Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Nghiên cứu bào chế chế phẩm có tác dụng hạ lipid trong máu từ ba dược liệu táo mèo, hà thủ ô đỏ, cốt khí củ ở vùng tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.94 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CHẾ PHẨM CÓ
TÁC DỤNG HẠ LIPID TRONG MÁU TỪ BA DƯỢC LIỆU TÁO
MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ, CỐT KHÍ CỦ Ở VÙNG TÂY BẮC”
MÃ SỐ: KHCN-TB.04C/13-18

Cơ quan chủ trì đề tài : Học viện Quân y
Chủ nhiệm đề tài

: TS. Nguyễn Văn Bạch

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM
CẤP NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2018 "KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG TÂY BẮC"
MÃ SỐ CHƯƠNG TRÌNH: KHCN-TB/13-18

BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI

ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ CHẾ PHẨM CÓ
TÁC DỤNG HẠ LIPID TRONG MÁU TỪ BA DƯỢC LIỆU


TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ, CỐT KHÍ CỦ Ở VÙNG TÂY BẮC”
MÃ SỐ: KHCN-TB.04C/13-18

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan chủ trì đề tài

TS. Nguyễn Văn Bạch

HÀ NỘI – 2016


THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
1. CƠ QUAN CHỦ TRÌ: Học viện Quân y
2. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: TS. Nguyễn Văn Bạch
3. CÁ NHÂN THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH
- TS. Nguyễn Văn Bạch
- TS. Hoàng Việt Dũng
- PGS. TS. Nguyễn Minh Chính
- PGS. TS. Trịnh Nam Trung
- ThS. Bùi Thị Bích Vân
- TS. Nguyễn Xuân Nhiệm
- PGS. TS. Đỗ Quyên
- ThS. Phạm Tuấn Anh
- TS. Hoàng Quỳnh Hoa
4. ĐƠN VỊ THAM GIA THỰC HIỆN
- Học viện Quân y.
- Đại học Dược Hà Nội.
- Viện hóa sinh biển và Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

- Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Hồng Bàng.
5. THỜI GIAN THỰC HIỆN: từ tháng 09/2014 đến tháng 12/2016.
6. KINH PHÍ: 4.200,000 triệu đồng.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
NỘI DUNG

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. TỔNG QUAN VỀ BA DƯỢC LIỆU TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ
CỐT KHÍ CỦ

3

1.1.1. Tổng quan về quả Táo mèo

3


1.1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây Táo mèo

3

1.1.1.2. Thành phần hóa học của quả Táo mèo

4

1.1.1.3. Tác dụng dược lý của quả Táo mèo

5

1.1.2. Tổng quan về dược liệu Hà thủ ô đỏ

8

1.1.2.1. Đặc điểm thực vật của cây Hà thủ ô đỏ

8

1.1.2.2. Thành phần hóa học của Hà thủ ô đỏ

9

1.1.2.3. Một số tác dụng dược lý của Hà thủ ô đỏ

11

1.1.3. Tổng quan về dược liệu Cốt khí củ


14

1.1.3.1. Đặc điểm thực vật của cây Cốt khí

14

1.1.3.2. Đặc điểm vi học rễ cây Cốt khí củ

16

1.1.3.3. Thành phần hoá học của Cốt khí củ

17

1.1.3.4. Một số tác dụng sinh học của Cốt khí củ

18

1.1.3.5. Công dụng và sử dụng vị thuốc Cốt khí củ

19

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỐC NGUỒN GỐC DƯỢC LIỆU CÓ

20

TÁC DỤNG ĐỐI VỚI BỆNH RỐI LOẠN LIPID MÁU
1.3. TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA ENZYM LIPASE TỤY, ENZYM
CHOLESTEROL ESTERASE VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HOẠT
TÍNH ỨC CHẾ HAI ENZYM


27

1.3.1. Vai trò của enzym lypase tụy trong quá trình chuyển hóa lipid đường
tiêu hóa và phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzym này in vitro

27

1.3.1.1. Vai trò của enzym lypase tụy trong quá trình chuyển hóa lipid đường
tiêu hóa

27

1.3.1.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzym lipase tụy in vitro

29

1.3.2. Vai trò của enzym cholesterol esterase trong quá trình chuyển hóa lipid
đường tiêu hóa và phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzym này in vitro

30

1.3.2.1. Vai trò của enzym cholesterol esterase trong quá trình chuyển hóa lipid

30


đường tiêu hóa

1.3.2.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính ức chế enzym cholesterol esterase in vitro


30

1.4. VÀI NÉT VỀ PHƯƠNG PHÁP PHUN SẤY TẠO BỘT CAO KHÔ

31

1.4.1. Cấu tạo chính của máy phun sấy

31

1.4.2. Các giai đoạn phun sấy

32

1.4.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp phun sấy

34

Chương 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

35

2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU

35

2.1.1. Nguyên liệu

35


2.1.2. Dược liệu chuẩn, hóa chất, dung môi, tá dược

35

2.1.3. Trang thiết bị nghiên cứu

36

2.1.4. Động vật nghiên cứu

37

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

37

2.2.1. Phương pháp điều tra nguồn tài nguyên dược liệu

37

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và
đánh giá tác dụng ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của các hợp chất
phân lập được từ 3 dược liệu nghiên cứu

37

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thực vật

37


2.2.2.2. Phương pháp phân lập và nhận dạng cấu trúc hợp chất

38

2.2.2.3. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro
của những hợp chất phân lập được

39

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu điều chế và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng
bột cao khô

43

2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu điều chế và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng
bột cao khô quả Táo mèo

43

2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu điều chế và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng
bột cao khô Hà thủ ô đỏ

51

2.2.3.3. Phương pháp nghiên cứu điều chế và đánh giá tiêu chuẩn chất lượng
bột cao khô Cốt khí củ

60


2.2.3.4. Phương pháp đánh giá độ ổn định của 3 loại bột cao khô bào chế được

68

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình bào chế viên
nang cứng chứa 3 loại bột cao khô Táo mèo, Hà thủ ô đỏ và Cốt khí củ

