Tải bản đầy đủ (.doc) (226 trang)

Xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc ê đê và h’mông hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 226 trang )

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI –––––––––––––––––––––––––

TẠ THỊ THẢO

XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

HÀ NỘI - 2019


VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ
HỘI –––––––––––––––––––––––––

TẠ THỊ THẢO

XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG
GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ H’MÔNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 9 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN ĐÌNH TẤN

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo
sát xã hội học và dữ liệu định tính là hoàn toàn trung thực. Các số liệu và tài liệu
tham khảo đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng.
Tác giả luận án

Tạ Thị Thảo

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của GS.TS. Nguyễn Đình Tấn, thầy đã
cho tôi những gợi ý ban đầu trong quá trình hình thành các ý tưởng nghiên cứu liên
quan đến luận án. Và trong suốt quá trình thực hiện luận án thầy sẵn sàng trợ giúp
tôi bất cứ khi nào tôi gặp vướng mắc về kiến thức chuyên môn. Có những thời điểm
dù gặp khó khăn về vấn đề sức khỏe, nhưng thầy vẫn luôn dành cho tôi sự quan tâm
sâu sắc. Trong thời gian thực hiện luận án, tôi gặp khó khăn về điều kiện gia đình,
bố mẹ đau ốm, thầy luôn kịp thời động viên, khích lệ mỗi khi tôi thấy nản lòng, đây
là tình cảm tôi vô cùng trân trọng. Tôi nghĩ mình rất may mắn khi là học viên của
thầy và được thầy hướng dẫn khoa học. Qua đây, cho tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới thầy.
Tôi nhận được sự góp ý về chuyên môn, học thuật về nội dung nghiên cứu
của luận án từ các thầy cô trong Hội đồng các chuyên đề, Hội đồng cấp cơ sở, các
thầy cô là phản biện độc lập và hỗ trợ đầy trách nhiệm của cán bộ thuộc Khoa Xã
hội học - Học viện Khoa học Xã hội. Nếu không có sự giúp đỡ nhiệt tình của họ, tôi
khó có thể hoàn thiện luận án. Nhân đây, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến với
tất cả các thầy giáo, cô giáo trong và ngoài Khoa Xã hội học - Học viện Khoa học
xã hội.
Có được thuận lợi trong quá trình làm luận án này, tôi không thể quên sự
ủng hộ của Ban giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, ban

lãnh đạo và các đồng nghiệp ở khoa Luật - Quản lý xã hội và các bạn bè, đồng
nghiệp - những người đã tạo điều kiện và luôn động viên, giúp đỡ tôi về tinh thần,
tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy, cô và bạn bè, đồng nghiệp.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn những người vô cùng quan trọng đối với cuộc đời
mình, là con, bố mẹ và những thành viên trong gia đình. Họ luôn là động lực lớn để
tôi hoàn thành luận án này.
Hà Nội, tháng 3 năm 2019

Tạ Thị Thảo

ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................... x
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án...........................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án...........................................5
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án......................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án.................................................... 15
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án................................................... 15
7. Cấu trúc của luận án................................................................................. 16

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................... 17
1.1. Các nội dung nghiên cứu về xã hội hóa vai trò giới............................... 17
1.1.1. Quan niệm về vai trò giới............................................................... 17
1.1.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới.............................................. 22
1.1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình xã hội hóa vai trò giới...........25
1.2. Về phƣơng pháp nghiên cứu................................................................. 29
Tiểu kết chƣơng 1................................................................................................... 32
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.........................33
2.1. Các khái niệm công cụ........................................................................... 33
2.1.1. Khái niệm giới................................................................................ 33
2.1.2. Khái niệm vai trò giới.................................................................... 36
2.1.3. Khái niệm xã hội hóa..................................................................... 39

iii


2.1.4. Khái niệm xã hội hóa vai trò giới................................................... 43
2.1.5. Khái niệm trẻ em và trẻ em dân tộc thiểu số.................................. 45
2.2. Các lý thuyết xã hội học........................................................................ 47
2.2.1. Lý thuyết xã hội hóa và xã hội hóa giới.........................................47
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc - chức năng....................................................... 57
2.2.3. Thuyết tƣơng tác biểu trƣng.......................................................... 64
2.2.4. Lý thuyết nữ quyền về vai trò giới................................................. 66
2.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu........................................ 69
2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................ 69
2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................... 70
2.3.3. Khung phân tích............................................................................. 70
2.4. Đặc điểm kinh tế - văn hóa - xã hội của địa bàn nghiên cứu..................71
2.4.1. Tỉnh Hà Giang................................................................................ 71
2.4.2. Tỉnh Đắk Lắk................................................................................. 78

Tiểu kết chƣơng 2................................................................................................... 85
Chƣơng 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP XÃ HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI
Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ MÔNG HIỆN NAY.....86
3.1. Nội dung vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông......86
3.1.1. Quan niệm vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân
tộc Mông........................................................................................................... 88
3.1.2. Nội dung xã hội hóa vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và
dân tộc Mông..................................................................................................106
3.2. Phƣơng pháp xã hội hóa vai trò giới.................................................... 125
3.2.1. Xã hội hóa thông qua lao động.....................................................126
3.2.2. Xã hội hóa thông qua văn hóa truyền thống.................................137
Tiểu kết chƣơng 3.................................................................................................. 143
Chƣơng 4. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUÁ TRÌNH XÃ
HỘI HÓA VAI TRÒ GIỚI Ở TRẺ EM TRONG GIA ĐÌNH DÂN TỘC
Ê ĐÊ VÀ MÔNG.................................................................................................146
4.1. Đặc điểm hộ gia đình........................................................................... 147

iv


4.1.1. Cấu trúc hộ gia đình.....................................................................147
4.1.2. Điều kiện kinh tế..........................................................................155
4.1.3. Nơi cƣ trú....................................................................................159
4.2. Đặc điểm của cha mẹ........................................................................... 163
4.2.1. Trình độ học vấn..........................................................................163
4.2.2. Nghề nghiệp.................................................................................167
4.2.3. Tuổi..............................................................................................171
4.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội................................................................... 173
4.3.1. Yếu tố phong tục tập quán............................................................173
4.3.2. Vai trò giới truyền thống và hiện nay...........................................180

