Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi sinh vật gây bội nhiễm mụn trứng cá do sử dụng sản phẩm chứa corticoid

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 133 trang )

TÓM LƯỢC
Việc sử dụng sản phẩm bôi da có chứa corticoid đã mang lại nhiều tác
dụng phụ như: teo da, mụn trứng cá tái diễn nhiều lần, gia tăng bội nhiễm bởi
nhiều vi sinh vật. Đề tài thực hiện với mục tiêu tìm kiếm những dòng vi khuẩn
lactic (LAB) có khả ức chế vi khuẩn tham gia sinh mụn và vi sinh vật bội

nhiễm ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid, định hướng đưa
ra phương pháp chăm sóc da mụn trứng cá theo hướng cạnh tranh sinh học.
Qua khảo sát trên 148 bệnh nhân mụn trứng cá tình nguyện cho thấy tỷ lệ
mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid chiếm 53,4%. Trong đó, nữ
chiếm tỷ lệ cao hơn nam (nữ: 58,8%; nam: 43,1%). Dạng lâm sàng phổ biến ở
nhóm sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid là mụn trứng cá đỏ chiếm 44,3%.
Tỷ lệ nhiễm P. acnes trên mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid
là 56,8%, S. epidermidis là 89,9%, S. aureus là 60,8%, nhiễm ký sinh trùng
Demodex là 8,9% và tỷ lệ nhóm vi khuẩn đồng nhiễm gồm P. acnes, S.
epidermidis, S. aureus là 45,6%. Các dòng vi khuẩn phân lập từ mụn trứng cá
sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid đều kháng với các kháng sinh dùng
trong điều trị mụn gồm: erythromycin, clindamycin, doxycyclin, tetracyclin,
oxacillin và Trimethoprim/sulfamethoxazol với mức kháng từ 55,6% đến
95,4%.
Bằng phương pháp khuếch tán trên giếng thạch có cải tiến và chủng vào
dịch nuôi vi khuẩn sinh mụn và vi khuẩn bội nhiễm ở mụn trứng cá sử dụng sản
phẩm bôi chứa corticoid gồm P. acnes, S. epidermidis, S. aureus để đánh giá khả
năng kháng khuẩn của LAB. Kết quả đã chọn được dòng L. plantarum 05SL3
có nguồn gốc từ da người không bị mụn trứng cá, có khả năng ức chế
vi khuẩn chỉ thị với khoảng vô khuẩn đối với P. acnes là 18 mm, S.
epidermidis và S. aureus là 8 mm. Khả năng làm giảm mật số P. acnes 46Pa
sau 30 giờ là 60,2%, S. epidermidis 09Se là 47,3% và S. aureus 10Sa là 48,6%
so với đối chứng. Qua kiểm tra đặc tính sinh học, vi khuẩn L. plantarum
05SL3 thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, tế bào hình que có kích thước
2,26x0,61 µm, sắp xếp đơn hoặc chuỗi ngắn, oxidase và catalase âm tính, có


o

khả năng phát triển ở nhiệt độ 50 C, sản xuất acid lactic đạt 14,23 g/L với
o

hiệu suất sử dụng glucose là 84% ở nhiệt độ 37 C, không sinh bacteriocin, khả
năng chống oxy hóa với IC50 là 31,18% thấp hơn vitamin C 1,75 lần, khả năng
giữ ẩm tương đương với glycerin 5% và kháng với các kháng sinh như:
tetracyclin, oxacillin, erythromycin, climdamycin, doxycyclin, trimethoprim/
sulfamethoxazol.

i


Lactobacillus plantarum 05SL3 có thể nuôi sinh khối trong môi
trường nước tàu hũ và đường saccarose với hiệu suất đạt 69,23% (2,7 g/L)
so với môi trường MRS (3,9 g/L) (p<0,001) và lên men gel Nha đam với tỷ
lệ thành phần: gel Nha đam 30%; sữa đặc có đường 2% và 1%
Lactobacillus plantarum 05SL3 tạo chế phẩm Lp. Gel chăm sóc da có chứa
8

o

mật số vi khuẩn 4,7x10 CFU/mL sau 40 ngày trữ ở nhiệt độ 25 C (p<0,001).
Từ khóa: chế phẩm Lp. Gel, Lactobacillus plantarum 05SL3, mụn trứng
cá. Propionibacterium acnes; Staphylococcus aureus, Staphylococcus
epidermidis,

ii



ABSTRACT
The using topical corticosteroid on the skin has shown many side effects
such as atrophy, recurring acne, infecting of many microorganisms. The
objectives of this research were to isolate and select lactic acid bacteria (LAB)
with the capacity of inhibiting the growth of infectting acne microorganisms,
as well as to develop skin-care method by bio-competitive.
The survey of 148 voluntary acne patients showed 53.4% of using topical
corticosteroid. Of which, the females ratio were 58.8% and males ratio were
43.1%. The regular clinical of using topical corticosteroid was acne vulgaris
(44.3%). The infection ratio of P. acnes was 56.8%, S. epidermidis was 89.9%,
S. aureus was 60.8% and Demodex was 8.9%. The regular of bacterial
infections are P. acnes, S. epidermidis, S. aureus with ratio was 45.6%. The
three kinds of acne-causing bacteria including P. acnes, S. epidermis, S.
aureus were highly resistant to erythromycin (Er), doxycycline (Dx)
andtrimethoprim / sulfamethoxazole (Bt) with resistance rate to73% from
95.4%
By using the diffusion method testing on agar plates and the inoculation
of LAB strain was tested on acne-causing bacteria grown in trypticase and
heart extract broth medium at 30h incubation time. The results selected L.
plantarum 05SL3 from human skin without acne. The L. plantarum 05SL3
was capable of inhibiting with clear-area distances from 18mm, 8mm, 8mm
depending on kind of acne-causing bacteria tested. After 30h of incubation, the
population of S. aureus was reduced to 48.6%, S. epidermidis was reduced
47.3% , and P. acens was reduced 60.2% in comparison to the control. The L.
plantarum 05SL3 had rod-shaped, 2.26 mx0.61 m, single or short chain,
o

Gram-positive; oxidase and catalase negative, growing at 50 C, using glucose,
lactose, or saccharose for growth, producing lactic acid of 14.23 g / L with

o

yield was 84% at 37 C, not bacteriocin, antioxidant with an IC50 of 31 18%
was lower than vitamin C 1.75 times. The ability to moisten of L. plantarum
05SL3 was the same to glycerin at 5%. L. plantarum 05SL3 was antibiotic
resistance such as: tetracycline, oxacillin, erythromycin, climdamycin,
doxycyclin, trimethoprim / sulfamethoxazole.
The Lactobacillus plantarum 05SL3 able to grow in the culture including
whey soybean and saccarose with biomass production was 2.7g/L, the yield
was 69.23% in comparison to yield in MRS broth. The 05SL3 L. plantarum
was able to fermented in Aloe vera gel 30%, plus 2% of sweetened

iii


condensed milk and 1% Lactobacillus plantarum 05SL3. The Lp. aloe vera gel
8
o
contains the Lp. density of 4.7 x 10 CFU/mL after 40 days store at 25 C.
Keywords: Acne; Lp. Aloe vera gel, Lactobacillus plantarum 05SL3,
Propionibacterium
acnes,
Staphylococcus
aureus,
Staphylococcu
sepidermidis;

iv



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự chỉ dẫn
của Thầy hướng dẫn. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận án nào trước đây.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÁ

