Tải bản đầy đủ (.doc) (244 trang)

Quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường cao đẳng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4 0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 244 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công
trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án
đều trung thực và có xuất xứ rõ rang,
không trùng lặp với các công trình
khoa học đã công bố.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Liên



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

01

Cán bộ quản lý

CBQL

02

Cách mạng công nghiệp

CMCN



03

Công nghệ thông tin

CNTT

04

Chất lượng đào tạo

CLĐT

05

Đội ngũ giảng viên

ĐNGV

06

Giáo dục và Đào tạo

GD&ĐT

07

Lao động - Thương binh và xã hội

LĐ-TB&XH


08

Nguồn nhân lực

NNL

09

Nội dung đào tạo

NDĐT

10

Phương pháp đào tạo

PPĐT

11

Qúa trình đào tạo

QTĐT

12

Quản lý đào tạo

QLĐT



MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Những công trình nghiên cứu về đào tạo ở các trường đại
học và cao đẳng
1.2.
Những công trình nghiên cứu về quản lý đào tạo trên cơ sở
ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường đại học, cao đẳng
1.3.
Khái quát các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và
những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÊN CƠ
SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1.
Những vấn đề lý luận về đào tạo ở các trường cao đẳng
trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
2.2.
Những vấn đề lý luận về quản lý đào tạo trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin ở các trường cao đẳng trong bối

cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
2.3.
Những yếu tố tác động đến quản lý đào tạo trên cơ sở ứng
dụng công nghệ thông tin ở các trường cao đẳng trong bối
cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 3 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÊN
CƠ SỞ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở
CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG HIỆN NAY
3.1.
Khái quát chung về các trường cao đẳng hiện nay
3.2.
Cách thức tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng
3.3.
Thực trạng đào tạo ở các trường cao đẳng hiện nay
3.4.
Thực trạng quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông
tin ở các trường cao đẳng hiện nay

7
16
16
27
34

39
39

51

65


75
75
78
80
88


3.5.

Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến quản
lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường

cao đẳng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
3.6.
Đánh giá chung thực trạng và nguyên nhân thực trạng quản lý
đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường
cao đẳng hiện nay
Chương 4 BIỆN PHÁP VÀ KHẢO NGHIỆM, THỬ NGHIỆM CÁC
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRÊN CƠ SỞ
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở CÁC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
4.1.
Biện pháp quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin
ở các trường cao đẳng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
4.2.
Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi các biện pháp
4.3.
Thử nghiệm các biện pháp

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

105

109

113
113
139
145
160
163
164
180


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14

Tên
bảng
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9
3.10
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.
4.5.

15
16
17
18


4.6.
4.7.
4.8.
4.9

TT Tênbiểuđồ

Nội dung
Tổng hợp số lượng đối tượng khảo sát
Tổng hợp kết quả khảo sát về tính hiệu quả sử dụng
phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo ở các nhà trường
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát sinh viên về nội dung
điều hành hoạt động học của sinh viên trên cơ sở ứng
dụng CNTT
Tổng hợp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT ở 5 trường cao đẳng
Kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về quản lý sinh
viên trên cơ sở ứng dụng CNTT
Kết quả khảo sát ở CBQL, giảng viên và sinh viên về
cơ sở hạ tầng CNTT ở các nhà trường
Kết quả khảo sát sinh viên về quản lý kết quả học tập trên
cơ sở ứng dụng CNTT
Tổng hợp các nội dung công bố CLĐT từ các Website
ở 5 trường cao đẳng
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên, chuyên
viên chuyên môn về thực trạng mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tác động khách quan
Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên, chuyên
viên chuyên môn về thực trạng mức độ ảnh hưởng của
các yếu tố tác động chủ quan
Cụ thể hóa các tiêu chuẩn về kiến thức, kỹ năng sử dụng

CNTT ứng dụng trong thực hiện các nhiệm vụ của đội
ngũ CBQL và giảng viên
Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp
Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp
Kết quả tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
Các chuyên đề bồi dưỡng cho đối tượng là CBQL,
chuyên viên chuyên môn và giảng viên
Kết quả kiểm tra trước khi tiến hành thử nghiệm
Kết quả kiểm tra sau khi thử nghiệm
Bảng so sánh kết quả lớp thứ nhất trước khi thử
nghiệm so với sau thử nghiệm
Bảng so sánh kết quả lớp thứ hai trước khi thử nghiệm
so với sau thử nghiệm

Tran
g
79
83
92
96
98
100
102
104
105
107
124
142
142

144
150
152
153
154
155
Trang


19
20
21
22

23
24
25
26
27
28
29

3.1.
3.2.
3.3.
3.4.

3.5.
3.6
4.1

4.2
4.3
4.4
4.5

Biểu đồ biểu thị mức độ đánh giá của CBQL, ĐNGV về
tính hiệu quả của việc xây dựng chương trình, NDĐT
Biểu đồ biểu thị mức độ đánh giá của CBQL, ĐNGV
tính hiệu quả trong kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo
Tổng hợp kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về thực trạng
xây dựng kế hoạch đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT
Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát sinh viên về nội dung
điều hành hoạt động học của sinh viên trên cơ sở ứng
dụng CNTT
Biểu đồ biểu thị kết quả khảo sát CBQL, giảng viên về
quản lý sinh viên trên cơ sở ứng dụng CNTT
Biều đồ biểu thị kết quả khảo sát sinh viên về quản lý
kết quả học tập trên cơ sở ứng dụng CNTT
So sánh mức độ về tính cần thiết của các biện pháp
So sánh mức độ về tính khả thi của các biện pháp
Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
So sánh kết quả lớp thứ nhất trước khi thử nghiệm
so với sau thử nghiệm
So sánh kết quả lớp thứ hai trước khi thử nghiệm

