Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của việt nam sang liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.48 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN
MINH KINH TẾ Á- ÂU

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

PHAN NHỮ HỒNG NHUNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU
NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA
TRONG BỐI CẢNH THỰC THI HIỆP ĐỊNH
THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN
MINH KINH TẾ Á- ÂU
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60310106



Họ và tên tác giả: Phan Nhữ Hồng Nhung
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUANG MINH

Hà Nội - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực
và chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Phan Nhữ Hồng Nhung


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................................. v
DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................. vi
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN...................................................... vii
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA,
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ ÁÂU VÀ GIỚI THIỆU MẶT HÀNG NÔNG SẢN............................................................... 5
1.1 Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa............................................ 5

1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa............................................................................... 5
1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa............................................................................... 5
1.1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa...................................................... 7
1.2 Giới thiệu chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên Minh
Kinh tế Á-Âu..................................................................................................................................... 7
1.2.1. Bối cảnh ra đời.................................................................................................................. 7
1.2.2. Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia kí kết Hiệp định...................................... 8
1.2.3. Một số nội dung chính của hiệp định....................................................................... 9
1.2.4 Những quy định có liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Liên Bang Nga............................................................................................................................ 12
1.3. Khái quát về mặt hàng nông sản................................................................................. 15
1.3.1. Khái niệm mặt hàng nông sản.................................................................................. 15
1.3.2 Đặc điểm của mặt hàng nông sản............................................................................. 16
1.3.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản đối với quốc gia..........19
1.4. Tổng quan về thị trường hàng nông sản của Liên Bang Nga........................21
1.4.1. Quy mô và đặc điểm thị trường............................................................................... 21
1.4.2 Tình hình nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga........................................... 24
1.4.3 Các qui định về nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga............................... 29
1.5 Tiềm năng, lợi thế và hạn chế của Việt Nam về xuất khẩu nông sản sang
thị trường Liên Bang Nga........................................................................................................ 36


iii
1.5.1 Tiềm năng.......................................................................................................................... 36
1.5.2 Lợi thế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga..37
1.5.3 Hạn chế đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 38

1.6 Kinh nghiệm xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga của một số nước
và bài học đối với Việt Nam.................................................................................................... 40
1.6.1 Kinh nghiệm một số nước........................................................................................... 40

1.6.2 Kinh nghiệm đối với Việt Nam................................................................................. 43
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT
KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM

SANG LIÊN BANG NGA NGA

TRONG ĐIỀU KIỆN THỰC THI HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU................................................................................... 44
2.1 Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga giai
đoạn 2010 – 2016.......................................................................................................................... 44
2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu nông sản................................................................................. 44
2.1.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu................................................................................. 44
2.1.4 Đánh giá chung................................................................................................................ 51
2.2 Cơ hội đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga....54
2.2.1 Gia tăng kim ngạch xuất khẩu................................................................................... 54
2.2.2 Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.............................61
2.2.3 Cơ hội tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại........................................................... 63
2.2.4 Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản........................................... 64
2.3 Thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang
Nga...................................................................................................................................................... 65
2.3.1 Cạnh tranh gay gắt ở thị trường nông sản Liên Bang Nga.............................65
2.3.2 Thách thức từ việc thực thi các quy định của Hiệp định................................. 71
2.3.3 Những yếu kém của sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.............................. 73
2.4 Đánh giá chung về những cơ hội và thách thức.................................................... 75
CHƯƠNG 3: TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP TẬN DỤNG CƠ HỘI, VƯỢT
QUA THÁCH THỨC NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA............................................... 78


iv

3.1 Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong
điều kiện thực thi Hiệp định Thương mại tư do........................................................... 78
3.1.1 Những thuận lợi.............................................................................................................. 78
3.1.2 Những khó khăn.............................................................................................................. 80
3.1.3 Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga.............................. 82
3.1.4 Triển vọng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga...........84
3.2 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên Bang
Nga...................................................................................................................................................... 87
3.2.1 Giải pháp vĩ mô............................................................................................................... 87
3.3.2. Giải pháp vi mô.............................................................................................................. 93
KẾT LUẬN......................................................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 100