DƯƠNG THỊ BÍCH

v


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ và
hướng dẫn tôi thực hiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô của Viện Nghiên cứu và Phát
triển Công nghệ sinh học, Trường Đại Học Cần Thơ và các anh chị cán bộ y
tế của Bệnh viện Da Liễu Cần Thơ đã giúp đỡ trong quá trình làm các thí
nghiệm cho luận án.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và anh, chị đồng nghiệp của Trường
Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tiến hành luận án.

vi


MỤC LỤC

Trang
TÓM LƯỢC.................................................................................................................................. i
ABSTRACT................................................................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................................. xi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT............................................................. xiii
GIỚI THIỆU.................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................ 4
1.1. Tổng quan về mụn trứng cá........................................................................................... 4
1.1.1. Phân loại mụn trứng cá.......................................................................................... 4
1.1.2. Cơ chế gây mụn trứng cá...................................................................................... 5
1.2. Vi sinh vật bội nhiễm ở mụn trứng cá........................................................................ 6
1.2.1. Vi khuẩn Propionibacterium acnes..................................................................... 8
1.2.2. Vi khuẩn Staphylococcus aureus....................................................................... 10
1.2.3. Vi khuẩn Staphylococcus epidermidis.............................................................. 12
1.2.4. Ký sinh trùng Demodex........................................................................................ 13
1.3. Ảnh hưởng của corticoid bôi đối với mụn trứng cá........................................... 14
1.4. Sơ lược về vi khuẩn lactic và những ứng dụng trong chăm sóc da................15
1.4.1. Một số đặc điểm chung của vi khuẩn lactic................................................... 15
1.4.2. Những ứng dụng của vi khuẩn lactic trong y học......................................... 18
1.4.3. Tiềm năng ứng dụng vi khuẩn lactic trong chăm sóc da.......................... 20
1.5. Sơ lược về Nha đam và những ứng dụng trong mỹ phẩm................................ 23
1.5.1. Sơ lược về đặc điểm sinh học của Nha đam................................................. 23
1.5.2. Những ứng dụng của Nha đam trong mỹ phẩm......................................... 23
1.6. Phương pháp phân lập và định danh vi khuẩn.................................................... 24
1.6.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn..................................................................... 24
1.6.2. Định danh vi khuẩn bằng các kỹ thuật truyền thống.................................... 26
1.6.3. Định danh vi khuẩn bằng giải trình tự gen 16S-rRNA................................ 28

1.6.3.2. Kỹ thuật giải trình tự gen 16S-rRNA............................................................ 30
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................32
2.1. Phương tiện nghiên cứu.............................................................................................. 32
2.2. Vật liệu............................................................................................................................. 32
2.3. Môi trường phân lập, nuôi cấy vi sinh vật và hóa chất....................................... 32
2.4. Địa điểm.......................................................................................................................... 33
2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 33
2.5.1. Khảo sát tần suất xuất hiện của P. acnes, S. aureus, S. epidermidis,
Demodex trên da mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid...............34

vii


2.5.2. Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn bội nhiễm phổ biến
ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid và tuyển chọn vi khuẩn
làm chỉ thị............................................................................................................................ 42
2.5.3. Phân lập và tuyển chọn những dòng LAB có khả năng ức chế vi khuẩn
chỉ thị.................................................................................................................................... 45
2.5.4. Khảo sát một số đặc tính sinh học ứng dụng trong chăm sóc da của dòng
LAB đã chọn...................................................................................................................... 48
2.5.5. Lên men gel Nha đam làm chế phẩm chăm sóc da................................... 52
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 60
3.1. Khảo sát tần suất xuất hiện của P. acnes, S.aureus, S. epidermidis, Demodex
trên da mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid...................................... 60
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu.................................................................................. 60
3.1.2. Tình hình sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid ở mụn trứng cá.............62
3.1.3. Tỷ lệ bội nhiễm vi sinh vật ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa
corticoid............................................................................................................................... 65
3.1.4. Kết luận.................................................................................................................... 73
3.2. Khảo sát khả năng đề kháng kháng sinh của vi khuẩn bội nhiễm ở mụn trứng

cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid......................................................................... 74
3.2.1. Kết quả kháng sinh đồ........................................................................................ 74
3.2.2. Kết quả định danh vi khuẩn bội nhiễm ở mụn trứng cá bằng giải trình tự
gen 16S-rRNA.................................................................................................................... 77
3.2.3. Kết luận.................................................................................................................... 78
3.3. Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng ức chế vi khuẩn chỉ thị . 78
3.3.1. Phân lập vi khuẩn lactic....................................................................................... 78
3.3.2. Khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn chỉ thị của các dòng LAB phân lập . 80
3.3.3. Kết luận.................................................................................................................... 86
3.4. Khảo sát một số đặc tính sinh học ứng dụng trong chăm sóc da của L.
plantarum 05SL3................................................................................................................... 86
3.4.1. Khả năng sinh bacteriocin bằng phương pháp nhỏ giọt.........................86
3.4.2. Khả năng sinh acid lactic................................................................................... 87
3.4.3. Khả năng sinh hoạt chất chống oxy hóa......................................................... 88
3.4.4. Khả năng giữ ẩm.................................................................................................. 89
3.4.5. Khả năng kháng kháng sinh............................................................................. 90
3.4.6. Kết luận.................................................................................................................... 91
3.5. Lên men gel Nha đam làm chế phẩm chăm da.................................................. 92
3.5.1. Thiết kế môi và điều kiện trường nuôi sinh khối L. plantarum 05SL3. .92
3.5.2. Lên men làm chế phẩm chăm sóc da............................................................... 97
3.5.3. Kết luận................................................................................................................. 101
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................................ 102
4.1. Kết luận.......................................................................................................................... 102
4.2. Đề nghị........................................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 104

viii


DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 2.1

Tiêu chuẩn đánh giá mức độ ức chế vi khuẩn của kháng

Bảng 2.2

sinh…………………………………………………………
Thành phần phản ứng PCR………………………………...
Bố trí thí nghiệm khảo sát ức chế vi khuẩn chỉ thị của LAB
Thành phần phản ứng thử nghiệm DPPH………………….
Thành phần dinh dưỡng của nước tàu hũ………………….
Thành phần môi trường nuôi LAB…………………………
Tỷ lệ thành phần môi trường nuôi LAB……………………
Điều kiện nuôi LAB………………………………………..
Tỷ lệ các thành phần trong chế phẩm……………………...
Mật số vi khuẩn trong chế phẩm…………………………..
Phân bố bệnh theo lứa tuổi và giới tính……………………
Tỷ lệ biểu hiện các dạng lâm sàng…………………………
Tỷ lệ mụn trứng cá có sử dụng corticoid………………….
Kết quả kiểm tra corticoid trong 18 sản phẩm bôi…………
Phân bố bệnh theo biểu hiện lâm sàng và sử dụng mỹ
phẩm………………………………………………………..
Tỷ lệ nhiễm Demodex trên bệnh nhân mụn trứng cá………
Tỷ lệ nhiễm P. acnes trên mụn trứng cá…………………...
Tỷ lệ nhiễm S.aureus trên mụn trứng cá…………………...
Tỷ lệ nhiễm S. epidermidis trên mụn trứng cá…………….
Tỷ lệ đồng nhiễm các nhóm vi khuẩn trên mụn trứng cá….
Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn S. aureus…………….
Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn S. epidermidis……….