Tiểu kết chƣơng 4.................................................................................................. 186
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 188
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 192
PHỤ LỤC............................................................................................................. 205

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Chữ viết đầy đủ

NG

Nam giới

PN

Phụ nữ

ĐTB

Điểm trung bình

DTTS

Dân tộc thiểu số

NTL


Ngƣời trả lời

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.

Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)......................................................... 13

Bảng 2.1. Điều kiện kinh tế của hộ gia đình ngƣời Ê Đê tại địa bàn khảo sát......81
Bảng 3.1. Ma trận tƣơng quan của các item với yếu tố (phép xoay Varimax)......90
Bảng 3.2. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động
sản xuất

92

Bảng 3.3. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong hoạt động
tái sản xuất 94
Bảng 3.4. Phân công lao động trong các hoạt động chăm sóc, dạy dỗ con cái
(điểm trung bình)


95

Bảng 3.5. Mức độ đồng tình với các quan niệm về vai trò giới trong cộng đồng. 97
Bảng 3.6. Điểm trung bình theo từng nhận định giữa các nhóm dân tộc..............98
Bảng 3.7. Mức độ đồng tình với các nhận định thuộc các nhóm quan niệm về
vai trò giới phân theo nhóm dân tộc

99

Bảng 3.8. Tiêu chí phân công lao động trong hoạt động sản xuất phân theo
nhóm dân tộc 99
Bảng 3.9. Tiêu chí phân công lao động trong các công việc gia đình phân theo
dân tộc................................................................................................ 100
Bảng 3.10. Tiêu chí đặt tên cho con phân theo nhóm dân tộc................................ 108
Bảng 3.11. Tên gọi của trẻ em phân theo nhóm dân tộc........................................ 109
Bảng 3.12. ĐTB đối với các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con cái
phân theo nhóm dân tộc...................................................................... 114
Bảng 3.13. Các quan niệm về phẩm chất cần giáo dục cho con trai và con gái
phân theo nhóm dân tộc...................................................................... 115
Bảng 3.14. Những đặc điểm cần giáo dục cho con gái và con trai theo giới tính
NTL và dân tộc................................................................................... 116
Bảng 3.15. Kỳ vọng của cha mẹ về vai trò trụ cột gia đình của con cái phân
theo dân tộc........................................................................................ 118

vii


Bảng 3.16. Mức độ đồng tình với sự quan niệm của cha mẹ về vị thế trong gia
đình của con cái theo nhóm dân tộc................................................... 119

Bảng 3.17. Mong muốn về ngƣời trụ cột gia đình của nam và nữ phân theo vùng
.............................................................................................................................. 119
Bảng 3.18. Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ trong gia đình............128
Bảng 3.19. Mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc..........128
Bảng 3.20. Cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em phân theo nhóm dân tộc....133
Bảng 3.21. Mức độ đồng tình của trẻ em với hình thức xã hội hóa của gia đình .. 133

Bảng 3.22. Sự phân công lao động trong gia đình và nhận dạng vai trò giới
trong tƣơng lai của trẻ em.................................................................. 135
Bảng 3.23. Ý kiến của cha mẹ và con cái trong từng nhóm công việc..................135
Bảng 3.24. Tƣơng quan giữa câu trả lời của cha mẹ về sự phân công lao động
theo giới trong gia đình và sự nhận dạng vai trò giới của trẻ em........136
Bảng 4.1. Tƣơng quan giữa mức sống hộ gia đình với quan niệm phân công
lao động có ảnh hƣởng đến hình thành vai trò giới............................ 157
Bảng 4.2. Tuổi tham gia công việc sản xuất và mức sống hộ gia đình................157
Bảng 4.3. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia
công việc sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc.............158
Bảng 4.4. Tuổi tham gia công việc nội trợ và mức sống hộ gia đình..................159
Bảng 4.5. Tƣơng quan giữa điều kiện kinh tế gia đình với độ tuổi tham gia
công việc tái sản xuất của trẻ em phân theo giới tính và dân tộc........159
Bảng 4.6. Tƣơng quan giữa mức độ làm việc nhà của trẻ em phân theo giới
tính và dân tộc.................................................................................... 160
Bảng 4.7. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm
trình độ học vấn (So sánh Oneway-ANOVA)..................................... 164
Bảng 4.8. Tƣơng quan giữa trình độ học vấn và quan niệm về khuôn mẫu giới. 165
Bảng 4.9. Cơ cấu thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chia theo nguồn thu...167
Bảng 4.10. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò
của nam giới phân theo dân tộc.......................................................... 168

viii



Bảng 4.11. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với các quan niệm vai trò
của nữ giới phân theo dân tộc

169

Bảng 4.12. Tƣơng quan giữa các nhóm nghề nghiệp với cách thức xã hội hóa
phân theo dân tộc

170

Bảng 4.13. Tƣơng quan giữa nhóm nghề nghiệp của cha mẹ với độ tuổi tham
gia công việc sản xuất và tái sản xuất trong gia đình của trẻ em

171

Bảng 4.14. So sánh giá trị trung bình về quan niệm vai trò giới giữa các nhóm
tuổi của NTL (Kiểm định Independent t-test)

172

Bảng 4.15. So sánh giá trị trung bình về kỳ vọng giới giữa các nhóm tuổi của
NTL (Kiểm định Independent t-test)

173

Bảng 4.16. Mức độ ảnh hƣởng của sự phân công lao động trong gia đình đến sự
hình thành vai trò giới ở trẻ em


ix

182


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu 2.1.

