Tải bản đầy đủ (.doc) (209 trang)

Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trường hợp nghiên cứu tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 209 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỖ THỊ MINH NHÂM

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

ĐỖ THỊ MINH NHÂM

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN: TRƯỜNG
HỢP NGHIÊN CỨU TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: KHOA HỌC QUẢN LÝ
Mã số: 9310110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. ĐỖ THỊ HẢI HÀ


2. TS. TÔ LIÊN THU

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2019
Nghiên cứu sinh

Đỗ Thị Minh Nhâm


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................................... i
MỤC LỤC........................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................................... ix
LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài........................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................ 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án...................................................... 4

4. Kết quả nghiên cứu của luận án................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN.......................................................................................... 7
1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài....................................................... 7
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và bền vững ngành...........7
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững ngành chăn nuôi................10
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững và bền vững ngành

chăn nuôi.................................................................................................................................... 11
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước.............................................................. 16
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững ngành................................... 16
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về ngành chăn nuôi và phát triển bền vững ngành
chăn nuôi.................................................................................................................................... 17
1.2.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi . 19

1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu............................................................ 21
1.4. Tiểu kết chương 1........................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN................................................ 24
2.1. Ngành chăn nuôi lợn và phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.....24


iii
2.1.1. Ngành chăn nuôi lợn.................................................................................................... 24
2.1.2. Phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn................................................................ 27
2.2. Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn............................... 35
2.2.1. Khái niệm và vai trò của chính sách phát triển bền vững ngành chăn
nuôi lợn....................................................................................................................................... 35
2.2.2. Quan điểm, mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn................................................................................................................. 40

2.2.3. Nguyên tắc của chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.............46
2.2.4. Các chính sách bộ phận phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn...................48
2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững ngành
chăn nuôi lợn............................................................................................................................. 52
2.3. Kinh nghiệm về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn của

một số quốc gia và bài học cho Việt Nam................................................................... 54
2.3.1. Kinh nghiệm về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn của
một số quốc gia......................................................................................................................... 54
2.3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc................................................................................ 54
2.3.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan...................................................................................... 56
2.3.2. Bài học cho Việt Nam.................................................................................................. 61
2.4. Tiểu kết chương 2........................................................................................................... 64
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 65
3.1. Mô tả nghiên cứu............................................................................................................ 65
3.1.1. Khung nghiên cứu của luận án.................................................................................. 65
3.1.2. Về quy trình nghiên cứu.............................................................................................. 66
3.1.3. Phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận và chọn địa điểm nghiên cứu .. 67
3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa các chính sách bộ phận với

phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.................................................................. 71
3.2.1. Lựa chọn mô hình và các biến trong mô hình........................................................ 71
3.2.2. Kiểm định mô hình hồi quy........................................................................................ 73
3.3. Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 74


iv
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN...............76
4.1. Tổng quan thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên giai


đoạn 2011 - 2017...................................................................................................................... 76
4.1.1. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn trên toàn quốc................................. 76
4.1.2. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên............................. 79
4.2. Thực trạng chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2017............................................................................ 91
4.2.1. Quan điểm, mục tiêu chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.................................................................................................... 91
4.2.2. Các chính sách bộ phận của nhà nước đối với phát triển bền vững ngành
chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên......................................................................... 92
4.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi
lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.......................................................................................... 111
4.3. Đánh giá chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 - 2017.......................................................................... 113
4.3.1. Đánh giá chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên theo tiêu chí................................................................................................ 113
4.3.2. Đánh giá tác động của các chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi
lợn đến quyết định đầu tư chăn nuôi theo phương thức trang trại tập trung trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên................................................................................................................ 133
4.3.3. Đánh giá chung về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên................................................................................................. 135
4.4. Tiểu kết chương 4......................................................................................................... 139
CHƯƠNG 5 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN................................................................................................................................... 140
5.1. Căn cứ hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn . 140

5.1.1. Bối cảnh chính sách................................................................................................... 140

5.1.2. Dự báo nhu cầu về tiêu dùng thịt lợn và năng lực cạnh tranh của ngành chăn
nuôi lợn.................................................................................................................................... 141


v
5.1.3. Thực trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn và hạn chế của chính sách phát
triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.................................................................................. 143
5.1.4. Phân tích SWOT đối với chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
.................................................................................................................................................... 144

5.1.5. Chủ trương, định hướng của Nhà nước và chính quyền tỉnh Hưng Yên đối
với phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn đến năm 2030...................................... 147
5.2. Hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.....148
5.2.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn .148

5.2.2. Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên................................................................................................. 149
5.3. Tiểu kết chương 5......................................................................................................... 162
KẾT LUẬN..................................................................................................................................... 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................................. 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 166
PHỤ LỤC............................................................................................................................ 179


vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
ATTP


An toàn thực phẩm

ATSH

An toàn sinh học

CN-XD

Công nghiệp, xây dựng

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GTSX

Giá trị sản xuất

HH

Hàng hóa

NCS

Nghiên cứu sinh


NN-TS

Nông nghiệp, thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SP

Sản phẩm

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

TQ

Toàn quốc

Từ viết tắt

Giải nghĩa

UBND

Ủy ban nhân dân

VAC, CA, CV


Vườn ao chuồng, chuồng ao, chuồng vườn

Tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

Giải nghĩa

FAO

Food and Agriculture Organization Tổ chức Lương thực và Nông
of the United Nations
nghiệp Liên Hiệp Quốc

LIFSAP

Livestock Competitiveness and
Food Safety Project

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi
và an toàn thực phẩm

SWOT

Strengths - Weaknesses Opportunities - Threats

Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội
- Thách thức


WCED

World Commission on
Environment and Development

Ủy ban Môi trường và Phát triển
Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Chính sách và tiêu chí đo lường phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.. 22
Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam.........35
Bảng 3.1: Số lượng cơ sở chăn nuôi lợn được tiến hành điều tra trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên........................................................................................................................................... 70
Bảng 4.1: Thực trạng chăn nuôi lợn ở Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2017..................77
Bảng 4.2: Quy mô chăn nuôi lợn của hộ gia đình năm 2011................................................. 77
Bảng 4.3: Quy mô chăn nuôi lợn của hộ gia đình tính đến ngày 01/4/2019......................78
Bảng 4.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2016.................... 80
Bảng 4.5: Tình hình sử dụng đất tỉnh Hưng Yên...................................................................... 80
Bảng 4.6: Lực lượng lao động của tỉnh Hưng Yên phân theo giới tính và khu vực.........81
Bảng 4.7: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2016................................... 83

Bảng 4.8: Kết quả chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2011 – 2017.............86
Bảng 4.9. Hiện trạng sản lượng lợn năm 2016 của tỉnh Hưng Yên so với ĐBSH và so
với toàn quốc..................................................................................................................................... 88
Bảng 4.10: Quy mô đàn lợn của tỉnh Hưng Yên phân theo các huyện giai đoạn 2010-2016
.............................................................................................................................................................. 88

