Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

VẤN ĐỀ AN TOÀN THỰC PHẨM Ở KHU ĐÔ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI SINH VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.69 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài

VẤN ĐỀ AN TỒN THỰC PHẨM
Ở KHU ĐƠ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỐI VỚI SINH VIÊN
Giảng viên hướng dẫn: Châu Văn Ninh
Nguyễn Hồng Duyên ..................................1756010033
Trần Hoàng Thúy Nhung ............................1756010084
Trần Thị Ngân Thơ .....................................1756010105
Lê Thị Thùy Trang ......................................1756010127

0


Email nhóm:
MỤC LỤC
Lời mở đầu
*Phần mở đầu
I.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
II.

Lý do chọn đề tài

III.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



IV.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

V.

Phương pháp nghiên cứu

VI.

Tổng quan đề tài

*Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm
2. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sức khỏe con người
2.1 . Đối với sức khỏe con người
2.2 . Đối với kinh tế, xã hội

Chương II: Kết quả điều tra nghiên cứu vấn vệ sinh an toàn thực phẩm khu đô
thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1


1. Thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở khu đô thị Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
1.1 . Trong kí túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1.2 . Ở các khu chợ trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

1.3 . Thực trạng từ kết quả khảo sát
2. Nguyên nhân vấn vệ sinh an toàn thực phẩm khu đô thị Đại học Quốc gia

Thành phố Hồ Chí Minh
2.1 . Nguyên nhân đến từ các cơ quan quản lý
2.2 . Nguyên nhân đến từ người sản xuất, kinh doanh
2.3 . Nguyên nhân xuất phát từ sinh viên
3. Các biện pháp giải quyết vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm khu đơ thị Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

*Phần kết luận

2


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. ATTP: ................................................................An toàn thực phẩm
2. VSATTP: ..............................................Vệ sinh an toàn thực phẩm
3. ĐH:..................................................................................... Đại học
4.. ĐHQG:............................................................... Đại học Quốc gia
5. TPHCM:................................................... Thành phố Hồ Chí Minh
6. KTX:................................................................................ Kí túc xá
7. HĐND: .......................................................Hội đồng nhân dân

8. TP:........................................................................... Thành phố
9. PGS-TS: .................................................Phó Giáo sư – Tiến sĩ

3



Lời mở đầu
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một thực trạng nhức nhối được cả xã
hội quan tâm. Sinh viên sinh sống tại khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh đang phải đối mặt với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng xuống
cấp trầm trọng. Nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đang xảy ra với tần suất dày đặc tại
các địa điểm như kí túc xá và các khu chợ buôn bán. Thực phẩm bẩn tràn lan khắp
nơi là nguyên nhân gây ra các vụ việc về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn
tồn tại mà không được giải quyết, các biện pháp của các cơ quan chức năng không
hiệu quả khi áp dụng vào thực tế, các hành vi vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
của các tiểu thương, nhà sản xuất tại khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh vẫn liên tục diễn ra mà khơng được xử lý. Tất cả dẫn đến hệ quả nghiêm trọng
ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư, trong đó đối tượng chịu tác hại
nhiều nhất chính là các sinh viên học tập và sinh sống tại đây.
Nhận thấy vệ sinh an tồn thực phẩm cần được nhìn nhận một cách khách quan
và đúng tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng nên nhóm nghiên cứu khoa học
đã tiến hành khảo sát điều tra và đề ra phương hướng để giải quyết vấn đề một cách
hiệu quả, áp dụng được với hồn cảnh thực tế. Mục đích của bài nghiên cứu Vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sinh viên tại khu đô thị ĐHQG chủ yếu lấy sinh
viên là trọng tâm để nghiên cứu, qua đó nhìn nhận đầy đủ thực trạng vệ sinh an tồn
thực phẩm, tìm hiểu được ngun nhân chủ yếu, tiến hành phân tích để tìm ra biện
pháp thực tiễn.

4


PHẦN MỞ ĐẦU

I.


