Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tại CÔNG TY DKSH VIỆT NAM THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.85 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

LÊ TIẾN ĐẠT


Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY DKSH
VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Ngành

: Kinh doanh

Chuyên ngành

: Quản trị kinh doanh



Mã số

: 60340102

Họ và tên học viên

: Lê Tiến Đạt

Người hướng dẫn

: GS, TS Hoàng Văn Châu


Hà Nội - 2017
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo
GS,TS Hoàng Văn Châu đã dành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung
cũng như chỉnh sửa nội dung và hình thức của Luận văn.
Tác giả đồng gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thầy cô giáo khoa Sau đại học
trường Đại học Ngoại Thương, thư viện trường Đại học Ngoại Thương, thư viện
Quốc gia, Ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp tại công ty DKSH Việt Nam đã
tận tình chỉ bảo, góp ý và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện
Luận văn.
Tác giả cũng xin cảm ơn gia đình, bố mẹ và anh chị đã động viên, khích lệ và
giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn.

Học viên thực hiện

Lê Tiến Đạt



MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP PHÂN PHỐI...................................5
1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng.............................................................................5
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng............................................................................5
1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng.............................................................................6
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng..................................................................................10
1.2.1 Khái niệm.....................................................................................................10
1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp.......................12
1.2.3. Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng..............................................................14
1.2.4. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng...........................................................16
1.3. Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối........................18
1.3.1. Khái niệm phân phối..................................................................................18
1.3.2. Đặc điểm của quản trị chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp phân phối....18
1.3.3. Nội dung quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp phân phối........20
1.3.3.1. Lập kế hoạch.......................................................................................20
1.3.3.2. Mua hàng.............................................................................................23
1.3.3.3. Tồn trữ.................................................................................................25
1.3.3.4. Phân phối............................................................................................27
1.3.3.5. Logistics ngược...................................................................................30
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI CÔNG TY
DKSH VIỆT NAM........................................................................................................33
2.1. Giới thiệu về công ty.........................................................................................33
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.........................................33
2.1.2. Phạm vi kinh doanh....................................................................................33
2.1.3. Các giá trị cốt lõi của công ty:...................................................................34

2.2. Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam...........35
2.2.1. Mục tiêu......................................................................................................35
2.2.2. Sơ đồ tổ chức..............................................................................................35


2.2.3. Quy trình:....................................................................................................37
2.2.3.1. Lập kế hoạch.......................................................................................37
2.2.3.2. Mua hàng.............................................................................................37
2.2.3.3. Quản trị kho:.......................................................................................40
2.2.3.4. Quản trị vận tải – giao hàng...............................................................45
2.2.3.5. Quản trị hàng trả về............................................................................47
2.2.3.6. Quản trị thông tin................................................................................48
2.2.3.7. Quản trị quan hệ khách hàng..............................................................49
2.2.3.8. Các chỉ số đo lường hoạt động chính.................................................50
2.3. Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam
.....................................................................................................................................52
2.3.1. Các điểm đạt được......................................................................................52
2.3.2. Các điểm hạn chế.......................................................................................55
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TẠI
CÔNG TY DKSH VIỆT NAM....................................................................................57
3.1. Dự đoán xu thế chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2017 và chiến lược của
DKSH tại Việt Nam..................................................................................................57
3.2. Các giải pháp nâng cao quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt
Nam:...........................................................................................................................61
3.2.1. Xây dựng, phát triển và hoàn thiện trung tâm phân phối đáp ứng nhu cầu
về lưu lượng hàng hóa ngày càng cao.................................................................61
3.2.2. Áp dụng sâu rộng hơn nữa WMS và RFID................................................62
3.2.3. Chuẩn hóa hoạt động trên toàn quốc theo hướng tinh gọn và hiệu quả.. .64
3.2.4. Áp dụng mô hình vận tải liên hoàn để giảm chi phí:.................................65
3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa bộ phận kinh doanh và cung ứng để duy trì tồn

kho hợp lý hơn......................................................................................................66
3.2.6. Nâng cao chất lượng tuyển dụng nhân sự, tăng cường khuyến khích, tạo
động lực cho nhân viên.........................................................................................66
KẾT LUẬN....................................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................69


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CFM
CRM
DC
DKSH
EOQ
ERP
GDP
IMS
NCC
OSS
QLCCƯ
RFID
SAP
SCM
SCM Insight
TNHH
TTPP
VND
WMS

Từ đầy đủ

Continuous Flow Material
Customer Relationship

Tiếng Việt
Dòng chảy hàng hóa liên tục
Quản lý quan hệ khách hàng

Management
Distribution Center
Diethelm- Keller- Siber- Hermann
Economic Order Quantity
Enterprise Resources Planning-

Trung tâm phân phối
Tên 4 nhà sáng lập tập đoàn DKSH
Mô hình đặt hàng kinh tế
Hệ thống hoạch định nguồn nhân

ERP
Gross Domestic Product
Inventory Management System
Out of stock
Radio Frequency Identification
Systems Applications Product
Supply Chain Management
Supply Chain Operations Research

Warehouse Management System

lực

Tổng sản phẩm quốc nội
Hệ thống quản lý hàng tồn kho
Nhà cung cấp
Tình trạng hết hàng bán
Quản lý Chuỗi cung ứng
Kỹ thuật nhận hạng tần số sóng vô
tuyến điện
Sản phẩm ứng dụng hệ thống
Quản lý chuỗi cung ứng
Nghiên cứu hoạt động cung ứng
Trách nhiệm hữu hạn
Trung tâm phân phối
Việt Nam Đồng
Hệ thống quản lý kho vận


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Yêu cầu tồn trữ chung cho sản phẩm
Bảng 2.2. Dữ liệu tồn kho của một số mặt hàng
Bảng 2.3. Tỷ lệ sử dụng các trung tâm phân phối
Bảng 2.4. Tỷ lệ sử dụng các kho khu vực miền Bắc ngày 25/02/2017

