để
không xảy ra “tiêu cực” và “Bệnh thành tích” thì người dạy phải tìm ra nguyên
nhân để khắc phục. Biện pháp quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dạy và học:
Dạy tốt – học tốt, kiểm tra đánh giá đúng quy chế. Từ đó có thể dạy thực- học thực
và đạt được kết quả cao đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục con người trong thời kỳ
mới .
II/ MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.Mục đích
Đề tài nghiên cứu các phương pháp dạy học Vật lý cả truyền thống và hiện
đại, vận dụng sáng tạo các phương pháp đó trong quá trình giảng dạy môn Vật lý
lớp 8 nhằm: “phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học
sinh”.
4
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
2.Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế về thời gian và năng lực nên đề tài nghiên cứu trong
phạm vi một tiết dạy đó là tiết 13, bài 12 “Sự nổi”( SGK Vật lý 8 ).
PHẦN II .GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực hiện đề tài “Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”
thông qua tiết 13, bài dạy “Sự nổi” Vật lý 8 tôi thấy cần giải quyết vấn đề sau:

1.Hoạt động nghiên cứu tài liệu, xác định mục tiêu bài dạy( về kiến thức, kỹ
năng, thái độ), chuẩn bị giáo án, đồ dùng trực quan, dụng cụ thiết bị thí nghiệm, các
phương tiện và điều kiện thực hiện cho một tiết dạy.
2.Hoạt động nghiên cứu phương pháp dạy phù hợp với loại bài dạy, từng đơn
vị kiến thức trong bài, hệ thống câu hỏi phù hợp với phương pháp đã lựa chọn và
phù hợp với phương án đề ra.
3. Đối chứng với phương pháp, phương án thông thường, phân tích ưu,
nhược của phương pháp đã được vận dụng một cách sáng tạo vào tình huống và bài
dạy cụ thể.
4.Tổ chức tốt hoạt động nhóm, phân tích xử lí các dữ liệu, thông tin thu thập
được bằng thực nghiệm để rút ra nhận xét, kết luận và hình thành kiến thức mới.
5. Khai thác tối đa tiềm năng về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đồ
dùng thí nghiệm Vật lý sẵn có và tự làm.
6. Xây dựng tốt phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp thực hành
thí nghiệm và kiểm chứng các quy luật Vật lý đã biết.
7. Đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm và đề xuất ý kiến với các cấp, các
ngành liên quan trên tinh thần đổi mới và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học
5
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Vật lý, xác định rõ các vấn đề cần giải quyết nêu trên, tôi xin trình bày những nội
dung cụ thể thông qua bài “Sự nổi” (Vật lý 8).
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
* Xác định mục tiêu:
Người giáo viên muốn vận dụng tốt các phương pháp dạy học để đạt được
kết quả cao trong một giờ dạy thì yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất là phải xác
định rõ mục tiêu bài dạy. Khi nghiên cứu mục tiêu bài dạy phải hình dung rõ là sau
khi học xong bài , học sinh phải có những kiến thức, kĩ năng, thái độ gì, ở mức độ
nào? Theo hướng phát huy vai trò chủ thể, tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh thì mục tiêu đặt ra là: cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh

thông qua. Những hoạt động học tập tích cực phải đạt được những mục tiêu ấy,
trong một giờ dạy giáo viên chỉ là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, trợ giúp học
sinh đạt tới đỉnh dự kiến của bài học. Sau tiết học này học sinh phải nắm được:
- Về kiến thức: Nêu được điều kiện để khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng,
nắm chắc cách tính lực đẩy Ac-si-met khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng.
- Về kĩ năng: Học sinh rèn các kĩ năng quan sát, dự đoán, suy luận, kĩ năng
thực hành thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích được các hiện tượng vật nổi
thường gặp trong thực tế.
- Về thái độ: Học sinh được luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, tính ham mê tìm tòi
khám phá thế giới tự nhiên và luôn có tinh thần hoài nghi khoa học trước những
hiện tượng trong thực tế.Từ đó tạo được động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.
Mục tiêu về kiến thức trong bài này là vấn đề giáo viên phải hết lưu ý. Kiến
thức của bài rất trừu tượng với học sinh và liên quan nhiều đến hệ thống kiến thức
các lớp dưới. Điều đó thể hiện ở các vấn đề sau:
6
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
+ Học sinh phải nắm chắc bản chất của lực đẩy Ac-si-met về điểm đặt,
phương, chiều và độ lớn (riêng độ lớn thì bằng trọng lượng của khối chất lỏng bị
vật chiếm chỗ).
+ Học sinh đã rất thành thạo về biểu diễn lực bằng véctơ.Tuy nhiên do chưa
học khái niệm “hợp lực” nên không thể dùng cụm từ “hợp lực” và kết quả mà “hợp
lực” tác dụng lên một vật được.
Với dung lượng kiến thức, đặc điểm và hệ thống kiến thức trong chương
trình của cấp học, yêu cầu người dạy phải chủ động xác định được trọng tâm kiến
thức và lựa chọn phương pháp phù hợp.
* Xác định những phương pháp sử dụng trong bài dạy, kết cấu bài dạy chia
làm hai đơn vị kiến thức:
- Điều kiện vật nổi, chìm, lơ lửng.
- Cách tính lực đẩy Ac-si-met khi vật nổi trên bề mặt chất lỏng.