Kết quả kháng sinh đồ của vi khuẩn P. acnes……………...
Kết quả phân lập các dòng vi khuẩn lactic………………...
Đặc điểm của 82 dòng LAB phân lập……………………...
Khả năng ức chế vi khuẩn chỉ thị của LAB………………..
Tỷ lệ các dòng LAB phân lập ức chế vi khuẩn chỉ thị……..
Sự ức chế S. aureus 10Sa của LAB 05SL3...........................
Sự ức chế S. epidermidis 09Se của LAB 05SL3 …………..
Sự ức chế P. acnes 46Pa của LAB 05SL3…………….…...
Khảo sát khả năng sinh acid lactic…………………………
Kết quả khảo sát chống oxy hóa bằng DPPH của DN-Lp…
Kết quả giữ ẩm của DN-Lp………………………………...
Kết quả kháng sinh đồ của L. plantarum 05SL3…………..
Sự tăng trưởng của L. plantarum 05SL3 theo móc thời
gian........................................................................................
Ảnh hưởng nguồn cung cấp carbohydrat đến sinh khối
của L. plantarum 05SL3…………………………………

Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22
Bảng 3.23
Bảng 3.24
Bảng 3.25
Bảng 3.26

ix

43
44
48
50
53
54

54
55
55
58
60
61
62
62
64
66
67
69
71
72
75
75

76
78

80
81
82
83

83
84

87
88

90
91

92
93


Bảng 3.27 Tỷ lệ các thành phần môi trường nuôi sinh khối
94
Bảng 3.28 L. plantarum 05SL3………………………………………..
Kết quả khảo sát điều kiện nuôi sinh khối………………… 95
Bảng 3.29 Thành phần môi trường và điều kiện nuôi sinh khối
96
Bảng 3.30 L. plantarum 05SL3………………………………………..
Kết quả khảo sát tỷ lệ các thành phần lên men chế phẩm…. 98
Bảng 3.31 Kết quả khảo sát thời gian và nhiệt độ tồn trữ chế phẩm….. 99
Bảng 3.32 Kết quả kiểm tra chế phẩm Lp. Gel……………………….. 101

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8

Hình 1.9
Hình 1.10
Hình 1.11
Hình 2.1
Hình 2.2
Hình 2.3
Hình 2.4
Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7
Hình 2.8
Hình 2.9
Hình 2.10
Hình 2.11
Hình 2.12
Hình 2.13
Hình 2.14
Hình 2.15
Hình 2.16
Hình 2.17
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10


Mô hình các dạng mụn trứng cá …………………………..
Mô hình hệ vi sinh vật da …………………………………
Sự đa dạng của hệ vi sinh vật da trên mỗi vị trí cơ thể …...
Tế bào vi khuẩn P. acnes ………………………………….
Cây phát sinh loài của vi khuẩn P. acnes………………….
Tế bào Vi khuẩn S. aureus ………………………………..
Tế bào Vi khuẩn S. epidermidis …………………………..
Ký sinh trùng Demodex……………………………………
Vi khuẩn Lactobacillus salivarius…………………………
Cây phát sinh loài của LAB ………………………………
Sơ đồ kích thích miễn dịch của LAB ……………………..
Sơ đồ tóm tắt quá trình nghiên cứu………………………..
Sơ đồ pha loãng mẫu………………………………………
Vi khuẩn phát triển môi trường phân lập………………….
Vi khuẩn Gram +………………………………………….
Phản ứng dương tính catalase……………………………...
Phản ứng indol……………………………………………..
Phản ứng nitrat hóa………………………………………...
Phản ứng dịch hóa gelatin…………………………………
Phản ứng coagulase……………………………………….
Triển khai sắc ký bản mỏng các mẫu mỹ phẩm ………….
Chu kỳ nhiệt phản ứng PCR……………………………….
Khuẩn lạc phân giải CaCO3……………………………….
Đĩa thạch đục lổ làm giếng thử kháng khuẩn……………..
Thí nghiệm khảo sát khả năng giữ ẩm của dịch nuôi LAB..
Khả năng kháng kháng sinh của LAB……………………..
Khả năng lên men đường của LAB………………………..
Thí nghiệm khảo sát tỷ lệ các thành phần trong chế phẩm..
Tỷ lệ phân bố bệnh theo tuổi và giới tính…………………

Sắc ký bản mỏng các sản phẩm bôi chứa corticoid……….
Dạng lâm sàng ở mụn trứng cá sử dụng corticoid…..…….
Tỷ lệ phân bố bệnh theo biểu hiện lâm sàng và sử dụng mỹ
phẩm………………………………………………………..
Demodex quan sát vật kính 40x …………………………...
Tỷ lệ nhiễm Demodex trên mụn trứng cá….………………
Kết quả xét nghiệm sinh hóa nhận diện P.acenes ………....
Tỷ lệ nhiễm P.acnes trên mụn trứng cá……………………
Kết quả xét nghiệm sinh hóa nhận diện S. aureus ………...
Tỷ lệ nhiễm S. aureus trên mụn trứng cá…………………..
xi

Trang
5
7
7
8
9
11
12
14
17
17
21
33
36
37
38
38
39

39
40
40
41
45
46
47
51
52
53
55
61
63
64
64
65
66
67
68
69
70


Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17

Hình 3.18
Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25
Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28
Hình 3.29
Hình 3.30
Hình 3.31
Hình 3.32
Hình 3.33
Hình 3.34
Hình 3.35
Hình 3.36
Hình 3.37
Hình 3.38

Kết quả xét nghiệm sinh hóa nhận diện S. epidermidis …. 70
Tỷ lệ nhiễm S. epidermidis…………………………………… 71
Tỷ lệ đồng nhiễm các nhóm vi khuẩn trên mụn trứng cá…. 73
Kết quả kháng sinh đồ…………………………………….. 74
Phổ điện di DNA của 14 dòng vi khuẩn bội nhiễm mụn
trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid….………… 77
Hình dạng khuẩn lạc các dòng LAB phân lập…………….. 79
Các dạng tế bào và Gram của dòng LAB phân lập……….. 79

