Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

Truyền thuyết thánh gióng – đặc điểm và giá trị văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.15 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

----------*----------

Ngô Thị Hồng Giang

TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
----------*----------

Ngô Thị Hồng Giang

TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số: 9229040


LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Kiều Thu Hoạch

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Truyền thuyết Thánh Gióng – Đặc
điểm và giá trị văn hóa là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của GS.TS Kiều Thu Hoạch. Luận án dựa trên kết quả
của quá trình thực hiện nghiêm túc, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận án là trung thực
và có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận án

Ngô Thị Hồng Giang


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................iii
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.........8
1.1. Tổng quan tình hình sƣu tầm và nghiên cứu truyền thuyết Thánh Gióng.......8
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng19

Tiểu kết................................................................................................................ 36
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG....................37
2.1. Truyền thuyết Thánh Gióng theo thời gian và không gian lƣu truyền..........37
2.2. Truyền thuyết Thánh Gióng về nội dung và kết cấu...................................... 43
2.3. Truyền thuyết Thánh Gióng trong mối quan hệ với các thành tố văn hóa.....53
Tiểu kết................................................................................................................ 81
Chƣơng 3: GIÁ TRỊ CỦA TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG.........................83
3.1. Giá trị lịch sử................................................................................................ 83
3.2. Giá trị văn hóa sinh thái................................................................................ 94
3.3. Giá trị biểu tƣợng....................................................................................... 100
3.4. Giá trị giáo dục đạo đức và triết lý sống...................................................... 113
Tiểu kết.............................................................................................................. 121
Chƣơng 4: TRUYỀN THUYẾT THÁNH GIÓNG VÀ VIỆC BẢO TỒN, PHÁT
HUY GIÁ TRỊ TRONG XÃ HỘI ĐƢƠNG ĐẠI.................................................. 123
4.1. Truyền thuyết Thánh Gióng và sinh hoạt văn hóa hiện nay......................... 123
4.2. Thực trạng và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của Truyền thuyết Thánh Gióng

trong xã hội hiện nay.......................................................................................... 137
Tiểu kết.............................................................................................................. 153
KẾT LUẬN........................................................................................................... 156
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ........................159
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 160
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 176


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL:


Ban quản lý

cb:

Chủ biên

DSVH:

Di sản văn hóa

DSVHPVT:

Di sản văn hóa phi vật thể

H:

Hà Nội

HGOĐPĐVĐS:

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc

KHXH:

Khoa học xã hội

LHTG:

Lễ hội Thánh Gióng


NCS:

Nghiên cứu sinh

Nxb:

Nhà xuất bản

Sđd:

Sách đã dẫn

Tp:

Thành phố

Tp HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

Tr:

Trang

TTTG:

Truyền thuyết Thánh Gióng

TTVHDGNV:


Tổng tập văn học dân gian ngƣời Việt

Ub:

Ủy ban

UBND:

Uỷ ban nhân dân

UNESCO:

United Nation Education, Scientific &
Cultural Oganization (Tổ chức Giáo dục,

Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc)


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống truyền thuyết Việt Nam thì Truyền thuyết Thánh
Gióng (TTTG) đƣợc xếp vào một trong 5 truyện cổ thuộc hạng đứng đầu
trong hệ thống truyện kể dân gian ngƣời Việt [40]. Từ khi đƣợc chính thức
ghi chép trong sử sách đến nay đã gần một nghìn năm TTTG liên tục sống
động trong lòng dân gắn liền với các di tích, sinh hoạt tín ngƣỡng, lễ hội.
Không chỉ trong tâm thức nhân dân, có thể nói TTTG tồn tại về mặt văn bản
ghi chép nhƣ một phần của lịch sử ở các phƣơng diện lịch sử, địa lý, văn học,
văn hóa ... Trong quá trình tồn tại, TTTG luôn đƣợc sáng tạo, và có nhiều dị
bản ở các không gian, thời gian khác nhau. TTTG cũng đã đƣợc nhiều học giả

trong và ngoài nƣớc quan tâm nghiên cứu với những phƣơng pháp tiếp cận
khác nhau nhƣ Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Văn Huyên, Đinh
Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên, Cao Huy Đỉnh, G.Dumoutier, E. Sombthay...
1.2. Theo tài liệu của giới nghiên cứu khoa học xã hội, hiện nay ở Việt
Nam có hơn 60 làng thờ Thánh Gióng [118, tr.6] và hầu nhƣ các làng đều có
ít nhiều những câu chuyện truyền thuyết khác nhau, nơi thì gắn với vết chân
ngựa sắt, nơi thì gắn với roi, áo sắt, nơi gắn với chỗ nghỉ chân... Những câu
chuyện tƣởng nhƣ đơn giản nhƣng lại có sức sống mạnh mẽ, linh thiêng
trong lòng dân chúng và nó thôi thúc sự tái diễn thƣờng niên ở vùng châu thổ
Bắc Bộ suốt hàng ngàn năm. Không chỉ đƣợc nhân dân các địa phƣơng một
lòng tôn thờ, Thánh Gióng và truyền thuyết về Thánh Gióng còn đƣợc các
nhà chép sử ở các triều đại khác nhau dành cho những vị trí nhất định. Gắn
với những nơi thờ là những bản thần tích, những bản sắc phong và hình tƣợng
Thánh Gióng luôn là hiện thân của Thần, Thánh, Vƣơng, Anh hùng dân tộc từ
các triều đại phong kiến đến thời đại Hồ Chí Minh.
1.3. Thánh Gióng là một trong “Tứ bất tử” của ngƣời Việt, lâu nay đã
có nhiều tác giả viết về Thánh Gióng từ những góc nhìn khác nhau nhƣ trên


2
vừa nói. Trong các bài viết, các công trình nghiên cứu trên thì không có tác
giả nào chỉ viết về Thánh Gióng mà không viết về lễ hội Gióng, cũng nhƣ
vậy, không có tác giả nào viết về lễ hội Gióng mà không viết về sự tích,
TTTG. Đó là một qui luật của văn hóa tín ngƣỡng, văn hóa lễ hội mà folklore
học thế giới đã tổng kết. Năm 2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc
đã đƣợc UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại theo Công ƣớc về bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể đƣợc Đại hội
đồng UNESCO thông qua năm 2003, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của di
sản đối với đa dạng văn hóa và là một bảo đảm cho sự phát triển bền vững đối
với từng quốc gia cũng nhƣ toàn thế giới, trong đó Hội Gióng ở Việt Nam.