81
86
88


92
98
102
142
143
145
154
156

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
TT
1

Tên sơ
đồ
3.1

Nội dung
Khái quát về cơ cấu tổ chức các trường cao đẳng

Trang
76


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những thập kỷ qua, trước sự phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang
lại nhiều lợi ích to lớn, làm biến đổi sâu sắc mọi mặt từ đời sống kinh tế, văn hoá,

xã hội… ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Công nghệ thông tin đã thâm nhập
vào mọi lĩnh vực, ngành, nghề và trở thành nguồn lực, động lực quan trọng thúc
đẩy sự phát triển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, khi thế giới bước vào
CMCN 4.0, vai trò của CNTT được khẳng định ngày càng rõ nét, nó trực tiếp góp
phần đánh giá chính xác nhu cầu, làm tăng năng xuất, hiệu quả và tốc độ phát
triển của nền kinh tế; nâng cao hiệu quả quản lý xã hội, chất lượng đời sống vật
chất, tinh thần con người; giữa gìn, phát huy bản sắc, giá trị văn hóa, cũng như
đảm bảo nền quốc phòng, anh ninh của mỗi quốc gia, dân tộc… Chính vì vậy,
Đảng ta nhấn mạnh: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin là một
nhiệm vụ ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là phương tiện
chủ lực để đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các nước đi
trước. Mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng
đều phải ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển” [4].
Đối với lĩnh vực giáo dục, đây là một trong những lĩnh vực có vị trí, vai trò
quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức sâu sắc
vấn đề đó, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo
dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”
[30, tr.114]. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã tiến hành thực hiện đồng
bộ nhiều phương hướng, giải pháp khác nhau, trong đó khẳng định rõ việc ứng
dụng CNTT vào trong GD&ĐT là vấn đề cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan
trọng. Do đó, khi đất nước bắt đầu bước sang thế kỷ 21, trong Chỉ thị số 58CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000, Đảng ta đã xác định cần “Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học, bậc học, ngành
học” [4]. Đồng thời, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ rõ “Đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [25]. Quán triệt sâu sắc quan
điểm trên, Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông


8


tin vào các hoạt động của nhà trường, nhất là ứng dụng trong giảng dạy, học tập
và quản lý giáo dục”[8]. Tập trung “Ứng dụng tin học để thực hiện giáo án điện
tử, xây dựng ngân hàng đề kiểm tra tất cả các môn, xây dựng bộ tài liệu hướng
dẫn giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, phát triển và ứng dụng các phần
mềm mô phỏng phục vụ dạy học”[9].
Đối với các trường cao đẳng ở nước ta hiện nay, đây là những nhà trường
nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân có mục tiêu, yêu cầu đào tạo “nguồn
nhân lực có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp theo hướng ứng
dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị
trường lao động trong nước và quốc tế” [29]. Để thực hiện có hiệu quả vấn đề
trên, những năm gần đây, các trường cao đẳng đã tăng cường ứng dụng CNTT
vào trong thực tiễn đào tạo, QLĐT và bước đầu đạt được những hiệu quả nhất
định, góp phần quan trọng trong nâng cao CLĐT ở các nhà trường. Tuy nhiên, từ
thực tiễn cho thấy, trước vai trò của ứng dụng CNTT trong GD&ĐT ngày càng
lớn, nhưng việc ứng dụng CNTT ở các nhà trường thời gian qua vẫn còn nhiều
hạn chế, bất cập. Điều này được thể hiện trên các vấn đề như: Hệ thống các trang
thiết bị CNTT, ở một số nhà trường còn thiếu về số lượng, chưa đảm bảo tính
đồng bộ và còn lạc hậu so với thực tiễn; quá trình ứng dụng CNTT vào trong
thiết kế bài giảng, xây dựng cơ sở dữ liệu, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học
của giảng viên, sinh viên, trao đổi bài giảng qua mạng… còn chưa thường
xuyên, tính hiệu quả chưa cao. Việc ứng dụng các thành tựu CNTT trong dạy
học, giáo dục khi triển khai thực hiện còn chậm và gặp nhiều lúng túng...
Đặc biệt, trong QLĐT dựa trên cơ sở ứng dụng CNTT còn gặp nhiều khó
khăn, bất cập từ khâu xây dựng kế hoạch ứng dụng; kiến thức, kỹ năng sử dụng
CNTT của các chủ thể quản lý, cho đến các điều kiện đảm bảo cho việc ứng
dụng… Điều này làm cho chất lượng, hiệu quả QLĐT ở các nhà trường thời
gian qua chưa thực sự đáp ứng tốt với mục tiêu, yêu cầu đề ra; “còn mang tính
bao cấp, ôm đồm, sự vụ và chồng chéo, phân tán; trách nhiệm và quyền hạn quản lý
chuyên môn chưa đi đôi với trách nhiệm, quyền hạn quản lý về nhân sự và tài
chính…” [113]. Đây vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân cơ