Lý do chọn đề tài
An toàn thực phẩm trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí

Minh là vấn đề nghiêm trọng tồn tại nhiều năm qua nhưng vẫn chưa có phương
pháp khắc phục triệt để. Trong 3 năm trở lại, tình hình thực phẩm bẩn đã lên đến
mức báo động với sự xuất hiện hàng loạt trường hợp ngộ độc khiến nhiều người
hoang mang, ảnh hưởng trực tiếp đối với sinh viên đang sống và học tập nơi đây.
Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM tọa lạc tại phường Linh Trung, quận
Thủ Đức, TP.HCM, hiện đang là nơi học tập của khoảng 55 000 sinh viên thuộc
nhiều trường đại học khác nhau (theo báo VnExpress). Vấn đề thực phẩm bẩn tại
nơi đây đã diễn ra nhiều năm và đang ngày có chiều hướng phức tạp. Thực phẩm
bẩn không chỉ xuất hiện tại các khu chợ rải rác nằm trong khu đô thị mà thậm chí đã
lấn sâu vào tận Kí túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM, nơi cư trú của hơn 22 000 sinh
viên. Cụ thể, theo như (báo Thanh Niên, vào “10 giờ sáng ngày 14 tháng 6 năm
2016, một sinh viên đã mua cơm từ căn tin nhà B3 Kí túc xá Khu B. Khi mở ra, sinh
viên này phát hiện giòi đang bò lúc nhúc trên phần ăn của mình”).
Sau đó, sự việc này đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, vấn đề an
toàn thực phẩm một lần nữa được nhìn nhận và quan tâm mạnh mẽ. Đáng tiếc, chỉ
vài tháng sau đó, thực phẩm bẩn tiếp tục lại xuất hiện với tần suất dày đặc và kéo
dài cho đến hiện tại. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng an tồn thực phẩm trong khu
đơ thị Đại học Quốc gia TP.HCM đang ngày càng diễn biến tiêu cực xuất phát từ lợi
ích kinh doanh mà các tiểu thương đã không ngần ngại sử dụng các thực phẩm
5


không đảm bảo vệ sinh gây ra hàng loạt trường hợp ngộ độc đối với sinh viên.
Nhưng hơn hết, bài nghiên cứu cịn xốy sâu vào các vấn đề xoay quanh an tồn
thực phẩm của khu đơ thị Đại học Quốc gia TP.HCM bằng cách giải đáp hàng loạt
các nghi vấn bị bỏ ngỏ trong thời gian dài vì khơng được quan tâm đúng mực. Như

đã biết, thực phẩm bẩn vốn là vấn đề quen thuộc đối với hầu hết sinh viên nơi đây.
Thế nhưng, điều khiến nhiều người khó hiểu chính là sự chấp nhận sử dụng thực
phẩm khơng đảm bảo an tồn mà khơng hề có thái độ phản kháng mạnh mẽ từ sinh
viên. Phải chăng chính sự chấp nhận dễ dàng, ưu tiên giá cả hàng đầu của sinh viên
chính là nguyên nhân khiến các tiểu thương coi thường an tồn thực phẩm hay nói
cách khác chính sinh viên chính là một trong những động lực khiến tình trạng an
tồn thực phẩm đang ngày càng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, bài nghiên cứu Vấn đề an tồn thực phẩm ở khu đô thị Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đối với sinh viên của chúng tơi sẽ tìm hiểu thực
trạng vệ sinh an tồn thực phẩm sau đó đi sâu về việc phân tích các mâu thuẫn trong
nguyên nhân để đề ra các biện pháp thực tế có thể áp dụng thực sự đối với tình trạng
hiện tại. Điểm khác biệt của bài nghiên cứu này chính là lấy sinh viên làm điểm mấu
chốt để giải quyết vấn để, bởi tất cả các mặt tiêu cực trong xã hội hiện tại đều xuất
phát chủ yếu từ ý thức con người. Nếu ngay cả đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là
sinh viên cũng không ý thức được những tác động xấu đối với bản thân thì dù có
giải quyết được các nguyên nhân của của tiểu thương thì tình trạng an tồn thực
phẩm cũng khơng thể khắc phục. Với tư cách là một sinh viên, bằng việc tự trải
nghiệm và quan sát môi trường xung quanh, từ đó rút ra kinh nghiệm và những
phương hướng giải quyết một cách thực tiễn nhất đối với vấn đề an tồn thực phẩm
trong khu đơ thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