v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga 2012-2016.......25
Bảng 1.2: Thống kê chi tiết các mặt hàng nông sản nhập khẩu của Liên Bang
Nga.......................................................................................................................... 26
Đơn vị tính: Kim ngạch (1.000 usd); Tỷ trọng (%)............................................. 26
Bảng 1.3 : Bảy mặt hàng nông sản nhập khẩu chủ yếu của Liên Bang Nga giai
đoạn 2012-2016...................................................................................................... 28
Bảng 1.4: Cam kết thuế quan của Liên Bang Nga khi gia nhập WTO..............30
Bảng 1.5: Dư lượng tối đa các hóa chất có trong các sản phẩm thực vật nhập
khẩu vào Liên Bang Nga....................................................................................... 32
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga 44

Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam
xuất khẩu sang Liên Bang Nga giai đoạn 2012 -2016......................................... 45
Bảng 2.3: Tỷ trọng của các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam trong

kim ngạch nhập khẩu nông sản của Liên Bang Nga........................................... 47
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng nông sản chủ yếu của..............82
Liên Bang Nga....................................................................................................... 82


vi
DANH MỤC KÍ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
CBNS
CU
DNXK
EAEU
FDA
FTA
LB Nga
MRL
NS
NSXK
KNXK
XK
XKNS
TPP

WTO

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN


vii

Đề tài: Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu
Tác giả: Phan Nhữ Hồng Nhung
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Minh
1. Lý do chọn đề tài: Nông sản đóng vai trò lớn trong cơ cấu xuất khẩu cỉa

Việt Nam sang Liên Bang Nga. Trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Liên Bang Nga đã thực thi, Việt Nam cần làm sao để tận dụng hết các cơ hội
và vượt qua thách thức mà Hiệp dịnh đã đề ra.
2. Mục đích nghiên cứu: Dựa trên các cam kết của Hiệp định, đánh giá cơ hội

và thách thức cho các nông sản xuất khẩu Việt Nam sang Liên Bang Nga để từ đó
đề ra một số giải pháp phù hợp
3. Nội dung chính

Kết cấu luận văn gồm 3 chương.
Chương 1, tác giả tập trung vào bốn nội dung chính sau:
Thứ nhất, tác giả có cái nhìn tổng quan về Hiệp định thương mại tự do giữa
Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu về bối cảnh ra đời, mục tiêu và một số nội
dung chính của Hiệp đinh. Qua đó chỉ rõ những quy định nào của Hiệp định có liên
quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga
Thứ hai, trong chương này tác giả cũng đưa ra những nội dung khái quát
chung về mặt hàng nông sản như khái niệm, đăc điểm, các yếu tố ảnh hưởng để tạo
tiền đề phân tích trong chương 2.
Thứ ba, tác giả tập trung nghiên cứu thị trường nông sản Liên Bang Nga dựa
trên các yếu tố là quy mô và đặc điểm thị trường, tình hình nhập khẩu nông sản hiện
nay của Liên Bang Nga cũng như chính sách quy định của nước này về vấn đề nhập
khẩu nông sản.
Thứ 4, tác giả cũng chỉ rõ những tiềm năng và lợi thế của Việt Nam về sản

xuất nông sản xuất khẩu sang Liên Bang Nga.
Với cở sở chương 1, ở chương 2 tác giả tập trung đi sâu vào phân tích nội
dung chính của Luận văn gồm:


viii
Thứ nhất, tác giả chỉ rõ tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên
Bang Nga giai đoạn 2010-2016, tập trung vào kim ngạch xuất khẩu, cơ cấu các mặt
hàng xuất khẩu, chất lượng xuất khẩu và có cái nhìn tổng quan về thành công cũng
như hạn chế của hiện trạng xuất khẩu nông sản hiện nay.
Thứ hai, từ những phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản giai đoạn vừa qua,
cũng như cơ sở lý luận về ngành và các cam kết của Hiệp định, tác giả đã chỉ rõ
những cơ hội đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam là Gia tăng kim ngạch xuất
khẩu, Tăng cường thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, Cơ hội tiếp cận
khoa học kỹ thuật hiện đại, và Góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản.
Thứ ba, sau cơ hội là thách thức từ các quy đinh của Hiệp đinh, tác giả đã chỉ
ra các thách thức hiện hữu là nông sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt ở với các
quốc gia xuất khẩu khác, mặt khác bản thân sự phục hồi của nền nông nghiệp Liên
Bang Nga cũng là thách thức không nhỏ. Các thách thức khác còn đến từ chính nội
tại nền nông nghiệp sản xuất còn yếu kém của Việt Nam.
Chương 3 là chương của triển vọng và giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa xuất
khẩu nông sản sang Liên Bang Nga trong bối cảnh Hiệp định thực thi, gồm các nội
dung chính:
Thứ nhất, tác giả đã đưa ra triển vọng về xuất khẩu nông sản sang Liên Bang Nga
thông qua phân tích các thuận lợi, khó khăn khi Hiệp định thực thi, đưa ra các dự báo
về nhu cầu nhập khẩu cũng như dự báo tình hình nông sản tại Liên Bang Nga.

Thứ hai, tác giả cũng đề cập đến thành công của các nước đang xuất khẩu
nông sản sang Liên Bang Nga để là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Thứ ba, nội dung quan trọng nhất của chương, tác giả đã đưa ra đề xuất giải

pháp đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu nông sản bao gồm nhóm giải pháp vĩ mô, tầm
chiến lược cho các Bộ, Ban ngành, Cơ quan nhà nước và nhóm giải pháp vi mô
mang tầm Doanh nghiệp.
4. Kết quả đạt được
Thông qua thực hiện đề tài, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Luận văn đã phân tích kỹ các quy định của Hiệp định thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản, từ


ix
đó tiến tới chỉ rõ được những cơ hội và thách thức đối với các mặt hàng nông sản
xuất khẩu Việt Nam sang Liên Bang Nga. Đặc biệt với các mặt hàng xuất khẩu chủ
lực, tác giả đã phân tích chi tiết cơ hội và thách thức cho từng mặt hàng chính bằng
những dẫn chứng, trích nguồn, số liệu cụ thể.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu luận văn còn hạn chế nên luận văn chưa thực
hiện nghiên cứu được nhiều hơn về các cơ hội, thách thức cho các nhóm sản phẩm
nông sản khác ngoài nhóm nông sản chủ lực. Vì vậy, tác giả rất mong Hội đồng Khoa
học đóng góp ý kiến để Tác giả có thể hoàn thành tốt hơn nữa Luận Văn.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay đang diễn ra mạnh mẽ trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế chung đó. Việc
tham gia vào các tổ chức này cũng như việc kí kết các Hiệp định thương mại
(FTAs) đã mang các quốc gia xích lại gần nhau hơn để cùng nhau phát triển.
Liên minh kinh tế Á- Âu là liên minh kinh tế khu vực gồm 5 thành viên chính
thức là Liên Bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa
Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan. Trải qua hơn 2 năm với 8 vòng đàm phán chính

