CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------------------MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mã số:…………………………………………………………
1. Tên sáng kiến
Dạy học kết hợp (Blended learning) có sử dụng bài giảng E-learning nhằm dạy
học tin học theo chủ đề “Kiểu tệp trong lập trình Pascal” cho học sinh các lớp
11
(Nguyễn Thành Phương, @THPT Trần Trường Sinh)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy bộ môn tin học trong trường THPT
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ
thông tin, môn Tin học được đưa vào giảng dạy rộng khắp ở các trường THPT
nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức nền tảng tin học cần thiết. Ở
chương trình lớp 11, các em sẽ được làm quen với việc lập trình bằng ngôn ngữ
Pascal. Đây được xem là ngôn ngữ trong sáng, gần gũi, giúp học sinh rèn luyện
tốt khả năng tư duy để giải quyết vấn đề, rèn luyện tính tỉ mỉ cẩn thận và đặc
biệt là định hướng nghề nghiệp cho các em yêu thích CNTT. Tuy nhiên, do nội
dung lập trình tương đối khô khan, khó hiểu và trừu tượng nên học sinh rất khó
khăn để tiếp thu. Do vậy, việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào
giảng dạy để tạo sự tích cực, chủ động và gợi hứng thú học tập ở học sinh là rất
cần thiết.
Một nội dung rất quan trọng trong chương trình Tin học 11 là sử dụng
kiểu dữ liệu tệp trong Pascal để làm việc với tập tin nhằm lưu trữ lâu dài dữ liệu.
Chúng ta thấy hầu hết các bài kiểm tra thực hành lập trình Pascal (như kiểm tra
Trang 1
thực hành 1 tiết, các trường tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi, kỳ thi chọn học
sinh giỏi tin học cấp tỉnh, thi học giỏi quốc gia, thi tin học trẻ,…) đều yêu cầu
đọc dữ liệu từ một tệp và xuất kết quả xử lý ra tệp kết quả. Ở chương trình lớp
11, kiểu tệp được giới thiệu đến các em qua 4 tiết học của chương 5 (2 lý thuyết
+ 2 thực hành) với 3 bài học cụ thể như sau: Bài 14 – Kiểu dữ liệu tệp, bài 15 –
Thao tác với tệp, bài 16 – Ví dụ làm việc với tệp. Nhưng do nội dung quá mới
mẽ, trừu tượng nên nếu chỉ dạy học theo cách truyền thống trên lớp (ít áp dụng
các phương pháp dạy học tích cực) thì các em sẽ rất khó tiếp thu và chưa thật sự
chủ động, chưa hứng thú khi học nội dung này. Thực tế sau các tiết dạy, nhiều
em còn vẫn cảm thấy khó hiểu và thực sự chưa hiểu bài, chưa sử dụng được kiểu
tệp vào để xử lý dữ liệu của bài toán lập trình cụ thể. Khi thực hành 2 ví dụ của
bài 16 nêu ra, nhiều em vẫn chưa hiểu bài và chỉ gõ một cách máy móc chương
trình có sẵn trong SGK, chưa linh hoạt được trong cách đọc và ghi dữ liệu trên
tệp, cho bài tập tương tự để làm thì các em cảm thấy khá lúng túng để viết
chương trình.
Qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng nhiều giải pháp nhằm
giúp các em lớp 11 hiểu rõ hơn về kiểu tệp và làm việc với tệp trong lập trình
Pascal một cách dễ dàng hơn, giúp các em chủ động và hứng thú học tập hơn khi
học tập bộ môn Tin học. Trong đó, một giải pháp mang lại nhiều hiệu quả tích
cực là : Dạy học kết hợp (Blended learning) có sử dụng bài giảng E-learning
nhằm dạy học tin học theo chủ đề “Kiểu tệp trong lập trình Pascal” cho học
sinh các lớp 11.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3.2.1. Mục đích của giải pháp
- Giải pháp giúp học sinh lớp 11 hiểu rõ và vận dụng được kiểu dữ liệu tệp vào
lập trình bài toán cụ thể.
