Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt ô nhiễm nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.05 MB, 25 trang )

Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
Trường THCS Lê Văn Tám

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài
GIẾNG NỔI, DÙNG CHO VÙNG
NGẬP LỤT- Ô NHIỄM NƯỚC

Gv thực hiện: Nguyễn Thành Vinh
Krông Ana, tháng 04 năm 2019

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 1


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
MỤC LỤC

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Vai trò của nước sạch đối với con người

Nước sạch đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và cuộc sống của con
người. Nước sạch giúp cho con người duy trì cuộc sống hàng ngày bởi con người
sử dụng nước sạch để phục vụ cho các nhu cầu ăn uống, hoặc sử dụng cho các hoạt


động sinh hoạt như tắm rửa, giặt giũ, rửa rau, vo gạo... Để thỏa mãn các nhu cầu vệ
sinh cá nhân và sinh hoạt, mỗi người cần tới khoảng 120 lít nước/ngày.
Sử dụng nguồn nước ô nhiễm để sinh hoạt, kéo theo một số bệnh cấp và mãn
tính như: Bệnh viêm màng kết, bệnh ung thư, bệnh truyền nhiễm, bệnh đường ruột,
bệnh ngoài da và một số bệnh hiểm nghèo do độc tố trong nước…cho người sử
dụng.
2. Tác hại của nguồn nước bị nhiễm bẩn

- Theo tổ chức Y tế thế giới, hiện nay đến 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát
triển có liên quan đến nguồn nước và môi trường. Tại Việt Nam, mỗi năm có đến
9.000 trường hợp tử vong, 200.000 người mắc bệnh ung thư mà nguyên nhân chính
bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước [9].

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 2


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Hình 1. Các bệnh liên quan đến nguồn nước bị nhiễm bẩn
3. Đặc điểm địa lý của xã Bình Hòa- Krông Ana ([2])

+ Địa hình:
- Phía Bắc: Giáp thị trấn Buôn Trấp
- Phía đông: Giáp Quảng Điền
- Phía Tây, Phía Nam: Tiếp giáp với cánh đồng lớn, nằm trong lưu vực sông
Krông Ana- sông Krông Nô.
Hình 2. Địa bàn xã
Bình Hòa, huyện Krông

Ana
+ Khí hậu
- Mùa mưa, từ đầu
tháng 5 đến cuối tháng
10. Lượng mưa bình
quân các xã như Bình
Hòa, Quảng Điền, Dur
Kmăl có lượng mưa từ 1.900 mm - 2.100 mm, cao hơn so với các xã khác trên địa
bàn, tập trung 94% lượng mưa hàng năm.
- Độ ẩm từ 81-83%.
+ Thủy văn
Sông Krông Ana chảy dọc theo hướng Đông Nam- Tây Bắc, dòng chảy bình
quân 125 m3 /giây.
+ Sinh hoạt của người dân mùa lũ
Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 3


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Các hộ dân thuộc xã Bình Hòa nằm trong lưu vực sông Krông Ana- sông
Krông Nô bị nước dâng cao, gây ngập lụt, có những đợt lũ kéo dài cả tháng. Hầu
hết đường sá, nhà cửa, hoa màu… đều chìm trong nước.

Hình 3. Người dân
ven sông Krông Ana vào
mùa lũ
Hình 4. Sinh hoạt
các hộ dân với nguồn
nước bị ngập lụt- ô

nhiễm nước.