69

2.2.4.1. Phương pháp khảo sát tỷ lệ phối hợp của 3 loại bột cao khô

69

2.2.4.2. Phương pháp xây dựng công thức bào chế cho viên nang cứng

69

2.2.4.3. Phương pháp xây dựng kỹ thuật bào chế viên nang cứng

70

2.2.4.4. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nang cứng bào chế được

71

2.2.4.5. Phương pháp đánh giá độ ổn định của viên nang cứng bào chế được

74

2.2.5. Phương pháp đánh giá tính an toàn và tác dụng hạ lipid máu của viên

nang cứng bào chế được

75


2.2.5.1. Phương pháp đánh giá độc tính cấp của chế phẩm

75

2.2.5.2. Phương pháp đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm

76

2.2.5.3. Phương pháp đánh giá tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm

76

2.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ

77

2.4. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

78

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

79

3.1. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN BA DƯỢC

LIỆU TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ CỐT KHÍ CỦ Ở VÙNG TÂY BẮC

79

3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT, THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYM CHUYỂN HÓA LIPID IN
VITRO CỦA BA DƯỢC LIỆU NGHIÊN CỨU

81

3.2.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của ba dược liệu nghiên cứu

81

3.2.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Táo mèo

81

3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Hà thủ ô đỏ

85

3.2.1.3. Kết quả nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cốt khí củ

88

3.2.2. Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của ba dược liệu nghiên cứu

92


3.2.2.1. Kết quả chiết xuất, phân lập và nhận dạng hợp chất từ quả Táo mèo

92

3.2.2.2. Kết quả chiết xuất, phân lập và nhận dạng hợp chất từ Hà thủ ô đỏ

96

3.2.2.3. Kết quả chiết xuất, phân lập và nhận dạng hợp chất từ Cốt khí củ

100

3.2.3. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của
những hợp chất phân lập được từ 3 dược liệu nghiên cứu

104

3.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐIỀU CHẾ BA
LOẠI BỘT CAO KHÔ TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ CỐT KHÍ CỦ

106

3.3.1. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế và đánh giá tiêu chuẩn
chất lượng của bột cao khô Táo mèo

106

3.3.1.1. Kết quả xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng quercetin

107


trong quả Táo mèo

3.3.1.2. Kết u đánh giá một s ch tiêu chất lượng của dược liệu u Táo m o

109

3.3.1.3. Kết quả xây dựng quy trình điều chế cao lỏng Táo mèo

110

3.3.1.4. Kết quả xây dựng quy trình điều chế bột cao khô Táo mèo bằng phương
pháp phun sấy

113

3.3.1.5. Kết u đánh giá độ ổn định của uy trình điều chế và xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở bột cao khô Táo m o
3.3.1.6. Kết u đánh giá độ ổn định của bột cao khô Táo m o

120

3.3.2. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế và đánh giá tiêu chuẩn

125

121

chất lượng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ
3.3.2.1. Kết quả xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng THSG trong

rễ Hà thủ ô đỏ

125

3.3.2.2. Kết u đánh giá một s ch tiêu chất lượng của rễ Hà thủ ô đỏ

127


3.3.2.3. Kết quả xây dựng quy trình điều chế cao lỏng Hà thủ ô đỏ

128

3.3.2.4. Kết quả xây dựng quy trình điều chế bột cao khô Hà thủ ô đỏ bằng
phương pháp phun sấy

131

3.3.2.5. Kết u đánh giá độ ổn định của uy trình điều chế và xây dựng tiêu
chuẩn cơ sở bột cao khô Hà thủ ô đỏ

139

3.3.2.6. Kết quả đánh giá độ ổn định của bột cao khô Hà thủ ô đỏ

140

3.3.3. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình điều chế và đánh giá tiêu chuẩn
chất lượng của bột cao khô Cốt khí củ


144

3.3.3.1. Kết quả xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng resveratrol
trong Cốt khí củ

144

3.3.3.2. Kết u đánh giá một s ch tiêu chất lượng của dược liệu C t khí củ

146

3.3.3.3. Kết quả xây dựng quy trình điều chế cao lỏng Cốt khí củ

147

3.3.3.4. Kết quả xây dựng quy trình điều chế bột cao khô Cốt khí củ

150

3.3.3.5. Kết u đánh giá độ ổn định của uy trình điều chế và xây dựng tiêu chuẩn
cơ sở bột cao khô C t khí củ
3.3.3.6. Kết u đánh giá độ ổn định của bột cao khô C t khí củ

156

3.4. KÊT QUẢ XÂY DỰNG QUY TRÌNH BÀO CHẾ VIÊN NANG CỨNG
CHỨA BA LOẠI BỘT CAO KHÔ TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ CỐT KHÍ CỦ

161


3.4.1. Kết quả khảo sát tỷ lệ phối hợp 3 loại bột cao khô

161

3.4.1.1. Kết u kh o sát dựa trên tác dụng ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro

161

3.4.1.2. Kết quả sàng lọc tác dụng hạ lipid máu in vivo

162

3.4.2. Kết quả xác định thành phần công thức bào chế viên nang cứng

167

3.4.3. Kết quả xây dựng quy trình bào chế viên nang cứng

169

3.4.4. Kết quả xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của viên nang cứng bào chế được

171

3.4.5. Kết quả đánh giá độ ổn định của viên nang cứng bào chế được

172

3.4.5.1. Kết quả đánh giá độ ổn định bằng phương pháp lão hóa cấp tốc


172

3.4.5.2. Kết quả đánh giá độ ổn định ở điều kiện thường

173

3.5. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ TÁC DỤNG HẠ LIPID
MÁU IN VIVO CỦA VIÊN NANG CỨNG BÀO CHẾ ĐƯỢC

175

3.5.1. Kết quả đánh giá độc tính cấp của chế phẩm

175

3.5.2. Kết quả đánh giá độc tính bán trường diễn của chế phẩm

175

3.5.2.1. Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên tình trạng chung và sự thay đổi
thể trọng của chuột cống trắng khi dùng dài ngày

