Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bài tiểu luận quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.38 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
----------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
QUẢN LÝ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Đề tài:
“Cấu trúc quản lý hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn
tại thành phố Hưng Yên”
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Trần Thanh Sơn

Học viên nhóm 04 lớp CH18-QL5:
- Nguyễn Khắc Trung (nhóm trưởng)
- Lê Tiến Hiệp
- Đào Trường Hải
- Nguyễn Minh Bình
- Trần Quang Hiếu
- Nguyễn Quyết Tiến

Hà Nội - 2019


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN............................................................................................6
1. Sơ lược về chất thải rắn..................................................................................................6
1.1. Các khái niệm cơ bản........................................................................................6
1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn...........................................................................7
1.3. Thành phần chất thải rắn..................................................................................7
2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng............................8


2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng......................................9
2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất.............................................9
2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước........................................10
2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí.................................10
2.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị...........................................................10
3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu................................................................................10
3.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................11
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số....................................................................13
3.3.Tình hình quản lý CTR.....................................................................................14
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......15
1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................15
2. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................15
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................15
3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu........................................................................15
3.2. Phương pháp điều tra xã hội học....................................................................15
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................16
1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên......................................................16
1.1. CTR sinh hoạt.................................................................................................16
1.2. CTR nông nghiệp............................................................................................16
1.3. CTR làng nghề................................................................................................17
1.4. CTR công nghiệp.............................................................................................17
1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị.....................................................................17
2. Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.........................................................17
2.1. CTR sinh hoạt.................................................................................................17
2.2. CTR nông nghiệp............................................................................................20
2.3. CTR công nghiệp.............................................................................................21
2.4. CTR xây dựng và bùn thải đô thị.....................................................................21
2.5. CTR Y tế..........................................................................................................21
3. Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên..........................................22
4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên

.......................................................................................................................................... 24
4.1. Luật pháp - chính sách...................................................................................24
4.2. Bộ máy quản lý hành chính.............................................................................24
4.3. Tài lực và vật lực............................................................................................24
4.4. Tổ chức, thực hiện..........................................................................................25
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................29

2


DANH
CÁC
VIẾT

BV:

Bệnh viện

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BVTV:

Bảo vệ thực vật

CCB:

Cựu chiến binh


CTR:

Chất thải rắn

CTRĐT:

Chất thải rắn đô thị

CTRNH:

Chất thải nguy hại

CTRSH:

Chất thải rắn sinh hoạt

ĐVT:

Đơn vị tính

LHPN:

Liên hiệp phụ nữ

MTTQ:

Mặt trận tổ quốc

PGĐ:


Phó giám đốc

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành
viên
TP:

Thành phố

TNCS HCM: Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
TT:

Trung tâm

UBND:

Ủy ban nhân dân

VLXD:

Vật liệu xây dựng

3
n

MỤC
CHỮ
TẮT


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Số hiệu hình
Hình 1
Hình 2
Hình 3

Tên hình
Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải
Bản đồ thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP Hưng
Yên

DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng, biểu
Bảng 1
Bảng 2
Bảng 3
Bảng 4
Bảng 5
Bảng 6

Tên bảng, biểu
Thành phần của chất thải rắn
Tình hình dân số thành phố Hưng Yên thời kỳ 2014 2018
Thống kê lượng CTRSH trên địa bàn thành phố được
thu gom
Tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn thành phố
Hưng Yên
Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của
thành phố
Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng

Yên

4


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cùng với quá trình đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, khối
lượng chất thải rắn (CTR) phát sinh ở các tỉnh, thành phố (TP) nước ta ngày
càng tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có hàng triệu tấn CTR phát sinh từ nhiều
nguồn khác nhau, trong đó khoảng 45% tổng khối lượng là CTR đô thị, 17%
tổng khối lượng là CTR công nghiệp. Quản lý lượng chất thải rắn là một thách
thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không
chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm
tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Công tác quản lý,
thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải rắn, nếu được thực hiện từ hộ gia
đình, có hệ thống quản lý và công nghệ phù hợp sẽ rất có ý nghĩa trong việc
mang lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.
Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh Hưng Yên,
nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ. Hưng Yên là thành phố đô thị loại III với tổng số 17 xã, phường trực
thuộc (07 phường và 10 xã). Thành phố có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc
sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu cuộc sống vật chất và sử
dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo theo sự gia tăng lượng chất thải rắn nói
chung và lượng rác thải sinh hoạt nói riêng ngày càng nhiều. Công tác quản lý
chất thải rắn đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của thành phố Hưng
Yên.
Vì vậy, nghiên cứu việc quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên là
việc làm rất cần thiết. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phát thải và quản lý chất
thải rắn tại thành phố Hưng Yên sẽ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên. Đề tài nghiên cứu tiểu luận “Cấu trúc

quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên’" nhằm góp phần giải quyết các vấn
đề nói trên.
Đề tài mang tính thực tiễn cao, kết quả của đề tài sẽ giúp cho những nhà
quản lý tham khảo để đưa ra các quyết định phù hợp để nâng cao hiệu quả công
tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên nhằm giảm thiểu các tác động
tới môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm

hiểu thực trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên.

- Tìm

hiểu hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại thành phố
Hưng Yên.
-

5
n


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Sơ lược về chất thải rắn
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Chất

thải là sản phẩm được sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ, thương mại, sinh

hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn. Ngoài ra, còn
phát sinh trong giao thông vận tải như khí thải của các phương tiện giao thông,
chất thải là kim loại hoá chất và từ các vật liệu khác.
- Chất

thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.
- Chất

thải rắn sinh hoạt là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình, nơi công cộng.
- Hoạt

động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch, quản
lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người:
+ Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu
giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới thời điểm hoặc cơ sở được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
+ Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời
gian nhất định ở nơi cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trước khi chuyển đến cơ
sở xử lý.
+ Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi
phát sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc
chôn lấp cuối cùng.
+ Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ
thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu huỷ các thành phần có hại hoặc không có ích trong
chất thải rắn.
+ Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với

các yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
- Phân loại rác tại nguồn là việc phân loại rác ngay từ khi mới thải ra hay gọi
là từ nguồn. Đó là một biện pháp nhằm thuận lợi cho công tác xử lý rác về sau.
- Tái sử dụng chất thải được hiểu là có những sản phẩm hoặc nguyên liệu
có quãng đời sử dụng kéo dài, người ta có thể sử dụng được nhiều lần mà không
bị thay đổi hình dạng vật lý, tính chất hóa học.
- Tái chế chất thải thực chất là lấy lại những phần vật chất của sản phẩm
hàng hóa cũ và sử dụng các nguyên liệu này để tạo ra sản phẩm mới.