Điều kiện nhà ở của dân tộc Mông tại địa bàn khảo sát (%).................75

Biểu 3.1.

So sánh ĐTB các nhận định về vai trò sản xuất phân theo giới tính.....93

Biểu 3.2.

So sánh ĐTB các nhận định vai trò tái sản xuất phân theo giới
tính NTL

95

Biểu 3.3.

Mức độ đồng tình về việc nam giới và phụ nữ cùng làm việc nhà........96

Biểu 3.4.

Tiêu chí phân công lao động trong sản xuất phân theo dân tộc...........100

Biểu 3.5.


Mức độ đồng tình giữa cha mẹ và con cái trong nhận dạng vai
trò giới................................................................................................ 136

Biểu 4.1.

Quy mô hộ gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê...........................149

Biểu 4.2.

Số thế hệ cùng chung sống trong gia đình phân theo nhóm dân tộc. . .150

Biểu 4.3.

Mức sống hộ gia đình phân theo nhóm dân tộc.................................. 156

Biểu 4.4.

Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc nội trợ................................... 161

Biểu 4.5.

Tuổi trẻ em bắt đầu tham gia công việc sản xuất................................162

Biểu 4.6.

Phƣơng pháp xã hội hóa phân bố theo nhóm học vấn........................166

x



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một trong những thiết chế xã hội cơ bản, gia đình đƣợc hình thành và phát
triển do nhu cầu của xã hội và của tự bản thân nó. Gia đình thực hiện những chức
năng nhất định để đảm bảo sự phát triển hoàn thiện của mỗi thành viên trong gia
đình và đảm bảo sự phát triển ổn định của toàn xã hội nói chung. Cũng giống nhƣ
các thiết chế xã hội khác, thiết chế gia đình có hai chức năng chủ yếu là điều hòa và
kiểm soát xã hội, cụ thể: điều tiết mối quan hệ giới, điều chỉnh và kiểm soát hành vi
tình dục và giới; bảo vệ sự chung sống khác giới dƣới hình thức hôn nhân; quy định
trách nhiệm và nghĩa vụ của những ngƣời kết hôn với nhau cũng nhƣ với toàn xã
hội; duy trì tái sinh sản các thế hệ tƣơng lai; chăm sóc, bảo vệ và xã hội hóa trẻ em;
hỗ trợ các thành viên trong gia đình; bảo đảm gia đình là đơn vị kinh tế;…. Trong
sự phát triển của mình, các chức năng của gia đình có những biến đổi nhất định, một
số chức năng mất đi và đƣợc thay thế bằng chức năng khác phù hợp hơn với nhu
cầu xã hội. Nhƣng chức năng tái sản xuất ra con ngƣời, cụ thể là chức năng xã hội
hóa vẫn luôn luôn là chức năng quan trọng nhất và đƣợc duy trì bền vững. Đây là
chức năng đặc thù mà không một thiết chế xã hội nào có thể thay thế đƣợc. Gia
đình đƣợc xem là môi trƣờng xã hội hóa quan trọng nhất trong việc hình thành
nhân cách của mỗi cá nhân. Gia đình không chỉ tái sản xuất ra con ngƣời về mặt thể
chất mà còn tái sản xuất ra đời sống tình cảm, tâm hồn, văn hoá, tức là xã hội hoá quá trình biến đứa trẻ từ một sinh vật ngƣời thành con ngƣời xã hội [127; tr.11].
Chức năng xã hội hoá của gia đình đƣợc biểu hiện qua các nội dung giáo dục
gia đình nhƣ: giáo dục đạo đức, giáo dục ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ,
ứng xử trong làng xã, giáo dục trong lao động - nghề nghiệp, giáo dục giới tính,
xuyên suốt là sự phân biệt những phẩm chất mà nam giới và phụ nữ trong gia đình
cần có đƣợc, trong mọi nội dung giáo dục đều nhắc đến vai trò của mỗi giới. Theo
đó, việc giáo dục bản sắc giới tính, tức là làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc
riêng của giới mình đƣợc xem là vô cùng quan trọng. Bản sắc giới đƣợc tạo nên từ
nhiều nhân tố khác nhau: cá nhân, tập thể, sinh học và xã hội. Bản sắc giới đƣợc