II.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu

6


Với đề tài này, chúng tơi khảo sát, tìm hiểu và thu thập thông tin ở khu vực
xung quanh khu đơ thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể như sau:

- Đối tượng: Sinh viên sống và học tập trong khu đô thị Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa điểm:
+Những khu chợ trong khu đơ thị
+Kí túc xá Đại học Quốc gia
- Thời gian: - Từ 13/10/2018 đến 20/11/2018
- Nội dung nghiên cứu:
+ Thực trạng an tồn thực phẩm tại khu đơ thi Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh
+ Các vấn đề xoay quanh về thức ăn tại các hàng quán trong kí túc xá
và các khu chợ
+ Nguyên nhân thực phẩm bẩn vẫn xuất hiện tràn lan
+ Biện pháp giải quyết vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm
III.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.Mục đích
- Nêu lên thực trạng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở những nơi các

bạn sinh viên thường đến trng khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Nêu lên những tác động xấu của thực phẩm bẩn có thể ảnh hưởng tới
sức khỏe của các bạn sinh viên.
- Tìm hiểu nguyên nhân thực phẩm bẩn vẫn liên tục xuất hiện tràn lan
trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

7


- Đưa ra giải pháp về vấn đề an toàn thực phẩm cho các bạn sinh viên.


2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu, thống kê các sự việc và số liệu liên quan đến vấn đề an tồn

thực phẩm trong kí túc xá và những nơi ăn uống trong khu đô thị Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu những tác động do thực phẩm bẩn mang lại cho sức khỏe con
người.
- Tham khảo và tìm hiểu các nguồn sách báo tin cậy, đồng thời khảo sát ý
kiến các bạn sinh viên về những nguyên nhân thực phẩm bẩn vẫn liên tục xuất hiện
tràn lan trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu những giải pháp thực tế có thể áp dụng để giải quyết vấn đề
vệ sinh an toàn thực phẩm cho sinh viên.

IV.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1. Ý nghĩa khoa học:
Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc
cấp tính với các triệu chứng dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm là sự tích lũy
dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể. Sau một thời gian, bệnh mới
biểu hiện hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
Hiện nay, tình trạng thực phẩm khơng đảm bảo vệ sinh đang xảy ra rất
nhiều ở khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng sinh
viên ngày một tăng lên, nhu cầu thực phẩm cũng tăng theo và theo đó, thực phẩm
bẩn cũng được sử dụng tràn lan nhiều hơn dưới sự kiểm soát lỏng lẻo của ban quản
lý khu đơ thị và kí túc xá.

8



Qua đó, nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ thực trạng sử dụng thực
phẩm khơng an tồn, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sinh viên trong khu đơ
thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Ý nghĩa thực tiễn:
Nội dung nghiên cứu nhằm mang tiếng chuông cảnh tỉnh dành cho những
sinh viên đang nhắm mắt làm ngơ sử dụng thực phẩm khơng an tồn và mang tới
những đề xuất có tính định hướng giúp sinh viên có thể tìm được những nguồn thực
phẩm sạch để đảm bảo sức khỏe.

V.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được kết quả khả quan và tốt nhất về đề tài “ An tồn vệ sinh thực phẩm
tại khu đơ thị ĐHQG” nhóm chúng tơi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu
khoa học như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu qua các bài báo online như báo Sài
Gịn giải phóng online “ bàn về chuyện thực phẩm sạch cho sinh viên” , báo Công
An Nhân Dân online “ thực phẩm bẩn tràn lan tại khu đô thị ĐHQG TPHCM”. Với
tài liệu trên chúng tơi đã tìm hiểu về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm trong khu
vực đơ thị ĐHQG.
+ Phương pháp nghiên cứu quan sát:
Dựa trên những thông tin tài liệu nhóm nghiên cứu đã thực hiện quan sát các
hàng quán như các quán cơm, trà sữa..và các căn tin tại kí túc xá ĐHQG nhằm tìm
hiểu vấn đề vệ sinh thực phẩm tại đây một cách khách quan nhất.
+ Phương pháp nghiên cứu điều tra (bằng bảng hỏi) :