thức, Hiệp định đã đi đến thành công với sự thống nhất của tất cả các bên về các
cam kết kinh tế, đầu tư và dịch vụ. Liên Bang Nga là quốc gia lớn nhất và phát triển
nhất trong Liên minh Á Âu, không nhưng vậy quan hệ thương mại Việt – Nga đã có
truyền thống hơn 60 năm và đã được nâng lên tầm Quan hệ chiến lược toàn diện.
Với hiệp định này, chúng ta kỳ vọng sẽ thúc đẩy mối quan hệ hai quốc gia lên một
tầm cao mới, tăng cường hơn nữa sư hơp tác toàn diện.
Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam, hơn
40% dân số làm việc trong lĩnh nông nghiệp cùng với những ưu đãi về điều kiện tự
nhiên, Việt Nam có thế mạnh lớn về nông sản xuất khẩu, là một trong những ngành
đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Việt Nam hiện là một trong
những bạn hàng chính của Liên Bang Nga ở Đông Nam Á. Trong cơ cấu các mặt hàng
xuất khẩu, nông sản đóng vai trò chủ lực, chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trường Nga. Hiệp định thương mại đã ký kết giữa Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á Âu cũng đặt ra câu hỏi lớn cho ngành nông sản Việt Nam về việc làm
thế nào để tận dụng và phát huy hết những cam kết của Hiệp định để gia tăng vị thế của
các sản phẩm nông sản Việt tại thị trường Liên Bang Nga. Do đó, việc xác định rõ cơ
hội và thách thức đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị
trường Nga trong bối cảnh thực thi hiệp định là hết sức quan trọng.


2
Nhận thức được vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Cơ hội và thách thức
đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh
thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á- Âu”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là dựa trên các cam kết của Hiệp định
thương mại giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu có liên quan đến mặt hàng
nông sản và thực tế hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga;
phân tích đánh giá cơ hội và thách thức cho các nông sản xuất khẩu Việt Nam sang
Liên Bang Nga để từ đó đề ra một số giải pháp vi mô và vĩ mô để tăng cường hơn

nữa kim ngạch xuất khẩu nông sản sang thị trường này trong bối cảnh Hiệp định đã
chính thức có hiệu lực.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga, tập
trung vào các mặt hàng nông sản chủ lực.
Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng xuất khẩu của nông sản Việt Nam trong thời gian
5 năm trở lại đây từ giai đoạn 2012 đến 2016, những cơ hội và thách thức mà Hiệp
định mang lại, từ đó đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đề ra, Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
sau:
-

Đưa ra cơ sở lý luận về nông sản, phân tích một số quy định chính của Hiệp
định có liên quan đến hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang
Nga. Ngoài ta cần có cái nhìn tổng quan về thị trường hàng nông sản Liên Bang
Nga cũng như tiềm năng, tình hình sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

-

Phân tích thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Liên Bang Nga.
Thông qua cơ sở lý luận và thực tiễn xuất khẩu nhận định các cơ hội và thách
thức đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Liên Bang Nga trong bối cảnh
Hiệp định đã được thực thi.


3
-


Từ các cơ hội và thách thức Hiệp định mang lại, đề xuất các giải pháp vĩ mô và
vi mô để tận dụng cơ hội và vượt qua các thách thức đẩy mạnh xuất khẩu nông
sản Việt Nam vào Liên Bang Nga.

5. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả về
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên Bang Nga như:
Trịnh Thị Thanh Thuỷ (2007), “Quá trình phát triển quan hệ thương mại giữa
Việt Nam và Liên Bang Nga trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Baì viết đã
chỉ ra được lịch sử hình thành và phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên
Bang Nga kể từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế đến nay, cũng đề cập đến tình hình
xuất khẩu của Việt Nam sang Nga nhưng không cụ thể đến mặt hàng nông sản.
Đặng Hùng Sơn (2012) “Chính sách thương mại quốc tế của Liên bang Nga
và khả năng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Liên bang Nga”. Bài viết đã
đề cập đến các chính sách thương mại của Liên Bang Nga và ảnh hưởng của các
chính sách này đến quan hệ thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói
riêng tuy nhiên cũng không đề cập cụ thể đến mặt hàng nông sản.
Nguyễn Thị Kim Oanh (2015), “Xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường
Liên bang Nga: thực trạng và giải pháp”. Bài viết đã đề cập đến thực trạng xuất
khẩu nông sản của Việt Nam sang Nga và đề ra một số giải pháp, tuy nhiên bài viết
chưa cập nhật được về Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế
Á Âu.
Cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về cơ hội và thách thức của nông
sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga trong bối cảnh thực thi
Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện, luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp so sánh


4
- Các phương pháp khác: Phương pháp diễn giải quy nạp, Phương pháp logic,

Phương pháp mô tả-khái quá.
7. Kết cấu đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh
kinh tế Á Âu và giới thiệu mặt hàng nông sản
Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu nông sản của Việt
Nam sang Liên Bang Nga trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á Âu.
Chương 3: Triển vọng và giải pháp tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức nhằm
đẩy mạnh xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga.


