Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.36 KB, 29 trang )

Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

PHÒNG GD & ĐT KRÔNG ANA
TRƯỜNG THCS BUÔN TRẤP
----------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ 9 CẤP THCS

Họ và tên: Trương Thị Lan Anh
Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
Trình độ đào tạo: Đại học Sư Phạm
Môn đào tạo: Lịch sử

Krông Ana, tháng 4 năm 2019

I.Phần mở đầu:
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

1


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

1.Lý do chọn đề tài.
Dân tộc Việt Nam có truyền thống lâu đời về đào tạo, bồi dưỡng tiềm năng cho đất
nước. Thời kì chế độ phong kiến Việt Nam cũng như sau cách mạng tháng Tám đến
nay, lịch sử đều rất coi trọng nhân tài và coi đó là quốc sách hàng đầu.
Ngày nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước việc dạy học nói chung và bồi


dưỡng nhân tài nói riêng càng được chú trọng nhằm hình thành những con người có ý
thức và đạo đức XHCN, có trình độ, có văn hoá, có hiểu biết kỹ thuật, có năng lực lao
động cần thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt để kế tục sự nghiệp cách mạng, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, với mục tiêu: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” nhằm “Nâng
cao dân trí - Đào tạo nhân lực - Bồi dưỡng nhân tài”.
Về chiến lược bồi dưỡng nhân tài, nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã nói:“ Một
mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Nhưng
đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng
và trên cơ sở tổ chức đào tạo nhân lực tốt. Vì nhân tài là những người có trí tuệ sắc
bén, có bàn tay vàng, có kĩ năng đặc biệt “. Chính nhà trường là nơi đào tạo các nhân
tài. Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc THCS là tạo nguồn cho việc bồi dưỡng
học sinh giỏi ở các bậc phổ thông. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phải được tiến
hành thường xuyên. Nâng cao chất lượng học sinh giỏi phải song song với nâng cao
chất lượng đại trà. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân mà trực tiếp là của người
cán bộ quản lí và giáo viên”.
Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng.
Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm
đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo
viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò
cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập.
Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo
dục phát hiện nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự
nghiệp trồng người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ là con ngoan,
trò giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai.
Nhiều năm liền tôi đã được lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo Phòng giáo dục, tin
tưởng phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9. Một môn
học có số tiết dạy trong tuần ít hơn các môn học khác, còn bị coi là phụ. Mặt khác Lịch
sử còn là môn học khô khan, khó hiểu học sinh thì không thích học, phụ huynh cũng
không muốn cho con mình tham gia thi môn học này. Song với năng lực chuyên môn
cùng tâm huyết nghề nghiệp và sự tận tụy của bản thân 8 năm liên tục tôi đã có 39 em

đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Do đó năm học 2018-2019, tôi đã bắt tay vào việc tổng kết kinh nghiệm bồi
dưỡng học sinh giỏi của mình để làm tư liệu phục vụ cho giảng dạy và bồi dưỡng
nhằm tránh tình trạng làm việc theo lối mòn, cảm tính chủ quan. Tôi nghĩ rằng điều
này sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi.
Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần được nghiên cứu thật kĩ lưỡng cả về nội dung
và phương pháp. Vì vậy, sau 17 năm giảng dạy và 8 năm liên tục làm công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi bản thân đã có không ít trăn trở để làm sao nâng cao được chất
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

2


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

lượng mũi nhọn môn Lịch sử ở trường THCS Buôn Trấp nói riêng và toàn huyện
Krông Ana nói chung. Với những lý do nêu trên cùng với thành tích của học sinh, tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp
THCS”, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Nghiên cứu và xác định rõ đối tượng, mục đích, nội dung và phương pháp dạy
học trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Nhiệm vụ của đề tài này là giúp giáo viên định hình một cách rõ ràng các
bước các khâu cần thiết để phát hiện lựa chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi một cách
khoa học, chặt chẽ và có hệ thống.
- Mục tiêu quan trọng nhất của đề tài nghiên cứu này là nhằm đưa ra một số
kinh nghiệm, bí quyết ôn luyện học sinh giỏi môn Lịch sử (chọn đối tượng học sinh,
phương pháp ôn luyện, kết quả đạt được).
3. Đối tượng nghiên cứu:
Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp THCS

4.Giới hạn của đề tài:
- Chương trình cơ bản và nâng cao dành cho bộ môn Lịch sử.
- Đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử trường THCS Buôn Trấp và đội tuyển
học sinh giỏi của Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp quan sát sư phạm
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh
- Phương pháp trải nghiệm thực tế
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu tham khảo

II. Phần nội dung:
1.Cơ sở lí luận:
Xã hội đang ngày càng phát triển và từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh
tế quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà phải không ngừng đổi mới để
nâng cao chất lượng, nhằm đào tạo những con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp
ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức. Để làm được điều đó đòi hỏi
sự quan tâm góp sức nỗ lực của toàn xã hội, đặc biệt là của sự nghiệp Giáo dục - đào
tạo. Trong đó, nhân tố quan trọng giữ vai trò quyết định là đội ngũ thầy giáo, cô giáo
những người trực tiếp xây dựng nên chất lượng giáo dục. Nhiệm vụ cơ bản nhất của

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

3


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

đội ngũ nhà giáo là tham gia giảng dạy và giáo dục học sinh, giáo dục thế hệ trẻ, giúp

các em có những kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm để sống, lao động và học tập.
Lịch sử là một môn học có vị trí quan trọng trong việc hình thành và phát triển
nhân cách học sinh. Dạy tốt môn Lịch sử ở bậc THCS sẽ góp phần thực hiện mục tiêu
môn học, nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển con người toàn diện. Học tốt môn
Lịch sử không những cung cấp kiến thức, kĩ năng cho các em mà nó còn có ý nghĩa
hết sức quan trọng đó là giáo dục cho các em niềm tự hào dân tộc, tôn trọng giá trị lịch
sử dân tộc Việt Nam (hơn 4 nghìn năm dựng nước và giữ nước). UNESCO xác định
mục đích giảng dạy Lịch sử: "Truyền thụ cho học sinh ý nghĩa của quá khứ và sự tiếp
tục trong hiện tại, dẫn dắt học sinh hiểu vai trò con người trong cộng đồng và vai trò
của cộng đồng trong thế giới nói chung".
Theo GS - TS Nguyễn Viết Thịnh, giảng viên khoa xã hội Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội cho rằng: “Học sinh giỏi môn Lịch sử chỉ cần học thuộc là chưa đủ,
chưa chính xác vì Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về các sự kiện, hiện tượng của
xã hội loài người đã xảy ra trong quá khứ". Chính vì vậy, người dạy và học Lịch sử
cần có phương pháp tư duy, phân tích, nhận xét, giải thích, so sánh các hiện tượng
Lịch sử theo quan điểm khoa học và đảm bảo tính chính xác.
Với quan niệm trên, chúng ta hiểu rằng học sinh giỏi môn Lịch sử là những học
sinh phải nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn và phải vận dụng được những
hiểu biết; những kỹ năng Lịch sử để giải quyết những nội dung cơ bản theo yêu cầu
của đề bài, của thực tiễn cuộc sống và học sinh giỏi môn Lịch sử là những học sinh có
năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng tốt nhất những kiến thức, kỹ năng chắc chắn về
Lịch sử, biết tư duy, suy luận về Lịch sử.
2. Thực trạng vấn đề
Lãnh đạo Phòng giáo dục, lãnh đạo các trường rất chú trọng đến chất lượng mũi
nhọn nên rất quan tâm đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Đời sống người dân sống trên địa bàn thị trấn Buôn Trấp ngày càng được nâng
cao nên các gia đình đã có nhiều điều kiện để đầu tư cho con em học tập.
Môn Lịch sử ở trường là môn có truyền thống đạt giải trong các kỳ thi chọn
học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh nên cũng thu hút học sinh đăng ký tham gia bồi
dưỡng.

