Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

skkn vận dụng giải pháp mới kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.7 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: ……………………(do thường trực HĐ ghi)
1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Vận dụng giải pháp mới kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường trung học phổ
thông
(Trần Thanh Xuân, Trần Thị Tiến, Hồ Văn Út, Nguyễn Thị Ngọt,
Mai Kim Lal, @THPT Trần Trường Sinh)
2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Hiện nay ngành giáo dục cả nước nói chung cũng như giáo dục tỉnh nhà nói riêng
đang đảm trách một sứ mệnh trọng đại nên thời gian qua nền giáo dục nước nhà đã không
ngừng đổi mới công tác quản lý, kiểm tra đánh giá theo hướng phát huy năng lực người
học. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Từ nghị quyết 29 của trung ương, những năm vừa qua UBND tỉnh nhà đã tích cực
chỉ đạo các trường trung học phổ thông mạnh dạn đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo
dục và đào tạo đáp ứng thời kỳ mới. Đặc biệt, năm học 2017-2018, UBND tỉnh triển khai
chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 13 tháng 08 năm 2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học 2017-2018.
Thế nhưng, ngành giáo dục đang đứng trước nhiều thách thức như trình trạng
suy thoái phẩm chất đạo đức của một bộ phận không nhỏ của học sinh từ thành thị đến
nông thôn và trình trạng học sinh bị ảnh hưởng từ các hệ lụy xã hội và gia đình qua các
trò chơi, tệ nạn xã hội, hoàn cảnh gia đình dẫn đến trình trạng nghỉ học, cúp tiết đáng
báo động. Ở trường tôi, học sinh bị ảnh hưởng các hệ lụy trên dẫn đến cúp tiết, bỏ học
qua các năm có giảm nhưng vẫn còn khá cao làm ảnh hưởng chung đến hiệu quả đào
tạo mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó.
-1-




Với trách nhiệm là những người làm công tác giáo dục, đảm trách giáo dục các
thế hệ học sinh thành người hữu ích cho xã hội, chúng tôi cũng rất đồng cảm và rai rức
với các mãnh đời bất hạnh, các hoàn cảnh khó khăn mà các em không thể tiếp tục đến
lớp được. Thông qua những kiến thức, kỹ năng đã được đào tạo, tập huấn hàng năm về
công tác chủ nhiệm, quản lý học sinh và thực triễn công tác giáo dục ở trường tôi, địa
phương tôi, chúng tôi không chấp nhận thực trạng ấy nên đã tìm ra giải pháp mới nhằm
hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học. Từ năm học 2016 – 2017 đến nay, việc Vận dụng giải
pháp mới kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông” làm cho tỉ lệ
học sinh bỏ học hàng năm giảm đáng kể, phấn đấu đạt tiêu chí trường đạt chuẩn quốc
gia. Với hiệu quả đạt được từ giải pháp, chúng tôi xin trình bày giải pháp này cùng quý
thầy cô chia sẻ và góp ý.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp: Việc “Vận dụng giải pháp mới kéo giảm tỉ lệ học
sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông” để khắc phục những yếu kém trong công
tác chủ nhiệm và quản lý học sinh trước đó, góp phần kéo giảm học sinh bỏ học ở
trường tôi góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục chung của tỉnh nhà.
- Nội dung giải pháp:
Trong công tác quản lý học sinh, công tác chủ nhiệm lớp đã có rất nhiều bộ
tài liệu hay của nhiều thầy cô giáo ưu tú, nhiều nhà giáo dục đầu ngành đề cập tới
nhưng những tác giả ấy chỉ dừng lại ở chiều sâu lý thuyết, còn về giải pháp thì chưa
có tài liệu nào đề cập cụ thể. Vì vấn đề này còn phụ thuộc vào đặc thù giáo dục từng
vùng miền, từng địa phương, từng trường nên phần lớn giáo viên chủ nhiệm lớp cũng
như cán bộ quản lý gặp không ít khó khăn.
Từ thực tế đó, chúng tôi mới tìm tòi, đúc kết thành những giải pháp và vận
dụng giải pháp mới kéo giảm tỉ lệ học sinh bỏ học ở trường trung học phổ thông
đưa vào áp dụng theo một quy trình cụ thể và đã thu được kết quả đáng khích lệ ở
trường tôi từ năm học 2016- 2017 đến nay. Với kết quả trên, phần lớn là sự nổ lực của
các em học sinh, sự quan tâm của các bậc phụ huynh, của các cấp, các ngành dành

cho giáo dục và đó cũng là sự đóng góp không nhỏ của việc thực hiện giải pháp này .
Sau đây tôi xin chia sẻ cách thức và các bước thực hiện giải pháp:
-2-