6


1.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn
CTR được phát sinh từ các nguồn khác nhau. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
(CTR) chủ yếu từ các hoạt động: Công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thương mại, khu
dân cư, cơ quan, trường học, bệnh viện... như sơ đồ Hình 1.

Hình 1. Sơ đồ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn
1.3. Thành phần chất thải rắn
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn rất khác nhau tùy thuộc vào từng
địa phương, các mùa khí hậu, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Mỗi nguồn
thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu dân cư và thương
mại có thành phần chất thải đặc trưng là chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa,
vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm...; Chất thải từ dịch vụ như rửa đường và hẻm
phố chứa bụi, rác, xác động vật, phụ tùng xe máy hỏng..., chất thải thực phẩm
như can sữa, nhựa hỗn hợp... thể hiện cụ thể qua Bảng 1.

7
n



Bảng 1. Thành phần của chất thải rắn
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được
a. Giấy

Các vật liệu làm từ giấy bột Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
và giấy
vệ sinh

b. Hàng dệt

Các nguồn gốc từ các sợi

c. Thực phẩm

Các chất thải từ đồ ăn thực Cọng rau, vỏ quả, thân cây,
phẩm
lõi ngô...

Vải, len, nilon...

Các sản phẩm và vật liệu
d. Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ được chế tạo từ tre, gỗ,
rơm...


Đồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, đồ chơi, vỏ dừa...

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, đầu vòi,
dây điện...

f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ da và cao
su

Bóng, giày, ví, băng cao
su...

2. Các chất không cháy
a. Các kim loại sắt

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ sắt mà dễ
bị nam châm hút

b. Các kim loại phi

sắt

Các vật liệu không bị nam Vỏ nhôm, giấy bao gói, đồ
châm hút
đựng...

c. Thủy tinh

Các vật liệu và sản phẩm
được chế tạo từ thủy tinh

d. Đá và sành sứ

Bất cứ các vật liệu không Vỏ chai, ốc, xương, gạch,
cháy ngoài kim loại và thủy đá, gốm...
tinh

Vỏ hộp, dây điện, hàng rào,
dao, nắp lọ...

Chai lọ, đồ đựng bằng thủy
tinh, bóng đèn...

3. Các chất hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác
không phân loại trong bảng
này. Loại này có thể chứa Đá cuội, cát, đất, tóc…
hai thành phần: kích thước
lớn hơn 5mm và nhỏ hơn
5mm

8


2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng
2.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khoẻ cộng đồng.
- Việc

quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi
trường mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người
dân sống gần khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
- Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da
liễu, viêm phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác.
- Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng
làm nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối
đe dọa nguy hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm
như HIV, AIDS,...) khi họ dẫm phải hoặc bị cào xước vào tay chân. Một vấn đề
cần được quan tâm là, do chiếm tỷ lệ lớn trong những người làm nghề nhặt rác,
phụ nữ và trẻ em đã trở thành nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Hiện tại chưa có
số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức khỏe của
những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu
ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt, chích
và các loại hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh
thường gặp ở đối tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy,
và các vấn đề về đường ruột khác.
- Hai thành phần chất thải rắn được liệt vào loại cực kỳ nguy hiểm là kim
loại nặng và chất hữu cơ khó phân hủy. Các chất này có khả năng tích lũy sinh
học trong nông sản, thực phẩm cũng như trong mô tế bào động vật, nguồn nước
và tồn tại bền vững trong môi trường gây ra hàng loạt bệnh nguy hiểm đối với
con người như vô sinh, quái thai, dị tật ở trẻ sơ sinh; tác động lên hệ miễn dịch
gây ra các bệnh tim mạch, tê liệt hệ thần kinh, giảm khả năng trao đổi chất trong

máu, ung thư và có thể di chứng dị tật sang thế hệ thứ 3.
- Chất thải nông nghiệp, đặc biệt chất thải chăn nuôi đang là một trong
những vấn đề bức xúc của người nông dân. Có những vùng, chất thải chăn nuôi
đã gây ô nhiễm cả không khí, nguồn nước, đất và tác động xấu đến sức khoẻ
người dân ở nông thôn. Trong một điều tra tại tỉnh Thái Nguyên đối với 113 hộ
gia đình chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên đã cho thấy gần 50% các hộ có nhà ở
gần chuồng lợn từ 5-10m và giếng nước gần chuồng lợn 3- 5m thì tỷ lệ nhiễm
giun đũa, giun tóc, giun móc và số trứng giun trung bình của người chăn nuôi
cao gần gấp hai lần tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột của người không chăn
nuôi; và có sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột
với ký sinh trùng trong đất ở các hộ chăn nuôi.
2.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất.
- Nếu rác không được chôn lấp đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô
nhiễm đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây
ô nhiễm cây trồng và nước uống của con người.
* Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Do
n

thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
9


khai khoáng, hóa chất... Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ
gây ô nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
- Do

thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử

lý nước.

Một số tác động của CTR tới môi trường đất như:
- Chất

thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay đổi pH của đất.
- Rác

còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc... những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng đồng.
- Chất

thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng...
làm cho đất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.
2.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước.
Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân làm ô
nhiễm nước ngầm.
-

Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
-

Nước chứa CTR có các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất
hữu cơ, các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
-

2.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí.

Việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô
nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật
sống.
-

Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí độc hại như CH 4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm môi trường không khí.
-

Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH4, H2S, CO2, NH3, các khí độc hại hữu cơ...
-

Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất độc lẫn trong rác.
-

2.5. Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom,
vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan đô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này
là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề đường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến, gây ô nhiễm nguồn nước
mặt và ngập úng khi mưa.
3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
10


3.1. Điều kiện tự nhiên
- Tỉnh Hưng Yên có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong
vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác kinh tế

Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là cửa ngõ phía Đông của Hà Nội,
có 23km quốc lộ 5A và trên 20 km tuyến đường sắt Hải Nội - Hải Phòng chạy
qua, ngoài ra có quốc lộ 39A, 38 nối từ quốc lộ 5 qua thị xã đến quốc lộ 1A (qua
cầu Yên Lệnh) và đến quốc lộ 10 (qua cầu Triều Dương), là trục giao thông quan
trọng nối các tỉnh Tây-Nam Bắc bộ (Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh
Hoá...) với Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Hưng Yên gần
các cảng biển Hải Phòng, CáiLân; Sân bay quốc tế Nội Bài, giáp ranh với các
tỉnh và thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Thái Bình và Hải Dương.
- Với diện tích 73,42 km2 (7.342,07 ha) thành phố Hưng Yên tiếp giáp với
huyện Kim Động ở phía Bắc, giáp với huyện Tiên Lữ ở phía Đông. Sông Hồng
là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hưng Yên với các huyện Lý Nhân và Duy
Tiên của tỉnh Hà Nam ở phía bờ Nam. Quốc lộ 38 với cầu YênLệnh nối thành
phố Hưng Yên với quốc lộ 1A.
- Hiện trạng phát triển kinh tế: Những năm qua, tỉnh và thành phố Hưng
Yên tăng cường đầu tư cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng như: giao thông, cầu
cảng... Đặc biệt, sự kiện cầu Yên Lệnh, cầu Triều Dương nối hai bờ sông Hồng,
sông Luộc được thông xe, tuyến quốc lộ 38, 39 được nâng cấp, cải tạo đã tạo
mạch nối giao thông quan trọng giữa các tỉnh thành phố vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc, giúp Hưng Yên nâng cao sức hút đầu tư. Đến nay, đã có 26 dự án công
nghiệp, dịch vụ đầu tư vào địa bàn thành phố, nhiều doanh nghiệp đã không
ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ, hoạt động sản xuất,
kinh doanh đạt hiệu quả khá như: Công ty cổ phần may Hưng Yên, Công ty may
Phố Hiến... Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2015 trên 1584,9 tỷ
đồng. Năm 2017, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 1.455 tỷ đồng, đến năm 2013,
giá trị thương mại - dịch vụ đạt 3.120 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch
vụ đạt 693 tỷ đồng.

11
n



Hình 2. Bản đồ thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

12


3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Dân số.
- Theo số liệu thống kê mới nhất của thành phố Hưng Yên năm 2018, dân
số thành phố là 147.275 người. Trong đó: Dân số nội thành chiếm 76,22%, dân
số ngoại thành chiếm 23,78% tổng số dân. Mật độ dân số đô thị là 10.110
người/km2. Trong những năm qua, thành phố Hưng Yên đã thực hiện tốt công
tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Các biện pháp nhăm nâng cao dân trí đã được
các cấp, các ngành, các đoàn thể quan tâm và phát triển mạnh mẽ.
Bảng 2. Tình hình dân số thành phố Hưng Yên thời kỳ 2014 - 2018
Đơn vị: người
Chỉ tiêu

2014
Số lượng

1. Dân số trung bình 80.116

2016

2018

%

Số lượng


%

Số lượng

%

100

83.315

100

86.443

100

Nam

39.044 48.68

40.295

48.36

42.038

48.63

Nữ


41.112 51.32

43.020

51.64

44.405

51.37

-

100

-

100

2. Cơ cấu dân số
theo lãnh thổ
Thành thị

45.520 56.82

48.435

58.13

53.249


61.60

Nông thôn

34.596 43.18

34.880

41.87

33.194

38.40

-

100

- Theo quy hoạch, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế của tỉnh Hưng Yên
là có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 12,5% và
đạt khoảng 12 - 13,2% trong giai đoạn 2016 - 2020; GDP bình quân đầu người
đạt trên 2.000 USD vào năm 2015 và trên 4.300 USD vào năm 2020; tổng vốn
đầu tư trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 63,8% và giai đoạn 2016 2020 khoảng 65,9% tổng giá trị gia tăng.
- Về phát triển xã hội, Hưng Yên phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 3%
vào năm 2015 (theo chuẩn nghèo mới) và giữ ổn định đến năm 2020 là dưới 3%; tạo
thêm việc làm hàng năm cho trên 2,2 vạn lao động; nâng tỷ lệ lao động trong độ tuổi
được đào tạo đạt 55% vào năm 2015 và khoảng 63 - 67% vào năm 2020.
- Hiện trạng sử dụng đất của thành phố
+ Thành phố Hưng Yên có địa hình đồng bằng châu thổ, với cơ cấu sử
dụng đất được chia thành 3 loại chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và

đất chưa sử dụng, trong đó, đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn (47,23%),
đất phi nông nghiệp có cơ cấu lớn nhất trong quỹ đất (50,38%) của thành phố.
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa của thành phố diễn ra mạnh mẽ, do
đó, cơ cấu các loại đất cũng chuyển dịch theo hướng giảm dần diện tích đất nông
nghiệp. Ngoài ra, thành phố còn 121,1 ha đất chưa sử dụng, đây có thể được coi
là tiềm năng về đất đai để có thể đưa diện tích đất này phục vụ cho các mục đích
như quy hoạch về khu xử lý chất thải cho thành phố.
13
n


3.3.Tình hình quản lý CTR.
Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung bình mỗi ngày
một người dân thải ra 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay của tỉnh vào
khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Hiện nay, trên
địa bàn tỉnh có 03 dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tập trung trong đó
có 02 khu xử lý rác thải tập trung đã đi vào hoạt động từ năm 2015: Bãi rác
thành phố Hưng Yên với diện tích 12,55 ha chủ yếu để xử lý rác thải đô thị,
hàng ngày bình quân thu gom được 60 tấn; và Khu xử lý chất thải Đại Đồng
(huyện Văn Lâm) của Công ty cổ phần Môi trường đô thị và công nghiệp Đại
Đồng 11 có khả năng tiếp nhận và xử lý rác thải của toàn tỉnh, hiện nay mới hoạt
động được khoảng 40% công suất. Khu vực nông thôn đã quy hoạch được 627
bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt quy mô thôn. Hiện tại, mới có trên 100 bãi rác,
điểm tập kết đi vào hoạt động tại các thôn, xã, thị trấn. Bên cạnh đó, theo thống
kê chưa đầy đủ của ngành môi trường thì mới chỉ thu gom, xử lý được gần 70%
lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn rác thải sinh hoạt bị xả
trực tiếp ra môi trường mà không qua thu gom, xử lý.