5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA,
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ ÁÂU VÀ GIỚI THIỆU MẶT HÀNG NÔNG SẢN
1.1 Tổng quan chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu hàng hoá là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo qui định của pháp luật (Luật Thương Mại 2005, Điều 28). Không chỉ là
những hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sự tham
gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn

thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể tham gia vào hoạt động này
mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động
xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
năng lực sản xuất trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách
hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chức của mình.
Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu; Chi nhánh bán
hàng tại nước ngoài.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếp xúc với
thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thị trường một cách trực
tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên hạn chế của thị trường
này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải chịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm
nhập được thị trường, đồng thời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.

Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của tổ
chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của nước
mình ra nước ngoài. Trong hình thức này doanh nghiệp có thể sử dụng các trung


6
gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lý xuất khẩu, hãng buôn xuất
khẩu…
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trung gian nắm
rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩy nhanh việc mua bán và
giảm rủi ro và chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhược điểm của hình thức
xuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuất khẩu không tiếp cận trực tiếp với thị
trường, khách hàng do đó ít có khả năng đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng

tiềm năng.
Buôn bán đối lưu
Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu
người bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhận về có giá trị tương
đương, tránh cho các doanh nghiệp được các rủi ro về ngoại hối
Tái xuất và chuyển khẩu
Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hoá
từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba. Hình thức này có
độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao.
Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượt qua
ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như hoạt động xuất
khẩu. Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoại giao đoàn, khách du lịch
quốc tế.
Gia công xuất khẩu
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên
(nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt
gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao
gia công (phí gia công).

1.1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa


7
-

Tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng

-


Phát huy được các lợi thế so sánh

-

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, định hướng sản xuất

-

Giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và nâng cao mức sống của nhân dân

-

Nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trên thị trường thế giới, nâng cao vị
thế của một quốc gia trên trường quốc tế.

-

Động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.2 Giới thiệu chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Liên Minh
Kinh tế Á-Âu
1.2.1. Bối cảnh ra đời
Liên minh Kinh tế Á Âu (EAEU) bao gồm 5 thành viên chính thức là Liên
Bang Nga, CH Belarus, CH Kazakhstan, CH Armenia và CH Kyrgyzstan. Khu vực
thị trường này từ trước tới nay vẫn tương đối đóng với hàng hóa của Việt Nam.
Đồng thời, đây cũng gần như là Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên của
Liên minh khu vực với một một quốc gia ngoại khối bởi EAEU từng đàm phán FTA
với một số nước nhưng không đạt được tiến triển và bị đình trệ hoặc hủy bỏ. Do đó,
cơ hội đối với hàng hóa Việt Nam là rất lớn khi được cắt giảm thuế quan vào khu
vực thị trường này mà lại không phải cạnh tranh với những đối thủ FTA khác.

Nhưng quan trọng hơn cả là cơ cấu sản phẩm của hai khu vực là tương đối bổ sung
cho nhau nên một khi FTA được ký kết chắc chắn sẽ thúc đẩy đáng kể cả kim ngạch
xuất và nhập khẩu giữa hai bên. Với hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EAEU,
các nhà xuất khẩu Việt Nam có thể đa đẩy mạnh việc xuất khẩu nhiều mặt hàng vào
Liên minh, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia.
Diễn biến đàm phán FTA Việt Nam - EAEU
- 28/3/2013: FTA Việt Nam – Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakhstan

chính thức khởi động đàm phán.
- Tổng cộng có 8 vòng đàm phán chính thức (vòng cuối cùng tại Hà Nội ngày

8-14/12/2014), nhiều vòng không chính thức.
- Ngày 15/12/2014: Hai bên đã ký Tuyên bố chung kết thúc đàm phán.