9

bản làm cho CLĐT “còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế
giới; năng lực nghề nghiệp sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của
công việc…” [113]. Một bộ phận không nhỏ sinh viên sau khi tốt nghiệp không
tìm được việc làm, hoặc không thể học chuyển tiếp lên bậc học cao hơn…
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, thời gian qua, ở nước ta đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đề cập đa chiều, trên nhiều khía cạnh khác nhau
xung quanh đến đào tạo, QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT. Điều này góp phần
quan trọng trong cung cấp những luận cứ, luận chứng khoa học cả trên phương
diện lý luận, thực tiễn để từng nhà trường vận dụng vào nâng cao chất lượng,
hiệu quả QLĐT. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước sự tác động của bối
cảnh CMCN 4.0 đến lĩnh vực GD&ĐT; trước thực tiễn đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục ở các cấp học, bậc học đã và đang đặt ra những yêu cầu mới trong
QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT các trường cao đẳng, nhưng chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, chuyên sâu
cả lý luận và thực tiễn về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa
chọn: “Quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin ở các trường
cao đẳng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0” làm luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn QLĐT trên cơ
sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp
QLĐT trên cơ sở có ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng trong bối cảnh
CMCN 4.0, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả QLĐT đáp ứng yêu cầu quản
lý ở các nhà trường và xu hướng phát triển của giáo dục trong bối cảnh mới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các
trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0.
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân thực trạng
đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng hiện nay.


10

Đề xuất các biện pháp QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường
cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0.
Tiến hành khảo nghiệm và thử nghiệm để khẳng định tính đúng đắn,
khả thi, hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và giả
thuyết khoa học
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lý đào tạo ở các trường cao đẳng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng
trong bối cảnh CMCN 4.0
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về QLĐT trên cơ sở
ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0; không nghiên
cứu về đào tạo có ứng dụng CNTT.
Phạm vi về địa bàn, khách thể và thời gian khảo sát:
Phạm vi về địa bàn khảo sát: Luận án khảo sát ở các trường cao đẳng
trên địa bàn khu vực miền Bắc, Trung, Nam và Tây nguyên của cả nước.
Phạm vi về khách thể khảo sát: Khảo sát ở 10 trường cao đẳng tiêu
biểu ở các tỉnh, thành khu vực miền Bắc, Trung, Nam và Tây nguyên, cụ thể:
Ở miền Bắc là 5 trường: Trường Cao đẳng Bách khoa Hà Nội, Trường Cao
đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ Việt Nam,

Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 1, Trường Cao đẳng Công
nghệ và Kinh tế Hà Nội. Ở miền Trung là 2 trường: Trường cao đẳng kinh tế Kỹ thuật số 1 Nghệ An, Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng. Ở tây
Nguyên là 1 trường: Trường Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên. Ở miền Nam
và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 trường: Trường Cao đẳng Công nghiệp cao
su và Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức.


11

Phạm vi về thời gian khảo sát: tiến hành khảo sát từ tháng 01/2018 đến
tháng 3/2018.
Phạm vi về thời gian: các số liệu nghiên cứu sinh sử dụng cho quá trình
nghiên cứu luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2013 đến 2018.
3.4. Giả thuyết khoa học
Quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng hiện nay
là vấn đề rất quan trọng, góp phần quyết định đến chất lượng, hiệu quả quản lý ở
các nhà trường. Theo đó, nếu các chủ thể ở từng nhà trường nhận thức sâu sắc vị trí,
vai trò của CNTT; đồng thời thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các vấn đề cụ thể như:
Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ CBQL, giảng viên về
vị trí, vai trò, ý nghĩa của QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT; xây dựng kế hoạch đào
tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT đảm bảo tính khoa học, toàn diện, bám sát và phù hợp
với sự phát triển của CNTT; hoàn thiện cơ chế chính sách và xây dựng môi trường
thuận lợi trong QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các nhà trường; thường xuyên tổ
chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng CNTT trong thực hiện các nhiệm vụ cho
đội ngũ CBQL, giảng viên, chuyên viên chuyên môn; thường xuyên tổ chức kiểm
tra, giám sát kết quả QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các nhà trường; thì chất
lượng, hiệu quả quản lý sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao CLĐT của các nhà
trường đáp ứng yêu cầu đặt ra trong bối cảnh cmcn 4.0 hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quán
triệt đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về GD&ĐT, nhất là
những quan điểm trong đào tạo, QLĐT có ứng dụng CNTT để luận giải các
nội dung luận án. Đồng thời đề tài dựa các quan điểm tiếp cận:
* Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Quản lý đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng
trong bối cảnh CMCN 4.0 là một trong những nội dung quan trọng trong
quản lý giáo dục ở các nhà trường. Đồng thời, trong QLĐT trên cơ sở ứng dụng


12

CNTT bao hàm nhiều nội dung và có sự tham gia bởi nhiều chủ thể khác nhau.
Tất cả những yếu tố này đều tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất và có mối
quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau. Theo đó, luận án sử dụng phương pháp tiếp
cận hệ thống - cấu trúc để chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa các yếu tố đó
trong cùng một hệ thống. Đồng thời, trong phân tích, trình bày các kết quả, nội
dung luận án đảm bảo có tính hệ thống, khoa học, lôgic, khúc chiết, chặt chẽ cao.
* Quan điểm thực tiễn
Luận án sử dụng quan điểm tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu chỉ ra
những mâu thuẫn, tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu; trong phân tích, đánh
giá thực trạng đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao
đẳng hiện nay như: những ưu điểm, những hạn chế, bất cập và chỉ ra những
nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, bất cập đó; đề xuất được những biện pháp
QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các nhà trường đảm bảo phù hợp với tình
hình thực tiễn. Đồng thời, luận án sử dụng quan điểm thực tiễn trong kiểm
chứng những kết quả nghiên cứu mà đã đạt được.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp luận nghiên cứu, quan điểm tiếp
cận trên, trong quá trình nghiên cứu, đề tài còn tiếp cận vấn đề theo quan điểm