Bảng 4.11: Tổng hợp chính sách quy hoạch phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên............................................................................................................ 94
Bảng 4.12: Tổng hợp chính sách khuyến khích phát triển bền vững ngành chăn nuôi
lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên..................................................................................................... 98
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát về sự tiếp cận chính sách ưu đãi tín dụng phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn........................................................................................................... 105
Bảng 4.14: Tổng hợp chính sách kiểm soát phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên......................................................................................................... 108
Bảng 4.15: Kết quả đánh giá sự phù hợp của chính sách quy hoạch phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 114
Bảng 4.16: Kết quả đánh giá hiệu quả của chính sách quy hoạch phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 116
Bảng 4.17: Kết quả đánh giá hiệu lực của chính sách quy hoạch phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 116
Bảng 4.18: Kết quả đánh giá tính bền vững của chính sách quy hoạch đến phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn.................................................................................................... 118


viii
Bảng 4.19: Kết quả đánh giá sự phù hợp của chính sách khuyến khích phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn........................................................................................................... 120
Bảng 4.20: Kết quả đánh giá hiệu quả của chính sách khuyến khích phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn........................................................................................................... 121
Bảng 4.21: Kết quả đánh giá hiệu lực của chính sách khuyến khích phát triển bền vững

ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 122
Bảng 4.22: Kết quả đánh giá tính bền vững của chính sách hỗ trợ đến phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn........................................................................................................... 124
Bảng 4.23: Kết quả đánh giá tính bền vững của chính sách ưu đãi đất đai đến phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn.................................................................................................... 125
Bảng 4.24: Kết quả đánh giá tính bền vững của chính sách ưu đãi tín dụng đến phát
triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.......................................................................................... 126
Bảng 4.25: Kết quả đánh giá sự phù hợp của chính sách kiểm soát phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 127
Bảng 4.26: Kết quả đánh giá hiệu quả của chính sách kiểm soát phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 129
Bảng 4.27: Kết quả đánh giá hiệu lực của chính sách kiểm soát phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn...................................................................................................................... 130
Bảng 4.28: Kết quả đánh giá tính bền vững của chính sách kiểm soát đến phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn.................................................................................................... 132
Bảng 4.29: Kết quả hồi quy về mức độ phù hợp của mô hình............................................ 133
Bảng 4.30: Kết quả hồi quy các biến trong mô hình............................................................. 133
Bảng 5.1: Dự báo nhu cầu và khả năng cung ứng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030............................................................................... 142
Bảng 5.2: Phân tích SWOT của chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn. 144


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Chuỗi sản xuất của ngành chăn nuôi lợn.................................................................. 25
Hình 2.2: Nội dung chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn..........................37
Hình 2.3. Khung logic hành động của chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn
.............................................................................................................................................................. 38

Hình 2.4. Cây mục tiêu của chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn...........41
Hình 3.1: Khung nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn 65
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của luận án.............................................................................. 67
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn đến
quyết định đầu tư của chủ cơ sở chăn nuôi................................................................................ 72
Hình 4.1: Sơ đồ chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi lợn............................................................ 83
Hình 4.2: Sự biến động về tổng đàn và sản lượng thịt lợn ở tỉnh Hưng Yên.....................87
Hình 4.3: Đánh giá sự phù hợp của chính sách quy hoạch.................................................. 115
Hình 4.4: Đánh giá tính hiệu quả của chính sách quy hoạch.............................................. 115
Hình 4.5. Đánh giá mức độ phổ biến của chính sách quy hoạch........................................ 116
Hình 4.6. Đánh giá thời gian tiếp cận chính sách quy hoạch.............................................. 117
Hình 4.7. Đánh giá chính sách khuyến khích.......................................................................... 120
Hình 4.8. Đánh giá chi phí tiếp cận chính sách khuyến khích............................................ 121
Hình 4.9. Đánh giá lợi ích của chính sách khuyến khích..................................................... 122
Hình 4.10. Đánh giá sự tiếp cận của chính sách khuyến khích........................................... 123
Hình 4.11. Đánh giá thời gian tiếp cận chính sách khuyến khích...................................... 123
Hình 4.12. Đánh giá nhu cầu tiếp cận vốn và mặt bằng....................................................... 123
Hình 4.13. Đánh giá sự phù hợp của chính sách kiểm soát................................................. 128
Hình 4.14. Đánh giá sự phù hợp về hình thức và biện pháp kiểm soát đối với cơ sở sản
xuất chăn nuôi lợn......................................................................................................................... 128
Hình 4.15. Đánh giá chi phí tiếp cận chính sách kiểm soát................................................. 129
Hình 4.16. Đánh giá lợi ích từ các hình thức và biện pháp kiểm soát............................... 129
Hình 4.17. Đánh giá khả năng tiếp cận chính sách kiểm soát (cơ sở chăn nuôi lợn) .. 131
Hình 4.18. Đánh giá tác động của sách kiểm soát đến vấn đề vệ sinh thú y, an toàn
thực phẩm của cơ sở giết mổ, chế biến..................................................................................... 132
Hình 5.1: Đồ thị sản lượng nhập khẩu thị lợn của các nước............................................... 142


1


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Chăn nuôi là ngành kinh tế xuất hiện từ thời xa xưa và nó giữ vị trí quan trọng
trong kinh tế nông nghiệp. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho con người, ngành
còn mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân vùng nông thôn và ngày càng phát
triển hơn. Ngày nay nó là một trong các ngành kinh tế lớn của thế giới và là ngành kinh
tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở nước ta, trong nội bộ ngành
nông nghiệp, chăn nuôi là ngành quan trọng, chiếm tỷ trọng giá trị sản xuất cao trong cơ
cấu giá trị sản xuất các ngành. Phát triển chăn nuôi đã góp phần vào sự phát triển kinh tế
vùng nông thôn nói riêng, nền kinh tế nói chung. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi
đến năm 2020 của Việt Nam phấn đấu đạt tỷ trọng trong nông nghiệp trên 42% (năm
2015 đạt 38%), trong đó, chăn nuôi lợn chiếm khoảng 60% giá trị ngành chăn nuôi
(). Với xu hướng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm, ngày nay thịt lợn
vẫn chiếm vị trí quan trọng chiếm khoảng 74% tổng số thịt (Tổng cục thống kê, 2012)
trong cơ cấu thức ăn của các gia đình mà khó có loại thịt nào thay thế hoàn toàn được.
Nhu cầu trong và ngoài nước về thịt lợn có chất lượng tốt đang ngày một gia tăng, cùng
với mức tăng của dân số và thu nhập của người dân. Mặt khác, dân số đông và tăng
nhanh như hiện nay, nếu không có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chăn
nuôi, nguy cơ Việt Nam khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước.
Hưng Yên là một trong các tỉnh có điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông
nghiệp, trong đó có ngành chăn nuôi lợn rất phát triển. Năm 2016 đàn lợn của tỉnh đạt
625,43 nghìn con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 110,95 nghìn tấn, chiếm 8,4% về
số lượng và 9,7% về sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng của vùng ĐBSH, quy mô đàn lợn
hiện đứng thứ 4 vùng ĐBSH (sau Hà Nội, Nam Định, Thái Bình), thứ 12 cả nước và trong
cơ cấu ngành nông nghiệp, năm 2016 ngành chăn nuôi chiếm đến 51,3% tổng giá trị, trong
đó ngành chăn nuôi lợn chiếm 75% (Sở NN&PTNT tỉnh Hưng Yên, 2017). Điều đó cho
thấy ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên ngày càng có vị trí quan trọng trong phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Tỉnh, giải quyết việc
làm cho lao động và tăng thu nhập của người dân. Bên cạnh vai trò to lớn của ngành chăn
nuôi lợn mang lại thì vẫn còn nhiều tồn tại như: quy mô chăn nuôi, giết mổ, chế biến nhỏ lẻ,