175

3.5.2.2. Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu đến điện tim chuột

176

3.5.2.3. Ảnh hưởng của thu c nghiên cứu đến một s ch tiêu huyết học của chuột
3.5.2.4. Ảnh hưởng của thu c nghiên cứu đến một s ch tiêu sinh hóa của chuột


177

3.5.2.5. Kết quả mô bệnh học tạng của chuột thí nghiệm

183

3.5.3. Kết quả đánh giá tác dụng hạ lipid máu in vivo của chế phẩm

187

Chương 4. BÀN LUẬN

192

157

180


4.1. VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN BA DƯỢC LIỆU TÁO
MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ CỐT KHÍ CỦ

192

4.1.1. Dược liệu Táo mèo

192

4.1.2. Dược liệu Hà thủ ô đỏ


193

4.1.3. Dược liệu cốt khí củ

194

4.2. VỀ KẾT QUẢ PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ỨC CHẾ
ENZYM CHUYỂN HÓA LIPID IN VITRO

194

4.3. VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
HẠ LIPID MÁU IN VITRO CỦA CHẾ PHẨM VIÊN NANG CỨNG

197

KẾT LUẬN

201

KIẾN NGHỊ

204

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ACN
AE
CHCl3
CKC
CR
CT
DĐVN
DMSO
DNPB
EtOAc
EtOH
HDL
HL
HPLC
HTO
IC50
IU
IR
LDL
LD50
LOD
LOQ
MD
MS
NC
NMR
OD
PL
RES
RLLPM

RSD
SD
SKLM
TC
TD
TLCT
TG
THSG
TM
TT

Acetonitril
Aerosil
Cloroform
Cốt khí củ
Chất rắn
Công thức
Dược điển Việt Nam
Dimethylsulfoxyd
2,4-dinitrophenyl butyrat
Ethyl acetat
Ethanol
Lipoprotein tỷ trọng cao
Hàm lượng
Sắc ký lỏng hiệu năng cao
Hà thủ ô đỏ
Nồng độ ức chế 50% hoạt tính
Đơn vị quốc tế
Infrared (hồng ngoại)
Lipoprotein tỷ trọng thấp

Liều gây chế 50% số động vật nghiên cứu
Giới hạn phát hiện
Giới hạn định lượng
Maltodextrin
Mass spectrum (phổ khối)
Nghiên cứu
Nuclear magnetic resonance (cộng hưởng từ hạt nhân)
Mật độ quang
Lipase tụy
Resveratrol
Rối loạn lipid máu
Độ lệch chuẩn tương đối
Độ lệch chuẩn
Sắc ký lớp mỏng
Cholesterol toàn phần
Tá dược
Trọng lượng cơ thể
Triglycerid
2,3,5,4’-tetrahydroxy stilben-2-O-β-D-glucopyranosid
Táo mèo
Thuốc thử


VLDL
XN
X

Lipoprotein tỷ trọng rất thấp
Xét nghiệm
Giá trị trung bình



DANH MỤC CÁC BẢNG
NỘI DUNG

TT

Trang

Bảng 1.1

Một số chế phẩm có tác dụng điều trị RLLPM ở Trung Quốc

21

Bảng 1.2

Một số dược liệu có tác dụng điều trị RLLPM ở Trung Quốc

22

Bảng 1.3
Bảng 1.4

Một số kết quả nghiên cứu về tác dụng điều trị RLLPM của công thức
phối hợp trên thế giới
Một số nghiên cứu về dược liệu có tác dụng với tình trạng RLLPM ở
Việt Nam

24

25

Bảng 1.5

Một số nghiên cứu về công thức phối hợp dược liệu có tác dụng với
tình trạng RLLPM ở Việt Nam

26

Bảng 2.1

Hỗn hợp phản ứng xác định hoạt tính ức chế enzym lipase tụy in vitro

41

Bảng 2.2

Hỗn hợp phản ứng xác định hoạt tính ức chế enzym cholesterol
esterase in vitro

42

Bảng 2.3

Tỷ lệ của pha động phân tích dịch chiết quả Táo mèo

43

Bảng 2.4


Tỷ lệ của pha động phân tích dịch chiết rễ Hà thủ ô đỏ

52

Bảng 2.5

Tỷ lệ của pha động phân tích dịch chiết rễ Cốt khí củ

60

Bảng 2.6
Bảng 3.1
Bảng 3.2

Thành phần dược chất, tá dược khảo sát xây dựng công thức viên
nang cứng
Phân bố của ba dược liệu táo mèo, hà thủ ô đỏ và cốt khí củ ở vùng
Tây Bắc

69
79

Tình hình khai thác và sử dụng ba dược liệu táo mèo, hà thủ ô đỏ và
cốt khí củ ở vùng Tây Bắc

80

Bảng 3.3

Nhận dạng những hợp chất phân lập được từ quả Táo mèo


94

Bảng 3.4

Nhận dạng những hợp chất phân lập được từ rễ Hà thủ ô đỏ

98

Bảng 3.5

Nhận dạng những hợp chất phân lập được từ rễ Cốt khí củ

103

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8

Hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của những hợp chất
phân lập được từ quả Táo mèo
Hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của những hợp chất
phân lập được từ rễ Hà thủ ô đỏ
Hoạt tính ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của những hợp chất

105
105
106



phân lập được từ rễ Cốt khí củ
Bảng 3.9

Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống

108

Bảng 3.10

Chất lượng của dược liệu quả Táo mèo

109

Bảng 3.11

Kết quả khảo sát lựa chọn dung môi chiết quả Táo mèo

110

Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19
Bảng 3.20
Bảng 3.21
Bảng 3.22