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng đẩy
Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng kéo
Hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Theo Ủy ban kinh tế và xã hội
Châu Á Thái Bình Dương
Hình 1.4. Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức chuỗi cung ứng của công ty DKSH Việt Nam
Hình 2.2. Biểu đồ tăng trưởng đơn hàng năm 2016 so với 2015

Hình 2.3. Phân loại, mã hóa hàng tồn kho
Hình 2.4. Quy trình nhập hàng
Hình 2.5. Quy trình xuất hàng
Hình 2.6. Số điểm giao hàng qua các năm
Hình 2.7. Độ phủ phân phối của công ty DKSH
Hình 2.8. Tổng hợp khiếu nại của khách hàng tháng 2 năm 2017
Hình 2.9. Kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ của DKSH so với các công ty
Zuellig, Gannon, Mega, Tedis
Hình 2.10. Chi phí vận tải năm 2016 của công ty DKSH Việt Nam
Hình 2.11. Chi phí tiết kiệm khi sử dụng các phương pháp thay đổi quy cách pallet,
tái sử dụng thùng carton, sử dụng dây thun năm 2016.
Hình 3.1. Sứ mệnh của trung tâm phân phối DKSH
Hình 3.2. Lưu đồ quy trình mua hàng


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và
thế giới. Do vậy sự cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp
luôn phải tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm
bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình tới khách hàng. Trong các loại chi
phí, chi phí cho vận hành chuỗi cung ứng chiếm tỷ trọng lớn nhất và việc quản trị
chuỗi cung ứng là một trong những nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp so với đối thủ cùng ngành, có sức tác động lớn tới việc chiếm lĩnh thị
trường và sự tín nhiệm của khách hàng, tạo nên giá trị cổ đông, mở rộng chiến lược
và khả năng vươn xa cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng quản lý
chuỗi cung ứng hiệu quả có thể mang lại: Chi phí giảm từ 25-50%; Lượng hàng tồn
kho giảm từ 25-60%; Độ chính xác trong việc dự báo sản xuất tăng từ 25-80%; Cải

thiện vòng cung ứng đơn hàng lên 30-50%; Tăng lợi nhuận sau thuế lên đến 20%.
Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả luôn
là vấn đề cấp thiết và được các CEO đặt lên hàng đầu.
Với đặc thù của một công ty phân phối, chuỗi cung ứng của công ty DKSH
Việt Nam bao gồm hai mắt xích chính là kho và vận tải. Dù được trang bị cơ sở vật
chất hiện đại vào bậc nhất Việt Nam, nhưng chuỗi cung ứng vẫn chưa vận hành một
cách tối ưu nhất, thể hiện ở một vài chỉ số dịch vụ khách hàng cũng như vị thế trên
thị trường so với đối thủ. Bên cạnh đó, quản trị chuỗi cung ứng tại công ty cũng khá
phức tạp và khó khăn với 3 trung tâm kho chính ở 3 miền Bắc – Trung Nam và
phạm vi giao hàng phủ khắp 64 tỉnh thành. Từ những thực trạng này, việc nhìn lại
và hoàn thiện, phát triển tốt hơn công tác quản trị chuỗi cung ứng của công ty
DKSH Việt Nam là cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Chính vì
vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH
Việt Nam và các giải pháp cải tiến”.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài tính đến thời điểm hiện tại
Trên thế giới, thuật ngữ chuỗi cung ứng đã phát triển từ những năm 1980
nhưng tại Việt Nam thuật ngữ này còn khá mới mẻ, đặc biệt là đối với các doanh
nghiệp của Việt Nam. Các doanh nghiệp chưa nhận thức và đánh giá cao rằng: ngay
khi hình thành, các doanh nghiệp đã là một thành viên của chuỗi cung ứng và bắt
đầu tham gia chuỗi cung ứng. Dưới đây là một số công trình nghiên cứu bước đầu
quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp tiêu biểu, từ đó đưa ra các bài học
kinh nghiệm cho công ty DKSH Việt Nam.
-

Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết Mai “Kinh nghiệm quản lý
chuỗi cung ứng của các nhà phân phối bán lẻ trên thế giới và bài học cho
Việt Nam” trình bày cơ sở khoa học, lý luận và thực tiễn về quản lý chuỗi

cung ứng của các mô hình thành công nổi bật trên thế giới như mô hình quản
lý chuỗi cung ứng của các công ty Wal-Mart, Dell, E-Mart qua đó rút ra các
bài học rút ra từ chính sách quản lý chuỗi cung ứng như bài học về thu mua
và phân phối, bài học về quản lý vận tải, quản trị tồn kho. Tuy nhiên các bài
học này còn khá tổng quát và chưa gắn liền với các doanh nghiệp kinh doanh
tại thị trường Việt Nam (Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2011, trang 40-60).

-

Công trình nghiên cứu của Lê Thanh Phong “Nghiên cứu chuỗi cung ứng
của Tập đoàn Toyota và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất
của Việt Nam”. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, đặc
điểm, các thành phần, mô hình quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn Toyota,
một trong những mô hình đặc trưng quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả để từ
đó đưa ra bài học về hoạch định chuỗi cung ứng vật tư, tổ chức chuỗi cung
ứng vật tư, lãnh đạo chuỗi cung ứng vật tư, kiểm tra chuỗi cung ứng vật tư.
Tuy vậy, các bài học kinh nghiệm này sẽ được áp dụng hiệu quả cho các
doanh nghiệp sản xuất, còn để áp dụng cho các doanh nghiệp phân phối thì
cần phải nghiên cứu sâu hơn (Lê Thanh Phong, 2012, trang 70-75).