- Giải pháp nhằm tăng cường khả năng tự học của học sinh thông qua bài giảng
E-learning, tạo sự chủ động, tích cực và hứng thú học tập hơn ở các em trên lớp
thông qua các hoạt động làm việc theo nhóm và trình bày kết quả thảo luận vấn
Trang 2
đề giáo viên đưa ra. Điều đó sẽ giúp các em tự tin hơn với việc lập trình trong
Pascal, như vậy sẽ giúp nâng cao đáng kể chất lượng giảng dạy bộ môn.
- Giải pháp sẽ rèn luyện học sinh kỹ năng học tập, làm việc theo nhóm, phát
triển kỹ năng trình bày, giải quyết vấn đề theo nhóm ngay trên lớp. Điều này sẽ
tạo nên sự năng động và khơi gợi hứng thú học tập của các em.
- Giải pháp cũng sẽ đáp ứng tốt được 2 tiêu chí quan trọng trong 13 tiêu chí Sở
Giáo Dục Và Đào Tạo Bến Tre giao cho các trường THPT trong năm học 2017 –
2018 là: Giáo viên thực hiện ít nhất một bài giảng điện tử E-learning và tổ bộ
môn có ít nhất một bài học sử dụng phương pháp dạy học kết hợp (Blended
Learning).
- Khi áp dụng giải pháp vào thực tế sẽ giúp người giáo viên tin học tích cực hơn,
thường xuyên hơn trong việc nghiên cứu kiến thức chuyên môn. Qua đó, ta sẽ
nhận thấy được sự tươi mới, cái hay của phương pháp dạy học mới và năng
động hơn trong việc tiên phong ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động của
nhà trường.
3.2.2. Nội dung giải pháp
3.2.2.1. Tính mới của giải pháp
- Giải pháp sẽ tập hợp 3 bài học (bài 14, 15 và 16) về kiểu dữ liệu tệp thành một
chủ đề dạy học (có sử dụng bài giảng E-Learning, hoạt động nhóm và thực hành
trải nghiệm,…), tăng được thời gian tổ chức các hoạt động tìm hiểu bài học trên
lớp do các em đã được cung cấp bài giảng E-learning trước nhưng vẫn đảm bảo
thời lượng giảng dạy là 4 tiết theo phân phối chương trình Tin học 11.
- Giải pháp có sự kết hợp của nhiều phương pháp dạy học tích cực hiện nay như:
Dạy học kết hợp (Blended learning) thông qua việc tự học bằng bài giảng Elearning và học tập tại lớp, làm việc và trình bày nhóm, dạy học theo chủ đề,…
nhằm tạo sự tích cực, chủ động và hứng thú học tập ở học sinh, góp phần nâng
cao hơn nữa chất lượng giảng dạy bộ môn.
Trang 3
- Giải pháp vận dụng kiến thức đã được Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Bến Tre tập
huấn ở đầu năm học 2017 – 2018 về “Phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt
động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” để giúp các em học sinh làm
việc và hoạt động nhóm hiệu quả hơn.
3.2.2.2. Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp
Để giải pháp trong sáng kiến mang lại hiệu quả thực tế, tôi đã cố gắng xây
dựng một quá trình làm việc cụ thể giữa giáo viên và các nhóm học sinh. Cụ thể,
giải pháp được thực hiện qua 4 bước hoạt động sau:
a) Bước 1: Giáo viên soạn bài giảng E-learning theo chủ đề cần giảng dạy
- Trong giải pháp này, với chủ đề “ Kiểu tệp trong lập trình Pascal” thì theo phân
phối chương trình lớp 11 gồm 3 bài 14, 15 và 16 và được giảng dạy trong thời
lượng 4 tiết học. Tuy nhiên, phần lý thuyết tập trung chủ yếu ở hai bài 14 và 15,
còn bài 16 là tiết thực hành viết chương trình nên để giảng dạy chủ đề này tôi
chọn nội dung kiến thức của bài 14 và 15 để xây dựng bài giảng E-learning.