1.4. Nhƣ NCS đã trình bày, TTTG dƣờng nhƣ đứng hàng đầu về các
bản kể, cả diễn ngôn dân gian lẫn các văn bản ghi chép nên không tránh khỏi
có khá nhiều dị bản tạo thành một hệ thống truyền thuyết. Hệ thống TTTG dù
đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu song nhìn từ góc độ văn hóa
học với hệ thống truyền thuyết này vẫn là một khoảng trống, ngay cả với
Người anh hùng làng Dóng [30], một công trình nghiên cứu nổi tiếng của Cao
Huy Đỉnh (1969), thì tác giả của nó cũng chỉ coi truyện Ông Dóng là thuộc
thể loại văn học dân gian (Lời nói đầu). Trƣớc thực trạng trên, NCS nhận thấy
TTTG cần đƣợc nghiên cứu tổng hợp nhƣ một tác phẩm văn hóa, một hiện
tƣợng văn hóa tín ngƣỡng, một thực hành văn hóa mà không đơn thuần chỉ là
sáng tác văn học dân gian Việt Nam.Với những lí do nhƣ đã trình bày, NCS
đã lựa chọn đề tài: Truyền thuyết Thánh Gióng - Đặc điểm và giá trị văn hóa
làm đề tài luận án của mình.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ sức sống của TTTG, phân tích các đặc điểm và giá trị của
TTTG nhƣ một hiện tƣợng văn hóa góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị
của TTTG trong bối cảnh xã hội Việt Nam đƣơng đại.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu, tìm hiểu các đặc điểm của TTTG trong đời sống văn hóa


xã hội Việt Nam qua các văn bản và diễn ngôn dân gian.
-

Xem xét TTTG nhƣ một hiện tƣợng văn hóa trong tổng thể nguyên hợp

của văn hóa dân gian, trong mối quan hệ với các sinh hoạt văn hóa hiện nay.

-

Xác định một số giá trị của TTTG trong đời sống văn hóa xã hội của

ngƣời dân Việt Nam trong bối cảnh xã hội Việt Nam đƣơng đại. Tìm ra ý
nghĩa của thực hành văn hóa qua sự tồn tại của TTTG từ xƣa tới nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu các đặc điểm và giá trị văn hóa của TTTG – một di sản văn
hóa phi vật thể của ngƣời Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về tài liệu nghiên cứu, NCS nghiên cứu TTTG và các thành tố văn hóa
liên quan khác qua các nguồn tài liệu do các tác giả đi trƣớc viết với những
kiến thức đa dạng, sâu rộng cả về không gian và thời gian. Trong đó, về phạm
vi không gian tập trung chủ yếu là châu thổ Bắc Bộ, các khu vực Gia Lâm,
Sóc Sơn, Hà Nội. Về thời gian, NCS nghiên cứu từ các ghi chép sớm nhất về
TTTG đến những sƣu tầm và những ghi chép đánh giá đƣơng đại hiện nay
nhƣ một tổng thể của một hiện tƣợng văn hóa.
Về danh xƣng Thánh Gióng, ngoài danh xƣng Phù Đổng Thiên Vƣơng,
tên ngƣời anh hùng làng Phù Đổng đã từng đƣợc ghi bằng hai cách khác nhau:
Dóng và Gióng. Qua quá trình nghiên cứu, NCS dùng Gi để viết tên ngƣời anh
hùng làng Phù Đổng cũng nhƣ tên truyền thuyết là Thánh Gióng.


4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Bản chất TTTG là gì? Vì sao Thánh Gióng – nhân vật huyền thoại trở
thành ngƣời anh hùng dân tộc, Thánh – Thần – Vƣơng, đƣợc nhân dân tôn


4
thờ và mở hội hàng năm để ghi nhớ công ơn trên một không gian rộng lớn,
suốt từ thời dựng nƣớc cho đến tận ngày nay?
(2)

TTTG có những đặc điểm gì và trong xã hội đƣơng đại nó đƣợc

bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa nhƣ thế nào?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
-

TTTG có những đặc điểm và giá trị văn hóa sâu sắc trong đời sống xã

hội từ khi tồn tại đến nay.
TTTG hiện nay vẫn đang tồn tại, biến thiên và sáng tạo liên tục,
đóng
góp vào lịch sử văn hóa Việt ở nhiều khía cạnh tạo nên diện mạo riêng trong
văn hóa truyền thống Việt Nam.
5. Phƣơng pháp tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp tiếp cận của đề tài
Luận án vận dụng phƣơng pháp tiếp cận của văn hóa học là phƣơng pháp
nghiên cứu tập hợp nhiều phƣơng thức, thao tác và biện pháp đƣợc sử dụng để
phân tích hiện tƣợng văn hóa. Cụ thể là sử dụng phƣơng pháp tiếp cận liên

ngành, trong đó sử dụng phối hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của các khoa
học khác nhƣ Văn hóa dân gian, Nhân học văn hóa, Lịch sử, Văn học.

5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
-

Phƣơng pháp nghiên cứu tổng thể: Nhận thức TTTG nhƣ một bức

tranh toàn cảnh từ các diễn ngôn dân gian đến các văn bản thời trung đại bao
gồm truyện kể, thơ văn đến các bản thần tích, thần sắc, các di tích tôn thờ
Thánh Gióng ở các địa phƣơng tiêu biểu còn tồn tại đến nay trong vùng văn
hóa châu thổ Bắc Bộ.
-

Phƣơng pháp so sánh văn bản: Truyền thuyết Thánh Gióng đã đƣợc

ghi chép trong các sách Hán Nôm và hiện đã có nhiều bản dịch đã xuất bản,
đồng thời TTTG cũng tồn tại ở các diễn ngôn dân gian ở những vùng miền mà
truyền thuyết Thánh Gióng đã lƣu hành. NCS sử dụng phƣơng pháp so


5
sánh văn bản kết hợp với kết quả nghiên cứu, sƣu tầm của những ngƣời đi
trƣớc và kết quả khảo sát điền dã của NCS nhằm thấy đƣợc chiều kích lịch
đại và đồng đại của huyền tích Thánh Gióng để tạo cơ sở cho việc khám phá ý
nghĩa các đặc điểm và giá trị của một hiện tƣợng văn hóa, của TTTG.
-

Phƣơng pháp quan sát tham dự: Hiện tƣợng văn hóa tín ngƣỡng và thực


hành văn hóa về Thánh Gióng tồn tại ở các sinh hoạt thƣờng kỳ ở các di tích, lễ
hội, tập tục, kỵ hèm… Để thấy đƣợc các đặc điểm và giá trị của TTTG

