Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Hệ Thống Điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………

Hưng Yên, ngày…. tháng…năm 2018
Giáo viên theo dõi

Nguyễn Thuỳ Dung
SVTT: Nguyễn Thế Quảng

1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP
Nhằm giúp sinh viên đi sâu và hiểu rõ hơn các kiến thức đã học, vận
dụng vào thực tế. Nhà trường đã vạch ra yêu cầu cần thiết cho mỗi sinh viên,
những yêu cầu về một công trình nào đó trong những chuyên ngành đòi hỏi
tính thực tế cao, chỉ học với lượng kiến thức đã học lý thuyết và thực hành
trong trường thì chúng ta chưa đủ khả năng để làm mọi việc. Vì vậy, nhà
trường đã tạo điều kiện tổ chức cho sinh viên đi thực tập là một nhu cầu cần
thiết, giúp trang bị cho sinh viên các kiến thức thực tế về một lĩnh vực cụ
thể, nâng cao trình độ về chương trình mà trong trường đã học.
Nhằm phát huy tính tự chủ, phẩm chất đạo đức trong công việc, tính
sáng tạo áp dụng các trang thiết bị hiện đại vào các công việc, kiến thực
vững vàng, trình độ chuyên môn cao là những điều kiện thuận lợi cho sinh
viên làm việc sau khi ra trường.
 THỜI GIAN THỰC TẬP
• 8 Tuần: Bắt đầu từ ngày 31/12/2018 đến 18/1/2019 và từ ngày
11/02/2019 đến ngày 15/03/2-19.
 ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
• Công ty tiếp nhận thực tập: công ty TNHH Tôn Hoà Phát.
- Địa chỉ: đường E1, KCN Phối Nối A, xã Lạc Đạo, Huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.

• Lĩnh vực hoạt động: sản xuất tôn mạ màu
 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP

SVTT: Nguyễn Thế Quảng


2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

• Trực trạm điện trung thế 22kV của nhà máy.
- Đóng cắt các lộ, đặt biển báo nguy hiểm khi có lệnh.
- Theo dõi MC, chốt chỉ số tiêu thụ điện năng.
- Kiểm tra máy biến áp và các thiết bị, mức dầu của MBA.
- Vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng, sữa chữa đường dây.
- Vệ sinh và nâng cao an toàn các thiết bị điện.
- Hỗ trợ bộ phận trạm nước demi, trạm khí nén khi xảy ra sự cố.

• Cán bộ hướng dẫn thực tập tại công ty
- Quản đốc cơ điện: Vũ Văn Khích
- Phó quản đốc cơ điện: Đỗ Đức Việt
KẾ HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. Kế hoạch các nhân tuần thứ 1(từ ngày 31/12/2018 – 06/01/2019)
- Gặp giáo viên hướng dẫn để thống nhất đề cương và vấn đề
thực hiện trong thời gian thưck tập.
- Đến công ty TNHH Tôn Hoà Phát để tham gia thực tập tại công
ty.
- Kiểm tra kiến thức an toàn trước khi thực tập.
 Tổng kết kế hoạch cá nhân tuần thứ 1
- Đã gặp giáo viên hướng dẫn để thống nhất đề cương và kế hoạch
thực hiện.
- Học an toàn lao động, nội quy, quy chế của đơn vị thực tập,

kiểm tra sát hạch.
II. Kế hoạch cá nhân tuần thứ 2: (Từ ngày 07/01/ - 13/01/2019)
- Đến địa điểm thực tập, làm quen với môi trường làm việc, nhận
công việc thực tập.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

- Tìm hiểu thực tế, thu tập tài liệu để chuẩn bị cho việc thực hiện
đề tài.
- Ghi nhật ký và lên kế hoạch các tuần tiếp theo.
- Viết bản thảo báo cáo thực tập tốt nghiệp
 Tổng kết kế hoạch các nhân tuần thứ 2:
- Đã đến địa điểm thực tập và làm quen được với môi trường làm
việc
- Đã xin thuộc được sơ đồ một sợi của nhà máy.
- Nhận công việc thực tập và thu thập tài liệu để chuẩn bị đề tài
+

Những việc chưa làm được:
- Chưa thể tham gian các công tác bảo trì sữa chữa.