Bảng 3.23

Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu đến hiệu suất chiết hoạt chất
quercetin từ quả Táo mèo
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian mỗi lần chiết đến hiệu suất
chiết hoạt chất quercetin từ quả Táo mèo
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết hoạt
chất quercetin từ quả Táo mèo
Một vài thông số của cao lỏng Táo mèo
Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của loại tá dược hỗ trợ phun sấy tạo
bột cao khô Táo mèo
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của loại tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Táo mèo
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Táo mèo
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Táo mèo
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Táo mèo
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Táo mèo
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất rắn dịch phun
đến quá trình phun sấy tạo bột cao khô Táo mèo
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ chất rắn dịch phun
đến quá trình phun sấy tạo bột cao khô Táo mèo

110
111
112
113

114
114
115
115
116
117
118
118

Bảng 3.24

Đánh giá độ ổn định của quy trình điều chế bột cao khô Táo mèo

120

Bảng 3.25

Chất lượng của bột cao khô quả Táo mèo điều chế được

120

Bảng 3.26

Độ ổn định của bột cao khô Táo mèo ở điều kiện lão hóa cấp tốc

121

Bảng 3.27

Độ ổn định của bột cao khô Táo mèo ở điều kiện thường


123

Bảng 3.28

Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống

126

Bảng 3.29

Chất lượng của rễ Hà thủ ô đỏ

127


Bảng 3.30
Bảng 3.31
Bảng 3.32
Bảng 3.33
Bảng 3.34
Bảng 3.35
Bảng 3.36
Bảng 3.37
Bảng 3.38
Bảng 3.39
Bảng 3.40
Bảng 3.41
Bảng 3.42


Kết quả khảo sát lựa chọn dung môi chiết rễ Hà thủ ô đỏ
Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu đến hiệu suất chiết hoạt chất
THSG từ rễ Hà thủ ô đỏ
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian mỗi lần chiết đến hiệu suất
chiết hoạt chất THSG từ rễ Hà thủ ô đỏ
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết hoạt
chất THSG từ rễ Hà thủ ô đỏ
Một vài thông số của cao lỏng Hà thủ ô đỏ
Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của loại tá dược hỗ trợ phun sấy tạo
bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của loại tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ chất rắn dịch phun đến quá trình
phun sấy tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ chất rắn dịch phun đến quá trình
phun sấy tạo bột cao khô Hà thủ ô đỏ

128
128
129
130
131

132
132
133
134
134
135
136
136

Bảng 3.43

Đánh giá độ ổn định của quy trình điều chế bột cao khô Hà thủ ô đỏ

139

Bảng 3.44

Chất lượng của bột cao khô Hà thủ ô đỏ điều chế được

139

Bảng 3.45

Độ ổn định của bột cao khô Hà thủ ô đỏ ở điều kiện lão hóa cấp tốc

140

Bảng 3.46

Độ ổn định của bột cao khô Hà thủ ô đỏ ở điều kiện thường


142

Bảng 3.47

Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống

145

Bảng 3.48

Chất lượng của rễ Cốt khí củ

146

Bảng 3.49

Kết quả khảo sát lựa chọn dung môi chiết rễ Cốt khí củ

147

Bảng 3.50
Bảng 3.51

Ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi/dược liệu đến hiệu suất chiết hoạt chất
resveratrol từ rễ Cốt khí củ
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian mỗi lần chiết đến hiệu suất
chiết hoạt chất resveratrol từ rễ Cốt khí củ

147

148


Bảng 3.52

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất chiết hoạt
chất resveratrol từ rễ Cốt khí củ

149

Bảng 3.53

Một vài thông số của cao lỏng Cốt khí củ

150

Bảng 3.54
Bảng 3.55
Bảng 3.56
Bảng 3.57
Bảng 3.58
Bảng 3.59

Thiết kế nghiên cứu ảnh hưởng của loại tá dược hỗ trợ phun sấy tạo
bột cao khô Cốt khí củ
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của loại tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Cốt khí củ
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy
tạo bột cao khô Cốt khí củ
Kết quả đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ tá dược đến quá trình phun sấy

tạo bột cao khô Cốt khí củ
Thiết kế khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Cốt khí củ
Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đầu vào đến quá trình phun
sấy tạo bột cao khô Cốt khí củ

151
151
152
153
153
154

Bảng 3.60

Đánh giá độ ổn định của quy trình điều chế bột cao khô Cốt khí củ

156

Bảng 3.61

Chất lượng của bột cao khô Cốt khí củ điều chế được

156

Bảng 3.62

Độ ổn định của bột cao khô Cốt khí củ ở điều kiện lão hóa cấp tốc

157


Bảng 3.63

Độ ổn định của bột cao khô Cốt khí củ ở điều kiện thường

159

Bảng 3.64

Tỷ lệ phối hợp các loại bột cao khô

161

Bảng 3.65

Hoạt tính ức chế enzym lipase tụy in vitro của các hỗn hợp khảo sát

161

Bảng 3.66
Bảng 3.67
Bảng 3.68
Bảng 3.69
Bảng 3.70
Bảng 3.71
Bảng 3.72

Hoạt tính ức chế enzym cholesterol esterase in vitro của các hỗn hợp
khảo sát
Sự thay đổi nồng độ cholesterol toàn phần trong máu (mmol/l) của

các lô chuột nghiên cứu (n = 10, x ± SD)
Sự thay đổi nồng độ TG máu (mmol/l) của các lô chuột nghiên cứu (n
= 10, x ± SD)
Sự thay đổi nồng độ HDL-Cholesterol máu (mmol/l) của các lô chuột
nghiên cứu (n = 10, x ± SD)
Sự thay đổi nồng độ LDL-Cholesterol máu (mmol/l) của các lô chuột
nghiên cứu (n = 10, x ± SD)
Sự thay đổi nồng độ VLDL-Cholesterol máu (mmol/l) của các lô
chuột nghiên cứu (n = 10, x ± SD)
Thành phần dược chất, tá dược trong các công thức khảo sát

162
162
163
164
165
166
167


Bảng 3.73

Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của các công thức khảo
sát (n=6; X ± SD)