Hình 5. Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt
Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 4


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Nhận xét về chất lượng nước: Trong năm, 6 tháng mùa mưa ở Tây nguyên nói
chung, địa phương em nói riêng. Những hộ dân ven sông Krông Ana; sông Krông
Nô vào mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, giếng nước bị ngập, nguồn nước sinh
hoạt bị nhiễm phù sa; chất thải động- thực vật…,do vậy, phải sử dụng nước sinh
hoạt bị ô nhiễm trong thời gian dài. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người
dân và sự phát triển của xã hội!
Kết quả xét nghiệm mức độ ô nhiễm trên sông Krông Ana [Phụ lục 1], cho
thấy: Màu sắc, độ đục, chỉ số Pecmanganat, hàm lượng sắt, Escherichia coli…
quá cao so với QCVN 02:2009/ BYT.
4. Vấn đề đặt ra



Người dân vùng trũng, trong lưu vực sông Krông Ana; sông Krông Nô vào mùa
mưa, có những đợt ngập- lụt kéo dài cả tháng trời. Người dân luôn phải tiếp cận với
nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Sống trong nước, mà thiếu nước! Có cách nào để hạn chế nguồn nước sinh hoạt
bị ô nhiễm hay không? Muốn vậy, cần có một thiết bị lọc nước phù hợp, thỏa mãn
các yêu cầu sau:
 Chiết xuất nước sạch từ nguồn nước ô nhiễm sẵn có.
 Nổi trên mặt nước, di chuyển dễ dàng.

 Không sử dụng năng lượng điện (mùa lũ thường mất điện).
Tiện lợi, dễ sử dụng, dễ thay thế, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh vùng lũ.
I.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1. Ý tưởng nghiên cứu

Để hình thành nên ý tưởng, bản thân đã đúc kết kinh nghiệm từ thực tế
trong mùa mưa lũ và một số giải pháp mà chính quyền địa phương, cũng như
các doanh nghiệp đã thực hiện như:
+ Ủng hộ nước sạch cho vùng lũ
- Nguồn nước ủng hộ: Số lượng hạn chế, chia sẻ không đều, vùng càng cần nước
sạch thì càng khó tiếp cận.

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 5


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

-

Vận chuyển: Nhân lực tham gia, phương tiện vận chuyển, kinh phí hỗ trợ và
một số hệ lụy khác đi kèm.

 Nguồn nước ủng hộ chỉ mang tính chất động viên, tương trợ, “Lá lành đùm lá
rách” chỉ đáp ứng vấn đề tinh thần là chủ yếu.
+ Thay thế phương pháp xử lí tình huống tại chỗ

- Sử dụng phèn chua làm lắng động các chất cặn bã, lấy nước sạch để dùng.

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 6


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước


Cloramin B giúp diệt khuẩn, tẩy trùng làm sạch nguồn nước.

 Các phương pháp này vẫn tốn kém, đôi khi không có sẵn các chất nói trên và
không chủ động được nguồn nước sau xử lí.
+ Thay thế máy lọc nước, thông thường
Có nhiều loại máy lọc nước trên thị trường, với nhiều tính năng hiện đại: Lọc
được nước tinh khiết, vô trùng có thể uống trực tiếp, loại bỏ các độc tố có trong
nước, có nhiều tính năng thông minh. Tuy nhiên đối với các loại máy lọc này, hoạt
động cần có nguồn điện, nguồn cấp nước phải có áp lực nước, từ trên cao hoặc máy
bơm cao áp, vị trí đặt cố định và chắc chắn, lượng nước xử lý không nhiều do thể
tích quá bé, không phù hợp với vùng lũ lụt, ô nhiễm.

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 7


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

 Các loại máy trên thị trường không phù hợp với những vùng: Mùa nước nổi,

vùng lũ lụt, vùng triều cường, vùng chiêm trũng…
Từ những lý do trên, nhóm đã đưa ra ý tưởng thiết kế và chế tạo một thiết bị lọc
nổi trên mặt nước với nguyên tắc hoạt động, giống các thiết bị lọc nước thông
thường đã có mặt trên thị trường. Tích hợp tính năng mới, có thể nổi trên mặt
nước, lọc được nước sạch trong nguồn nước bị ô nhiễm, ý tưởng “Giếng nổi, dùng
cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước” được hình thành, thiết bị này có thể giải quyết
được phần nào vấn đề nước sinh hoạt cho các hộ dân bị ngập lụt trên địa bàn xã
Bình Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk mùa mưa lũ.
2. Phương pháp nghiên cứu