Hai đơn vị kiến thức trên đều yêu cầu học sinh nắm được cả ở dạng định tính
và định lượng cùng với các yêu cầu khác về kỹ năng và thái độ, tôi đã lựa chọn
phương pháp giảng dạy chủ yếu sau đây:
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp tập dượt nghiên cứu.
+ Phương pháp sử dụng thiết bị thí nghiệm.
+ Phương pháp dạy học hợp tác nhóm nhỏ.
Ngoài ra còn kết hợp xen kẽ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp dạy
học truyền thống như: đàm thoại, thuyết trình, luyện tập thực hành…khi hệ thống
và khái quát hoá truyền đạt kiến thức.
7
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Sau khi xác định mục tiêu, hệ thống kiến thức và lựa chọn phương pháp
giảng dạy thì tôi xây dựng hệ thống câu hỏi, giáo án chi tiết lôgic theo trình tự:
*Xác định các công việc chuẩn bị cho dạy học:
- Máy chiếu.
- Giấy trong in sơ đồ hình 12.1 không có ghi chú; nội dung câu hỏi C
2
.
- Giấy trong in nội cung câu hỏi C
2
, C
9
và nội dung phần ghi nhớ trong sách
giáo khoa.
- Bảng phụ bằng giấy rô-ki ghi nội dung bài tập C
2
cho 3 nhóm (mỗi nhóm
thực hiện yêu cầu với một trường hợp).

- Bảng phụ cho 3 nhóm trình bày lời giải của câu hỏi C
6
(mỗi nhóm thực hiện
yêu cầu với một trường hợp).
- Bảng phụ có nội dung câu hỏi điền khuyết.
- Bảng phụ có ghi trọng lượng riêng của một số chất.
- Dụng cụ thí nghiệm:
Hai chậu nước trong.
Một chậu nước muối.
Hai miếng gỗ và một miếng xốp cùng thể tích.
Một viên bi sắt cùng thể tích bằng thể tích quả bóng bàn.
Một quả bóng bàn chứa đầy nước (có trọng lượng riêng bằng trọng lương
riêng của nước - giáo viên đã kiểm tra độ chính xác).
8
Lôgic
Nội dung SGK Lôgic bài học
Lôgic các
hoạt động
dạy và học
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Song song với việc chuẩn bị của giáo viên, yêu cầu mỗi nhóm học sinh cũng
chuẩn bị: Một chậu nước trong, hai miếng gỗ, hai viên bi, một miếng xốp và một
quả bóng bàn.
Ngoài ra giáo viên dặn học sinh ôn trước những kiến thức có liên quan đến
bài học, đó là: Lực đẩy Ac-si-met, kết quả tác dụng của một lực lên một vật, định
nghĩa và công thức tính trọng lượng riêng, khối lượng riêng.
II.Tiến hành cụ thể việc vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học trong bài dạy.
1.Hoạt động kiểm tra, tổ chức tình huống học tập và nêu vấn đề:
Nếu giáo viên nghiên cứu không kỹ kết cấu bài dạy, hệ thống kiến thức trong

bài thì thông thường chỉ kiểm tra học sinh viết công thức tính lực đẩy Ac-si-met.
Như đã biết, nguyên nhân gây ra sự thay đổi trạng thái của vật là do có lực tác dụng
(hoặc hợp lực tác dụng). Trong trường hợp vật chịu sự tác dụng đồng thời của hai
lực tác dụng có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và khác nhau về độ lớn
thì kết quả là vật chuyển động theo hướng của hợp lực. Phần kiểm tra bài cũ yêu
cầu 2 học sinh (HS) lên bảng trình bày:
HS1: Viết công thức tính lực đẩy Ac-si-met (Giải thích kí hiệu và ghi rõ đơn
vị từng đại lượng)?
HS2: (Giáo viên chiếu câu hỏi trên máy chiếu)
Điền từ thích hợp vào dấu “….”
1.Hai lực cân bằng là hai lực……… , có……….điểm đặt, cùng……….,
………. chiều,………độ lớn.
Khi hai lực cân bằng tác dụng lên vật gây ra kết quả là vật………….
2.Khi hai lực có cùng điểm đặt, cùng phương, ngược chiều và độ lớn khác
nhau tác dụng lên một vật thì kết quả là vật sẽ…………… theo chiều của lực có độ
lớn…………
9
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Với hai câu hỏi trên, ngoài tác dụng kiểm tra kiến thức bài học cũ, riêng câu
hỏi điền từ thích hợp vào dấu…. giúp học sinh ôn lại kiến thức có liên quan trực
tiếp đến bài học (tương tự nội dung câu hỏi C
2
) và giải thích câu hỏi C
2
một cách
đầy đủ, đúng bản chất và nguyên nhân gây ra hiện tượng vật lơ lửng (đứng yên),
vật chìm xuống (chuyển động xuống dưới) và vật nổi lên (chuyển động lên trên bề
mặt chất lỏng).Trong thực tế một số năm học trước tôi không kiểm tra nội dung câu
hỏi của HS 2 thì cho thấy khi giải thích hiện tượng vật chuyển động lên, xuống hay