Bước 1: Nắm được chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước, hướng dẫn của
ngành giáo dục và đào tạo về công tác quản lý học sinh, công tác chủ nhiệm theo chủ
đề năm học.
Hàng năm, vào đầu năm học Tỉnh ủy Bến Tre ra chỉ thị thực hiện nhiệm vụ năm
học, dựa vào đó sở giáo dục đào và đào tạo tiếp tục đề ra hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ năm học mới gắn với chủ đề phát động của hệ thống chính trị từ trung ương đến
địa phương. Trên cơ sở đó các trường THPT xây dựng kế hoạch năm học theo đặc thù
của trường mình, chủ nhiệm xoáy sâu vào chất lượng hai mặt giáo dục, từ đó từng bộ
phận đảm trách xây dựng kế hoạch thật cụ thể để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm
học.
Vì vậy cán bộ phụ trách quản lý học sinh, GVCN cần tập trung nghiên cứu các
văn bản chỉ đạo liên quan lĩnh vực mình phụ trách để tham mưu thực hiện có hiệu quả
nhiệm vụ năm học, đặc biệt là chế độ dành cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học
sinh nghèo, tàn tật.
Bước 2: Khi nhận lớp chủ nhiệm : Giáo viên cần nắm được hoàn cảnh gia đình
từng học sinh qua các phương án sau:
Phương án 1: Đối với lớp chủ nhiệm thuộc khối 10: giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) dựa vào hồ sơ học sinh từ văn phòng, đồng thời cho học sinh viết sơ yếu lý
lịch để GVCN nắm những nội dung sau:
-

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………………

-


Ngày tháng năm sinh:………………………………………………………………

-

Quê quán:…………………………………………………………………………..

-

Chỗ ở hiện tại:……………………………………………………………………...

-

Họ tên cha…………………..,nghề nghiệp…………………, số điện thoại……….

-

Họ tên mẹ………………….., nghề nghiệp…………………, số điện thoại………

-

Ngày vào Đoàn:…………………………………………………………………….

-

Diện gia đình: chính sách:………;hộ nghèo:………;cận nghèo……..; mồ côi……

-

Kết quả học lực:……., hạnh kiểm:………ở năm học trước.


-

Nghề nghiệp yêu thích……………………………………………………………..
-3-


Với phương án này có ưu điểm là giáo viên sẽ nhanh chóng biết được hoàn cảnh
từng học sinh, năng lực của từng em để có kế hoạch giáo dục phù hợp. Tuy nhiên,
thông qua sơ yếu lý lịch học sinh cung cấp có thể chưa chính xác vì vậy giáo viên chủ
nhiệm (GVCN ) sẽ kiểm chứng lại thông qua quá trình lập hồ sơ dạy học và vào buổi
họp cha mẹ học sinh (CMHS) đầu năm.
Phương án 2: Trường hợp chủ nhiệm lớp 11, 12: GVCN khi nhận lớp thì liên
hệ văn phòng mượn sổ gọi tên ghi điểm của lớp 10 để cập nhật một số nội dung về
hoàn cảnh học sinh khó khăn, học sinh nghèo, mồ côi, học lực và hạnh kiểm của học
sinh ở năm học trước. Đồng thời GVCN liên hệ GVCN cũ để nắm tình hình lớp chủ
nhiệm, đặc biệt là học sinh yếu kém, cá biệt, hoàn cảnh khó khăn.
Phương án này có ưu điểm là cập nhật được nhanh và chính xác về lớp chủ
nhiệm. Tuy nhiên có một số học sinh có thể có sự thay đổi khác về hoàn cảnh, điều
kiện học tập so với năm học trước. Vì vậy GVCN phải tiếp tục cập nhật và nắm tình
hình lớp chủ nhiệm thông qua sơ yếu lý lịch như ở phương án 1 để kịp thời bổ sung
những thay đổi của tình hình lớp chủ nhiệm mới.
Phương án 3: Thông qua họp CMHS đầu năm với những hồ sơ chủ nhiệm để
tìm hiểu hoàn cảnh học sinh khó khăn, cá biệt, học sinh yếu.
Sau khi triển khai nội dung kế hoạch dạy và học của nhà trường. GVCN cần gặp
gỡ riêng các phụ huynh của học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cá biệt, học sinh yếu để
lắng nghe tâm tư, để cùng chia sẻ và có kế hoạch báo cáo với BGH, hội CMHS kết
hợp giáo dục và hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh ưu điểm của phương án này là GVCN thu thập được thông tin có độ
chính xác cao về đối tượng học sinh cần tìm hiểu nhưng phương án này cũng có hạn
chế là những phụ huynh có con em cá biệt họ rất ngại khi đi họp nên họ viện lý do