Phân giải CaCO3 của LAB……………………………….. 79
Kết quả ức chế vi khuẩn chỉ thị của LAB………………… 81
Khả năng ức chế vi khuẩn chỉ thị của dòng LAB 05SL3…. 82
Biểu đồ ức chế S. aureus 10Sa của LAB 05SL3………….. 83
Biểu độ ức chế S. epidermidis 09Se của LAB 05SL3……
84
Biểu đồ ức chế P. acnes 46Pa của LAB 05SL3…………..
84
Hình tế bào vi khuẩn L. plantarum 05SL3……………….. 85
Kết quả kiểm tra khả năng sinh baceriocin của
L. plantarum 05SL3……………………………………….
86
Phổ HPLC trên cột Rspak SH-1011 của DN-Lp………….. 87
Hiệu suất trung hòa gốc tự do DPPH của dịch nuôi
L. plantarum 05SL3……………………………………….. 88
Hiệu suất trung hòa gốc tự do DPPH của vitamin C……… 89
Biểu đồ thể hiện giá trị IC50 của viatmin C và DN-Lp…… 89
Khả năng giữ ẩm của DN-Lp so với glycerin và nước……. 90
Kết quả kháng sinh đồ của L. plantarum 05SL3…………. 91
Biểu đồ tăng trưởng của L. plantarum 05SL3…………….. 92
Kết quả khả năng sử dụng đường của L. plantarum 05SL3. 93
Sinh khối vi khuẩn L. plantarum 05SL3 sau 24 giờ………. 95
Mật số L. plantarum 05SL3 sau 48 giờ…………………… 98
Mật số L. plantarum 05SL3 theo thời gian và nhiệt độ bảo
quản……………………………………………………….. 99
Chế phẩm trữ ở 15 oC sau 75 ngày……………………….. 100
Chế phẩm trữ ở nhiệt độ 25 oC sau 60 ngày……………... 100

xii



DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Các ký hiệu, chữ viết tắt ý nghĩa
CAMP
DCs
DPPH
DN-Lp
EMP
HPLC

Christie-Atkins-Munch-Petersen
Dendritic cell (Tế bào đuôi gai)
2,2-Diphenyl-1-Picrylhydrazyl
Dịch ly tâm L. plantarum 05SL3 từ môi trường
nuôi MRS
Embden-Meyerhof-Parnas
High-Performance Liquid Chromatography (Sắc ký
lỏng hiệu năng cao)

HTCO
IgG
IFN
IL
LAB
Lp. Gel
LTA
Lr-SCS

Hoạt tính chống oxy hóa
Immuno globulin G

Interferon
Interleukin
Lactic Acid Bacteria (Vi khuẩn lactic)
Gel Nha đam lên men bởi L. plantarum 05SL3
Lipoteichoic Acid
L. rhamnosus culture supernatanl (Dịch ly tâm từ
môi trường nuôi vi khuẩn L. rhamnosus)

MDCs
MHA
MSA
MRS
OVA
PGA
PIA
PNAG
PSMs
ROS
SDS
Th
TSB
TSA
TYEG

Macrophage Dendritic cell (Đại thực bào đuôi gai)
Mueller Hinton Agar
Mannital Salt Agar
De Man, Rogosa và Sharpe
Chất gây dị ứng Oval
Poly-γ-Glutamic

Poly-saccharide Intercellular Adhesin
Poly-N-Acetylglucosamine
Phenol-Soluble Modulins
Reactive Oxygen Species (gốc tự do oxy hóa)
Sodium Dodecyl Sulfacte
Lymphocyte T help
Trypto-casein Soy Borth
Trypto-casein Soye Agar
Trypticase-Yeast-Extract-Glucose

xiii


GIỚI THIỆU
Tính cấp thiết của đề tài
Mụn trứng cá là bệnh viêm nang lông tuyến bã phổ biến ở da, đặc trưng
bởi các vùng da tăng tiết bã nhờn như mặt, lưng và ngực. Mụn trứng cá
thường hay gặp ở lứa tuổi thiếu niên và thanh niên. Khoảng 73,6% nam và
69,9% nữ bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì (Kaciauskiene et al., 2013). Nguyên
nhân là do sự tăng sản xuất chất nhờn của tuyến bã nhờn, tắc nghẽn lỗ chân
lông, sự phát triển quá mức của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)
và sự hiện diện các yếu tố viêm (Tahir, 2010). Nếu không bị nhiễm trùng, mụn
chỉ ở cấp độ nhẹ, gồm các mụn đầu trắng, đầu đen kèm theo nốt sẩn, nhưng vì
lý do nào đó như: nặn mụn, vệ sinh kém, chế độ ăn uống, sử dụng thuốc bôi da
và mỹ phẩm không phù hợp... sẽ gây ra nhiễm trùng, làm mụn trở nên trầm
trọng, mụn mủ nhiều và to hơn, có thể gây ra những sẹo lớn (Kaciauskiene et
al., 2015) làm mất vẻ thẩm mỹ của da.
Tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng hậu quả của mụn trứng cá
lại tác động mạnh mẽ về mặt thẩm mỹ và tâm lý. Khoảng 40,8% người mụn
trứng cá rơi vào tình trạng trầm cảm (Al-Huzali et al., 2014) và mức độ trầm

cảm gia tăng từ hai đến ba lần so với người bình thường (Uhlenhake et al.,
2010), sự thiếu tự tin, lo lắng, buồn bực cũng cao hơn người không bị mụn (Do
et al., 2009). Do mụn trứng cá chỉ tác động đến tâm lý và thẩm mỹ nên vấn đề
điều trị càng ít được chú ý, có đến 74% người bị mụn trứng cá để kéo dài cả
năm hoặc trở nặng mới đến cơ sở y tế điều trị (Tan et al., 2001).