đòi hỏi phải có sự quan sát và tham dự nhằm thấy rõ vai trò của TTTG trong
bối cảnh đƣơng đại.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa khoa học
-

Diễn giải về mặt lý thuyết để thấy rõ một số hƣớng tiếp cận đối với

truyền thuyết ở trong và ngoài nƣớc. Khẳng định rõ hơn: truyền thuyết không
đơn thuần chỉ là văn học dân gian mà truyền thuyết còn là một tác phẩm văn
hóa đa nghĩa luôn gắn kết với tín ngƣỡng và lễ hội nói riêng, với văn hóa Việt
Nam nói chung.
-

Đóng góp vào quá trình tìm hiểu các giá trị của hệ thống truyền thuyết

về các nhân vật anh hùng huyền thoại đƣợc tôn vinh trong lịch sử và vấn đề
lịch sử hóa ngƣời anh hùng trong truyền thuyết.
-

Đƣa ra những phân tích, lý giải các đặc trƣng của TTTG và mối quan

hệ của nó với các thành tố văn hóa truyền thống khác.
Hệ thống hóa những giá trị văn hóa, ý nghĩa về TTTG nhƣ một
biểu
tƣợng của tinh thần yêu nƣớc và chủ nghĩa anh hùng chống xâm lƣợc của
mọi thời đại trong lịch sử Việt Nam.

-

Cung cấp cơ sở lý luận trong quá trình sáng tạo ra chân dung ngƣời

anh hùng và cách thức lịch sử hóa các nhân vật huyền thoại trong lịch sử văn
hóa dân tộc.


6
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án tổng hợp các ghi chép, nghiên cứu về TTTG làm cho ngƣời
đọc có cái nhìn đa chiều và toàn diện về TTTG góp phần làm sáng tỏ ý nghĩa
văn hóa của truyền thuyết Thánh Gióng phù hợp với chuyên ngành Văn hóa
học của luận án.
Đồng thời, nghiên cứu TTTG kết hợp với nghiên cứu tín ngƣỡng, thực
hành nghi lễ, lễ hội nhất là từ khi Hội Gióng đƣợc UNESCO ghi danh là di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010 với những hƣớng
tiếp cận mới là vấn đề cần thiết để thấy đƣợc các giá trị của TTTG trong đời
sống xã hội. Luận án áp dụng một số lý thuyết mới để nghiên cứu TTTG nhƣ
các lý thuyết về giá trị, lý thuyết chức năng, lý thuyết bối cảnh diễn xƣớng
góp phần gìn giữ và phát huy tốt hơn di sản văn hóa lễ hội Thánh Gióng và
TTTG trong xã hội Việt Nam đƣơng đại.
-

Luận án làm tăng thêm hàm lƣợng tri thức góp phần giáo dục, nâng

cao nhận thức của ngƣời dân nói chung và ngƣời dân ở các khu vực có lƣu
truyền và thờ tự Thánh Gióng nói riêng.
Qua hình tƣợng anh hùng Gióng, nêu cao ý nghĩa, tinh thần
xây dựng

đất nƣớc và chống kẻ thù xâm lƣợc cho thế hệ thanh thiếu nhi Việt Nam hiện
nay. Đồng thời nêu cao đạo lý uống nƣớc nhớ nguồn của cha ông ta.
Đóng góp mới của luận án:
-

Hệ thống hóa các loại hình tƣ liệu về TTTG.

Khám phá những đặc điểm về giá trị của TTTG qua các phạm
trù văn
hóa nghệ thuật và lịch sử theo các lát cắt lịch đại và đồng đại.
- Nghiên cứu TTTG nhƣ một di sản văn hóa cổ truyền từ truyền thống
đến đƣơng đại theo hƣớng bảo tồn và phát triển.


7
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (7 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (15
trang), phụ lục (32 trang) luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận (29 trang).
Chƣơng 2. Đặc điểm của truyền thuyết Thánh Gióng (44 trang).
Chƣơng 3. Giá trị của truyền thuyết Thánh Gióng (39 trang).
Chƣơng 4. Truyền thuyết Thánh Gióng và việc bảo tồn, phát huy giá trị
trong xã hội đƣơng đại (32 trang).


8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình sƣu tầm và nghiên cứu truyền thuyết
Thánh Gióng

1.1.1. Những sưu tầm, truyện kể về Thánh Gióng
Xét theo tiến trình thời gian, trong khoảng thời gian dài, (khoảng thế kỷ
XIII đến thế kỷ XVIII) các ghi chép về Thánh Gióng chủ yếu tồn tại dƣới dạng
là các mẩu truyện kể dân gian chƣa xác định chính xác về thể loại, và gần nhƣ
không có nhận định chính xác nào về thời điểm xuất hiện truyền thuyết này.
Nhìn chung những bản ghi chép sƣu tập truyện dân gian thời trung đại chƣa có
tên gọi về thể loại. Tuy nhiên, qua bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái chẳng hạn,
cũng có thể giúp chúng ta thấy rõ nhiều nhận thức của ngƣời xƣa về nguồn gốc,
xuất xứ của các truyện đƣợc sƣu tập: “Những chuyện chép

ở đây, là sử ở trong truyện chăng, lai lịch ra sao, có từ thời nào, tên họ ngƣời
hoàn thành đều không thấy ghi rõ. Viết ra đầu tiên (chỉ những chuyện trong
Lĩnh Nam chích quái) là những bậc tài cao học rộng ở đời Lý - Trần, còn
những ngƣời nhuận sắc là các bậc quân tử bác nhã hiếu cổ ngày nay” [123].
Nhƣ vậy, qua bài Tựa sách Lĩnh Nam chích quái, ít ra chúng ta cũng đƣợc biết
các truyện trong đó đã đƣợc sƣu tập từ thời Lý – Trần, và đến thời Lê Thánh

Tông thì đƣợc bổ sung, hoàn chỉnh thêm. Các ghi chép trong các tài liệu nhƣ
An Nam chí lược (thế kỷ XIII), Thiền uyển tập anh ngữ lục (thế kỷ XIV), Việt
điện u linh (Lý Tế Xuyên, thế kỷ XIV), Dư địa chí (Nguyễn Trãi thế kỷ XV),
Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh, Kiều Phú, thế kỷ XIV-XV). Thế kỷ XVI có
chép về truyện Thánh Gióng, chủ yếu ở các dạng thần tích nhƣ: thần tích Phù
Đổng Thiên Vƣơng, thần tích Sóc thiên vương thực lục thần tích ở đền Thanh
Nhàn (xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) và Ngọc phả ghi chép về vị tôn thần
thời Hùng vƣơng ở xã Ân Phú, Giới Tế (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh)
[xem phụ lục 1, tr.178]. Năm 1606, trong Hiển linh từ thạch bi ở đền Phù