lơ lửng học sinh thường ngộ nhận và giải thích theo cảm tính tức do vật đó nặng
hay nhẹ, cũng có khi rất lúng túng giải thích không đúng nguyên nhân gây ra sự
thay đổi trạng thái của vật.
Để tổ chức học tập và nêu vấn đề: Tôi sử dụng hai phương pháp chủ yếu
là:trực quan và vấn đáp (đàm thoại phát kiến).Cụ thể là bằng hệ thống câu hỏi và
cách tổ chức như sau:
GV (đưa ra một viên bi gỗ và một viên bi sắt có cùng thể tích): Các em hãy
quan sát hai viên bi, cô mời một em lên quan sát kĩ hơn sau đó trả lời cho cả lớp
cùng biết:
GV:Mỗi viên bi làm bằng chất liệu gì ?
HS: Một viên làm bằng sắt, viên kia làm bằng gỗ.
GV: Viên bi nào nặng hơn?
HS: Viên bi sắt nặng hơn.
GV: Các em hãy dự đoán: nếu thả hai viên bi vào nước thì hiện tượng gì sẽ
xảy ra với mỗi viên?
HS (dự đoán): Viên bi sắt chìm, viên bi gỗ nổi.
GV: Mời em về chỗ và cùng các bạn quan sát cô làm thí nghiệm kiểm tra.
10
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Sau khi học sinh về chỗ, giáo viên bình tĩnh thả hai viên bi vào chậu nước và
hỏi tiếp:
GV: Tại sao khi thả vào nước thì viên bi gỗ nổi còn viên bi sắt lại chìm?
HS (nghĩ vài giây): Vì hòn bi gỗ nhẹ hơn.
GV: Trong thực tế các em quan sát được và có bạn nói: Vật nào nặng thì
chìm còn vật nào nhẹ hơn thì nổi.Câu nói đó đúng hay sai?Cho ví dụ minh hoạ?
HS (nghĩ vài phút): Câu nói đó sai.Chẳng hạn con tàu to và nặng hơn hòn bi
sắt nhiều lần nhưng lại nổi trên mặt nước, còn hòn bi sắt nhẹ hơn nhưng lại chìm.
GV: Điều đó thật thú vị, để giải thích hiện tượng trên cô và các em cùng
nghiên cứu bài hôm nay.(Sau đó giáo viên ghi tiết dạy, tên bài học).

Trên cơ sở hướng dẫn trong sách giáo khoa và thông qua phần đố vui giữa
hai học sinh đã được quan sát hiện tượng thực tế và dẫn đến một bế tắc không giải
thích được, giáo viên đã nêu và gieo động cơ học tập cho học sinh.Bằng một hệ
thống câu hỏi vừa mang tính tự khám phá vừa có tính lôgíc chặt chẽ đã phát huy
được các phẩm chất trí tuệ của học sinh từ mức đơn giản (vấn đề rất thực tế) đó là
cảm tính của học sinh được quan sát, cảm nhận qua các cơ quan cảm giác là mắt,
tay đến nhận thức ở mức cao hơn là lí tính (dự đoán, suy luận). Điều thú vị là ở
chỗ: bằng dự đoán, suy luận từ kiến thức đã biết dẫn đến một bế tắc- tức là vấn đề
cần tiếp tục phải giải quyết và dường như có mâu thuẫn. Mâu thuẫn này tự học sinh
tìm ra dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên và mâu thuẫn đó không nằm ngoài
mâu thuẫn cơ bản, đặc trưng của quá trình dạy học đó là mâu thuẫn giữa:
+ Một bên là kiến thức theo yêu cầu nội dung và mục tiêu học tập đối với
học sinh.
11
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
+ Một bên là khả năng nhận thức thế giới quan và mức độ phát triểncủa các
phẩm chất trí tuệ (quan sát, suy luận, khái quát hoá, trừu tượng hoá…) còn hạn chế
của học sinh.
Liên tục những câu hỏi, những dự đoán tưởng như lôgíc, chặt chẽ với học
sinh xong lại dẫn đến một mâu thuẫn đặt học sinh trước một tình huống cần phải
giải quyết.Điều đáng lưu ý là mâu thuẫn đó chính học sinh tự khám phá, tự tìm ra
và tự ý thức được trách nhiệm, nhu cầu của mình là phải tự giải quyết mâu thuẫn đó
làm động lực cho quá trình học tập của bản thân được vận động theo xu hướng phát
triển lên.
Qua thực tế khi chưa cải tiến và vận dụng sáng tạo phương pháp truyền
thống (đàm thoại, trực quan) và phương pháp mới (dạy học nêu và giải quyết vấn
đề), trước đây chỉ đơn điệu một phương pháp thuyết trình là máy móc và nguyên
tắc là giáo viên đọc nguyên mẫu, đối thoại hoặc cho học sinh đọc sách giáo khoa
thì một giờ học rất nặng nề, đơn điệu ngay từ những giây phút ban đầu. Điểm hạn