1


hình thành trong đời sống hàng ngày, đó là cách hành động nhƣ một bé trai hay gái.
Thông qua xã hội hoá, nam tính hay nữ tính đƣợc hình thành trên cơ sở những kỳ
vọng của các nhóm xã hội, hay một nền văn hoá dành về cách xử sự đƣợc dùng làm
chuẩn cho hành vi của nam giới hoặc phụ nữ.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc có đặc thù văn hóa
với các giá trị xã hội riêng. Tuy khác nhau về ngôn ngữ, văn hóa nhƣng xét theo khía
cạnh giới, hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều theo chế độ phụ hệ với hệ thống luật tục
mang đậm tính “trọng nam”. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, trên bình diện cả
nƣớc, vị thế và vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã đƣợc cải
thiện tƣơng đối so với trƣớc đây, tuy nhiên khi phân chia theo vùng miền, tỷ lệ này
xuất hiện chủ yếu ở thành thị, còn ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, tình trạng thấp kém của phụ nữ vẫn còn tồn tại
khá phổ biến và ở mức độ cao. Nghèo đói cùng với những quy tắc văn hóa, hủ tục và
những dấu ấn của các yếu tố lịch sử, xã hội cổ truyền vẫn là gánh nặng đối với phụ nữ
và trẻ em gái DTTS. Các nghiên cứu về giới đã chỉ ra những mâu thuẫn lớn trong sự
phân công lao động, trong mối quan hệ giới, trong tập quán, lối sống của gia đình,…
Một con đƣờng để hiểu nguồn gốc của những khác biệt giới là xã hội hoá giới, tức việc
học hỏi và rèn luyện các giá trị, chuẩn mực và vai trò giới của nhóm, cộng đồng và xã
hội mà cá nhân là thành viên. Cách tiếp cận này phân biệt cơ thể sinh học mà trẻ em có
khi sinh ra và hành vi văn hoá xã hội mà các em phát triển trong quá trình lớn lên.
Thông qua việc tiếp xúc với các tác nhân xã hội hoá thứ cấp và sơ cấp, trẻ em dần xác
định đƣợc bản sắc giới của mình, nhập tâm những chuẩn mực và kỳ vọng xã hội tƣơng
ứng với giới mình. Đây là quá trình cá nhân học cách trở thành ngƣời có nam tính hoặc
nữ tính về ngoại hình, giá trị và hành vi. Xã hội hoá giới bao gồm các thông điệp ngầm
ẩn trong cách mà ngƣời lớn tƣơng tác với nhau và với trẻ em, qua quần áo, sách vở, đồ
chơi trẻ em v.v.. và trẻ em cũng xã hội hoá nhau một cách rõ ràng và tinh tế nhƣ thế.
Trong các gia đình DTTS thuộc nhóm phụ hệ, tính gia trƣởng đƣợc xem là giá trị, là

nhân tố quyết định đến mối quan hệ giới trong gia đình, trẻ em đƣợc dạy bảo rằng: con
trai sẽ là ngƣời cai quản gia đình, còn con gái sẽ là ngƣời phục vụ trong gia đình.

2


Trong gia đình mẫu hệ, phụ nữ là chủ, quyết định mọi việc trong gia đình, tuy nhiên
phụ nữ vẫn phải lao động cực nhọc hơn so với nam giới, vẫn phải phục vụ gia đình.
Thực tế các nghiên cứu giới xem xét gia đình với tƣ cách là chủ thể của quá trình xã
hội hóa trong cộng đồng DTTS không nhiều, do đó nghiên cứu về quá trình xã hội
hóa vai trò giới ở trẻ em trong các gia đình DTTS có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận
và thực tiễn, góp phần vào việc nghiên cứu chủ đề mà hiện nay ít ngƣời nghiên cứu,
nhằm phát triển bền vững các lĩnh vực của đời sống xã hội và đặc biệt là của nhóm
DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay” làm đề tài nghiên
cứu cho luận án.
Tác giả lựa chọn nghiên cứu xã hội hóa vai trò giới ở hai dân tộc Ê Đê và
Mông xuất phát từ lý do sau:
- Thứ nhất, các nghiên cứu về xã hội hóa giới trong cộng đồng DTTS hiện nay
chƣa có nhiều, nghiên cứu này đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn.
- Thứ hai, dân tộc Mông là DTTS khá đông ngƣời tại Việt Nam (với tổng dân
số là 1.251.040 ngƣời, đứng thứ 7 trên tổng số DTTS cả nƣớc) [120], có những đặc
trƣng văn hóa đặc sắc ở khu vực phía Bắc. Dân tộc Mông thuộc nhóm dân tộc có
quy mô hộ gia đình cao nhất trong tất cả các DTTS - trung bình có đến 5,6 thành
viên/hộ cùng sinh sống [120]. Bên cạnh đó, dân tộc Mông nằm trong nhóm có thu
nhập thấp nhất cả nƣớc (thu nhập bình quân đầu ngƣời dƣới 632.000
đồng/ngƣời/tháng); đời sống kinh tế khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng
43%, là 1 trong 2 dân tộc có tỷ lệ nghèo đa chiều cao hơn 80% [120]. Xét về khía
cạnh tổ chức đời sống xã hội, xã hội truyền thống của ngƣời Mông có cấu trúc khá
thống nhất, đó là xã hội phụ quyền rất mạnh với sự đề cao vai trò, quyền lợi cũng

nhƣ trách nhiệm của ngƣời đàn ông. Cấu trúc xã hội ấy đƣợc xây dựng trên cơ sở
của tế bào xã hội đó là gia đình. Ngƣời đảm đƣơng vị trí “chủ nhà” luôn là ngƣời
bố, khi ngƣời bố không còn, quyền chủ nhà đƣợc trao cho con trai lớn. Trong khi
ngƣời đàn ông có quyền quyết định mọi công việc đối nội - đối ngoại trong gia đình
và luôn đƣợc coi trọng, thì phụ nữ hầu nhƣ không có quyền quyết định bất cứ công

