Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bee logistics việt nam (luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM

HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN DIỆU LY

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN DIỆU LY

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG


LUẬN VĂN THẠC SỸ

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 8340101

HỌ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN DIỆU LY

Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS Hoàng Văn Châu

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................iv
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...........................................................................................vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .....................................................xi
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS ............................ 6
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh ................................................................................... 6
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh ............................................................................................. 6
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh ......................................................................... 7
1.1.3 Các mô hình cạnh tranh ......................................................................................... 7


1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................... 12
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................................. 12
1.2.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................................... 12
1.2.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ............................ 13

1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics .................................................... 18
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics............................... 18
1.3.2 Đặc điểm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics ................................ 19
1.3.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics ............. 20
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Logistics .. 25

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BEE
LOGISTICS VIỆT NAM ............................................................................................... 31


2.1 Tổng quan về Công ty Bee Logistics Việt Nam ...................................................... 31
2.1.1 Thông tin cơ bản................................................................................................... 31
2.1.2 Sơ đồ tổ chức Công ty Bee Logistics Việt Nam .................................................... 31
2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Bee Logistics Việt Nam ............... 32
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh, các đối tác, khách hàng chính và thị trường hoạt động .... 35
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017 ....................... 36

2.2 Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty Bee Logistics Việt Nam ........................ 37
2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam so với các đối
thủ cạnh tranh trực tiếp theo các tiêu chí cạnh tranh ..................................................... 41
2.3.1 Tốc độ tăng trưởng thị phần................................................................................. 47
2.3.2 Chất lượng dịch vụ ............................................................................................... 54
2.3.3 Hiệu quả kinh doanh ............................................................................................ 69
2.3.4 Trình độ khoa học công nghệ ............................................................................... 73
2.3.5 Chất lượng nguồn lực........................................................................................... 73

2.3.6 Giá trị vô hình của doanh nghiệp......................................................................... 76
2.3.7 Khả năng hội nhập quốc tế .................................................................................. 78
2.4 Đánh về năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam ............................. 83

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY BEE LOGISTICS VIỆT NAM ........................................... 88
3.1 Cơ hội. thách thức đối với ngành Logistics tại Việt Nam trong thời gian tới ......... 88
3.1.1 Cơ hội ................................................................................................................... 88
3.1.2 Thách thức ............................................................................................................ 90

3.2 Định hƣớng phát triển kinh doanh và những thuận lợi. khó khăn của Công ty Bee
Logistics trong thời gian tới ........................................................................................... 91
3.2.1 Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty Bee logistics Việt Nam thời gian
tới................................................................................................................................... 91


3.2.2 Các thuận lợi và khó khăn của Công ty Bee logistics Việt Nam thời gian tới ..... 92

3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee
Logistics Việt Nam ........................................................................................................ 93
3.3.1 Nâng cao năng lực điều hành, chất lượng nguồn lực và phân bổ nguồn lực ...... 93
3.3.2 Hoàn thiện quy trình cung cấp dịch vụ logistics .................................................. 96
3.3.3 Tăng cường marketing và quảng bá doanh nghiệp.............................................. 97
3.3.4 Xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng riêng cho doanh nghiệp ....................... 98
3.3.5 Đẩy mạnh hợp tác. liên kết với các doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực
logistics.......................................................................................................................... 98
3.3.6 Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường và phản hồi của khách
hàng ............................................................................................................................... 99
3.3.7 Tăng cường năng lực tài chính .......................................................................... 101
việc .............................................................................................................................. 102

3.3.9 Học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước ............... 103
3.3.10 Xây dựng chiến lược chuyên môn hóa và đa dạng hóa trong ngành logistics 103
3.3.11 Tăng cường đầu tư và mở rộng thị trường ....................................................... 104
3.3.12 Nâng cao chất lượng để tăng uy tín và giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp 104