Cũng như các bộ môn khác khi nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Lịch sử giáo viên đã được trang bị lí luận dạy học đó là Tâm lí học. Giáo dục học,
Phương pháp giảng dạy… Tuy nhiên, không có một giáo trình nào hướng dẫn cho giáo
viên phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cả do đó, có thể khẳng định đó chính là khó
khăn lớn nhất đòi hỏi người giáo viên muốn đạt được chất lượng cao trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi phải luôn tự học, tự rèn, nâng cao kiến thức, kinh nghiệm từ
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

4


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

học hỏi bạn bè đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy, luôn có ý thức phấn đấu không
tự bằng lòng với cái mình đã đạt được, luôn rút kinh nghiệm và dần dần đúc kết lại để
trang bị cho mình những bài học cần thiết trong giảng dạy.
Hiện nay đa số học sinh không thích học các môn Lịch sử vì các em cho rằng
đây là “môn khó học, khó nhớ và rất khô khan” , là môn phụ chỉ cần đủ điểm là được.
Thậm chí có lớp khi tôi vào chọn học sinh dự thi các em còn nói: “ Cô hỏi muộn thế các
thầy cô khác hỏi trước chúng em đăng ký hết rồi” Chính vì vậy việc tuyển chọn đội
tuyển học sinh giỏi là một việc làm rất dễ đối với các môn Toán, Lý, Hóa, Tiếng Anh
nhưng lại là một việc làm rất khó đối với tôi.
Một khó khăn nữa tôi gặp phải là hiện nay không chỉ có học sinh không thích
học mà nhiều phụ huynh học sinh cũng không muốn cho con em mình tốn nhiều thời
gian cho các môn Lịch sử thậm chí ngay cả việc tham gia bồi dưỡng và dự thi cũng vậy.
Sự định hướng, thuyết phục của giáo viên với học sinh có khả năng học tốt môn
Lịch sử vẫn còn hạn chế nên học sinh chưa thật mặn mà với bộ môn này do đó hạn chế
trong việc lựa chọn đúng đối tượng để bồi dưỡng.
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở một số trường còn mang tính chất mùa vụ, chỉ thực
hiện khi có kế hoạch của Phòng giáo dục cho nên học sinh phải học dồn ép dẫn tới

hiệu quả của công tác bồi dưỡng chưa cao.
Thời gian học của học sinh không ổn định, không được đảm bảo đúng theo kế
hoạch vì các em phải học trái buổi và học thêm quá nhiều.
Một số ít giáo viên chưa xác định rõ trọng tâm kiến thức để xây dựng đề cương
bồi dưỡng học sinh giỏi.
Việc hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi ở một
số trường còn chưa thỏa đáng, chưa kịp thời nên một số giáo viên chưa chú ý đầu tư
nâng cao năng lực để giảng dạy làm giảm đi sự hứng thú đối với học sinh.
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh qua các năm, tôi nhận thấy để học sinh
thích thú môn Lịch sử và đạt được giải cao qua các kì thi, giáo viên không chỉ tìm tòi
về mặt kiến thức mà còn phải làm tốt công tác định hướng tư tưởng cho học sinh một
cách chu đáo giúp các em có sự tự tin về vai trò, nhiệm vụ của mình nên chất lượng
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử đạt kết quả khá cao. Đó cũng là thành công cả
về mặt lí luận cũng như thực tiễn của bản thân trong quá trình dạy học.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp
- Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, chất lượng dạy học bộ môn
Lịch sử nói riêng. Giáo dục cho học sinh truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
- Nâng cao chất lượng mũi nhọn trong giáo dục của nhà trường, là động lực
thúc đẩy phong trào thi đua học tập ở học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm
vụ của trường, của ngành.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho những học sinh có năng lực, có niềm đam mê, có
sáng tạo trong học tập bộ môn.
- Lựa chọn được đội tuyển dự thi học sinh giỏi các cấp đạt kết quả cao.
- Thúc đẩy phong trào thi đua “ Hai tốt” trong nhà trường.
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

5



Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

- Làm cơ sở định hướng cho các em tiếp tục học lên và chọn lựa ngành nghề
sau này phù hợp với năng lực của mình.
- Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Phòng giáo dục và đào tạo sẽ chọn
lựa được một đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tâm huyết, có
kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để làm nòng cốt cho ngành giáo
dục và đào tạo của huyện.
- Giáo viên có điều kiện để nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
b.1 Xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
Sau khi lựa chọn được đội tuyển học sinh giỏi thông qua kỳ thi cấp trường, tôi
đã lập cho mình một kế hoạch, chương trình cụ thể để ôn luyện nhằm tránh tình trạng
thích đâu dạy đó. Bản thân cũng đã lên kế hoạch cụ thể về: thời gian bồi dưỡng, nội
dung, thời lượng, số lượng học sinh bồi dưỡng, chỉ tiêu phấn đấu đạt giải … Trong
suốt quá trình bồi dưỡng bản thân đã thực hiện nghiêm túc theo kế hoạch đề ra. Tìm
phương pháp biện pháp bồi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Một trong những
phương pháp quyết định thành hay bại của quá trình bồi dưỡng đó là: động viên, định
hướng cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra kiến thức.
Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường - trực tiếp là đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ
trách chuyên môn của trường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc bồi dưỡng học
sinh giỏi của giáo viên để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của trường đạt được kết
quả cao nhất.
b.2 Chọn đối tượng bồi dưỡng và thường xuyên làm công tác tư tưởng với
học sinh tham gia bồi dưỡng
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khâu đầu tiên là khâu phát hiện và
tuyển chọn học sinh, khâu này quan trọng chẳng khác gì khâu “ chọn giống của nhà
nông”. Vậy làm thế nào để vận động, thuyết phục được các em tham gia dự thi bộ môn
của mình? Trước hết giáo viên phải dạy như thế nào để làm cho các em yêu thích bộ

môn, say mê tìm tòi kiến thức, giáo viên phải có cách giảng dễ hiểu, phải gần gũi, thân
thiện với học sinh để các em thích cô từ đó sẽ thích môn học.
Như chúng ta đã biết theo quy chế thi học sinh giỏi thì đối tượng được thi học
sinh giỏi là những học sinh đang học lớp 9 tại trường, có học lực của năm học trước
đạt từ loại khá trở lên, hạnh kiểm đạt loại khá trở lên và điểm trung bình môn đăng ký
dự thi đạt từ 8,0 trở lên. Chính vì thế việc phát hiện học sinh giỏi đối với giáo viên bộ
môn là việc rất quan trọng, cần phải trải qua một quá trình theo dõi và giảng dạy trên
lớp cho nên cần phân công giáo viên chủ chốt bộ môn dạy lớp 6 và lớp 9.
Tổ chức thi học sinh giỏi cấp trường đối với từng bộ môn để tạo điều kiện thuận
lợi cho giáo viên trong công tác chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi ngay từ đầu năm học.
Trong quá trình dạy học trên lớp các giáo viên nên kết hợp những câu hỏi nâng
cao để phát hiện những học sinh thực sự có triển vọng để lựa chọn và bồi dưỡng ngay
từ các lớp đầu cấp.
Phải thường xuyên động viên, khuyến khích và kiên trì phân tích cho học sinh
thấy được phải làm như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất trong các kỳ thi. Vì suy cho
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

6


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

cùng việc bồi dưỡng học sinh giỏi thành công hay thất bại nhờ vào vai trò của người
giáo viên- người giáo viên mới gặp những “lực cản” mà buông xuôi thì khó có thể
thành công. Do đó, người giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi được ví như đạo diễn của
bộ phim, còn học sinh là những diễn viên thực hiện theo ý định của đạo diễn, nhưng
đạo diễn cũng cần biết quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của diễn viên.
Mặt khác giáo viên phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện khi
đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng
được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau.

Trong công tác tuyển chọn cũng cần lưu ý về vấn đề tâm lý học sinh. Tâm lí
vững vàng, bình tĩnh, tự tin thì bài làm sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại tâm lí hoang
mang, giao động, sợ sệt thì chất lượng bài làm sẽ kém. Bởi vậy giáo viên ôn luyện
cũng phải biết trấn tĩnh niềm tin cho học trò của mình.
Khi lựa chọn được đối tượng để ôn rồi thì giáo viên phải biết yêu nghề tận tụy
với nghề. Yêu trẻ tận tụy với trẻ. Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào niềm
ham mê yêu thích bộ môn. Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun đắp uy tín
của mình để có được lòng tin đối với học sinh.
b.3 Giáo viên bồi dưỡng nên biên soạn tài liệu theo từng chuyên đề để bồi
dưỡng học sinh giỏi.
Đây là biện pháp mang tính bền vững đối với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Lịch sử. Từ thực tế kinh nghiệm bồi dưỡng những năm qua cho thấy nội dung bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử rất phong phú được trải ở 4 khối lớp 6, 7,8, 9 và ở
mỗi khối lớp lượng kiến thức cần truyền đạt cho học sinh là vô hạn, giáo viên bồi
dưỡng rất khó xác định được nội dung kiến thức nào cần bồi dưỡng trước cho học
sinh, nội dung nào không quan trọng để giới hạn, đặc biệt là phần Lịch sử thế giới cận
đại và hiện đại (khối 8) và Lịch sử thế giới hiện đại và Lịch sử việt Nam từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến năm 1975 (khối 9), bên cạnh đó trong một vài trường hợp
người giáo viên không thể bồi dưỡng kiến thức trong sách giáo khoa theo một trình tự
cố định hết Bài 1 đến Bài 2, Bài 3 …do không đủ thời gian hoặc do kiến thức được sắp
xếp theo từng phần, từng chương theo phương pháp dàn trải. Chính vì thế, bản thân đã
tiến hành soạn tài liệu riêng theo từng chuyên đề của nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi
cụ thể như sau:
- Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam cổ đại (khối 6).
- Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam trung đại (khối 7).
- Chuyên đề Lịch sử thế giới và Việt Nam cận hiện đại (khối 8)
Sau khi đã ôn xong nội dung kiến thức cơ bản, thời gian còn lại tôi sẽ luyện cho
các em các dạng đề nâng cao từ nguồn đề tham khảo đã tích lũy được qua các năm
trong các kì thi cấp huyện, cấp tỉnh của tỉnh Đăk Lăk và đề thi của các tỉnh khác được
tham khảo từ Internet, từ sách nâng cao dành cho học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 và cả đề