phức hợp; quan điểm lịch sử - lô gíc, quá trình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
khác nhau, cụ thể là các phương pháp:
* Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, bao gồm các phương pháp:
Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các vấn đề qua nghiên
cứu hệ thống tài liệu lý luận, chuyên khảo, các bài báo khoa học thuộc phạm vi
nghiên cứu của đề tài. Cụ thể trong nghiên cứu, trình bày nội dung tổng quan
tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài; phân tích những cơ sở lý luận để
đưa ra những nhận định, đánh giá theo quan điểm riêng của tác giả...
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, bao gồm các phương pháp:


13

Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nghiên cứu các văn bản, báo cáo
tổng kết liên quan đến đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các
trường cao đẳng hiện nay nhằm tạo ra cơ sở vững chắc để củng cố, khẳng
định những nhận định các nội dung thực trạng vấn đề nghiên cứu đảm bảo có
tính đúng đắn, khách quan và chính xác cao. Đồng thời, sử dụng phương pháp
nghiên cứu này trong nghiên cứu những cách làm hay, có giá trị trong thực
tiễn mà từng nhà trường khái quát được để vận dụng vào trong đề xuất các
biện pháp QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng trong bối
cảnh CMCN 4.0 đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao.
Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát QTĐT và QLĐT trên cơ sở
ứng dụng CNTT ở 10 trường cao đẳng là Trường Cao đẳng Bách khoa Hà Nội,
Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Mỹ nghệ
Việt Nam, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 1, Trường Cao đẳng
Công nghệ và Kinh tế Hà Nội, Trường cao đẳng kinh tế - Kỹ thuật số 1 Nghệ
An, Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng, Trường Cao đẳng Công nghệ

Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su và Trường cao đẳng Kinh tế
- Kỹ thuật Thủ Đức để làm cơ sở đưa ra những nhận định trong đánh giá thực
trạng đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng hiện
nay, cũng như trong thử nghiệm các biện pháp mà luận án đề xuất...
Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm, tiến hành nghiên cứu các sản phẩm
hoạt động dạy của giảng viên và hoạt động học của sinh viên; các văn bản chỉ đạo ở
từng nhà trường liên quan đến hoạt động đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT nhằm
đưa ra những luận cứ, luận chứng để chứng minh thực trạng vấn đề nghiên cứu
Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng bộ phiếu điều tra, khảo sát với
04 đối tượng là CBQL, chuyên viên chuyên môn (100 phiếu), ĐNGV (150 phiếu),
sinh viên (1000 phiếu) ở 10 trường cao đẳng là Trường Cao đẳng Bách khoa Hà
Nội, Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỹ nghệ Việt Nam, Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 1,
Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Hà Nội, Trường cao đẳng kinh tế -


14

Kỹ thuật số 1 Nghệ An, Trường Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng, Trường
Cao đẳng Công nghệ Tây Nguyên, Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su và
Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thủ Đức.
Phương pháp tọa đàm, trao đổi: Tiến hành tọa đàm, trao đổi với các
đồng chí lãnh đạo nhà trường, CBQL các phòng, ban, ĐNGV và sinh viên ở
10 trường cao đẳng trên xung quanh vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các nhà khoa học về kết quả
nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở đó tiếp thu những ý kiến hay, có giá trị để
chỉnh sửa, bổ sung, đảm bảo luận án có chất lượng tốt nhất.
Phương pháp khảo nghiệm và thử nghiệm: Xây dựng kế hoạch và tổ
chức khảo nghiệm, thử nghiệm tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải
Trung ương 1. Cụ thể là khảo nghiệm để khẳng định tính cần thiết, tính khả
thi của các biện pháp và thử nghiệm biện pháp 3 để khẳng định tính cần thiết,

khả thi và tính hiệu quả các biện pháp luận án đề xuất.
* Phương pháp hỗ trợ: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương
pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu điều tra, khảo sát để phục vụ cho đánh
giá thực trạng và khảo nghiệm, thử nghiệm các biện pháp luận án đề xuất.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án bổ sung, luận giải làm rõ cơ sở lý luận về QLĐT trên cơ sở
ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0. Cụ thể bổ
sung, làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng
CNTT ở các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0 như: làm rõ khái
niệm đào tạo, đặc điểm đào tạo ở các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN
4.0; xây dựng khái niệm QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT và làm rõ vai trò
của ứng dụng CNTT trong đào tạo và QLĐT ở các trường cao đẳng
trong bối cảnh CMCN 4.0; chỉ ra nội dung và phân tích những nhân tố khách
quan, chủ quan tác động đến QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường
cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0.
Luận án đánh giá chính xác, khách quan thực trạng đào tạo và QLĐT
trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng hiện nay. Đồng thời đề xuất
hệ thống các biện pháp QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao


15

đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0 đảm bảo có tính thiết thực, khả thi cao, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả QLĐT, cũng như CLĐT ở các nhà trường
đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, phát triển lý luận về đào tạo và QLĐT trên
cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0. Đặc
biệt, luận án đã đưa ra những biện pháp QLĐT trên cơ sở ứng dụng CNTT ở

các trường cao đẳng trong bối cảnh CMCN 4.0 có tính thiết thực, khả thi cao.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho từng trường cao
đẳng nhìn nhận đúng đắn về thực trạng đào tạo và QLĐT trên cơ sở ứng dụng
CNTT hiện nay. Đồng thời, luận án làm tài liệu tham khảo và giúp cho các
trường cao đẳng vận dụng ngay vào trong thực tiễn QLĐT trên cơ sở ứng
dụng CNTT, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả QLĐT đáp ứng
thiết thực với yêu cầu của quản lý đặt ra hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (15 tiết), kết luận và kiến nghị,
danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài,
danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.