9


Nhóm nghiên cứu đã thực hiện việc thiết lập hệ thống câu hỏi dựa trên biểu
mẫu với những câu hỏi xoay quanh vấn đề “ An toàn vệ sinh thực phẩm tại khu đô
thị ĐHQG” . Dựa trên bảng câu hỏi đó chúng tơi đã thực hiện cuộc khảo sát với 150
sinh viên thuộc khối ĐHQG sinh sống tại khu đô thị ĐHQG TPHCM hiện nay.
+ Phương pháp nghiên cứu thống kê :
Dựa vào bảng câu hỏi đã khảo sát được với 146 sinh viên tại khu đơ thị ĐHQG,
nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích, lập bảng thống kê, phân loại các câu trả lời
khách quan và phù hợp với mục đích nghiên cứu.
+ Phương pháp nghiên cứu phân tích:
Sau khi đã thực hiện việc thống kê, nhóm tiếp tục khai thác số liệu dựa trên câu
trả lời của sinh viên thuộc khối ĐHQG về vấn đề sử dụng thực phẩm của sinh viên
tại khu đô thị ĐHQG, và các biện pháp về việc sử dụng thực phẩm không an toàn.
+ Phương pháp tổng hợp:
Qua kết quả thống kê và phân tích, nhóm nghiên cứu chúng tơi đã thực hiện
đánh giá và tổng hợp việc sử dụng thực phẩm của sinh viên cũng như người dân
sinh sống tại khu đơ thị ĐHQG. Nhằm tìm ra các giải pháp khắc phục sự tồn tại của
các thực phẩm gây nguy hại đến sức khỏe của sinh viên và người dân sinh sống tại
khu đô thị ĐHQG.

VI. Tổng quan đề tài
*Theo Báo Sài Gịn Giải Phóng Online đăng ngày Thứ Hai, 8/5/2017 lúc 09:14
với tiêu đề “ Bàn về chuyện thực phẩm sạch cho sinh viên” (Tác giả Thanh Hùng).
Khu đô thị đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM hiện có gần 50.000 sinh viên, giảng
viên và các hộ dân tập trung sinh sống.

10



Tại đây, hàng hóa bn bán tại các khu chợ tự phát như “chợ ruồi”, chợ đêm sinh
viên khơng có kiểm định, khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm (VSATTP).
Thậm chí ngay trong kí túc xá (KTX) có tới 22.000 sinh viên cư trú, mới đây cũng
xuất hiện tình trạng cơm có giịi, sữa, bánh mì, nước ngọt hết hạn sử dụng…
Trong đó, dù chưa xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm nào nhưng chúng tôi vẫn
cứ luôn nơm nớp lo lắng cho sự cố này”.
Trong khi đó, tại 11 đơn vị trực thuộc có cơ sở trong khu đơ thị ĐH Quốc gia
TPHCM có 20 căn tin, nhưng 1 căn tin chưa có giấy chứng nhận VSATTP và 1 đã
hết hạn.
Vấn đề mà ĐH Quốc gia TPHCM lo lắng nhất là tình hình VSATTP tại các điểm
kinh doanh của hộ dân trong khu đô thị. Hiện nay, khu đơ thị có 2.000 hộ dân sinh
sống với 5.000 nhân khẩu, có gần 100 hộ kinh doanh các mặt hàng liên quan đến ăn
uống nằm dọc trên các tuyến đường xung quanh KTX và khu vực chợ đêm, chợ
“ruồi”. Theo ĐH Quốc gia TPHCM, đây là khu vực rất phức tạp, thực phẩm khơng
đảm bảo an tồn, hàng ăn, quán nhậu sinh viên với giá rẻ không tưởng. Hơn nữa,
đây là khu vực nằm ngoài thẩm quyền quản lý của ĐH Quốc gia TPHCM. Do đó,
ĐH này chỉ có thể làm cơng tác tun truyền, kiến nghị với Phòng Y tế quận Thủ
Đức và thị xã Dĩ An (Bình Dương) kiểm tra.
Theo ĐH Quốc gia TPHCM, vấn đề VSATTP tại khu đô thị ĐH Quốc gia
TPHCM hiện nay khá phức tạp, ở cả 3 khu vực kinh doanh (2 nằm trong KTX và 1
nằm ngoài KTX), nguồn gốc thực phẩm đều khơng biết xuất xứ từ đâu, có an tồn
hay khơng.
Trong KTX (gồm khu A và khu B có tổng cộng 22.000 sinh viên đang cư trú, có
28 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (3 cơ sở chưa có giấy chứng nhận VSATTP).
Cuối năm 2016, trước sự cố cơm có giịi tại KTX, ĐH Quốc gia TPHCM đã phối
11