chế nữa là nếu thuyết trình như vậy sẽ không huy động được hiệu quả những nỗ lực
thao tác tư duy của học sinh, bản thân học sinh thụ động và cảm thấy đó là những
kiến thức trong sách vở xa rời thực tế (vì không được trực tiếp kiểm nghiệm), từ đó
làm giảm không khí hào hứng trong giờ học, không phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh.
Để học sinh hiểu sâu sắc điều kiện vật nổi, vật chìm, trước hết ta phải giúp
học sinh thấy được khi nhúng chìm vật rắn vào chất lỏng thì có 3 trường hợp xảy
ra:
- Vật chìm xuống.
- Vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng.
- Vật nổi lên trên mặt chất lỏng.
12
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
+ Trường hợp vật đang chìm xuống, nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng và
đang nổi lên là những trường hợp tương đối dễ phân tích và học sinh ít sai lầm.Tuy
nhiên, trường hợp vật đã nằm yên ở đáy bình thì học sinh thường chỉ hiểu trong
trường hợp này P > F
A
mà không chú ý là khi đã nằm yên ở đáy bình thì các lực tác
dụng lên vật phải cân bằng.
P = F
A
+ F’
Trong đó F’ là lực của đáy bình tác dụng lên vật (không đề cập tới trường
hợp vật và đáy bình nhẵn tuyệt đối).
+ Trường hợp vật nằm yên trên mặt chất lỏng, học sinh thường cho rằng
trong trường hợp này F
A
> P mà không thấy là khi vật đã nằm yên thì các lực tác

động lên vật phải cân bằng:
F
A
= P
Tới đây, học sinh lại hay mắc sai lầm về giá trị độ lớn của lực đẩy Ac-si-met
trong khi áp dụng công thức F
A
=d.V. Học sinh thường cho V là thể tích của vật mà
không thấy V chỉ là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng.
Trên cơ sở xác định trọng tâm kiến thức, những sai lầm mà học sinh hay mắc
phải, tôi tập trung xoáy vào hai đơn vị kiến thức mà yêu cầu học sinh cần nắm vững
để sau này vận dụng, đó là:
+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng vào vật phải cân bằng.
+ Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì F
A
= d.V với V là thể tích của phần chìm
trong chất lỏng.
Để đạt được yêu cầu đó, tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp: đàm thoại (để
dự đoán, phát hiện, giải thích, suy luận….), trực quan (để phát hiện, củng cố, kiểm
chứng và rèn kỹ năng thực hành), tập dượt nghiên cứu (để suy luận, giải thích….),
13
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
luyện tập (để nâng kỹ năng vận dụng, thực hành giải thích các hiện tượng thường
gặp trong tự nhiên). Cụ thể là: thông qua hệ thống câu hỏi:
- Ở câu hỏi C1: Giáo viên chiếu lên màn hình sơ đồ hình 12.1
GV: Một vật ở trong lòng chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào?
HS: Lực đẩy Ac-si-met và trọng lực của vật.
GV:Phương và chiều của hai lực đó thế nào?Một em lên bảng biểu diễn hai
lực đó vào sơ đồ (Học sinh lên vẽ sơ đồ và biểu diễn lực).

Sau đó cho học sinh khác nhận xét tính đúng, sai và giáo viên tiếp tục vấn
đáp:
GV: Khi so sánh độ lớn trọng lượng của vật và lực đẩy Ac-si-met thì xảy ra
những trường hợp nào?
HS: P = F
A
, P > F
A
, P < F
A
GV: Chiếu lên màn hình nội dung câu hỏi C
2
.Gọi một học sinh đứng đọc câu
hỏi C
2
.
GV: Yêu cầu cả lớp hoạt động nhóm: 3 nhóm cùng làm sau đó nhận xét kết
quả.
Khi chữa lời giải của mỗi nhóm, giáo viên bình tĩnh quan sát, lưu ý cho học
sinh những chi tiết sai, rèn kỹ năng biểu diễn các véctơ lực.
GV: Nhóm 1 giải thích tại sao khi P > F
A
thì vật chuyển động xuống dưới?
HS: Em dựa vào kết quả tác dụng lên một vật của hai lực có cùng điểm đặt
lên vật, cùng phương, ngược chiều và độ lớn khác nhau.
GV: Cụ thể kết quả đó như thế nào?
HS: Khi hai lực như vậy tác dụng lên vật thì hướng chuyển động của vật theo
chiều của lực lớn hơn.Trường hợp này P và F
A
có cùng điểm đặt, cùng phương,