+


Nguyên nhân:
- Công tác bảo trì sửa chữa đã được làm từ tuần trước
- Tiếp tục tiếp cận làm quen được với công việc và cán bộ công
nhân viên trong đơn vị thực tập.

III. Kế hoạch cá nhân tuần thứ 3 (Từ ngày 14/01 – 18/01/2019)
- Tiếp tục tham gia thực tập tại Công ty TNHH Tôn Hoà Phát
- Tiếp tục ghi nhận ký, tìm hiểu đề cương chi tiết, xin tài liệu.
- Chuẩn bị tài liệu để triển khai đề tài
- Tiếp tục tham gia theo hướng dẫn của đơn vị thực tập
- Thực hiện kế hoạch đã được giáo viên hướng dẫn
- Viết báo cáo và hoàn thành bài báo cáo.
IV.

Kế hoạch cá nhân tuần thứ 4 đến tuần thứ 7 (Từ ngày 11/02 –
10/03/2019)
- Tương tự các tuần trước duy trì tiếp tục các công việc được giao.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

- Chuẩn bị cho đợt kết thúc thực tập: những thiếu sót, vướng mắc
trong quá trình thực tập cần hỏi rõ. Khắc phục các lỗi xảy ra
trong quá trình làm việc.

V.

Kế hoạch cá nhân tuần thứ 8 (Từ ngày 11/03 – 15/03/2019)
- Đã nắm rõ toàn bộ quy trình, thao tác xử lý công việc.
- Kiểm tra đánh giá của cán bộ hướng dẫn để lấy điểm kết thúc
thực tập.
- Hoàn thành, bổ sung báo cáo thực tập.

NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN I: TÌNH HÌNH ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THỰC
TẬP
1. Địa chỉ, sự hình thành và phát triển:
a. Địa chỉ: đường E1, KCN Phối Nối A, xã Lạc Đạo, Huyện Văn
Lâm, tỉnh Hưng Yên.
b. Sự hình thành và phát triển:
Tập đoàn Hòa Phát là một trong những Tập đoàn sản xuất công
nghiệp hàng đầu Việt Nam. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các
loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh
vực Nội thất (1995), Ống thép (1996), Thép (2000), Điện lạnh (2001), Bất
động sản (2001). Năm 2007, Hòa Phát tái cấu trúc theo mô hình Tập đoàn,
trong đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát giữ vai trò là Công ty mẹ cùng
các Công ty thành viên và Công ty liên kết. Ngày 15/11/2007, Hòa Phát
SVTT: Nguyễn Thế Quảng

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã
chứng khoán HPG. Đến tháng 3/2017, Hòa Phát có 11 công ty thành viên.
Tập đoàn Hòa Phát hoạt động chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: Sắt
thép xây dựng, ống thép và tôn mạ; các ngành nghề điện lạnh, nội thất, máy
móc thiết bị; Bất động sản, gồm Bất động sản Khu công nghiệp, Bất động
sản nhà ở; Lĩnh vực nông nghiệp gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi và chăn
nuôi. Đến thời điểm hiện tại, sản xuất sắt thép là lĩnh vực sản xuất cốt lõi
chiếm tỷ trọng trên 80% doanh thu và lợi nhuận toàn Tập đoàn.
Công ty TNHH Tôn Hoà Phát là thành viên của tập đoàn Hòa Phát
(HPG), được thành lập đầu năm 2016, chuyên sản xuất các sản phẩm Thép
cuộn tẩy gỉ/ Cán nguội (full hard)/ Mạ kẽm/ Mạ hợp kim nhôm kẽm/ Mạ
màu. Đây là dự án mới của Tập đoàn Hòa Phát mang tên Tổ hợp nhà máy
cán nguội. Đây là bước đi quan trọng của Hòa phát trong việc khép kín
chuỗi giá trị gia tăng các sản phẩm liên quan đến nhóm ngành cốt lõi là
Thép.
Công ty có nhà máy đặt tại Khu công nghiệp Phố Nối A, tỉnh Hưng
Yên, với tổng vốn đầu tư của dự án lên tới gần 5000 tỷ và tổng công suất
600.000 tấn/năm. Nhà máy sẽ chính thức đi vào hoạt động cho sản phẩm
ra thị trường từ Quý I/2018. Toàn bộ máy móc thiết bị được nhập khẩu từ
Italia, Úc và các nước G7 với công nghệ tiên tiến nhất.
Sản phẩm của Tôn Hòa Phát rất đa dạng, bao gồm: Tôn tẩy gỉ, Tôn
cán nguội (full hard), Tôn mạ kẽm, Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (Tôn lạnh)
và Tôn mạ màu đáp ứng các tiêu chuẩn: JIS 3321: 2010 của Nhật Bản; BS
EN 10346: 2009 của Châu Âu; AS 1397:2001; ASTM A792 của Hoa Kỳ…
Đặc biệt công ty cung cấp các sản phẩm Tôn mạ kẽm/ Mạ lạnh/ Mạ màu
chất lượng cao đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng trong nước và