168

Bảng 3.74

Thành phần công thức viên nang cứng Tabalix


169

Bảng 3.75

Công thức bào chế viên nang cứng chế phẩm mẻ 10.000 viên

169

Bảng 3.76

Chất lượng của chế phẩm viên nang cứng bào chế được

171

Bảng 3.77

Độ ổn định của chế phẩm viên nang cứng ở điều kiện lão hóa cấp tốc

172

Bảng 3.78

Độ ổn định của chế phẩm viên nang cứng ở điều kiện thường

173

Bảng 3.79

Độc tính cấp theo đường uống của viên nang Tabalix trên chuột nhắt

trắng

175

Bảng 3.80

Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên thể trọng chuột (n=10, X ± SD)

176

Bảng 3.81
Bảng 3.82
Bảng 3.83
Bảng 3.84
Bảng 3.85
Bảng 3.86
Bảng 3.87
Bảng 3.88
Bảng 3.89

Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu đối với điện tim chuột (n=10, X ±
SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên số lượng hồng cầu và hàm
lượng huyết sắc tố (n=10, X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên hematocrit và thể tích trung bình
hồng cầu (n=10, X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên số lượng bạch cầu và tiểu cầu
(n=10, X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu đối với hoạt độ AST và ALT (n=10,
X ± SD)

Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên chỉ số albumin trong máu (n=10,
X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên chỉ số cholesterol toàn phần

trong máu (n=10, X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên chỉ số bilirubin toàn phần trong
máu (n=10, X ± SD)
Ảnh hưởng của thuốc nghiên cứu lên chỉ số creatinin trong máu (n =
10, x ± SD)

177
178
178
179
180
180
181
182
182

Bảng 3.90

Sự thay đổi trọng lượng của các lô chuột nghiên cứu (n = 10, x ± SD)

187

Bảng 3.91

Sự thay đổi nồng độ cholesterol toàn phần và TG máu (n = 10, x ±
SD)


188

Bảng 3.92

Sự thay đổi nồng độ HDL-Cholesterol máu (n = 10, x ± SD)

189


Bảng 3.93
Bảng 4.1

Sự thay đổi nồng độ LDL-Cholesterol máu, VLDL-Cholesterol và
chỉ số AI của các lô chuột nghiên cứu (n = 10, x ± SD)
Phân biệt Táo mèo và Chua chát

190
193


DANH MỤC CÁC HÌNH
TT
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 2.1

Hình 2.2
Hình 3.1
Hình 3.2
Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 3.11
Hình 3.12
Hình 3.13
Hình 3.14
Hình 3.15
Hình 3.16
Hình 3.17
Hình 3.18

NỘI DUNG
Ảnh chụp cây Táo mèo
Ảnh sản phẩm từ quả Táo mèo
Ảnh chụp cây hà thủ ô đỏ
Ảnh chụp cây Cốt khí củ
Vai trò của lipase tụy trong việc hấp thu lipid
Sơ đồ thiết bị phun sấy
Sơ đồ quy trình đánh giá hoạt tính ức chế enzym lipase tụy in vitro
Sơ đồ quy trình đánh giá hoạt tính ức chế enzym cholesterol esterase
in vitro

Ảnh đặc điểm hoa mẫu cây táo mèo có ký hiệu HVD-005-15 thu hái
ở tỉnh Lai Châu
Ảnh đặc điểm vi phẫu thân của cây táo mèo có ký hiệu HVD-005-15
Ảnh đặc điểm vi phẫu gân lá của cây táo mèo có ký hiệu HVD-00515
Hình 3.4. Ảnh đặc điểm vi phẫu phiến lá của cây táo mèo có ký hiệu
HVD-005-15
Ảnh đặc điểm hoa của mẫu cây hà thủ ô đỏ có ký hiệu HVD-007-15
Đặc điểm vi phẫu thân của mẫu cây hà thủ ô đỏ có ký hiệu HVD007-15
Đặc điểm vi phẫu gân lá của mẫu cây hà thủ ô đỏ có ký hiệu HVD007-15
Đặc điểm vi phẫu phiến lá của mẫu cây hà thủ ô đỏ có ký hiệu
HVD-007-15
Ảnh đặc điểm hoa của mẫu cây Cốt khí củ có ký hiệu HVD-010-15
Ảnh đặc điểm vi phẫu thân của mẫu cây cốt khí có ký hiệu HVD010-15
Ảnh đặc điểm vi phẫu gân lá của mẫu cây cốt khí có ký hiệu HVD010-15
Ảnh đặc điểm vi phẫu gân lá của mẫu cây cốt khí có ký hiệu HVD010-15
Sơ đồ phân lập hợp chất từ quả Táo mèo
Sơ đồ phân lập hợp chất từ rễ Hà thủ ô đỏ
Sơ đồ phân lập hợp chất từ rễ Cốt khí củ
Phổ UV của dung dịch quercetin chuẩn
Sắc ký đồ dịch chiết Táo mèo với điều kiện pha động ở tỷ lệ 1 (A)
và tỷ lệ 2 (B)
Sắc ký đồ của mẫu trắng (A), dung dịch chuẩn quercetin (B) và dịch
chiết quả Táo mèo (C)

Trang
3
5
8
15
28

32
40
42
82
83
84
84
86
87
88
88
89
90
91
91
93
97
102
107
107
108


Hình 3.19
Hình 3.20
Hình 3.21
Hình 3.22
Hình 3.23
Hình 3.24
Hình 3.25

Hình 3.26
Hình 3.27
Hình 3.28
Hình 3.29
Hình 3.30
Hình 3.31
Hình 3.32
Hình 3.33
Hình 3.34
Hình 3.35
Hình 3.36
Hình 3.37
Hình 3.38
Hình 3.39
Hình 3.40

