Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Đề tài Rèn kỹ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.77 KB, 52 trang )

Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

A. MỤC ĐÍCH, SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Nhà triết học, tâm lí học và cũng là nhà cải cách giáo dục nổi tiếng
người Mỹ John Dewey từng nói: Quá trình giáo dục thực sự nên là quá trình
học cách tư duy thông qua việc thực hành trên những vấn đề thực tế. Có thể nói,
giáo dục ngày nay đang ngày càng đề cao vai trò của thực hành, của việc vận
dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn. Đối với bộ mơn Ngữ văn, q trình học
cách tư duy thơng qua việc thực hành dễ nhận thấy nhất chính là cho học sinh
viết bài, qua đó bày tỏ hiểu biết, quan niệm, cảm nhận của các em về một tác
phẩm hay một vấn đề nào đó đặt ra trong cuộc sống... Như vậy, có thể nói, trong
dạy học Văn, việc rèn kĩ năng cho học sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nếu
chỉ trang bị kiến thức mà bỏ qua hoạt động rèn kĩ năng thì chẳng khác nào người
cày, cày mãi mà chẳng gieo trồng (Plato). Cho dù học sinh có kiến thức chắc
chắn, sâu rộng đến đâu mà không được rèn giũa về mặt kĩ năng, chắc chắn các
em cũng khơng thể có bài làm tốt. Bởi thế, việc rèn kĩ năng cho học sinh đóng
vai trò rất quan trọng đối với việc dạy học Ngữ văn của giáo viên nói chung và
với cơng tác ơn luyện học sinh giỏi nói riêng.
2. Đưa nghị luận xã hội vào chương trình Ngữ văn chính là một biểu hiện
rõ nét cho thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo đang rất chú trọng đổi mới môn Ngữ
văn theo hướng thiết thực, bám sát đời sống và các vấn đề thực tế, phát huy năng
lực tư duy, sáng tạo của học sinh. Từ năm học 2006 – 2007, văn nghị luận xã hội
đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình sách giáo khoa mới. Cũng từ đó,
nghị luận xã hội luôn xuất hiện trong các đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học và
thi chọn học sinh giỏi. Riêng đề thi học sinh giỏi, câu nghị luận xã hội chiếm
một phần quan trọng, với tỉ lệ 8/20 điểm (40% tỉ lệ tồn bài). Đây là dạng đề
mang tính tổng hợp và vận dụng cao, đòi hỏi học sinh vừa phải có kĩ năng lập
luận, tư duy logic lại vừa phải có những hiểu biết sâu rộng về các vấn đề xã hội.
Rõ ràng, việc thể hiện, tranh luận, bảo vệ hay bác bỏ một quan niệm là thước đo
quan trọng đối với sự trưởng thành của mỗi người. Rèn kĩ năng nghị luận xã hội
cho học sinh sẽ không chỉ nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp về mọi mặt đời


sống của học sinh mà còn nhằm phát triển khả năng tư duy cũng như phẩm chất,
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 1

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

nhân cách con người. Bởi vậy, dạng đề này có tác dụng rất lớn trong công tác
kiểm tra, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Rèn luyện kĩ năng làm bài cho
dạng đề nghị luận xã hội là công việc vô cùng quan trọng đối với người giáo
viên ôn luyện.
3. Nghị luận xã hội có vai trị rất quan trọng trong việc làm văn của học
sinh nói riêng và trong cuộc sống nói chung nhưng trong thực tế, việc rèn luyện
kĩ năng nghị luận xã hội cho học sinh vẫn còn chưa tương xứng với tầm quan
trọng của nó. Nhiều giáo viên khi ôn luyện đội tuyển vẫn còn thiên về kiểu bài lí
luận văn học bởi kiểu bài này có tỉ lệ điểm cao hơn trong đề và quan niệm học
sinh có thể dễ dàng triển khai các bài văn nghị luận xã hội bởi nó dựa trên hiểu
biết và kinh nghiệm về cuộc sống của chính các em. Bên cạnh đó, nhiều giáo
viên chưa thực sư đầu tư vào kĩ năng và phương pháp giảng dạy, đơi khi vẫn cịn
đi sâu vào dạy kiến thức lí thuyết, hàn lâm, bởi vậy chưa nâng cao được năng
lực làm kiểu bài này ở học sinh.
Đề tài Rèn kỹ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn
Ngữ văn có tầm quan trọng đặc biệt bởi nó khơng mang nặng tính lí thuyết mà
có khả năng ứng dụng cao, liên quan trực tiếp đến thực tiễn quá trình giảng dạy
và ôn luyện đội tuyển của giáo viên.
Bên cạnh đó, thông qua đề tài, các giáo viên ơn luyện có thể trao đổi kinh
nghiệm với nhau, từ đó trau dồi, đúc rút kinh nghiệm giảng dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi cho riêng mình.
B. PHẠM VI TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Phạm vi triển khai
Đề tài thực hiện trên tiết dạy thuộc bộ mơn Ngữ văn chương trình THPT
dành cho học sinh giỏi.
2. Phạm vi nghiên cứu
2.1. Lý luận chung về văn nghị luận, kiểu bài nghị luận xã hội.
2.2. Các giải pháp nhằm rèn kỹ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội của học
sinh giỏi mơn Ngữ văn.
C. NỢI DUNG
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 2

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

1. Tình trạng giải pháp
1.1. Tình trạng chung
Văn nghị luận xã hội chiếm một phần quan trọng trong đề thi học sinh
giỏi, với tỉ lệ 8/20 điểm (40% tỉ lệ tồn bài). Vì vậy, việc rèn kĩ năng nghị luận
xã hội cho học sinh giỏi là công việc vô cùng quan trọng đối với người giáo viên
ơn luyện. Nhiều thầy cơ đã có những cuốn sách, những bài viết chia sẻ kinh
nghiệm của bản thân trong quá trình giảng dạy với những phương pháp rèn
luyện tương đối hiệu quả. Có thể nói, đây là nguồn tư liệu q báu cho chúng tơi
trong q trình thực hiện đề tài.
1.2. Tình trạng của nhà trường
Nhận rõ tầm quan trọng của kiểu bài nghị luận xã hội trong đề thi học sinh
giỏi, các thầy cô trong bộ môn Ngữ văn của nhà trường đặc biệt chú ý xây dựng
giáo án chi tiết, tỉ mỉ rèn luyện từng kỹ năng nhỏ nhất cho học sinh đội tuyển.
Mỗi một kỳ ôn luyện học sinh giỏi với những đối tượng không giống nhau là
thêm một lần những ý tưởng được nảy sinh. Vì vậy, với dạng đề tưởng như rất