tự phát, phân tán và xen kẹp trong khu dân cư, vấn đề dịch bệnh khó kiểm soát “từ ngày
01/2/2019 đến ngày 14/6/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi lây lan ra các địa phương
gồm 13.479 hộ, 730 thôn, 156 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã, thành phố
và đã tổ chức tiêu hủy 163.068 con lợn (9.555.740 kg)


2
(), ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, số lượng và chất
lượng lợn giống chưa đáp ứng nhu cầu, năng suất, hiệu quả kinh tế của ngành chưa cao,
thiếu quy hoạch, và đặc biệt phân công sản xuất chưa sâu, thiếu sự chuyên môn hoá, chưa
xây dựng được thương hiệu sản phẩm, thiếu vốn đầu tư, thiếu thông tin, thị trường lúc thừa
lúc thiếu,... dẫn đến người chăn nuôi lợn dễ bị thua thiệt khi có biến động về thị trường.
Thực trạng này không chỉ xuất hiện trong ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Hưng Yên, mà xảy ra
ở hầu hết các tỉnh khác. Vì vậy, trong thời gian qua Chính phủ, các địa phương trong đó có
tỉnh Hưng Yên, cơ quan chức năng đều rất quan tâm và tìm giải pháp khắc phục những hạn
chế, khó khăn, thách thức cũng như tìm kiếm cơ hội và phát huy thế mạnh của ngành chăn
nuôi lợn. Trên cơ sở đó, Trung ương và các địa phương (bao gồm cả Hưng Yên) đã ban
hành hệ thống chính sách như (chính sách quy hoạch về không gian, số lượng, cơ cấu đàn
lợn; chính sách khuyến khích hỗ trợ, ưu đãi về lãi suất, mặt bằng, con giống, thú y, khoa học
kỹ thuật, đào tạo, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ kinh phí khi xử lý dịch bệnh theo đúng quy định;
chính sách kiểm soát việc thực hiện các quy định về quy hoạch, quy trình sản xuất cung ứng
con giống, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và
xử lý dịch bệnh) nhằm khuyến khích, hỗ trợ giúp cho các tác nhân trong ngành có khả năng
duy trì, mở rộng và gia tăng chất lượng đàn lợn, cải thiện vấn đề ATTP, gia tăng thị trường
tiêu thụ và khả năng phòng chống dịch bệnh, theo đó thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi
lợn trên địa bàn Tỉnh theo hướng bền vững hơn. Mặc dù hệ thống chính sách đã có tính kịp
thời, phù hợp và mang lại nhiều lợi ích cho ngành chăn nuôi lợn, góp phần ổn định và thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương trên cả nước. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức
triển khai thực hiện cho thấy chính sách còn mang tính chung chung chưa cụ thể, hệ thống
chính sách chưa đồng bộ, các chính sách chưa phát huy được hết hiệu quả và chưa thực sự

đi vào cuộc sống (chính sách quy hoạch đặt mục tiêu cao hơn so với thực tế, chính sách
khuyến khích bị hạn chế về nguồn lực nên hiệu quả không cao, chính sách kiểm soát trong
quá trình triển khai bị chồng chéo và còn lỏng lẻo), vì vậy tốc độ chuyển dịch từ phương
thức chăn nuôi, giết mổ nhỏ lẻ sang chăn nuôi, giết mổ tập trung công nghiệp còn chậm và
hiện tượng bất bền vững trong ngành chăn nuôi lợn vẫn còn rình rập các tác nhân trong
ngành.

Nghiên cứu ngành chăn nuôi lợn và hệ thống các chính sách ảnh hưởng, tác động
đến ngành nhằm phát triển bền vững và tạo ra nền kinh tế xanh đã được nhiều tổ chức
(Tổ chức Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Nông lương Thế giới FAO,…) và các nhà
khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu, ứng dụng trong các doanh nghiệp, các địa
phương và các quốc gia. Các công trình nghiên cứu trước đó đã có những cách tiếp cận
khác nhau trong đó gồm cả nghiên cứu định tính, định lượng hoặc kết hợp hai phương


3
pháp. Các nghiên cứu đã xây dựng khung lý thuyết về ngành, về phát triển bền vững
ngành, chính sách tác động đến phát triển ngành, chỉ ra những tiêu chí đánh giá tính bền
vững trong ngành chăn nuôi lợn, tìm ra thang đo về sự phát triển bền vững trong ngành
chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ mới quan tâm nhiều đến phân tích tính bền
vững của ngành chăn nuôi lợn và ảnh hưởng các chính sách như thế nào đến phát triển
của ngành một cách đơn lẻ mà chưa nghiên cứu sâu về đánh giá hiệu quả của hệ thống
chính sách hay tác động của hệ thống chính sách đến phát triển bền vững ngành chăn
nuôi lợn. Vì vậy mà các nghiên cứu đó chưa đề xuất được các chính sách có tính bao
trùm và đồng bộ nhằm phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn. Mặt khác chăn nuôi lợn
và điều kiện riêng của tỉnh Hưng Yên cũng có thể cung cấp thêm nhiều bằng chứng mới
cho việc kiểm định các lý thuyết về phát triển bền vững, về các tác động của các chính
sách phát triển bền vững, về các nhân tố tác động đến hiệu quả của chính sách và chỉ ra
những vấn đề thực tiễn riêng có của ngành chăn nuôi lợn và bối cảnh Việt Nam cũng
như Hưng Yên. Với những lý do từ thực tiễn và nhằm đóng góp vào khoảng trống lý

thuyết như đã nêu trên, nên em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
“Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn: Trường hợp nghiên
cứu tỉnh Hưng Yên” làm luận án của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung của luận án: Nhằm đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn nói chung, của tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận án cần làm sáng tỏ các
nội dung sau:
1/ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn.
2/ Phân tích thực trạng phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn và chính sách
phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 –
2017; đánh giá ngành chăn nuôi lợn và chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi
lợn cả nước nói chung và trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên nói riêng theo các tiêu chí (phù
hợp, hiệu lực, hiệu quả và tính bền vững của chính sách). Từ đó chỉ ra những kết quả đạt
được, hạn chế tồn tại và nguyên nhân các hạn chế chính sách phát triển bền vững ngành
chăn nuôi lợn.
3/ Đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn nói
chung, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng trong những năm tới.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án Nghiên cứu sinh đưa ra câu hỏi
nghiên cứu như sau:


4
Câu hỏi nghiên cứu:
1/ Có những công trình nghiên cứu nào liên quan?
2/ Đánh giá phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn dựa vào những tiêu chí nào?
3/ Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn có nội dung và mục tiêu gì;
quan điểm, nguyên tắc của chính sách đó như thế nào, có những chính sách bộ phận nào?