Phân tích thực tế: Theo dõi các hộ dân vùng ven sông Krông Ana, xã Bình Hòa, sử



dụng nước sinh hoạt vào mùa mưa lũ. Phân tích mức độ ô nhiễm nguồn nước sông
Krông Ana mùa lũ.
Phân tích nguyên lý: Từ các chất gây ô nhiễm có trong nguồn nước, tìm ra các vật



liệu lọc phù hợp. Kết hợp với phương pháp đọc, nghiên cứu các tài liệu trên mạng
Internet.
Thực hành, kiểm nghiệm: Các công đoạn thiết kế- chế tạo- vận hành, kiểm tra và
đánh giá kết quả.

Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
1.


CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vật liệu lọc

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 8


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Tên vật liệu
Cát thạch anh ([1])
Thành phần chính là
Si, còn chứa một số
nguyên tố hóa học
như: NaCl, CO2,
H2O, CaCO3,….

Hình ảnh

Công dụng
Cát thạch anh sử dụng để
lọc nước, trong hệ thống bể
lọc nước
cát thạch anh
còn có thể giữ lại các chất
lơ lửng, không kết tủa
trong nước rất tốt. Giá cát
thạch anh có giá rất rẻ.

Than hoạt tính ([10])

Than hoạt tính là từ
dùng chung để chỉ các
loại Than đã được
hoạt hóa (Than được
đốt trong môi trường
không có Oxy ở nhiệt
độ 800 – 900 độ C)

- Lọc nước: Giếng khoan,
giếng khơi, nước sông,
dùng cho sinh hoạt.
- Công dụng: khử màu,
mùi, khử độc, thuốc bảo vệ
thực vật, tạp chất hữu cơ,
xử lý Fe, mangan, Asen.

Vật liệu lọc đa năng
ODM-2F ([3])
Thành phần chính
là diatomit,
zeolit,
bentonit) được hoạt
hóa ở nhiệt độ cao,
đưa vào ứng dụng từ
những năm 1998 ở
Liên Bang Nga…
Sỏi đỡ lọc nước ([7])
Sỏi là các hạt có
dạng khối đa giác
hoặc hình cầu, có đủ

độ bền, độ cứng để
không giảm lưu lượng
của nước, không lẫn
các tạp chất độc hại.

- Có khả năng khử arsen,
khử Flo trong nước.
- Giảm hàm lượng một số
hợp chất hữu cơ có trong
nước.
- Khử các kim loại nặng
như đồng, kẽm, crom,
niken.
- Khử các chất phóng xạ.
Xử lý nước cấp, nước
tinh khiết, nước sinh hoạt
cho hộ gia đình và công
nghiệp.
Xử lý nước thải sinh
hoạt, công nghiệp, đô thị..
lõi lọc, sỏi đỡ luôn là lớp
dưới cùng trong cột lọc hay
bể lọc

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 9


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Sỏi lọc nước ([8])
Sỏi lọc nước hay còn
gọi là sỏi đỡ hay sỏi
thạch anh là vật liệu
lọc nước rất phổ biến
hiện nay.

Sỏi lọc nước có tác dụng
lọc và ngăn chặn các thành
phần lơ lửng có kích thước
nhỏ không kết tủa tự nhiên
được trong nguồn nước.

Hạt xốp là hạt EPS
([4])
Thể tích m3 chứa từ
3,000,000
đến
6,000,000 hạt nhỏ và
trong mỗi tế bào hạt
nhỏ sau khi nở chứa
bên trong 98 % là
không khí

Sản phẩm có ưu điểm
về tính năng nhẹ nhàng và
không bị xẹp.

Xô, chậu nhựa
Có thể sử dụng

nhiều loại vật liệu
khác

Làm vỏ ngoài, bình chứa
nước sạch và là vách ngăn
chứa vật liệu lọc.