-

Công trình nghiên cứu của Lê Đoàn “Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuỗi
cung ứng tại công ty TNHH Mitsuba M-Tech Việt Nam”. Nghiên cứu cũng
được thực hiện trên tập trung vào các công ty đa quốc gia và cung cấp những
giải pháp tốt để tăng hiệu quả trong quản trị chuỗi cung ứng, tuy nhiên, các


3
giải pháp này sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là sản

xuất linh kiện ô tô.
Như vậy có thể thấy ở Việt Nam nghiên cứu quản lý chuỗi cung ứng của các
doanh nghiệp phân phối tại Việt Nam và qua đó rút ra những bài học thành công
cũng như bài học thất bại cần tránh còn là một đề tài mới và cần thiết phải nghiên
cứu sâu trong bối cạnh thị trường phân phối Việt Nam đang chứng kiến sự cạnh
tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp như hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH
Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi công tác quản trị chuỗi cung ứng của
công ty DKSH Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2016
4. Mục đích nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết và thực tiễn quản trị chuỗi cung
ứng tại công ty DKSH Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao hoạt động
quản trị chuỗi cung ứng tại công ty
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện được những mục đích nghiên cứu trên cần phải hoàn thành các
nhiệm vụ sau:
-

Phân tích những vấn đề lý thuyết chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng

-

Phân tích về thực trạng, các vấn đề còn tồn đọng trong quản trị chuỗi cung
ứng tại công ty DKSH Việt Nam

-

Vận dụng lý thuyết đưa ra các giải pháp cải tiến, tăng hiệu quả trong công tác

quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam

6. Phương pháp nghiên cứu
Để đảm bảo luận văn mang tính khoa học và thực tiễn cao, hoàn thành được
các nhiệm vụ và mục đích nêu trên, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp
nghiên cứu: phương pháp tổng hợp - phân tích - so sánh kết hợp. Trong quá trình
nghiên cứu, các phương pháp này được sử dụng một cách linh hoạt nhằm giải quyết
các vấn đề đặt ra hiệu quả nhất.


4
7. Bố cục đề tài:
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
kết cấu thành ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng trong
các doanh nghiệp phân phối
Chương 2: Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của công ty DKSH Việt Nam
Chương 3: Giải pháp nâng cao quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH
Việt Nam


5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP PHÂN PHỐI
1.1. Khái quát về chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu như hiện
nay, các doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn, thách thức

hơn trong việc phát triển các kênh phân phối sản phẩm, tối ưu hóa chi phí phát sinh
để đảm bảo được lợi nhuận và tăng trưởng bền vững. Trong bối cảnh đó, các doanh
nghiệp không thể đứng riêng rẽ với nhau mà phải liên kết với nhau trong chuỗi cung
ứng bao gồm nhiều thành phần khác nhau từ doanh nghiệp cung cấp nguyên vật
liệu, doanh nghiệp sản xuất, lưu kho, doanh nghiệp phân phối và nhà bán lẻ. Việc
phát triển mối liên kết trong chuỗi cung ứng này sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra kế
hoạch sản xuất phù hợp, quản lý hàng tồn kho hiệu quả, hỗ trợ đặc biệt cho các họat
động marketing...
Trên thế giới, thuật ngữ “chuỗi cung ứng” xuất hiện khá sớm từ đầu những
năm 80 của thế kỷ XX tại Mỹ và trở nên phổ biến hơn trong những năm sau đó. Từ
đó đến nay, chuỗi cung ứng ngày càng được doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp phân phối quan tâm phát triển hơn và xuất hiện nhiều mô hình quản lý chuỗi
cung ứng hiện đại, tiêu biểu và đem lại thành công lớn cho doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các doanh nghiệp tham gia vào các giai
đoạn, các hoạt động khác nhau nhằm tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm, dịch vụ
thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mỗi doanh nghiệp phù hợp với một hoặc nhiều chuỗi
cung ứng và có vai trò nhất định trong chuỗi, có thể là vai trò trực tiếp như nhà sản
xuất, nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào...hoặc gián tiếp vào việc thực hiện mục
tiêu chung của sản phẩm. Trong đó, việc phân phối, đưa sản phẩm tới tay người tiêu
dùng cuối cùng thông qua các kênh phân phối, nhà bán lẻ ...là một phần rất quan
trọng, là điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng. Trước khi thuật ngữ này ra đời, các
công ty sử dụng thuật ngữ như quản lý hoạt động (operation management) và hậu
cần (logistics), tuy nhiên sau đó khái niệm “chuỗi cung ứng” ra đời phù hợp hơn so


6
với yêu cầu thị trường”. Dưới đây là một số định nghĩa về chuỗi cung ứng của các
tác giả như sau:
-


Theo Ganesham, Ran and Terry P.Harison trong cuốn sách An introduciton
to Supply Chain Management năm 1995, “chuỗi cung ứng là một mạng lưới
các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua
nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm
và phân phối chúng cho khác hàng”

-

Theo Lambert, Stock and Elleam đồng tác giả của giáo trình Fundaments of
Logistics Management, Nhà xuất bản Irwin/McGraw-Hill, Bosston MA 1998,
chuỗi cung ứng là sự liên kết với các công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ
vào thị trường”.