3


việc nào của gia đình, không đƣợc tham gia các công việc xã hội; có thể nói vị trí
và vai trò của phụ nữ ở dân tộc này quá chênh lệch so với đàn ông.
Thứ ba, dân tộc Ê Đê có tổng số dân là 367.890 ngƣời, đứng thứ 10 trên tổng
số DTTS cả nƣớc [120], là dân tộc có đặc điểm nổi bật là chế độ mẫu hệ điển hình,
thể hiện rõ nét trong các lĩnh vực: tổ chức xã hội, chế độ hôn nhân, thừa kế tài sản,
giáo dục, lao động xã hội… Nếu nhƣ trong gia đình phụ hệ ngƣời đàn ông là ngƣời
quyết định mọi công việc trong gia đình, trong gia đình mẫu hệ Ê Đê, ngƣời phụ nữ
cao tuổi, có uy tín nhất trong gia đình sẽ đứng ra quản lý tài sản, hƣớng dẫn mọi
thành viên trong gia đình sản xuất, giải quyết những mối quan hệ trong gia đình;
ngƣời đàn ông chỉ có vai trò bên ngoài cộng đồng.
Với những đặc trƣng văn hóa nêu trên, tác giả lựa chọn hai nhóm dân tộc Ê
Đê và Mông để nghiên cứu, với mục đích phân tích bối cảnh và những đặc trƣng
trong quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình 2 dân tộc hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê
Đê và Mông qua các nội dung - phƣơng pháp xã hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng
tới quá trình này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận án tập trung thực hiện những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về xã hội hóa và xã hội hóa vai trò giới.
- Xác định cơ sở lý luận làm nền tảng cho nghiên cứu về quá trình xã hội hóa
vai trò giới ở trẻ em trong gia đình DTTS, gồm: thao tác hóa hệ thống khái niệm
công cụ liên quan đến đề tài luận án, vận dụng các quan điểm lý thuyết và phƣơng
pháp nghiên cứu xã hội học để phân tích thực nghiệm quá trình xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong gia đình DTTS.
- Mô tả và phân tích quan niệm, nội dung và phƣơng pháp xã hội hóa vai trò
giới ở trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.

4


- Phân tích những yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ
em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và Mông hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân
tộc Ê Đê và Mông hiện nay qua các khía cạnh: nội dung xã hội hóa, phƣơng pháp xã
hội hóa và các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn đối tượng nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu quá trình xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em trong
gia đình dân tộc Ê Đê và Mông ở các khía cạnh: quan niệm, nội dung và phƣơng
pháp xã hội hóa vai trò giới.
Giới hạn về khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu chính: đại diện hộ gia đình dân tộc Mông (huyện Đồng
Văn - tỉnh Hà Giang) và hộ gia đình dân tộc Ê Đê (huyện Krông Buk - tỉnh Đắk
Lắk), trẻ em dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê (từ 7-15 tuổi).
Giới hạn về thời gian quan sát đối tượng nghiên cứu

- Quá trình khảo sát, thu thập thông tin định tính và định lƣợng phục vụ cho
luận án đƣợc thực hiện từ tháng 5/2016 - 7/2017.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
- Luận án vận dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử về chức năng xã hội hóa của gia đình hiện nay. Quan điểm duy
vật biện chứng cho rằng các sự vật, hiện tƣợng, các quá trình khác nhau vừa tồn tại độc
lập, vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau. Do đó các sự vật, hiện tƣợng
không thể tồn tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển
hóa lẫn nhau theo những quan hệ xác định. Các sự vật, hiện tƣợng trong thế giới chỉ
biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau.
Chúng ta chỉ có thể đánh giá bản chất của một con ngƣời cụ thể thông qua

5


các mối liên hệ, sự tác động của con ngƣời đó đối với ngƣời khác, đối với xã hội,
thông qua hoạt động của chính con ngƣời ấy. Sự vận động, biến đổi trong các hoạt
động của con ngƣời diễn ra trong các điều kiện lịch sử cụ thể, nó chịu tác động bởi
những quan hệ xã hội, tƣơng tác xã hội tồn tại trong các thời kỳ phát triển khác
nhau của xã hội. Vận dụng vào luận án, xem xét quá trình xã hội hóa vai trò giới ở
trẻ em trong các gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông nhƣ là một bộ phận của
cấu trúc xã hội, đặt nó trong bối cảnh xã hội cụ thể, trong sự tƣơng quan với các
yếu tố chủ quan và khách quan.
- Luận án sử dụng lý thuyết xã hội học gồm lý thuyết: Lý thuyết xã hội hóa và
xã hội hóa giới; Lý thuyết cấu trúc - chức năng; Thuyết tƣơng tác biểu trƣng;
Thuyết nữ quyền. Cụ thể:
+ Áp dụng lý thuyết về xã hội hoá cũng nhƣ cách tiếp cận xã hội hoá về giới
giúp mô tả sự hình thành vai trò giới ở trẻ em trong gia đình dân tộc Ê Đê và Mông:
quá trình trẻ em học hỏi các vai trò giới qua các khuôn mẫu hành vi của ngƣời lớn;