hợp với các đơn vị liên quan để có các giải pháp khắc phục. Tiến sĩ Trần Thanh An,

Giám đốc Trung tâm Quản lý KTX ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết: “Hiện nay có
chuyên viên phụ trách thực hiện kiểm tra, giám sát với tần suất 2 lần/ngày. Đồng
thời, ĐH Quốc gia TPHCM cũng phối hợp với Phòng Y tế quận Thủ Đức, Chi cục
VSATTP để kiểm tra các bếp ăn, căn tin, các cửa hàng tạp hóa trong KTX; trang bị
thêm các trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra như test kiểm tra nhanh
formol, hàn the, độ ôi dầu mỡ, phẩm màu, dư lượng thuốc trừ sâu… Tuy nhiên,
chúng tơi cũng khơng biết được trong bó rau xanh, đùi gà mà sinh viên ăn có thực
sự an tồn hay khơng?
Tại buổi làm việc với HĐND TPHCM do ơng Phạm Đức Hải - Thành ủy viên,
Phó Chủ tịch HĐND TP - chủ trì, PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc ĐH Quốc
gia TPHCM, kiến nghị: “Trước hết, TP hỗ trợ trang thiết bị, nhân sự, tập huấn công
tác đảm bảo VSATTP, trang bị máy test nhanh kết quả kiểm tra ban đầu đối với các
loại thực phẩm, đồ ăn, thức uống; có cơ chế hỗ trợ đặc biệt đối với ĐH Quốc gia
TPHCM trong các tình huống bất khả kháng, vượt quá khả năng xử lý của các đơn
vị. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp cơng tác liên ngành, liên địa phương giữa quận
Thủ Đức, thị xã Dĩ An trong các đợt kiểm tra VSATTP trong khu đô thị”.
Cũng theo PGS-TS Huỳnh Thành Đạt, về lâu dài, sau khi hồn thành việc xây
dựng khu đơ thị, ĐH Quốc gia TPHCM kiến nghị TP đề xuất đơn vị chức năng giúp
ĐH Quốc gia TPHCM xây dựng đơn vị về công tác đảm bảo VSATTP, tiến tới xây
dựng quy chế phối hợp giữa ĐH Quốc gia TPHCM với các đơn vị chức năng của
thành phố trong công tác đảm bảo VSATTP.
Trong khi đó, đại diện quận Thủ Đức nêu khó khăn: Thực tế tồn tại ở khu đơ thị
ĐH Quốc gia TPHCM là việc hồ sơ pháp lý của một cơ sở kinh doanh nhưng lại do
2 đơn vị khác địa giới hành chính cấp: cơ quan chức năng của thị xã Dĩ An (Bình