1.1.2. Phân loại chuỗi cung ứng
Xét cho cùng, bất kì một doanh nghiệp nào cũng luôn cố gắng để đạt được
lợi nhuận cao nhất có thể bằng các hình thức như tăng doanh thu, cắt giảm chi phí
hoạt động sản xuất, phân phối lãng phí. Tùy theo từng thời điểm mà các doanh
nghiệp sẽ đưa ra chiến lược chuỗi cung ứng thích hợp để đạt được mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ rất khó khăn để
thực hiện cả hai yêu cầu: tăng doanh thu và giảm chi phí. Nếu doanh nghiệp giảm
chi phí bằng cách giảm tồn kho sản xuất thì sẽ rất khó khăn trong việc cung cấp sản
phẩm ra thị trường, thị trường luôn luôn đối mặt với nguy cơ thiếu hàng (Out of
stock). Trong trường hợp doanh nghiệp tăng lượng hàng tồn kho mà gặp khó khăn
khi tiêu thụ sản phẩm, thì lượng hàng tồn kho đó sẽ chiếm chi phí rất lớn, ảnh
hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các nhà hoạch định chia ra hai
loại mô hình chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng kéo và chuỗi cung ứng đẩy.
-

Chuỗi cung đẩy (Push Supply Chain): Trong chuỗi cung ứng đẩy, các doanh


nghiệp sẽ đưa ra các quyết định liên quan đến sản xuất và phân phối dựa trên dự báo
dài hạn về nhu cầu thị trường. Dự báo đó được doanh nghiệp phân tích, tính toán
dựa trên số liệu thu thập, nhận định và đánh giá thị trường phù hợp với mục tiêu,
khả năng sản xuất phân phối của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong giai đoạn cạnh tranh
thị trường khốc liệt như hiện tại, các đối thủ cạnh tranh thường xuyên tung ra các
loại sản phẩm mới, các yếu tố trong môi trường cạnh tranh thường xuyên thay đổi


7
đặc biệt là thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp áp dụng chuỗi
cung ứng đẩy sẽ không thể kịp thay đổi theo nhu cầu thay đổi của thị trường. Khi
đó, vòng đời của sản phẩm ngày càng rút ngắn lại, các doanh nghiệp muốn tồn tại,
cạnh tranh thì phải liên tục thay đổi và định hướng thị trường tiêu dùng. Do đó,
trong chuỗi cung ứng đẩy, vấn đề doanh nghiệp sẽ mất một khoảng thời gian khá
dài để phản ứng lại với thị trường làm cho khả năng đáp ứng sự thay đổi nhu cầu thị
trường ở mức thấp cùng với sự quản lý tồn kho kém hiệu quả, lãng phí nguồn lực và
chi phí quản lý tồn kho.
Trong lịch sử, cuộc khủng hoảng thừa từ những năm 1929-1933 trên thế giới,
đặc biệt là ở Mỹ là một ví dụ điển hình của chiến lược đẩy khi mà các doanh nghiệp
sản xuất quá nhiều, dư thừa so với nhu cầu của thị trường. Đây là thời kỳ công
nghiệp hóa trong đó cơ giới hóa được đẩy mạnh, các phương thức tổ chức quản lý
sản xuất được cải biến dẫn đến khả năng sản xuất ra sản phẩm ngày càng nhiều
trong lúc lượng lao động dư thừa bị đẩy ra xã hội ngày càng tăng. Lực lượng này
không có điều kiện và khả năng mua hàng, nhu cầu thị trường tăng trưởng rất thấp
do thu nhập của họ tăng thấp hơn rất nhiều mức lợi nhuận của các công ty. Tất cả
đưa đến là một cuộc khủng hoảng thừa, đưa đến hiện tượng các nhà tư sản vừa và
nhỏ bị phá sản hàng loạt, họ tự tay phá nhà máy, đánh đắm tàu, đổ của cải xuống
biển… để giữ giá sản phẩm.

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí SCM Insight 2014, số 2, trang 7.

Hình 1.1. Mô hình chuỗi cung ứng đẩy


8
Trong chuỗi cung ứng đẩy, chúng ta thường nhắc tới hiệu ứng Bullwhip:
hiệu ứng cái roi da. Hiệu ứng cái roi da là hiện tượng mà ở đó một sự thay đổi nhỏ
trong nhu cầu ở giai đoạn bên dưới của chuỗi cung ứng có thể gây ra một sự thay
đổi lớn ở giai đoạn bên trên của chuỗi. Hiện tượng này bắt nguồn từ dự báo không
chính xác công ty, chưa đúng với với nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thực tế của người
tiêu dùng. Thông tin méo mó đã dẫn dắt các thành phần trong chuỗi cung ứng (kho
của nhà máy, kho thành phẩm của nhà sản xuất, kho trung tâm của nhà phân phối,
kho vùng của nhà phân phối, kho của nhà bán lẻ) phải dự trữ hàng thiếu chỉnh xác
bởi vì mức độ biến động và không chắc chắn của nhu cầu, từ đó gây một sự lãng phí
lớn chi phí cho doanh nghiệp.
Dựa vào phân tích trên, có thể đưa ra kết luận rằng trong thời điểm nền kinh
tế thị trường năng động thay đổi liên tục như hiện tại, việc chỉ áp dụng mô hình
chuỗi cung ứng đẩy là không còn phù hợp, làm cho các doanh nghiệp thiếu đi sự
chủ động, dẫn dắt thị trường và không thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường.
Để áp dụng chuỗi cung ứng đẩy thành công, doanh nghiệp cần tập trung đầu tư cho
nghiên cứu thị trường, liên tục cập nhật thay đổi, dự báo, chính sách, xu hướng phát
triển của ngành...để có thể thích ứng nhanh hơn với sự biến động của thị trường
kinh tế.
-

Chuỗi cung ứng kéo:
Ngày nay, nếu quan tâm đến lĩnh vực quản trị sản xuất, phân phối chúng ta

sẽ dễ dàng nhận thấy những cụm từ như quản lý chuỗi cung ứng tinh gọn (Lean
Supply Chain Management), phương thức quản lý sản xuất vừa đúng lúc (Just In
Time). Trong đó phương thức sản xuất theo triết lý vừa đúng giờ JIT được đánh giá

là phương thức giúp cắt giảm chi phí sản xuất kinh doanh ở mức cao nhất.
Phương thức này thể hiện xu hướng trong quản trị sản xuất kinh doanh hiện nay là
phải tinh gọn, đúng lúc, tránh chờ đợi để lãng phí. Đó cũng là mục tiêu của chuỗi
cung ứng nói chung và hoạt động logistics nói riêng.
Trái ngược với chuỗi cung ứng đẩy, doanh nghiệp sẽ hoạch đinh, sản xuất và
phân phối dựa trên đơn hàng, nhu cầu có có thật của khách hàng chứ không phải là
dựa trên dự báo nhu cầu. Trong hệ thống kéo, một đơn hàng tạo ra nhu cầu về thành
phẩm, để sản xuất được thành phẩm đó cần hoạch định kế hoạch giao hàng, nguồn