16


17

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HINH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình nghiên cứu về đào tạo ở các trường đại học và
cao đẳng
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể khẳng định, những tư tưởng liên quan đến giáo dục (đào tạo) đã
được đề cập từ rất sớm. Trong thời cổ đại có nhiều nhà giáo dục như Khổng
Tử (551 - 479 TCN), Platon (427-348 TCN)... đã có những tư tưởng đề cập
đến vấn đề này. Mặc dù không đề cập trực tiếp tới đào tạo, nhưng bước đầu
các nhà giáo dục đã chỉ ra vai trò của giáo dục (đào tạo) đối với sự phát triển

con người và xã hội. Đồng thời, cũng đưa ra những quan điểm mang tính định
hướng nhằm giúp cho các chủ thể quá trình giáo dục, nhất là là người dạy xác
định chương trình, nội dung, phương pháp phù hợp nhằm đáp ứng tốt với mục
tiêu giáo dục đã đề ra.
Theo thời gian, từ thời kỳ cận đại cho tới những năm gần đây, việc
nghiên cứu về giáo dục (đào tạo) ngày càng được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu. Đặc biệt, việc nghiên cứu về đào tạo ở các trường đại học và cao
đẳng đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu đảm bảo có tính hệ thống,
khoa học, chuyên sâu. Năm 1876, tác giả Fukuzawa Yukichi (1835 - 1901) nhà giáo dục nổi tiếng người Nhật Bản đã xuất bản cuốn sách “Gacumon no
susume -Khuyến học” [38]. Trong cuốn sách này tác giả nhận định rằng
phương Tây là một xã hội có nền kinh tế, xã hội phát triển hiện đại đòi hỏi
Nhật Bản cần phải hướng tới. Muốn vậy, các trường đại học trong QTĐT phải
gắn liền với thực tiễn. Ông đề ra yêu cầu trong đào tạo, các nhà trường Nhật
Bản cần thay đổi những phương pháp dạy học truyền thống bằng việc dạy học
các ngành khoa học thực tiễn phương Tây. Bởi vì, chỉ khi làm được điều đó,
nền giáo dục mới góp phần làm cho đất nước được thịnh vượng và đạo đức,
chất lượng xã hội sẽ tăng lên… [38, tr.22].
Trong cuốn sách“Education etsociologie - Giáo dục và xã hội), tác giả
Emile Durkheim cho rằng, trường học không chỉ là nơi mọi người được tiếp


18

nhận sự giáo dục, đặc biệt là giáo dục luân lý, mà còn là nơi mọi người được
dạy dỗ và học những môn học cụ thể. “Mục tiêu của chúng ta không phải là
biến mỗi học sinh trở thành một nhà khoa học mà trở thành một con người duy
lý…Ngày nay, chúng ta phải đào tạo những người duy lý, hay có thể nói là
những người chú trọng vào việc suy nghĩ thấu đáo. Nhưng cũng phải làm
những người duy lý mới hiểu biết về mọi thứ, kể cả liên quan đến con người
hay sự vật…” [82, tr.59].

Nghiên cứu sâu về việc xây dựng nội dung đào tạo nhằm đáp ứng với
thiết thực với cuộc sống thực tại của con người, trong tác phẩm “Những mục
tiêu của giáo dục và các tiểu luận khác” [1] của tác giả Alfred North
Whitehead (đã xác định chủ trương: Đối với giáo dục đại học “không dạy quá
nhiều môn học” và “dạy cái gì thì phải dạy cho thấu đáo”. Dạy ít, nhưng là
những nội dung quan trọng, mà người học biến được tri thức đó thành của
mình và “biết cách áp dụng chúng ngay lập tức trong những tình huống của
cuộc đời thực”. [1].
Theo tác giả Polat trong cuốn sách “Distance learning theory and
practice - Đào tạo từ xa lý luận và thực tiễn” [35] cho rằng: đào tạo được hiểu
là "hoạt động cùng nhau có hướng đích của người dạy và người học mà trong
đó thực hiện sự phát triển nhân cách, trình độ học vấn và mức độ giáo dục của
nhân cách"; còn tác giả Cenzo & Robbins định nghĩa: “Đào tạo là tiến trình
bao gồm những phương pháp được sử dụng tác động lên quá trình học tập
nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành” [35].
Nghiên cứu chuyên sâu về lý thuyết đào tạo theo tín chỉ, trong công trình
nghiên cứu về “The credibility of the credit hour: History, use and shortcomings
of the credit system - Độ tin cậy của giờ tín chỉ: Lịch sử, áp dụng và hạn chế của
hệ thống tín chỉ” [156] tác giả Heffernan J. cho rằng đào tạo theo hệ thống tín
chỉ là xu hướng tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Dựa trên cơ sở đó, tác giả lần
lượt đi vào luận giải qúa trình hình thành của tín chỉ, các lý do hệ thống tín chỉ
được áp dụng, lan rộng trong giáo dục đại học. Bên cạnh đó, tác giả đã hệ thống
lại những ý kiến, quan điểm về những hạn chế của tín chỉ; đưa ra những cách
thức giải quyết và những thay đổi cần thiết để tháo gỡ những hạn chế của đào tạo


19

theo tín chỉ như: Sự cần thiết phải đưa ra các yêu cầu, cấu trúc chương trình và
các nội dung liên quan đến công tác quản lý hành chính [156].