4/ Nhân tố nào ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn?

5/ Các nước khác đã có những chính sách gì để phát triển bền vững ngành chăn
nuôi lợn?
6/ Thực trạng phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?

7/ Thực trạng chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên?
8/ Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên có đáp ứng được các mục tiêu, tiêu chí đặt ra hay không?
9/ Các chính sách bộ phận có tác động như thế nào đến phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?
10/ Chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên có điểm mạnh, điểm yếu gì, nguyên nhân của các điểm yếu?
11/ Hoàn thiện các chính sách này như thế nào để phát triển bền vững ngành
chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Là các chính sách nhà nước nhằm phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
+ Theo NCS ngành chăn nuôi lợn được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn sản
xuất (gồm các khâu sản xuất cung ứng đầu vào, khâu chăn nuôi, khâu giết mổ và chế
biến) và giai đoạn tiêu thụ các sản phẩm từ lợn. Trong thời gian vừa qua, giai đoạn tiêu
thụ tương đối ổn định về số lượng và chất lượng sản phẩm, vì vậy khi nghiên cứu phát
triển bền vững ngành chăn nuôi lợn, NCS tập trung chủ yếu nghiên cứu giai đoạn sản
xuất (đây là giai đoạn chứa nhiều tiềm ẩn bất bền vững của ngành chăn nuôi lợn và giai
đoạn này có tính quyết định đến chất lượng sản phẩm của ngành) nhằm phục vụ nhu cầu
sản xuất, tiêu dùng trong nước trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường.



5
+ Khi nghiên cứu các chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên bao gồm chính sách của Trung ương và của địa phương, nhưng
với ngành chăn nuôi lợn chủ yếu là chính sách của địa phương được cụ thể hóa từ chính
sách của Trung ương.
+ Khi nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn, NCS
tập trung vào thực trạng chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn của cả
Trung ương và địa phương. Tuy nhiên NCS tập trung vào chính sách cho giai đoạn sản
xuất nhiều hơn vì chính sách của Hưng Yên cho ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh
chủ yếu tập trung cho hai khâu chăn nuôi và giết mổ lợn.
+ Hiện nay có nhiều chính sách khác nhau của nhà nước về phát triển ngành chăn
nuôi lợn, nhưng Luận án chỉ nghiên cứu các chính sách có nội dung chủ yếu tập trung vào
phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn, vì vậy NCS gọi chung là chính sách phát triển bền
vững ngành chăn nuôi lợn, chia thành 3 nhóm chính: (1) chính sách quy hoạch phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn (Nghiên cứu sinh tập trung vào chính sách quy hoạch vùng
sản xuất con giống, chăn nuôi trang trại và giết mổ, chế biến tập trung xa khu dân cư); (2)
chính sách khuyến khích phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn (Nghiên cứu sinh tập
trung vào chính sách hỗ trợ và chính sách ưu đãi cho việc mua, sản xuất con giống chất
lượng cao, phát triển chăn nuôi trang trại và giết mổ, chế biến các sản phẩm từ lợn tập trung
xa khu dân cư); (3) chính sách kiểm soát phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.

+ Dựa vào ý kiến phản hồi của cán bộ quản lý và của cơ sở sản xuất chăn nuôi,
giết mổ và chế biến thịt lợn về chính sách nhà nước để phân tích, đánh giá chính sách
phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên (NCS chủ yếu tập
trung vào đánh giá thực thi chính sách) theo bốn tiêu chí (tính phù hợp, tính hiệu
lực, tính hiệu quả và tính bền vững của chính sách). Trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện
chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn ở Tỉnh.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đặc biệt ở một số

huyện nổi bật trong lĩnh vực chăn nuôi lợn của Tỉnh (Văn Lâm, Văn Giang, Khoái
Châu, Yên Mỹ).
- Về thời gian
+ Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách nhà nước của Trung ương và địa
phương nhằm phát triển ngành chăn nuôi lợn tại Hưng Yên trong giai đoạn từ năm 2011
đến năm 2017.
+ Một số nội dung chuyên sâu cần giải quyết ở các điểm đại diện được tiến hành
ở năm 2016 - 2017.


6
+ Các đề xuất/bổ sung hoàn thiện chính sách phát triển ngành chăn nuôi lợn theo
hướng hiệu quả và bền vững đến năm 2030.

4. Kết quả nghiên cứu của luận án
- Những đóng góp của luận án
+ Về mặt khoa học: Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn, tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành chăn nuôi
lợn. Đồng thời Luận án cũng đã hệ thống hóa các vấn đề liên quan đến chính sách phát
triển bền vững ngành chăn nuôi lợn như khái niệm, vai trò, cấu trúc, nội dung, quan
điểm, mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.
Luận án cũng làm rõ các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn (gồm yếu tố thuộc về bối cảnh chính sách, yếu tố thuộc về quá
trình thực thi chính sách và yếu tố thuộc về đối tượng chính sách). Luận án phân chia
chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn thành 3 nhóm chính sách bộ phận
(chính sách quy hoạch, chính sách khuyến khích và chính sách kiểm soát); đánh giá các
chính sách bộ phận qua các tiêu chí (tính phù hợp, tính hiệu quả, tính hiệu lực và tính
bền vững) và đánh giá tác động của các chính sách bộ phận đến phát triển bền vững
ngành chăn nuôi lợn (thông qua quyết định đầu tư phương thức chăn nuôi trang trại tập
trung xa khu dân cư của chủ cơ sở chăn nuôi lợn).

+ Về mặt thực tiễn: Luận án đã khảo cứu kinh nghiệm về chính sách phát triển
bền vững ngành chăn nuôi lợn của một số quốc gia, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam; phân tích thực trạng chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên, từ đó đánh giá các chính sách này và đưa ra nhận xét về kết quả
đạt được, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế. Để thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi lợn
nói chung, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng theo hướng ngày càng bền vững, luận
án đã đưa ra đề xuất hoàn thiện chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.
- Hạn chế của luận án
Trong quá trình nghiên cứu, do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên quy mô
mẫu khảo sát của NCS còn nhỏ, cụ thể: NCS tiến hành khảo sát 120 mẫu đối với cơ sở
chăn nuôi lợn, 16 mẫu đối với cơ sở giết mổ, 16 mẫu đối với cơ sở chế biến và 32 mẫu
đối với cán bộ quản lý ngành chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG NGÀNH CHĂN NUÔI LỢN
Trong quá trình nghiên cứu luận án, nghiên cứu sinh khảo cứu các công trình
khoa học đã công bố có nội dung liên quan đến các vấn đề của luận án. Kết quả nghiên
cứu khoa học của các công trình này được tổng hợp lại theo những vấn đề sau.