Sơ đồ quy trình điều chế bột cao khô Táo mèo
Phổ UV của dung dịch THSG chuẩn
Sắc ký đồ dịch chiết Hà thủ ô đỏ với điều kiện pha động ở tỷ lệ 1
(A), tỷ lệ 2 (B) và tỷ lệ 3 (C)
Sắc ký đồ của mẫu trắng (A), dung dịch chuẩn THSG (B) và dịch
chiết rễ Hà thủ ô đỏ (C)
Sơ đồ quy trình điều chế bột cao khô Hà thủ ô đỏ
Phổ UV-Vis của dung dịch resveratrol chuẩn
Sắc ký đồ dịch chiết Cốt khí củ với điều kiện pha động ở tỷ lệ 1 (A),
tỷ lệ 2 (B) và tỷ lệ 3 (C)
Sắc ký đồ của mẫu trắng (A), dung dịch chuẩn resveratrol (B) và
dịch chiết rễ Cốt khí củ (C)
Sơ đồ quy trình điều chế bột cao khô Cốt khí củ
Sơ đồ quy trình bào chế viên nang cứng Tabalix

Ảnh đại thể gan, lách, thận của chuột ở lô chứng sinh lý
Ảnh đại thể gan, lách, thận của chuột ở lô uống thuốc NC liều 1
Ảnh đại thể gan, lách, thận của chuột ở lô uống thuốc NC liều 2
Ảnh gan chuột ở lô chứng sinh lý
Ảnh gan chuột ở lô uống thuốc NC liều 1
Ảnh gan chuột ở lô uống thuốc NC liều 2
Ảnh lách chuột ở lô chứng sinh lý
Ảnh lách chuột ở lô uống thuốc NC liều 1
Ảnh lách chuột ở lô uống thuốc NC liều 2
Ảnh thận chuột ở lô chứng sinh lý
Ảnh thận chuột ở lô uống thuốc NC liều 1
Ảnh thận chuột ở lô uống thuốc NC liều 2

119
125
125
126
138
144
144
145
155
170
183
183
184
184
184
185
185

185
186
186
186
187


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn lipid máu (RLLPM) là một trong những nguyên nhân chính gây
bệnh vữa xơ động mạch kèm theo hai biến chứng nghiêm trọng là nhồi máu cơ
tim và tổn thương động mạch não. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rối loạn lipid
máu có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não và 56% ca thiếu
máu cơ tim trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam, theo thống kê của Hội phòng
chống tai biến mạch máu não Việt Nam, có 200.000 ca đột quỵ mỗi năm do
RLLPM. Bên cạnh đó, RLLPM còn là yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ các bệnh về
gan, thận, tiểu đường và ung thư…
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thuốc dùng để điều trị rối loạn lipid
máu gồm: Nhóm ảnh hưởng đến sinh tổng hợp cholesterol (thuốc ức chế HMGCoA reductase, dẫn xuất của acid fibric, acid nicotinic, probucol) hay nhóm
thuốc ảnh hưởng đến hấp thu và thải trừ lipid (nhựa trao đổi anion, neomycin)...
Những thuốc này có tác dụng tốt nhưng giá thành cao và thường có một số tác
dụng không mong muốn. Xu thế hiện này là hướng đến sử dụng thuốc có nguồn
gốc tự nhiên vừa có hiệu quả chữa bệnh mà giảm được tác dụng phụ. Vì thế,
hướng nghiên cứu thuốc nguồn gốc thảo dược có tác dụng làm hạ lipid máu vẫn
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, chứng RLLPM bắt nguồn do chức
năng tỳ, gan và thận bị hư. Nguyên nhân thường là do chế độ ăn không kiểm
soát và lối sống thiếu vận động. Hậu quả là gây ra chứng đàm thấp. Kết quả
nghiên cứu về tác dụng của nhiều bài thuốc cổ truyền cho thấy, để điều chỉnh

RLLPM cần làm thanh gan, kiện tỳ và bổ thận. Gan, tỳ và thận là 3 tạng liên
quan đến một số yếu tố bệnh sinh của chứng RLLPM gồm có đàm, thấp và ứ
huyết. Vì vậy, một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong những bài thuốc
cổ truyền để chữa chứng RLLPM là nhóm thuốc tiêu thực, nhóm thuốc nhuận
tràng (để làm giảm tình trạng ứ trệ thức ăn); nhóm thuốc hoạt huyết (cải thiện
chức năng tim mạch để loại bỏ sự ứ trệ và đàm thấp) và nhóm thuốc bổ (để cải
thiện chức năng của các tạng).


2

Từ cơ sở lý luận trên, chúng tôi đã lựa chọn 3 dược liệu là Táo mèo (thuộc
nhóm thuốc tiêu thực), Hà thủ ô đỏ (thuộc nhóm thuốc bổ) và Cốt khí củ (thuộc
nhóm thuốc hoạt huyết và nhuận tràng) để phối hợp trong cùng một sản phẩm
với định hướng tác dụng chữa RLLPM. Bên cạnh đó, kết quả một số công trình
nghiên cứu cũng đã chứng minh về tác dụng chữa RLLPM của 3 dược liệu này
theo một số cơ chế khác nhau dựa trên những mô hình dược lý hiện đại. Thông
tin này càng khẳng định thêm về lựa chọn 3 dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô đỏ và
Cốt khí củ để phát triển tạo sản phẩm có tác dụng chữa RLLPM của chúng tôi
là phù hợp.
Xuất phát từ lựa chọn trên, đề tài “Nghiên cứu bào chế chế phẩm có tác
dụng hạ lipid trong máu từ ba dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô đỏ, Cốt khí củ ở
vùng Tây Bắc” được thực hiện nhằm 5 mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên ba dược liệu Táo mèo, Hà thủ ô
đỏ và Cốt khí củ tại một số tỉnh vùng Tây Bắc.
2. Xác định đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và đánh giá tác dụng
ức chế enzym chuyển hóa lipid in vitro của các hợp chất phân lập được từ 3
dược liệu nghiên cứu.
3. Xây dựng được quy trình điều chế, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và đánh
giá độ ổn định của 3 loại bột cao khô Táo mèo, Hà thủ ô đỏ và Cốt khí củ.

4. Xây dựng được công thức, quy trình bào chế, tiêu chuẩn cơ sở và đánh
giá độ ổn định của viên nang cứng chứa 3 loại bột cao khô điều chế được.
5. Đánh giá được độc tính và tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm bào chế
được trên động vật thực nghiệm.