Trong các trường hợp trên, người bị mụn trứng cá thường sử dụng
phương pháp điều trị “truyền miệng” từ người thân hoặc bạn bè và sử dụng
các mỹ phẩm chứa corticoid. Những mỹ phẩm này được sử dụng với nhiều
mục đích như: trị mụn, trị nám, tàn nhang, làm trắng da,... (Huỳnh Văn Bá,
2009; Ambika et al., 2014; Chohan et al., 2014; Dey, 2014). Việc sử dụng sản
phẩm bôi chứa corticoid ở những người mụn trứng cá sẽ làm suy yếu collagen,
teo da, mỏng da, ửng đỏ hoặc rạn da, viêm da quanh miệng, mất sắc tố, phát ban
dạng mụn trứng cá đỏ, đặc biệt làm gia tăng sự hiện diện của vi khuẩn P.
acnes và Staphylococcus aureus (S. aureus) (Klein et al., 2001; Ambika et al.,
2014; Coondoo et al., 2014; Dey, 2014). Ngoài ra, sự tác động của corticoid trên
tế bào sừng sẽ làm tăng biểu hiện gen Toll-like receptor 2 (TLR2 ), đây là
yếu tố nhận biết vi khuẩn P. acnes ở da, kích thích mạnh mẽ phản ứng viêm
(Shibata et al., 2009).
Hiện nay, vấn đề điều trị mụn trứng cá được áp dụng nhiều phương pháp
bao gồm điều trị toàn thân và tại chỗ với các nhóm thuốc được sử dụng là

1


kháng sinh, nội tiết và retinoid (Haider and Shaw, 2004; Huot và Nguyễn Tất
Thắng, 2009). Bên cạnh đó, liệu pháp ánh sáng xanh cũng đang được áp dụng
(Hörfelt, 2009; Gold et al., 2009). Tuy nhiên, biện pháp này cần phải có thời

gian dài và chi phí cao nên người bệnh thường không thực hiện đầy đủ qui

trình dễ dàng dẫn đến thất bại trong điều trị.
Đối với việc sử dụng kháng sinh, từ năm 1979 đã phát hiện có sự kháng
erythromycin và clindamycin của vi khuẩn P. acnes (Crawford et al., 1979).
Đến năm 2011, sự kháng thuốc trở nên phổ biến hơn, có 31% vi khuẩn
P. acnes phân lập từ người mụn trứng cá kháng ít nhất một loại kháng sinh
được dùng trong điều trị, khoảng 93,1% kháng với tetracyclin, 84,5% kháng
với erythromycin và 69% kháng với cotrimoxazol (Zandi et al., 2011). Hiện
tượng kháng thuốc đã gây không ít khó khăn trong việc khống chế vi khuẩn
bội nhiễm, mụn tái diễn nhiều lần tạo điều kiện cho sự bội nhiễm bởi nhiều vi
sinh vật khác làm cho mụn trở nên nặng hơn.
Phương pháp điều trị bằng nội tiết hoặc retinoid cũng mang lại nhiều tác
dụng phụ như: đối với thuốc nội tiết có thể gây đau ngực, buồn nôn, tăng cân,
nám da, thay đổi tâm trạng, ... nặng hơn gây đột quỵ, đau tim (Ebede et al.,
2009; Ghosh et al., 2014), đối với retinoid xuất hiện mẫn đỏ, rát hoặc ngứa

nhẹ gây cảm giác khó chịu trên da (Mukherjee et al., 2006).
Các phương pháp trên không hoàn toàn điều trị dứt điểm mụn trứng cá
mà chỉ mang tính chất khống chế nhằm làm giảm tác hại của mụn. Vì thế mụn có
thể tái phát sau thời gian điều trị. Từ đó, đòi hỏi cần phải có những biện
pháp mới có thể ức chế sự bùng phát của vi khuẩn bội nhiễm là rất cần thiết
trong quản lý và điều trị mụn trứng cá. Với những lý do trên nên đề tài “Phân
lập và tuyển chọn vi khuẩn lactic có khả năng kháng vi sinh vật bội nhiễm
mụn trứng cá do sử dụng sản phẩm chứa corticoid” được thực hiện nhằm
đưa ra một phương pháp chăm sóc da ngăn chặn sự bội nhiễm của một số vi
sinh vật, góp phần hạn chế sự tái phát bệnh, giảm chi phí và thời gian điều trị.

Mục tiêu của đề tài
(1) Xác định vi sinh vật bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá có sử dụng
sản phẩm bôi chứa corticoid (vi sinh vật bội nhiễm mụn trứng cá gọi chung
gồm vi khuẩn tham gia sinh mụn và vi sinh vật bội nhiễm).

(2) Tuyển chọn dòng vi khuẩn lactic (LAB) có khả năng ức chế vi sinh
vật bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá có sử dụng sản phẩm bôi chứa
corticoid và ứng dụng trong sản xuất chế phẩm chăm sóc da.

2


Nội dung nghiên cứu
(1) Khảo sát tần suất xuất hiện của vi sinh vật bội nhiễm phổ biến (P.
acnes, S. aureus, S. epidermidis, Demodex) trên da mụn trứng cá có sử dụng
sản phẩm bôi chứa corticoid.
(2) Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của nhóm vi khuẩn bội nhiễm phổ
biến ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid và tuyển chọn vi
khuẩn chỉ thị.
(3) Phân lập và tuyển chọn những dòng LAB có khả năng ức chế vi
khuẩn chỉ thị.
(4) Khảo sát một số hoạt tính sinh học có khả năng ứng dụng trong
chăm sóc da của dòng LAB đã chọn.
(5) Lên men gel Nha đam làm chế phẩm chăm sóc da.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những dòng vi khuẩn LAB có khả năng kháng
vi sinh vật bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá.
Phạm vi nghiên cứu là khả năng ức chế nhóm vi sinh vật bội nhiễm phổ
biến ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm bôi chứa corticoid.
Những đóng góp mới của đề tài
- Xác định nhóm vi sinh vật bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá sử dụng
corticoid bôi và đánh giá thực trạng kháng thuốc kháng sinh.
- Tuyển chọn dòng vi khuẩn lactic có khả năng ức chế nhóm vi khuẩn
sinh mụn và vi khuẩn bội nhiễm phổ biến ở mụn trứng cá sử dụng sản phẩm
bôi chứa corticoid, đồng thời có khả năng chăm sóc da bằng cách sản sinh

hợp chất chống oxy hóa và giữ ẩm.
- Bước đầu xây dựng được công thức lên men chế phẩm LAB chăm
sóc da mụn trứng cá từ gel Nha đam.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Tổng quan về mụn trứng cá
Mụn trứng cá được mô tả sớm nhất trong các văn bản Hy Lạp cổ đại thời
Byzantine của thầy thuốc Aetius Amidenus. Từ “acne” xuất phát từ từ acme
trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “điểm” hoặc “tại chỗ”, acme viết sai thành acne
và được sử dụng đến ngày nay (Tabasum et al., 2013). Mụn trứng cá là
bệnh viêm da mãn tính, phổ biến nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên với các biểu
hiện lâm sàng: có nhiều bã nhờn, mụn trứng cá đỏ, mụn mủ, nốt, nang (Kataria

and Chillar, 2015).
1.1.1. Phân loại mụn trứng cá
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, mụn trứng cá được chia thành ba dạng
(Bộ Y Tế, 2015):
- Mụn trứng cá thể thông thường (acne vulgaris): Mụn đầu trắng, đầu
đen, sẩn, mụn mủ, mụn bọc hay ổ áp xe. Vị trí thường gặp là ở mặt, trán,
cằm, má, phần trên lưng, trước ngực, ít khi xuống quá thắt lưng.
- Mụn trứng cá nặng: Mụn trứng cá dạng cục, kén, bọc, mụn trứng cá
tối cấp (còn gọi là mụn trứng cá bọc cấp tính, mụn trứng cá có sốt và loét).
- Các thể lâm sàng khác: Mụn trứng cá trẻ sơ sinh, mụn trứng cá do
thuốc, mụn trứng cá muộn ở phụ nữ, mụn trứng cá do hóa chất.
Dựa vào hình ảnh và số lượng tổn thương ở nửa khuôn mặt có thể
chia bệnh thành bốn cấp độ (Hình 1.1) (Hayashi et al., 2008):
- Nhẹ: từ 0 - 5 nốt viêm