12


Dương) cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Chi cục ATTP TPHCM cấp
giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Do đó, địa phương khó khăn trong cơng

tác quản lý ATTP, nếu các đơn vị có vi phạm thì quận cũng khơng thể ra quyết định
xử phạt được. Do đó, cần phải có giải pháp phối hợp trong quản lý. Bàn về giải pháp
quản lý, TS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý ATTP TPHCM, cho biết:
“Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia TPHCM và Bình Dương, quận
Thủ Đức để giải quyết vấn đề này. Nếu phát hiện cơ sở kinh doanh lần đầu khơng
đảm bảo thì nhắc nhở, nếu lần sau tái phạm thì kiên quyết đóng cửa”.
Theo ơng Phạm Đức Hải, ĐH Quốc gia TPHCM cần chú ý đến 6 vấn đề về ATTP
cho sinh viên. Trước hết, phải làm cho được việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm; kế
đến là tăng cường kiểm tra quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm. Song song đó,
Ban quản lý KTX phải chú ý việc đầu tư nâng chất lượng phục vụ bữa ăn, đồng thời
đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức cho sinh viên. ĐH Quốc gia TPHCM cần
tăng cường phối hợp giữa các đơn vị liên quan để có hướng giải quyết các trường
hợp vi phạm.
*Theo Báo Công An Nhân Dân Online đăng lúc 09:04 ngày 05/08/2018 với tiêu
đề “ Thực phẩm bẩn tràn lan tại khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh” (Tác giả Duy Ngân)
Khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đơng đảo
sinh viên, với gần 50.000 lượt sinh viên đang theo học tại các trường. Song, vấn đề
an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là nỗi băn khoăn, đe dọa đến sức khỏe của hàng
chục ngàn sinh viên sống tại đây.
Khi được hỏi về nguyên nhân biết thực phẩm bẩn mà vẫn ăn, đa số các bạn sinh
viên cho rằng ở kí túc xá thì khơng được nấu nướng, mà giá cả chỉ 10.000 hoặc

13


12.000 đồng nên các bạn có thể tiết kiệm được tiền ăn và sử dụng cho những việc
khác.
Bạn N.T.N.H. (sinh viên Trường Đại học KHXH&NV), bức xúc: “Có lần, tơi ăn ở
quán cơm gà xối mỡ. Thấy đùi gà không chỉ khơ mà cịn có mùi thối, tơi gọi nhân

viên lại hỏi nhưng họ nói là mùi của dầu thơi. Thức ăn ở làng khơng được sạch sẽ,
nhưng vì giá rẻ nên sinh viên như tôi phải chấp nhận. Sau đó, tơi bị đau bụng dữ dội
và nhờ bạn đưa đến bệnh viện chữa trị”.
Cùng lâm vào cảnh tương tự, anh P.M.T. (22 tuổi), chua chát: “Tôi vào làng ăn mì
cay hải sản ở quán N.G. Khi gắp đũa mì thứ 2, tơi phát hiện ra ngun cục bùn đen
cịn dính trên cọng rau. Tơi gọi nhân viên lại hỏi nhưng họ khơng trả lời. Đến lúc tơi
địi gặp quản lý thì họ mới chịu thay đĩa rau khác. Sau lần ăn tơ mì, tơi bị ngộ độc
thực phẩm và khơng bao giờ dám tới ăn lần nữa”.
Nói về thực trạng trên, bà L.T.L. (chủ quán hủ tiếu lề đường), bày tỏ: “Thời buổi
bây giờ, thực phẩm rất đắt đỏ. Tôi bán một tô hủ tiếu cho sinh viên chỉ có 10.000
đồng thì lời lãi được bao nhiêu. Hủ tiếu lề đường mà, chuyện ruồi bu, kiến đậu phải
chịu thôi”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh có rất nhiều hàng quán với các loại thức ăn phong phú như: Bún riêu, bị kho,
xiên que nướng, mỳ cay…Với giá thành bình dân từ 10.000 đến 15.000 đồng, các
bạn sinh viên có thể có một bữa no bụng.
Tuy nhiên, vào một vài quán ăn ở làng, ta dễ dàng nhận thấy việc thức ăn được
bày bán sát lề đường, ruồi đậu, nguyên liệu giá rẻ không rõ nguồn gốc, đũa muỗng
bụi bám, đùi gà, sườn heo được chiên đi chiên lại nhiều lần trên chảo dầu đen kịt…
rất mất vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khách hàng.