- Giáo viên có thể sử dụng phần mềm Adobe Presenter 11 hoặc iSpring Suite để
tạo bài giảng E-learning trên nền Microsoft PowerPoint. Ở đây, khi xây dựng bài
giảng theo chủ đề này, tôi đã sử dụng phần mềm Adobe Presenter 11 và kết hợp
thêm Camtasia Studio 8.6 (phần mềm để quay hình minh họa ví dụ, xử lý video
cho bài giảng sinh động và thu hút hơn). Bài giảng có minh họa bằng thao tác cụ
thể với 2 quá trình đọc và ghi dữ liệu vào tệp thông qua đường dẫn cụ thể trên
đĩa và sau phần củng cố bài học sẽ có một bài kiểm tra kiến thức gồm 10 câu hỏi
trắc nghiệm để các em đánh giá được mức độ hiểu bài của bản thân khi tìm hiểu
bài học này.
- Khi sử dụng Adobe Presenter để xuất bài giảng ta được một tập tin nén và bên
trong chứa thư mục bài giảng. Giáo viên nên xuất bài giảng theo chuẩn SCORM
để có thể chia sẻ để học trực tuyến được trên mạng (ví dụ như tải lên trang
để học sinh có thể tìm hiểu mà không cần tải bài
giảng về), đồng thời tải bài giảng lên Google Drive để có thể dễ dàng chia sẻ bài
Trang 4
giảng đến học sinh. Nhằm thực hiện tốt giải pháp trong sáng kiến, tôi đã chia sẻ
bài giảng lên mạng Internet với liên kết cụ thể như sau:
Liên kết tải bài giảng:
/>
Liên kết học trực tuyến tại:
/>
- Để dễ dàng hơn trong việc chia sẻ bài giảng đến các em học sinh, giáo viên sẽ
dùng phần mềm Camtasia Studio quay phim lại bài giảng nhằm upload lên kênh
Trang 5
Youtube cho học sinh tiện theo dõi, đồng thời phần thông tin phía dưới video
phải cung cấp các liên kết youtube của bài giảng, liên kết Google Drive để tải
bài giảng, liên kết để học sinh có thể dễ dàng theo dõi bài học trực tuyến qua
trang hoctructuyen.violet.vn. Thông qua kênh Youtube đã rất quen thuộc với các
em, các em có thể dễ dàng xem được bài học theo liên kết dạng ngắn gọn trên
youtube hoặc tìm kiếm được bài học thông qua tên video bài giảng đầy đủ do
giáo viên cung cấp. Để thực hiện giải pháp nêu ra, tôi đã tải bài giảng lên
youtube với liên kết như sau: , hoặc tìm kiếm
video qua từ khóa: “Bài giảng E-learning Tin học 11 – Kiểu tệp trong lập trình
Pascal”.
Trang 6
Các liên kết tải và xem bài giảng được đăng kèm phía dưới video
b) Bước 2: Chia lớp thành nhiều nhóm, chia sẻ bài giảng E-learning và yêu
cầu học sinh tìm hiểu trước nội dung của chủ đề theo bài giảng đó
- Giáo viên chia một lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm khoảng 6 học sinh. Giáo
viên nên chia nhóm cho các em, không nên để các em tự bắt nhóm vì như vậy
những học sinh khá giỏi sẽ chọn về cùng một nhóm dễ trở thành nhóm thuần
nhất. Mỗi nhóm cử ra một bạn làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm quản lí nhóm
làm việc.
- Trước khi học chuyên đề về kiểu dữ liệu tệp khoảng 2 tuần, giáo viên giới
thiệu cung cấp liên kết bài giảng trên Youtube và từ khóa tìm kiếm bài giảng đó,
từ đó học sinh có thể xem trước, hoặc học trực tuyến trên violet.vn, hoặc có thể
tải bài giảng về để tự học một cách dễ dàng từ Google Drive. Yêu cầu tất cả học
sinh phải xem trước bài giảng nhằm chuẩn bị tốt kiến thức cho các tiết học về
chủ đề này trên lớp, sẽ giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn. Ngoài ra, trên kênh
Youtube còn rất nhiều video bài giảng về kiểu tệp để các em có thể tham khảo
thêm nhằm hiểu rõ hơn vấn đề bài học.