quen thuộc vẫn có những vùng đất mới mẻ cần được khai phá.
2. Nội dung giải pháp
2.1. Mục đích nghiên cứu
Căn cứ vào dạng đề nghị luận xã hội và nhất là bám sát vào dạng đề thi,
chúng tôi đi sâu vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Một số vấn đề chung về văn nghị luận xã hội.
- Rèn kĩ năng nghị luận xã hội cho các dạng đề cụ thể
- Một vài gợi ý về cách rèn kĩ năng nghị luận xã hội cho học sinh giỏi.
- Giới thiệu một số dàn ý và bài viết tham khảo
2.2. Nội dung sáng kiến
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. 1. Văn nghị luận
Cuốn Làm văn (Đỗ Ngọc Thống chủ biên) đã đưa ra khái niệm văn nghị
luận: là một thể loại nhằm phát biểu tư tưởng, tình cảm, thái độ, quan điểm của
người viết một cách trực tiếp về văn học hoặc chính trị, đạo đức, lối sống,…
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 3

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

nhưng lại được trình bày bằng một thứ ngôn ngữ trong sáng, hùng hồn, với
những lập luận chặt chẽ, mạch lạc, giàu sức thuyết phục…
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, nghị luận là một
thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đốn, chứng cứ để bàn luận về một
vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo đức…). Vấn
đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ.
Như vậy, văn nghị luận là dạng bài trong đó người viết cần trình bày quan
điểm, chính kiến của mình về một vấn đề nào đó được đem ra bàn bạc, qua đó

khiến người đọc, người nghe nhận ra chân lí, đồng tình với mình, chia sẻ quan
điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị luận là ở sự sâu sắc của tư
tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và trình bày, sự thuyết
phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân tích, chứng minh,
bác bỏ… văn nghị luận tác động vào lí trí, nhận thức và cả tâm hồn người đọc,
giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra.
Văn nghị luận đã hình thành từ rất xa xưa và ngày nay càng được phát
triển mạnh mẽ. Nó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là vũ
khí tư tưởng sắc bén giúp con người nhận thức các vấn đề một cách đúng đắn, từ
đó thúc đẩy sự phát triển xã hội. Do vậy, học văn nghị luận có vai trị quan trọng
trong việc dạy học văn trong nhà trường.
Văn nghị luận có thể được chia ra làm hai dạng: Nghị luận văn học và
nghị luận xã hội.
I.2. Văn nghị luận xã hội
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề diễn ra xung
quanh đời sống, xã hội. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng
mở. Nó gồm tất cả các vấn đề về tư tưởng đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện
tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống, một vấn đề về thiên nhiên, môi
trường…
Khảo sát đề văn học sinh giỏi các cấp trong những năm gần đây, có thể
thấy đề văn nghị luận xã hội có thể cụ thể hóa thành các dạng sau:
1. Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 4

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

3. Nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn học hoặc
trong một câu chuyện
4. Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một hình ảnh/ bức tranh.
Tất nhiên việc phân chia đôi khi chỉ mang tính chất tương đối, vì trong
thực tế có những đề khơng rạch rịi, mang tính đánh lừa người viết. Do đó, học
sinh cần hết sức linh hoạt, tỉnh táo để nhận diện chính xác từng dạng, từ đó lựa
chọn cho mình cách viết phù hợp.
II. RÈN KĨ NĂNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO HỌC SINH GIỎI VĂN
II.1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề
Đây được coi là khâu quan trọng nhất quyết định toàn bộ hướng đi của bài
viết. Đi trúng vấn đề hay xa đề, lạc đề là do khả năng tìm hiểu đề của học sinh.
Vì vậy, giáo viên cần phải đặc biệt rèn luyện cho học sinh kỹ năng tìm hiểu đề.
Bước 1: Xác định vấn đề nghị luận (Viết cái gì?).
Vấn đề nghị luận có thể là vấn đề tường minh hiện rõ trên câu chữ của đề,
có thể là vấn đề hàm ẩn buộc người đọc từ việc phân tích từ ngữ then chốt mà
rút ra.
Đối với vấn đề bị ẩn đi ngoài sự nhanh nhạy trong nhận biết của học sinh,
giáo viên cần phải tích cực cho học sinh tiếp cận với những dạng đề khác nhau
và nên có sự phân loại theo chủ đề. Việc luyện tập theo chủ đề sẽ giúp học sinh
hình thành thói quen, kỹ năng nhận diện đề một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, việc luyện tập theo chủ đề cũng khiến học sinh
có tâm lý chủ quan, dễ bị quy nhầm vấn đề nếu không suy xét kỹ. Vì vậy, việc
rèn luyện phải được tiến hành cẩn thận.
Bước 2: Xác định thao tác nghị luận (Viết như thế nào?)
Thao tác nghị luận thường được thể hiện ngay ở yêu cầu của đề nhưng
cũng có những đề lại không chỉ rõ thao tác lập luận cần sử dụng.
Đối với đề yêu cầu rõ cách thức làm bài (bình luận, bình giảng, phân tích,
chứng minh...) giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ bản chất từng thao tác, xây
dựng hệ thống bài tập luyện tập từ cách viết từng đoạn văn đến bài văn hoàn
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 5


THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

chỉnh. Tất nhiên, trong q trình viết bài, học sinh cần có sự kết hợp đa dạng các
thao tác lập luận nhưng phải làm nổi bật được thao tác chính.
Đối với đề khơng u cầu rõ cách thức làm bài, giáo viên cần rèn cho học
sinh khả năng lựa chọn các thao tác lập luận cho phù hợp, thao tác nào là chính,
thao tác nào là bổ trợ. Nhờ đó, học sinh sẽ có các định hướng đúng đắn trong
quá trình viết bài.
Bước 3: Xác định phạm vi tư liệu (Viết về đối tượng nào?)
Phạm vi tư liệu được xác định rõ trong đề. Tuy nhiên, với học sinh giỏi, tư
liệu không chỉ dừng lại ở giới hạn của đề mà cần phải biết mở rộng, khắc sâu đối
tượng nghị luận bằng cách liên hệ, so sánh tới những tư liệu khác có liên quan.
Xác định tư liệu gắn bó chặt chẽ với việc tìm ý cho bài viết (Triển khai
những ý nào?). Bởi mỗi tư liệu đều phải phục vụ một ý, một luận điểm nhất
định. Như vậy, xác định tư liệu không được làm một cách qua loa, đại khái mà
cần được chú trọng.
II.2. Rèn kĩ năng lập dàn ý
1.1. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Là một dạng của nghị luận xã hội, nghị luận về một tư tưởng, đạo lý có
những đặc điểm riêng về nội dung và hình thức.
a. Đặc điểm nội dung: đề cập đến
- Những vấn đề liên quan đến nhận thức như lý tưởng sống, mục đích sống,
nghề nghiệp, ước mơ...
- Những vấn đề liên quan đến đạo đức, tâm hồn, tính cách như trình bày về
lịng u nước, lịng nhân ái, đức tính vị tha, bao dung, độ lượng, vị tha - ích kỷ,
thói ba hoa, ..