14


Nhận xét: Qua việc trích dẫn một số sự việc liên quan đến an toàn thực phẩm
diễn ra tại khu đơ thị Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy thực phẩm
bẩn ảnh hưởng xấu cho tính mạng, sức khỏe sinh viên. Mặc dù nhiều biện pháp từ
các nhà chức trách vẫn đang thực hiện nhưng vẫn chưa thực sự làm dập tắt đi mối đe
dọa mà thực phẩm bẩn mang lại cho cuộc sống của sinh viên tại khu đơ thị. Nhóm
chúng tơi mong muốn mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề thực phẩm bẩn mà sinh viên

khu đô thị đại học quốc gia đã và đang gặp phải. Để ngăn chặn và đề ra những biện
pháp giảm thiểu cũng như bài trừ việc sử dụng thực phẩm bẩn đối với sinh viên hiện
nay.
Dựa trên nguồn tài liệu tham khảo ta thấy việc sinh viên chấp nhận sống với
những thực phẩm bẩn, kém an toàn đều lấy lí do cho rằng sinh viên khơng cịn lựa
chọn nào hơn. Nhưng việc chấp nhận đó lại mang đến một hệ lụy vô cùng lớn cho
sức khỏe và tính mạng của chính những sinh viên đang ngày ngày sống trong cảnh
ăn những thức ăn ơi thiu, thậm chí có dịi... Tại sao khi gặp trường hợp đó sinh viên
lại cứ im lặng, hay lên tiếng nhưng khi nhận được những lời giải thích đơn thuần rồi
lại cho qua và cứ tiếp tục ăn những thức ăn kém chất lượng đó. Nhiều vấn đề được
đặt ra với những bài báo trên tại sao trong sự quản lí của kí túc xá lại có việc 1 căn
tin chưa có giấy phép 1 căn tin giấy phép bị hết hạn lại có thể đưa vào hoạt động
một cách vơ lí như vậy: kí túc xá là nơi sinh viên sinh sống nơi đây đóng vai trị chủ
đạo trong việc ăn uống, học tập, sinh hoạt của sinh viên nhưng lại không được đảm
bảo trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến nhiều sự việc về thực phẩm bẩn,
có dịi … Mặc dù đã được giải quyết nhưng một vài năm trở lại đây lại tiếp tục phát
sinh sự việc trên. Cơ chế quản lí lỏng lẻo đã tiếp tay cho những tiểu thương tiếp tục
hành vi thu lợi bất chính.
Có thể thấy những bài báo trên đã tìm ra những vấn đề đáng báo động khi nói
đến vệ sinh an tồn thực phẩm tại khu đơ thị Đại học Quốc gia TPHCM. Từ đó tìm
15


ra các biện pháp trong việc giải quyết các vấn đề về an tồn vệ sinh thực phẩm tại
khu đơ thị Đại học Quốc gia TPHCM.
Nhưng bên cạnh đó về phần nghiên cứu của nhóm chúng tơi lại đưa ra những
thiếu sót về sự tự giác của sinh viên và vai trò của sinh viên trong việc tố cáo thực
phẩm bẩn, bài trừ những nơi buôn bán thực phẩm bẩn, sự thiếu sót trong vai trị
quản lí kí túc xá đối với vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống sinh viên .


16


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm thực phẩm
Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ
yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước,
mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp
các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.
Các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật hay các sản phẩm chế
biến từ phương pháp lên men như rượu, bia. Mặc dù trong lịch sử thì nhiều nền văn
minh đã tìm kiếm thực phẩm thơng qua việc săn bắn và hái lượm, nhưng ngày nay
chủ yếu là thông qua trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và các phương pháp khác.
(Nguồn: Wikipedia)

1.2. Khái niệm Vệ sinh thực phẩm
Vệ sinh thực phẩm là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an
toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.
(Theo tusach.thuvienkhoahoc.com )

17


1.3. Khái niệm An toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng

khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
(Theo tusach.thuvienkhoahoc.com )