9
nguyên vật liệu, kế hoạch sản xuất... để đáp ứng cho đơn hàng đó. Như vậy, doanh
nghiệp chỉ sản xuất khi có đơn hàng, hàng hóa sản xuất đến đâu sẽ xuất hàng ngay
đến đó và mức tồn kho sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp sẽ không tồn tại mà
chỉ tồn tại nguyên vật liệu, bán thành phẩm. Từ đặc điểm trên có thể thấy được ưu
điểm nổi bật đó là giảm tối đa giá trị hàng tồn kho, sử dụng các nguồn lực một cách
hiệu quả.

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí SCM Insight 2014, số 1, trang 8.
Hình 1.2. Mô hình chuỗi cung ứng kéo
Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm trên, chuỗi cung ứng kéo cũng bộc lộ những
nhược điểm như: doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi thời gian đáp ứng nhu cầu của
khách hàng sẽ lâu hơn do khách hàng phải chờ đợi trong một khoảng thời gian trước
đó. Với những khách hàng có quyền lực thì rõ ràng việc chờ đợi này là một điểm trừ
khi quyết định mua hàng. Hơn nữa, doanh nghiệp thường khá khó khăn trong việc
hoạch định dài hạn do các đơn hàng có thể thay đổi, từ đó dẫn tới sự khó khăn trong
việc tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô bởi quá trình sản xuất và phân phối chỉ
được tiến hành khi tiến hành khi có các đơn hàng.
-


Chuỗi cung ứng đẩy-kéo: Bản thân mỗi hệ thống chuỗi cung ứng đẩy hoặc

kéo đều có những ưu điểm và nhược điểm. Đứng trên góc độ quản lý, nhà quản lý
sẽ phải tìm ra cách thức mới, một mặt vừa tận dụng được những ưu điểm của từng
mô hình, mặc khác loại bỏ những nhược điểm không đáng có. Từ đó, chuỗi cung
ứng đẩy-kéo ra đời và phát triển như một hình thức kết hợp ưu điểm và hạn chế
nhược điểm. Chuỗi cung ứng đẩy-kéo dựa trên ranh giới đẩy-kéo trong đó phía
trước điểm ranh giới này, doanh nghiệp thường sử dụng chuỗi cung ứng đẩy và phía
sau ranh giới còn lại sẽ sử dụng chuỗi cung ứng kéo.


10
Tại giai đoạn đầu, doanh nghiệp thực hiện các linh kiện tồn kho được quản lý
dựa trên nhu cầu dự báo. Ở đây chúng ta sẽ bắt gặp khái niệm C+3 với nhu cầu
nguyên vật liệu trong đó C là ngày hôm nay, C+1 là một ngày tiếp theo, C+2 là một
ngày tiếp theo nữa và C+3 là ngày xuất hàng. Để đảm bảo quá trình sản xuất phân
phối tinh gọn. Để đảm bảo quá trình tinh gọn, vừa kịp, doanh nghiệp sẽ chỉ để mức
tồn kho nguyên vật liệu ở cách ba ngày trước khi xuất hàng sản phẩm cuối cùng đi.
Ở giai đoạn tiếp theo, doanh nghiệp sẽ tiến hành sản xuất, lắp đặt theo các đơn hàng
cụ thể. Thậm chí ở một số doanh nghiệp, nguyên vật liệu mặc dù đang được lưu trữ
nhưng không phải là hàng tồn kho của doanh nghiệp mà là hàng tồn kho của nhà
cung cấp. Chỉ khi nguyên vật liệu sử dụng thì mới chuyển tồn kho từ nhà cung cấp
sang của doanh nghiệp. Từ đó có thể thấy ưu điểm nổi bật của chuỗi cung ứng là
việc giảm duy trì mức tồn kho an toàn. Tồn kho của doanh nghiệp sẽ ở mức thấp
nhất có thể, đồng thời vẫn đảm bảo đủ nguồn nguyên vật liệu để sản xuất theo nhu
cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có ưu điểm đó là sự phản ứng
nhanh, đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường. Nếu không dữ trữ hàng tồn kho là nguyên
vật liệu đủ sản xuất, doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian để có đủ nguồn nguyên
vật liệu, sản xuất và giao cho người tiêu dùng, giảm sức cạnh tranh với những
doanh nghiệp có tốc độ phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi khách hàng.

Qua các loại hình chuỗi cung ứng trên, có thể thấy rằng mỗi loại hình chuỗi
cung ứng đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng mà các doanh nghiệp cần phải
phân tích, đo lường chính xác các yếu tố nội bộ doanh nghiệp, môi trường bên trong
bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt nhu cầu của khách hàng, sự thay đổi nhu cầu để
từ đó quyết định áp dụng mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với từng thời điểm.
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1. Khái niệm
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều định nghĩa, khái niệm về
quản lý chuỗi cung ứng. Theo Mentzer, “Quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp có
tính chiến lược và hệ thống các chức năng hoạt động kinh doanh và các bí quyết để
thực hiện các hoạt động kinh doanh này trong một doanh nghiệp và giữa các bên
trong chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện hoạt động dài hạn của từng doanh
nghiệp và toàn bộ chuỗi cung ứng”.