8
- Ngày 29/5/2015: Hai bên chính thức ký kết FTA Việt Nam – Liên minh

Kinh tế Á-Âu.
(Ngày 29/5/2014: ba nước Nga, Belarus, Kazakhstan đã thành lập Liên minh
Kinh tế Á-Âu thay cho Liên minh thuế quan (CU) trước đây, và kết nạp thêm hai
thành viên mới là Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan)
- Ngày 5/10/2016: Hiệp định chính thức có hiệu lực.

Việc ký kết Hiệp định này là một trong những ưu tiên hàng đầu của Liên minh
về hội nhập kinh tế với thế giới với kỳ vọng sẽ mở rộng được quan hệ thương mại,
đầu tư với khu vực Đông Nam Á trong Chiến lược tăng cường quan hệ với khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương của Liên Bang Nga.
1.2.2. Mục tiêu của Việt Nam khi tham gia kí kết Hiệp định
Một là, góp phần mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các

nước thành viên Liên minh, từ đó có thể dễ dàng thâm nhập sang các nước thuộc Liên
Xô (cũ). Mặc dù mới được thành lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 với tên gọi Liên
minh Hải quan, EAEU có vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển của một số
quốc gia thuộc Liên Xô cũ hướng tới một không gian kinh tế thống nhất.

Hai là, thu hút đầu tư trong những lĩnh vực như khai thác và chế biến khoáng
sản, sản xuất năng lượng, chế tạo máy, hóa chất vì đây là những thế mạnh sẵn có
của EAEU bởi họ có nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có như dầu mỏ, than á,
quặng sắt,...Bản thân Việt Nam cũng là một quốc gia rất giàu có về tài tài nguyên
thiên nhiên và khoáng sản nên nếu có thể tận dụng được nguồn đầu tư từ Liên Minh
thì đây sẽ là cơ hội hợp tác rất tốt cho cả hai bên. Đồng thời, thông qua Hiệp định,
Việt Nam cũng có cơ hội đẩy mạnh và mở rộng đầu tư sang các nước Liên minh
trong công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, khai thác dầu khí.
Ba là, mở rộng cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến đẩy nhanh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, các sản phẩm khoa học công nghệ Việt
Nam, dù đã được cải tiến và đổi mới nhiều, song phần lớn vẫn sử dụng những công
nghệ cũ, lạc hậu. Trong các nước thành viên Liên minh, Liên Bang Nga là quốc gia
có nền công nghiệp phát triển cao nhất trong các lĩnh vực khoa học - kỹ


9
thuật và công nghiệp như năng lượng, dầu khí, công nghệ chế tạo máy,… Vì vậy,
việc tham gia vào Hiệp Định sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội
tiếp cận với khoa học và công nghệ cao mà qua đó từng bước thu hẹp khoảng cách
về kiến thức, kỹ năng nghiên cứu phát triển cũng như nâng cao năng lực sáng tạo
khoa học-công nghệ của cá nhân và nền khoa học và công nghệ trong nước.
Bốn là, góp phần tạo ra mội trường kinh doanh và đầu tư ổn định, minh bạch,
thông thoáng, thuận lợi cho tất cả các quốc gia thành viên thông qua các cam kết về
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư mà các bên đã thống nhất trong FTA.
Năm là, mở rộng và tăng cường các quan hệ hợp tác song phương toàn diện

giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh, đặc biệt là củng cố quan hệ Đối
tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên Bang Nga.
1.2.3. Một số nội dung chính của hiệp định
1.2.3.1 Các cam kết về thuế quan
Cam kết của EAEU
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của EAEU cho
Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:
Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực : gồm 6.718 dòng
thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế, gồm một số mặt hàng như thủy sản, túi xách,
nhựa, rau, củ quả, các loại hạt, dầu thực vật, thịt sống, một số vật liệu xây dựng như
đá granite, thạch sanh, cao lanh, đất sét, đá hoa; quặng kim loại tự nhiên, các loại
than, dầu mỏ, xăng, khí tự nhiên, hóa chất, chất phụ gia…( Trung tâm WTO –
VCCI, 2015)
Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm, mỗi năm giảm
thêm 1,4% và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025):
gồm 2.876 dòng thuế, gồm một số mặt hàng như dệt may, giày dép, gỗ, sữa và các
sản phẩm từ sữa, phomat, hoa tươi, mỹ phẩm, thiết bị gia đình và văn phòng, phụ
kiện hàng may mặc,…