phân tích gia đình nhƣ là nhân tố then chốt trong quá trình hình thành vai trò giới;
các nội dung giáo dục bản sắc giới của gia đình; sự ảnh hƣởng của các thành viên
trong gia đình lên sự hình thành vai trò giới ở trẻ em.
+ Áp dụng lý thuyết cấu trúc - chức năng nhằm xem xét các nguyên tắc khi áp
dụng với các vai trò giới trong truyền thống và hiện đại. Giải thích nguồn gốc của
sự khác biệt về vai trò giới trong gia đình dân tộc Ê Đê và dân tộc Mông, và thể
hiện sự hữu dụng của chức năng về những nhiệm vụ đƣợc quy cho và phân công
dựa trên cơ sở giới.
+ Áp dụng lý thuyết tƣơng tác biểu trƣng trong nghiên cứu về xã hội hóa vai
trò giới nhằm nhận diện sự tƣơng tác giữa các thành viên trong gia đình đối với trẻ
em, từ đó hình thành hệ thống biểu tƣợng vai trò giới ở trẻ em. Đồng thời giải thích
vai trò của các yếu tố gia đình, phong tục tập quán truyền thống, sự biến đổi kinh tế
- xã hội trong việc xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em. Trẻ em với tƣ cách là sản phẩm
kế tục nòi giống của gia đình, dòng họ; là thành viên của cộng đồng xã hội buộc
phải có những hành vi ứng xử nhƣ thế nào đƣợc cho là phù hợp với chuẩn mực giới
mà gia đình và xã hội kỳ vọng?

6


+ Áp dụng lý thuyết và trƣờng phái nữ quyền trong nghiên cứu về xã hội hóa
giới ở trẻ em nhằm nhận diện quan niệm về vai trò giới dƣới cách tiếp cận nữ
quyền, những cơ sở xã hội và cơ sở sinh học cho việc hình thành những hoạt động
gắn liền với vai trò của phụ nữ và nam giới; thao tác hóa các khái niệm liên quan
đến giới và giới tính đƣợc đƣa ra bởi các nhà nữ quyền phƣơng Tây. Thuyết nữ
quyền cung cấp một cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu về các vai trò giới (vai trò
sản xuất, vai trò tái sản xuất, vai trò cộng đồng) trong gia đình và xã hội.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Phƣơng pháp phân tích tài liệu sẵn có


Đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp đƣợc sử dụng sớm nhất trong các
phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội. Luận án sử dụng phƣơng pháp tổng
quan tài liệu sẵn có để phân tích các công trình nghiên cứu trƣớc đó nhằm đúc rút
các bài học kinh nghiệm trong thực tiễn nghiên cứu, từ đó định hình hƣớng nghiên
cứu của luận án. Có thể thấy rằng tài liệu về giới rất phong phú, từ truyền thống (ca
dao, tục ngữ, văn hóa dân gian) đến hiện đại (chính sách, luật pháp, công trình
nghiên cứu, …). Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhằm thu thập hệ thống cứ liệu
phong phú liên quan đến vấn đề giới, giới và DTTS, đặc biệt các nghiên cứu liên
quan đến xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.
Luận án thu thập những thông tin từ các tài liệu có sẵn để làm rõ các nội
dung: - Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài.
- Thao tác hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài luận án.
- Vận dụng các lý thuyết xã hội học trong nghiên cứu.
- Đặt câu hỏi nghiên cứu và xây dựng giả thuyết nghiên
cứu. Các nguồn số liệu đƣợc thu thập từ:
- Số liệu thống kê của các cơ quan thống kê cấp Trung ƣơng và địa phƣơng
(Báo cáo thống kê, niên giám thống kê,…)
- Báo cáo tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của các địa phƣơng tiến hành
khảo sát.
- Các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đối tƣợng
nghiên cứu của luận án.

7


Phƣơng pháp quan sát
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các nghiên cứu xã hội học
về giới, đặc biệt trong nghiên cứu về quá trình xã hội hóa cá nhân (quá trình học
hỏi, tiếp nhận). Thông qua phƣơng pháp này có thể theo dõi quá trình hình thành
vai trò giới ở trẻ em trai và trẻ em gái trong gia đình dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê

thể hiện ở các nội dung: giao tiếp ứng xử, tham gia công việc gia đình,…Cụ thể:
+ Tác giả tiến hành quan sát tham dự với 105 trẻ em trong độ tuổi dƣới 9 tuổi,
quan sát công việc hàng ngày của trẻ em tại các gia đình, từ đó phân loại các công
việc theo các nhóm vai trò giới (vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất); quan sát thái
độ của trẻ em khi tiếp nhận sự dạy bảo việc thực hiện các công việc nhà từ ngƣời
lớn trong gia đình (ông/bà/bố/mẹ).
+ Quan sát không tham dự đối với ngƣời lớn trong gia đình khi họ thực hiện
các hoạt động dạy dỗ trẻ em làm các công việc trong gia đình.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Luận án tiến hành phỏng vấn sâu với 10 hộ gia đình theo các tiêu chí: thời gian
kết hôn, nghề nghiệp, số con để có sự so sánh sự khác biệt (nếu có) giữa các nhóm
hộ về quan niệm vai trò giới cũng nhƣ cách thức xã hội hóa vai trò giới ở trẻ em.
Dữ liệu thu đƣợc từ phỏng vấn sâu ghi lại đồng thời bằng ghi âm và ghi chép chi
tiết; đƣợc sử dụng bên cạnh những số liệu định lƣợng để đảm bảo thông tin thu
đƣợc là khách quan, bảo đảm phản ánh đƣợc bản chất của hiện tƣợng. Cách thức
chọn mẫu phỏng vấn sâu đƣợc lựa chọn có chủ đích. Cơ cấu mẫu nhƣ sau:
+ 05 hộ gia đình dân tộc Mông:
 Phỏng vấn sâu 1: Chồng 35 tuổi – Nông nghiệp, vợ 30 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 2: Chồng 55 tuổi – Nông nghiệp, vợ 53 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 30 năm, 04 con (1 trai, 3 gái)
 Phỏng vấn sâu 3: Chồng 28 tuổi – Làm thuê, nông nghiệp, vợ 30 tuổi
– Nông nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)