11
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á Thái Bình Dương, quản lý chuỗi cung
ứng là bước phát triển cao hơn của Logistics, là quản lý chuỗi quan hệ từ nhà cung
cấp nguyên vật liệu đầu vào- đơn vị sản xuất- nhà phân phối và người tiêu dùng
cuối cùng, chú trọng đến mối quan hệ với các đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà
sản xuất với nhà cung cấp đầu vào, người tiêu dùng cuối cùng và các bên liên quan
như các công ty giao nhận vận tải, kho bãi và các công ty công nghệ thông tin.
Theo Hội đồng các chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (The Council of
Supply Chain Management Professionals - CSCMP), “Quản trị chuỗi cung ứng bao
gồm tất cả các hoạt động lên kế hoạch và quản trị liên quan đến nguồn cung ứng,
thầu, chuyển đổi và các hoạt động quản lý hậu cần (logistics management); về bản
chất, quản trị chuỗi cung ứng tích hợp quản trị cung và cầu bên trong và bên ngoài
các công ty, một chức năng tích hợp với trách nhiệm chính cho việc kết nối các
chức năng kinh doanh chính và các quy trình kinh doanh trong các công ty thành
một mô hình kinh doanh gắn kết và hiệu suất cao”.

Như vậy, mặc dù có những điểm chưa thống nhất nhưng qua các định nghĩa
trên có thể thấy khái niệm “quản lý chuỗi cung ứng tập trung quản lý các hoạt động
trong chuỗi cung ứng, đó là sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ của sản xuất, tồn kho, địa
điểm và vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhịp
nhàng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường”. Một cách nhìn khác về quản lý
chuỗi cung ứng đó là việc quản lý một tập hợp của các dòng chảy lưu chuyển, gồm
có “dòng nguyên vật liệu, sản phẩm hoàn chỉnh, dòng chảy tài chính và các dịch vụ
bắt đầu từ nhà cung cấp nguyên vật liệu. Việc quản lý đó bao gồm các công việc
như mua bán nguồn nguyên vật liệu đầu vào, dòng thanh toán, vận chuyển nguyên
vật liệu, kế hoạch sản xuất và kiểm soát sản phẩm, lưu kho hàng hóa và vận tải tới
nhà phân phối, chăm sóc khách hàng, kiểm tra và chỉnh lại các sản phẩm lỗi. Tại đó,
dòng chảy nguyên vật liệu là tất cả các yếu tố nguyên vật liệu thô, bán thành phẩm,
sản phẩm hoàn chỉnh, xuất hàng tới nhà phân phối. Dòng chảy tài chính bao gồm tất
cả sự chuyển tiền, thanh toán, thông tin thẻ tín dụng, lịch thanh toán, công nợ và các
dữ liệu tài chính, tín dụng. Dòng chảy thông tin bao gồm tất cả dữ liệu liên quan đến
nhu cầu, kế hoạch nguyên vật liệu, giao hàng, đặt hàng, xử lý đơn hàng hàng trả lại.


12

Nguồn: Tổng hợp từ tạp chí chuỗi cung ứng điện tử Supply Chain Insight 2014, số
1, trang 15.
Hình 1.3. Mô hình chuỗi cung ứng Theo Ủy ban kinh tế và xã hội
Châu Á Thái Bình Dương
1.2.2. Vai trò của quản trị chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như hiện tại, các doanh
nghiệp muốn tồn tại và phát triển mạnh thì phải hoàn thành tốt vai trò của doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng nói chung và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng trong
nội bộ doanh nghiệp. Quản trị chuỗi cung ứng có các vai trò như sau:
Thứ nhất, quản trị chuỗi cung ứng góp phần đắc lực cho hoạt động marketing

của doanh nghiệp, đặc biệt là chiến lược marketing hỗn hợp bốn P: Price giá cả;
Product sản phẩm; Promotion khuyến mại; Place địa điểm. Chính QLCCƯ là nhân
tố then chốt góp phần đảm bảo giá trị của sản phẩm, đến đúng thời gian cần thiết tại
địa điểm cần thiết. Mục tiêu lớn nhất của QLCCƯ là đảm bảo cung cấp hàng hóa,
dịch vụ cho khách hàng một cách tốt nhất với chi phí hợp lý nhất có thể. Chính việc


13
kiểm soát chất lượng dịch vụ tốt ở một mức chi phí sẽ giúp doanh nghiệp đạt được
lợi nhuận ổn định.
Vài trò thứ hai của quản trị chuỗi cung ứng thể hiện ở việc quản trị các hoạt
động đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nhờ có thể chuyển biến nguồn nguyên
vật liệu đầu vào, tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, tạo
thêm giá trị gia tăng của sản phẩm. Việc QLCCƯ hiệu quả có thể giúp giảm chi phí
hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khốc liệt. Thực tế đã chứng
minh rất nhiều doanh nghiệp đã khó khăn, thất bại khi không chú ý phát triển quản
trị chuỗi cung ứng trong khi có không ít doanh nghiệp đã đạt được nhiều thành công
to lớn nhờ biết xây dựng và thực hiện quản trị chuỗi cung ứng phù hợp.
Thứ ba, việc quản trị chuỗi cung ứng thành công sẽ tạo bước đệm nâng cao
hiệu quả sản xuất, phân phối sản phậm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia
vào hệ thống thương mại điện tử thành công hơn. Để có thể mua bán, trao đổi hàng
hóa trên Internet, doanh nghiệp cần có hệ thống quản trị chuỗi cung ứng hiện đại,
đảm bảo công tác kho vận, dịch vụ khách hàng một cách hoàn hảo mới có thể giữ
chân khách hàng và phát triển kinh doanh. Amazon là một ví dụ điển hình của việc
xây dựng thành công hệ thống quản lý chuỗi cung ứng, đảm bảo việc giao hàng,
thanh toán cho tất cả khách hàng trong phần lớn nước Mỹ trong vòng một ngày kể
từ khi đặt hàng, thậm chí có những khu vực gần trung tâm kho hàng, thời gian giao
hàng của Amazon chỉ là ba mươi phút.
Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là quản trị chuỗi cung
ứng hiệu quả giúp doanh nghiệp quản lý được lượng hàng tồn kho hiệu quả, giúp