thi dành cho cao đẳng và đại học nếu phù hợp.
Khi đã biên soạn được tài liệu giáo viên rất thuận lợi trong việc bồi dưỡng cho
học sinh vì lượng kiến thức đã được định trước, đồng thời hạn chế việc mất thời gian
và có thể bồi dưỡng theo sở thích của mình.
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

7


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

* Hệ thống kiến thức trọng tâm cần nắm.
Khối 6:
- Ngay từ buổi ôn đầu tiên tôi đã cho các em ôn lại khái niệm Lịch sử là gì?
Mục đích học tập Lịch sử: Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc
mình, để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động của dân tộc mình và của cả loài người
trong quá khứ. Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong
quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai. Từ đó sẽ động viên, thuyết phục các
em yên tâm học tập bộ môn này bởi nó là một là khoa học, có nhiệm vụ tìm hiểu và
khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người.
- Tiếp theo là phần xã hội nguyên thủy trên thế giới và xã hội nguyên thủy ở
Việt Nam ở phần này học sinh phải nắm chắc thời gian, địa điểm tìm thấy dấu tích,đời
sống xã hội, hình dáng của người nguyên thủy. Từ đó các em biết so sánh các đặc điểm
của người tối cổ với người tinh khôn, biết được Việt Nam cũng là quê hương của loài
người.
- Một nội dung kiến thức trọng tâm khác không thể bỏ qua đó là tìm hiểu về các
quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây. Ở chuyên đề này yêu cầu các em nắm
được thời gian, địa điểm, tên gọi, đặc điểm về kinh tế, xã hội và những thành tựu của
các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.
- Sau khi nắm được những kiến thức trọng tâm của phần Lịch sử thế giới tôi

cho các em tìm hiểu về thời kỳ dựng nước của nước ta - nhà nước Văn Lang, Âu Lạc:
Điều kiện ra đời; thời gian, địa bàn thành lập; tổ chức nhà nước: đời sống vật chất; đời
sống tinh thần; kiến trúc và cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông để từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay.
- Cuối cùng là chuyên đề Việt Nam thời Bắc thuộc học sinh nắm chắc được tên
các cuộc khởi nghĩa, cuộc kháng chiến, thời gian, người lãnh đạo. Nắm được Quốc
hiệu, tên gọi nước ta trong thời Bắc thuộc.
Khối 7 :
- Các cuộc phát kiến địa lý, học sinh cần phải nắm được nguyên nhân, điều
kiện, thời gian, tên các nhà phát kiến địa lý và ý nghĩa của các cuộc phát kiến đại lý.
- Về phong trào văn hóa Phục hưng giáo viên cũng cần cho các em nhớ lại được
nguyên nhân, khái niệm, nội dung, ý nghĩa và các nhà văn hóa khoa học tiêu biểu của
phong trào văn hóa Phục hưng.
- Chuyên đề các triều đại phong kiến Việt Nam, đây là nội dung cơ bản và
xuyên suốt trong chương trình lịch sử lớp 7 nên tôi yêu cầu các em nắm được các vấn
đề trọng tâm sau: Thứ tự các triều đại, thời gian, quốc hiệu nước ta quan các triều đại
đó; tên vị vua sáng lập và kinh đô của mỗi triều đại đó.
- Chuyên đề các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ thời Tiền
Lê đến thời Tây Sơn. Ở chuyên đề này đòi hỏi các em phải nhớ được những nội dung
như: Tên cuộc kháng chiến, thời gian, trận đánh tiêu biểu, nhân vật lịch sử tiêu biểu và
cách đánh giặc của cha ông ta qua các cuộc kháng chiến
- Tiếp đó là chuyên đề các bộ luật thời phong kiến của nước ta đối với nội dung
này tôi cho các em nhớ lại tên các bộ luật, điểm giống và khác nhau của các bộ luật đó.
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

8


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở


- Khái quát sự phát triển của giáo dục nước ta thời Lý, Trần, Hồ và Lê Sơ ở
chuyên đề này các em cần phải nắm được sự phát triển, thành tựu nổi bật của giáo dục
nước ta dưới các triều đại.
- Cuối cùng tôi cho các em ôn lại hai chuyên đề nói đến vấn đề cải cách trong
xã hội phong kiến Việt Nam đó là: Những cải cách của Hồ Quý Lý và Quang Trung
xây dựng đất nước.
Khối 8:
- Các cuộc Cách mạng tư sản trên thế giới là một nội dung ở lớp 8 mà các em
phải nắm chắc. Bởi từ nội dung này các em sẽ biết được sự hình thành và phát triển
của chế độ chủ nghĩa tư bản. Một chế độ xã hội xuyên suốt phần lịch sử lớp 8 và lớp 9.
Trong chuyên đề này yêu cầu học sinh phải tìm được cuộc cách mạng tư sản nào là
triệt để nhất và giải thích được tại sao?
- Chuyên đề thứ hai các em cần nắm được đó chính là Công xã Pari 1871 đây là
cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đã đưa giai cấp vô sản lên nắm quyền. Từ
đó các em sẽ rút ra được thế nào là cách mạng vô sản và các em có thể rút ra điểm
khác nhau giữa cách mạng vô sản với cách mạng tư sản.
- Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc – một cuộc cách mạng tư sản diễn ra
ở châu Á có ảnh hưởng không nhỏ đến cách mạng nước ta cũng là một nội dung kiến
thức trọng tâm các em cần nắm.
- Chuyên đề về Chiến tranh thế giới thứ nhất( 1914-1918) và chiến tranh thế
giới thứ 2( 1939-1945) cũng là một vấn đề trọng tâm đã nhiều năm đề thi của tỉnh Đăk
Lăk đề cập đến trong đề thi vì thế đây cũng là một nội dung tôi phải xoáy cho các em
khi ôn.
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội của Liên Xô ( 1925 -1941) là một nội dung hết sức quan trọng bởi cách mạng tháng
10 Nga là cuộc cách mạng vô sản thắng lợi đầu tiên trên thế giới, nó đã làm cả thế giới
phải rung chuyển, đồng thời sự thắng lợi của nó còn đưa tới sự hình thành một chế độ xã
hội mới trên thế giới. Xã hội đó hình thành đã làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là hệ
thống duy nhất trên thế giới nữa. Mặt khác các em phải nắm chắc nội dung này vì ở lớp 9

các em tiếp tục được tìm hiểu về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô từ
1945- đến 1991. Mặt khác cuộc cách mạng tháng 10 Nga 1917 chính là ánh sáng chân lý
để Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta, đưa đất nước
ta đi theo chế độ chủ nghĩa xã hội.
Riêng Lịch sử lớp 9 là nội dung kiến thức quan trọng nhất khi thi học sinh giỏi
cấp huyện,cấp tỉnh vì vậy ngay từ những năm đầu tiên khi bắt đầu ôn tôi đã tiến hành biên
soạn đề cương ôn tập theo từng bài cụ thể phân chia thành các giai đoạn như sau:
+ Lịch sử thế giới hiện đại( 1945 đến nay)
+ Lịch sử Việt Nam 1919 -1930
+ Lịch sử Việt Nam 1930 -1939
+ Lịch sử Việt Nam 1939 -1945
+ Lịch sử Việt Nam 1946 -1954
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