2.

Các mô hình máy lọc nước, trên thị trường ([5]):

Các mô hình lọc nước, hướng dẫn cụ thể cách thiết kế một máy lọc nước với các
loạt vật liệu lọc ứng với các thành phần cần lọc có trong nước.

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 10


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

II. THỰC TRẠNG
1. Mục tiêu và nhiệm vụ



+ Mục tiêu:
Chế tạo thiết bị lọc nước, nổi trên mặt nước.
Có nước cho một hộ dân, nấu cơm, canh, nước uống và rửa rau, bát đũa... hằng




ngày.
Lọc nước chứa phù sa, chất thải, xác động- thực vật có trong nước ở sông ngòi, ao,









hồ...
Dễ làm, dễ sử dụng, kinh phí phù hợp với người dân. Đặc biệt dân nghèo vùng lũ.
+ Nhiệm vụ của đề tài:
Tìm ra vật liệu nhẹ, nổi trên mặt nước.
Chọn vật liệu lọc có trên thị trường, phù hợp với nguồn nước nhiễm phù sa.
Sắp xếp các lớp lọc, lọc nước cho hiệu quả cao nhất.
Lọc liên tục, khi không có tác động của con người.
2. Thiết kế


Mô hình thiết kế, nguyên lí hoạt động của thiết bị

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 11



Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

- Vật liệu mặt ngoài, mặt trong, mặt ngăn cách đều bằng nhựa.
- Các lớp lọc có độ dày (1,5-2cm): Cát hạt lớn (cao 5cm); Cát hạt mịn (cao 30cm);
Hạt lọc đa năng (cao 35cm); Than hoạt tính (cao 30cm); Sỏi lọc lớn (cao 5cm).
- Phao, làm bằng vật liệu xốp nhẹ.
+ Bản vẽ chi tiết
- Phao

-

Thân lọc

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 12


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước



Các lớp chứa vật liệu ở thân lọc

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 13


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước


-



Mô hình sản phẩm:

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 14


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 15


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chuẩn bị

- Vật liệu lọc: Than hoạt tính, hạt lọc đa năng, có sẵn trên thị trường, cát mịn, cát
lớn, sỏi, có thể tìm kiếm ngoài tự nhiên. Các loại vật liệu lọc được rửa sạch.



Vật liệu chế tạo
Vật liệu làm phao, vỏ ngoài, bình chứa làm từ xô nhựa, có sẵn trên thị

trường. Xốp có thể tận dụng, từ các thùng xốp không sử dụng.
-

Dụng
cụ
gia

công:
Dụng cụ có thể mua,
hoặc mượn
-

Bể
thử
nghiệm, cho dự
án

2. Quá trình thi công

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 16


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
3. Kết quả thực hành, thử nghiệm

3.1. Mức độ nổi của thiết bị trên mặt nước
+ Thử nghiệm lần 1:
Phao


Thân lọc

(0,5 kg xốp)
-

(19,2 kg vật liệu lọc)

Kết quả, trên bể thử

(Thiết bị chìm trong nước)

Kết luận: Kích thước của phao nhỏ (khối lượng 0,5kg), chưa đảm bảo nâng thiết bị
nổi trên mặt nước. Nước vào đầy bể chứa cùng với vật liệu lọc, nhấn chìm toàn bộ
thiết bị.
+ Thử nghiệm lần 2:
- Phao

(0,7 kg xốp)

-

Thân lọc

(19,2 kg vật liệu lọc)

-

Kết quả, trên bể thử


(Mức nước bên ngoài,
thấp hơn mức cho nước)
Kết luận: Chiều cao của phao lớn (18cm, K.lượng 0,7kg xốp), vật liệu lọc chưa đủ
nặng thắng áp lực nước, làm mức nước bên ngoài thấp hơn mức cho nước.
Thiết bị không hoạt động.
+ Thử nghiệm lần 3:
Phao
Thân lọc
Kết quả, trên bể thử