14
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
ngược chiều và độ lớn khác nhau (P > F
A
nên vật chuyển động xuống dưới theo
chiều của trọng lượng P).
Vẫn bằng hình thức vấn đáp tương tự, giáo viên yêu cầu hai nhóm tiếp tục
giải thích các hiện tượng quan sát được đối với hai vật trong hai trường hợp còn
lại.Sau đó kết luận điều kiện để vật nổi lên, vật chìm xuống và vật lơ lửng trong
lòng chất lỏng.
Thông thường, sau khi tìm xong 3 điều kiện ứng với 3 trạng thái của vật,
giáo viên thường chuyển ngay sang đơn vị kiến thức mới mà không cho học sinh
kiểm nghiệm lại những kết luận nêu trên. Đối với Vật lí là một khoa học thực
nghiệm thì việc tiến hành các thí nghiệm kiểm chứng không những củng cố vững
chắc cho học sinh niềm tin khoa học mà còn giúp các em có những kỹ năng thực
hành cần thiết và giáo dục các em ý thức cũng như niềm đam mê nghiên cứu khoa
học, nhất là các lĩnh vực khoa học gắn liền với thực tế, với thế giới quan mà học
sinh thấy gần gũi xung quanh mình.Từ ý thức đó, ngoài đạt được tiêu dạy chữ, giáo
viên đã giáo dục được phẩm chất, nhân cách cần thiết cho học sinh.Trên quan điểm
như vậy, sau khi kết luận 3 điều kiện ứng với 3 trạng thái của vật, tôi tiến hành tổ
chức học sinh làm thí nghiệm kiểm chứng và vận dụng kiến thức trên để giải thích
hiện tượng trong thí nghiệm.Cụ thể là bằng hình thức sau:
Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm:
Dụng cụ mỗi nhóm gồm: 1 bình nước trong, 3 viên bi có cùng thể tích nhưng
khác về chất liệu: 1 viên bi sắt, 1 viên bi gỗ và 1 quả bóng bàn chứa đầy nước (có
trọng lượng bằng trọng lượng riêng của nước, giáo viên đã kiểm tra trước độ
chính xác).
Giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm (đảm bảo ngăn nắp, sạch sẽ, an
toàn), quan sát hiện tượng với 3 viên bi và giải thích lần lượt từng hiện tượng.Sau

15
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
đó đặt vấn đề sang mục II bằng cách sử dụng ngay phần giải thích hiện tượng xảy
ra với viên bi gỗ (chính là câu trả lời của câu hỏi C
3
-SGK).
Giáo viên (đặt vấn đề): Từ trước tới nay ta vẫn thường chỉ nghiên cứu độ lớn
của lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên khi trạng thái của vật lơ lửng trong lòng chất
lỏng, đang chuyển động chìm xuống đáy bình hoặc đang chuyển động lên trên bề
mặt chất lỏng.
GV: Cả 3 trạng thái đó, vị trí của vật đối với chất lỏng như thế nào?
HS: Vị trí của vật là nằm hoàn toàn trong lòng chất lỏng.
GV (đặt vấn đề): Vậy khi vật đã nổi lên mặt thoáng của chất lỏng thì lực đẩy
Ac-si-met lúc này được tính như thế nào?Ta cùng nghiên cứu phần II.
GV: (câu C
4
) khi miếng gỗ nổi lên mặt nước, trọng lượng P của nó và lực
đẩy Ac-si-met có bằng nhau không? Vì sao?
HS: Sau khi nổi lên mặt nước, miếng gỗ đứng yên, trọng lượng P và lực đẩy
Ac-si-met Fa tác dụng lên miếng gỗ là hai lực cân bằng.Do đó P = F
A
GV: Hãy nêu lại công thức tính lực đẩy Ac-si-met F
A
?
HS: F
A
= d.V (trong đó: d là trọng lượng riêng của chất lỏng
V là thể tích phần vật chìm trong chất lỏng).
GV: Chiếu lên màn hình câu hỏi C5. Yêu cầu học sinh đọc nội dung.Cả lớp

suy nghĩ 3 phút.Yêu cầu học sinh tìm ra đáp án đúng và giải thích nguyên nhân.
Qua thực tế cho thấy học sinh tính lực đẩy Ac-si-met rất hay nhầm lẫn khi
vật ở hai trạng thái: trạng thái thứ nhất là vật đang nổi lên (lúc này thể tích của vật
vẫn nhúng chìm trong lòng chất lỏng), trạng thái thứ hai là vật nổi lên trên mặt
thoáng của chất lỏng (lúc này thể tích của vật chỉ có một phần bị nhúng chìm trong
lòng chất lỏng) vì vậy lực đẩy Ac-si-met ở trường hợp 1 lớn hơn lực đẩy Ac-si-met
ở trường hợp 2.Qua thực tế đó phải rút ra được lưu ý khi làm bài tập.
16
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Đối với giáo viên phải khai thác sâuđể học sinh phân biệt được sự khác nhau
giữa hai trạng thái đó của vật.Có thể có nhiều cách để giúp học sinh nhanh chóng
nhận thức ra điều đó và phần đặt vấn đề chuyển sang mục II tôi đã vận dụng linh
hoạt các phương pháp dạy học để khắc phục những sai lầm của học sinh.
Sau khi hoàn thành câu hỏi C5, giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí
nghiệm theo nhóm để củng cố cách tính F
A
khi vật nổi.Tiến hành làm như sau:
Dụng cụ : 1 bình nước trong.
1 miếng gỗ và một miếng xốp có cùng thể tích.
Tiến hành: Thả miếng gỗ và miếng xốp vào bình nước.
GV: Nêu hiện tượng xảy ra với miếng gỗ và miếng xốp, chúng có điểm gì
giống và khác nhau?
HS: Giống nhau là chúng đều nổi.
Khác nhau là thể tích phần chìm trong nước của miếng gỗ nhiều hơn của
miếng xốp.
GV: So sánh lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên miếng gỗ và miếng xốp?Giải
thích?
HS: Lực đẩy Ac-si met tác dụng lên miếng gỗ lớn hơn lực đẩy Ac-si met tác
dụng lên miếng xốp vì thể tích phần chìm trong nước của miếng gỗ lớn hơn thể tích

phần chìm trong nước của miếng xốp.
(F
A
= d.V mà d không đổi, V
g
> V
x
nên F
A g
.>F
Ax
)
Đến đây giáo viên chốt lại các kiến thức trọng tâm.Yêu cầu học sinh nhắc
lại:
+ Khi vật nằm yên, các lực tác dụng lên vật cân bằng.
17
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
+ Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì F
A
=d.V (với V là thể tích của phần chìm
trong chất lỏng).
+ Điều kiện để vật nổi lên: P < F
A
chìm xuống: P > F
A
lơ lửng: P = F
A
- Đối với câu hỏi vận dụng C
6