SVTT: Nguyễn Thế Quảng


6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

hướng tới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường thế giới như: Châu Âu, Hoa
Kỳ, Châu Á…
PHẦN II: KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT TRUYỀN TẢI, PHÂN PHỐI
ĐIỆN NĂNG CỦA NHÀ MÁY
I. Khái quát về sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng:
Điện năng sử dụng cho sản xuất điện năng cũng như tiêu thụ, được
sản xuất từ các nhà máy điện: nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, nhà
máy điện nguyên tử... Trước đây, do nhu cầu điện năng còn ít nên các nhà
máy điện thường có công suất nhỏ, được sản xuất ngay tại trung tâm tiêu
thụ.
Nhưng khi nhu cầu tiêu thụ điện ngày càng tăng, người ta xây dựng
các nhà máy điện có công suất lớn ở những nơi có sẵn nguồn nhiên liệu như
mỏ than, mỏ dầu hay gần đường chuyên chở như bãi, gần bờ sông của biển,
để cung cấp cùng một lúc cho nhiều vùng tiêu thụ và những khu kũ nghệ
cách xa nhà máy.
Ví dụ: Nhà máy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu,…
Để truyền tải đi xa và phân phối điện năng tới các hộ tiêu thụ, ta xây
dựng các đường dây truyền tải, dùng để đưa trọn vẹn một công suất từ một
nơi nhiều nhà máy trạm biến áp lớn cách vài trăm cây số hay hơ nữa và
không có sang sẽ công suất dọc đường. Vì tải công suất đường dây truyền tải
thường có điện áp cao (vó dụ 500-220-100-63-35kV) để giảm tổn thất điện
áp và công suất đường dây đồng thời tiết kiệm được năng lượng, mặt khác

điện áp mạng điện càng cao thì vốn dầu tư xây dựng, phí hao tổn vận hành,
bảo quản mạng điện càng lớn. Do đó khi chọn mạng điện tùy theo công suất
truyền tải và khoảng cách dẫn điện ta phải so sánh các phương án về kỹ

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

thuật và kinh tế để đưa ra một điện áp thích hợp nhất, người ta thường thấy
các trạm tăng áp thế ở đầu đường đây truyền tải dùng để chuyển nhượng
công suất giữa các nhà máy điện và các trạm biến áp lớn với nhau giữ cho
việc cung cấp điện được điều hòa an toàn và kinh tế.
Lưới điện phân phối thường ở cấ điện thấp hơn (22kv trở xuống hạ
thế), tuy nhiên có thể điện thế này cao hơn khi có nhu cầu công suất phân
phối lớn hơn và đi xa hơn do sự phát triển mở rộng tỉnh, thị xã, thị trấn...
gồm nhiều đường dây trên không xuất phát từ các nhà máy và các trạm biến
áp trung gian cùng khắp khu vực, phân phối để cung cấp điện cho các trạm
phân phối hạ thế rãi rác dọc những nơi mà có đường dây cao thế đi qua và từ
các trạm biến đổi ra điện hạ thế cung cấp các xí nghiệp và các hộ tiêu dùng
điện bằng lưới phân phối hạ thế. Như vậy đường dây phân phối chủ yếu là
sang sẽ công suất theo dọc tuuyến đường dây và tùy đường dây có chiều dài
hay ngắn
II. Tổng quát về hệ thống điện, vai trò của lưới điện phân phối của nhà
máy (công ty TNHH Tôn Hoà Phát)
1. Tổng quá về hệ thống điện của nhà máy