Đặc biệt, khi thế giới bước sang thế kỷ XXI, trước sự bùng nổ mạnh mẽ
của CNTT, việc nghiên cứu ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung, ở các
trường đại học và cao đẳng nói riêng là vấn đề được các tổ chức quốc tế coi
trọng hơn bao giờ hết; đồng thời nó được coi là yếu tố quan trọng nhằm nâng
cao chất lượng của nền giáo dục ở mỗi quốc gia và được đưa vào các trương
trình nghị sự theo định kỳ. Năm 2000, trong tuyên bố chung của Hội nghị Bộ
truởng Giáo dục các nuớc thành viên tổ chức APEC lần thứ 2 về vấn đề
“Giáo dục trong xã hội học tập ở thế kỷ XXI” tổ chức vào ngày 07/4/2000 đã
xác định một trong những nhiệm vụ chiến lược ở các quốc gia là phải coi
“CNTT và truyền thông như là năng lực cốt lõi dành cho học sinh, sinh viên
trong tuơng lai. Tiếp cận và khai tháctiềm năng của CNTT& truyền thông để
nâng cao chất luợng học tập và giảng dạy, khuyến khích học tập suốt đời”
[17].
Năm 2003, tác giả Victoria L.Tinnio đã viết cuốn sách “Công nghệ
thông tin và truyền thông trong giáo dục” [164]. Cuốn sách này được trình
bày trong dung lượng 49 trang và chia làm 5 phần khác nhau, trong đó:
Phần 1: Định nghĩa thuật ngữ
Phần 2: Triển vọng của ICT đối với giáo dục
Phần 3: Sử dụng ICT trong giáo dục
Phần 4: Những vấn đề về sử dụng ICT trong giáo dục
Phần 5: Những thách thức trong việc lồng ghép ICT vào giáo dục.
Với cách trình bày khoa học, lô gic dựa trên 5 phần trên, công trình đã
khái quát rõ nét trên các khía cạnh: Thứ nhất, những ích lợi tiềm năng của việc
sử dụng CNTT và truyền thông trong giáo dục và các cách ứng dụng CNTT và
truyền thông khác nhau đã được sử dụng trong giáo dục từ trước đến nay. Thứ
hai, đặt ra bốn vấn đề cơ bản trong việc sử dụng CNTT và truyền thông trong
giáo dục là tính hiệu quả, chi phí, sự hợp lý và tính ổn định. Thứ ba, những thách
thức quan trọng mà các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển
cần lưu ý khi đưa ra các quyết định về việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào



20

giáo dục, đó là các vấn đề chính sách, quy hoạch giáo dục, cơ sở hạ tầng, quy mô
xây dựng, ngôn ngữ, nội dung, và vốn cấp [164].
Nghiên cứu việc ứng dụng CNTT đảm bảo phù hợp với chiến lược phát
triển giáo dục, cũng như đặc thù ở một quốc gia nhất định, nhóm 3 tác giả
Sharmela Devi, Mohammad Ziwaan, Shubash Chander trong bài viết
“Information and communication technology for quality education in India Công nghệ thông tin và truyền thông cho chất lượng giáo dục ở Ấn Độ” [159]
đã nhấn mạnh việc ứng dụng CNTT và truyền thông trực tiếp nâng cao chất
lượng giáo dục chính quy và không chính quy; trong phát triển nội dung giáo
dục, quản lý giáo dục. Các tác giả khẳng định: “CNTT và truyền thông là một
trong những thành phần không thể thiếu ở xã hội đương đại trong tất cả các cấp
học ở Ấn Độ. Tiếp cận CNTT và truyền thông trong giai đoạn đầu của nền giáo
dục sẽ giúp cho thế hệ trẻ đối diện với những gì ở phía trước” [159, tr.5].
Chỉ ra mối quan hệ giữa CNTT với giáo dục, tác giả Seyling Wen (có
công trình “Công nghệ thông tin và nền giáo dục trong tương lai” [100].
Trong công trình này, tác giả đã khẳng định rằng nhận thức việc đổi mới giáo
dục không còn là một khẩu hiệu, mà là những hành động cụ thể. Hiên nay cả
thể giới đã đi vào cuộc cải cách giáo dục với mục tiêu là giáo dục trở thành
nền tảng căn bản nhất trong thế kỷ 21. Đặc biệt, trong thế kỷ này, CNTT và
truyền thông đã tạo ra sự biến đổi xã hội một cách sâu sắc, toàn diện thì giáo
dục không thể nằm ngoài sử tác động của nó. CNTT và truyền thông đã làm
thay đổi mạnh mẽ cách thức dạy, học và quản lý. Vì vậy, mọi tổ chức cá nhân
giáo dục có thể chọn cách thức hiệu quả nhất đối với công việc cụ thể [100].
Đề cập trực tiếp đến vai trò của CNTT và truyền thông đối với giáo
dục hiện nay, tác giả Sukanta Sarkar thuộc Khoa quản lý Trường Đại học
ICFAL của Ấn Độ trong bài viết “The Role of Information and
Communication Technology (ICT) in Higher Education for the 21 st- Vai trò
của công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục đại học của thế kỷ