9


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

+ Lịch sử Việt Nam 1954 -1975
+ Lịch sử Việt Nam 1975 -2000
+ Phần Lịch sử địa phương: Tôi cho học sinh nắm được thời gian, địa điểm ra
đời của Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Đăk Lăk; cách mạng tháng Tám ở Đăk Lăk ; cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của quân và dân Đăk Lăk.
Sau mỗi chương, mỗi bài cụ thể tôi lại đưa ra những câu hỏi nâng cao để yêu
cầu các em vận dụng kiến thức đã học vào thực hành và luyên tập các dạng đề khác nhau.
b.4 Sau đây xin trình bày một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Lịch sử .
Khác với nhiều giáo viên bồi dưỡng khác, phương pháp đầu tiên tôi sử dụng
trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi của mình là tôi sử dụng hương pháp kiểm tra,

đánh giá là phương pháp đầu tiên. Điều này có thể trái với quy luật dạy học nhưng tôi
thiết nghĩ bồi dưỡng học sinh giỏi là ôn lại, hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời mở
rộng, nâng cao những nội dung kiến thức trọng tâm trong chương trình cho các em.
Vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân, sau khi thi học sinh giỏi cấp trường
xong, đội tuyển bồi dưỡng đã được chọn, thông thường tôi thường chọn tư 5-8 em
tham gia bồi dưỡng, trong quá trình ôn luyện sẽ sàng lọc, kiểm tra và chọn lại đội
tuyển chính thức để thi cấp huyện theo chỉ tiêu phòng giáo dục phân bổ. Khoảng đầu
tháng 10 hàng năm, đội tuyển bắt đầu ôn tập; trong buổi ôn tập đầu tiên tôi sẽ cho các
em làm một bài kiểm tra trắc nghiệm thời gian từ 15 đến 20 phút. Sau đó tôi tiến hành
hỏi từng câu các em dùng bút đỏ tự chấm phần làm bài của mình, tiếp đó cô trò cùng
tổng hợp kết quả của mỗi em. Như vậy qua bài kiểm tra ngắn này tôi đã biết được khả
năng nhớ sự kiện Lịch sử tiêu biểu đã học của từng em. Nhớ và nắm chắc các sự kiện
Lịch sử đây là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình ôn thi học sinh giỏi môn Lịch
sử.
Bên cạnh đó kiểm tra là để giúp học sinh hoàn thiện kĩ năng viết khi làm bài
nhưng nó còn có tác dụng phản hồi, giúp giáo viên kiểm tra một cách chính xác mức
độ nắm kiến thức cũng như các kĩ năng vận dụng xử lí kiến thức của học sinh khi thi.
Trong quá trình bồi dưỡng sẽ sử dụng sau khi hoàn thành một nội dung lớn quan trọng
chứ không phải dùng để giao khoán cho học sinh như nhiều giáo viên vẫn sử dụng.
Khi sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các bước sau đây:
- Bước một yêu cầu học sinh đọc nghiên cứu kĩ đề bài để xác định được yêu cầu
câu hỏi và cần sử dụng kĩ năng gì để xử lí (phân tích, giải thích, chứng minh, liên hệ,
so sánh... ) cần sử dụng những đơn vị kiến thức gì để làm bài.
- Bước hai là lập dàn ý trả lời để tránh lỗi thiếu sót khi làm bài có thể làm mất
điểm đáng tiếc hoặc bài làm lan man, dàn trải, tốn nhiều thời gian.
- Bước ba là tiến hành viết bài trong khi viết bài cần trình bày có cấu trúc chặt
chẽ lôgic, mỗi câu hỏi cần có phần mở bài và kết bài, bài làm cần trình bày sạch sẽ
đúng ngữ pháp, đúng chính tả.
- Bước cuối cùng là kiểm tra lại bài làm bằng cách đọc qua và sửa chữa lỗi
trước khi kết thúc việc làm bài.

Lịch sử, là môn “học thuộc” nên đòi hỏi học sinh phải siêng năng, chăm chỉ vì
thế trong mỗi tiết ôn tôi thường dành một khoảng thời gian nhất định để kiểm tra lại kiến
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

10


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

thức cũ và chỉ cho các em phương pháp để học thuộc có hiệu quả cao nhất, tránh kiểu
học vẹt, học trước quên sau.
Trong quá trình bồi dưỡng luôn kết hợp ra đề để kiểm tra, chấm điểm, chỉnh
sửa văn phong, ngôn từ và cách trình bày cho các em. Đồng thời cho các em làm một số
đề thi để kiểm tra kiến thức đồng thời rèn luyện cho học sinh kỹ năng thi cử.
Quá trình bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng tránh
tình trạng dồn ép. Giáo viên, nhà trường thường xuyên động viên quan tâm bằng nhiều
hình thức để các em cố gắng ôn luyện thật tốt.
Trong quá trình bồi dưỡng yêu cầu đối với giáo viên khi chấm bài của học sinh
cần đọc kĩ để phát hiện những điểm sáng tạo của học sinh nhằm động viên phát huy và
cả những điểm sai, điểm yếu để sửa chữa uốn nắn từ đó tạo động lực cho học sinh
trong học tập.

* Phương pháp lập bảng thống kê trong bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
Phương pháp lập bảng hệ thống kiến thức giúp học sinh khát quát được kiến
thức tổng hợp từ nội dung cụ thể của bài học.
Ví dụ: Khi ôn phần xã hội nguyên thủy trên thế giới vã xã hội nguyên thủy ở
Việt Nam, trong phần này học sinh phải nắm chắc thời gian, địa điểm tìm thấy dấu
tích,đời sống xã hội, hình dáng của người nguyên thủy. Đây là một nội dung kiến thức rất
khó nhớ đối với các em vì nó có niên đại cách ngày nay quá lâu. Vì thế tôi đã giúp các em
nắm chắc nội dung này bằng cách hướng dẫn các em lập bảng biểu như sau:

Nội dung
Nguyên thủy thế giới
Nguyên thủy Việt Nam
Thời gian -Địa điểm tìm thấy dấu tích Thời gian
-Địa điểm tìm thấy dấu
-Đời sống
tích
-Hình dáng
-Đời sống
-Hình dáng
Loài vượn cổ Hàng chục Những khu rừng rậm
triệu năm
Người tối cổ
3-4 triệu
- Đông Phi, Gia va ( In 40 – 30 vạn Thẩm Khuyên, Thẩm
năm
đônê xi a), Bắc kinh(Trung năm
Hai( Lạng Sơn), núi Đọ
Quốc)
(Thanh Hóa), Xuân
- Sống thành từng bầy
Lộc ( Đồng Nai) – phát
trong các hang động, săn
hiện ra công cụ đá ghè
bắt, hái lượm, công cụ bằng
đẽo thô sơ dùng để chặt
đá, tìm ra lửa
đập, những chiếc răng
- Dáng hơi đi còng lao về
của người tối cổ.

phía trước, trán thấp và bợt
ra phía sau, u mày nổi cao,
cơ thể nhiều lông ngắn, thể
tích sọ não từ 850Cm3 đến
1100cm3
Người tinh
4 vạn năm - Khắp các châu lục
Giai đoạn
- Mái đá Ngườm( Thái
khôn
trước
- Sống thành thị tộc gồm đầu 3-2 vạn Nguyên), Sơn Vi (Phú
vài chục gai đình có cùng năm
Thọ), Lai Châu, Sơn
huyết thống, biết trồng trọt
La, Bắc Giang, Thanh
chăn nuôi, làm đồ trang
Hóa…
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

11


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

sức, dẹt vải, làm gốm
- Dáng thẳng, trán cao,
không còn lớp lông trên
người, mặt phẳng, bàn tay
nhỏ, khéo léo, thể tích sọ

não lớn 1450cm3
- Giai đoạn
phát triển
12.000 –
4000 năm

- Hòa Bình, Bắc Sơn
( Lạng Sơn), Quỳnh
Văn( Nghệ An), Hạ
Long (Quảng Ninh) –
rùi bằng đá cuội, công
cụ bằng xương, sừng,
cuốc đá…

Hay khi ôn chuyên đề: Các cuộc phát kiến địa lý ở lớp 7, tôi cũng cho các em
ôn tập bằng cách lập bảng niên biểu với các nội dung dưới đây:
Thời gian

Tên nhà phát kiến

Thành tựu

Ý nghĩa

Hoặc khi dạy đến kiến thức của lớp 8 chuyên đề: Cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược từ 1858-1884, tôi và học sinh cũng ôn lại kiến thức đã học bằng
lập bảng thống kê cụ thể như sau:
Quá trình xâm
lược của thực
dân Pháp (1)

Pháp nổ súng xâm
lược nước ta tại
Đà Nẵng

Thời gian
(2)

Triều đình( 3)

Cuộc kháng chiến của
nhân dân ta (4)

1.9.1858

- Quân dân ta do Nguyễn
Tri Phương chỉ huy đã đánh
bại kế hoạch đánh nhanh
thắng nhanh của Pháp.