1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Kể từ đầu thập kỷ 17 cho đến nay nghiên cứu về vấn đề phát triển bền vững đã
được nhiều nhà khoa học, các tổ chức trên toàn cầu với nhiều quan điểm và cách tiếp
cận khác nhau đã phân tích, khám phá những vấn đề liên quan ở nhiều cấp độ, quy mô
và các ngành kinh tế, trong đó có ngành chăn nuôi. Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, hậu
quả của việc tìm kiếm lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế bằng
mọi giá đã đưa đến các sự cố về ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực không nhỏ tới

đời sống dân cư và tới sự ổn định kinh tế - xã hội của quốc gia. Với ngành chăn nuôi,
thách thức mới đặt ra là “làm thế nào để ngành chăn nuôi có thể phát triển bền vững” và
Chính phủ phải làm gì để ngành này có thể phát triển bền vững trong dài hạn. Trong
nghiên cứu tổng quan của luận án chia thành ba nhóm chính: (i) Nhóm nghiên cứu về
phát triển bền vững ngành, (ii) Nhóm nghiên cứu về phát triển bền vững ngành chăn
nuôi, (iii) Nhóm nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững và bền vững ngành
Năm 1972 Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội thảo về vấn đề môi trường sống của
con người, đánh dấu sự nỗ lực khởi đầu của cộng đồng quốc tế trong việc nghiên cứu,
đề cập những vấn đề thời sự liên quan đến môi trường. Hội thảo có sự tham dự của 173
quốc gia, ở đó đã làm rõ những vấn đề căn bản về phát triển bền vững nhằm kết nối chặt
chẽ hơn giữa chất lượng cuộc sống và chất lượng môi trường.
Một trong những văn bản ra đời sớm nhất đề cập thuật ngữ “Phát triển bền vững”
dưới một tiêu đề phụ của chiến lược bảo tồn thế giới năm 1980 của IUCN/WWF/UNEP
đã khái niệm rằng, “Phát triển bền vững để bảo tồn nguồn lực sống”. Trên cơ sở đó,
năm 1983 Liên Hợp Quốc thành lập “Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới
(WCED)” tập trung vào những vấn đề của phát triển bền vững. Ủy ban đã chỉ ra sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường trong mối tương
quan của sự phát triển bền vững.


8
Năm 1987 khái niệm phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi do Ủy ban Môi
trường và Phát triển thế giới (WCED) của Liên Hiệp Quốc đưa ra trong báo cáo “Tương
lai của chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu trong tương lai”.
Định nghĩa này được nhiều người, nhiều tổ chức tán đồng bởi nó bao quát được sự lâu
dài việc đáp ứng thỏa mãn mọi nhu cầu của con người ở nhiều thế hệ. Theo đó phát triển
bền vững phải dựa trên ba trụ cột: bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội.
Năm 1992, tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất, vấn đề phát triển bền vững đã tập

trung vào phát triển môi trường, xã hội và kinh tế. Cũng từ đó xuất hiện ngày càng nhiều
các công trình nghiên cứu đến vấn đề này.
FAO (1989) định nghĩa “phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, sự định hướng của công nghệ và thay đổi thể chế theo cách đảm
bảo đạt được và tiếp tục đáp ứng nhu cầu của con người cho các thế hệ hiện tại và tương
lai”. Theo định nghĩa này, phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực đều nhằm vào bảo tồn đất,
nước, thực vật và nguồn gen động vật, không làm suy giảm tài nguyên, hệ sinh thái môi trường
với kỹ thuật phù hợp, đạt hiệu quả cao mang lại phúc lợi cho toàn xã hội.

Theo Adamowicz & Dresler (2006) và Majewski (2008) phát triển bền vững nên
tăng cường phương pháp tiếp cận dựa vào chất lượng cuộc sống hiện tại cũng như tương
lai qua sự tích hợp năm vấn đề: kinh tế, sinh thái, xã hội, thể chế và không gian với một
tỷ lệ thích hợp trong việc nuôi trồng. Các tác giả cho rằng chỉ có thể thông qua sự tích
hợp các chính sách liên quan đến các vấn đề trên mới có thể đạt được mục tiêu của phát
triển bền vững đặt ra.
Tóm lại các khái niệm về phát triển bền vững đề cập tới tất cả các hoạt động của
con người phải đảm bảo tính thích ứng với tự nhiên, để đảm bảo an toàn sinh thái và
được xã hội chấp nhận. Tác giả Steven Van Passel (2007) cho rằng để đạt được phát
triển bền vững cần phải tích hợp những thành tựu của ba trụ cột bền vững. Stern, (2004);
Susmita Dasgupta & cộng sự (2008); Esty & cộng sự (2008) cũng khẳng định để phát
triển bền vững cần thiết phải duy trì sự tồn tại và cân bằng tích cực giữa các hệ thống
kinh tế, xã hội và môi trường.
Vấn đề phát triển bền vững đã được triển khai đến các ngành, lĩnh vực khác
nhau, cụ thể:
Phát triển bền vững ngành nông nghiệp, các chuyên gia quốc tế thuộc Ban cố vấn kỹ
thuật về nghiên cứu nông nghiệp định nghĩa như sau “Nông nghiệp bền vững phải bao
hàm sự quản lý thành công tài nguyên nông nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của