9
Đổng, ngƣời dân trong vùng có ghi lại huyền thoại này, không có gì khác biệt

với huyền thoại từ trƣớc đền khi ấy [11].
Khoảng cuối thế kỷ XVII, TTTG đƣợc ghi chép trong Thiên Nam ngữ
lục (tác phẩm viết bằng thơ Nôm, diễn ca lịch sử đầy tự hào từ thời mở nƣớc
của dân tộc) và Đại Việt sử ký toàn thư (1697), bộ quốc sử Việt Nam xƣa nhất
còn tồn tại đến này nay. Thế kỷ XIX, ghi chép trong Lịch triều hiến chương
loại chí (Phan Huy Chú), trong Đại Nam quốc sử diễn ca, trong Sử Nam chí
dị, trong Bắc Ninh phong thổ tạp ký, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí, Bắc Ninh
địa dư chí [11]...
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là các ghi chép trong: Các truyền
thuyết lịch sử của Trung Kỳ và Bắc Kỳ - tiếng Pháp (1887- G.Dumoutier
(1850-1904), Ba mươi truyền thuyết và cổ tích Bắc Kỳ - tiếng Pháp (Truyện
Đền Phù Đổng- E. Sombthay (1893). G.Dumoutier (1893) trong Nghiên cứu
lịch sử và khảo cổ về Cổ Loa, đô thành của vương quốc Âu Lạc (nước Thục
và nước Văn Lang hợp lại) 255-207 TCN trang 46-50 của công trình này, ông
có công bố huyền thoại về Thánh Gióng với nhan đề “Đứa trẻ thần kỳ, ngƣời
giải phóng vƣơng quốc” [11].
1.1.2. Những nghiên cứu về truyền thuyết Thánh Gióng
Qua những ghi chép nhƣ trên, có thể nói đến những năm cuối thế kỷ
XIX, và thế kỷ XX bắt đầu có xu hƣớng nghiên cứu về Thánh Gióng nói
chung và hội Gióng nói riêng song song với các ghi chép về thần tích và
truyền thuyết Thánh Gióng. Trong đó có những hƣớng tiếp cận nghiên cứu về
TTTG nhƣ:
1.1.2.1. Tiếp cận truyền thuyết Thánh Gióng nhìn từ những ghi chép về
lễ hội và diễn xướng dân gian
Đỗ Trọng Vĩ (khoảng 1882-1885), với công trình Bắc Ninh địa dư chí,
tác giả đã ghi chép về hội Phù Đổng ở huyện Tiên Du và hội đền Phù Đổng
thiên vƣơng núi Vệ Linh và hội Gióng ở tổng Phù Lỗ. Phạm Xuân Lộc


10

(1920), trong Bắc Ninh tỉnh khảo dị đã có những trang ghi chép khá chi tiết và
chân thực về hội Gióng ở đền Phù Đổng trong mục Dân tục thần tích xã Phù
Đổng huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh [11, tr.22]. Lê Ta (tức nhà
thơ Thế Lữ 1934), viết bài “Giới thiệu về hội Gióng ở đền Phù Đổng” trên
Phong hóa tuần báo. Toan Ánh (1969) trong Nếp cũ hội hè đình đám đã viết
về Lễ hội làng Phù Đổng bằng ký ức và tƣ liệu sẵn có trong thƣ tịch bằng
phƣơng pháp miêu thuật của các nhà dân tộc học [7]. Và nhiều tác giả khác
với những công trình và bài viết nhƣ: Trần Việt Ngữ (1979), Hội trận đền
Gióng [95]; Nguyễn Khắc Đạm (1981), Một số vấn đề về hội Gióng [28];
Trần Bá Chí (1986), Hội Dóng đền Sóc [21].
Ngoài ra còn có những công trình ghi chép, nghiên cứu về riêng hội
Gióng hoặc chung với các lễ hội khác trong cả nƣớc hoặc những nhận định
tản mạn có đề cập đến hội Gióng của các tác giả nhƣ: Thu Linh và Đặng Văn
Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Lê Hồng Lý (2010), Tìm hiểu
lễ hội Hà Nội, Bùi Thiết (1993), Từ điển hội lễ Việt Nam... Đặc biệt là một
loạt công trình, bài viết về lễ hội Thánh Gióng nói riêng và lễ hội cổ truyền
nói chung của tác giả Lê Trung Vũ nhƣ: “Thử giải mã nội dung của hội Gióng
xã Phù Đổng Gia Lâm” (1993), “Hội Gióng đền Sóc Xuân Đỉnh (2005), Hội
Gióng Sóc Sơn” (2005), “Hội Phù Gióng Chi Nam” (2005), “Hội Thánh
Gióng Phù Đổng” (2005), “Hội làng Hà Nội” (2006), “Lễ hội cổ truyền”
(1992), “Lễ hội Thăng Long” (1998), “Lễ hội Việt Nam” (2005) [11, tr. 638].
Trong số các công trình nghiên cứu, sƣu tầm về hội Gióng, có thể nói
công trình của Nguyễn Văn Huyên là một trong những công trình sƣu tầm
sớm và công phu, đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao. Năm 1938,
Nguyễn Văn Huyên công bố công trình Hội Phù Đổng, một trận đánh thần kỳ
trong truyền thuyết Việt Nam, bằng tiếng Pháp và năm 1941, ông công bố
công trình Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh) cũng bằng tiếng