- Những vấn đề liên quan đến quan hệ gia đình, xã hội như cha mẹ - con cái,
thầy cơ, bè bạn....
b. Đặc điểm hình thức: Thường tồn tại dưới hai dạng:
- Dạng trực tiếp: Câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn, hoặc thơ đưa
trực tiếp vấn đề.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 6

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

- Dạng gián tiếp: Những mẩu truyện ngắn hoặc những bài thơ ngắn mang ý
nghĩa triết lý.
Về tính chất, những vấn đề mà tư tưởng, đạo lý đề cập đến là những vấn đề
có tính mn thuở, vấn đề chung về con người, cuộc sống, cách sống mà con
người sẽ luôn quan tâm, trăn trở. Những vấn đề này thường trừu tượng, khái
quát.
Đều là kiểu bài nghị luận chính trị - xã hội, nhưng nghị luận về hiện tượng
đời sống xuất phát từ thực tế đời sống mà nêu ra tư tưởng, bày tỏ thái độ. Trong
khi đó, nghị luận về một tư tưởng, đạo lý xuất phát từ tư tưởng, đạo lý sau đó
dùng lập luận giải thích, phân tích, vận dụng các sự thực cuộc sống để chứng
minh nhằm thuyết phục mọi người nhận thức đúng tư tưởng, đạo lý đó.
Từ việc lĩnh hội tri thức, kỹ năng trong chủ đề, học sinh sẽ có nền tảng cơ
bản để làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
* Cách làm một bài văn về tư tưởng, đạo lý
Đây là dạng bài khơng cịn xa lạ với học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi, vì
vậy, ở đây người viết chỉ đưa ra những gợi ý, nhấn mạnh vào kỹ năng đặt câu
hỏi nhằm xây dựng cho học sinh tư duy khoa học, mạch lạc, tồn diện, sâu sắc
trong q trình giải quyết vấn đề.

a. Mở bài:

1. Giới thiệu tư tưởng, đạo lý
- Giới thiệu vấn đề.
- Trích (nêu) vấn đề.

b. Thân bài
* Giải thích: Trả lời cho các câu hỏi:

2. Giải thích tư tưởng đạo lí cần

- Là gì?

bàn.

+ Chú ý tập trung giải thích những từ ngữ
trừu tượng, có hàm ý, ẩn dụ..., tránh giải thích
tràn lan, những từ đã rõ nghĩa.
+ Giải thích từ/ khái niệm cả về nghĩa đen và
nghĩa bóng.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 7

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

+ Giải thích từ là cách để giải thích nghĩa của
cả câu nói.
- Như thế nào?: Nêu biểu hiện của vấn đề

(trong chiến đấu, trong lao động, trong đời
sống hàng ngày...)
* Phân tích, chứng minh: Trả lời các câu hỏi:

3. Bình luận, phân tích, chứng

- Tại sao vấn đề đó đúng?

minh những mặt đúng của vấn đề.

- Vấn đề đúng thì đem lại kết quả gì?
- Dẫn chứng nào chứng tỏ điều ấy?
* Bình luận vấn đề: Trả lời cho câu hỏi:
- Vấn đề có đúng hồn tồn trong mọi hồn
cảnh khơng?
- Thực tế, có phải ai cũng thực hiện đúng như
tư tưởng, đạo lý đó khơng?
- Nếu khơng thực hiện theo thì sẽ phải gánh
chịu những hậu quả gì?
- Dẫn chứng nào chứng tỏ điều ấy?
* Mở rộng vấn đề: Trả lời cho câu hỏi:

4. Mở rộng bác bỏ những luận

- Làm thế nào để có được điều ấy?

điệu sai lệch có liên quan đến vấn

- Nếu con người chỉ có điều ấy thì đã đủ đề bàn luận.
chưa?

* Bài học nhận thức, hành động: Trả lời cho 5. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học
câu hỏi:

nhận thức và hành động về tư

- Chúng ta hiểu gì ?(nhận thức)

tưởng, đạo lí.

- Chúng ta sẽ làm gì? (hành động)
- Liên hệ bản thân (xuất phát từ những trải
nghiệm từ chính bản thân người viết)
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa chung của vấn đề
được đặt ra.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 8

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

- Kêu gọi được mọi người làm theo phương
diện đúng đắn của tư tưởng, nhắc nhở tránh
những phương diện hạn chế.
* Kỹ năng phân loại theo chủ đề
Những tư tưởng, đạo lý bàn luận về nhiều vấn đề trong cuộc sống mang ý
nghĩa muôn thủa, là những vấn đề chung về con người, cuộc sống, cách sống...
mà con người sẽ luôn quan tâm, trăn trở. Đây là những vấn đề thường trừu
tượng, khái quát nhưng ta có thể sắp xếp, phân loại những tư tưởng này theo

những chủ đề nhất định. Việc phân loại không chỉ giúp ta nhận dạng được đúng
vấn đề mà tư tưởng đó muốn hướng tới mà cịn tạo điều kiện thuận lợi trong quá
trình làm những dạng bài tương tự nhau.
Chủ đề trong bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lý rất đa dạng. Và trong
mỗi chủ đề lại có những biểu hiện rất phong phú. Vì vậy, chúng tôi chỉ xin nêu
ra một số những chủ đề nhất định, trong q trình giảng dạy, giáo viên có thể lựa
chọn những chủ đề nhất định.
Việc làm này không chỉ có ý nghĩa trong q trình làm bài mà cịn có tác
dụng định hướng quan trọng trong q trình thu thập, phân loại dẫn chứng phục
vụ cho bài viết.
* Chủ đề về nhận thức (lý tưởng sống, mục đích sống...)
Đề bài: Phải chăng, sống là tỏa sáng? (Đề thi học sinh giỏi quốc gia năm
2014)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Giải thích: Cần làm sáng tỏ nhận thức của cá nhân về ý nghĩa của cụm từ
“tỏa sáng” và vấn đề “sống là tỏa sáng”.
- Bàn luận:
+ Cần nêu và khẳng định quan điểm của cá nhân về vấn đề “sống là tỏa sáng”
(tán thành hoặc không tán thành).

Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 9

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

+ Quan điểm đó phải được thể hiện bằng lập luận chặt chẽ, với các lý lẽ và
dẫn chứng phù hợp.

+ Trong quá trình bàn luận, người viết cần đặt vấn đề trong bối cảnh cuộc
sống hiện nay để làm rõ ý nghĩa thực tiễn của nó.
- Liên hệ bản thân
+ Trình bày được nhận thức và bài học sâu sắc mà cá nhân rút ra được từ vấn
đề trên.
+ Có những phương hướng cụ thể trong việc xác định mục đích sống của cá
nhân.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề
* Chủ đề về vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách (tình thương, lòng nhân ái...)
Đề bài: Đứng thẳng vươn cao trong cuộc đời hay cúi xuống giúp đỡ người
khác, anh/chị chọn lối sống nào?
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Giải thích
+ Đứng thẳng vươn cao: sống mạnh mẽ bằng lí trí để thành đạt trong cuộc sống
+ Cúi xuống giúp đỡ người khác: sống nhân văn, sống vì người khác bằng lòng
vị tha, nhân ái, bao dung.
-> Khuyên con người sống cần yêu thương, giúp đỡ người khác bằng tấm lịng
vị tha, nhân ái, bao dung.
- Phân tích, chứng minh
+ Trong cuộc sống cần mạnh mẽ,đứng thẳng vươn cao, ý chí để thành đạt, phải
biết phấn đấu vì lí tưởng đạt được mục tiêu và khẳng định mình về danh vọng và
địa vị. Tuy nhiên, tư thế của con người phụ thuộc vào tấm lòng, thái độ của họ.
Nếu quá lí trí tỉnh táo để thực hiện lí tưởng thì con người dễ trở thành ích kỉ, thờ
ơ với đồng loại.
+ Cúi xuống giúp đỡ người khác là lối sống nhân văn, làm cho con người luôn
thanh thản nhẹ nhõm.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 10

THPT chuyên Lê Quý Đôn



Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

+ Dẫn chứng về những con người vừa thành đạt trong cuộc sống vừa có tấm
lịng nhân ái.
- Bình luận, mở rộng
+ Nhưng con người không thể chỉ giúp đỡ người khác bằng tấm lòng, bằng lòng
thương hại đơn thuần được nên cực đoan một lối sống sẽ là khơng hợp lí và
nâng đỡ người khác cũng khơng có nghĩa là ban ơn, làm thay, làm hộ mà phải
biết giúp người khác đứng vững trên đơi chân của mình.
+ Phê phán những lối sống cực đoan.
- Bài học : Vừa biết khẳng định bản thân vươn cao, đàng hoàng trong cuộc sống
vừa phải biết giúp đỡ người khác đứng thẳng trong cuộc đời.
Kết bài: Khái quát lại vấn đề
* Chủ đề về quan hệ xã hội
Quan hệ giữa cá nhân – cộng đồng
Đề bài: Cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả. Anh (chị) nghĩ thế nào
về mối quan hệ đó (Đề thi Trường THPT Chuyên Bến Tre – Bến Tre)
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài:
- Giải thích
+ Cá nhân và tập thể như giọt nước và biển cả: cách so sánh giữa cái nhỏ bé –
giọt nước và cái lớn lao – biển cả trong mối tương quan không thể tách rời đặt ra
vấn đề về mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cá nhân và tập thể nói khác hơn là
quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng xã hội.
+ Cá nhân và tập thể có mối quan hệ tương tác qua lại với nhau trong thể thống
nhất, hài hịa, hình thành nên một cộng đồng xã hội: cá nhân góp phần xây dựng
tập thể và tập thể phát huy vai trò, năng lực cá nhân; cá nhân sẽ trở thành vô
nghĩa nếu tách rời tập thể, nhưng nếu khơng có cá nhân thì cũng khơng thể có

tập thể....
- Bình luận, chứng minh
+ Cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó mật thiết, không thể tách rời như
nước trong biển cả.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 11

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

. Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội, mỗi cá nhân mang trong
mình bản chất và sức mạnh của tập thể (dẫn chứng).
. Hàng triệu giọt nước làm nên biển cả cũng như mỗi cá nhân đều có một vai trò
nhất định trong sự tồn tại, phát triển của một tập thể. Một giọt nước thì khơng
làm được gì nhưng biển cả thì có thể làm đắm một con thuyền, nước hòa vào
nhau làm nên sức mạnh lớn lao vĩ đại của biển cũng như cá nhân sẽ phát huy
được năng lực và tìm được ý nghĩa cuộc sống của mình trong tập thể (Dẫn
chứng).
+ Giọt nước nếu tách mình ra khỏi biển cả sẽ bị diệt vong cũng như con người
cá nhân không thể tồn tại nếu tách ra khỏi cộng đồng xã hội (Dẫn chứng).
- Mở rộng
+ Phê phán những hiện tượng xã hội đi ngược với quy luật đời sống: lối sống lập
dị, chủ nghĩa cá nhân, đầu cơ trục lợi... (Dẫn chứng).
+ Mỗi cá nhân tuy có quan hệ gắn bó mật thiết với xã hội, tập thể nhưng đều có
những nét riêng biệt về cá tính, phẩm chất, vai trị khơng thể thay thế trong một
giới hạn nào đó; đặc biệt là vị trí, vai trò của những anh hùng, vĩ nhân (Dẫn
chứng).
+ Mỗi con người cần xây dựng cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phù hợp với xã
hội và thời đại, luôn có ý thức tự khẳng định mình trong sự cống hiến cho sự

nghiệp xây dựng và phát triển đất nước...
Kết bài: Khái quát lại vấn đề
1.2. Dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn về một hiện tượng đang diễn
ra trong thực tế đời sống xã hội, mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của
nhiều người. Đó có thể là hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.
Với dạng đề này, người ta thường chia thành các kiểu phổ biến như sau:
Hiện tượng xấu

Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 12

Hiện tượng tốt

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

MB: Nêu vấn đề

MB: Nêu vấn đề

TB:

TB:

a. Giải thích (nếu có)

a. Giải thích (nếu có)


b. Thực trạng

b. Thực trạng

- Quy mơ

- Quy mơ

- Tính chất, mức độ

- Tính chất, mức độ

- Ví dụ tiêu biểu

- Ví dụ tiêu biểu

c. Hậu quả

c. Tác dụng

d. Nguyên nhân

d. Nguyên nhân

- Khách quan

- Khách quan

- Chủ quan


- Chủ quan

e. Biện pháp khắc phục

e. Biện pháp phát huy

KB: Đánh giá chung về hiện tượng
Ví dụ minh họa:

KB: Đánh giá chung về hiện tượng

Đề bài: Hãy sử dụng thông minh những thiết bị thông minh. Quan
điểm của anh (chị) về vấn đề trên.
* Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận
* Thân bài:
- Giải thích ý kiến
+ Từ thông minh trong cụm từ thiết bị thông minh muốn nói tới những tính năng
đặc biệt, tiên tiến của các thiết bị mà con người tạo ra nhằm nâng cao chất lượng
cuộc sống của chính mình. Mọi vật dụng mà chúng ta cần đến đều được chế tạo
hướng đến sự “thơng minh”, có thể làm hộ con người được rất nhiều việc.
Chúng ta có nhà thơng minh, tấm lợp thông minh, vô vàn thiết bị điện và điện tử
thông minh. Chiếc điện thoại quen thuộc cũng là điện thoại thơng minh, ngồi
các tính năng thơng thường cịn có những tính năng của một laptop, có thể dùng
để thực hiện nhiều công việc, dù ta đang ở nơi nào...
+ Sử dụng thông minh các thiết bị thông minh là sử dụng hợp lí, chủ động để
vừa khai thác được những chức năng ưu việt mà thiết bị thông minh mang lại
vừa khơng bị nó điều khiển, chi phối.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 13

THPT chuyên Lê Quý Đôn



Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

- Thực trạng:
Chính vì các thiết bị thơng minh có những chức năng ưu việt nên con
người ngày càng say mê nó, phụ thuộc vào nó. Các sản phẩm thơng minh được
chúng ta tạo ra, nhưng đến lượt mình, các thiết bị thơng minh cũng đang nhào
nặn lại chúng ta, bắt chúng ta phải thích ứng với nó, thậm chí lệ thuộc vào nó.
+ Nhiều người quá ỷ lại vào thiết bị, ít vận động, động não trong hoạt động thực
tiễn.
+ Nhiều bạn trẻ mắc chứng nghiện điện thoại, chỉ mải mê “giao tiếp” với điện
thoại mà quên giao tiếp thực với cuộc đời xung quanh... ‘
+ Nhiều người có lối sống ảo, chìm đắm, mải mê trong thế giới ảo mà dường
như quên mất thực sự mình là ai, làm gì, ở đâu.
+ Thói quen chỉ trích thậm chí lăng mạ, chửi bới thiếu văn hóa của một bộ phận
“anh hùng bàn phím”
+ Nhiều bạn trẻ say sưa thậm chí nghiện các trị chơi điện tử…
(Nêu dẫn chứng)
- Hậu quả:
+ Chìm đắm trong thế giới ảo đến mức xa lạ với cuộc sống thực lại, thiếu kĩ
năng sống, ngơ ngác, lạc loài với mọi thứ, bị động, thụ động trong cuộc sống.
+ Có những suy nghĩ, hành động lệch lạc, sai trái.
+ Mối quan hệ giữa người với người dần trở nên rời rạc, xa cách. Con người
càng ngày càng trở nên vô cảm.
- Giải pháp: Sử dụng thơng minh khơng có nghĩa là không sử dụng hay là từ
chối các tiện nghi, từ chối những tiện ích của đồ dùng mà phải là xây dựng cho
được thái độ chủ động trong việc sử dụng những phương tiện, tiện nghi làm
việc. Chúng ta là ông chủ chứ không phải là nô lệ của những đồ dùng, thiết bị do
chúng ta tạo ra.

- Rút ra bài học nhận thức và hành động
* Kết bài: Khái quát lại vấn đề.
(Đề và đáp án tham khảo trong cuốn “Bộ đề môn Ngữ văn chuẩn bị cho kì thi
THPT Quốc gia”, Nguyễn Duy Kha chủ biên, NXB Giáo dục, 2015)
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 14

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

Những hiểu biết về các hiện tượng đời sống giúp học sinh có cái nhìn sâu
sắc, tồn diện hơn cũng như góp phần xây dựng thế giới quan, rèn luyện cách
đánh giá, cách nhìn nhận các vấn đề đặt ra từ cuộc sống.
Có thể thấy, dù là kiểu bài nghị luận về hiện tượng xấu hay hiện tượng tốt,
điều quan trọng khi hướng dẫn học sinh làm bài nghị luận về hiện tượng đời
sống giáo viên cần rèn tư duy tranh biện cho người học. Học sinh luôn phải biết
đặt ra các câu hỏi khi đứng trước hiện tượng xấu - “giải pháp nào có ý nghĩa và
thiết thực nhất để giải quyết ?”; hiện tượng tốt - “làm thế nào để phát huy?”...
Học sinh khơng chỉ tranh biện về vấn đề mà cịn biết tranh luận với chính mình
để tìm ra những thiếu sót trong bài viết từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.
1.3. Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm văn
học
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học là dạng bài
khó. Đặc điểm của dạng đề này là dựa vào một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc
nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học, yêu cầu người viết phát biểu, bàn bạc về ý
nghĩa của vấn đề đó.
Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn:
- Tác phẩm văn học đã học trong chương trình
Ví dụ:

Đề 1: Từ truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam Cao, anh (chị) hãy trình
bày quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội.
Đề 2: Trong tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ đã để
cho nhân vật Trương Ba bộc bạch suy nghĩ của mình: Khơng thể bên trong một
đằng, bên ngồi một nẻo được. Tơi muốn được là tơi tồn vẹn.
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề này.
- Một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa
được học.
Ví dụ:
Đề 1: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
NIỀM TỰ HÀO CỦA SỐ 0
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 15

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

Nhờ rất nhiều số 0 đi theo mà số 1 trở thành khổng lồ.
Thành khổng lồ, những số không vinh dự và tự hào lắm, đi đâu cũng kể
lể, vỗ ngực rằng: “Ta là khổng lồ”
(Theo Ngụ ngôn chọn lọc, NXB Thanh niên, 2003)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện trên.
Đề 2:
Một niềm vui một nỗi buồn
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Bạn có thể chết vì nó
Một điều hiểu một ý nghĩ
Nếu phải giữ một mình suốt đời
Có thể làm bạn điên