9

con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên
thiên nhiên”. Các tác giả Julian Dumanski & cộng sự (1998) cho rằng nông nghiệp bền
vững sẽ cung cấp cơ hội kinh tế và xã hội cho con người ở mọi thời đại, đồng thời bảo
vệ được môi trường và tài nguyên quốc gia. Theo kết quả thảo luận Bộ nông nghiệp của
Cộng Hòa Nam Phi năm 2002 về chính sách phát triển nông nghiệp bền vững phải đáp
ứng những thách thức kinh tế, xã hội và sinh thái. Theo chương trình nghiên cứu của
Thụy Điển (FOOD 21- Sustainable Food Production 1997-2004) phát triển bền vững là
đảm bảo cho người nông dân sản xuất, ổn định và cải thiện cuộc sống, sản phẩm tạo ra
được người tiêu dùng chấp nhận. Các tác giả Olaf Christen & Zita O’Halloranetholtz
(2002) khẳng định nông nghiệp được cho là phát triển bền vững nếu có sự tích hợp ba
trụ cột bền vững. Đồng thời theo các tác giả, bền vững về kinh tế đo lường qua các tiêu
chí như (năng suất của việc sử dụng tài nguyên đất, được đo bằng sản lượng đầu ra trên
mỗi đơn vị diện tích); mô hình thâm canh và tần suất sử dụng; sự lựa chọn đa dạng và di
truyền; cân bằng phân bón với dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế (lợi nhuận). Còn V.
Ceyhan (2010) các chỉ số đo tính bền vững về mặt kinh tế bao gồm (Lợi nhuận trên tài
sản; hiệu quả kinh tế; năng suất tổng hợp các nhân tố (TFP); % rủi ro; thu nhập thuần từ
trang trại bình quân đầu người; sử dụng tín dụng ($/ha); tỷ lệ nông dân có tỷ lệ đất nông
nghiệp trống; tỷ lệ các trang trại có kế hoạch hoạt động đầu tư; tỷ lệ các trang trại mở
rộng đất nông nghiệp và tỷ lệ trang trại đầu tư vốn cho lĩnh vực phi nông nghiệp.
Để đo lường bền vững về mặt xã hội trong phát triển nông nghiệp, các tác giả
Olaf Christen & Zita O’Halloranetholtz (2002) đã sử dụng các chỉ tiêu về: tình hình
người lao động như (Phân phối thu nhập, chỉ số phúc lợi, số lượng việc làm, thu nhập
trên đầu người, trình độ giáo dục, đào tạo thêm). Còn V. Ceyhan (2010) đo tính bền
vững về mặt xã hội dựa vào các tiêu chí (Tỷ lệ làng xã không được hưởng hệ thống cấp
và thoát nước; khoảng cách so với cơ sở y tế gần nhất; tỷ lệ làng không đủ nước sạch để
dùng; tỷ lệ đường được dải nhựa; tỷ lệ dân số/nhân viên y tế; số lượng sinh viên trên
mỗi giáo viên; tỷ lệ nông dân có bảo hiểm xã hội; mật độ dân số nông nghiệp; tỷ lệ nông
dân có quyền sở hữu đất và tỷ lệ nông dân quyết định bỏ không làm nông nghiệp). Về
môi trường, tính bền vững được đo bởi các chỉ tiêu như: Lượng hóa chất sử dụng; theo
dõi nồng độ khí; đa dạng sinh học, việc sử dụng nguồn lực tự nhiên; tác hại đến môi

trường bên ngoài; chăm sóc động vật tốt và theo quy luật tự nhiên). V. Ceyhan (2010) đo
lường bằng các tiêu chí: Hiệu quả kỹ thuật; quy mô diện tích canh tác áp dụng phân bón
trên tổng diện tích gieo trồng tổng hợp; tỷ lệ diện tích canh tác sử dụng hóa chất; tỷ lệ
nông trang sử dụng phân bón tổng hợp nhiều hơn mức cho phép; tỷ lệ nông trang sử
dụng thuốc trừ sâu hơn mức cho phép; số lượng các nhà máy thành lập trong khu vực;


10
tỷ lệ trang trại được phép phá rừng để được thêm đất nông nghiệp; tỷ lệ trang trại được
phép xây dựng nhà máy trên đất nông nghiệp; quy mô khu vực nông nghiệp hữu cơ; tỷ
lệ các khu định cư được xây dựng trên đất nông nghiệp hạng nhất và thứ hai.
Về phát triển bền vững ngành thực phẩm, nhóm tác giả Yakovleva & Flynn
(2004), Joseph Sarkis Thomas Sloan (2010) đo tính bền vững về kinh tế bằng các chỉ số
gồm: Đóng góp vào GDP; năng suất; lợi nhuận; đa dạng và cấu trúc của thị trường; tỷ lệ
sản phẩm sản xuất được so với nhập khẩu và cách phân phối hàng nhập khẩu.
Nhìn chung các nghiên cứu trên đều khẳng định và chỉ ra rằng phát triển bền
vững của ngành nào đó đều phải có sự tích hợp các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Tuy nhiên các nghiên cứu đó chưa đánh giá tính bền vững một cách đồng bộ.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững ngành chăn nuôi

Về phát triển bền vững ngành chăn nuôi: Theo nghiên cứu của Devendra (1993)
cho rằng trong tương lai những khó khăn ngành chăn nuôi lợn cần phải giải quyết hài
hòa đó là các vấn đề liên quan đến môi trường, hiệu quả kinh tế và xã hội. Do đó, chiến
lược phát triển bền vững ngành chăn nuôi ngoài việc tăng khả năng đóng góp cho nền
kinh tế, còn phải cân bằng giữa các trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Với
các tác giả Thompson & Nardoneb (1999) cho rằng chăn nuôi bền vững về cơ bản phải
gắn với khía cạnh sinh thái. Hoạt động này phải lập kế hoạch phát triển một cách tổng
thể, đồng bộ, chi tiết, dựa trên sự hiểu biết về lựa chọn thị trường và các khả năng xem
xét, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Còn theo cuốn “National Livestock Policy” tác
giả Sharad Pawar (2013) cho rằng chăn nuôi lợn bị ràng buộc bởi một số yếu tố đó là:

dinh dưỡng, sức khỏe động vật, đặc tính sinh học và hiệu suất sinh sản, tăng trưởng của
các loại giống lợn đưa vào chăn nuôi, khuyến nông, vốn cho các nhà chăn nuôi nhỏ lẻ
và thị trường. Mặt khác, các tác giả nhận định ngành chăn nuôi lợn muốn phát triển bền
vững cần có sự liên kết giữa các hiệp hội chăn nuôi lợn, trang trại trồng cây
– chăn nuôi động vật. Người chăn nuôi phải được xem xét ở tất cả các khía cạnh như:
kinh nghiệm chăn nuôi lợn, sự sẵn sàng cải thiện năng lực kinh doanh, nhu cầu được tư
vấn bởi các chuyên gia trong các kế hoạch mà họ có ý định để thực hiện. Việc chuyển
giao và thay thế các công nghệ mới trong chăn nuôi cần được bắt đầu từ các nhà khoa
học và chuyển giao cho các nhà chăn nuôi thực tiễn. Phương thức chuyển giao phải
được bắt đầu từ thay đổi nhận thức của một nhóm nông dân hạt nhân trước khi ứng
dụng, sau đó nhân rộng ra toàn bộ cộng đồng.
Khi nghiên cứu về chăn nuôi bền vững ở Châu Âu, tác giả Prof. Allan Buckwell
& cộng sự (2015) khẳng định rằng, chăn nuôi bền vững phải đảm bảo cân bằng tích hợp


11
giữa ba trụ cột phụ thuộc lẫn nhau đó là hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và đáp ứng
yêu cầu của xã hội.
Các nghiên cứu trên đều nhấn mạnh phát triển chăn nuôi bền vững đòi hỏi phải
có sự cân bằng giữa ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, muốn đạt được điều đó cần
phát triển các liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ vào trong chăn nuôi và có sự hỗ
trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên các nghiên cứu chưa chỉ rõ Nhà nước cần ban hành
những chính sách gì và giải pháp thực hiện như thế nào.
Bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả
Rizwan Shabbi (2014) cho rằng, đo lường phát triển bền vững ngành chăn nuôi dựa trên
ba trụ cột, cụ thể: đo lường tính bền vững về kinh tế của hệ thống ngành chăn nuôi gồm:
Khả năng cung ứng và đáp ứng nhu cầu; Khả năng hỗ trợ cho người chăn nuôi tiềm
năng, sử dụng đất cho nông nghiệp, phân phối thực phẩm. Chỉ tiêu đo lường bền vững
về xã hội gồm chỉ tiêu như: Việc làm; mức lương trung bình; phúc lợi động vật; tiếp xúc
với các chất độc hại; sức khỏe và an toàn sự cố; số sáng kiến thương mại; công bằng.