11

Pháp. Năm 1996, cả hai công trình này đã đƣợc ra mắt bạn đọc bằng tiếng
Việt [42]. Với công trình thứ nhất, Nguyễn Văn Huyên đã miêu thuật từ
truyền thuyết, đến việc tổ chức lễ hội và diễn trình của lễ hội một cách cụ thể
và chi tiết. Trong công trình Hát và múa Ải Lao ở hội Phù Đổng (Bắc Ninh),
ông bổ sung thêm vào ba ca khúc mới do Tri huyện Tiên Du sai trợ tá của
mình là một nho sĩ sáng tác ra để cho đoàn ca múa Ải Lao trình diễn vào năm
1941. Đây là những công trình mẫu mực, ghi chép, nhận định về hội Gióng ở
làng Phù Đổng một cách chân xác khoa học theo hƣớng tiếp cận từ quan điểm
dân tộc học và khảo cứu.
Không chỉ dừng lại ở những ghi chép về hội Gióng, nửa sau thế kỷ XX
đã xuất hiện những hƣớng tiếp cận mới về Thánh Gióng nhƣ cách tiếp cận ở
phƣơng diện diễn xƣớng nhƣ: Năm 1977, Nguyễn Huy Hồng nghiên cứu ở
phƣơng diện diễn xƣớng của hội Gióng [62], để khẳng định đây là một bản
diễn xƣớng anh hùng ca. Tác giả miêu thuật tƣơng đối chi tiết về Hội Gióng
(nhƣ miêu thuật của Nguyễn Văn Huyên) từ khâu tổ chức, chuẩn bị đến các
trò diễn trong lễ hội nhƣ múa rối nƣớc, săn hổ, xuất quân. Và đi đến kết luận:
Hội Gióng đã “tập trung tất cả những khả năng nghệ thuật của nhân dân thời
cổ để diễn tả uy lực của ngƣời anh hùng làng Gióng” và “đây là một màn hoạt
kịch và là một hình thức sân khấu cổ của chúng ta, đồng thời là một diễn
xƣớng lịch sử lớn, toàn diện, chứa đựng nội dung tƣ tƣởng sâu sắc” [62,
tr.136]. Năm 1978, tác giả Chu Hà khi nghiên cứu diễn xƣớng dân gian đã
khẳng định: Hát cửa đình, hội trận đền Gióng là hình thức diễn xƣớng dân
gian có qui mô lớn và từ lâu đời [62].
1.1.2.2. Xu hướng tiếp cận Truyền thuyết Thánh Gióng nhìn từ khía
cạnh lịch sử
Với những tìm hiểu và suy luận của mình, Tạ Chí Đại Trƣờng (1996),
trong bài viết “Lịch sử một thần tích: Phù Đổng Thiên vƣơng” [154] đã xuất


12

phát từ “bề thế của một hội lễ” để truy tìm tông tích của thần tích Phù Đổng
Thiên Vƣơng và thấy rằng: “Sử và thần tích Phù Đổng quyện lại làm một
đang chờ sự xét đoán dƣới một quan điểm lịch đại để vẽ lại lịch sử của thần”
[154, tr.231].
Cũng dƣới cái nhìn và cách viết theo lịch đại và ghi chép lịch sử có
nhiều công trình đã ghi lại TTTG nhƣ một dấu mốc lịch sử văn hóa của các
tác giả nhƣ: Nguyễn Thế Long (1998), Đình và đền Hà Nội; Doãn Đoan
Trinh (2000), Hà Nội, di tích lịch sử văn hóa và danh thắng; Nhiều tác giả
(2000) Di tích lịch sử văn hóa Hà Nội [11]...
1.1.2.3. Xu hướng tiếp cận Truyền thuyết Thánh Gióng trên phương
diện loại hình truyền thuyết, thần tích và tư tưởng tôn giáo tín ngưỡng
Nhìn chung xu hƣớng tiếp cận TTTG dƣới cái nhìn là truyện kể dân gian
và thần tích là nhiều hơn cả, đó là các công trình ghi chép về địa chí, thần tích
của các vùng miền nhƣ: Phạm Văn Thụ (1921), “Viết lại sự tích về Thánh
Gióng” trong Sóc Sơn từ phả. Nguyễn Khánh Trƣờng (1938), Truyền thuyết
những vị thần chính được thờ ở tỉnh Phúc Yên (Bắc Kỳ) [11]. Các bài viết trong
công trình nghiên cứu văn học nhƣ: Nguyễn Đổng Chi (1956) Lược khảo thần
thoại Việt Nam [19]; Nguyễn Đổng Chi (1975), Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam, tái bản năm 1993 [20], tập IV; Vũ Ngọc Phan (1957), Truyện cổ Việt Nam;
Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên (1962), Văn học dân gian Việt Nam; Văn Tân,
Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan (1957), Sơ thảo lịch
sử văn học Việt Nam (quyển I); Trần Văn Giàu (1967), Tư tưởng chủ yếu của
người Việt cổ qua những truyện đứng đầu trong thần thoại và truyền thuyết [40];
Vũ Tuân Sán (1968), Truyền thuyết về Thánh Gióng [125]; Vũ Ngọc Phan
(1968), Phù Đổng (tức Thánh Gióng) là hình tượng văn học đẹp đẽ và hùng
mạnh của nhân dân ta từ xưa đến nay; Đỗ Bình Trị (1970), Lịch sử văn học Việt
Nam (tập 1); Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên


13

(1962), Văn học dân gian Việt Nam, tái bản năm 1997 [70]; Trần Quốc Vƣợng,
Vũ Tuân Sán (2004), Hà Nội nghìn xưa; Bùi Văn Nguyên (1978), Để hiểu thêm
ý nghĩa cảnh giác, chống ngoại xâm của truyền thuyết Thánh Gióng [91]; Hoàng
Tiến Tựu (1979), Sự phát triển của truyền thuyết về đề tài chống giặc ngoại xâm
từ truyền thuyết về Thánh Gióng đến An Dương Vương [158]... Keith Weller
Taylor (1983), The birth of Viet Nam (Sự hình thành của nước Việt Nam, Hoa
Kỳ) đã đề cập đến truyền thuyết Thánh Gióng, ông khẳng định: “truyền thuyết
này đƣợc nhân dân Việt Nam ghi nhớ bởi lẽ chúng thể hiện bản sắc sớm nhất của
họ với tƣ cách là một dân tộc” [11, tr.21]...

Nhìn TTTG từ khía cạnh xem xét về tƣ tƣởng, tôn giáo tín ngƣỡng có
thể kể đến các tác giả với những công trình nhƣ: Ngô Đức Thịnh và Vũ Ngọc
Khánh (1990), Tứ bất tử [72]. Trong công trình này các tác giả đã xem xét
nhân vật Thánh Gióng nhƣ một trong bốn vị thánh bất tử (bao gồm Đức
Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh)
luôn đƣợc phụng thờ. Và trong tâm thức dân gian Việt Nam, đó là các biểu
tƣợng của sự trƣờng tồn, bất diệt của dân tộc kể từ thuở khai thiên lập địa đến
ngày nay. Nhƣ lời Nxb nhận xét “Ở đây không chỉ liên quan đến tín ngƣỡng,
mà cả các mặt triết học, sử học, dân tộc học”. Ở phần viết về Đức Thánh
Gióng, các tác giả đã chia làm ba phần trong đó phần 1 là ghi chép những sự
tích và huyền thoại về Thánh Gióng; từ những ghi chép trong sử sách đến sự
phát triển của huyền thoại, truyện kể ở “vùng ông Gióng”. Phần 2 là đề cập
đến những Sinh hoạt văn hóa chung quanh đề tài Thánh Gióng nhƣ tín
ngƣỡng về Đức Thánh Gióng, hội Gióng, văn hóa nghệ thuật xung quanh đề
tài Thánh Gióng (nhƣ thơ ca, truyện, bài hát, phong trào thể dục thể thao –
hội khỏe Phù Đổng lấy biểu tƣợng Thánh Gióng làm trung tâm). Phần ba là
một số tƣ liệu về Thánh Gióng nhƣ các dị bản qua các sách thần tích, qua các
chi tiết ở trong lễ hội.