- Hệ thống điện (HTĐ) bao gồm các nhà máy, trạm biến áp, các đường
dây truyền tải và phân phối điện năng.
- Lưới điện gồm các trạm biến áp và đường dây tải điện tùy theo nhiệm
vụ và phạm vi mà người ta chia thành lưới khu vực, hoặc lưới truyền
tải, phân phối và cung cấp các trạm biến áp có nhiệm vụ nối các đường
dây với các điện áp khác nhau trong hệ thống chung và trực tiếp cung
cấp điện cho các phụ tải tiêu thụ.
- Sau khi được tiếp nhận thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Tôn Hoà
Phát, do là mô hình sản xuất công nghiệp nặng nên khả năng tiêu thụ
điện năng của các dây chuyền là rất lớn. Để phù hợp với chuyên ngành
SVTT: Nguyễn Thế Quảng

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

em đang học, công ty đã phân cho em vào bộ phận trực trạm và vận
hành trạm trung thế 22kV của nhà máy với 22 MBA hạ áp, được cấp
nguồn từ hai phía là trạm 110kV Minh Hải( Văn Lâm, Hưng Yên) và
trạm của Điện lực Văn Lâm(Hưng Yên). Với công việc hàng ngày là
trực trạm, đóng cắt các lộ của các dây chuyền, bảo dưỡng, xử lý khi
gặp sự cố và ghi chỉ số tiêu thụ điện của từng dây chuyền, hỗ trợ bộ
phận trạm khí nén và trạm Demi khi xảy ra sự cố. Trạm được phân làm
3 ca chia nhau trực 24/24h.

Sơ đồ một sợi và phân bố thiết bị MBA nhà máy Tôn Hoà Phát


SVTT: Nguyễn Thế Quảng

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

Trạm xử lý trung tâm với các thiết bị: MC, DCL, TU,RL...

SVTT: Nguyễn Thế Quảng


12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

Các tủ tụ bù công suất phản kháng
SVTT: Nguyễn Thế Quảng

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

15



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

Một số tủ phân phối và điều khiển.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

18



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

Máy phát điện công suất lớn.

2. Công việc cụ thể được giao trong thời gian thực tập tại nhà máy.
- Khi vận hành.
+ Dòng điện cho phép của máy biến áp được quy định cụ thể cho từng
máy biến áp trên cơ sở thiết kế của máy biến áp.
+ Nếu dòng tăng cao đột ngột do quá tải làm việc trong thời gian ngắn
và nằm trong giới hạn cho phép thì có thể cho máy biến áp hoạt động bình
thường.
+ Nếu dòng tăng cao đột ngột do ngắn mạch và máy cắt ngắt thì phải
báo cho trực bạn để kịp thời xử lý.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

20



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

- Điện áp ra của máy biến áp phải nằm trong khoảng +5%, -10% điện
áp định mức của máy biến áp.
- Thường xuyên kiểm tra cách điện máy biến áp, trạm.
- Khi máy biến áp làm việc bình thường, hệ thóng rơle bảo vệ và điều
khienr tự động phải ở trạng thai sẳn sàng làm việc.
- Trực ca phải căn cứ vào các đồng hồ ở các tủ diều khiển và đồng hồ
nhiệt độ MBA mỗi giờ ghi một lần chỉ số dòng điện, điện áp, nhiệt độ của
máy. Nếu MBA quá tải thì cứ 30 phút phải ghi chỉ số và nhiệt độ MBA một
lần.
- Trực ca phải kiểm tra MBA theo các nội dung sau:
+ Kiểm tra tiếng kêu của máy.
+ Kiểm tra mức dầu trên bình dầu phụ, kiểm tra đồng hồ đo mức dầu.
+ Kiểm tra nhiệt độ MBA và nhiệt độ cuộn dây.
+ Kiểm tra tình trạng các sứ xem có vết rạn nứt, vết phóng điện
không.
+ Kiểm tra xem có vết rò rỉ dầu trên thân máy và các mặt bích không.
+ Kiểm tra bộ phận làm mát của máy.
+ Kiểm tra rơle hơi xem có khí bên trong không nếu có phải xả hết.
+ Kiểm tra các đồng hồ đo lường và các tín hiệu máy.
+ Kiểm tra các thanh cái và các đầu cốt bắt dây dẩn vào máy.
+ Kiểm tra tiếp địa thân máy và tiếp địa trung tính của máy.
+ Kiểm tra các thiết bị chống sét.
+ Kiểm tra các hệ thống cứu hỏa và các trang bị phòng cháy.
+ Kiểm tra sự phát nhiệt của các đầu cực cao áp sứ MBA.
- Trực ca phải kiểm tra MBA vào ban đêm mỗi ca 1 lần.