:Giáo viên hướng dẫn hoạt động nhóm.Bằng
suy luận và phép biến đổi đại số học sinh dễ dàng chứng minh được các điều kiện:
P > F
A
khi và chỉ khi d
v
>d
l
P < F
A
khi và chỉ khi d
v
< d
l
GV (đặt vấn đề): Như vậy nếu không cần thả vật vào chất lỏng, muốn biết
vật nổi, chìm hay lơ lửng ta căn cứ vào yếu tố nào?
HS: Căn cứ vào giá trị d của vật và giá trị d của chất lỏng.
GV: Dựa vào bảng giá trị trọng lượng riêng của một số chất, áp dụng kết quả
của câu C
6
trả lời các câu hỏi sau:
Giáo viên treo bảng 4 (giá trị trọng lượng riêng của một số chất).
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các câu hỏi C
7
, C
8
sau đó gọi học sinh lần
lượt trả lời.
Giáo viên chiếu lên màn hình câu hỏi C
9

và yêu cầu học sinh đọc đề bài.Cho
cả lớp suy nghĩ trong 3 phút.
Giáo viên gọi một học sinh lên bảng điền vào chỗ trống, sau đó yêu cầu học
sinh nhận xét đúng, sai và giải thích căn cứ vào điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ
lửng trong lòng chất lỏng.
Lưu ý học sinh giải thích ý cuối của câu C
9
theo hai cách:
Cách 1: Dựa vào kết quả của các ý trên.
18
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Cách 2: Dựa vào điều kiện vật lơ lửng và vật chìm trong lòng chất lỏng.
Để củng cố toàn bài, giáo viên đưa thêm một bài tập thực hành như sau:
(Giáo viên làm thí nghiệm mẫu)
Dụng cụ: Một bình nước trong và một bình nước muối, hai miếng gỗ giống
hệt nhau về thể tích, hình dạng, trọng lượng riêng (đã được giáo viên kiểm tra độ
chính xác).
Tiến hành: Thả mỗi miếng gỗ vào một bình.
GV?: Hiện tượng xảy ra với mỗi miếng gỗ có gì giống và khác nhau?
HS : Giống nhau: Hai miếng gỗ cùng nổi.
Khác nhau: Thể tích của miếng gỗ chìm trong nước nhiều hơn chìm
trong muối.
GV?: Hãy giải thích sự khác nhau đó?
HS: Vì hai miếng gỗ giống nhau nên khi nhúng chìm hoàn toàn trong hai
chất lỏng khác nhau thì:
F
A muối
> F
A nước

(vì d
muối
> d
nước
) do đó miếng gỗ ở bình nước chìm nhiều hơn miếng
gỗ ở bình nước muối.
Với kiến thức bài học này, phạm vi vận dụng để giải thích rất nhiều các hiện
tượng trong thực tế.Giáo viên có thể gợi động cơ học tập cho học sinh bằng một số
câu hỏi thêm, chẳng hạn như:
1/ Tại sao ta thường chữa các đám cháy bằng nước lã, nhưng khi gặp đám
cháy do xăng, dầuthì người ta lại không dùng nước lã?
2/ Trong lịch sử các em đã được biết chuyện về nhân tài đất Việt giải một bài
toán đố của sứ thần phương Bắc có nội dung là: Một cây gỗ dài đã được cắt không
19
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
còn phân biệt được ngọn và gốc.Làm thế nào để tìm được đâu là ngọn, đâu là gốc
của cây?
III.KẾT QUẢ THU ĐƯỢC
1.Đánh giá chung
Cũng dạy bài này trong năm học 2005-2006 tại lớp 8A nhưng chưa có sự đầu
tư suy nghĩ sâu sắc và sự vận dụng linh hoạt, sáng tấo các phương pháp dạy học thì
nhìn chung tôi nhận thấy đó là một giờ học còn mang nặng tính máy móc,từ khâu
nghiên cứu tài liệu ,chuẩn bị điều kiện cho giờ dạy đến phương án thiết kế và kết
quả thu được mới đạt ở mức hạn chế,chưa đáp ứng được muc tiêu bài dạy. Điều đó
thể hiện rõ nhất là kết quả tiếp thu kiến thức của học sinh .Mặc dù sách giáo khoa
mới được biên soạn với kết cấu nội dung kiến thức và trình bày khoa học hơn, song
điều quan trọng nhất vẫn là phương pháp mà giáo viên vận dụng như thế nào cho
phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể, với điều kiện thực tế của trường về cơ sơ
vật chất trang thiết bị dạy học . Một giờ dạy mà học sinh không hăng hái phát biểu