14
Đề cập đến mối quan hệ của Thánh Gióng nói riêng và TTTG nói
chung trong mối quan hệ với Phật giáo, tác giả Nhƣ Hạnh (1996) đã có những
phân tích sắc sảo qua bài viết “Từ Tỳ Sa Môn Thiên Vƣơng (Vaisravana), qua
Sóc Thiên vƣơng đến Phù Đổng Thiên vƣơng”. Ông đã đi đến kết luận rằng
qua câu chuyện về giấc mơ của Khuông Việt trong Thiền uyển tập anh cho
chúng ta “một ví dụ điển hình về những nỗ lực đầu tiên của giới lãnh đạo Phật
giáo trong việc thiết lập nguồn gốc của quốc gia Việt Nam trong Phật giáo” và
cũng là “sự nỗ lực tạo dựng huyền thoại”. Song giấc mơ của Khuông Việt “đã
không đƣợc các thế hệ Phật giáo kế tiếp chịu mơ chung, thành ra cuối cùng
chỉ là một giấc mơ nhỏ bé bị quên lãng vùi lấp dƣới những ảo tƣởng Tổ sƣ
Thiền” [106, tr.154].
Ngoài ra còn có các công trình khác đề cập đến Văn hóa tâm linh nói
chung có đề cập đến TTTG nhƣ: Văn Quảng (2009), Văn hóa tâm linh Thăng
Long Hà Nội; Cung Khắc Lƣợc, Lƣơng Văn Kế (1998), Bản dịch thần tích ở
đền Bộ Đầu, xã Thống Nhất, huyện Thường Tín [11]; và các ghi chép, nhận
định về các thần tích nói chung trong đó có thần tích về Thánh Gióng.Gần đây
tác giả Tạ Đức trong công trình Nguồn gốc người Việt – người Mường [34]
cũng có đề cập đến việc lý giải biểu tƣợng và tên gọi Thánh Gióng. Năm
2017 với chuyên đề Nguồn gốc và sự phát triển của trống đồng Đông Sơn
[35], Tạ Đức đã khẳng định Thánh Gióng là Thần trống đồng nƣớc Xích Quỉ.
1.1.2.4. Xu hướng tiếp cận liên ngành về truyền thuyết Thánh Gióng
Trong số các công trình nghiên cứu mang tính chất tiếp cận liên ngành
có thể kể đến chuyên luận Người anh hùng làng Dóng của Cao Huy Đỉnh.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đánh giá, công trình này của Cao Huy Đỉnh là một
chuyên luận qui mô về truyền thuyết và lễ hội Thánh Gióng. Nguyễn Xuân
Kính đã nhận xét: “Ở những năm 60, khi mà không ít ngƣời nghiên cứu văn
học dân gian vẫn còn nhìn folklore ngôn từ bằng con mắt văn học, từ giác độ



15
văn hóa, Cao Huy Đỉnh đã kiên trì một phƣơng pháp làm việc: đặt tác phẩm văn
học dân gian vào môi trƣờng nảy sinh ra nó mà khảo sát” [106, tr.783] và
Nguyễn Xuân Kính cũng khẳng định ở đây, Cao Huy Đỉnh đã dùng phƣơng
pháp nghiên cứu tổng hợp. Mặc dù, tác giả đã tự xếp loại là công trình văn học
dân gian, nhƣng thực chất tác giả đã tiếp cận từ nhiều góc độ: văn hóa dân gian,
dân tộc học lịch sử và văn học nói chung (cả dân gian và cổ cận đại, đƣơng đại).
Nhƣ vậy, Cao Huy Đỉnh đã dùng phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, liên ngành
mặc dù, tác giả đã tự xếp loại là công trình văn học dân gian, nhƣng thực chất
tác giả đã tiếp cận từ nhiều góc độ: văn hóa dân gian, dân tộc học lịch sử và văn
học nói chung. Tác phẩm gồm 6 chƣơng: Chƣơng 1: Đất nƣớc vùng Trung châu
kể chuyện ông Dóng; Chƣơng 2: Từ truyện ngƣời anh hùng bộ lạc đến truyện
ngƣời anh hùng dân tộc; Chƣơng 3: Hội Dóng và nghệ thuật diễn xƣớng anh
hùng ca; Chƣơng 4: Truyện ông Dóng trong văn học thời phong kiến và thuộc
Pháp; Chƣơng 5: Các tác giả ngày nay bàn về truyện ông Dóng; Chƣơng 6:
Dóng là hình tƣợng anh hùng ca Việt Nam rất cổ mà rất mới. Để thực hiện công
trình này, tác giả đã có sự khảo sát tƣờng tận vùng Phù Đổng là nơi có đền thờ
Thánh Gióng đƣợc sinh ra và các dấu tích của cuộc hoài thai và sinh nở vẫn còn
(dấu chân ông Khổng lồ, vƣờn cà, liềm đá, chõng đá, thống đá) và các làng, các
ngọn núi, dòng sông, đầm hồ, rặng tre...