……………..
Pháp tấn công cửa
biển Thuận An

……….
18.8.1883

…………………….

- Nhiều toán nghĩa binh
nổi lên phối hợp với

quân triều đình( Phạm
Văn Nghị, Phạm Gia
Vĩnh.)
………………..

25.8.1883

-Triều đình ký với Pháp
hiệp ước Hắc-măng, thừa
nhận quyền bảo hộ của
Pháp ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ

Sau đó Pháp
chiếm hàng loạt
các tỉnh ở Bắc Kỳ(
Bắc Ninh, Tuyên
6.6.1884
Quang, Thái
Nguyên…)

- Pháp buộc triều đình ký
hiệp ước Pa-tơ- nốt. Nhà
nước PK Nguyễn với tư
cách là 1 quốc gia độc lập
đã hoàn toàn sụp đổ.

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

12



Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Khi dạy chương II Lịch sử Việt Nam trong những năm 1930-1939, sau khi giúp
học sinh nắm chắc phần kiến thức trọng tâm, tôi ra câu hỏi yêu cầu học sinh lập bảng
niên biểu để so sánh phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931
với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1936 – 1939 theo các nội dung:
nhiệm vụ (khẩu hiệu ); lãnh đạo; mặt trận; hình thức đấu tranh.
Yêu cầu học sinh phải kẻ bảng so sánh được:
Nội dung

1930- 1931

1936 -1939

Nhiệm vụ( khẩu hiệu)

Đánh pháp giành độc lập
dân tộc,đánh phong kiến
giành ruộng đất cho dân
cày

Chống phát xít, chống
chiến tranh đế quốc, chống
phản động thuộc địa. Đòi
tự do, dân chủ, cơm áo, hòa
bình

Lãnh đạo


Đảng Cộng
Dương

Sản

Mặt trận

Đông Đảng Cộng
Dương

Sản

Đông

Mặt trận nhân dân phản đế
Đông Dương. 3-1938 đổi
thành mặt trận Dân Chủ
Đông Dương

Hình thức đấu tranh

Biểu tình, mít tinh, đấu Mít tinh, biểu tình, đưa dân
tranh vũ trang, bí mật, bất nguyện, hợp pháp, nữa hợp
hợp pháp
pháp. Công khai, nữa công
khai

* Sử dụng phương pháp sơ đồ trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử.
Phương pháp sử dụng sơ đồ được sử dụng khá phổ biến trong dạy học Lịch sử để
giúp các em nhớ và khái quát được một đơn vị kiến thức hay một giai đoạn Lịch sử từ

đó sẽ phát huy được cho học sinh khả năng khái quát và tổng hợp kiến thức..
* Ví dụ cụ thể:
Câu 1: Em hãy khái quát những nội dung chính của lịch sử Việt Nam giai đoạn
1930-1945.
Với các câu hỏi mang tính tổng hợp như trên, học sinh giỏi môn Lịch sử phải
hình thành được các kỹ năng (so sánh, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát
hóa) bằng con đường ngắn nhất là vẽ sơ đồ.

1930-1945

1930-1939

1930

1939-1945

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

1930-1931

1936-1939

13


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Đảng cộng sản
Việt Nam ra
đời:

-Hoàn cảnh
-Sự thành lập
- Ý nghĩa
- Vai trò của
Nguyễn Ái
Quốc

Phong trào
CM 19301931 đỉnh
cao là Xô
Viết Nghệ
Tĩnh:
-Nguyên
nhân
- Diễn biến
- Ý nghĩa

Cuộc vận
động dân
chủ:
-Bối cảnh
-Chủ
trương
- Diễn
biến
- Ý nghĩa

-Tình
hình thế
giới.

- Những
cuộc nổi
dậy đầu
tiên.

nghĩa,
bài học
kinh

Cao trào
CM tiến tới
tổng khởi
nghĩa
tháng
8/1945:
-Mặt trận
Việt Minh
ra đời
- Hoạt
động của
VM

Cao trào
kháng
Nhật cứu
nước:
-Hoàn
cảnh
- Chủ
trương

- Diễn
biến
- Ý nghĩa

Tổng khởi
nghĩa tháng
Tám năm
1945:
-Hoàn cảnh
- Diễn biến
-Ý nghĩa
- Nguyên
nhân thắng
lợi

Câu 2: Em hãy trình bày cách tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Sơ thế kỉ XV.
Với câu hỏi này trong khi ôn tôi cũng hướng dẫn các em nhớ lại cách tổ chức
bộ máy nhà nước thời Lê Sơ bằng cách vẽ sơ đồ. Học bằng sơ đồ sẽ giúp các em nhớ
lâu hơn, thuộc nhanh hơn. Cũng từ sơ đồ này các em có thể diễn giải cách tổ chức bộ
máy nhà nước thời Lê Sơ bằng lời một cách nhanh nhất.
Vua
Quan đại thần
Bộ Bộ
lại hộ
Lại

Bộ
binh

Bộ

hình
13 Đạo

Bộ
công

Bộ
lễ
Đô ti
Thừa ti

Phủ

Hiến ti

Huyện( Châu )


*Sử dụn phương pháp nêu vấn đề trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử.
Phương pháp nêu vấn đề nhằm giúp học sinh nhớ lại kiến thức đã học đây là
phương pháp chủ đạo trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
Đối với nội dung kiến thức Lịch sử 9 là nội dung kiến thức chủ đạo khi thi các
cấp nên khi ôn tôi thường dạy theo bài, sau mỗi bài sẽ có các câu hỏi vận dụng, nâng
cao để phát huy khả năng tư duy, suy luận và khả năng tổng hợp kiến thức của các em.
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

14


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở


Trước mỗi đợt thi cấp huyện, cấp tỉnh tôi thường kiểm tra lại kiến thức của các em
bằng cách sử dụng phương pháp nêu vấn đề.
Ví dụ khi ôn đến bài 5 Các nước Đông Nam Á tôi sẽ đặt câu hỏi: Em hãy khái
quát lại những nội dung chính của bài. Nêu tình hình chung của các nước Đông Nam
Á trước và sau 1945. Hãy khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức
ASEAN? Khi học sinh trả lời tôi thường kết hợp chốt lại trên bảng theo sơ đồ hình lan
quạt( hay còn gọi là sơ đồ tư duy) để các em nắm chắc các nội dung chính, không bỏ
sót các nội dung quan trọng của bài. Cụ thể như sau:
Bài 5:

Tình hình ĐNA trước và sau 1945

Trước 1945
Sau 1945

Từ 8/1945
Giữa 1950 ĐLập
ĐNA trong CT lạnh

Tổ chức ASEAN

Hoàn cảnh
Sự thành lập
Mục tiêu
Nguyên tắc hoạt động
Sự phát triển của ASEAN

Trên cơ sở kiến thức đã học các em nhắc lại sau đó giáo viên bổ sung, điều
chỉnh và củng cố chốt thêm nội dung cho học sinh. Sau khi học sinh đã trả lời được

những vấn đề đặt ra ở trên, tôi lại tiếp tục cho các em ôn tập những câu hỏi mở rộng
nâng cao liên quan đến bài đã học.
Câu hỏi: 1. Những biến đổi của các nước ĐNA sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Những biến đổi của ĐNÁ sau chiến tranh thế giới thứ hai:
+ Biến đổi thứ nhất: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.
+ Biến đổi thứ hai: Từ khi giành được được độc lập dân tộc, các nước Đông Nam Á
đều ra sức xây dựng kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn, như Thái Lan, Ma-laixi-a, Xin-ga-po. Đặc biệt, Xin-ga-po trở thành nước phát triển nhất trong các nước Đông
Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.
+ Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các
nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế
của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hoà bình, hữu
nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là biến đổi quan trọng nhất, bởi vì:
+ Từ thân phận là các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước
độc lập…
+ Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây
dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh.
2. Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập vào thời gian nào?
Việt Nam gia nhập tổ chức này khi nào? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi
gia nhập tổ chức này ?