- Trung bình: từ 6 - 20 nốt viêm
- Nặng: từ 21 - 50 nốt viêm
- Rất nặng: trên 50 nốt viêm

4


Hình 1.1: Mô hình các dạng mụn trứng cá (Shear, 2011)
1.1.2. Cơ chế gây mụn trứng cá
Sinh bệnh học của mụn trứng cá thường liên quan đến các yếu tố nội
sinh, ngoại sinh nhưng rõ nhất là liên quan đến bốn yếu tố (Tahir, 2010;
Chandersekar, 2013):
- Tăng sản xuất chất nhờn,
- Tắc nghẽn lỗ chân lông,
- Phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes,
- Phản ứng viêm.
1.1.2.1. Tăng sản xuất chất nhờn
Trong mỗi nang lông ở da có một túi nhỏ gọi là tuyến bã nhờn. Tuyến
này có ở khắp nơi trên cơ thể nhưng có nhiều ở trán, cằm và lưng, ít ở tay hoặc
chân, không có ở lòng bàn tay và lòng bàn chân.Tuyến bã nh ờn có nhiệm vụ sản
xuất chất nhờn giúp giữ ẩm và làm cho da, lông trở nên mềm mại
(Makrantonaki and Cranceviciene, 2011).
Đến tuổi dậy thì, với sự hoạt động của hormon androgen, đặc biệt là
testosteron kích thích tuyến bã nhờn và tế bào sừng (keratinocyte) sản xuất nhiều
chất nhờn. Vì lý do nào đó, chất nhờn phóng thích ra ngoài bị hạn chế sẽ tích tụ
và hình thành nhân mụn trứng cá có thể nhìn thấy dưới da gọi là mụn đầu
trắng (whitehead) hoặc lộ ra ngoài là mụn đầu đen (blackhead) (Preston et
al., 2001; Makrantonaki and Cranceviciene, 2011).

5



1.1.2.2. Tắc nghẽn lỗ chân lông
Sự tắc nghẽn lỗ chân lông xảy ra do rối loạn sự bong tróc của tế bào
biểu mô ở nang lông. Các tế bào này trở nên to và kết chặt lại hình thành
những lớp dày, mỏng một cách bất thường ở cổ nang lông gây cản trở sự
phóng thích của chất nhờn (Thiboutot, 2009).
1.1.2.3. Phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes
Vi khuẩn P. acnes là một cư dân bình thường trên da, cư trú chủ yếu ở
các vùng có nhiều tuyến bã. Khi cơ thể đến tuổi trưởng thành, tuyến nội tiết hoạt
động kích thích sự tăng hoạt động của tuyến bã, tiết nhiều chất nhờn, đây là
điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển. P. acnes phát triển làm thay đổi
cân bằng của hệ vi sinh vật tại các vị trí này, đồng thời tiết ra các enzym như
lipase, protease, hyaluronidase,... làm tổn thương các mô của tuyến và nang
lông. Khi các mô bị tổn thương sẽ kích thích các yếu tố miễn dịch, sản
sinh các cytokin và phản ứng viêm xảy ra dẫn đến sự hình thành mụn trứng

cá (Bru¨ggemann, 2010; Jahns et al., 2012; Kasimatis et al., 2013).
1.1.2.4. Phản ứng viêm
Sự hiện diện của P. acnes và các sản phẩm do vi khuẩn tiết ra đã kích thích
sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Các bạch cầu, đặc biệt là tế bào Langerhan
ở dưới da có khả năng bắt giữ và tiêu diệt kháng nguyên theo cơ chế thực bào.
Quá trình tiêu diệt kháng nguyên của đại thực bào đã gây ra hiện tượng viêm
như: sưng, đỏ, đau ở xung quanh lỗ chân lông. Phản ứng viêm xảy ra tiếp tục
thu hút bạch cầu đến và vùng viêm lan rộng hơn, các mụn, sẩn đỏ đau, nốt sần,
mụn mủ xuất hiện gọi là mụn trứng cá (Preston et al., 2001;

Jeremy et al.,2003).
1.2. Vi sinh vật bội nhiễm ở mụn trứng cá
Trên bề mặt da bình thường luôn tồn tại một hệ vi sinh vật ở trạng thái

cân bằng bao gồm vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng chân đốt không gây
hại đến ký chủ (Schommer and Crallo, 2013). Sự đa dạng về chủng loại của hệ
sinh thái này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí ký sinh trên cơ thể, yếu tố
nội sinh của từng người và yếu tố môi trường ngoài (Schommer and Crallo,
2013). Qua phân tích tính đa dạng hệ vi sinh vật da, đặc biệt là vi khuẩn, cho
thấy có ít nhất 19 ngành và bộ vi khuẩn khác nhau, các ngành và bộ chính gồm
Actinobacteria (51,8%), Firmicutes (24,4%), Proteobacteria (16,5%) và
Bacteroidetes (6,3%) (Grice et al., 2009). Phần lớn các chi được xác định là
Corynebacterium, Propionibacterium và Staphylococcus (Grice et al., 2009).
Sự phong phú của mỗi nhóm vi khuẩn phụ thuộc nhiều vào vị trí ký sinh trên
6


cơ thể. Ví dụ, các vị trí có nhiều tuyến bã nhờn như mặt, lưng thì chủ yếu là
Propionibacterium sp và Staphylococcus sp, ở những nơi ẩm như nách, bẹn,
mũi thì chi Corynebacterium chiếm ưu thế. Ngược lại, ở những vị trí như gót
chân hay vùng khô ráo khác thì phổ biến là β-Proteobacteria và
Flavobacteriales (Hình 1.2; Hình 1.3) (Grice et al., 2009; Grice and Segre,
2011).