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 107
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 109
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................i


iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Bee Logistics Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình khác cho
tới thời điểm hiện tại.
Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018
Tác giả Luận văn
NGUYỄN DIỆU LY


v

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện bài Luận văn Thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam” tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và
giúp đỡ của nhiều cá nhân tập thể, tác giả xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới tất cả
các cá nhân, tập thể đã giúp đỡ tác giả trong học tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại học Trƣờng Đại học
Ngoại Thƣơng đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hƣớng dẫn GS.TS Hoàng Văn Châu đã tận
tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế này.
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin đƣợc gửi tới Ban giám đốc cùng toàn bộ nhân viên
Bộ phận Kinh doanh, Bộ phận hàng nhập, Bộ phận giao nhận vận tải Công ty Bee
Logistics Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội 442 Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội đã hỗ trợ và
giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành Luận văn Thạc sỹ này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

Bee logistics

Công ty Bee Logistics Việt Nam

CTCP

Công ty cổ phần

Gemadept

Công ty Cổ phần Gemadept


Hải An

Công ty Cổ phần vận tải và xếp dỡ Hải An

Safi

Công ty Cổ phần đại lý Safi

Sotrans

Công ty Cổ phần Kho vận miền nam

Tân Cảng

Công ty Cổ phần đại lý giao nhận vận tải và xếp dỡ Tân
Cảng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Viconship

Công ty Cổ phần Container Việt Nam

Vinafreight

Công ty Cổ phần Vinafreght


Vinalink

Công ty Cổ phần Vinalink

Vinatrans

Công ty Cổ phần kho vận ngoại thƣơng


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
HỆ THỐNG CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Các đối tác chính của Công ty Bee Logistics Việt Nam

36

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bee Logistics

36

Việt Nam giai đoạn 2015-2017
Bảng 2.3 Tổng kết SWOT của Công ty Bee Logistics Việt Nam

42


Bảng 2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty

45

ngành Logistics Việt Nam
Bảng 2.5 Xếp hạng một số công ty giao nhận vận tải Việt Nam 2015-

46

2017 theo lợi nhuận sau thuế
Bảng 2.6 Doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2016 và 2017 của một số

48

doanh nghiệp logistics cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
Bảng 2.7 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải hàng

49

hóa nội địa/quốc tế cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
năm 2017
Bảng 2.8 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đại lý vận tải

49

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.9 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp giao nhận hàng hóa

50


xuất nhập khẩu cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm
2017
Bảng 2.10 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kê khai Hải

51

quan cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.11 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho bãi

51

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.12 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giải pháp

52

phân phối cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.13 Thị phần một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác cạnh

52


viii
tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.14 Tổng hợp về điểm đánh giá thị phần của Bee Logistics và

53

các công ty cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.15 Tốc độ tăng trƣởng thị phần của Bee Logistics Việt Nam và


54

các công ty cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.16 Danh mục các dịch vụ cung cấp của các Công ty Logistisc

56

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.17 Tỷ lệ đảm bảo thời gian giao hàng của các Công ty

57

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.18 Tỷ lệ đảm bảo an toàn hàng hóa của các Công ty Logistisc

58

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.19 Đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên các Công ty

60

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.20 Điểm đánh giá về cách thức phục vụ của các Công ty

62

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.21 Đánh giá chất lƣợng kho bãi của các Công ty Logistisc cạnh


63

tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.22 Đánh giá cho điểm về giá cả dịch vụ cung cấp của các Công

68

ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm tại
thời điểm 31/01/2018
Bảng 2.23 Hệ thống đảm bảo chất lƣợng của các Công ty Logistisc

69

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.24 Tỷ lệ ký đƣợc hợp đồng cung cấp dịch vụ của các Công ty

70

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.25 Các chỉ số về hiệu quả kinh doanh của các Công ty

71

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.26 Đánh giá cho điểm về hiệu quả kinh doanh của các Công ty
Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017