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

15


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước ĐNA ( ASEAN ) được thành lập tại thủ đô
Băng Cốc - Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,

Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Ngày 28/7/1995, Việt Nam ra nhập tổ chức này.
Cơ hội của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Tạo điều kiện cho Việt Nam phát
triển tiến bộ, khắc phục được khoảng cách giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;
hàng hoá Việt Nam có cơ hội xâm nhập thị trường các nước ĐNA và thị trường thế giới;
Việt Nam có điều kiện tiếp thu công nghệ mới và cách thức quản lý mới của thế giới.
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực,
đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới.
Có điều kiện để tiếp thu, học hỏi trình độ quản lý của các nước trong khu vực
và giao lưu về giáo dục, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu
vực.
Thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN: Nếu Việt Nam không bắt kịp
được với các nước trong khu vực sẽ có nguy cơ bị tụt hậu xa hơn về kinh tế; Có điều kiện
hoà nhập với khu vực và thế giới về mọi mặt nhưng rễ bị hoà tan nếu như không giữ được
bản sắc dân tộc. Đội ngũ lao động của nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ chuyên môn.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước với nước ta. Âm mưu diễn biến hòa bình và sự
chống phá chính quyền của các thế lực thù địch cũng là một thách thức lớn đối với nước
ta trong giai đoạn hiện nay.
3. Tại sao có thể nói: Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, "một chương
mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á"?
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử
các nước Đông Nam Á là vì:Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có
nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN.
Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần
đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức
thống nhất.
Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế,
quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn
khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát
triển của Đông Nam Á. Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông

Nam Á
Hay khi ôn đến bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa , tôi cũng hướng dẫn học sinh nhớ và nhắc lại kiến
thức đã học bằng cách lập sơ đồ như trên bằng cách nêu vấn đề.

Bài 2 3:

Lệnh tổng KN được ban bố

Hoàn cảnh thế giới
Hoàn cảnh trong nước
Sự chuẩn bị của Đảng

Giành chính quyền ở Hà Nội
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

16


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Giành chính quyền trong cả nước
Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi

Ý nghĩa

Trong nước
Thế giới

Nguyên nhân


Chủ quan
Khách quan

Tương tự như bài 5 ở bài 23 này sau khi yêu cầu học sinh khái quát được những
nội dung chính của bài, từ đó giáo viên nêu vấn đề để các em nhớ và nhắc lại những
kiến thức đã học. Cứ như vậy đối với kiến thức của Lịch sử 9 sau khi dạy để các em có
kiến thức cơ bản trước khi thi tôi sẽ hệ thống lại toàn bộ kiến thức cho các em thông
qua phương pháp nêu vấn đề, khái quát vấn đề đó cũng là một cách giúp các em khi
làm bài thi sẽ không bỏ sót nội dung kiến thức.
* Hướng dẫn học sinh giải các câu hỏi mở rộng, nâng cao và luyện một số đề
thi huyện, tỉnh Đăk Lăk, các huyện tỉnh khác.
- Giải các câu hỏi mở rộng, nâng cao:
Câu 1: Phân tích tính thời cơ trong cách mạng tháng Tám. Tại sao nói thời cơ của
cách mạng tháng Tám là “thời cơ ngàn năm có một”?
Câu 2: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc ở các
nước châu Á, châu Phi so với các nước Mỹ La - Tinh có gì khác nhau? Tại sao?
Câu 3: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi giành độc lập đã
lâm vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc?
Câu 4: Đảng và Nhà nước ta có những chủ trương và biện pháp gì nhằm giải quyết
khó khăn, bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Tám?
Câu 5: Đảng chính phủ và nhân dân ta đã thực hiện chủ trương, sách lược gì để đối
phó với âm mưu mới của thực dân Pháp từ sau ngày 2/9/1945 đến trước khi cuộc
kháng chiến toàn quốc bùng nổ?
Câu 6: Tại sao ta ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946?
Câu 7: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện
nào? Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến.
Câu 8: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi nào của quân và dân ta
buộc Pháp phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài với ta? Nêu âm
mưu của Pháp, chủ trương của ta, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó.

Câu 9: Tại sao nói chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 đã đánh dấu bước tiến vượt
bậc của quân đội ta ?
Câu 10: Bằng các sự kiện Lịch sử, chứng minh rằng từ thu – đông 1950 đến xuân
1954 ta đã giữ vững thế chủ động tiến công trên các chiến trường chính Bắc Bộ?
Câu 11: Vì sao Điện Biên Phủ được chọn là điểm quyết chiến chiến lược giữa quân và
dân ta với thực dân Pháp?
Câu 12: Bằng những sự kiện Lịch sử, hãy chứng minh phong trào “Đồng khởi” đã
chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?
Câu 13: Trong thời kì 1954 -1975 phong trào đấu tranh nào đã đánh dấu bước phát
triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công? Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào?
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

17


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Câu 14: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng
miền Nam và miền Bắc sau khi kí hiệp định Giơ –ne –vơ. Vì sao có mối quan hệ đó?
Câu 15: Điểm giống và khác nhau giữa các chiến lược ''Chiến tranh cục bộ'', "Chiến
tranh đặc biệt" “Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ ở
miền Nam.
Câu 16: Kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam đã được Đảng ta xây dựng đựa vào
điều kiện lịch sử nào? Nội dung của kế hoạch đó?
Câu 17: Vì sao Bộ Chính trị chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong
năm 1975?
Câu 18: Tại sao nói thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp chống Mĩ cứu
nước( 1954-1975) là một trong những thắng lợi vĩ đại nhất, hiển hách nhất trong lịch
sử dân tộc, đồng thời là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất

thời đại?
Câu 19: Công cuộc đổi mới đất nước được đề ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? Nêu
nội dung của công cuộc đổi mới của Đảng năm 1986.
Câu 20: Bài học kinh nghiệm của Đảng ta từ 1930 đến nay
Câu 21: Tại sao Mĩ là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai?
Nêu những thành tựu chủ yếu của khoa học-kĩ thuật Mĩ sau chiến tranh?
Câu 22: Tại sao nói hội nghị cấp cao giữa các nước EC diễn ra vào tháng 12/1991
đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu?
Câu 23: Chứng minh rằng: “Vào những năm 60,70 của thế kỷ XX nền kinh tế Nhật
Bản phát triển thần kỳ”. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ đó.
Câu 24: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau? Nêu quá trình hình
thành liên kết khu vực.
Câu 25: Tại sao nói: Hoà bình, hợp tác cùng phát triển, vừa là thời cơ, vừa là thách
thức đối với tất cả các dân tộc khi bước vào thế kỉ XIX? Nhiệm vụ của nước ta hiện
nay là gì?...
- Luyện một số đề thi huyện, tỉnh Đăk Lăk, các huyện, tỉnh khác.
+ Đề thi cấp huyện Krông Ana
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA
ĐỀ CHÍNH THỨC

KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
KHOÁ NGÀY 01/02/2013
Đề thi môn: Lịch sử 9
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1 (2 điểm). Hãy làm rõ ý kiến: Việt Nam là một trong những quê hương
của loài người.
Câu 2 (3 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử của dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ
XV, hãy chứng minh dân tộc Việt Nam không hề bị khuất phục trước âm mưu bành
trướng của các triều đại phong kiến Trung Quốc.

Câu 3 (4 điểm). Xu thế phát triển của thế giới ngày nay là gì? Thời cơ và thách
thức đối với nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ?
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

18


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Câu 4 (4 điểm). Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 5 (7 điểm). Hãy so sánh phong trào cách mạng 1930 – 1931 với phong trào
cách mạng 1936 – 1939.
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG ANA

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
KHÓA NGÀY 09/02/2015

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ 9
Thời gian làm bài: 150 phút

Câu 1: (2 điểm)
Thập niên 50 của thế kỉ XX, Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nước trở thành hệ
thống thế giới. Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Câu 2: (4 điểm)
Tổ chức Liên hợp quốc chính thức được thành lập vào thời gian nào? Nhiệm vụ
và nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là gì? Em hãy kể tên 5 tổ chức chuyên
môn của Liên hợp quốc ở Việt Nam mà em biết.
Câu 3: (4 điểm)

Cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai của loài người bắt nguồn từ
đâu? Tác động tích cực của cuộc cách mạng này như thế nào và chúng ta cần làm gì để
hạn chế mặt tiêu cực?
Câu 4: (4 điểm)
Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hóa như thế nào?
Hãy Cho biết thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp đó.
Câu 5: (3 điểm)
Động cơ nào thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra nước ngoài tìm đường cứu nước
mới? Công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?
Câu 6: (3 điểm)
Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử
cách mạng Việt Nam?
+ Đề thi tỉnh Đăk Lăk
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK LĂK
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2015-2016
MÔN: LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1. (4,5điểm)
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