vắng, còn phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn thì cũng ngại đi họp vì mặt cảm, vì phải
đi làm thuê, vì không có phương tiện để đi. Với những trường hợp trên GVCN cần
thực hiện phương án khác.
Bước 3: Hội thảo cấp trường, cụm trường về công tác quản lý học sinh, công tác
chủ nhiệm để tìm ra những nguyên nhân học sinh bỏ học.
Tùy theo đặc thù từng vùng miền, từng địa phương mà có những nguyên nhân
học sinh bỏ học khác nhau. Đối với địa phương và trường tôi, học sinh bỏ học thuộc
-4-


các nhóm sau: gia đình khó khăn về vật chất và tinh thần; học lực yếu; không có động
cơ - định hướng học tập; thiếu quan tâm gia đình; bị các trò chơi, tệ nạn xã hội lôi
cuốn.
Dựa vào những nhóm nguyên nhân bỏ học như đã nêu trên, GVCN cần khoanh
vùng đối tượng học sinh trong lớp mình để có giải pháp giáo dục, động viên giúp đỡ
kịp thời và hiệu quả.
Bước 4: Phân nhóm đối tượng học sinh ở lớp có nguy cơ bỏ học và đề ra phương
án giải quyết.
Nhóm 1. Học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn về vật chất- tinh thần:
Khó khăn vật chất: gia cảnh nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn mà không
hoặc chưa được chính quyền địa phương xét hộ nghèo, cận nghèo.
Phương án giải quyết:
Lập danh sách học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn nhưng chưa có sổ hộ
nghèo, sổ cận nghèo đề xuất BGH, hội CMHS, hội khuyến học ấp, xã, huyện hỗ trợ
kịp thời theo từng giai đoạn, nhất là đầu năm học. Đối với học sinh giỏi, nhà trường
thông qua các tổ chức đoàn thể, xã hội tìm nhà hảo tâm, học bổng bảo trợ chi phí học
tập cho các em trong các năm THPT và đại học.
Ban phụ trách học bổng học phẩm của trường kết hợp GVCN cần điều phối
nguồn học bổng, học phẩm cho phù hợp, điều khắp theo từng đối tượng hoàn cảnh,
từng giai đoạn lớp học để có hiệu quả thiết thực.

Ví dụ: Học sinh lớp 10, lớp 11 có hoàn cảnh khó khăn thì các em cần hỗ trợ xe
đạp để đến trường, cần tập sách, học phẩm để học nhưng những học sinh lớp 12 thì
những yếu tố trên không quan trọng bằng học bổng vì các em cần tiền để mua tài liệu
ôn thi, cần tiền để luyện thi và làm hồ sơ thi.
Khó khăn tinh thần: Học sinh mồ côi, cha mẹ không hạnh phúc, hậu quả của
yêu sớm, tâm lý không thích học ở lớp có nhiều học sinh cá biệt.
Phương án giải quyết:
GVCN cần khích lệ, động viên các em học sinh vượt qua khó khăn tinh thần để
định hướng nghề nghiệp tốt đẹp ở tương lai, GVCN kết hợp Đoàn thanh niên tổ chức
sinh hoạt các chuyên đề như: Lập thân lập nghiệp, câu lạc bộ bạn gái, câu lạc bộ tình
-5-