ở Bắc Ninh, Gia Lâm, Hà Nội. Công trình này có ý nghĩa phƣơng pháp quan
trọng đó là đã nghiên cứu một truyền thuyết từ cách tiếp cận tổng thể folklore:
điều tra điền dã các di tích, những nơi hình thành truyền thuyết, những ngƣời
kể, lƣu truyền và diễn xƣớng truyền thuyết, thông qua đó, công trình gợi mở
các vấn đề của thể loại nhƣ quá trình hình thành và lƣu truyền truyền thuyết,
vấn đề trung tâm và lan tỏa, mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử. So với
công trình Hội Phù Đổng (một trận đánh thần kỳ trong truyền thuyết Việt
Nam) của Nguyễn Văn Huyên tập trung miêu tả lễ hội Phù Đổng, công trình



16
của Cao Huy Đỉnh đã mở rộng các giới hạn mà truyền thuyết liên quan, từ đó
cho thấy đời sống phong phú, sinh động của một truyền thuyết và nhu cầu tinh
thần của ngƣời dân về việc sáng tạo ra các biểu tƣợng của lịch sử dân tộc,
sống với các biểu tƣợng đó trong các thời đại [4, tr.26].
Có thể nói Trần Quốc Vƣợng (1934-2005) cũng là ngƣời đã sớm sử dụng
phƣơng pháp này trong các bài viết “Căn bản triết lý ngƣời anh hùng Phù Đổng
và hội Gióng” [106, tr.435] và “Truyền thuyết về ông Gióng – trong sách vở và ở
ngoài đời” [106, tr.283]. Bài “Căn bản triết lý ngƣời anh hùng Phù Đổng và hội
Gióng” là bài viết có nhiều phát hiện, đồng thời bƣớc đầu đã gợi mở về những
mô típ, những mã văn hóa cần đƣợc giải ảo về mặt biểu tƣợng. Trong đó tác giả
đã đề cập đến các triết lý xã hội sâu sắc về ngƣời anh hùng Phù Đổng. Ông đã
phát hiện hình thái cấu trúc trong TTTG đó là cấu trúc đối ứng với những nhân
tố, chi tiết tƣơng phản để tôn cao, nổi bật lẫn nhau nhƣ mẹ Đất – cha Trời; mẹ
thực – cha ảo; tuổi nhỏ - chí lớn... Và ông cũng khẳng định “Phù Đổng là biểu
tƣợng của tuổi trẻ anh hùng Việt Nam, biểu tƣợng của chính Việt Nam... một
hằng số Phù Đổng của lịch sử Việt Nam” [106, tr.435]. Ông đã tiến hành lý giải
các mô típ tạo thành chủ đề câu chuyện, đồng thời lý giải các “hiện thực lịch sử
Việt Nam đƣợc xạ ảnh trong huyền thoại Gióng”. Ông đã đi từ hội Gióng, huyền
thoại Gióng đến không gian phân bố các di tích có liên quan đến huyền tích
Thánh Gióng để lý giải các biểu tƣợng trong TTTG từ đó tìm hiểu đƣợc Tâm
thức dân gian Việt Nam “tìm hiểu đƣợc mối bận tâm hằng xuyên của Đại Việt –
Việt Nam, từ triều đình đến thôn quê: Đó là làm ăn – đánh giặc – giao phối – vui
chơi” [106, tr.447]. Tìm ra đƣợc qui luật vận hành của huyền thoại đó là quá
trình thời sự hóa (evhémérisé) và lịch sử hóa (historisé). Anh hùng thần thoại trở
thành anh hùng trong tôn giáo, trong đạo giáo. Bài “Truyền thuyết về ông Gióng
– trong sách vở và ở ngoài đời”, đúng nhƣ tên gọi của bài viết tác giả đã đi từ
những lý luận chung đến đi sâu



17
phân tích từng khía cạnh nhƣ từ sự phân tích chữ nghĩa đến thƣ tịch để vạch
ra một diễn trình lịch sử của Thần từ buổi ban đầu đến ngày nay.
Ngoài ra có thể kể đến các tác giả và tác phẩm đã sử dụng xu hƣớng
liên ngành khác nhau để nghiên cứu TTTG nhƣ: Đinh Gia Khánh và Trần
Tiến (cb, 1991), Địa chí văn hóa dân gian Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội;
Lê Văn Kỳ (1995), Mối quan hệ giữa truyền thuyết của người Việt và hội lễ
về các anh hùng [74]; Nhiều tác giả (2008), Bách khoa thư Hà Nội [101];
Nhiều tác giả (2009), Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long (Nxb Văn
hóa Thông tin, H); Nguyễn Thụy Loan (2009), Một tuyên ngôn giữ nước bằng
lễ hội ở đầu đời Lý; Kiều Thu Hoạch, Nguyễn Chí Bền (2010), Gióng hay
Dóng lý giải từ góc nhìn ngữ âm học lịch sử tiếng Việt và từ cộng đồng [107];
Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền
thống Việt Nam, tập 2, Các vị thần [47]...
Gần đây có thể kể đến công trình Lễ hội Thánh Gióng [106] là công
trình sƣu tập các di tích và huyền thoại về Thánh Gióng cùng các bài viết của
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về di tích, truyền thuyết và lễ hội
Thánh Gióng từ trƣớc tới 2009. Công trình Hội Gióng ở đền phù Đổng và
đền Sóc [11] đã trình bày một tiến trình nghiên cứu về di sản Thánh Gióng
khá đầy đủ và tổng hợp. Tác giả đã tiếp cận hiện tƣợng văn hóa tín ngƣỡng
này ở dạng tổng thể của một di sản văn hóa phi vật thể, nhằm miêu thuật hiện
tƣợng văn hóa – tín ngƣỡng liên quan đến ngƣời anh hùng làng Phù Đổng,
giải mã các giá trị của hội Gióng, trên các phƣơng diện lịch sử, văn hóa, tín
ngƣỡng...
đặt vấn đề bảo tồn và phát huy hội Gióng trong xã hội đƣơng đại. Tiếp nối
những công trình này là công trình Hội Gióng di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại [13] giúp ngƣời đọc có cái nhìn đầy đủ hơn kể từ khi Hội Gióng
đƣợc công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đến nay.