- Kiểm tra MBA khi có dấu hiệu bát thường:

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

+ Khi một trong các bảo vệ rơle, bảo vệ nhiệt độ, áp lực, dòng dầu, so
lệch tác động.
+ Khi có các biến động về thời tiết: mưa to, gió lớn, sét, nhiệt độ môi
trường thay đổi lớn.
• Khi máy biến áp làm việc không bình thường hoặc sự cố.
- Trong tường hợp MBA tự dộng cắt ra do các thiết bị bảo vệ bên
trong tác động cần tiến hành kiểm tra lại MBA, thử nghiệm máy, phân tích
khí trong dầu MBA để xác định nguyên nhân cắt MBA. Chỉ cho phép đong
MBA khi đã phát hiện ra nguyên nhân, khắt phục những hưng hỏng và được
sự đồng ý của Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật công ty.
-Trong trường hợp cắt MBA do cá bảo vệ khác không liên quan đến
hư hỏng bên trong thì cho phép đóng điện MBA sau khi đã kiểm tra tình
trạng bên ngoài MBA bình thường. - Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu thì
cần kiểm tra bên ngoài máy và lấy khí để phân tích, kiểm tra màu sắc, tính
chất cháy của khí. Khi phát hiện và kiểm tra thấy các dấu hiệu hư hỏng rõ
ràng (rạn nứt, cháy, chảy dầu) cần phải cắt ngay MBA.
- Nếu không có dấu hiệu hư hỏng nhưng kết quả kiểm tra khí thấy khí
cháy được hoặc trong khí có các sản phẩm phá huỷ lớp cách điện thì phải cắt
ngay MBA

- Nếu kiểm tra thấy không có các hiện tượng trên, cho phép MBA làm
việc tiếp nhưng phải theo dõi thường xuyên, nếu có xuất hiện khí trong rơ le
và bảo vệ tiếp tục báo tín hiệu thì phải báo cáo ngay Giám đốc để có phương
án, và tìm nguyên nhân.
- MBA phải cắt ra khỏi vận hành khi có các hiện tượng sau: có tiếng
kêu mạnh, không đều.
+ Sự phát nóng của máy tăng lên bất thường và liên tục trong điều
kiện làm mát bình thường và phụ tải định mức.
SVTT: Nguyễn Thế Quảng

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

+ Nhiệt độ lớp dầu trên của máy tăng đến 90 °c hoặc nhiệt độ cuộn
dây tăng đến 95°c.
+ Dầu chảy ra ngoài qua van tự xả áp lực hoặc thùng dầu phụ (mức
dầu vượt Max).
+ Mức dầu hạ thấp dưới mức qui định trên bình dầu phụ (mức min)
hoặc dầu tiếp tục hạ thấp mà không có khả năng để khắc phục nếu không cắt
điện máy.
+ Thay đổi mầu sắc của dầu đột ngột.
+ Có chỗ vỡ và nứt ở các sứ, xuất hiện dấu vết phóng điện bề mặt có
vết nức, phóng điện trên bề mặt máy, phồng vỏ máy.
- Sau khi đã tìm ra nguyên nhân và khắc phục các hiện tượng trên, chỉ
cho phép vận hành lại MBA khi có lệnh của Giám đốc, Phó Giám đốc kỹ
thuật Công ty.

- Tất cả mọi xử lý trong vận hành MBA khi có các hiện tượng không
bình thường và trong sự cố phải ghi vào Nhật ký vận hành và Lý lịch của
MBA.
• Phòng cháy chữa cháu cho trạm biến áp.
- MBA dầu rất dễ xảy ra cháy khi ngắn mạch phát sinh hồ quang điện
hoặc khi tiếp xúc với lửa. Vì vậy khi vận hành phải tuân theo các quy
định về phòng chữa cháy. - Khi MBA bị cháy phải thực hiện các quy định
dưới đây:
+ Báo ngay cho lực lượng phòng chữa cháy của trạm, Công ty và địa
phương
+ Kiểm tra các máy cắt 3 phía của MBA có tự động cắt không nếu
chưa cắt thì phải cắt ngay các máy cắt, các dao cách ly của các máy cắt tổng,
tiếp địa 3 phía MBA. Cắt nguồn đến hê thống làm mát và điều áp MBA.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