bạn, Câu lạc bộ chung nghề yêu thích, giáo dục giới tính, giáo dục bằng những tấm
gương vượt khó cầu tiến vươn lên học giỏi và thành đạt.
Nhóm 2: Thiếu sự quan tâm từ gia đình: gồm các trường hợp sau: mồ côi, cha
mẹ ly thân, ly dị, gia cảnh khó khăn, sống xa nhà, mức độ quan tâm của cha mẹ
đối với việc học của con.
Phương án giải quyết:
Phương án 1: GVCN thường xuyên quan tâm liên hệ gia đình thông qua gọi điện
và thông qua sổ liên lạc. Đồng thời động viên giúp đỡ về tinh thần cho các em, tạo sự
quan tâm gần gũi, hướng các em sống hòa nhập tập thể. Giáo viên chủ nhiệm tạo
nhóm Zalo kết nối với học sinh lớp chủ nhiệm để lắng nghe tâm tư của các em từ đó
quản lý, chia sẻ, động viên và giúp đỡ kịp thời.
Phươg án 2: GVCN đến tận nhà trực tiếp biết, hiểu và trao đổi chia sẻ cùng gia
đình và học sinh, kết hợp tốt ba mặt giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội.
Phương án 3: Giáo dục tư tưởng học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa, giáo
dục kỹ năng sống, giáo dục hướng nghiệp, thông qua những tấm gương điển hình
trong học tập vượt khó vươn lên học tốt và thành đạt.
Nhóm 3: Bị lôi cuốn bởi các hệ lụy xã hội như nhiều tựu điểm vui chơi, giải

trí không lành mạnh:
Phương án 1: Kết hợp giáo dục giữa gia đình nhà trường xã hội thông qua hoạt
động của hội CMHS, BGH, Đoàn Thanh Niên, GVCN.
Phương án 2: Kết hợp chính quyền địa phương can thiệp thông qua hoạt động kết
hợp giải quyết các hệ lụy xã hội, các quán game, quán lều, tụ điểm vui chơi không
lành mạnh khác nhất là các tụ điểm gần trường học.
Nhà trường phải xây dựng sân chơi phù hợp cho các em ngay trong trường học
như câu lạc bộ bóng đá nam, bóng đá nữ; câu lạc bộ bóng chuyền hơi; câu lạc bộ cầu
lông,…để các em vừa học tập vừa rèn luyện sức khỏe vừa lánh xa các tụ điểm vui
chơi giải trí từ bên ngoài.
Nhóm 4: Năng lực học yếu:
Phương án 1: Kết hợp hoài hòa giữa BGH, GVCN với giáo viên bộ môn. Các
giáo viên không nên yêu cầu mức độ đạt được quá cao đối với các em có năng lực
-6-


yếu, sẽ gây áp lực và ức chế đối với những học sinh này vì năng lực các em có giới
hạn nên không theo kịp như các học sinh khác. Những đối tượng học sinh này bản
thân các em cũng như gia đình dễ mặt cảm nếu không có phương pháp giáo dục riêng
thì khả năng các em bỏ học rất cao, khả năng vận động đi học lại rất khó.
Phương án 2: Lập ra danh sách nhóm học sinh năng lực yếu cùng bộ môn để có
kế hoạch phụ đạo tăng tiết, dạy kèm, học nhóm để sao cho cần cù bù thông minh.
Nhóm 5: Học sinh không có động cơ học tập nên nghỉ học:
Phương án 1: Hướng nghiệp theo chuyên đề, hướng nghiệp nhóm.
Phương án 2: Giáo dục tư tưởng thông qua những tấm gương thành đạt.
Phương án 3: Hướng nghiệp các em học tập ở các trung tâm dạy nghề, trung tâm
giới thiệu việc làm, các trường trung cấp- cao đẳng nghề.
Bước 5. Phối hợp thực hiện của cả hệ thống chính trị, ban ngành đoàn thể ở
địa phương với nhà trường.
Để thực hiện có hiệu quả, chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:

- Cần sự quan tâm hơn nữa các chủ trương, chính sách của đảng, nhà nước dành
cho học sinh- sinh viên thuộc gia đình nghèo, cận nghèo. Đi từ lý luận đến thực tiễn,
kịp thời và đúng đối tượng.
- Các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm, trường trung cấp- cao
đẳng nghề ở địa phương cần có giải pháp đào tạo hiệu quả, thiết thực tạo được việc
làm cho học viên sau đào tạo, chú trọng chất lượng đầu ra để các em có một nghề
thật chắc cho bản thân.
- Đoàn thanh niên, GVCN cần thực hiện hiệu quả giáo dục kỹ năng sống, giáo
dục giới, giáo dục hướng nghiệp, đặc biệt là phong trào Đồng khởi- khởi nghiệp.
- Chính quyền địa phương, nhà trường, hội CMHS lập ban vận động học sinh trở
lại lớp sau khi bỏ học.
- Họp mặt cựu học sinh, gây quỹ cựu học sinh thành đạt hướng về quê hương để
chia sẻ giúp đỡ học sinh hoàn cảnh khó khăn về vật chất, tinh thần; cựu học sinh về
trường hướng nghiệp.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội CMHS giúp đỡ động viên chia sẻ những
gia cảnh học sinh khó khăn kịp thời.
-7-


- Xã hội hóa giáo dục, huy động lòng hảo tâm từ những tấm lòng vàng ở địa
phương vì một tương lai phát triển của đất nước.
- Tranh thủ những nguồn học bổng khuyến học, khuyến tài và định hướng cho
học sinh biết trước những điều kiện để được học bổng để các em phấn đấu.
3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Từ những kết quả đạt được trong quá trình Vận dụng giải pháp kéo giảm tỉ
lệ học sinh bỏ học ở trường tôi trong 2 năm qua, giải pháp có khả năng áp dụng sâu
rộng trong phạm vi các trường THPT trong và ngoài địa phương. Vì vậy, việc vận
dụng, triển khai và nhân rộng giải pháp là cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
đào tạo học sinh của tỉnh nhà nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung trong thời
kỳ hội nhập.

3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được từ giải pháp:
Từ năm học 2016 – 2017 đến nay, chúng tôi luôn áp dụng và thực hiện giải
pháp này và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:
Bảng 1. Bảng thống kê số học sinh bỏ học ở các lớp chủ nhiệm của 01 giáo viên chủ
nhiệm (cùng một ban cơ bản) từ trước và sau khi áp dụng giải pháp:
Năm học Lớp chủ
nhiệm

Số

Số HS

HS Cận

HS

HS/ nữ

Nghèo

nghèo

Mồ côi

HS cá biệt Số học

Áp dụng

sinh bỏ


giải pháp

học
2015-

12 A 4

42/20

05

02

01

02

02

Chưa áp
dụng giải

2016

pháp
2016-

12 A 2

41/21


06

03

00

03

00

2017
2017-

Áp dụng
giải pháp

12 A 2

45/19

06

04

00

02

00


2018

Áp dụng
giải pháp

Bảng 2. Bảng thống kê số học sinh bỏ học ở trường tôi từ trước và sau khi áp dụng giải
pháp:
Năm
học

Tổng Số HS Tổng số
đầu năm

HS nghèo,

HS cuối Cận nghèo
năm

HS
Mồ côi

-8-

HS

HS

Tỉ lệ


Áp dụng



bỏ

HS

giải pháp

biệt

học

bỏ học


2015-

753

721

125

12

32

31


4.1%

2016

2016-

giải pháp
761

739

114

14

31

22

2.9%

2017
2017-

Chưa áp dụng

Áp dụng
giải pháp


753

739

116

15

26

14

1.8%

2018

Áp dụng
giải pháp

(đến
tháng
03)

Để Thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội lần thứ X của Đảng bộ tỉnh về giáo dục và đào
tạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 của Sở giáo dục và Đào tạo Bến
Tre. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục Vận dụng giải pháp mới kéo giảm tỉ lệ học
sinh bỏ học vào công tác chủ nhiệm và quản lý học sinh, đồng thời nghiên cứu những giải
pháp mới để hoàn thiện hơn nữa chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường và nâng cao
hiệu quả đào tạo như lời căn dặn của Bác “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi
ích trăm năm thì phải trồng người”.

3.5. Tài liệu kèm theo gồm:
- Bản vẽ, sơ đồ: không
- Bản tính toán: Không
- Các tài liệu khác: Không

Bến Tre, ngày 20 tháng 3 năm 2018

-9-



×