3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ BA DƯỢC LIỆU TÁO MÈO, HÀ THỦ Ô ĐỎ VÀ
CỐT KHÍ CỦ
1.1.1. Tổng quan về quả Táo mèo
1.1.1.1. Đặc điểm thực vật của cây Táo mèo

Hình 1.1. Ảnh chụp cây Táo mèo
(Nguồn: Ảnh chụp thực địa tại huyện Sapa, tỉnh Lào Cai vào tháng 9/2015)

Tên khác: táo rừng, mác cắm, mác sám chá (Tày), chi tô di (H’Mông), sơn
tra Việt Nam [11].
Tên khoa học: Docynia indica (Wall.) Decne [11], [34].
Tên đồng danh: D. griffithiana Decaisne, D. indica Decne., Eriolo
busindicus (Wall.) Schneider, Pyrus indica Wall. 1831.
Cây nhỡ cao 5-6m, mang nhiều cành. Cành non có nhiều lông. Trên cành
có gai dài 5-10mm, cành nhỏ màu nâu tím và màu nâu đen khi già.
Lá đơn, mọc so le, ở cây non xẻ 3-4 thùy, hình trứng rộng, mép lá có răng
cưa không đều, là non ở đỉnh ngọn có răng cưa, nhọn. Ở thời kì cây trưởng
thành lá hình mũi mác dài 6-10 cm, rộng 2-4 cm mép nguyên hoặc hơi khía răng
ở gần đầu lá.
Hoa họp từ 1-3 hoa ở kẽ lá, mẫu 5, cánh hoa màu trắng, thuôn, hình chữ
nhật hoặc hình trứng ngược. Đài hoa hình mác hoặc hình chữ nhật, dài 5-8mm,



4

cả bề mặt có lông. Lá bắc suy giảm, nhỏ, hình mác. Nhị nhiều 30-50, xếp 2
vòng. Nhụy 5. Bầu 5 ô, mỗi ô 10 noãn.
Quả thịt hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị
chua hơi chát, trên chỏm còn vết của đài sót lại.
Hạt màu đen, nhiều hơn 3 hạt. Mùa hoa tháng 3, mùa quả tháng 9-10 [11].
Phân bố:
Trên thế giới: Táo mèo phân bố ở Ấn Độ, Mianma, phía nam Trung Quốc.
Ở Việt Nam: Táo mèo mọc hoang nhiều ở các tỉnh phía bắc như Lai Châu
(Phong Thổ), Yên Bái (Mù Căng Chải), Lào Cai (Sapa), Hà Giang... [11].
1.1.1.2. Thành phần hóa học của quả Táo mèo
* Nghiên cứu trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học
của quả Táo mèo (Fructus Docyniae indicae). Một số ít nghiên cứu đã được
thực hiện như:
Tại Ấn độ, Sharma và cộng sự đã nghiên cứu về tính chất chống oxy hóa,
đặc tính lý hóa và tác dụng của 5 loại quả: Garcinia pedunculata, Garcinia
xanthochymus, Docynia indica, Rhus semialata và Averrhoa carambola. Trong
đó có quả Táo mèo và cho kết quả là trong thành phần của quả Táo mèo có
nhóm hợp chất phenol, flavonoid , chất béo thô, protein thô [63].
* Nghiên cứu ở Việt Nam:
Trong nghiên cứu của mình, Trần Thị Lệ Hằng đã tiến hành định tính sơ
bộ các nhóm chất trong quả Táo mèo thu hái vào tháng 8/2011 tại Sơn La, bằng
các phản ứng hóa học với các thuốc thử đặc hiệu cho từng nhóm chất. Kết quả
sơ bộ xác định được trong quả Táo mèo chứa 2 nhóm chất chủ yếu là flavonoid
và tanin. Ngoài ra, còn có một số nhóm chất saponin, acid hữu cơ, đường khử,
chất béo và steroid [6].

Nguyễn Thị Thanh Loan và công sự, sau khi thu được dịch chiết từ quả
Táo mèo đã tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng quả Táo mèo có chứa các hợp
chất phenolic, glycosid và alcaloid. Trong đó, các hợp chất phenolic như
flavonoid và tanin được tìm thấy trong dịch chiết EtOH và EtOAc [10].


5

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Loan đã nghiên cứu về thành phần hóa học
phân đoạn n-hexan quả Táo mèo, thu được 3 hợp chất là 1-octacosanol, 3tetracosen và β-sitosterol [9].
Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ tìm ra những nhóm
hoạt chất chung nhất từ quả Táo mèo, hoặc sâu hơn chỉ là phân lập hợp chất từ
một phân đoạn cắn chứ chưa đánh giá tác dụng dược lý của các hợp chất tìm ra.
Do đó chúng tôi tiến hành đề tài nhằm phân lập thêm những hợp chất từ các
phân đoạn cắn và đánh giá tác dụng ức chế enzym lipase tụy của những hợp chất
phân lập được.
1.1.1.3. Tác dụng dược lý của quả Táo mèo
Trong Đông y: Quả Táo mèo có vị chua, hơi chát, tính ấm, dùng tương tự
như Sơn tra là một vị thuốc chủ yếu tác dụng trên bộ máy tiêu hóa như làm
thuốc bổ tỳ vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, dễ tiêu chống đầy bụng, ợ
chua, giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol, hạ mỡ máu, đại tiện xuất
huyết, chữa toàn thân đau mỏi… dưới dạng dịch chiết, thuốc sắc, cao lỏng hoặc
tán bột uống. Ngoài ra, Táo mèo còn có tác dụng hạ huyết áp, ức chế các trực
khuẩn: thương hàn, lị, tụ cầu vàng, giảm chứng suy hô hấp [11].
Một số sản phẩm Táo mèo hiện nay được bán trên thị trường:

Hình 1.2. Ảnh sản phẩm từ quả Táo mèo (Nguồn: internet)