doanh nghiệp vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng khi khách hàng cần,
đồng thời đảm bảo quản lý chi phí hợp lý. Doanh nghiệp sẽ không phải đối mặt với
nguy cơ hàng hóa không có để bán khi khách hàng mua, đặt hàng (Out of Stock),
nhưng lượng hàng dự trữ cũng không quá nhiều. Đối với những hàng hóa theo mùa
vụ, việc quản trị chuỗi cung ứng đặc biệt có hiệu quả khi đảm bảo cung cấp hàng
hóa tới khách hàng mọi thời gian và địa điểm ở một chi phí hợp lý. Với ngành hàng
tiêu dùng nhanh, quản trị chuỗi cung ứng đóng vai trò then chốt do nhu cầu, sở
thích của khách hàng thay đổi rất nhanh (Fast Moving Consumer Good), yêu cầu
khắt khe trong khi giá sản phẩm khá thấp. Nếu doanh nghiệp không xây dựng hệ


14
thống quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả chắc chắn sẽ không thể tồn tại trên thị
trường hàng tiêu dùng nhanh rất khốc liệt.
1.2.3. Mục tiêu quản trị chuỗi cung ứng
Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng được thể hiện cụ thể qua bảy điều đúng
(7 Right things) cần phải làm của hệ thống đó.
-

Thứ nhất, đúng sản phẩm (the right product): Khách hàng là trung tâm, là

yếu tố mà mọi hoạt động trong chuỗi đều phải hướng tới. Khách hàng chỉ đồng ý
mua hàng, thanh toán khi nhận được đúng sản phẩm. Để có thể thực hiện việc này,
doanh nghiệp cần phải giao hàng cho chính xác cho khách hàng đúng sản phẩm
khách hàng yêu cầu. Tất nhiên trước đó, doanh nghiệp đã trải dài qua các bước
nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu thị trường, phát triển sản phẩm từ đó giao đúng mặt
hàng cần giao cho khách hàng. Công việc này tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên,
đối với các doanh nghiệp lớn thực hiện hàng nghìn đơn hàng mỗi ngày, việc chọn
đúng sản phẩm, đóng gói cho hàng nghìn đơn hàng khác nhau trong giới hạn về
nhân lực, thời gian thì gặp rất nhiều thách thức. Các trung tâm phân phối hiện đại

đều cần phải thiết lập hệ thống chỉ định tự động cho các sản phẩm để người công
nhân không phải dùng trí nhớ…
-

Thứ hai, tới đúng khách hàng (to the right customer): Việc thực hiện đơn

hàng nói chung hay việc vận chuyển, giao hàng cho khách hàng nói riêng tới đúng
khách hàng đặt mua là điều hết sức quan trọng vì chỉ như vậy giá trị hàng hóa mới
sử dụng đúng. Trên thực tế có nhiều cách thức để xác nhận chính xác thông tin
người nhận như kí tên bằng chữ kí, kí tên điện tử (Proof of Delivery) mà các công
ty lớn thường sử dụng… Trong một số trường hợp khách hàng cần hàng khẩn cấp
như các loại thuốc cấp cứu, việc giao hàng đúng người cần giao lại càng quan trọng
hơn vì nếu giao hàng nhầm thì có thể dẫn tới bệnh nhân không có thuốc và đối mặt
với nguy hiểm.
-

Thứ ba, tới đúng địa điểm (to the right place): Việc chuẩn bị hàng hóa có sẵn

tại đúng địa điểm, giao hàng đúng địa điểm đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là để thực hiện
chiến lược marketing và phân phối cho sản phẩm điện thoại Nokia Lumia 520 trên
toàn thế giới năm 2011, hãng điện thoại di động Nokia đã phải chuẩn bị hệ thống


15
phân phối khổng lồ trước đó hai tháng để có thể đảm bảo giao hàng và phân phối
cho hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới trong thời gian giao hàng sớm nhất có thể.
-

Thứ tư, đúng điều kiện (at the right condition): Yêu cầu giao hàng, bảo quản


hàng hóa đúng điều kiện là một yêu cầu bắt buộc trong quản trị chuỗi cung ứng hiệu
quả của doanh nghiệp. Điều kiện ở đây bao gồm điều kiện giao hàng theo yêu cầu
hợp đồng… thường quy định theo tập quán thương mại quốc tế Incoterm… Bên
cạnh đó, điều kiện ở đây cũng bao gồm điều kiện bảo quản của sản phẩm: hàng bảo
quản lạnh, hàng bảo quản âm độ, hàng bảo quản mát… Do đó, việc đảm bảo điều
kiện giao hàng, điều kiện bảo quản sản phẩm là yêu cầu và trách nhiệm phải thực
hiện tốt hệ thống chuỗi cung ứng.
-

Thứ năm, đúng thời gian (at the right time): “Thời gian quý hơn vàng”- đó là

nhận định của bất cứ doanh nghiệp nào trong thời điểm cạnh tranh trong kinh doanh
khốc liệt như hiện tại. Càng ngày khách hàng càng yêu cầu rút ngắn thời gian nhận
hàng khiến áp lực đẩy nhanh tiến độ giao hàng cho khách hàng ngày càng tăng. Các
công ty sẽ coi đây là một trong những điểm mạnh, điểm cần cải tiến để đáp ứng
nhanh nhu cầu của khách hàng. Trong thời đại ngày nay, đây cũng sẽ được xem là
một tiêu chí cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp.
-