xây dựng bài , không được tự làm thí nghiệm , học sinh không tích cực, tự giác, chủ
động và hạn chế sáng tạo trong học tập đó là một giờ học không thành công . Hơn
nữa muốn học sinh tự học tự làm bài tập tốt thì không những yêu cầu học sinh phải
nắm vững kiến thức, mà đòi hỏi học sinh phải có một phương pháp học tập khoa
học .
Năm học 2006-2007 , với tinh thần cầu tiến tôi hết sức chuyên tâm với
nghề , đầu tư hơn về thời gian công sức nghiên cứu tài liệu , tập trung suy nghĩ tìm
tòi những phương án , giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập cho hoc sinh
.Có nhiều yếu tố tác động , song để đạt được kết quả cao trong dạy và học thì giải
pháp rất quan trọng là giáo viên phải “cải tiến phương pháp ,vận dụng như thế nào
các phương pháp dạy học kể cả truyền thống và hiện đại”, phát huy được ưu điểm
của mỗi phương pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập, khơi dạy ở học sinh
20
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
tính chủ động sáng tạo và thường xuyên quan tâm bồi dưỡng học sinh năng lực
học và tự học. Chính vì có sự đầu tư suy nghĩ, trăn trở như vậy nên cũng giờ học
này tôi tự thấy học sinh hăng hái phát biểu hơn, tích cực làm việc, hợp tác hoạt
động tập thể, hoà mình vào với bạn bè, tăng tính đoàn kết gắn bó và làm tốt những
bài tập được giao.
2. Kiểm chứng, so sánh kết quả khảo sát chất lượng. Khảo sát chất lượng
bài học thông qua kiểm tra bài học:
Năm học 2005 -2006, tôi đã khảo sát chất lượng sau bài học này bằng hệ
thống câu hỏi trắc nghiệm và bài tập tự luận với nội dung kiến thức kiểm tra cơ bản
của bài học. Kết quả đạt được như sau
Loại điểm
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
8A 8% 7% 32% 31% 22%
Năm học 2006 -2007 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công dạy hai

lớp Vật lý: 8A; 8B sau khi dạy song bài này ở hai lớp tôi đã kiểm tra khảo sát chất
lượng và kết quả học tập của học sinh với đề bài có cấu trúc và mức độ yêu cầu
tương tự năm học 2005 -2006 thì kết quả là
Loại điểm
Lớp
Giỏi Khá TB Yếu Kém
8A 10% 15% 72% 3% 0%
8B 10% 16% 72,5% 1,5% 0%
21
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Mục đích của hạot động dạy và học đều hướng tới kết quả học tập của học
sinh, hiệu quả giờ lên lớp cao hay thấp thể hiện qua kết quả học tập của học sinh.
Tuy nhiên kết quả đó còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng căn bản là phụ thuộc vào
phương pháp dạy học của giáo viên. Kết quả giờ dạy trên đây cho tôi thấy việc vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học trong một tiết dạy có ý
nghĩa quyết định cho kết quả học tập môn Vật lý và cần thiết nên mạnh dạn có
những sáng tạo hơn mà từ phương pháp dạy và học đi đôi với khảo sát chất lượng
kịp thời.
IV/ NHỮNG TỒN TẠI:
- Học sinh cấp THCS nói chung và học sinh lớp 8 nói riêng đang ở lứa tuổi
mới lớn, rất hăng hái nhiệt tình trong công việc, song tính bền bỉ cũng như tính kiên
trì còn nhiều hạn chế. Các em còn hiếu động: dễ tập trung song cũng dễ phân tán tư
tưởng, tâm lý chưa ổn định, nhận thức xã hội hạn chế dẫn đến yếu và thiếu về động
cơ học tập.
- Môn học Vật lý là môn học thực nghiệm, trong quá trình học tập, phải tiến
hành thí nghiệm, phải đòi hỏi tính cẩn thận và khéo léo nhưng với học sinh khối 8
còn khá vụng về khi thao tác thực hành. Việc rèn luyện học sinh có kỹ năng làm thí
nghiệm và đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn.
- Phòng học bộ môn hơi xa địa điểm một số lớp, ra chơi và chuẩn bị chỉ có 5

phút. Vì vậy trong khâu ổn định tổ chức học sinh trên phòng bộ môn học sinh còn
thiếu ý thức tổ chức kỷ luật.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh tới con em mình còn hạn chế ở một số
bộ phận. Một số học sinh và gia đình thiếu trách nhiệm với việc học tập của học
sinh chẳng hạn: chuẩn bị không đầy đủ các đồ dùng dạy học tự làm phục vụ cho
các tiết dạy.
- Một số dụng cụ thí nghiệm thiếu và độ chính xác chưa đạt yêu cầu.
22
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
- Để có một giờ dạy Vật lý thành công, trước hết giáo viên phải tập trung và
đầu tư công sức nghiên cứu tài liệu, SGK, những điểm căn bản về chủ trương định
hướng đổi mới phương pháp dạy học.
- Xây dựng kế hoạch chuẩn bị điều kiện dạy học về trang thiết bị dạy học, đồ
dùng tự làm…thiết kế phương án dạy, khi sử dụng các phương pháp dạy học không
được máy móc hoàn toàn theo phương pháp cũ hay mới. Cho đến nay dù là phương
pháp cũ hay mới điều đó không quan trọng mà đòi hỏi người giáo viên phải biết
khai thác ưu điểm mọi phương pháp cả truyền thống và hiện đại, vận dụng chúng
một cách linh hoạt sáng tạo phù hợp với đặc điểm phân loại đối tượng học sinh,
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy học và phong trào dạy và học tại đơn vị.
- Từ việc lựa chọn phương pháp dẫn đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi phù
hợp với cấu trúc kiến thức bài dạy, logic với hệ thống kiến thức trong phần,
chương, tuyến kiến thức hoặc thậm trí trong cả cấp học. Hệ thống câu hỏi phải tập
trung theo hướng giải quyết được vấn đề cơ bản, không tản mạn, vụn vặt, không gò
ép, quá khó và không được đánh đố học sinh…
- Tuyệt đối không được dạy chay, đọc- chép.
- Giáo viên lưu ý đến khâu chuẩn bị các điều kiện học tập ở phòng học bộ
môn. Chuẩn bị sớm đảm bảo đủ các dụng cụ thí nghiệm và đồ dùng dạy học, đảm