- Giáo viên sẽ yêu cầu nhóm trưởng các nhóm tạo trước một email trên Gmail để
giáo viên dễ dàng chia sẻ trước bài giảng cho các nhóm và nhóm có thể trao đổi
với giáo viên qua email này trong quá trình làm việc nhóm. Nhóm trưởng gửi
Trang 7
email danh sách thành viên nhóm để giáo viên nắm được email các nhóm và lưu
lại danh sách các thành viên.
c) Bước 3: Thực hiện các tiết dạy trên lớp
- Giáo viên sẽ chuẩn bị máy chiếu, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị trước 1 loa nhỏ để cả
nhóm có thể xem lại bài giảng E-learning khi cần. Học sinh sẽ được học tại
phòng thực hành tin học có kết nối mạng Internet nhằm giúp các nhóm dễ dàng
tham khảo các tài liệu tự học trên mạng (trong đó chủ yếu là bài giảng Elearning giáo viên cung cấp) để nghiên cứu chủ đề, đồng thời có sẵn máy tính sẽ
thuận tiện cho các nhóm thực nghiệm viết chương trình Pascal trong tiết học.
- Do theo phân phối chương trình môn Tin học 11 ở học kì 2 chỉ có 2 tiết/ tuần
(2 tiết đó có thể không liên tiếp nhau) nên để chủ động hơn thì chủ đề này sẽ
được dạy chia nhỏ thành 4 tiết, mỗi tiết sẽ có mục tiêu rõ ràng để từng bước giúp
các em tiếp thu tốt bài học và được tiến hành theo hình thức “Phương pháp và
kỹ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” đã
được Sở Giáo Dục tập huấn đầu năm học 2017 – 2018, có sự kết hợp giữa học lý
thuyết và thực hành trải nghiệm ngay trong từng tiết học.
- Khi dạy học theo hình thức trên thì giáo viên sẽ cho các em làm việc theo
nhóm (đã được chia nhóm ở bước 2). Giáo viên phải xác định được cụ thể các
hoạt động trong từng tiết học sao cho ứng dụng tốt bài giảng E-learning đã
chuẩn bị và từng bước giúp các em hiểu rõ, vận dụng tốt chủ đề “Kiểu tệp trong
lập trình Pascal” sau khi tiến hành dạy xong 4 tiết tại lớp.
- Mỗi tiết học sẽ có 3 hoạt động chính: Hoạt động 1: Khởi động; Hoạt động 2:
Hình thành kiến thức; Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng. Trong mỗi hoạt
động như vậy thường được tiến hành theo 3 bước gắn liền với hoạt động tương
tác giữa giáo viên và các nhóm học sinh như sau:
Hoạt động của giáo viên
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ
Giáo viên nêu rõ nhiệm vụ
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Học sinh nhận nhiệm vụ
Học sinh tiến hành thảo luận nhiệm vụ
được giao
Trang 8
Bước 2: Quan sát và hướng dẫn học
sinh (gợi ý, nhắc nhở,…)
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh
giá, chốt kiến thức
- Mời đại diện nhóm học sinh báo cáo
- Mời thành viên trong nhóm bổ sung
- Mời thành viên nhóm khác nhận xét
- Giáo viên kết luận và giải đáp các
thắc mắc của học sinh.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ
( Thực hiện yêu cầu giáo viên giao)
Bước 3: Báo cáo, góp ý, bổ sung để
hoàn thiện
- HS cử đại diện nhóm báo cáo
- HS bổ sung ý kiến
- HS nhận xét lẫn nhau
- HS đặt câu hỏi
Cụ thể hơn, các tiết học sẽ được tiến hành theo hướng như sau:
Tiết học thứ 1
Nội dung kiến thức cần truyền đạt: vai trò của kiểu tệp, phân loại tệp và
khai báo biến kiểu tệp văn bản trong Pascal. Gồm các hoạt động sau:
* Hoạt động 1. Khởi động
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào bài giảng E-learning được cung
cấp và SGK tìm hiểu, trả lời một số câu hỏi để dẫn dắt vấn đề bài học. Ví dụ
như:
? Kết quả của các chương trình trước đây khi chạy được lưu ở đâu? Vì sao
chúng ta biết điều đó?
? Muốn lưu trữ dữ liệu nhập vào và kết quả của chương trình để sử dụng lâu dài
ta cần phải làm gì?