Hình 1.2: Mô hình hệ vi sinh vật da (Grice and Segre, 2011)

Hình 1.3: Sự đa dạng của hệ vi sinh vật da trên mỗi vị trí cơ thể (Grice and
Segre, 2011)
Trên da bình thường, hệ vi sinh vật có khả năng hỗ trợ da chống lại sự
xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh từ ngoài thông qua hành vi kích thích miễn
dịch bẩm sinh của da (Grice and Segre, 2011). Tuy nhiên, khi có sự thay đổi về
mặt sinh thái như sự tăng sản xuất chất nhờn đã tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn Propionibacterium sp đặc biệt là P. acnes phát triển mạnh, làm thay
đổi sự cân bằng của hệ vi sinh vật tại những vùng có nhiều tuyến nhờn, đồng

7


thời sản xuất các yếu tố gây tổn thương các mô và kích thích phản ứng
viêm. Khi tổn thương mô quanh nang lông xảy ra, hàng rào bảo vệ của da
suy giảm chính là cơ hội tốt cho nhiều vi khuẩn khác tấn công như nhóm
Staphylococcus sp (Bru¨ggemann, 2010; Lo et al., 2011; Jahns et al., 2012).
1.2.1. Vi khuẩn Propionibacterium acnes
1.2.1.1. Đặc tính sinh học và khả năng gây bệnh
Vi khuẩn P. acnes thuộc họ Propionibateriaceae, Bộ Actinomycetales,
Ngành Actinobacteria là vi khuẩn Gram dương, hình que, tế bào có đường
kính 0,5-0,8 m và dài 3-4 m (Hình 1.4), không sinh bào tử, kỵ khí, có khả
năng sản xuất acid propionic, khử nitrat, dịch hoá gelatin, catalase và indol
dương tính. Khuẩn lạc phát triển chậm khoảng 4 ngày sau khi cấy, trên môi
trường phân lập TYEG (Trypticase-Yeast Extract-Glucose) có bổ sung
bromocresol purple khuẩn lạc màu vàng đục, mô cao, đường kính 0,5-2,5 mm
(Stackebrandt et al., 2006).

Hình 1.4: Tế bào vi khuẩn P. acnes (Bru¨ggemann, 2010)
Dựa vào phản ứng ngưng kết huyết thanh, đặc điểm sinh hóa và phân
tích di truyền, P. acnes được chia thành các type I (IA và IB), II, III (Hình 1.5)
(McDowell et al., 2008).
-

Type I: Nhóm vi khuẩn có khả năng tán huyết dạng , sản xuất
lipase, lecithinase, proteinase và hyaluronidase.

-

Type II: Nhóm vi khuẩn không gây tán huyết dạng , sản xuất lipase,

lecithinase, proteinase và hyaluronidase.

-

Type III: Nhóm vi khuẩn không sản xuất acid từ lactose, xylose,
maltose, arabinose, cellobiose, melezitose, âm tính với urease và glucosidase, dương tính với catalase, arginine dihydrolase, tiết ra
lipase, gây tán huyết dạng .

8


Hình 1.5: Cây phát sinh loài của vi khuẩn P. acnes (McDowell et al., 2008)
Trước đây, P. acnes được xem là cư dân của hệ vi sinh vật da không gây
bệnh, nhưng trong những năm gần đây có nhiều nghiên cứu về đặc tính di
truyền cho thấy P. acnes có liên quan đến một số bệnh nhiễm trùng như: viêm
nội tâm mạc, viêm tuyến tiền liệt, viêm phổi, viêm tủy xương; ...và đặc biệt là
mụn trứng cá (Bru¨ggemann, 2010). Cơ chế gây bệnh của P. acnes được chứng
minh là do khả năng sản xuất các enzym liên quan đến sự phá hủy tế bào ký
chủ như: sialidase và neuraminidase tạo độ kết dính và sinh độc tố, lipase tiêu
hóa chất nhờn, hyaluronan có khả năng thu hút đại thực bào và tế bào đuôi gai
kích thích mạnh mẽ phản ứng viêm, CAMP (Christie-AtkinsMunch-Peterson) là yếu tố quyết định gây bệnh. Ngoài việc tiết ra các sản
phẩm phá hoại tế bào ký chủ, cấu trúc màng tế bào của vi khuẩn gần một nửa
là lipoglycan và protein màng có hình móc câu giúp cho vi khuẩn thích nghi

với khả năng bám dính vào ký chủ hoặc dụng cụ y tế và chống lại sự miễn
dịch (Bru¨ggemann, 2010) .
1.2.1.2. Khả năng đề kháng kháng sinh của P. acnes
Hiện tượng đề kháng kháng sinh của P. acnes đã được nghiên cứu rất lâu
và khả năng kháng thuốc đã và đang phát triển đến mức báo động. Năm 1976
chưa phát hiện sự kháng thuốc của P. acnes, nhưng chỉ ba năm sau, năm 1979

bắt đầu phát hiện kháng erythromycin và clindamycin dạng bôi và tiếp theo là

tetracyclin (Crawford et al., 1979). Từ kết quả nghiên cứu của Ross và cs
(2003) cho thấy P. acnes có khả năng đề kháng cao với erythromycin và
9


clindamycin ở các nước Địa Trung Hải như: Tây Ban Nha tỷ lệ kháng
erythromycin và clindamycin lần lượt là 91% và 92,4%; Hy Lạp là 75,3% và
Italia là 59,5% (Ross et al., 2003). Các loại kháng sinh điều trị mụn trứng cá
phổ biến như ampicilin, erythromycin, roxithromycin, clindamycin được
khuyến cáo không sử dụng điều trị kéo dài quá 3 tháng (Nishijima et al.,
2000). Đến năm 2011, khoảng 93,1% kháng với tetracyclin, 84,5% kháng với
erythromycin và 69% kháng với cotrimoxazol, 31% vi khuẩn P. acnes phân
lập từ các bệnh nhân mụn trứng cá kháng ít nhất một loại kháng sinh được
dùng trong điều trị (Zandi et al., 2011). Tại Việt Nam, qua khảo sát khả năng
đề kháng kháng sinh của P. acnes trên bệnh nhân mụn trứng cá tại phòng
khám bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ kháng kháng
sinh như sau: clindamycin 88,1%; azithromycin 16,7%; tetracyclin 0%,
doxycylin 0%; minocyclin 0%; trimethroprim/sulfamethoxazol 95,2% (Nguyễn
Thanh Hùng và Nguyễn Tất Thắng, 2013). Bên cạnh sự gia tăng khả năng đề
kháng sinh của vi khuẩn, việc sử dụng kháng sinh điều trị mụn trứng cá còn
mang đến một số tác dụng không mong muốn như kích ứng da, mẫn ngứa, khô
da, da mẫn cảm với ánh sáng (Nguyễn Hữu Sáu, 2010). Điều này cho thấy việc
sử dụng kháng sinh điều trị mụn trứng cá đang trở nên khó khăn.
Vì vậy việc lựa chọn thuốc phải phù hợp với từng bệnh nhân, từng thể bệnh và
bệnh nhân phải tuân thủ theo điều trị của bác sĩ mới đạt kết quả mong muốn.