14



CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
Cấu trúc quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên
2. Nội dung nghiên cứu.
Các nội dung sau đã được nghiên cứu trong luận văn:
- Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên.
- Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTR tại thành phố
Hưng Yên.
3. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Phương pháp tổng hợp tài liệu.
- Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp như: các số liệu về điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội của TP. Hưng Yên, các số liệu thu thập từ UBND các
phường, xã, thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi
trường và Công ty TNHH MTV Môi trường và công trình đô thị Hưng Yên. Các
số liệu này được thu thập từ các nguồn nêu trên theo mốc thời gian, có thể là 5
năm gần đây, hoặc các số liệu cũ hơn. Vì trên thực tế, có những số liệu được
tổng hợp từ các nguồn cũ, không phải năm nào cũng được cập nhật, mà thường
được thống kê theo giai đoạn, nhưng trong khuôn khổ đề tài, tác giả cố gắng thu
thập và sử dụng những nguồn số liệu mới nhất, để từ đó có thể đưa ra những
nhận xét chính xác về hiện trạng, đồng thời dự báo sát hơn về xu hướng biến đổi
của các chỉ tiêu.
- Bên cạnh đó, nhóm có tham khảo, kế thừa số liệu từ các nguồn tài liệu
tham khảo của các nghiên cứu trước, các nguồn dữ liệu từ internet, các bài giảng,
công trình khoa học của các tác giả đã thực hiện của một số đề tài tương tự với
mục đích làm phong phú thêm nội dung của luận văn về hàm lượng khoa học.
3.2. Phương pháp điều tra xã hội học
- Phương pháp này chủ yếu dựa vào số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra

khảo sát mức độ hiểu biết, nhận thức và sự tham gia của người dân tại thành phố
Hưng Yên trong việc phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn. Bên
cạnh đó, tiến hành tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan chức năng
trong việc xử lý, quản lý chất thải rắn, cũng như việc định hướng, quy hoạch
trong tương lai đối với vấn đề nêu trên.
3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng các phần mềm word, excel để tổng hợp, phân tích các số liệu đã
thu thập được.
Từ những số liệu thu thập, tìm những số liệu quan trọng, cần thiết nhất để
phục vụ vấn đề nghiên cứu.
15
n


Tổng hợp phiếu điều tra, phỏng vấn dựa trên phần mềm Excel.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hiện trạng phát sinh CTR tại thành phố Hưng Yên
1.1. CTR sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con
người. CTR sinh hoạt được thu gom từ nhà dân, các cơ quan đơn vị, trường học,
chợ và các điểm buôn bán, các nhà hàng kinh doanh ăn uống, khách sạn, công
viên, khu vui chơi giải trí, .
Hiện tại khối lượng rác thải được Công ty TNHH MTV Môi trường và
công trình đô thị thành phố (từ đây gọi tắt là Công ty) thu gom, vận chuyển và
xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn của thành phố với khối lượng khoảng 70- 75
tấn/ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh Công ty thu gom từ năm 2014
đến thời điểm tháng 6 năm 2018 được thể hiện qua Bảng 3.
Bảng 3. Thống kê lượng CTRSH trên địa bàn thành phố được thu
gom qua các năm
Năm


2014

2015

2016

2017

6 tháng đầu
năm 2018

KL rác( tấn/năm) 23.045 24.743,50 25.128,19 26.645

13.949, 2

(Nguồn: Công ty TNHHMTV Môi trường và công trình đô thị thành phố Hưng Yên)
Bảng 4. Tỷ lệ CTRSH được thu gom trên địa bàn thành phố Hưng Yên
STT

Thành phần

% Khối lượng

I

Rác hữu cơ

80,93


1

Rác thực phâm (rau, củ quả..)

15,24

2

Cỏ, cây,lá..

59,28

3

Gỗ

0,83

4

Giấy, bìa carton

2,29

5

Vải sợi

3,29


II

Rác vô cơ

8,32

1

Kim loại

0,09

2

Các thành phần khác :
- Thủy tinh, gốm, sứ, gạch vỡ, đá...

III

Nhựa

8,23
10,75

1.2. CTR nông nghiệp
- Ước tính tổng lượng chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn thành phố
Hưng Yên phát sinh năm 2018 từ trồng trọt khoảng 150 tấn/ngày và chăn nuôi
16



khoảng 100 tấn/ngày, trong đó bao bì từ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật
khoảng 0,1 tấn/ngày.
- Thành phần CTR nông nghiệp phát sinh chủ yếu là rơm rạ, trấu, cám, lõi
ngô, bao bì đựng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, phân gia súc, gia cầm, bao
bì đựng thức ăn chăn nuôi...
1.3. CTR làng nghề
- Hiện toàn thành phố có 5 làng nghề. Các làng nghề sản xuất các loại sản
phẩm như: Chế biến, bảo quản nông sản; nội thất gỗ; làm hương; làm bánh đa.
- Chất thải rắn làng nghề gồm nhiều chủng loại khác nhau, phụ thuộc vào
nhiều nguồn phát sinh và mang đặc tính của loại hình sản xuất. Cùng với sự gia
tăng về số lượng, chất thải rắn làng nghề ngày càng đa dạng và phức tạp về
thành phần. Ước tính khối lượng CTR làng nghề phát sinh tại Thành phố Hưng
Yên trung bình mỗi ngày khoảng 14 - 16 tấn/ngày.
1.4. CTR công nghiệp
- Theo kết quả điều tra và tổng hợp do Phòng Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hưng Yên cung cấp, khối lượng CTR công nghiệp phát sinh trong
toàn thành phố Hưng Yên năm 2018 là khoảng 56 tấn/ngày.
- CTR công nghiệp có thành phần phức tạp và đặc tính nguy hại cao. Các
thành phần chủ yếu là thủy tinh, vải vụn, giẻ lau, giấy, bìa carton, bao bì, xỉ than,
kim loại, dầu thải, sơn bã, gỗ, mùn cưa, plastic, nilon,... Trong đó thành phần
của CTNH thường gặp trong CTR công nghiệp là: giẻ lau chứa hóa chất, dầu;
bùn của quá trình xử lý nước thải; chai lọ đựng hóa chất, bao bì nhựa hóa chất,
dung môi, pin, ắc quy, cặn dầu thải, chất dễ cháy,...
- CTR công nghiệp trên địa bàn thành phố chủ yếu phát sinh từ các công
ty: Công ty nhựa, Công ty May Đại Đồng, Công ty May 2, Công ty May và Đay.
1.5. CTR xây dựng và bùn thải đô thị
- Hoạt động quản lý chất thải rắn xây dựng chưa được quan tâm thích
đáng, phần lớn CTR xây dựng được thu gom cùng với CTR đô thị. Khối lượng
CTR xây dựng phát sinh trong toàn thành phố năm 2018 khoảng 22 tấn/ngày.
- Thành phần CTR xây dựng được vứt bỏ đi phần lớn là bê tông vụn, gạch