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh dựa vào bài giảng E-learning và SGK để làm
rõ kiến thức theo các hoạt động con sau:
- Hoạt động 2.1. Tìm hiểu vai trò của kiểu tệp
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi, ví dụ như:
? Dữ liệu của tệp được lưu trữ ở đâu và có bị mất khi tắt máy không?
? Dung lượng của tệp có bị giới hạn không ? Nó phụ thuộc vào yếu tố nào?
? Hãy nêu vai trò cụ thể của kiểu tệp khi lập trình Pascal?
Trang 9
- Hoạt động 2.2. Tìm hiểu cách phân loại tệp
Giáo viên tiếp tục cho lớp làm việc nhóm, có thể gợi ý một số vấn đề như:
? Xét theo cách thức tổ chức dữ liệu thì phân loại tệp thành mấy loại?
? Xét theo cách thức truy cập dữ liệu thì có thể phân tệp thành mấy loại?
- Hoạt động 2.3. Tìm hiểu cách khai báo kiểu tệp văn bản trong Pascal
Tương tự các hoạt động con trước, học sinh cũng cho lớp làm việc theo
nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức. Ở đây, giáo viên có thể yêu cầu học sinh
tìm hiểu cú pháp khai báo chung của tệp và cho một số ví dụ minh họa.
* Hoạt động 3: Luyện tập và vận dụng
Ở hoạt động này, giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm để các
nhóm trả lời nhằm củng cố kiến thức đã học trong tiết học.
Tiết học thứ 2
Nội dung kiến thức cần truyền đạt: Tìm hiểu quá trình đọc và ghi dữ liệu
vào tệp.
Đây là phần quan trọng và khó nhất trong chủ đề bài học. Để cho học sinh
nắm được quá trình đọc và ghi dữ liệu với tệp được dễ dàng hơn, trong bài giảng
E-learning đã trình bày trước về chức năng các thao tác trong 2 quá trình và cụ
thể cách thực hiện ở từng quá trình ( ví dụ như ghi dữ liệu vào tệp gồm 4 thao
tác phải nhớ: assign, rewrite, write/ writeln, close; đọc dữ liệu trên tệp cũng gồm
4 thao tác: assign, reset, read/ readln, close; tất cả các lệnh (thủ tục/ hàm) thao
tác trên tệp đều bắt đầu bằng biến tệp) và ví dụ thực hành trong bài giảng cũng
sẽ thực hiện quá trình ghi dữ liệu lên tệp trước quá trình đọc dữ liệu từ tệp.
Trong bài giảng E-learning đã cung cấp, tôi đã minh họa việc viết một
chương trình ghi giá trị 2 số nguyên vào một tệp “Input.dat”, sau đó sẽ viết một
chương trình khác để đọc và tính tổng của 2 số nguyên từ tệp “Input.dat” vừa
ghi dữ liệu trước đó và xuất kết quả ra màn hình. Đồng thời giải thích rõ sự
tương đồng giữa việc ghi dữ liệu ra màn hình và ghi dữ liệu ra tệp (chỉ khác nơi
Trang 10
ghi ra nhưng định dạng giống nhau), giữa đọc dữ liệu trên màn hình và đọc dữ
liệu trên tệp (định dạng dữ liệu nhập vào từ bàn phím và dữ liệu trên tệp để đọc
gần giống nhau). Bằng cách quy lạ về quen như vậy sẽ giúp các em hình dung 2
quá trình trên rất rõ ràng, từ đó linh hoạt vận dụng tốt để viết chương trình.
Cụ thể hơn, tiết học gồm các hoạt động sau:
* Hoạt động 1. Khởi động
Giáo viên có thể đưa ra tình huống liên quan để các nhóm thảo luận, ví dụ
như: trình tự các bước để đọc một quyển sách, trình tự các việc cần làm để ghi
một nội dung vào vở, trình tự các bước để ghi một nội dung vào tệp văn bản
word, trình tự các bước để đọc được nội dung của một tệp văn bản word trên
đĩa.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh dựa vào bài giảng E-learning (trong bài
giảng đã trình bày cụ thể kiến thức và minh họa qua bài toán cụ thể bằng chương
trình Pascal), SGK và tình huống ở hoạt động khởi động để làm rõ kiến thức
theo các hoạt động con sau:
- Hoạt động 2.1. Tìm hiểu quá trình ghi dữ liệu vào tệp
Giáo viên cho lớp thảo luận nhóm. Giáo viên có thể nêu vấn đề và gợi ý
các em tìm hiểu như sau:
+ Quá trình ghi dữ liệu vào tệp gồm những thao tác nào? Mỗi thao tác dùng lệnh
gì và ý nghĩa các lệnh đó?