Thứ sáu, đúng chất lượng (in the right quality): Chất lượng là yếu tố sống

còn quyết định thất bại hay thành công của doanh nghiệp. Khách hàng luôn yêu cầu
chất lượng sản phẩm phải tuyệt đối được đảm bảo như cam kết của nhà sản xuất,
tuy nhiên để đảm bảo điều đó thì các doanh nghiệp phân phối phải đầu tư rất nhiều
chi phí cho hoạt động bảo quản, chế biến, đóng gói, vận chuyển để giữ được chất
lượng sản phẩm.
-

Thứ bẩy, đúng chi phí (at the right cost): Chi phí là xương sống, là yếu tố


xuyên suốt và ảnh hưởng tới mọi quyết định trong quá trình quản trị chuỗi cung
ứng. Trên thực tế có rất nhiều các loại chi phí khác nhau tạo trong hoạt động chuỗi
cung ứng như chi phí vận tải, chi phí lưu kho, chi phí đóng gói, chi phí bảo quản,
tiền thuê đất, xây dựng nhà xưởng, tiền điện, nước... Các nhà quản trị chuỗi cung
ứng luôn luôn phải giám sát, phân tích, điều tra và đưa ra các biện pháp cải tiến liên
tục (Kaizen) để có thể cắt giảm các loại chi phí, các hoạt động thừa trong quá trình
sản xuất và phân phối, để từ đó giúp lợi nhuận của công ty tăng lên.


16
1.2.4. Các mắt xích trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Tổng hợp từ www.vietnamsupplychain.com
Hình 1.4. Các đối tượng tham gia vào chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm nhiều đối tượng tham gia, mỗi đối tượng lại có
những vai trò, ý nghĩa riêng đảm bảo cho cả chuỗi có thể hoạt động nhịp nhàng. Các
đối tượng đó bao gồm sau đây:
1.2.4.1 Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô
Bất kì một sản phẩm hoàn thiện nào cũng đều tạo ra từ các nguyên vật liệu
thô đầu vào để từ đó các doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm hoàn chỉnh cuối
cùng. Khách hàng của nhà cung cấp nguyên vật liệu thô không phải là người tiêu
dùng cuối cùng mà khách hàng của họ là các doanh nghiệp sản xuất. Nhà cung cấp
nguyên vật liệu thô và nhà sản xuất kết hợp với nhau trong mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ. Do đó, quản lý chuỗi cung ứng nguyên vật liệu thô đầu vào có vai trò rất quan
trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt quan trọng với chất lượng của sản phẩm cuối
cùng. Chất lượng nhà cung cấp, giá cả, vị trí địa lý, thời gian giao hàng, mức độ sẵn
sàng thay đổi của nhà cung cấp khi khách hàng thay đổi nhu cầu.
1.2.4.2 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức, doanh nghiệp, công ty sản xuất ra sản phẩm

cuối cùng tới khách hàng, phục vụ những nhu cầu của khách hàng. Sau khi tiến
hành nhận các nguyên vật liệu thô từ nhà cung cấp, nhà sản xuất sẽ tiến hành sản
xuất ra các sản phẩm dựa trên công nghệ kĩ thuật đưa ra các sản phẩm phục vụ nhu


17
cầu của thị trường. Nhà sản xuất sẽ đưa vào sản phẩm giá trị gia tăng mà ở đó,
khách hàng sẵn sàng chi trả.
1.2.4.3 Nhà phân phối
Nhà phân phối với vai trò liên kết giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng, tác
động trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất và lợi ích của người tiêu dùng đã và
đang trở thành một bộ phận rất quan trọng trong các mắt xích chuỗi cung ứng. Nhà
phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho mua từ nhà sản
xuất và bán lại cho nhà bán lẻ hoặc người tiêu dùng trực tiếp. Nhờ có nhà phân phối
mà toàn bộ quá trình lưu thông, tiêu thụ hàng hóa trên thị trường được thực hiện
một cách hài hòa, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho khách hàng khi khách hàng mong
muốn.
1.2.4.4 Nhà bán lẻ
Nằm dưới nhà phân phối trong mô hình chuỗi cung ứng, nhà bán lẻ tồn trữ
sản phẩm và bán cho khách hàng số lượng nhỏ hơn. Nhà bán lẻ thực hiện các hoạt
động “ bán lẻ” – hoạt động bao gồm việc bán hàng hóa, dịch vụ cho các cá nhân
hoặc tổ chức để họ tiêu dùng tại một địa điểm cố định, hoặc không tại một địa điểm
cố định thông qua các dịnh vụ liên quan. Trong kĩ nguyên công nghệ thông tin bùng
nổ như hiện tại, sự ra đời và phát triển của mạng Internet đã thay đổi cách nhìn nhận
về địa điểm bán hàng, mở rộng thêm các hình thức như thư điện tử, website, mạng
xã hội, mua hàng trực tuyến... Nhà bán lẻ là kênh cung cấp thông tin phản hồi của
khách hàng, qua tiếp xúc, doanh nghiệp bán lẻ nắm được nhu cầu, thị hiếu của
người tiêu dùng, từ đó tham gia vào quá trình thay đổi cải tiến sản phẩm.Với người
tiêu dùng, nhà bán lẻ cung cấp các sản phẩm đa dạng, có chất lượng phù hợp với
mức giá tốt nhất, ưu đãi nhất.

1.2.4.5 Khách hàng tiêu dùng
Khách hàng là yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng, yếu tố trung tâm
quyết định mọi định hướng, hành động của các nhân tố còn lại. Trong giai đoạn
cạnh tranh khốc liệt như hiện tại, khách hàng được coi là thượng đế, quyết định sự
sống còn của doanh nghiệp. Để đáp ứng được nhu cầu đa dạng, phức tạp và liên tục
thay đổi của khách hàng khi khách hàng cần, các yếu tố của chuỗi cung ứng phải
kịp thời thích nghi với sự thay đổi nhu cầu đó.


×