19


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở


Đến giữa tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Đông Dương dựa trên những cơ sở
nào để quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước? Nêu ý nghĩa lịch sử của
Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đăk Lăk khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi
vào thời gian nào?
Câu 2.(3,5điểm)
Hãy trình bày hai sự kiện tiêu biểu của cách mạng Cu ba( 1953-1959). Cách
mạng Cu ba thành công có ý nghĩa lịch sử như thế nào? Em biết gì về sự kiện lịch sử
đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ đặc biệt Việt Nam Cu ba vừa mới diễn ra đầu
năm 2018?
Câu 3.(4,5điểm)
Em hãy cho biết công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam
trong thời kỳ 1919-1930. Theo em công lao nào lớn nhất? Vì sao?
Câu 4.(4.0điểm)
Nguyên nhân dẫn đến phong trào“Đồng khởi” ( 1959-1960)? Vì sao phong
trào“ Đồng khởi” được coi là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng
miền Nam?
Câu 5. (3,5điểm)
Hãy chứng minh nhận định: “ Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, Mĩ chiếm ưu thế tuyệt đối về kinh tế và quân sự trong thế giới tư bản”. Theo em,
nguyên nhân cơ bản nào giúp Mĩ trở thành nước giàu mạnh nhất thế giới sau khi Chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc?
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH ĐĂK LĂK

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài:150 phút( không kể thời gian giao đề)

Ngày thi 4/4/2018

Câu 1. (3,0điểm) Nêu những nét nổi bật của Mĩ La Tinh từ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai đến nay.
Câu 2.(3,0điểm) Hoàn thiện những sự kiện chính trong quá trình hình thành và
phát triển của Liên minh châu Âu theo bảng dữ liệu dưới đây :
Thời gian
Nội dung
18/4/1951
25/3/1957
1/7/1967
7/12/1991
01/01/1991
28/11/1990
Câu 3.(4,0điểm) Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị cho quá trình thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam như thế nào?
Câu 4.(4.5điểm) Thực dân Pháp và Chính phủ Tưởng Giới Thạch kí Hiệp ước
Hoa- Pháp( 28/2/1946), Đảng và Chính phủ cách mạng ta đã có chủ trương và biện
pháp như thế nào đối với thực dân Pháp?

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

20


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Câu 5. (5,5điểm) Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh như
thế nào? Trình bày nội dung đường lối đổi mới của Đảng ta về kinh tế và chính trị
trong giai đoạn từ 1986 đến năm 2000
+ Đề tham khảo khác
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ
(Thời gian làm bài:150 phút, không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,5 điểm)
Từ năm 1858 đến năm 1884 triều đình nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp những
ngày bản Hiệp ước nào? Nội dung những bản Hiệp ước đó? Anh (chị) hãy nhận xét âm
mưu của thực dân Pháp trong quá trình xâm lược nước ta và thái độ của triều đình nhà
Nguyễn trong quá trình chống xâm lược đó.
Câu 2 (1,5 điểm)
Quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 – 1918.
Câu 3 (2,5 điểm)
Có đúng hay không khi cho rằng: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp ở Việt Nam đã tạo điều kiện biến trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng mới ở đầu thế ký XX? Giải thích.
Câu 4 (1,5 điểm)
Vì sao nói các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của
cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Câu 5 (2,0 điểm)
Trình bày những quyết định của Hội nghị I-an-ta (tháng 2/1945). Tác động của những
quyết định này đến khu vực Động Nam A sau chiến tranh thế giới thứ hai.

ĐỀ 1

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
MÔN: SỬ 9

Thời gian: 150 phút
Sở GD & ĐT Hải Dương

Đề chính thức
Câu 1 (2,0 điểm):
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam đã
làm xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới:
1- Nêu những hiểu biết của em về các giai cấp, tầng lớp mới và thái độ của họ
đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
2- Sự xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đã tác động đến cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỉ XX như thế nào?
Câu 2 (3,5 điểm):
Trước và sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và sách lược của Đảng,
Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau? Ý nghĩa lịch sử của những
chủ trương và sách lược đó?
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

21


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

Câu 3 (1,5 điểm):
Quan điểm của Đảng, Chính phủ ta về mối quan hệ giữa đấu tranh trên mặt trận
quân sự với đấu tranh trên mặt trận ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp
(1946-1954)? Hãy lấy một dẫn chứng cụ thể về việc thắng lợi trên mặt trận quân sự
quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao?
Câu 4 (2,0 điểm):
Trình bày hoàn cảnh ra đời, biểu hiện và hậu quả của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ
phát động sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 5 (1,0 điểm):
Ý nghĩa của những thành tựu mà Trung Quốc đã đạt được trong công cuộc cải
cách - mở cửa từ năm 1978 đến nay?
*Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học.
Với lượng kiến thức lớn của môn sử, tôi thường hướng dẫn cho học trò của
mình học theo từng phần Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam hoặc học theo từng giai
đoạn Lịch sử. Việc phân chia như thế để không bị rối và dễ nhớ. Đặc thù của môn sử
chủ yếu là học thuộc nên các em cần có cách học phù hợp với bản thân. Có thể đọc
nhẩm miệng hoặc viết ra giấy, những phần khó học thuộc hoặc học hay quên, viết ra
giấy, vạch ý cơ bản các từ khóa chính sẽ nhớ lâu hơn.
Ngoài ra, ở nhà các em cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để khái quát kiến thức
Lịch sử. Các em có thể dùng sơ đồ hình cây, hoặc sơ đồ hình lan quạt, vạch rõ từ ý
chính đến ý phụ. Thân cây là ý tổng quát thì các nhánh cây sẽ là ý nhỏ dần. Cách học
này giúp các em khi làm bài không bị thiếu ý hay quên mất các chi tiết của bài học.
Bên cạnh đó các em trong đội tuyển cũng có thể học nhóm để hỗ trợ nhau ôn
bài, bạn này dò bài cho bạn kia và ngược lại. Hoặc bạn này hỏi bạn kia trả lời. Lịch sử
đúng là môn học thuộc nhưng bằng cách hỏi nhau, chỉnh sửa giúp nhau sẽ nhớ lâu hơn.
Học một mình được yên tĩnh nhưng mau quên và cảm thấy nhàm chán. Khi học nhóm,
mình được trao đổi, tranh luận và nghe các bạn chia sẻ kiến thức. Qua đó, mình tự sửa
các kiến thức bị nhầm lẫn, sai sót và bổ sung thêm tư liệu mới.
Để học tốt môn Lịch sử, các em không thể học thuộc lòng theo sách giáo khoa
mà khi học cần phải có sự xâu chuỗi hệ thống kiến thức, học theo sơ đồ tư duy. Không
chỉ nắm chắc các kiến thức ở sách giáo khoa mà cần đọc thêm nhiều tài liệu, sách vở
liên quan đến bộ môn. Đồng thời, theo dõi thông tin thời sự hàng ngày để mở rộng
kiến thức cho kịp thời. Đặc biệt, học Lịch sử cần nắm vững những giai đoạn, những
mốc Lịch sử, những sự kiện đáng nhớ nhất rồi từ đó mở rộng ra các sự kiện liên quan
của các giai đoạn đó. Học như vậy thì không bao giờ quên được.
Như vậy phương pháp hướng dẫn cho học sinh khi tự học ở nhà là một phương
pháp cực kì quan trọng, bởi trong quá trình dạy học cũng như ôn thi học sinh giỏi
người thầy chỉ đóng vai trò hướng dẫn định hướng còn học sinh đóng vai trò trung

tâm, các em luôn luôn phải chủ động, tự giác tìm tòi, tư duy sáng tạo trong suốt quá
trình ôn tập, có như vậy các em mới đạt kết quả cao nhất.
c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Tất cả các giải pháp, biện pháp được xây dựng để thực hiện mục tiêu và nhiệm
vụ của đề tài đặt ra đều phải được thực hiện đồng bộ, không nên xem nhẹ biện pháp
này và đặt nặng biện pháp kia. Các giải pháp và biện pháp được thực hiện đan xen lẫn
nhau, kết quả đạt được khi thực hiện giải pháp này là điều kiện để thực hiện giải pháp
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

22


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

kia. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung hỗ trợ nhau. Đó là mối quan hệ biện
chứng không thể tách rời.
Mặt khác để thực hiện được nhiệm vụ, mục tiêu trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi từ thực tế giảng dạy tôi thấy trước hết ban giám hiệu nhà trường cần cân nhắc
giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi là giáo viên có trình độ chuyên môn
giỏi, có tâm huyết với công việc được giao, luôn có ý thức kỉ luật tốt, có niềm đam mê
bộ môn, có lòng yêu nghề, yêu học sinh. Đây là yêu cầu quan trọng nhất đối với chất
lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác mũi nhọn của nhà trường.
Bản thân giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử phải
lựa chọn được đội tuyển học sinh giỏi bộ môn có lòng yêu thích môn học, có ý thức tự
học, tự tìm tòi kiến thức, cần cù, siêng năng chăm chỉ đây cũng là một biện pháp quan
trọng trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi để co kết quả cao nhất.
Bên cạnh đó người giáo viên còn phải đặc biệt chú ý đến phương pháp bồi
dưỡng học sinh giỏi trong quá trình bồi dưỡng, thường xuyên điều chỉnh, thay đổi
phưng pháp cho phù hợp với yêu cầu của học sinh giúp các em tiếp thu kiến thức dễ
dàng hơn, khoa học hơn và không cảm thấy đơn điệu nhàm chán.