1.2.2. Vi khuẩn Staphylococcus aureus
1.2.2.1. Đặc tính sinh học và khả năng gây bệnh

Vi khuẩn Staphylococcus aureus được Ogston phát hiện đầu tiên vào năm
1881 trong mẫu bệnh phẩm thu từ bệnh nhân bị nhiễm trùng sinh mủ sau phẫu thuật
và đặc tên là Staphyloccoci vào năm 1882 có nghĩa là chùm nho trong tiếng Hy
Lạp. Vào năm 1884, Rosenbach phân lập hai cầu khuẩn Staphyloccoci, một loại
có khuẩn lạc xuất hiện sắc tố được đặt tên là Staphylococcus pyogenes aureus (nay
gọi là S. aureus) có nghĩa là tụ cầu vàng và một loại khuẩn lạc màu trắng đặt là
Staphylococcus pyogenes albus có nghĩa là tụ cầu trắng (Gotz et al., 2006). Vi
khuẩn S. aureus thuộc Giống Staphylococcus, Họ Staphylococcaceae, Bộ
Bacillales, tế bào hình cầu đường kính từ 1,8-1 µm, xếp chùm, đơn, đôi, chuỗi
ngắn, hiếu khí tùy tiện, Gram dương, catalase dương tính, có khả năng lên men
đường mannitol, làm đông đặc huyết tương (dương tính với coagulase) (Hình
1.6). Trên môi trường thạch Baird-Parker khuẩn lạc xuất hiện sau 42 giờ ủ nhiệt
độ 37 oC, có màu đen hoặc xám đen, đường kính 1,5 mm, trơn, lồi, trên môi
trường Mannitol salt agar (MSA) khuẩn lạc có màu vàng sau 24 giờ ở nhiệt độ 37
o

C (Gotz et al., 2006).

10


Hình 1.6: Tế bào Vi khuẩn S. aureus (Hamed et al., 2017)
S. aureus thuộc nhóm vi khuẩn da và niêm mạc, phát triển nhiều ở tay,
ngực, bụng và mũi. Khoảng 10,2% người khỏe mạnh mang S. aureus thường
xuyên, 10,6% nhiễm thoáng qua (Fard-Mousavi et al., 2015) và được xem là tác
nhân quan trọng của nhiễm trùng bệnh viện và các bệnh nhiễm trùng da
cộng đồng (Otto, 2010) với tỷ lệ tử vong từ 6-40% (Onanuga and Tenedie, 2011).
S. aureus trở nên nguy hiểm do có khả năng sản xuất nhiều loại độc lực, các
yếu tố này cho phép tụ cầu vàng né tránh được hệ miễn dịch của vật chủ
(Foster, 2005). Enzym staphylokinase có khả năng vô hiệu hóa vị trí hoạt động

C3b của IgG (Rooijakkers et al., 2005), protein A có khả năng làm vô hiệu hóa
C1q của IgG (Falugi et al., 2013) và nhiều protein khác có khả năng
bất hoạt một số bổ thể và tránh sự truy bắt của bạch cầu (Haggar et al., 2004;

DeLeo et al., 2009).
Ngoài gây nhiễm trùng bệnh viện và cộng đồng, S. aureus được xem là
tác nhân bội nhiễm trong mụn trứng cá. Theo nghiên cứu của Fanelli et al.
(2011) thì có 43-45% bệnh nhân mụn trứng cá có sự bội nhiễm bởi S. aureus
(Fanelli et al., 2011). Sự nhiễm trùng của S. aureus với các biểu hiện lâm sàng
dạng mụn mủ, áp xe, bong vảy da (McCaig et al., 2006; Kobayashi et al.,
2015; Dhillon and Varshney, 2013; Shamsi, 2015; Nakajima et al., 2016).
1.2.2.1. Khả năng kháng kháng sinh của S. aureus
Ngoài khả năng trốn thoát khỏi hệ miễn dịch bẩm sinh của ký chủ,
S. aureus còn có khả năng kháng kháng sinh rất cao. Sự kháng thuốc của S.
aureus đã tạo ra những đợt dịch bệnh lớn như: tụ cầu kháng penicillin vào
năm 1940 đến giữa năm 1950 không có kháng sinh nào hiệu quả đối với
những dòng kháng này. Trận dịch thứ 2 là tụ cầu kháng với methicillin
(MRSA) được báo cáo năm 1960 (Kobayashi et al., 2015). Ở Việt Nam, một
cuộc khảo sát trên 15 bệnh viện vào năm 2008-2009 cho thấy khoảng 30-64%
tụ cầu vàng kháng methicillin (Nguyễn Văn Kính, 2009), 98,3% kháng
penicillin (Trần Thị Thủy Trinh và Nguyễn Thanh Bảo, 2014). Bên cạnh
kháng penicillin, methicillin S. aureus còn kháng nhiều loại thuốc như:
11


doxicyclin, tetracyclin, clindamycin, erythromycin, vancomycin (Srinivasan
et al., 2002; Fanelli et al., 2011; Khorva et al., 2012; Dhillon and Varshney, 2013;
Adhikari et al., 2017). Sự bội nhiễm và khả năng kháng kháng sinh của
S. aureus đã góp phần tạo ra những khó khăn trong việc điều trị mụn trứng cá.
1.2.3. Vi khuẩn Staphylococcus epidermidis

1.2.3.1. Đặc tính sinh học và khả năng gây bệnh
Năm 1882, Ogston sử dụng từ Micrococcus và Cocci để chỉ sự khác
nhau giữa cách sắp xếp dạng chuỗi và chùm của cầu khuẩn. Năm 1884,
Rosenbach phân lập một loại tụ cầu khuẩn lạc không sinh sắc tố và đặt
là Staphylococcus pyogenes albus và sau này gọi là S. epidermidis hay tụ cầu
trắng (Gotz et al., 2006; Becker et al., 2014). S. epidermidis thuộc Giống
Staphylococcus, Họ Staphylococcaceae, Bộ Bacillales, tế bào hình cầu đường
kính từ 0,5-1,5 µm, xếp đơn, đôi, chuỗi ngắn và chùm (Hình 1.7), không di
động, không sinh bào tử, hiếu khí, Gram dương, catalase dương tính, không
làm đông đặc huyết tương (âm tính với coagulase), trên môi trường MSA
o

khuẩn lạc có màu trắng sau 24 giờ ở nhiệt độ 37 C (Gotz et al., 2006; Namvar

et al., 2014).

Hình 1.7: Tế bào Vi khuẩn S. epidermidis (Bernatova et al., 2013)
Vi khuẩn S. epidermidis là thành viên của hệ vi sinh vật da, nếu chỉ phát
triển trên lớp biểu bì mạnh khỏe thì tụ cầu này là một cư dân bình thường và
có khả năng ức chế phản ứng viêm thông qua hoạt động của acid lipoteichoic
(LTA). Khi da bị chấn thương, tế bào sừng kích hoạt TLR3 để nhận diện các
tế bào bị hư hỏng và kích thích sản sinh cytokin gây viêm. Dưới sự hiện của
LTA sẽ ức chế sự phát sinh cytokin và giảm phản ứng viêm (Lai et al., 2009; Lai
et al., 2010). Trong trường hợp S. epidermidis xâm nhập vào lớp hạ bì được
xem là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện, nhiễm trùng
huyết, nội tâm mạc, nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng sau phẫu thuật, nhiễm
12



×