21” [161] cho rằng CNTT và truyền thông đã tác động vào thực tiễn giáo
dục, góp phần tăng trưởng đáng kể cho các hoạt động giáo dục đại học…
Tiếp tục nhấn mạnh tới vấn đề này, tác giả Sukanta Sarkar còn xem việc tích
hợp CNTT và truyền thông trong giảng dạy và học tập là vấn đề quan trọng


21

trong đổi mới giáo dục đại học. Nó được coi là “Một khía cạnh thiết yếu của
bộ công cụ văn hóa giảng dạy trong thể kỷ 21” [161].
Trong công trình nghiên cứu: “ICT in Education Practice - Các mô hình
ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục hiện đại” năm 2010, các tác giả Lim,
CP, C.S. Chai and D. Churchill, Leading đã đưa ra bộ công cụ nâng cao năng lực
cho các trường đào tạo giáo viên ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Luận giải
tính cấp thiết phải ứng dụng CNTT vào nhà trường sư phạm, các tác giả cho rằng:
“Mặc dù đã có nhiều bằng chứng cho thấy CNTT có tiềm năng lớn trong việc cải
thiện chất lượng dạy và học cũng như việc tiếp cận CNTT ngày càng dễ dàng hơn,
đa số giáo viên trên thế giới ngày nay vẫn chưa sử dụng công nghệ thành thạo hay
thường xuyên để có thể khai thác tiềm năng của nó” [158, tr.13]. Từ đó, các tác
giả đưa ra những phương tiện đánh giá từ các bài kiểm tra trình độ được chuẩn
hóa đến hồ sơ bài dạy điện tử đã được sử dụng để đánh giá trình độ tích hợp
CNTT phục vụ cho giảng dạy của các giáo viên. Việc đánh giá dựa trên bốn
phương diện, đó là: khả năng sử dụng CNTT, thái độ và niềm tin đối với việc sử
dụng CNTT, lý luận sư phạm và việc sử dụng CNTT trong thực tế [158].
Bên cạnh những công trình nghiên cứu trên, trên thế giới hiện nay còn có
rất nhiều các công trình nghiên cứu khác về đào tạo và đào tạo trên cơ sở ứng
dụng CNTT ở các trường đại học và cao đẳng. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận
và quan niệm khác nhau về đào tạo, tuy nhiên nhìn chung, các công trình đã đi
sâu vào nhấn mạnh vai trò của đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng đối với
sự phát triển nguồn nhân lực ở mỗi quốc gia; nhấn mạnh vai trò của việc đổi

mới các nhân tố như: chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo, cách thức
học tập của sinh viên... trong nâng cao chất lượng đào tạo ở các nhà trường...
Đặc biệt, khi nghiên cứu về đào tạo trên cơ sở ứng dụng CNTT ở các trường
đại học và cao đẳng, các công trình đều khẳng định giá trị to lớn và sự cần thiết
của việc ứng dụng CNTT ở các nhà trường; đưa ra những ý tưởng, quan điểm,
cách tiếp cận khác nhau khi nghiên cứu các ứng dụng CNTT vào trong dạy và
học. Trong đó tập trung chỉ ra những điểm thuận lợi, khó khăn và những điều
kiện cần thiết khi ứng dụng và sử dụng CNTT trong đào tạo ở các trường đại
học và cao đẳng ở mỗi quốc gia sao cho đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất. Nhìn
chung, tất cả các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài được coi là


22

cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng để tác giả kế thừa, phát triển và nghiên cứu
vận dụng trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ mà luận án đặt ra.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước
Ở nước ta, sau khi đất nước được thống nhất (1975), vấn đề phát triển
GD&ĐT luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi trọng. Theo
thời gian, cho đến nay đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới đổi
mới nâng cao chất lượng GD&ĐT đáp ứng thiết thực với yêu cầu phát triển
của đất nước. Trong các nghiên cứu đó, có nhiều công trình nghiên cứu trực
tiếp đến đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng, tiêu biểu có:
Trong cuốn sách “Dạy học dựa vào nghiên cứu trường hợp ở đại học”
[67] tác giả Vũ Thị Lan cho rằng đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng nước
ta hiện nay phải tập trung hướng tới giúp sinh viên trở thành “người lao động
năng động, sáng tạo, có kiến thức và có kỹ năng chuyên nghiệp, sẵn sàng gánh
vác trọng trách công việc. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là một
trong những giá trị cần có của người lao động thời đại mới và cũng là cấp thiết từ
các tổ chức kinh doanh, sản xuất...”. Xuất phát từ vấn đề trên, tác giả nhấn mạnh

“Để trang bị cho năng lực giải quyết vấn đề cho người lao động cần có sự vào
cuộc của giáo dục từ rất sớm, nhất là giáo dục đại học. Giáo dục đại học phải
không ngừng đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học để đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội” [67, tr.18].
Trong nghiên cứu về “Cơ hội và thách thức giáo dục đại học Việt Nam
trong xu thế toàn cầu hóa” [91] tác giả Võ Thị Phiến đã đi sâu vào phân tích
bối cảnh toàn cầu hóa đã ảnh hướng đến nhu cầu về số lượng, chất lượng
nguồn nhân lực. Trên cơ sở đó, theo tác giả để nâng cao chất lượng giáo dục
đại học cần giải quyết tốt 4 vấn đề cơ bản, đó là: “1) Cần thay đổi nhận thức
về tư duy giáo dục và cạnh tranh bình đẳng giữa giáo dục đại học công lập với
tư nhân. 2) Cần cập nhật chương trình đào tạo đổi mới phù hợp với khu vực
và thế giới”. 3) Đổi mới công tác quản lý và điều hành các trường đại học
cùng với sự cần thiết đầu tư, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ chuyên
môn của giảng viên ở Việt Nam. 4) Ứng dụng những thành tựu mới nhằm
phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ trong giáo dục đại học trên cơ sở các