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 17


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

(0,75 kg xốp)

(22,5 kg Vật liệu lọc)

(Hoạt động tốt)

Kết luận: Tăng đường kính, tăng khối lượng xốp, giảm chiều cao của phao (đường
kính vòng ngoài 52cm, cao 11cm, khối lượng 0,75kg xốp). Thiết bị hoạt động tốt.
3.2. Mức độ lọc nước của thiết bị
+ Thử nghiệm lần 1:
Bảng kích thước thiết bị
Cát lớn Cát mịn Than hoạt
Hạt lọc đa Lớp sỏi lớn

Tổng
(dày/KL (dày/KL
tính
năng(dày/K
(dày/KL)
(dày/KL)
)
)
(dày/KL)
L)
5cm
15cm
5cm
10cm
5cm
40cm
(3,5kg)
(7kg)
(1,5kg)
(4kg)
(3,2kg)
(19,2kg)
Kết luận:
Nước sông Krông Ana chứa nhiều phù sa, độ dày các lớp chưa thể lọc triệt để tạp
chất có trong nước. Sử dụng cát mịn phù sa lọc không sạch, nước còn đục.
+ Thử nghiệm lần 2:
Bảng vật liệu sử dụng
Cát lớn Cát mịn Than hoạt
Hạt lọc đa Lớp sỏi lớn
Tổng

(dày/KL (dày/KL
tính
năng(dày/K
(dày/KL)
(dày/KL)
)
)
(dày/KL)
L)
4cm
20cm
4cm
8cm
4cm
40cm
(2,8kg)
(9,2kg)
(1,0kg)
(3,5kg)
(2,7kg)
(19,2kg)
Kết luận: Nước trong hơn nhiều, so với thí nghiệm lần 1.
Kết quả xét nghiệm, mức độ ô nhiễm sau lần thứ nghiệm thứ hai [Phụ lục 2],
cho thấy: Màu sắc, độ đục, chỉ số Pecmanganat, hàm lượng sắt; Escherichia
coli…giảm rõ rệt.
+ Kết quả thí nghiệm lần 3:
Bảng vật liệu sử dụng
Vật liệu/ Lớp vật liệu lọc
kích thước
ngoài cùng

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Lớp vật liệu
lọc
Trang 18

Lớp vật liệu lọc
trong cùng

Tổng


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Cát
lớn

Cát mịn

giữa
Hạt lọc đa
năng

Dày

Than
hoạt
tính
1,85cm


Lớp sỏi
lớn

Tổng

1,85c 1,85cm
1,85cm
1,85cm 1,85cm
m
Cao
5cm
30cm
35cm
30cm
5cm
105cm
K. Lượng 2,8kg
11kg
4,0kg
2,5kg
2,2kg
22,5kg
Kết luận: Chất lượng nước như nước giếng thông thường.
Sau khi thực hiện các thí nghiệm khác nhau để lựa chọn các thông số cấu tạo
cũng như phân bố thành phần các cấp lọc, nhóm đã tiến hành thực nghiệm trên thực
tế trên sông Krông Ana, thiết bị lọc tốt, cho 1,5 -2 lít nước/1giờ.

Kết quả xét nghiệm, mức độ ô nhiễm sau lần thứ nghiệm thứ ba [Phụ lục 3],
cho thấy: Các chỉ số Màu sắc, độ đục, chỉ số Pecmanganat, hàm lượng sắt,
Escherichia coli…nằm trong giới hạn tối đa cho phép, theo QCVN 02:2009 của

Bộ Y tế.
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
- Sắp xếp hợp lí, bố trí các lớp vật liệu lọc, tăng độ dày của các lớp lọc, sử dụng
một số lớp lọc thông minh (Hạt lọc đa năng, than hoạt tính gáo dừa...). Chất
lượng nước sau khi lọc đạt chất lượng cao.
- Bộ phận Phao, làm nổi thiết bị nên phù hợp với vùng lũ lụt.
Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 19