Bền vững về môi trường của hệ thống ngành chăn nuôi căn cứ vào tiêu chí sử dụng năng
lượng, tài nguyên và nguồn nước sạch.
Trong nghiên cứu các tác giả đã phân tích và đo lường được tính bền vững của
ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu sâu về sự ảnh hưởng và tác
động của chính sách nhà nước đến phát triển bền vững ngành chăn nuôi lợn.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về chính sách phát triển bền vững
và bền vững ngành chăn nuôi
Để đưa ngành chăn nuôi lợn phát triển theo hướng ngày càng bền vững, nhiều tác giả
đã nghiên cứu về khía cạnh quản lý nhà nước đối với ngành ở tất cả các khâu, cụ thể:

Nghiên cứu về chính sách phát triển chăn nuôi lợn, trong bài viết Agriculture,
Trade and the Environment: The Pig Sector, đã khẳng định chính sách thương mại
tự do có ảnh hưởng nhiều đến giá cả các loại thịt và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời cũng
ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại, có khả năng làm giảm hoặc làm chậm tăng
trưởng sản xuất thịt lợn ở các nước có mức độ rủi ro môi trường và chi phí sản xuất cao.
Đồng thời tác giả đã khẳng định, chính sách môi trường đối với ngành chăn nuôi lợn cần
phải quyết liệt và tập trung vào việc giảm ô nhiễm không khí và nguồn nước, như khí
amoniac và phát thải khí nhà kính. Chính sách hỗ trợ tác động đến qui mô và mô hình
sản xuất thịt lợn, kèm theo một số hậu quả tiêu cực về môi trường. Chính sách công
nghệ và kỹ thuật quản lý có tác động giảm thiểu rủi ro về môi trường.


12
Cuốn sách“chính sách phát triển bền vững về nông nghiệp” (2003) của Bộ nông
nghiệp - Cộng Hòa Nam Phi đã nghiên cứu chính sách nhà nước hỗ trợ đầu vào chăn nuôi
gồm: Chính sách giải quyết các thách thức đối với ngành nông nghiệp đòi hỏi phải phối hợp
các bên liên quan. Điều này được giải quyết bằng chiến lược tổng thể về nông nghiệp bền
vững với sự hợp tác của “chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, các hiệp hội và
nông dân”. Muốn vậy phải có được các chiến lược, chủ trương, chính sách và tổ chức thực

hiện cũng như các nguồn lực huy động thích hợp cho từng cấp từ quốc gia đến địa phương.
Bài viết “chính sách chăn nuôi quốc gia” của Cộng hòa KENYA (2008) đã khẳng định
chính sách chăn nuôi nhằm giải quyết các thách thức về các vấn đề như: nguồn gen vật nuôi,
dinh dưỡng cho vật nuôi, thức ăn, đầu vào, dịch bệnh trên động vật và cây trồng, chất lượng
thuốc thú y, truy xuất nguồn gốc động vật, vệ sinh thực phẩm,….

Tác giả Strid Eriksson & cộng sự (2004), với nghiên cứu “Environmental
Systems Analysis of Pig Production” đã đề xuất các biện pháp đối với ngành chăn nuôi
lợn về quy định thiết kế xây dựng chuồng trại và phải nộp hồ sơ cho cơ quan phòng
chống ô nhiễm để tích hợp kiểm soát nhằm giảm thiểu tác hại cho môi trường.
Nghiên cứu của Costales & cộng sự (2006) cho rằng chính sách của chính phủ
ảnh hưởng mạnh đến ngành chăn nuôi lợn, cụ thể: chính sách của chính phủ tác động
lên cộng đồng hoặc ngành công nghiệp tài trợ cho các nghiên cứu, quyền sở hữu trí tuệ.
Chính phủ điều chỉnh các kênh cung cấp đầu vào cho hoạt động chăn nuôi bằng các
chính sách về giá, thương mại, kiểm soát, hỗ trợ sản xuất. Đồng thời có thể ngăn chặn
chăn nuôi gây ô nhiễm ở các địa phương, nghiên cứu mở rộng thị trường cho các sản
phẩm chăn nuôi,… FAO (2009) cho rằng hoạt động sản xuất chăn nuôi cần được cung
cấp đủ đất làm mặt bằng chuồng trại, thức ăn, nguồn nước sạch, nhà nước cần đảm bảo
các yếu tố này cho người chăn nuôi thông qua các định hướng, chủ trương về đất nông
nghiệp, nguồn nước, các dịch vụ cung cấp thức ăn, thuốc thú y được phép sử dụng.
Nghiên cứu của Arthur J. Hanson (1995) hoặc Bài viết của Karen J. Baehler &
Daniel J. Fiorino (2011) về nông nghiệp, phân tích chính sách bền vững đã cho thấy tính
bền vững của ngành chăn nuôi phụ thuộc vào việc sử dụng các nguồn lực và phân phối
lợi ích. Tác giả cho rằng có thể giải quyết bằng các chính sách như: chính sách sử dụng
nguồn lực, chính sách kinh tế và xã hội.
Marialuisa Tamborra (2002) trong nghiên cứu về công cụ đánh giá tác động đã
chỉ rõ phát triển bền vững phải là mục tiêu của tất cả các ngành và các chính sách tác
động. Muốn vậy trong quá trình làm chính sách cần xác định và lượng hóa được khả
năng tác động lan tỏa tốt của chính sách vào chăn nuôi. Tác giả cũng cho rằng mục tiêu
cuối cùng của các đánh giá tác động là phân tích tác động tích cực và tiêu cực của chính