18
Về mặt văn bản, hiện nay trong công trình Lễ hội Thánh Gióng [106] ở
phần I – Di tích và huyền thoại đã có 27 bản dịch và tổng hợp các ghi chép về
truyền thuyết Thánh Gióng, ở Tổng tập Văn học dân gian người Việt [59], tập
4, truyền thuyết dân gian ngƣời Việt có 8 chuyện về Thánh Gióng đƣợc sƣu
tập từ các ghi chép; tập 5 có truyện Thánh Gióng ở xã Bộ Đầu.
Không chỉ là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, các chuyên luận,
hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc năm 2010 còn đƣợc UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nhƣ vậy, với đầy đủ
tính chất của một di sản văn hóa, Thánh Gióng và hội Gióng nói chung mà cốt
lõi là TTTG đã đƣợc giới nghiên cứu trong và ngoài nƣớc thừa nhận là một
sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, đƣợc lƣu giữ bằng trí
nhớ, chữ viết, đƣợc lƣu truyền bằng truyền miệng, và các hình thức lƣu
truyền khác. Cùng với nó, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc quan tâm
nghiên cứu tổ chức thành các cuộc hội thảo khoa học, tập trung nhiều bài viết,
nhiều tranh luận mang tính khoa học thời sự về Thánh Gióng. Năm 2010, Hội
thảo khoa học quốc tế: Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong đời sống xã
hội đương đại (trường hợp hội Gióng) [107], do UBND thành phố Hà Nội và
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đã có hàng trăm nhà khoa học trong
và ngoài nƣớc tham gia. Trong đó có nhiều bài viết đề cập trực tiếp đến hội
Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc. Các nhà nghiên cứu nhƣ: Hoàng Lƣơng,
Trần Lê Bảo, Nguyễn Tri Nguyên, Nguyễn Bích Hà, Bùi Quang Thanh, Lê
Thị Hoài Phƣơng, Nguyễn Văn Phong, Đỗ Lan Phƣơng, Đoàn Minh Châu,
Vũ Anh Tú, Lê Thị Minh Lý, Từ Thị Loan, Phạm Nam Thanh, Hoàng Đức
Cƣờng... đã có nhiều bài viết tiếp cận từ các góc nhìn khác nhau. Nhƣ vậy,
cùng với những công trình có đóng góp to lớn nhƣ các công trình của G.
Dumoutier, Nguyễn Văn Huyên, Trần Quốc Vƣợng, Nguyễn Tự Cƣờng (tức
Nhƣ Hạnh), Cao Huy Đỉnh, Tạ Chí Đại Trƣờng... cách tiếp cận liên ngành đã



19
khiến cho các kết quả nghiên cứu về TTTG có nhiều thành tựu từ nhiều góc
nhìn khác nhau.
1.2. Các lý thuyết nghiên cứu và quan điểm tiếp cận truyền thuyết
Thánh Gióng
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản
*Truyện theo Từ điển tiếng Việt [173, tr.328] thì truyện là tác phẩm văn
học kể chuyện bằng hình tƣợng, bằng hƣ cấu nghệ thuật. Theo Từ điển thuật
ngữ Văn học thì truyện là phƣơng thức tự sự tái hiện đời sống bên cạnh hai
phƣơng thức khác là trữ tình và kịch đƣợc dùng làm cơ sở để phân loại tác
phẩm văn học. Là phƣơng thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố
và hành vi con ngƣời làm cho tác phẩm tự sự trở thành một câu chuyện về ai
đó hay về một cái gì đó. Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện, gắn liền
với cốt truyện là một hệ thống nhân vật đƣợc khắc họa nhờ các thủ pháp nghệ
thuật đa dạng.Về phƣợng diện thể loại văn học, trên cơ sở phƣơng thức phản
ánh tự sự đã hình thành loại hình tự sự. Có thể dựa vào tiêu chí nội dung hoặc
tiêu chí hình thức để phân chia các tác phẩm tự sự thành các thể loại nhỏ hơn.
Chia theo nội dung thể loại ta sẽ có: tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc,
thế sự, đạo đức, đời tƣ. Chia theo hình thức ta sẽ có các thể loại cơ bản: anh
hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, ngụ ngôn…
Trong nhiều bài viết khác thƣờng nói Truyện Ông Gióng, Truyện
Thánh Gióng và đôi khi trong luận án NCS cũng sử dụng cách nói này để chỉ
truyền thuyết Thánh Gióng bởi đó là cách gọi quen thuộc khi thể loại truyền
thuyết chƣa đƣợc xác định rõ ràng về mặt thể loại. Mặt khác, trƣớc khi xác
định là thuộc thể loại truyền thuyết, TTTG đƣợc xếp vào truyện kể dân gian
nói chung, có khi là truyện thần quái, truyện cổ tích, anh hùng ca…
*Truyện kể dân gian: Là các chuyện kể của nhân dân các thời đại đƣợc sáng
tác và lƣu truyền bằng miệng từ khi chƣa có chữ viết, sau này đƣợc sƣu tầm



20
và ghi chép lại gồm các thể loại nhƣ: thần thoại, truyền thuyết, truyện cƣời,
truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn… Vào thời trung đại, các nho sĩ khi sƣu tập
và ghi chép các loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích thƣờng chỉ dùng chung
một từ là “truyện”, vì thời đó chƣa có sự phân loại các thể loại rạch ròi nhƣ
ngày nay (NCS đã sơ bộ nói về vấn đề này ở 1.1.1).
* Truyền thuyết
Trên thế giới, khoa học về truyền thuyết dân gian hay còn gọi là truyền
thuyết học, vốn là một thuật ngữ đƣợc dịch từ tiếng Đức: Volksagen kunde.
Volk có nghĩa là dân gian, sagen có nghĩa là truyền thuyết, kunde có nghĩa là
môn khoa học. Đây là một thuật ngữ đã khá thông dụng trong folklore học
quốc tế thời cận đại. Tƣơng đƣơng với từ sage trong tiếng Đức, tiếng Anh có
legend và tiếng Pháp có légende. Nói chung, theo folklore học thế giới thì
truyền thuyết là một thuật ngữ chỉ một bộ phận ngôn từ đặc biệt và sớm được
chú ý với tư cách là một thể loại. Truyền thuyết ngay từ đầu đã là một trong
ba thể loại chính của tự sự dân gian: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích (Quan
niệm này sớm định hình trong bộ sƣu tập của anh em Grim trong Thần thoại
Đức (1835). Cách phân biệt này đã đƣợc các nhà nghiên cứu ngữ văn dân
gian coi nhƣ có tính chất hƣớng đạo trong một thời gian dài).


Việt Nam, có lẽ Đào Duy Anh là ngƣời sớm sử dụng từ truyền thuyết

khi ông viết về vấn đề “Những truyền thuyết thời thƣợng cổ nƣớc ta” trong

Tạp chí Tri tân (số 30 năm 1942): “Sách xƣa của ngƣời Trung Quốc không
chép việc Triệu Đà đánh An Dƣơng Vƣơng để chiếm Tƣợng quận, nhƣng cứ
truyền thuyết ấy, nếu ta bỏ đi những yếu tố hoang đƣờng thì cũng còn lại cái
kỷ niệm của một cuộc chiến tranh hẳn có” [59, tr.22].

Đến những năm 50 của thế kỷ XX, một loạt công trình nghiên cứu liên
tiếp ra đời nhƣ: Lược khảo về thần thoại Việt Nam [19], Lược thảo lịch sử văn
học Việt Nam [95], Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam [96]... thuật ngữ truyền


×