72



ix
Bảng 2.27 Các ứng dụng khoa học công nghệ tại Công ty Bee

73

Logistics Việt Nam
Bảng 2.28 Tổng số lao động của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực

74

tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.29 Số lƣợng lao động theo trình độ của các Công ty Logistisc

74

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.30 Tỷ lệ lao động theo trình độ của các Công ty Logistisc cạnh

75

tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.31 Đội xe của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với

76

Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.32 Số năm kinh nghiệm trong ngành Logistics Việt Nam của

77


các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam
năm 2017
Bảng 2.33 Đánh giá về giá trị thƣơng hiệu của các Công ty Logistisc

78

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.34 Số lƣợng các đại lý giao nhận quốc tế của các Công ty

79

Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 2.35 Số lƣợng các chi nhánh/văn phòng đại diện ở nƣớc ngoài

80

của các Công ty Logistisc cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt
Nam năm 2017
Bảng 2.36 Đánh giá năng lực cạnh tranh của các Công ty Logistisc

81

cạnh tranh trực tiếp với Bee Logistics Việt Nam năm 2017
Bảng 3.1 Chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2023
của Công ty Bee Logistics Việt Nam

92



x
HỆ THỐNG CÁC HÌNH VẼ
HÌNH

TRANG

Hình 1.1 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter

8

Hình 1.2 Mô hình phân tích SWOT

11

Hình 1.3 Môi trƣờng bên ngoài doanh nghiệp

25

Hình 2.1 Logo của công ty Bee Logistics Việt Nam

31

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức công ty Bee Logistics Việt Nam

32

Hình 2.3 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Bee

33


Logistics Việt Nam
Hình 2.4 Giá trị cốt lõi của Công ty Bee Logistics Việt Nam

34

Hình 2.5 Mô hình năm áp lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt

41

Nam
Hình 2.6 Cơ cấu các dịch vụ cung cấp của Công ty Bee Logistics Việt

47

Nam năm 2017
Hình 2.7 Điểm chung quy trình cung cấp dịch vụ của các công ty
Gemadept, Vinalink, Viconship, Vinafreight, Vinatrans, SAFI, Hải An,
Tân Cảng, Sotrans và Bee Logistics

61


xi

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Công ty Cổ phần giao nhận vận tải Con Ong (Công ty Bee Logistics Việt Nam)
là một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận tải quốc tế hàng đầu Việt Nam với các
chi nhánh và văn phòng đại diện tại các nƣớc Đông Nam Á, Ấn Độ…Với đội ngũ hơn
480 nhân viên chuyên nghiệp và thân thiện tính đến tháng 06/2017, làm việc tại các
văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lạng Sơn, Nam Định,

Bình Dƣơng, Nha Trang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hải Dƣơng, Quảng Ngãi, Bắc
Giang, Thanh Hóa, Quy Nhơn, Phnom Penh, Yangon, Bangkok, Sihanoukville, cùng
với mạng lƣới đại lý, đối tác đáng tin cậy tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ, Bee
Logistics đang hoạt động mạnh mẽ và có những lợi thế cạnh tranh nhất định trong lĩnh
vực vận tải quốc tế.
Luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt
Nam” đƣợc nghiên cứu trong phạm vi về không gian nghiên cứu là hoạt động kinh
doanh, chiến lƣợc kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt
Nam và phạm vi về thời gian nghiên cứu là kết quả kinh doanh của Công ty Bee
Logistics Việt Nam giai đoạn 2012-2017 và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới.
Luận văn có kết cấu 3 chƣơng bao gồm Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về năng lực
cạnh tranh và doanh nghiệp Logistics; Chƣơng 2: Thực trạng về Năng lực cạnh tranh
của Công ty Công ty Bee Logistics Việt Nam; Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam.
Chƣơng 1 của Luận văn là một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics với các khái niệm, đặc điểm và tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics.
Chƣơng 2 của Luận văn này đã đƣa ra những thông tin cơ bản về lịch sử hình
thành và quá trình phát triển và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Bee Logistics
Việt Nam trong giai đoạn 2015-2017. Cùng với đó, chƣơng này cũng phân tích đƣợc
thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt Nam và những đánh giá
về lợi thế và bất lợi trong cạnh tranh của Bee Logistics Việt Nam trong sự tƣơng quan