ngói vỡ chiếm đến hơn 80%, tiếp đến là thành phần đất cát chiếm 12%, còn lại
8% là các tạp chất khác.
- Khối lượng bùn thải đô thị phát sinh tại thành phố Hưng Yên năm 2018
khoảng 23 tấn/ngày.
2. Hiện trạng quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên.
2.1. CTR sinh hoạt
Theo thống kê rác hữu cơ dễ phân hủy chiếm tỷ lệ rất lớn trong thành
phần CTRSH do Công ty thu gom. Loại rác thải này chủ yếu phát sinh từ các
hoạt động dân sinh và các địa điểm công cộng. Loại rác thải hữu cơ này hiện
được tập trung tại bãi chôn lấp của thành phố, nhưng nếu với một lượng lớn như
17
n


vậy, có thể chuyển thành nguồn đầu vào cho biện pháp xử lý rác thải hữu cơ, tạo
phân bón với lượng vi sinh hữu ích cung cấp điều kiện tốt cho phát triển nông
nghiệp tại địa phương. Lượng chất thải vô cơ (gạch, đá, gốm sứ, thủy tinh, mảnh
vỡ...) chiếm tỷ lệ không cao (8,32%) chủ yếu phát sinh từ các hoạt động xây
dựng dân dụng, các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, có thể lượng này nếu không được
thu gom triệt để, sẽ bị đổ bỏ rải rác khu vực xung quanh công trình xây dựng đó.
Lượng rác thải này gia tăng do quá trình xây dựng, tốc độ đô thị hóa của thành
phố ngày càng được đẩy mạnh. Một loại rác thải điển hình chiếm tới 10,75%
trong tổng lượng rác thải được thu gom là nhựa, cũng được đưa về khu xử lý rác
thải của thành phố và xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
a. Hình thức thu gom
Trên địa bàn thành phố Hưng Yên hiện nay, công tác thu gom, vận
chuyển, xử lý rác thải do Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị
Hưng Yên thực hiện tại các khu vực đô thị và một số khu vực nông thôn theo mô
hình như trong Hình 3.


Hình 3. Mô hình hoạt động thu gom, vận chuyển CTRSH tại TP. Hưng Yên
- Đối với công việc quét thu gom rác tại các đường, vỉa hè, ngõ phố trong
khu vực nội thành có công nhân của Công ty thu gom vào 2 ca làm việc trong
ngày: ca sáng và ca tối. Sau đó đưa rác gom về các điểm tập kết quy định để các
xe ô tô đón, ép rác và vận chuyển về khu xử lý.
- Đối với thu gom tại các xã, phường khu vực ngoại thành có tổ thu gom
xã hội hóa do xã phường thành lập sau đó tập kết về các điểm quy định để các
xe ô tô ép rác vận chuyển về Khu xử lý chất thải rắn Thành phố.
- Đối

với các khu vực chợ, các khu dân cư có xây dựng các điểm đặt các
thùng container 10m3 chứa rác, xe hooklip của Công ty sẽ định kỳ vận chuyển
các thùng và đưa về khu xử lý chất thải rắn của Thành phố.
- Đối

với khu vực nội thành: Hiện tại trong khu vực thành phố Hưng Yên,
rác thải đã và đang được thu gom trên 133 tuyến đường phố nội thành với quy mô
thu gom là 24,66 ha và 24,225km đường phố, tiến hành nhặt rác tại các ngõ phố.
- Khu

vực tại các xã ngoại thành: Hiện tại với các xã ngoại thành như:
18


Phương Chiểu, Bảo Khê, Lam Sơn, An Tảo, Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng
Nam, Quảng Châu, Hồng Châu, chất thải rắn được thu gom rác với 2 hình thức:
thu gom rác xã hội hóa bằng xe gom rác đẩy tay sau đó đưa ra điểm tập kết quy
định và thu gom thông qua các thùng container 10m 3 đặt tại các khu dân cư tập
trung. Hiện tại, có 8 thùng container được đặt tại 03 xã là Hồng Nam, Bảo Khê và
Quảng Châu. Đối với 5 xã mới sát nhập về thành phố, Công ty mới chỉ thu gom

được của xã Phương Chiểu, 4 xã còn lại, rác thải hiện chưa được triển khai thu
gom, Công ty môi trường đô thị của thành phố đang kết hợp với các phòng ban
liên quan của thành phố khảo sát để bố trí các điểm đặt thùng container tại các địa
phương nêu trên.
- Ngoài

thu gom rác thải đường phố, ngõ, nhà dân, rác của các cơ quan,
đơn vị nằm trên địa bàn Thành phố và của các nhà hàng, tổ chức kinh doanh,
thương mại, dịch vụ, khách sạn ... được thu gom, vận chuyển và xử lý khi ký
hợp đồng với Công ty TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thành phố.
Hiện tại Công ty đang thu gom vận chuyển và xử lý rác thải của trên 130 cơ
quan đơn vị, nhà hàng, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Thành phố Hưng Yên.
b. Tần suất thu gom rác tại địa bàn thành phố
Trong khu vực địa bàn nội thành có công nhân trực tiếp của Công ty
TNHH MTV môi trường và công trình đô thị thực hiện thu gom rác tại các
đường phố, nhà dân với tần suất thu gom rác là 2 lần/ngày vào ca sáng và ca tối.
-