6


Nguyễn Thị Thanh Loan cùng cộng sự đã nghiên cứu tác dụng chống béo
phì, giảm trọng lượng của dịch chiết quả Táo mèo. Chuột đực chủng Swiss 4
tuần tuổi, cân nặng từ 14-15g mua từ Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương chia
thành các nhóm. Một nhóm là nhóm đối chứng vẫn ăn thức ăn hàng ngày, nhóm
còn lại ăn thức ăn có hàm lượng chất béo cao trong 28 ngày. Kết quả trọng
lượng của chuột béo phì khi sử dụng từng phân đoạn đã giảm lần lượt là: 9,5% ở
phân đoạn EtOAc; 3,8% ở phân đoạn CHCl3; 8,9% ở phân đoạn EtOH toàn phần
so với chuột không uống dịch chiết (p<0,5). Chuột béo phì được điều trị trong
14 ngày bằng phân đoạn dịch chiết EtOAc của quả Táo mèo đã biểu hiện giảm
các chỉ số lipid máu như cụ thể: chỉ số TC giảm 10,3%; chỉ số TG giảm 31,16%
đặc biệt là nồng độ glucose máu ở chuột béo phì giảm 14,3% so với lô đối
chứng (p<0,5) [10].
Theo nghiên cứu của Trần Thị Lệ Hằng: cao chiết EtOH 96% toàn phần
của quả Táo mèo, cao chiết phân đoạn n-hexan và EtOAc của nó ở nồng độ 100
µg/ml đều có tác dụng giảm đáng kể hàm lượng glucose trong tế bào cơ vân
chuột nhắt nguyên phát xuống lần lượt 75,9 ± 1,79 %; 74,6 ± 2,44 % và 79,9 ±
2,07 % so với nhóm đối chứng dương sử dụng insulin có tác dụng làm giảm
nồng độ này là 77,9 ± 0,68 %. Trong đó, hiệu lực tăng dung nạp glucose ở tế bào
cơ vân C2C12 của cao cồn 96% và cao chiết phân đoạn n-hexan mạnh hơn so với
chất đối chứng dương là insulin ở nồng độ thử 100nM [6].
Ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Thư (2012), dấm Táo mèo có hoạt tính
kháng vi khuẩn (M. catarrhalis) gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở người.
Nghiên cứu cho thấy dịch lên men quả Táo mèo có khả năng kháng vi khuẩn M.
catarrhalis kháng kháng sinh. pH và nồng độ các dịch lên men ảnh hưởng đến hoạt
tính của vi khuẩn M. catarrhalis. Các phân đoạn có hoạt tính kháng vi khuẩn M.
catarrhalis từ dịch lên men chủng TM5.2 và dịch chiết quả Táo mèo đều có mặt
các nhóm hoạt chất như flavonoid, tannin, alkaloid, glycosid [17].
Hoàng Thị Minh Tân nghiên cứu quả và lá Táo mèo có khả năng chống
rối loạn trao đổi glucid và lipid. Phương pháp tiến hành như sau: Chuột sau khi

nuôi bằng mô hình béo phì thực nghiệm được chia thành 5 lô, mỗi lô 6 con, cao


7

của các phân đoạn dịch chiết quả Táo mèo được hòa vào nước cất rồi cho chuột
uống hàng ngày vào buổi sáng. Sau 16 ngày điều trị, tiến hành xác định trọng
lượng và lấy máu chuột để phân tích một số chỉ số hóa sinh: glucose,
cholesterol, triglycerid, HDL, LDL, lipase. Kết quả sau 16 ngày điều trị thì chỉ
số triglycerid của chuột ở tất cả các lô đều giảm mạnh, riêng lô đối chứng (lô
không điều trị) có hàm lượng triglycerid tăng nhẹ (3,2%). Lô chuột cho uống
thuốc metformin có mức giảm mạnh nhất (34,2%), tiếp đến là lô được điều trị
bằng cao phân đoạn EtOAc (giảm 31,6%). Lô điều trị bằng cao phân đoạn EtOH
và CHCl3 cũng đều có mức giảm tương đối cao (lô 2 giảm 29,5%, lô 3 giảm
30%). Như vậy, cao phân đoạn các dịch chiết từ quả Táo mèo có khả năng giảm
hàm lượng triglycerid máu của chuột béo phì rất tốt [14].
Một số công trình nghiên cứu đã phân lập được hợp chất quercetin từ quả
Táo mèo. Đây là một trong những hợp chất flavonoid phổ biến nhất được tìm
thấy trong thảo dược. Hợp chất này sở hữu nhiều tác dụng sinh học đáng quan
tâm trong đó có tác dụng liên quan đến chữa bệnh rối loạn lipid máu.
Nghiên cứu của abio R. . Seiva và cộng sự (Brazil) đã chứng minh tác
động chống béo phì của quercetin thông qua hoạt động trao đổi chất và điều tiết
hoạt động nội tiết tố, cũng như hoạt động chống oxy hóa trong huyết thanh trong
mô hình thí nghiệm monosodium glutamat (MSG) gây béo phì. Thí nghiệm
được tiến hành trên chuột từ 30 ngày đến 42 ngày tuổi với 4 nhóm nghiên cứu:
Nhóm sử dụng liều cao MSG, nhóm không sử dụng MSG, nhóm được uống và
không được uống quercetin. Kết quả sau thí nghiệm cho thấy: Trọng lượng và
mức độ tiêu thụ thực phẩm ở nhóm MSG tăng cao. Nhóm uống quercetin giảm
trọng lượng đáng kể (25%). Bên cạnh đó ở nhóm MSG chỉ số triglycerid tăng và
chỉ số cholesterol giảm, giảm chỉ số HDL. Trong khi đó, ở nhóm uống quercetin

chỉ số HDL bình thường, chỉ số các chất béo khác giảm. Hoạt động của alanin
aminotransferase, lactat dehydrogenase và phosphatase kiềm là thấp hơn sau khi
kết hợp MSG-quercetin so với chuột MSG. Nhóm uống quercetin có chỉ số lipid
huyết thanh bình thường, đồng thời nồng độ insulin, leptin, glucose, creatinin
trong huyết thanh chuột thực nghiệm giảm sau khi được điều trị [59].


×