13
sách được ban hành. Khi đánh giá tác động cần kết hợp nhiều phương pháp như định
tính, định lượng, so sánh chi phí với lợi ích, chi phí với hiệu quả.
Khi nghiên cứu về chuỗi cung ứng trong ngành chăn nuôi, các tác giả: Yakovleva
& cộng sự (2004) trong bài viết “Sustainable Benchmarking of Supply Chains: The
Case of the Food Industry. England, Hololland and Germany”; Rizwan Shabbi với bài
viết “Sustainable Growth in livestock sector: A case study of Pakistan” đã tập trung vào
các chính sách tác động đến người chăn nuôi nghèo. Theo tác giả có nhiều vấn đề chính
sách đặt ra cho ngành chăn nuôi. Chính sách có thể tác động vào mục tiêu sản xuất, chế
biến, thương mại hoặc hoặc người tiêu dùng. Thiết kế và thay đổi chính sách có thể tạo
ra lợi nhuận đáng kể trong ngành chăn nuôi. Có một cơ cấu chính sách đồng bộ và khi
vận hành tốt các chính sách này có thể giúp cho ngành chăn nuôi phát triển nhanh, bền
vững, tăng khả năng cung cấp hàng hóa có chất lượng và bảo vệ môi trường.
J. Otte & cộng sự (2012) trong nghiên cứu về phát triển ngành chăn nuôi để giảm
nghèo đói đã khẳng định căn cứ khoa học của một chính sách tốt nhằm thúc đẩy phát
triển ngành chăn nuôi gồm: Phân tích điều kiện vĩ mô ban đầu, phân tích điều kiện kinh
tế của hộ chăn nuôi, mô phỏng được tác động của chính sách và điều kiện thực thi, đánh
giá tổng thể các điều kiện cần thiết và chính sách liên quan đang vận hành. Kết quả
nghiên cứu của các tác giả đã khẳng định, ở các vùng nông thôn mối quan hệ giữa lao
động và vật nuôi là quan hệ hai chiều, vì thế cơ sở của chính sách thúc đẩy phát triển
chăn nuôi nên tác động vào cách thức sử dụng lao động và biện pháp thay thế lao động
thủ công. Tác giả cũng khẳng định chính sách tự do hóa thương mại đã có tác động tích
cực tới giảm sự nghèo đói cho người chăn nuôi.
Trong bài viết của tác giả Jia Ren-ana và cộng sự (2007) về “A System Dynamics
Analysis of Intensive Pig Farming Eco-energy System Based on the Rate Variable
Fundamental In-tree Model” đã đưa ra mô hình phản hồi dựa trên sơ đồ nhân quả và sơ đồ
luồng. Đồng thời tác giả đã thiết kế mô hình chăn nuôi lợn xử lý, tái chế chất thải thiết thực
thông qua nghiên cứu một trường hợp về nuôi lợn sinh thái chuyên nghiệp của Lanpo với

quy mô 3000 con kết hợp với trồng lúa và rau sạch. Tác giả đã tiến hành mô phỏng các
nguyên mẫu tương ứng với các bài toán hệ thống gồm: ngành chăn nuôi đang thiếu năng
lượng phục vụ cho các tác nghiệp sản xuất, nhưng lại đang dư thừa khí sinh học là chất thải
của ngành chăn nuôi mà không được tái tạo và chính lượng khí sinh học được tạo ra hàng
ngày từ chăn nuôi đang phát thải vào bầu khí quyển và làm tăng lượng khí thải nhà kính làm
cho sản lượng lúa quanh vùng chăn nuôi bị sụt giảm. Chất thải chăn nuôi phân hủy chảy
thành dòng nước gây ô nhiễm môi trường. Tương tự tác giả mô phỏng các mẫu khảo sát quy
mô chăn nuôi khác nhau đã thu được quy luật của hiệu


14
ứng phản hồi. Từ đó nhận ra được những điểm yếu cần can thiệp của chính sách. Để đạt
được mục tiêu sử dụng hệ thống năng lượng sinh thái trong chăn nuôi lợn ở LanPo
Trung Quốc tác giả đã thiết kế chiến lược quản lý chăn nuôi theo 4 chính sách, sau đó
bằng cách sử dụng phương pháp mô phỏng phản hồi chính sách, tác giả đã phân tích
hiệu quả của từng chính sách. Từ đó tác giả đề xuất giải pháp giúp thay đổi hệ thống
chăn nuôi theo hướng bền vững gồm: chính sách khuyến khích nhiều người chăn nuôi
sử dụng nhiên liệu khí sinh học; chính sách phân hủy khí từ nước thải chăn nuôi; Chính
sách hỗ trợ vốn, kỹ thuật gắn với phát triển các vùng đất trồng trọt bỏ hoang vào mùa
đông và các vùng đất đồi núi.
Ngoài ra còn có các tác giả Sharad Pawar (2013) trong nghiên cứu về National
Livestock Policy; Republic of Somaliland, National livestock policy, (2006-2016);
Republic of kenya (2008), National livestock policy. Các nghiên cứu đều khẳng định
phát triển chăn nuôi bền vững đòi hỏi tích hợp những nỗ lực trên khắp các vùng miền
của tổ quốc. Tác giả Olaf Christen & Zita O’Halloranetholtz (2002) cho rằng bất kỳ biện
pháp vật lý và sinh học nhằm phát triển bền vững cần phải kết hợp với các biện pháp
nâng cao năng suất, bảo vệ tài nguyên và các biện pháp này phải được xã hội chấp nhận.
Cũng theo tác giả Giles Atkinson (2000) bất kỳ bộ phận hoặc cơ quan nào trong chính
phủ muốn ban hành một biện pháp hoặc một chính sách mới đều cần đánh giá chi tiết
các tác động kinh tế, môi trường, xã hội trước khi các biện pháp, chính sách đó được

phê duyệt. Strid Eriksson và cộng sự (2004) cho rằng, trong toàn bộ chuỗi sản xuất thịt
lợn, giai đoạn sản xuất thức ăn chăn nuôi và quá trình chăn nuôi tác động nhiều nhất đến
môi trường. Cũng theo các tác giả, ở góc độ từ địa phương đến toàn cầu, sự phát triển
đối với hệ thống sản xuất lương thực bền vững cần phải được dựa trên sự thống nhất
giữa người tiêu dùng, xã hội, và các nhà sản xuất.
Các tác giả Gerber, P. và cộng sự (2007) trong nghiên cứu về “Environmental
impacts of achanging livestock production: overview and discussion for acomparative
assessment withother food production sectors” đã khẳng định sự tăng trưởng nhanh chóng
của ngành chăn nuôi có tác động đến môi trường như suy thoái đất đai, biến đổi khí hậu, cạn
kiệt nước, xói mòn và mất cân bằng sinh học. Hầu hết những tác động đó đều xuất phát từ
sản xuất thức ăn dưới dạng cây hoặc đồng cỏ tươi; quản lý chất thải và chống suy giảm
lượng nước, lượng khí thải nhà kính. Khi đó cần thiết phải có chính sách công (về môi
trường, đất đai, thương mại, công nghệ,…) nhằm hướng dẫn chăn nuôi bền vững.
Nhóm tác giả J. Otte và cộng sự (2012) khẳng định phát triển nông sản, chăn nuôi
góp phần vào tăng trưởng và giảm nghèo khó cho người nông dân, vì vậy nhà nước cần có
chính sách phù hợp. Các chính sách nhà nước nên hướng vào mục tiêu hiệu quả, các


×