Lưu ý: Giáo viên cần làm rõ sự khác biệt giữa 2 lệnh ghi dữ liệu vào tệp
là write và writeln để học sinh trình bày dữ liệu ghi vào cho hợp lí.
+ Yêu cầu các nhóm cho 1 ví dụ minh họa bằng 1 chương trình Pascal cụ thể
(các nhóm có thể sử dụng máy tính để cùng viết chương trình).
- Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình đọc dữ liệu
Trang 11
Tương tự như hoạt động 2.1, giáo viên cũng sẽ cho lớp thảo luận nhóm.
Giáo viên có thể nêu vấn đề và gợi ý các em tìm hiểu như sau:
+ Quá trình đọc dữ liệu trên tệp gồm những thao tác nào? Mỗi thao tác dùng
lệnh gì và ý nghĩa các lệnh đó?
Lưu ý: Giáo viên cần làm rõ sự khác biệt giữa 2 lệnh đọc dữ liệu trên tệp
là read và readln , giới thiệu về 2 lệnh logic EOLN và EOF để kiểm soát quá
trình đọc sao cho chính xác nhất.
+ Yêu cầu các nhóm cho 1 ví dụ minh họa bằng 1 chương trình Pascal cụ thể
(các nhóm có thể sử dụng máy tính để cùng viết chương trình).
* Hoạt động 3. Luyện tập và vận dụng
- Giáo viên cho các nhóm thực hành viết chương trình theo ví dụ đã được minh
họa cụ thể trong bài giảng E-learning.
- Giáo viên đưa ra thêm một số câu hỏi trắc nghiệm để các nhóm thảo luận nhằm
củng cố nội dung tiết học.
Tiết học thứ 3
Nội dung kiến thức cần truyền đạt: Luyện tập viết chương trình thực
hiện việc ghi dữ liệu vào tệp và đọc dữ liệu trên tệp thông qua bài toán đơn giản.
Gồm các hoạt động sau:
* Hoạt động 1. Khởi động
Giáo viên cho một bài tập không sử dụng kiểu tệp mà yêu cầu đọc dữ liệu
từ bàn phím và xuất dữ liệu ra màn hình, yêu cầu các nhóm thảo luận và viết
chương trình.
Ví dụ như: Viết chương trình nhập vào một dãy n số nguyên (n < 50). In
dãy số đó ra màn hình. Tiếp tục tính tổng của tất cả các số hạng của dãy và in
tổng đó ra màn hình.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
- Hoạt động 2.1. Luyện tập viết chương trình ghi dữ liệu vào tệp
Trang 12
Dựa vào bài tập đã cho ở hoạt động khởi động, giáo viên yêu cầu các
nhóm thảo luận viết một chương trình khác nhưng sử dụng quá trình ghi dữ liệu
vào tệp.
Ví dụ giáo viên có thể yêu cầu như sau: Viết chương trình nhập vào một
dãy n số nguyên (n<50). Ghi dãy số nguyên đó vào tệp văn bản “DULIEU.DAT”
lưu trong ổ đĩa D.
(Lưu ý học sinh: Nếu sử dụng chạy Pascal trên môi trường giả lập DosBox thì
không lưu được vào ổ đĩa D mà chỉ lưu được vào thư mục mặc định của
DosBox).
Trong quá trình viết chương trình, giáo viên gợi ý học sinh xem lại thao
tác minh họa trong bài giảng E-learning đã được cung cấp để làm cơ sở viết tốt
chương trình hơn.
- Hoạt động 2.2. Luyện tập viết chương trình đọc dữ liệu từ tệp
Cũng dựa vào bài tập đã cho ở hoạt động khởi động, giáo viên yêu cầu
các nhóm thảo luận viết tiếp một chương trình đọc dữ liệu từ tệp
“DULIEU.DAT” vừa mới ghi dữ liệu ở hoạt động 2.1.