xii
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Những mặt tồn tại trong cạnh tranh của Bee
Logistics Việt Nam là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Chƣơng 3 của Luận văn là các đề xuất giải pháp đƣa ra nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh
ngành logistics trong thời gian tới có nhiều biến động nhƣng cũng có nhiều cơ hội
đƣợc đƣa ra bởi định hƣớng phát triển ngành Logistics nói chung của Chính Phủ. Tác
giả hi vọng các giải pháp này đáp ứng đƣợc các nhu cầu của doanh nghiệp và góp phần
khắc phục các bất lợi trong cạnh tranh của doanh nghiệp.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao thƣơng giữa các quốc gia và
vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện nay trên quốc tế hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu
khách quan. Đối với các tất cả các nƣớc trên thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là con
đƣờng tốt nhất để rút ngắn khoảng cách giữa các nƣớc với nhau đồng thời có điều kiện
để phát huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc
tế. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc tham gia vào hội nhập quốc tế
đã đem lại rất nhiều cơ hội cho phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung và lĩnh
vực xuất nhập khẩu nói riêng – một lĩnh vực đóng góp doanh thu tƣơng đối lớn vào nền
kinh tế.
Các hoạt động về xuất nhập khẩu và ngoại thƣơng dần chiếm vị trí quan trọng
trong xu thế phát triển đó. Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại
thƣơng tại Việt Nam hiện nay là sự xuất hiện và phát triển của ngành Logistics-giao
nhận vận tải quốc tế. Các công ty về Logistics hiện nay cung cấp dịch vụ vận tải đa
dạng và phong phú, từ vận tải đƣờng biển, đƣờng bộ, đƣờng hàng không…nhằm đẩy
mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực
và trên thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến tháng 06 năm 2017, cả
nƣớc có khoảng 1.500 doanh nghiệp kinh doanh vận tải quốc tế và 25/30 tập đoàn hàng
đầu thế giới tham gia đầu tƣ và kinh doanh vận tải dƣới nhiều hình thức khác nhau do
đó tính cạnh tranh trong ngành Logistics Việt Nam là khá khắc nghiệt. Các công ty

logistics thế giới đầu tƣ một cách mạnh mẽ vào thị trƣờng Việt Nam để khai thác đƣợc
các thế mạnh của thị trƣờng giao thƣơng trọng yếu tại Đông Nam Á và đáp ứng các
nhu cầu về xuất nhập khẩu hàng hóa tại địa phƣơng. Các chi nhánh của các công ty
logistics thế giới cạnh tranh mạnh mẽ với các công ty logistics Việt Nam nhằm chiếm
đƣợc các lợi thế về thị phần và khách hàng. Những công ty này có các thế mạnh về
vốn, đầu tƣ và thị trƣờng nhƣng lại có những hạn chế so với các công ty nội địa về việc
am hiểu thị trƣờng địa phƣơng, văn hóa, thói quen và nhân khẩu học…