Đối với các xã có tổ thu gom rác xã hội hóa và có điểm đặt thùng
container định kỳ theo lịch đã thống nhất với các xã, xe ô tô của Công ty sẽ thực
hiện vận chuyển rác thải tại các điểm tập kết rác.
-

Phương án thu gom CTR tại 05 xã mới sát nhập về thành phố:
Hiện tại Công ty đã thực hiện thu gom rác tại 01 xã đó là xã Phương
Chiểu do xã đã thành lập được các tổ thu gom rác xã hội hóa và tổ chức thu gom
3 lần/tuần, định kỳ 3 lần/tuần xe ô tô của Công ty sẽ vận chuyển rác tại 03 điểm
tập kết của xã đến bãi chôn lấp của thành phố.
-


Với 04 xã còn lại Công ty đã cùng các phòng ban của thành phố tiến
hành khảo sát được các vị trí để xây dựng các điểm đặt thùng container 10 m 3,
dự kiến là mỗi xã 03 điểm đặt thùng. Khi nào được triển khai xây dựng các điểm
đặt hoặc các tổ thu gom xã hội hóa tại các xã đi vào hoạt động Công ty sẽ tổ
chức thực hiện thu gom, vận chuyển.
-

c. Về hình thức vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển rác thải đang sử dụng là: 03 xe cuốn ép rác (01
xe 2,5 tấn; 01 xe 5 tấn; và 01 xe 7 tấn); 01 xe hooklip vận chuyển thùng
container chứa rác. Khoảng cách trung bình vận chuyển từ các điểm tập kết về
Khu xử lý rác thải là từ 18 - 23km.
- Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố được thể
hiện qua Bảng 5.

19
n


Bảng 5. Hiện trạng về phương tiện vận chuyển CTRSH của thành phố
Số

TT

Phương tiện thu gom và vận
chuyển

lượng

1


Xe gom rác đây tay loại 400 lít

91

2

Xe ô tô vận chuyển ép chở rác

03

3

Xe ô tô vận chuyển rác Hooklip
có thùng kín dung tích 10 m3

01

Ghi chú

01 xe loại 2,5 tấn 01
xe loại 5 tấn 01 xe
loại 7 tấn

d. Về biện pháp xử lý CTR được áp dụng
- Hầu hết chất thải rắn của thành phố được tiến hành xử lý bằng phương
pháp chôn lấp. Rác thải được thu gom và vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập
trung của Thành phố.
- Khu xử lý chất thải rắn TP. Hưng Yên đang được Công ty TNHH MTV
Môi trường và Công trình đô thị Thành phố quản lý và vận hành đã đi vào hoạt

động từ năm 2008 có vị trí giáp ranh ba xã, phường là phường An Tảo, xã Trung
Nghĩa và xã Bảo Khê. Khu này có tổng diện tích 12,55 ha, trong đó: diện tích ô
chôn lấp 1,7 ha, diện tích còn lại để xây dựng các công trình phụ trợ và vùng
đệm cách ly. Hiện nay, Ban quản lý đang xin phép thành phố mở rộng thêm diện
tích 11,379 ha. Khu xử lý rác bắt đầu tiếp nhận rác sinh hoạt từ ngày 01/06/2008
đến nay vẫn đang hoạt động. Lượng rác tiếp nhận vào khoảng 70 - 75 tấn/ ngày
đêm. Rác thải được vận chuyển về là rác thải sinh hoạt không có rác công
nghiệp và rác thải nguy hại vì với năng lực của Công ty chỉ xử lý được rác thải
sinh hoạt, chưa xử lý được rác công nghiệp và rác nguy hại.
- Sau khi tiếp nhận rác, Công ty đã xây dựng quy trình xử lý rác thải và
quy trình xử lý nước thải bám sát với yêu cầu đánh giá tác động môi trường.
- Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố định kỳ thực hiện quan trắc
và giám sát môi trường các thông số: khí thải, nước thải trước và sau xử lý, nước
ngầm, nước mặt và định kỳ 06 tháng sẽ báo cáo kết quả quan trắc về Sở Tài
nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
2.2. CTR nông nghiệp
- Theo tổng hợp kết quả điều tra qua phiếu điều tra: 90% người dân được hỏi
cho biết hầu hết CTR độc hại như vỏ bao bì hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, phân
bón hóa học chưa được thu gom, xử lý hợp vệ sinh, một phần được người dân tập
kết đốt cùng với rơm rạ sau thu hoạch mùa và một phần nữa được thu gom cùng
CTR sinh hoạt. Đối với chất thải trồng trọt có 65% khối lượng sinh khối phát sinh
từ trồng trọt không được thu gom mà được xử lý ngay tại đồng bằng phương pháp
đốt rồi dùng tro bón ruộng; 25% được dùng làm chất đốt; 10% được thu gom cùng
20


CTR sinh hoạt.
2.3. CTR công nghiệp
- Việc phân loại CTR công nghiệp của các doanh nghiệp chưa được thực
hiện triệt để. Hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ thực hiện việc phân loại

CTR đối với các chất thải mang lại giá trị kinh tế như kim loại, nhựa, thủy tinh,
giấy, bìacarton... Còn các chất thải không có giá trị kinh tế thì được đem thu gom
và đổ lẫn lộn với chất thải sinh hoạt, gây khó khăn và tốn kém trong quá trình thu
gom xử lý.
Việc tái chế CTR công nghiệp thường được thực hiện theo các hình thức như:
- Bán:

Bao bì giấy, bao bì nhựa, bao bì kim loại, gỗ vụn, bụi bông, phoi,
bavia kim loại, xỉ kim loại, xỉ than, bã của quá trình sản xuất thực phẩm, thuỷ tinh.
- Tái

sử dụng tại Công ty: bao bì giấy, bao bì kim loại, bao bì nhựa, gỗ
vụn, giấy, thuỷ tinh, vải vụn, xỉ kim loại, xỉ than, chất dễ cháy.
- Tận

thu làm chất đốt: giấy, gỗ vụn, giẻ lau.