Cái gánh nặng
Nhìn - nghĩ - yêu thương
Mối hy vọng
Mỗi tâm hồn cần có tâm hồn khác
(Một niềm vui một nỗi buồn - Tuyển tập thơ Nguyễn Đình Thi
- NXB Văn học 1994, tr.175)
Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề đặt ra trong bài thơ trên.
Cần tránh nhầm dạng đề này với nghị luận văn học vì thấy trong đề có
xuất hiện các tác phẩm văn học. Đúng là dạng đề này có liên quan đến tác phẩm
văn học nhưng mục đích chính của nó khơng phải là u cầu người đọc phân
tích, bình luận về cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học mà là yêu cầu người viết
bàn bạc, nghị luận về một vấn đề xã hội, đạo lí, tư tưởng, nhân sinh… Tác phẩm
văn học khi đó chỉ là cái cớ, người viết chỉ dừng ở việc khai thác giá trị nội dung
tư tưởng, rút ra ý nghĩa xã hội khái quát của tác phẩm ấy.
Việc lập dàn ý cho bài văn nghị luận về vấn đề xã hội trong một tác phẩm
văn học được thực hiện cụ thể ở từng dạng đề, tùy thuộc vào vấn đề đặt ra là
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 16

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

hiện tượng xã hội hay vấn đề tư tưởng đạo lí. Dưới đây, người viết xin đưa ra
dàn ý khái quát cho từng dạng đề:
1.3.1. Dạng đề nghị luận về tư tưởng đạo lí rút ra từ tác phẩm văn học
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện/ tác phẩm trong đề bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận
b. Thân bài:

* Bước 1: Phân tích văn bản văn học để rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn
luận
- Giới thiệu, tóm tắt nội dung văn bản/ tác phẩm văn học
- Phân tích ngắn gọn tác phẩm để rút ra vấn đề tư tưởng đạo lí cần nghị luận
* Bước 2: Nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí được nêu ra từ tác phẩm văn học
ở đề bài (phần trọng tâm)
- Giải thích vấn đề (nếu cần). Các vấn đề xã hội có thể được diễn đạt bằng các
hình ảnh, ngơn ngữ ẩn dụ, biểu tượng hoặc đa nghĩa, bởi vậy, người viết cần chú
ý cắt nghĩa, giải thích trước khi tiến hành bàn luận vấn đề.
- Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh của vấn đề ; bác bỏ, phê phán
những sai lệch (nếu có)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ vấn đề tư tưởng đạo lí đặt ra trong
tác phẩm.
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ minh họa:
LỪA VÀ NGỰA.
Có chú lừa đi cùng một con ngựa trông sang trọng bảnh bao lắm. Trên lưng
ngựa chỉ có bộ n thồ hàng, cịn trên lưng lừa lại chồng chất hàng hóa nặng
đến mức nó khơng chịu nổi. Lừa cầu xin ngựa chia sẻ giúp nó một chút gánh
nặng nếu khơng nó sẽ chết gục trước khi tới được thành phố. Nó nói:
- Cầu xin anh giúp tôi vơi một nửa gánh nặng này, đối với anh cũng chỉ như
trị đùa thơi.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 17

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

Ngựa ta nghe xong từ chối thẳng thừng, thậm chí cịn phì một tràng hơi vào

mặt anh bạn đồng hành.
Lừa không chịu thêm được gánh nặng trên vai, nó đã gục ngã. Sau đó, con
ngựa đã phải chở tồn bộ số hàng, và cịn thêm cả bộ da lừa nữa.
( Ngụ ngôn Laphôngten)
Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện trên?
* Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài:
- Giải thích:
+ Lừa và ngựa đi cùng nhau: chỉ những người đồng hành, kề vai sát cánh với
nhau trong hành trình cuộc đời.
+ Con ngựa sang trọng bảnh bao: con người có cuộc sống giàu có, sung sướng,
nhàn nhã.
+ Trên lưng ngựa chỉ có một bộ yên thồ hàng: chỉ con người được thảnh thơi,
không phải vất vả, lo toan, không phải gánh vác trách nhiệm
+ Con lừa với gánh nặng trên lưng: con người vất vả, khó nhọc với những gánh
nặng cần phải gánh vác trong hành trình cuộc đời.
+ Sự chênh lệch giữa hai gánh nặng: trách nhiệm khơng tương đồng, mỗi con
người lại có những số phận khác nhau, thậm chí hồn tồn chênh lệch
+ Lời cầu xin của lừa: Mong muốn được chia sẻ gánh nặng để có thể tới đích mà
khơng gục ngã, mong chờ sự giúp đỡ và cũng là phuơng án cuối cùng để vượt
qua khó khăn
+ Lời từ chối của ngựa: sự ích kỉ, lạnh lùng tàn nhẫn, khơng quan tâm đến an
nguy, sống còn của nguời khác, chỉ bo bo cho hạnh phúc và lợi ích cá nhân.
→ Ý nghĩa: Con người khơng nên ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích của bản thân, từ
chối chia sẻ với người khác gánh nặng trên hành trình cuộc đời. Sống cần phải
biết chan hịa, u thương chia sẻ.
- Lí giải vấn đề
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 18


THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

+ Trên hành trình cuộc đời, mỗi người mang những số phận, trách nhiệm khác
nhau nhưng cần phải biết chia sẻ gánh vác trách nhiệm công việc chung. Không
ai dù đầy đủ đến đâu cũng có thể khẳng định cả đời mình khơng cần đến sự giúp
đỡ của bất kì ai.
+ Những người sống ích kỉ sẽ phải chịu hậu quả thích đáng là sự xa lánh của
người khác, khi gặp khó khăn khơng ai ra tay cứu giúp thậm chí phải chịu gánh
nặng của cả mình và người khác để lại và phải sống trong day dứt khổ đau. Khi
con người không biết quan tâm, chia sẻ, họ sẽ trở nên vô cảm, tàn nhẫn.
+ Khi con người biết quan tâm, chia sẻ cùng nhau, cuộc sống sẽ trở nên nhẹ
nhàng và tốt đẹp hơn.
- Bàn luận, mở rộng vấn đề
+ Mở rộng: Con người khơng nên để cái tơi của mình q lớn, phải ln ln có
lịng thương người và tinh thần trách nhiệm. Ngược lại, cũng không nên cam
chịu đến mức gục ngã một mình trước những gánh nặng cuộc đời
+ Phê phán: Sự ích kỉ, thiếu tinh thành trách nhiệm trong gánh vác công việc
chung.
- Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động.
* Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần bàn luận.
(Đề và đáp án tham khảo của giáo viên Đinh Thị Ngọc Vân, trường Chuyên
Nguyễn Trãi, tỉnh Hải Dương)
1.3.2. Dạng đề nghị luận về hiện tượng đời sống rút ra từ tác phẩm văn học
a. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện/ tác phẩm trong đề bài
- Nêu vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:
* Bước 1: Phân tích văn bản văn học để rút ra hiện tượng đời sống cần bàn luận
- Giới thiệu, tóm tắt nội dung văn bản/ tác phẩm văn học
- Phân tích ngắn gọn tác phẩm để rút ra hiện tượng đời sống cần nghị luận
* Bước 2: Nghị luận về hiện tượng đời sống được nêu ra từ tác phẩm văn học ở
đề bài (phần trọng tâm)
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 19