d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi
và hiệu quả ứng dụng.
*Kết quả khảo nghiệm
Với việc áp dụng đề tài này vào việc bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã khảo
nghiệm ở học sinh, các em ngày càng yêu thích môn học hơn, tham gia vào đội tuyển
học sinh giỏi ngày càng nhiều hơn và kết quả đội tuyển dự thi ngày càng khả quan
hơn. Cũng thông qua quá trình vận dụng kiến thức, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm trong
công tác giảng dạy và các phương pháp đã được lựa chọn trong quá trình bồi dưỡng,
bản thân nhận thấy kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu này có sự tích
cực hơn trong dạy học. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2018 – 2019
bản thân đã tiến hành khảo nghiệm thực tế học sinh khi được lựa chọn vào đội tuyển
bồi dưỡng thông qua một số câu hỏi cụ thể như sau:
1. Em có thích học môn Lịch sử hay không?
a. Rất thích
1/7
b.Thích
6/7
c. Không thích
0/7
2. Em có cảm nhận như thế nào về bài giảng của thầy cô giáo dạy môn Lịch sử
ở trên lớp?
a. Dễ hiểu, hấp dẫn 6/7
b. Bình thường
1/7
c. Khó hiểu, khó nhớ 0/6
3. Khó khăn lớn nhất của em khi học Lịch sử là gì?
a. Quá nhiều mốc thời gian khó ghi nhớ 3/7
b. Sự kiện lịch sử có niên đại cách xa hiện tại 2/7
c. Quá nhiều sự kiện 2/7
4. Phương pháp học thuộc bài trong môn Lịch sử của em là:

a. Học thuộc lòng 4/7
b. Nắm các nội dung, sự kiện chính 1/7
c. Học bằng sơ đồ tư duy, kết hợp học nhóm 2/7
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

23


Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

5. Em có kiến nghị gì đối với thầy cô dạy trên lớp và thầy cô bồi dưỡng học
sinh giỏi môn Lịch sử?
Thông qua bài khảo nghiệm này tôi sẽ nắm được các thông tin về ý thức học
tập, thái độ của học sinh đối với bộ môn và sự tín nhiệm của học sinh đối với giáo
viên, trên cơ sở đó bản thân sẽ đưa ra những định hướng về phương pháp, nội dung, tài
liệu và lựa chọn đối tượng để bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quả cao nhất có thể.
*Giá trị khoa học
Từ những nội dung nghiên cứu trên có thể nhận định rằng nếu giáo viên được
đảm nhiệm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự tâm huyết với nghề, luôn có ý
thức học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có sự đầu tư cho chất lượng chuyên môn
thì sẽ đạt kết quả cao nhất.
Đề tài nghiên cứu “Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp
trung học cơ sở” của bản thân tuy không phải là nội dung nghiên cứu mới nhưng đây
là kinh nghiệm trong suốt 8 năm đảm nhân công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã tích
lũy được mặc dù không mới nhưng những phương pháp trên cũng có thể là tư liệu
tham khảo cho bạn bè đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy cũng như lựa chọn đối
tượng để bồi dưỡng học sinh giỏi trong môn Lịch sử lớp 9.
* Kết quả đạt được trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi:
Mặc dù còn gặp không ít khó khăn trong quá trình lựa chọn đội tuyển học sinh
giỏi, những vướng mắc từ phía phụ huynh học sinh, từ đặc thù của bộ môn vốn là môn

học khô khan khó nhớ, khó thuộc lại là môn học tìm hiểu về quá khứ nên chưa thật sự
thu hút và hấp dẫn được học sinh nhưng với một kế hoạch và sự định hướng về mục
tiêu của môn học, bản thân đã không ngừng cố gắng phấn đấu để từng bước thực hiện
các mục tiêu đã đề ra dưới sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị và Phòng giáo dục và đào
tạo trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi tôi đã thu được kết quả như sau:
Năm học
2011- 2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

Tên học sinh bồi dưỡng
Trịnh Quốc Việt
Lê Tấn Thanh Ngân
Trịnh Thị Thu
Lê Thị Lương
Trần Thanh Sang
Nguyễn Việt Hoàng
Lê Thị Quỳnh Liên
Nghiêm Ngọc Ánh
Vũ Thị Trang
Nguyễn Thị Thanh
Đỗ Thanh Bình
Văn Thị Thúy Viên
Nguyễn Doãn Phúc
Trần Thị Phương Thảo
Vy Thị Thu Hiền

Nguyễn Thế Anh

Lớp
9A1
9A2
9A1
9A8
9A1
9A1
9A1
9A3
9A3
9A1
9A1
9A6
9A1
9A1
9A1
9A1

Kết quả
Cấp
Cấp tỉnh
huyện
Nhì
KK
Ba
KK
KK
CN

Nhì
Nhì
KK
Nhì
KK
Ba
KK
Nhì
CN
Nhất
Nhì
Nhì
Nhất
Ba
Nhì
KK
Ba
KK
Ba
Nhì
Nhì
Ba
KK

Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

Ghi
chú

24



Kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 9 cấp trung học cơ sở

2015-2016

2016-2017

2017-2018

2018-2019

Trần Thị Kim Chi
Nguyễn Trung Kiên
Nguyễn Thị Thu Huyền
Nguyễn văn Hoàng
Mô Thị Ngọc Thư
Nguyễn Thị Hồng Thanh
Nguyễn Thị Anh Thư
Ngô Hồ Phương Oanh
Nguyễn Khánh Linh
Trần Thị Kiều Thi
Nguyễn Thu Uyên
Lê Đình Bảo Doanh
Văn Hà Nữ Uyên
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
Lê Thị Diệu Hương
La Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Bảo Ý
Thái Trịnh Như Thảo

Ngô Thị Huyền
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
Trịnh Thị Phương Linh
Phạm Thị Thúy Kiều
Phan Đăng Khải

9A2
9A6
9A3
9A1
9A2
9A7
9A1
9A8
9A8
9A7
9A6
9A6
9A8
9A6
9A7
9A6
9A1
9A1
9A1
9A3
9A3
9A6
9A3


CN
Ba
Nhất
Nhì
Ba
KK
CN
Ba
CN
KK
KK
CN
CN
KK
KK
CN
CN
Nhất
Ba
KK
KK
Nhì
CN

KK
Nhì
Nhì
Ba
Ba
KK

KK
KK
Ba
Nhì
Nhất
Nhì
KK
Ba
KK
Ba
KK

Ngoài đội tuyển học sinh giỏi của trường THCS Buôn Trấp đạt giải học sinh
giỏi cấp huyện, cấp tỉnh từ năm 2011 đến 2019 đã được thống kế ở trên, tôi cùng với
đồng chí Nguyễn Thị Minh Tính( giáo viên trường THCS Lương Thế Vinh) và đồng
chí Đỗ Thị Hải Yến( Phó hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám) tham gia bồi dưỡng
đội tuyển cho Phòng giáo dục và đào tạo huyện Krông Ana dự thi cấp tỉnh với thành
tích đạt được cũng rất khả quan đã góp một phần không nhỏ để đưa chất lượng mũi
nhọn của huyện nhà luôn đứng trong tốp 5 của tỉnh Đăk Lăk.
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1.Kết luận
Trong quá trình giảng dạy các bộ môn khoa học nói chung và môn Lịch sử nói
riêng, thì việc truyền thụ kiến thức và phương pháp giảng dạy của người thầy đối với
học sinh trong một tiết dạy là quan trọng nhất.
Trong giảng dạy phải làm sao để phát huy được tất cả các đối tượng học sinh
cùng tích cực hoạt động. Đa số các em hiểu bài, nắm được bài ngay tại lớp, phát huy
được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em. Muốn đạt được điều đó người thầy
phải có bề dày kinh nghiệm, yêu nghề có tâm huyết với nghề và phải thật sự thương
yêu, tận tuỵ với học sinh, nhiệt tình và sát sao với từng đối tượng học sinh, hiểu rõ
hoàn cảnh của các em để áp dụng vào tiết giảng sao cho không khí của tiết học được

nhẹ nhàng, thoải mái, trò thích học. Người giáo viên phải biết băn khoăn, trăn trở khi
học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh thành đạt. Hay nói cách
khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm thước đo tay nghề của mình.
Trương Thị Lan Anh - THCS Buôn Trấp- Krông Ana- Đăk Lăk

25


×