2.4. CTR xây dựng và bùn thải đô thị
- Tại thành phố Hưng Yên, CTR xây dựng đổ thải được Công ty Môi
trường và Đô thị Hưng Yên thực hiện thu gom. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom CTR
xây dựng khá khiêm tốn, nhiều vị trí chưa được thu gom, nhất là tại khu vực các
xã ngoại thành do năng lực của các tổ, đội rất hạn chế mới chỉ thực hiện phần
lớn đối với rác thải sinh hoạt.
- Qua điều tra cho biết, việc xử lý CTR xây dựng trên địa bàn thành phố
Hưng Yên được xử lý khá đơn giản: 70% CTR xây dựng được đổ thải khá tùy
tiện, tại rìa đường, tại các khu vực đất trũng; 20% được tận dụng làm việc khác;
10% được thu gom cùng CTRSH.
- Nguyên nhân chủ yếu do tại các điểm dân cư nông thôn chưa có các
điểm tập kết CTR xây dựng. Một phần khối lượng CTR xây dựng đổ bỏ được
thu gom về các bãi chôn lấp xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

- Công tác nạo vét bùn thải từ cống rãnh trên địa bàn thành phố Hưng Yên
do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi thành phố đảm nhiệm với
tần suất 1 lần/tháng. Một phần bùn khô tơi xốp dùng để bón cho cây xanh đô thị
và cây lấy gỗ; các tạp chất khác được đưa đi chôn lấp tại bãi xử lý CTR thành
phố Hưng Yên. Việc xử lý bùn thải thường được ủ trung bình 3 tháng tại các
điểm tập kết, sau đó vận chuyển đến các điểm xa khu dân cư để đổ bỏ. Một phần
khác được đổ trực tiếp tại bãi chôn lấp CTR của thành phố.
2.5. CTR Y tế
- Các bệnh viện và các phòng khám tư nhân hiện nay thực hiện xử lý rác
thải theo 2 mô hình: thuê đơn vị có chức năng xử lý CTR nguy hại thu gom, xử
lý hoặc xử lý rác thải theo cụm bệnh viện tại lò đốt tại bệnh viện. Hiện nay, 02 lò
đốt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Y học cổ truyền hỏng nên 2 đơn vị
này đều kí hợp đồng với Công ty cổ phần Môi trường Đại Đồng và Bệnh viện
Lao và Phổi Hưng Yên để xử lý. Ba bệnh viện chưa có lò đốt (BV Sản nhi, BV
21
n


Mắt, Trung tâm Y tế thành phố Hưng Yên) và BV tư nhân Hưng Hà cũng thuê
Công ty Môi trường Đại Đồng thu gom và xử lý.
- Theo báo cáo của Sở Y tế năm 2017 tỷ lệ thu gom CTR y tế trên toàn địa
bàn thành phố hầu như đạt 100%. Tuy nhiên, tại hầu hết các bệnh viện, những
phương tiện dùng cho phân loại (thùng chứa, hộp đựng, túi ni-lon, xe chuyên
dụng...) chưa được trang bị đầy đủ đúng tiêu chuẩn. Các cơ sở khám chữa bệnh
còn lại bao gồm cả các trạm y tế xã, phường xử lý chất thải rắn bằng cách đốt
chất thải ngoài trời, chôn lấp.
3. Đánh giá hoạt động quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên
Từ hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn tại thành phố Hưng Yên
đã nêu ở các phần trên, tác giả đưa ra một số nhận xét như trong Bảng 6
Bảng 6. Đánh giá về hệ thống quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên

Điểm mạnh

Luật pháp

- Đã có các văn bản quy
phạm pháp luật của Trung
ương cũng như tỉnh quy định
về chất thải rắn và các tiêu
chuẩn liên quan.
Đã phân công nhiệm vụ
quản lý chất thải rắn cho
UBND thành phố, phòng
Quản lý đô thị, phòng Tài
nguyên và môi trường;
UBND các phường, xã.

Điểm yếu
Thành phố còn thiếu quy
định về phân loại chất thải
rắn sinh hoạt tại nguồn và
các quy định về xử lý vi
phạm.

-

Bộ máy quản lý
hành chính

Không có bộ phận chuyên
trách về chất thải rắn.

-

Có 01 cán bộ của phòng
- Thiếu số lượng cán bộ môi
Tài nguyên môi trường phụ
trường ở thành phố cũng như
trách mảng môi trường đô thị ở các phường, xã.
trong đó có quản lý chất thải
rắn.
-

-Ở

các phường, xã có cán bộ
địa chính kiêm môi trường.
Tài lực

- Thành phố cấp kinh phí cho
Công ty TNHH MTV Môi
- Không có đầu tư mới trong
trường và Công trình đô thị
năm 2014.
Hưng Yên.

Vật lực

-

Có 91 xe gom rác đẩy tay
loại 400 lit; 3 xe ô tô vận

chuyển ép chở rác, 01 xe ô tô
vận chuyển rác có thùng kín.

Các xe đẩy tay và xe tải
vận chuyển chất thải rắn
nhiều xe đã cũ nên thường
xuyên hỏng.
-

-

22

Số lượng thùng rác công


cộng còn ít, nhiều cái đã bị
hỏng.
Tại các điểm tập kết không
có dụng cụ chứa rác có nắp
đậy.
-

Có khu xử lý CTR thành
phố được thiết kế theo tiêu
chuẩn đảm bảo vệ sinh môi
trường
-

Công nhân thu gom, vận

chuyển, xử lý rác không có
đủ phương tiện bảo hộ lao
động.
- Hệ thống xử lý nước rỉ rác
của khu xử lý CTR thành
phố hoạt động không hiệu
quả, lớp chống thấm bị rách,
không có hệ thống thu khí.
Chất thải răn sinh hoạt
chưa được phân loại.
-

Mới chỉ thu gom, xử lý
được CTR sinh hoạt, còn
CTR nguy hại thì chưa thu
gom xử lý được mà phải thuê
xử lý.
-

Lượng rác được tái chế, tái
sử dụng ít.
-

Tổ chức, thực
hiện

Thanh kiểm tra

- Một số tuyến đường chính
tương đối sạch, rác ít như:

Điện Biên, Nguyễn Văn
Linh, Quảng trường, Tô
Hiệu, Chùa Chuông, Bạch
Đằng, Bãi Sậy, ...