Ví dụ giáo viên có thể cho như sau: Viết chương trình đọc các số trong tệp
“DULIEU.DAT” lưu trong ổ đĩa D vừa tạo. Xuất dãy số đó ra màn hình. Tính và
xuất tổng của dãy số ra màn hình.
Trong quá trình viết chương trình, giáo viên gợi ý học sinh xem lại thao
tác minh họa trong bài giảng E-learning để làm cơ sở viết tốt chương trình hơn.
- Hoạt động 2.3. Cung cấp gợi mở các kiến thức cần thiết để tiết sau các
em thực hành tốt bài 16 – Ví dụ làm việc với tệp.
Giáo viên yêu cầu các nhóm tìm hiểu kỹ hơn về hoạt động của con trỏ tệp
và hàm EOF(<biến tệp>) đã được nhắc đến trong bài giảng E-learning và cũng
đã được học trong tiết học thứ 2 để các em gợi nhớ lại.
Sử dụng bài tập ở hoạt động 2.2 về đọc dữ liệu trên tệp để nêu ra vấn đề là
trong nhiều trường hợp cần thiết phải sử dụng vòng lặp While – Do với điều
Trang 13
kiện NOT(EOF(<biến tệp>)) vì chưa biết trước lượng dữ liệu có trên tệp. Làm
rõ về giá trị của điều kiện này.
Ví dụ: Dựa vào yêu cầu bài toán ở hoạt động 2.2, giáo viên giải thích vì
chúng ta chưa biết trong tệp văn bản “DULIEU.DAT” đó có bao nhiêu phần tử
nên không thể sử dụng vòng lặp For – Do được mà phải sử dụng vòng lặp While
– Do, giải thích điều kiện lặp Not(eof(<biến tệp>). Giáo viên có thể gợi ý các
em nhớ lệnh một cách dễ hơn như sau: “Khi chưa kết thúc tệp thì làm công việc
như sau”.
* Hoạt động 3. Luyện tập và vận dụng
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm không xuất dữ liệu khi đọc tệp ở hoạt động
2.2 ra màn hình nữa mà ghi vào một tệp kết quả cho bài toán.
Ví dụ: Sửa đổi chương trình để khi đọc dữ liệu từ tệp “DULIEU.DAT”
nhưng không xuất kết quả ra màn hình nữa mà ghi dãy số và tổng các số hạng
trong dãy số đã đọc được và tệp “KETQUA.DOC”.
Tiết học thứ 4
Nội dung kiến thức cần truyền đạt: thực hành bài 16 – Ví dụ làm việc
với tệp bằng 2 ví dụ trong sách giáo khoa. Gồm các hoạt động sau:
* Hoạt động 1. Khởi động
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu cách tính khoảng cách của đoạn thẳng khi biết tọa
độ 2 điểm của đoạn thẳng đó trong toán học.
- Yêu cầu các nhóm tìm hiểu cách tính điện trở tương đương của 5 sơ đồ hình 17
sách giáo khoa trang 88 bằng kiến thức vật lý.
* Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
- Hoạt động 2.1. Tìm hiểu và thực hành ví dụ 1
Giáo viên yêu cầu các nhóm tìm hiểu, giải thích và chạy chương trình ở ví dụ 1.
- Hoạt động 2.2. Tìm hiểu và thực hành ví dụ 2
Trang 14
Giáo viên yêu cầu các nhóm tìm hiểu, giải thích và chạy chương trình ở ví dụ 2.
* Hoạt động 3. Luyện tập và vận dụng
- Giáo viên có thể yêu cầu các nhóm thảo luận để sửa đổi chương trình ở ví dụ 1
để ghi kết quả ra một tệp.
- Dựa vào bài giảng E-learning đã tải, xem lại phần củng cố bài học và cùng
nhau trả lời các câu hỏi của bài kiểm tra kiến thức ngay sau phần củng cố (gồm
10 câu hỏi trắc nghiệm có chấm điểm).
d) Bước 4: Đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
Giáo viên sẽ nêu hình thức đánh giá cho điểm trong mỗi tiết học và sau
khi kết thúc chủ đề học để học sinh biết và có động lực phấn đấu, hứng thú và
hoạt động sôi nổi hơn. Cách đánh giá cụ thể như sau:
- Sau mỗi tiết học tại lớp, giáo viên sẽ đánh giá hoạt động của các nhóm và chọn
ra nhóm làm việc hiệu quả, sôi nổi nhất để ghi điểm 10 vào cột kiểm tra miệng
cho các thành viên trong nhóm nhằm khuyến khích tinh thần học của các em.