+ Nếu lửa vẫn cháy cần ngăn cách vùng bị cháy với vùng lửa có thể
lan tới và cử người trực ban bảo vệ trên đường qua lại và hướng dẫn các đơn
vị chữa cháy ngoài trạm vào phối hợp chữa cháy.
+ Đóng van dầu trên đường ống với bình dầu phụ nếu có thể, đồng
thời dùng bình C02, bọt hoá học và cát để cứu hoả.
+ Dùng thiết bị vòi phun nước của hệ thống cứu hoả trạm để dập tắt
ngọn lửa.

- Khi dầu trên nắp máy bị cháy, cần tháo dầu ở van xả dầu sao cho dầu
trong máy thấp hơn bộ phận hư hỏng. Để tăng tốc độ làm mát dầu cần phun
nước vào thùng MBA.
- Khi máy có khả năng nổ cần phải có các biện pháp an toàn về sử
dụng dụng cụ áo, mũ, găng, ..., đứng ở chỗ nấp hoặc cách một khoảng an
toàn từ người tới máy khi chữa cháy.
- Nếu khu vực cháy có nguy hiểm cho thiết bị đựng dầu ở gần cần
phải dùng tường chắn đất, vật ngăn cách bằng vật liệu không cháy để ngăn
cách ngọn lửa nếu vùng cháy ảnh hưởng đến những thiết bị có điện thì cần
cắt điện những thiết bị đó.
• Bảo dưỡng máy biến áp. Bảo dưỡng thường kỳ MBA mỗi năm một lần
với các nội dung:
+ Khắc phục các khuyết tật trong quá trình vận hành.
+ Vệ sinh sạch sẽ thùng máy biến áp và hệ thống làm mát.
+ Khắc phục các chỗ rò rỉ dầu ở trên thùng máy, các mặt bích, van
dầu, ...
+ Bổ sung đầu mói vào bình dầu phụ tới mức tiêu chuẩn, dùng dầu
cùng loại đủ tiêu chuẩn.
+ Kiểm tra độ xiết chặt các bu lông các mặt bích, chỗ nối.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Thuỳ Dung

+ Thay silicagen hoặc sấy lại silicagen trong các bộ thở nếu màu sắc

thay đổi, bổ sung dầu vào đĩa dầu cho đủ mức.
+ Tra dầu mỡ, sửa chữa các bộ quạt gió, bơm dầu nếu bị hư hỏng, kẹt.
+ Kiểm tra sự làm việc của đồng hồ đo mức dầu, đồng hồ nhiệt độ, rơ
le ga , dòng dầu.
+ Vệ sinh các sứ và kiểm tra mức dầu sứ trên các mắt dầu sứ, nếu mức
dầu trong sứ quá thấp hoặc không nhìn thấy thì phải liên hệ với chuyên
gia chế tạo để xử lý.
+ Kiểm tra bộ xả áp lực của khoang điều áp dưới tải.
+ Vệ sinh và tra mỡ các khớp trục quay bộ truyền động.
+ Kiểm tra và siết chặt các vị trí tiếp địa máy biến áp.
+ Kiểm tra và vệ sinh, thay thế các tiếp điểm hàng kẹp, áptômát, khởi
động từ trong tủ đấu dây, tủ điều khiển làm mát MBA.
• Quy trình sửa chữa các thiết bị điện trong nhà máy.
- Việc sữa chữa đường dây có thể tiến hành trong điều kiện cắt điện
đường dây hoặc không cắt điện. Việc lựa chọn một trong hai phương án
này phải căn cứ vào điều kiện an toàn, kinh tế, phương thức vận hành và
phương án thi công đòi hỏi.
- Công nhân vận hành và sữa chữa đường dây phải là những công nhân
chuyên nghiệp, có đủ sức khỏe bảo đảm làm việc trên cao và phải chấp
hành qui trình kỹ thuật an toàn điện cũng như các yêu cầu được nêu trong
qui trình này.
- Việc sữa chữa đường dây không cắt điện (sữa chữa nóng) phải có dụng
cụ chuyên dùng và theo quy trình riêng.

SVTT: Nguyễn Thế Quảng

25



×