10
Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế
(nhóm này được hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan,
nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn).
Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế,
chiếm khoảng 1,58% biểu thuế, gồm một số sản phẩm trong nhóm Dệt may, Da
giầy và Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp
phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định
Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá
chưa chế biến

Cam kết của Việt Nam
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa của Việt Nam cho EAEU chia làm 4 nhóm:

Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếm
khoảng 53% biểu thuế gồm nông sản, thủy sản, phân bón, một số sản phẩm thép,
thiết bị xây dựng và công nghiệp,…
Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm gồm:
- Cắt giảm 1.3% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2018 gồm

một số mặt hàng như chế phẩm từ thịt, cá, và rau củ quả, phụ tùng máy nông
nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý…
- Cắt giảm 3.4% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2020 gồm

một số mặt hàng như giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản
phẩm sắt thép,…
- Cắt giảm 3.2% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm 2022 gồm

một số mặt hàng như bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt
thép,…
- Cắt giảm từ 1.8% đến 2% mỗi năm và loại bỏ thuế quan hoàn toàn vào năm

2026 gồm một số mặt hàng rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô
nguyên chiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…


11
Nhóm không cam kết (U): Chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu
thuế
Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan,…
1.2.3.2 Các cam kết về xuất xứ

Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng
được các quy tắc của Hiệp định như sau:
Quy tắc xuất xứ:
Hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EAEU) nếu:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên, hoặc,
- Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất

xứ từ một hay hai Bên, hoặc
- Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội

khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng
được quy định trong Hiệp định.
Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEU khá
đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC ≥
40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2,
4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.
VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu không
có xuất xứ)/Trị giá FOB x 100% Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không
đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển
đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không
có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa. ( VCCI, 2016)

Vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được
vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên


12
của Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay
nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:

- Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc

các yêu cầu về vận tải có liên quan.
- Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó; và
- Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc

lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của
hàng hóa.
Mua bán trực tiếp
Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp nhân có
đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp địn), nếu đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp
nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định.

Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), FTA Việt Nam – EAEU vẫn
áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do
nhà nước quy định. Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định.
1.2.4 Những quy định có liên quan đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Liên Bang Nga
Các mặt hàng nông sản chủ lưc Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang thị trường
Nga là cà phê, hạt tiêu, hạt điều, gạo, cao su, chè và rau quả.
Cà phê
Thuế suất giảm thuế theo lộ trình: áp dụng cho cà phê đã rang, đã khử chất
caffeine; thuế suất cơ sở hiện là 10% những không dưới 0,2 EUR/kg. Thuế áp dụng
cho các năm tiếp theo theo quy định của hiệp định là: năm 2016 là 6,7% nhưng
không dưới 0,133 EUR/ 1 kg, năm 2017 là 5, nhưng không dưới 0,1 EUR / 1 kg,
năm 2018 là 3,3, nhưng không dưới 0,067 EUR/ 1 kg, năm 2019 là 1,7, nhưng