8


 Phỏng vấn sâu 4: Chồng 33 tuổi – Nông nghiệp, vợ 32 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)
 Phỏng vấn sâu 5: Chồng 41 tuổi – Nông nghiệp, làm thuê, vợ 35 tuổi

– Nông nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 03 con (2 trai, 1 gái)
+ 05 hộ gia đình dân tộc Ê Đê
 Phỏng vấn sâu 1: Chồng 37 tuổi – Nông nghiệp, vợ 34 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 13 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 2: Chồng 50 tuổi – Làm thuê vợ 48 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 22 năm, 03 con (1 trai, 2 gái)
 Phỏng vấn sâu 3: Chồng 27 tuổi – Nông nghiệp, vợ 26 tuổi – Nông
nghiệp, kết hôn đƣợc 7 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 4: Chồng 36 tuổi – Làm thuê, vợ 34 tuổi – Làm thuê,
kết hôn đƣợc 10 năm, 03 con (2 trai, 1 gái)
 Phỏng vấn sâu 5: Chồng 45 tuổi – Nông nghiệp, vợ 39 tuổi – Nông
nghiệp, làm thuê, kết hôn đƣợc 14 năm, 02 con (1 trai, 1 gái)
+ 04 cán bộ chính quyền địa phƣơng (cán bộ xã, trƣởng thôn/buôn) tại các
xã: Lũng Táo, Thài Phìn Tủng (Hà Giang), Cƣ Né, Ea Sin (Đắk Lắk)
Phƣơng pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Luận án tiến hành thu thập thông tin với 653 hộ gia đình ở 2 tỉnh Hà Giang và
Đắk Lắk. Sử dụng các câu hỏi liên quan đến quá trình xã hội hóa vai trò giới qua
các mặt nhƣ: phân công lao động trong gia đình, quan hệ xã hội, những mong đợi
về tính cách dành cho trẻ em trai và trẻ em gái.
Nhóm đƣợc phỏng vấn gồm: chủ hộ gia đình, trẻ em trai, trẻ em gái dân tộc
Mông và dân tộc Ê Đê.
Từ những kết quả có đƣợc quan sát thực tế tại địa phƣơng qua lần điều tra
thử, tác giả tiến hành thiết kế bảng hỏi phỏng vấn thành 03 phần với nội dung cơ
bản nhƣ sau:
Phần A: Thông tin ngƣời trả lời (Các đặc điểm nhân khẩu học)

9


Phần B: Phần phỏng vấn đại diện hộ gia đình (Các nội dung xoay quanh nhận

định về vai trò giới, khuôn mẫu giới, về sự phân công lao động trong gia đình, …)
Phần C: Phần phỏng vấn trẻ em (Quan niệm của trẻ về công việc của con trai,
con gái, sự quan sát của trẻ đối với các hoạt động trong gia đình, tƣơng tác của trẻ
em với các công việc đƣợc cha mẹ phân công,…)
Mẫu nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của luận án là dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê, để đảm
bảo tính đại diện của mẫu nghiên cứu, địa phƣơng đƣợc lựa chọn phải đại diện cho
vùng nghiên cứu về các điều kiện kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và là nơi tập
trung nhiều dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê. Dựa trên số liệu thống kê dân số và sự
phân bố các dân tộc theo vùng trên cả nƣớc, tác giả luận án chọn ra tỉnh Hà Giang
và tỉnh Đắk Lắk, đây là 2 tỉnh có tỷ lệ dân số dân tộc Mông và dân tộc Ê Đê cƣ trú
cao nhất cả nƣớc.
Trong khuôn khổ luận án và khả năng nghiên cứu, mẫu nghiên cứu đƣợc lựa
chọn tại:
- Tại tỉnh Hà Giang: Dân tộc Mông có 231.464 ngƣời, chiếm 31,9% dân số
toàn tỉnh và 21,7% tổng số ngƣời Mông tại Việt Nam. Tại huyện Đồng Văn, dân tộc
Mông chiếm 88% dân số toàn huyện, 2 xã tập trung đông đồng bào dân tộc Mông
sinh sống là:
+ Xã Lũng Táo: Xã nằm cách trung tâm huyện Đồng Văn khoảng 20 km, có
địa hình khó khăn, phức tạp, đá nhiều hơn đất; do vậy, bà con DTTS nơi đây hầu hết
đều canh tác một số cây trồng truyền thống và chăn nuôi nhỏ lẻ. Tổng số hộ dân trên
toàn xã là 721 hộ = 3.679 nhân khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 699 hộ =
3.602 nhân khẩu [126].
Công thức tính cỡ mẫu (*) với cách thức chọn mẫu không lặp lại (Do trong
một đợt nghiên cứu xã hội học, thì một cá nhân, một hộ gia đình nói chung thƣờng
chỉ đƣợc chọn ra một lần để khảo sát, không lặp lại, do đó tốt nhất chúng ta dùng
công thức chọn mẫu cho các mẫu không lặp [93; tr.202])

10



Trong đó:

N

- Tổng thể, N = 699 hộ

n

- Dung lƣợng mẫu cần chọn

t

- Hệ số tin cậy của thông tin (tra bảng), chọn hệ số
tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96

ɛ

- Phạm vi sai số chọn mẫu, ɛ

= t x d (d: là sai số

chọn mẫu) [93; tr.212]
Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444
Thay vào công thức (*) ta có:



ɛ = 0,0675


Số hộ cần chọn là: 162 hộ
+ Xã Thài Phìn Tủng: có tổng diện tích tự nhiên là 2.132,22 ha. Tổng số hộ
toàn xã 984 hộ = 5.087 khẩu, trong đó số hộ dân tộc Mông là 979 hộ = 5.071 [125]
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:

Trong đó:

N

- 1.796 hộ

t

- Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96

ɛ
- Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444
Thay vào công thức (*) ta có:



ɛ = 0,0675

Số hộ cần chọn là: 173 hộ
- Tại tỉnh Đắk Lắk: huyện Krông Buk (21.431 ngƣời Ê Đê sinh sống) - trung
tâm văn hóa của ngƣời Ê Đê thời xƣa, nơi đây còn bảo lƣu nhiều phong tục tập
quán truyền thống của ngƣời Ê Đê.
+ Xã Cư Né, huyện Krông Buk: Xã Cƣ Né nằm trong vùng địa hình đồi núi
trung bình thuộc cao nguyên Buôn Ma Thuột, điểm nổi bật vùng địa hình này đƣợc


11


phân bậc rõ ràng giữa phía Đông quốc lộ 14 là địa hình đồi thoải, phía Tây quốc lộ
14 địa hình có độ dốc chia cắt mạnh. Do nằm trên quốc lộ 14 nên xã có điều kiện
thuận lợi trong việc giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội. Theo báo cáo thống kê dân
tộc và tôn giáo trên địa bàn xã năm 2017, xã Cƣ Né có tổng diện tích tự nhiên là:
7.188 ha, gồm 14 buôn và 07 thôn, tổng dân số toàn xã là: 3.302 hộ, với 14.807
khẩu. Trong đó, đồng bào dân tộc Ê Đê chiếm 57,2% dân số toàn xã (với 1.796 hộ =
8.483 nhân khẩu) [121].
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:

Trong đó:

N

- 1.796 hộ

t

- Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96

ɛ
- Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444
Thay vào công thức (*) ta có:



ɛ = 0,0675


Số mẫu cần chọn là: 188 hộ
+ Xã Ea Sin, huyện Krông Buk: Xã Ea Sin nằm phía Tây Bắc huyện Krông
Búk, cách trung tâm huyện 35 km; xã có dạng địa hình bị chia cắt mạnh, thấp dần từ
Đông sang Tây. Theo báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội của xã năm 2017,
xã có tổng diện tích tự nhiên là 6.218 ha, tổng số hộ thƣờng trú: 760 hộ = 2.911
khẩu, trong đó, tỷ lệ ngƣời dân tộc Ê Đê chiếm 48,26% (335 hộ = 1.405 nhân
khẩu), dân tộc Kinh chiếm 42,35%, các dân tộc khác chiếm 3,6% [123].
Công thức tính cỡ mẫu (*), ta có:

Trong đó:

N

- 335 hộ

t

- Chọn hệ số tin cậy 95%, tra bảng t = 1,96

ɛ

- Chọn sai số chọn mẫu d = 0,03444  ɛ = 0,0675

12


Thay vào công thức (*) ta có:

Số mẫu cần chọn là: 130 hộ
Tổng mẫu cần điều tra ở cả 2 dân tộc là: (162 + 173) + (188 + 130) = 653 hộ

Mẫu nghiên cứu đƣợc lựa chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ
thống trên cơ sở danh sách lấy mẫu gồm các hộ gia đình có từ 2-3 thế hệ cùng
chung sống (danh sách đƣợc lọc từ danh sách nhân khẩu do địa phƣơng quản lý).
Mẫu nghiên cứu đƣợc phân chia trên cơ cấu giới tính, độ tuổi, học vấn và nghề
nghiệp. Ở 4 xã tiến hành khảo sát, tác giả lựa chọn cách thức chia đều một cách
tƣơng đối theo giới tính của chủ hộ để đảm bảo tính khách quan trong các quan
điểm. Mẫu trẻ em cũng đƣợc lựa chọn ngay tại các hộ gia đình đƣợc khảo sát để
đảm bảo có sự tƣơng quan trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong quá
trình khảo sát. Tuy nhiên, trên thực tế tác giả chỉ tiến hành thu thập thông tin bằng
bảng hỏi độc lập với 200 trẻ em thuộc 2 dân tộc Mông và Ê Đê. Đây là số lƣợng trẻ
có thể tham gia trả lời, thuộc nhóm tuổi chủ yếu từ 9-14 tuổi; những trẻ em dƣới 9
tuổi tác giả tiến hành quan sát tại gia đình và thông qua phỏng vấn cha mẹ.
Bảng 1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu (N=653)
Đặc điểm khách thể
Giới tính
Tuổi

Trình độ học vấn
Nghề nghiệp chính

Điều kiện kinh tế
gia đình

Nam
Nữ
 25 tuổi
Từ 26 - 35 tuổi
Từ 36 - 45 tuổi
Từ 46 - 55 tuổi
> 55 tuổi

Chƣa từng đi học
Tiểu học - THCS
Trung học phổ thông trở lên
Sản xuất nông - lâm nghiệp
Làm thuê
Khác (Công nhân, sản xuất thủ
công,…)
Khá giả
Trung bình
Nghèo

13

Tỷ lệ %
48,5
51,5
15,5
46,0
28,0
6,5
4,0
12,5
68,0
19,5
73,0
23,5
3,5
3,5
52,5
43,0



×