bảo độ chính xác, an toàn.
- Tăng cường tổ chức hợp tác nhóm nhỏ để nhiều nhóm cùng hoạt động,
ngăn chặn các biểu hiện cẩu thả chủ quan.
- Thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá học sinh.
23
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
- Bản thân giáo viên luôn có ý thức cầu tiến , tích cực học hỏi nâng cao tay
nghề.
VI/ NHỮNG Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
- Giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức Đoàn - Đội, Ban giám hiệm nhà cùng
phối hợp với phụ huynh học sinh tăng cường giáo dục hơn nữa về ý thức tổ chức
hoạt động tập thể cho học sinh, chú ý giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Gia
đình quan tâm hơn nữa tới con em mình bằng cách mua sắm đầy đủ dụng cụ đồ
dùng học tập theo yêu cầu và hướng dẫn cuộc giáo viên.
- Ban giám hiệu tạo điều kiện khắc phục, bổ sung một số đồ dùng thí nghiệm
còn thiếu hoặc độ chính xác chưa đạt yêu cầu.
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG.
Mục tiêu giáo dục con người là hoàn thiện nhân cách con người mới Xã hội
chủ nghĩa thông qua quá trình giáo dục và tự giáo dục. Từ đó ngoài nhiệm vụ
truyền thụ kiến thức, giáo viên cần chú ý cung cấp cho các em phương pháp tự học,
và giáo dục động cơ học tập cho học sinh. Vật lý học là một môn học có tính thực
nghiệm và tính liên hệ với thực tế rất cao, nó phản ánh thế giới khách quan khá
rộng rãi và sớm tiếp cận đến học sinh thông qua quan sát thực tế. Vật lý cũng là
một môn học khá trừu tượng, phản ánh các hiện tượng tự nhiên, phong phú, đa
dạng đòi hỏi người học phải có phẩm chất trí tuệ, đạo đức, tính cần cù, chăm chỉ,
có thói quen quan sát, so sánh, khái quát, phân tích, tổng hợp…Từ đặc thù đó của
bộ môn và đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS mà yêu cầu giáo viên cần có sự
lựa chọn phương pháp như thế nào? Việc đổi mới, vận dụng sáng tạo phương pháp
dạy học không chỉ một ngày, hai ngày…hay một giờ dạy… mà là việc làm thường

xuyên, liên tục và suốt cả cuộc đời người giáo viên thực sự có tâm huyết, tận tuỵ
với nghề.
24
SKKN: Vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học Vật lý nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học sinh
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay theo xu thế hội nhập quốc tế, yêu cầu
về chỉ số phát triển con người rất cao. Để đáp ứng yêu cầu của thời đại, tất cả mọi
lực lựợng trong xã hội đều cố gắng trong đó ngành giáo dục đứng trước những khó
khăn khắc phục tồn tại, yếu kém. Điều đó thể hiện bằng sự quyết tâm chấn hưng
nền giáo dục nước nhà mà bước đột phá là cuộc vận động :“Nói không với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ”. Với tinh thần đó, mỗi giáo viên
đều tự ý thức được trách nhiệm của mình, tiếp tục cố gắng phấn đấu học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, đổi mới và vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học vào
từng tiết dạy theo hướng phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo và năng
lực tự học của học sinh. Làm tốt công việc đó là đóng góp một phần công sức nhỏ
bé của mình để chứng tỏ sự quyết tâm hưởng ứng cuộc vận động “ Hai không” mà
Bộ giáo dục - đào tạo phát động.
Trên đây là một số suy nghĩ của tôi về vận dụng sáng tạo phương pháp dạy
học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của học
sinh .
Với trình độ, năng lực, nghiệp vụ còn hạn chế, đề tài chắc hẳn chưa thể đầy
đủ, sâu sắc. Tôi mong muốn nhận được sự tham ra góp ý, sự đóng góp của bạn bè,
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên tổ khoa học tự
nhiên và Hội đồng sư phạm trường THCS Chân Lý cùng toàn thể bạn bè đồng
nghiệp tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này.
Chân Lý , ngày 28 tháng 11 năm
2006.
NGƯỜI VIẾT
Nguyễn Đức Viễn

25

×