2
Đƣợc thành lập vào năm 2004, Công ty Bee Logistics Việt Nam đã dần khẳng
định đƣợc vị trí của mình trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt này. Công ty đang từng
bƣớc xây dựng chiến lƣợc cạnh tranh cho riêng mình để chiếm giữ đƣợc một thị phần
nhất định và xây dựng đƣợc thƣơng hiệu. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển lâu dài,
công ty Bee Logistics Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong
nhiều khía cạnh về năng lực tài chính, chất lƣợng nguồn lực, chất lƣợng dịch vụ cung
cấp, giá trị thƣơng hiệu và giá trị vô hình, khả năng hội nhập và liên kết quốc tế, để
từng bƣớc có đƣợc lợi thế cạnh tranh trong ngành logistics Việt nam.
Với những lý do kể trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam” làm đề tài cho Luận văn Thạc sỹ Kinh tế
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam” đƣợc thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc
tế và ngành Logistics Việt Nam đang có những thuận lợi để phát triển. Dịch vụ
logistics ở Việt Nam hiện có quy mô khoảng 20-22 tỷ USD/năm, chiếm 20,9% GDP
của cả nƣớc. Tốc độ tăng trƣởng bình quân của ngành Dịch vụ logistics trong những
năm qua là từ 16 - 20%/năm. Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới 2017, Việt Nam
hiện đứng thứ 64/160 nƣớc về mức độ phát triển logistics và đứng thứ 4 trong ASEAN
sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Với tốc độ phát triển hàng năm đạt từ 16 - 20%,

đây là một trong những ngành dịch vụ tăng trƣởng nhanh và ổn định nhất của Việt
Nam trong thời gian qua.
Trong những năm gần đây, trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình
nghiên cứu về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhƣ:
 Luận văn thạc sĩ “Assessing the challenges and opportunities for small and
medium enterprises (SMEs) in the Vietnamese apparel retail market” của tác
giả Jong Geun Lee, Trƣờng đại học Iowa State năm 2014;


3
 Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp du lịch Bến Tre” của tác giả Nguyễn Thành Long, Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
 Luận án Tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Ngoại Thương Việt Nam” của tác giả Hoàng Nguyên Khai Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016;
 Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, một nghiên cứu tổng quan” của tác giả Phạm Thu
Hƣơng đăng trên Tạp chí Kinh tế Châu Á, Thái Bình Dƣơng, số 478, tháng
9/2016;
 Công trình nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương
mại Việt Nam trong hội nhập Kinh tế quốc tế” của tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh,
NXB Lao động xã hội Hà Nội năm 2005.
Về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, luận
văn có kế thừa và phát triển thêm các điểm mới từ các Luận văn Thạc sỹ sau:
 Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam” kế thừa những điểm mới để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp logistics Việt Nam trong bối cảnh hội nhập của Luận văn Thạc sỹ “Nâng
cao năng lực cạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp logistics Việt Nam trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Sầm Thị Quỳnh, Đại học kinh tế,

Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2016 với các tiêu chí cạnh tranh về nguồn lực,
dịch vụ, cơ chế điều hành của các doanh nghiệp logistics Việt nam nhằm cạnh
tranh một cách toàn diện với các doanh nghiệp logistics nƣớc ngoài trên thị
trƣờng Việt Nam và các thị trƣờng liên quan là thị trƣờng khu vực và thế giới.
 Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam” nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
logistics cụ thể, tham khảo một số các tiêu chí cạnh tranh đã đƣợc đƣa ra trong
“Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh
nghiệp logistics Việt Nam” của ThS Lê Xuân Trƣờng đƣợc công bố tại Tạp chí


4
Giao thông vận tải số tháng 03/2014. Trong đó nghiên cứu đề cập đến một số
các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics, cụ thể nhƣ:
Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý; nguồn lực về vật chất và kỹ thuật; năng
lực tài chính của doanh nghiệp; chất lƣợng lao động; giá bán của sản phẩm; chất
lƣợng của sản phẩm; trên cơ sở mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael
Porter. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Bee
Logistics Việt Nam” đã đề cập đến nhiều tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh
hơn và toàn diện hơn, trên cơ sở so sánh năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp logistics cụ thể với các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp
logistics đó trên thị trƣờng Việt Nam.
Tổng quan các nghiên cứu cho thấy: các tác giả đều đề cập đến cơ sở lý luận về
cạnh tranh, các tiêu chí về cạnh tranh trong ngành logistics, các nhân tố ảnh hƣởng đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp logistics và thực trạng năng lực cạnh tranh của
đối tƣợng nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có đề tài nghiên cứu nào nghiên
cứu Năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam. Do đó, đề tài nghiên
cứu này là đề tài đầu tiên và duy nhất cho tới thời điểm này, lựa chọn năng lực cạnh
tranh của đối tƣợng cụ thể là Công ty Bee logistics Việt Nam để nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu

Thông qua tìm hiểu về Năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt
Nam, Luận văn đặt mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công Bee Logistics Việt Nam để giúp công ty ngày một hoàn thiện về chất
lƣợng dịch vụ cung ứng và có một vị trí vững chắc hơn trong ngành Logistics Việt
Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện các mục đích nói trên, Luận văn có các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
 Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và doanh nghiệp
Logistics
 Phân tích thực trạng về Năng lực cạnh tranh của Công ty Công ty Bee Logistics
Việt Nam


5
 Dựa trên những vấn đề nghiên cứu đƣợc đề xuất một số giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của công ty Bee Logistics Việt
Nam
 Phạm vi về không gian nghiên cứu là hoạt động kinh doanh, chiến lƣợc kinh
doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty Bee Logistics Việt Nam
 Phạm vi về thời gian nghiên cứu là kết quả kinh doanh của Công ty Bee
Logistics Việt Nam giai đoạn 2015-2017 và đề xuất một số giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài Luận văn kết hợp lí luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của công ty
logistics cụ thể, có sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: Phƣơng pháp
tổng hợp và phân tích tài liệu về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, phƣơng pháp
thống kê, khảo sát đối tƣợng là các khách hàng của doanh nghiệp trên cơ sở các tiêu
chí khảo sát cụ thể doanh nghiệp đã thực hiện với số liệu cụ thể. Ngoài ra Luận văn còn

sử dụng phƣơng pháp phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp, đồng thời đƣa ra các dự báo
về triển vọng phát triển của ngành và của doanh nghiệp trong thời gian tới nhằm đạt
đƣợc mục đích và hiệu quả nghiên cứu.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, lời cảm
ơn, tóm tắt nghiên cứu và danh mục bảng biểu và chữ viết tắt, bài Luận văn đƣợc bố
cục thành ba chƣơng:
 Chƣơng 1: Một số vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp Logistics
 Chƣơng 2: Thực trạng vềNăng lực cạnh tranh của Công ty Công ty Bee
Logistics Việt Nam
 Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Bee Logistics Việt Nam


6
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP LOGISTICS
1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh có nguồn gốc từ tiếng Latin – competere, đƣợc hiểu là
hành động đua tranh giữa các chủ thể trong xã hội với nhau để giành lấy một yếu tố
hoặc một thành quả nào đó. Theo đó, các quan điểm về cạnh tranh ra đời với các góc
nhìn và đánh giá khác nhau:
 Theo quan điểm Triết học: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các
nhà tƣ bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng
hóa để thu đƣợc lợi nhuận siêu ngạch” (Mác, 2011)
 Theo quan điểm của Kinh tế học: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trƣờng” (Samuelson và
Nordhaus, 1995)

 “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là
khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết
quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều
hƣớng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (Porter, 1998)
 “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong
việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
(OECD, 2008)
 “Cạnh tranh là một quan hệ kinh tế, tất yếu phát sinh trong cơ chế thị trƣờng với
việc các chủ thể kinh tế ganh đua gay gắt để giành giật những điều kiện có lợi về
sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng, giành lấy khách hàng để
thu đƣợc lợi nhuận cao nhất. Mục đích cuối cùng trong cuộc cạnh tranh là tối đa
hóa lợi ích đối với doanh nghiệp và đối với ngƣời tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và
sự tiện lợi” (Đặng Đức Thành, 2010)
Nhìn chung, từ các quan điểm trên về cạnh tranh, có thể thấy, cạnh tranh là một
quan hệ kinh tế tất yếu, phát sinh trong cơ chế thị trƣờng với sự tranh đua giữa các chủ