23

bản quyền, phát minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ theo các định chế quốc tế; kết
nối các sản phẩm nghiên cứu khoa học với thực tiễn nhu cầu của thị trường và
xã hội. 5) Từng bước xác lập hệ thống định chuẩn, đánh giá và kiểm định chất
lượng giáo dục và đào tạo theo khu vực và thế giới” [91].
Đi sâu vào nghiên cứu đánh giá những hạn chế, bất cập trong đào tạo ở
các trường đại học và cao đẳng nước ta hiện nay, tác giả Phạm Thành Khánh
có công trình nghiên cứu “Giáo dục đại học Việt Nam trước những yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện” [59]. Trong công trình này, tác giả cho rằng giáo
dục đại học nước ta vẫn còn tồn tại những hạn chế như: chất lượng, hiệu quả
còn thấp so với yêu cầu; chưa hiệu quả thiết thực; xu thế “vị bằng cấp” ngày
càng phổ biến; còn thiếu và nghèo nàn về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Từ

thực trạng này, tác giả đã đưa ra 6 giải pháp nhằm đổi mới chất lượng giáo
dục đại học đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn, cụ thể: 1) Quản lý tốt nền giáo
dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng về cả chất lượng và mức đầu tư.
2) Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học theo hướng tăng tính cạnh tranh ở
các cơ sở đào tạo, giảm “sức gánh”, mức đầu tư của nhà nước. 3) Thay đổi
căn bản hệ thống đánh giá từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực. 4)
Tiếp tục xây dựng chương trình giảng dạy theo chuẩn đầu ra. 5) Chuẩn hóa
bậc đào tạo đại học làm căn cứ đánh giá năng lực người học. 6) Cần có những
giải pháp đồng bộ và toàn diện [59].
Tiếp cận dưới góc độ bàn về nâng cao CLĐT giáo viên ở các trường đại
học và cao đẳng sư phạm, năm 1996, Trường Đại học Sư phạm đã tổ chức
Hội thảo "Nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước" [132]. Trong hội thảo này có nhiều bài
viết bàn về các vấn đề khác nhau liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc
nâng cao chất lượng giáo viên và vai trò của trường sư phạm. Nhìn chung, các
bài viết đều khẳng định chất lượng giáo dục phụ thuộc chặt chẽ vào chất
lượng đào tạo giáo viên; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đang đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo giáo viên tại các
trường sư phạm - với tư cách là đòn bẩy để tạo nên sự đổi mới của cả hệ
thống giáo dục. Một số bài viết đã đi vào nghiên cứu, đề xuất những giải pháp
liên quan đến chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên, coi


24

đây là những khâu đột phá nhằm thiết thực đổi mới quá trình đào tạo giáo
viên để đáp ứng những biến đổi về kinh tế, xã hội… đất nước [132].
Đi sâu vào nghiên cứu nâng cao CLĐT nguồn nhân lực ở một địa bàn
cụ thể, tác giả Nguyễn Thị Thu Lan có công trình luận án tiến sĩ “Giáo dục và
đào tạo đáp ứng phát triển nguồn nhân lực các khu công nghiệp Đồng Nai

trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [68]. Trong công trình này, tác
giả đã đi sâu vào đề cập đến yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa với
phát triển nguồn nhân lực; chỉ ra thực trạng việc đào tạo nghề ở các trường
đại học và cao đẳng còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là chưa đảm bảo chất
lượng so với yêu cầu của các doanh nghiệp. Từ những vấn đề trên, tác giả đã
đề xuất các nhóm giải pháp, trong đó tập trung đi sâu vào nhóm giải pháp liên
kết giữa các doanh nghiệp với các trường đại học và cao đẳng trên địa bàn
trong đào tạo nguồn nhân lực ở các khu công nghiệp Đồng Nai [68].
Để nâng cao CLĐT ở các trường đại học trong quân đội, trong cuốn
sách “Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [11] do tác giả Trần Đăng
Bộ chủ biên đã khẳng định: “Việc căn cứ vào nhu cầu thực tiễn quân đội, xã
hội để làm cơ sở để các trường đại học quân đội đổi mới nội dung, chương
trình, phương pháp dạy và học là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định đến
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và đất
nước trong thời kỳ mới” [11].
Tiếp cận dưới góc độ xây dựng nội dung, chương trình đào tạo đội ngũ
cán bộ chính trị nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn xây dựng quân đội hiện
nay, đề tài cấp bộ “Nghiên cứu giải pháp đổi mới nội dung, phương thức đào
tạo cán bộ chính trị cấp phân đội trong tình hình mới” [77] do tác giả Nguyễn
Bình Minh làm chủ nhiệm đã khẳng định: đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội
là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch, được tổ chức chặt chẽ của
các chủ thể sư phạm trong nhà trường quân đội tới các đối tượng học viên làm
cho họ lĩnh hội hệ thống các kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và hình thành các
phẩm chất nhân cách cần thiết để tiến hành công tác đảng, công tác chính trị ở
cấp phân đội. Dựa trên cơ sở đó, công trình đã tập trung đi sâu vào phân tích


×