13
không dưới 0,033 EUR/ 1 kg và thuế suất về mức 0% vào năm 2020. Riêng cà phê
đã rang, chưa khử chất caffeine: không nằm trong nhóm cam kết
Chè
Tất cả các mặt hàng chè xuất khẩu sang Liên Bang Nga đều được áp dụng
mức thuế suất 0% như trước đây. Riêng Chè Paragoay thuế suất giảm từ 5% về 0%
ngay khi FTA có hiệu lực. Chè xanh (chưa ủ men) đóng gói sẵn trọng lượng dưới
3kg không nằm trong nhóm cam kết.
Hạt tiêu
Thuế suất giảm từ 5% về 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho Hạt tiêu
thuộc chi Piper; quả ớt thuộc chi Capsicum hoặc chi Pimenta, khô hoặc xay hoặc
nghiền thuế suất và một số gia vị, hương liệu khác như Vani, quế và hoa quế, hoa
hồi, gừng, nghệ,…
Cao su
Thuế suất giảm từ 5% về mức 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho tất
cả các chất lượng cao su xuất khẩu như cao su tổng hợp và các chất thay thế cao su
dẫn xuất, cao su tái sinh ở dạng nguyên sinh hoặc dạng tấm, tờ hoặc dải, cao su
chưa lưu hóa,…
Hạt điều
Thuế suất giảm từ 5% về 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho hạt điều
tươi hoặc khô, chưa bóc vỏ
Gạo
Gạo đồ hạt dài (Parboiled rice) với tỷ lệ độ dài/rộng bằng hoặc lớn hớn 3, và
các loại gạo hạt dài khác có hàm lượng validamycin không vượt quá 3% tính theo
trọng lượng tịnh được cấp phép hạn ngạch xuất khẩu là 10000 tấn/năm với thuế suất
0% và ngoài hạn ngạch sẽ áp dụng mức thuế suất tối huệ quốc là 15%, nhưng không
dưới 0,045 EUR/ 1 kg.
Rau



14
Thuế suất giảm từ 15% về 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho các mặt
hàng: Cây đỗ quyên và cây azalea, cây hoa hồng, đã hoặc không ghép cành, hạt rau,
câu rừng, phong lan, cây hoa có nụ, cây tuần lộc, cây thông noel, cải brucxen tươi
hoặc ướp lanh, rau diếp xoăn,…
Thuế suất giảm theo lộ trình, thuế suất cơ sở hiện là 15% nhưng không dưới
0,9 EUR /1kg, sau FTA thuế suất mỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4%
nhưng quy định mức thuế tối đa/1kg và về mức 0% vào năm 2026, áp dụng cho: cà
rốt, củ cải, củ cải ri, đậu hạt, măng tây, rau chân vịt, hoa a ti sô, ô liu tươi hoặc bảo
quản tạm thời, quả bí ngô, quả bí và quả bầu; củ từ; khoai sọ; khoai môn; cà chua,
hoa hồng, hoa tươi,... Riêng mặt hàng cà chua phức tạp hơn, quy định mức thuế tối
đa/1kg còn phụ thuộc vào từng giai đoạn xuất khẩu trong năm.
Quả và hạt
Thuế suất giảm từ 10% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho quả lê,,
quả dâu tây, mâm xôi, dâu đỏ tươi, quả berry đỏ, hồng vàng tươi, đào, lê, đu đủ,…

Thuế suất giảm từ 5% xuống 0% ngay khi FTA có hiệu lực: áp dụng cho cơm
dừa, hạt dẻ, quả óc chó, Pistachios, hạt macadamia, hạt cau, chuối, quả sung, quả
dứa, quả bơ, quả ổi xoài, măng cụt, cam, quýt, quả bười, quả chanh, quả nho, các họ
quả dưa, quả mơ tươi, quả anh đào chưa, mận,…:
Rau quả chế biến
Thuế suất giảm theo lộ trình, thuế suất cơ sở hiện là 15%, sau FTA thuế suất
mỗi năm sẽ được giảm thêm từ 1,3% đến 1,4% nhưng quy định mức thuế tối đa/1kg
và về mức 0% vào năm 2025 áp dụng cho: quả ớt, ngô ngọt, khoai lang, nấm và
nấm cục, atiso, mứt trái cây, thạch trái cây ,một số quả đã chế biến (lê, mơ, anh đào,
dâu tây, nước dứa ép)

1.3. Khái quát về mặt hàng nông sản
1.3.1. Khái niệm mặt hàng nông sản
Quan điểm của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc



×