- Phòng Tài nguyên môi
trường kết hợp phòng Quản
lý đô thị có kiểm tra hàng
tháng hoặc đột xuất.
23

n

Chưa thu gom, xử lý triệt
để toàn bộ lượng rác thải
phát sinh.
-

Trong quá trình đổ thải, thu
gom, vận chuyển cũng như
việc nhặt rác và phương tiện
giao thông làm cho rác
vương vãi trên một số đường
phố, vỉa hè, ngõ ngách. Ở
các tuyến đường lớn vẫn còn
đất cát, bụi do các xe tải chở
vật liệu xây dựng làm rơi vãi
như Nguyễn Văn Linh, Bãi
Sậy, Trưng Trăc, ...
-


Công tác thanh kiểm tra chưa
được chú trọng và tần xuất ít.


4. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý CTR tại
thành phố Hưng Yên
Từ những tồn tại đã nêu trong phần 3, nhóm nghiên cứu đưa ra một số giải
pháp hoàn thiện hệ thống quản lý CTR trên địa bàn thành phố như sau:
4.1. Luật pháp - chính sách
Bổ sung các văn bản luật pháp - chính sách về quản lý CTR như:
- Bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách môi trường về việc

đổ thải, thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý CTR tại thành phố Hưng Yên.
- Ban

hành Quy chế về quản lý CTR tại thành phố Hưng Yên trong đó có
các nội dung cụ thể như:
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn của các cơ quan hành chính
trong công tác quản lý CTR.
+ Yêu cầu chủ nguồn thải phân loại CTR tại nguồn thành hai loại hữu cơ
và vô cơ.
+ Quy định về việc đổ rác và thu gom đúng giờ và đúng nơi quy định.
+ Quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật và CTR:
Mức xử phạt vi phạm hành chính, thời gian lao động công ích.
- Quy

định về việc đấu thầu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR trong đó cụ
thể về CTR sinh hoạt và CTR nguy hại.
4.2. Bộ máy quản lý hành chính

- Thành

lập Đội Quản lý CTR thành phố Hưng Yên thường xuyên kiểm tra
việc đổ thải, thu gom, vận chuyển, xử lý CTR và xử phạt vi phạm hành chính
theo quy định.
- Tổ

chức thêm các đội vệ sinh của 4 xã mới sát nhập về thành phố mà
Công ty MTĐT chưa tổ chức thu gom được.
- Bổ

sung thêm cán bộ phụ trách chất thải rắn tại phòng Tài nguyên và môi
trường và tại các phường, xã.
4.3. Tài lực và vật lực
- Đầu

tư kinh phí trang bị thêm các trang thiết bị để phục vụ công tác phân
loại rác tại nguồn như:
+ Đầu tư thêm xe đẩy tay có 2 thùng sơn màu khác nhau (màu xanh và
màu vàng) để dễ dàng thu gom riêng 2 loại chất thải răn hữu cơ và vô cơ.
+ Bổ sung xe ô tô để chuyên chở 2 loại rác vô cơ và hữu cơ.
+ Đầu tư thêm dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp thu gom,
vận chuyển CTR: như găng tay, chổi tre, quần áo bảo hộ, mũ.
+ Bố trí thêm các thùng chứa rác có năp đậy tại các điểm tập kết rác.
- Bố

trí thêm các điểm đặt thùng rác công cộng.
24



- Đầu tư xây dựng lại hệ thống xử lý nước rỉ rác tại khu xử lý CTR thành phố.

4.4. Tổ chức, thực hiện
4.4.1. Giáo dục và truyền thông môi trường
- Đưa

chương trình giáo dục môi trường vào các cấp học mầm non, phổ
thông, đại học và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các tổ chức
chính trị, xã hội; tuyên truyền, nâng cao nhận thức qua các phương tiện truyền
thông, các tổ chức đoàn thể (phụ nữ, thanh niên, nông dân, cựu chiến binh,.).
Hình thức giảng dạy cần có nhiều tranh vẽ, giáo cụ trực quan sinh động, tăng
cường các hoạt động ngoại khóa bổ ích. Đặc biệt là cần có những khuyến khích
cũng như nội quy để nâng cao ý thức, hình thành thói quen phân loại, tái sử
dụng, bỏ CTR đúng nơi quy định ngay trong khuôn viên trường học.
- Tăng

cường đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTR cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý CTR tại các sở, ban, ngành liên quan và các đơn vị
có chức năng thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải.
- Đưa

nội dung quản lý CTR vào nội dung đào tạo, tập huấn quản lý doanh
nghiệp (ngăn ngừa, giảm thiểu phát sinh CTR, sử dụng các nguyên liệu thân
thiện với môi trường, thu gom, vận chuyển CTR theo đúng các quy định...).
Tuyên truyền thực hiện và nhân rộng mô hình “Phân loại rác thải tại hộ
gia đình’".
-

Tuyên truyền rộng rãi, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại
chúng, tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức

đoàn thể ở cơ sở, tạo phong trào thi đua, xây dựng nếp sống mới trong khu dân
cư về tác hại của CTR khi không được xử lý triệt để và lợi ích của việc phân loại
CTR tại nguồn. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, ở những khu vực
công cộng như công viên, chợ, đường phố... cần tuyên truyền giáo dục môi
trường bằng những hình ảnh, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu, bài hát, bài thơ cổ
động về bảo vệ môi trường nói chung cũng như ý nghĩa của việc phân loại CTR
tại nguồn, tái sử dụng, tái chế CTR, giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp và các
hiểm họa, suy thoái, ô nhiễm môi trường đe dọa tới loài người. Khuyến khích
người dân có những hành động nhỏ mà đem lại hiệu quả lớn như việc sử dụng
túi, làn đi chợ được sử dụng nhiều lần thay cho những túi nilon là loại CTR khó
phân hủy.
-

- Ở các công sở lãnh đạo cơ quan, đoàn thanh niên tổ chức tuyên truyền
cũng như đưa ra các nội quy nhằm giảm thiểu, tăng khả năng tái chế, tái sử dụng
lượng CTR văn phòng như in, photo hai mặt, tận dụng các thùng đựng hàng để
chứa giấy, tài liệu cũ .
4.4.2. Xây dựng chương trình tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng
-

Nội dung bao gồm các vấn đề:

+ Cách phân loại rác thành hai loại (rác hữu cơ, rác vô cơ) và để riêng rác
có thể tái chế để bán, giảm thiểu rác bằng cách sử dụng làn hay túi vải để đi chợ
thay cho túi nilon.
25
n



×