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Thiết bị không sử dụng điện để bơm nước, chỉ sử dụng chênh lệch áp suất trong
thiết bị và ngoài môi trường.
- Thiết bị không cần cấp nước, chỉ lấy nước để sử dụng.
-

V. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
- Căn cứ kết quả xét nghiệm lần ba cho thấy, nước ô nhiễm sau khi qua các tầng lọc
của thiết bị, đã bị loại bỏ một số chất gây ô nhiễm, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt
của người dân, theo quy định của Bộ Y tế ([6]).
- Trọng lượng của phần chứa vật liệu, lớp lọc chìm trong nước gây chênh lệch áp lực
nước ở ngoài lớn hơn, nên nước chảy vào trong cho đến khi mực nước trong và
ngoài cân bằng với nhau.
- Bộ phần phao làm bằng xốp nhẹ, bảo đảm “Giếng nổi…” nổi ở mức cho phép.
- “Giếng nổi…” có thể sử dụng tốt, cho các hộ dân vùng ngập lụt, thuộc xã Bình
Hòa, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk vào mùa mưa lũ.
- “Giếng nổi…” có thể lọc được lượng nước từ 1,5- 2 lít/ 1giờ.

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh


Trang 20


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Phần thứ 3: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ
Nước ta, nắng lắm, nhiều mưa, sông ngòi chằng chịt. Nhiều vùng bị ngập lụt,
nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm, với thiết bị“Giếng nổi - dùng cho vùng ngập lụt- ô
nhiễm nước” có thể ứng dụng rộng rãi ở nhiều vùng trong cả nước với điều kiện:
Thay đổi vật liệu lọc, tùy thuộc vào mức độ của các chất gây ô nhiễm.
Tùy theo nhu cầu sử dụng nước, có thể thay đổi kích thước của thiết bị.
Các lớp lọc được lắp ghép lồng nhau, nên rất dễ thay thế hay vệ sinh vật liệu lọc.
-

-

- Vật liệu chế tạo sản phẩm, vật liệu lọc có sẵn trên thị trường, giá cả vừa phải. Một
số vật liệu có thể tận dụng từ thiên nhiên.
-

Giá thành 26000đ của thiết bị nói trên, với một số tính năng vượt trội so với các
thiết bị lọc tiền triệu trên thị trường. Thiết bị “Giếng nổi…” là một lựa chọn hợp lí
cho một số hộ dân.
- Thiết bị dễ chế tạo, dễ lắp ráp, dễ vận hành, gần gũi với môi trường.
 Các hộ dân ven sông Krông Ana, thuộc xã Bình Hòa nói riêng, các hộ dân
vùng lũ nói chung có thể tự chế tạo cho mình một thiết bị lọc nước như thiết bị
“Giếng nổi - dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước” để có nước sinh hoạt vào
mùa mưa lũ.
---------------------------------


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 21


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
[1]. Cát, sỏi lọc nước. Được truy lục từ Xuyên Việt: />[2].
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Opgehaald van
/>[3]. Hạt ODM- 2F. Được truy lục từ TABICO: />[4]. Hạt xốp 4. Được truy lục từ TÂN PHÚ QUÝ: />[5]. Hệ thống xử lí nước nhiễm phèn đơn giản. Được truy lục từ TABICO Xử lí
nước Tân Bình: />[6]. Nước sinh hoạt gia đình. Được truy lục từ />[7]. Sỏi đỡ lọc nước. Được truy lục từ XUYÊN VIỆT: />[8].
Sỏi lọc nước. Được truy lục từ TẬP ĐOÀN SƠN HÀ:
/>------------------------

PHỤ LỤC
Phụ lục 1

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 22


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 23



Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước
Phụ lục 2

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 24


Đề tài: Giếng nổi, dùng cho vùng ngập lụt- ô nhiễm nước

Phụ lục 3

Tác giả: Nguyễn Thành Vinh

Trang 25


×