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

- Nêu và mô tả hiện tượng (Hiện tượng gì? Diễn ra như thế nào? Xảy ra ở đâu?
Trong thời gian nào?)
- Bàn luận về hiện tượng:
+ Nêu các biểu hiện của hiện tượng.
+ Giải thích ngun nhân vì sao lại có hiện tượng đó
+ Đánh giá tác động của hiện tượng đối với cá nhân và cộng đồng xã hội: Đây là
hiện tượng tích cực hay tiêu cực? Hiện tượng ấy có ý nghĩa như thế nào hay để
lại hậu quả ra sao?
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ hiện tượng đặt ra trong tác phẩm.
c. Kết bài: Khái quát lại vấn đề cần bàn luận.
Ví dụ minh họa:
Đề bài:
Suy ngẫm về vấn đề đặt ra trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên và
bài thơ Chân quê của Nguyễn Bính.
* Mở bài: Giới thiếu vấn đề cần nghị luận
* Thân bài:
a. Phân tích ngắn gọn bài thơ Ông đồ và Chân quê

→ Cả hai bài thơ đều khiến người đọc trăn trở về hiện tượng những giá trị văn
hóa truyền thống đang ngày càng bị mai một. Con người trong cuộc sống hiện
đại đang dần đánh mất những vẻ đẹp ngàn xưa của dân tộc.
b. Nghị luận về hiện tượng văn hóa truyền thống đang bị mai một:
- Mơ tả hiện tượng:
+ Văn hóa truyền thống là những nét đẹp văn hóa của dân tộc được tích lũy kế
thừa từ nhiều thế hệ. Văn hóa truyền thống góp phần định hình bản sắc văn hóa
dân tộc, tạo nên những chuẩn mực xã hội, hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách của mỗi
cá nhân.
+ Hiện nay, trong nhịp sống hiện đại, những giá trị văn hóa truyền thống đang có
nguy cơ mất dần. Hiện tượng này biểu hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống:
+ Giới trẻ quay lưng lại với các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền: chèo,
tuồng, cải lương, múa rối…
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 20

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

+ Các chuẩn mực đạo đức truyền thống trong nói năng, ăn mặc, ứng xử… của
ơng cha bị mai một, thay thế vào đó là những hiện tượng thiếu văn hóa: ăn mặc
lố lăng, nói năng thiếu lễ phép, thơ tục…
- Bàn luận:
+ Ngun nhân: Sự phát triển mau lẹ của đời sống kinh tế xã hội, con người
chạy theo cái mới, bỏ quên những giá trị truyền thống; sự xuất hiện của các
luồng văn hóa lai căng lan tràn và phổ biến; xu hướng đám đông và sự xuống
cấp về đạo đức và ý thức con người.
+ Đánh giá: Đây là hiện tượng đáng lo ngại. Hiện tượng gây ra những hậu quả
nghiêm trọng:

. Đánh mất dần những giá trị văn hóa nền tảng của dân tộc
. Ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của giới trẻ.
. Giữ gìn truyền thống văn hóa là nền tảng tạo lập tương lai.
- Bài học:
+ Có ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp.
+ Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa thế giới để làm phong phú cho
văn hóa dân tộc
* Kết bài: Khái quát lại vấn đề
(Đề và đáp án tham khảo của trường chuyên Trần Phú – Hải Phòng)
1.4. Dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một hình ảnh/
bức tranh.
Nghị luận về một vấn đề xã hội được gợi ra từ một hình ảnh/ bức tranh là
dạng đề mới xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi các cấp trong một số năm gần
đây. Dạng đề này khi xuất hiện trong các đề thi thường gây ra các cuộc tranh
luận sôi nổi trên các trang mạng xã hội về tính mới mẻ, sáng tạo của nó. Điểm
khác biệt của đề đó là thay bằng những văn bản ngơn từ, vấn đề cần bàn luận lại
được gợi lên thông qua một hình ảnh, bức tranh, sơ đồ, bảng biểu…
Người viết có thể đưa ra rất nhiều những phán đốn, cảm nhận theo nhiều
hướng khác nhau về bức tranh/ hình ảnh và đáp án cũng khơng hề có những
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 21

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

khuôn mẫu cứng nhắc hay khiên cưỡng. Miễn là học sinh đưa ra được những
luận giải hợp lí, tích cực.
Do đặc trưng của dạng đề này là khơi gợi những suy luận nhiều chiều
cũng như sự phong phú trong cách làm bài của học sinh cho nên trong chuyên

đề này, người viết chỉ xin đưa ra dàn ý một cách khái quát như sau:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề
* Thân bài:
- Mô tả và giải thích ý nghĩa bức tranh/ hình ảnh. Rút ra vấn đề cốt lõi
được gợi ra từ bức tranh/ hình ảnh ấy là gì? (xác định đó là vấn đề tư tưởng đạo
lí hay hiện tượng đời sống)
- Chứng minh – bình luận
Căn cứ vào vấn đề được gợi ra là tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống
mà người viết có cách triển khai phù hợp:
+ Dạng đề về tư tưởng đạo lí: Phân tích, chứng minh, bình luận các khía
cạnh của vấn đề ; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có)
+ Dạng đề về hiện tượng đời sống: Nêu các biểu hiện của hiện tượng, giải
thích ngun nhân vì sao lại có hiện tượng đó, đánh giá tác động của hiện tượng
đối với cá nhân và cộng đồng xã hội: Đây là hiện tượng tích cực hay tiêu cực?
Hiện tượng ấy có ý nghĩa như thế nào hay để lại hậu quả ra sao?
- Rút ra bài học nhận thức và hành động từ vấn đề gợi ra từ bức tranh/
hình ảnh.
* Kết bài: Khái qt lại vấn đề
Ví dụ minh họa:
Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa anh/ chị cảm nhận được từ bức hình sau:

Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 22

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi môn Ngữ văn

* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận được gợi ra từ bức hình: cách
nhìn và quan niệm của mỗi người trước những sự vật hiện tượng xung quanh.