Nếu em nào đã có nhiều cột kiểm tra miệng rồi thì giáo viên có thể linh hoạt cho
điểm cộng là 1 điểm cộng vào bài kiểm tra 15 phút tiếp theo hoặc 0,5 điểm
cộng vào bài kiểm tra 1 tiết lần sau.
Trang 15
- Sau mỗi tiết học giáo viên sẽ tiến hành đánh giá và cho điểm dựa trên hiệu quả
làm việc của các nhóm với điểm số tối đa làm 2,5. Như vậy sau 4 tiết để hoàn
thành chủ đề học, điểm tổng hợp của các nhóm sẽ đạt tối đa là 10. Điểm này sẽ
được tính cho tất cả thành viên trong nhóm và ghi vào 1 cột điểm 15 phút (hệ số
1).
- Tuyên dương các nhóm làm việc hiệu quả nhất để khích lệ tinh thần học tập
của các em trước lớp.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Giải pháp dễ dàng thực hiện áp dụng thực tế tại trường THPT, đặc biệt là trong
việc giảng dạy bộ môn Tin học.
- Tác giả sáng kiến nhận thấy giải pháp này có thể áp dụng cho nhiều môn học
khác nhau ở các khối lớp trong các trường THPT nhằm mang lại hiệu quả tích
cực trong việc dạy và học (tự học thông qua bài giảng E-learning, học tập nhóm,
thuyết trình nhóm, thực hành trải nghiệm sẽ giúp các em năng động và hứng thú
hơn trong việc học tập bộ môn đó). Đặc biệt, ở môn Tin học lớp 11 có nội dung
học là lập trình với ngôn ngữ Pascal tương đối khó hiểu và trừu tượng thì giải
pháp mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
- Mô hình mới dạy học kết hợp (Blended learning) là việc hòa trộn giữa cách
học hiện đại E-learning và cách học truyền thống trên lớp đang được phát triển
rộng rãi. Giải pháp đã nêu trong sáng kiến mang tư tưởng của mô hình đó, ngoài
ra còn có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành trải nghiệm ngay trong tiết học
nên mang tính thực tế, mang lại hiệu quả tốt trong việc dạy và học.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
- Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: người viết sáng
kiến và tập thể lớp 11A1 (năm học 2017 – 2018) gồm 45 học sinh.
Qua việc áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy các em chủ động hơn trong học
tập, yêu thích lập trình Pascal hơn và đặc biệt nhất là khoảng 38/ 45 HS trong
Trang 16
lớp đã có kỹ năng tự viết và chạy tốt được các chương trình Pascal sử dụng kiểu
dữ liệu tệp để đọc và ghi dữ liệu.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Giáo viên phải xây dựng quá trình học tập sao cho kết hợp hài hòa giữa
soạn trước nội dung cung cấp cho học sinh kiến thức tự học thông qua bài giảng
E-learning, hoạt động học các tiết tại lớp ứng dụng bài giảng đó với thực hành
trải nghiệm một cách chặt chẽ, phù hợp với thực tế.
+ Giáo viên phải tìm hiểu khám phá thêm về các phần mềm soạn giảng Elearning như Adobe Presenter 11 hay iSpring Suite, phần mềm xử lý video cho
bài giảng thêm sinh động như Camtasia Studio. Sử dụng các ứng dụng hay trên
mạng như Youtube, Google Drive hay trang học trực tuyến của Violet
(hoctructuyen.violet.vn) để cung cấp và chia sẻ bài giảng E-learning đến các em
một cách dễ dàng.
+ Học sinh phải có kiến thức nền tảng tốt về tin học và có điều kiện về
Internet.
+ Giáo viên và học sinh phải làm việc với thái độ hết sức nghiêm túc để
đạt được kết quả cao nhất.
3.5. Tài liệu kèm theo: Không có
Bến Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Trang 17