7
thể kinh tế thông qua các hành động, nỗ lực và biện pháp, để giành lấy các lợi thế về
điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, nhằm chiếm lĩnh thị trƣờng và giành lấy khách
hàng, qua đó giành lấy thị phần và tối đa hóa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích tiêu dùng.
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Song song cùng với khái niệm cạnh tranh, khái niệm năng lực cạnh tranh ra đời
nhằm cụ thể hóa các yếu tố các doanh nghiệp có thể sử dụng trong cạnh tranh để chiếm
ƣu thế trên thị trƣờng:
 “Đối với doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh là khả năng sản xuất đúng sản phẩm,
xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm. Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu
khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác” (Bộ Thương mại
và công nghiệp Anh, 1998)
 “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thểsản xuất sản phẩm và

dịch vụ với chất lƣợng vƣợt trội và giá cả thấp hơn các đối thủkhác trong nƣớc và
quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt đƣợc lợi ích lâu dài của
doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho ngƣời lao động và chủ doanh
nghiệp” (Garelli, 2005)
 “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả
năng tạo ra năng suất và chất lƣợng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần
lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững” (Trần Sửu, 2005).
 “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc đo bằng khả năng duy trì và mở rộng
thị trƣờng, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trƣờng cạnh tranh trong nƣớc
và ngoài nƣớc” (Lê Đăng Doanh, 2015)
Từ các khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể thấy rằng, khi
doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh,
chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng thông qua các ƣu thế về giá cả hoặc sự khác biệt hóa
về sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh chính của doanh nghiệp để đạt các mục tiêu
và lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.
1.1.3 Các mô hình cạnh tranh


8
Trong cạnh tranh hiện đại, có nhiều mô hình cạnh tranh mà từ đó doanh nghiệp
có thể áp dụng để phân tích các yếu tố trên thị trƣờng và đƣa ra các giải pháp về cạnh
tranh hiệu quả.
1.1.3.1 Mô hình năm lực lượng cạnh tranh
Mô hình “Năm lực lƣợng cạnh tranh” của Micheal Porter (Porter’s Five Forces)
đƣợc xuất bản lần đầu trên tạp chí Harvard Business Review năm 1979.Mô hình năm
lực cạnh tranh của Porter là một công cụ phân tích sử dụng năm lực cạnh tranh để
quyết định khả năng sinh lợi của một ngành và định hình chiến lƣợc cạnh tranh của
công ty. Hình 1.1 dƣới đây thể hiện mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael
Porter:
CÁC ĐỐI THỦ

TIỀM NĂNG

Quyền lực
thƣơng
lƣợng
NHÀ CUNG
CẤP

của nhà
cung ứng

Nguy cơ đe dọa từ
những ngƣời mới vào
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
TRONG NGÀNH

Quyền lực
thƣơng
lƣợng

của khách
hàng

KHÁCH
HÀNG

Cuộc cạnh tranh giữa
các đối thủ hiện tại

Nguy cơ đe dọa từ các sản

phẩm và dịch vụ thay thế
SẢN PHẨM
THAY THẾ

Hình 1.1 Mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của Michael Porter
Nguồn: Porter, 1979

Theo M. Porter, trong mô hình năm lực lƣợng cạnh tranh của ông:


9
 Sức ép của khách hàng: luôn biến đổi, khách hàng có quyền thƣơng lƣợng và tạo áp
lực lên doanh nghiệp khi chuyển sang mua hàng haysử dụng dịch vụ của doanh
nghiệp khác với giá thấp hơn, chất lƣợng cao hơn và các dịch vụ kèm theo tốt hơn.
Đồng thời, khách hàng mua hàng số lƣợng lớn hoặc sử dụng dịch vụ trong một thời
gian dài có thể đòi đảm bảo đủ cung, khuyến mại, giảm giá.
 Sức ép từ các nhà cung cấp: đƣợc tạo ra khi sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung
cấp có ít sản phẩm thay thế, hay đóng một vai trò quan trọng và cần thiết đối với
doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của nhà cung cấp có sự khác biệt so với sản
phẩm/dịch vụ của các nhà cung cấp khác, chi phí để khách hàng chuyển đổi nhà
cung cấp là cao, vàcó rất ít nhà cung cấp tƣơng tự có thể cung cấp hàng hóa/dịch vụ
đó.
 Rào cản để các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành: yêu cầu về vốn đầu tƣ ban đầu cao,
yêu cầu có sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ, chính sách của chính phủ về việc gia
nhập ngành, sự trung thành của khách hàng đối với các sản phẩm/dịch vụ hiện tại,
chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cao, trong ngành tồn tại lợi thế kinh tế theo qui
mô, các doanh nghiệp trong ngành có lợi thế tuyệt đối về chi phí là các loại rào cản
mà các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể phải đối mặt khi gia nhập ngành. Căn cứ
theo nguồn của rào cản có sáu loại rào cản là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác
biệt về sản phẩm/dịch vụ, khả năng tiếp cận kênh phân phối, vốn đầu tƣ ban đầu,

chi phí chuyển đổi, các bất lợi về chi phí khác. Căn cứ vào đặc điểm của rào cản có
rào cản về tài chính, công nghệ, thƣơng mại và các rào cản khác.
 Mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành: dựa theo cấu
trúc cạnh tranh của ngành (số lƣợng doanh nghiệp và qui mô của các doanh
nghiệp), đặc điểm sản phẩm không có sự khác biệt, tốc độ tăng trƣởng ngành và
nhu cầu thấp, năng lực cạnh tranh trong ngành, chi phí cố định và lƣu kho, rào cản
rút lui khỏi ngành.
 Nguy cơ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế: sản phẩm, dịch vụ thay thế có giá thấp
hơn, chất lƣợng tốt hơn, đƣợc bán kèm theo các điều kiện hậu mãi tốt.


10
Phân tích năm lực lƣợng cạnh tranh từ Sức ép từ các nhà cung cấp, sức ép từ
khách hàng, mức độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành, rào cản
để các đối thủ tiềm ẩn gia nhập ngành, nguy cơ từ các sản phẩm, dịch vụ thay thế giúp
doanh nghiệp đánh giá đƣợc về năng lực cạnh tranh của mình, làm cơ sở để xác định
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp nắm
bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng và đối phó đƣợc với sức ép từ nhà cung cấp sẽ có
những lợi thế về cung đầu vào và cầu đầu ra trên thị trƣờng. Đồng thời phân tích chỉ
tiêu cạnh tranh trong ngành của các đối thủ cạnh tranh hiện tại nhƣ thị phần, hiệu quả
sản xuất kinh doanh, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung cấp, chất lƣợng nguồn lực và
các giá trị vô hình của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đánh giá đƣợc một cách chính
xác vị trí của mình trong môi trƣờng cạnh tranh. Rào cản gia nhập ngành cao sẽ hạn
chế sự thâm nhập của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, ngƣợc lại rào cản gia nhập ngành
thấp sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành, qua đó ảnh hƣởng trực tiếp đến
việc triển khai chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3.2 Mô hình phân tích tổng hợp các yếu tố của môi trường bên ngoài và bên
trong doanh nghiệp (SWOT)
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4

chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats
(nguy cơ), SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà soát và đánh giá vị trí,
định hƣớng của một doanh nghiệp. SWOT đƣợc sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh
doanh, xây dựng chiến lƣợc, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm
và dịch vụ. Trong giới hạn của Luận văn này, tác giả sử dụng SWOT nhƣ một công cụ
đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở các giá trị bên trong doanh
nghiệp và các yếu tố môi trƣờng bên ngoài. Hình 1.5 dƣới đây thể hiện mô hình tổng
quát phân tích tổng hợp các yếu tố của môi trƣờng bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp:


×