* Thân bài
- Giải thích (Ý nghĩa từ bức hình): Thí sinh có thể tìm thấy nhiều nghĩa
khác nhau, ví dụ:
+ Thay đổi góc nhìn - thay đổi suy nghĩ.
+ Khơng có đúng cũng khơng có sai mà chỉ là cách nhìn khác nhau của
bạn về sự vật hiện tượng mà thôi.
+ Hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để có cái nhìn tồn diện.
+ Cần giữ vững lập trường, quan điểm trước những ý kiến khác.
=> Bức tranh gợi cho ta suy nghĩ về cách ứng xử trước những quan niệm
khác nhau đối với sự vật, hiện tượng xung quanh.
- Chứng minh, bình luận.
+ Cuộc sống vốn đa chiều, nhận thức của con người có giới hạn nên dễ
dẫn đến cái nhìn phiến diện, chủ quan, thậm chí lệch lạc về các đối tượng hay
vấn đề của cuộc sống.
+ Mỗi người với năng lực, trạng thái, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,
hồn cảnh… khác nhau, bởi vậy, họ sẽ có những nhận thức khác nhau về cùng
một sự vật, hiện tượng. Đừng đem nhận thức chủ quan của mình áp đặt cho
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 23

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn

người khác. Đặt mình vào vị trí người khác (thấu hiểu, đồng cảm) mới thấy rõ
hơn bản chất của vấn đề.
+ Tuy nhiên, mỗi người cũng cần phải có lập trường, bản lĩnh vững vàng
trước những quan điểm khác, nhất là quan điểm đối lập. Thuyết phục đối
phương bằng năng lực, sự hiểu biết để bảo vệ quan điểm đúng đắn của mình,
tránh ba phải, gió chiều nào che chiều ấy.

+ Đơi khi trong cuộc sống cũng nên thay đổi góc nhìn, cách nhìn sẽ thấy
cuộc đời mới mẻ, bớt nhàm chán hơn.
- Phê phán lối sống bảo thủ, ích kỉ…
* Kết bài: Khái quát lại vấn đề, liên hệ bản thân
(Đề và đáp án tham khảo của giáo viên Lê Thị Thu Huyền – trường THPT
Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái)
II.3. Rèn kĩ năng viết bài
a. Kĩ năng xây dựng luận điểm
Trong làm văn nghị luận, việc xác định luận điểm là yếu tố then chốt để
triển khai đoạn văn. Để xác định luận điểm, có thể dựa vào những dữ liệu của
đề bài, bằng cách đặt câu hỏi, hoặc dựa vào cách thức nghị luận; xác định luận
điểm từ những ý tưởng bất ngờ...
Học sinh có thể thể hiện luận điểm một cách tường minh, hoặc ẩn đi, tuy
nhiên vẫn phải đảm bảo vừa đi thẳng vào vấn đề lại vừa có tính nghệ thuật, hợp
tình hợp lí. Có thể tham khảo một số cách triển khai luận điểm sau:
- Từ dẫn dắt mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm này vừa tự nhiên,
hợp lí, vừa gợi ra được nhiều suy nghĩ);
- Kể một câu chuyện rồi từ đó nêu luận điểm (làm cho luận điểm được
nêu ra có lí do, ngọn nguồn, có phương hướng để chứng minh, trong đó, phần
trước là sự thực, phần sau là kết luận, theo lí mà thành chương bài, khơng hề
khiên cưỡng);
- Từ việc quy nạp hiện tượng mà nêu ra luận điểm (cách nêu luận điểm
như vậy tỏ ra chắc chắn, mạnh mẽ, tự nhiên);
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 24

THPT chuyên Lê Quý Đôn


Rèn kĩ năng làm kiểu bài nghị luận xã hội cho học sinh giỏi mơn Ngữ văn


- Từ việc trình bày bối cảnh mà xác định luận điểm (vừa làm cho sự xuất
hiện của luận điểm có bối cảnh của nó, lại vừa làm cho luận điểm này có được ý
nghĩa hiện thực, nhờ đó mà luận điểm nêu ra được nhấn mạnh ở mức độ cao
hơn), …
b. Kĩ năng lấy dẫn chứng
Tư liệu (dẫn chứng) là một phần không thể thiếu trong một bài văn nghị
luận xã hội. Cùng với việc bày tỏ ý kiến, học sinh cần có những minh họa phù
hợp. Đây tưởng như là công việc dễ dàng với học sinh giỏi nhưng để tạo ra dấu
ấn riêng lại đòi hỏi sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng và được rèn luyện thường
xuyên.
* Cấu trúc của dẫn chứng
Để làm tốt phần dẫn chứng, giáo viên hướng dẫn học sinh có kỹ năng đặt
ra câu hỏi tương ứng với các yêu cầu của một dẫn chứng trong bài văn nghị luận
xã hội của học sinh giỏi.
Chủ thể
Ai?

Phân tích
Bình luận
Hồn cảnh
Hành đợng
Kết quả
Bình luận
Hồn cảnh Làm
gì? Kết quả ra Ý nghĩa gì?
nào?

Bằng

cách sao?


nào?
Ví dụ: Tấm gương về con người giàu ý chí, nghị lực: Nick Vujicic
1. Ai?
- Nick Vujicic sinh ra tại Melbourne, Australia.
2. Như thế nào?
- Anh mắc phải hội chứng rối loại gen cực hiếm tetra-amelia bẩm sinh
nên ngay từ khi sinh ra, Nick khơng có tay, hai chân rất nhỏ, trong đó, bàn chân
trái chỉ có 2 ngón dính nhau. Anh gặp phải rất nhiều khó khăn trong học tập và
cuộc sống, tương lai mù mịt.
3. Làm gì? Bằng cách nào?
- Tình yêu thương của gia đình và đặc biệt là nghị lực, khát vọng mãnh
liệt của bản thân đã giúp anh vượt qua tất cả.
Phạm Thị Thương Huyền – Mai Hạnh Ngân 25

THPT chuyên Lê Quý Đôn


×