1.4. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
An toàn thực phẩm là sự bảo đảm thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng
khi nó được chuẩn bị và/hoặc ăn theo mục đích sử dụng.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất,
chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho
thực phẩm sạch sẽ, an tồn, khơng gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng.
Vì vậy, vệ sinh an tồn thực phẩm là cơng việc địi hỏi sự tham gia của nhiều ngành,
nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực
phẩm, y tế, người tiêu dùng.
(Nguồn: Wikipedia)

2. Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm
2.1. Đối với sức khỏe con người
Thực phẩm là nguồn sống thiết yếu hằng ngày của con người, là nguồn cung cấp
chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng
đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu khơng đảm bảo vệ sinh. Nó ảnh hưởng
một cách trực tiếp tới sức khoẻ vì vậy vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm ln được
coi trọng. Nhưng có khơng ít người tiêu dùng khơng quan tâm đến vấn đề an tồn vệ
sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá,
thịt….). Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và

18


thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây
bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong
thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của con người là tiền đề để phát

sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thối hóa
xương khớp. Sử dụng thực phẩm mất vệ sinh có thể gây hại đến sức khoẻ con người
về lâu về dài và con người phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính
mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư
quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát.
Vì vậy, việc sử dụng thực phẩm sạch sẽ, an toàn là rất cần thiết trong cuộc sống
của mỗi người.

2.2. Đối với kinh tế, xã hội
Nước ta là một nước chuyên xuất khẩu thực phẩm ra nước ngồi, tạo cơng ăn
việc làm cho nhiều người cũng như tăng thêm tình hữu nghị hợp tác quốc tế. Vì vậy,
vấn đề VSATTP phải luôn được đảm bảo thực hiện đúng đắn. Tránh sử dụng những
thực phẩm không đảm bảo VSATTP gây hại đến sức khoẻ con người cũng như các
vấn đề xã hội khác như chi phí chữa các bệnh do ngộ độc thức ăn, bị mất thu nhập
do phải nghỉ làm, các nhà sản xuất phải tốn chi phí thu hồi sản phẩm,... Vì vậy, vấn
đề VSATTP phải ln được đảm bảo để cho nền kinh tế đất nước phát triển cùng với
một xã hội người dân đều khoẻ mạnh.

19


CHƯƠNG II
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU VẤN VỆ SINH AN
TỒN THỰC PHẨM KHU ĐƠ THỊ ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Thực trạng vấn vệ sinh an tồn thực phẩm ở khu đơ thị Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
1.1. Trong kí túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Do nhu cầu thiết yếu ăn uống hằng ngày của các sinh viên, các hàng quán ngày

càng được mở bán rộng rãi trong các kí túc xá trong khu đơ thị ĐHQG. Các hàng
quán "mọc lên" hàng loạt và nhanh chóng nên dẫn đến tình trạng khó quản lý và
kiểm tra hơn. Những năm gần đây nhiều bài báo đã lên tiếng về việc có giịi trong
đồ ăn của sinh viên trong kí túc xá. Gần đây nhất có thể kể đến vụ việc được đăng
trên

Zingnews

vào

ngày

30/11/2018
tiêu

đề

với
"Sinh

viên phản ánh
cơm của nhà ăn
kí túc xá ĐH
Quốc

gia

TpHCM có dịi".
Cũng như trong
20



cuộc khảo sát của chúng tơi đã có tới 26% (38/146 sinh viên) sống ở kí túc xá đã tận
mắt nhìn thấy thực phẩm bẩn.
Ngày 14/6, vụ việc phát hiện giòi trong thức ăn tại nhà ăn B3 (thuộc khu B kí
túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM) đã gây hoang mang cho hàng nghìn sinh viên tại Khu
đơ thị ĐHQG. Sau vụ việc, căn tin B3 đã bị đình chỉ hoạt động, khiến các cơ quan
chức năng phải nhìn nhận về vấn đề an toàn thực phẩm một cách nghiêm túc và đề
ra phương hướng giải quyết. Đây chỉ là một trong những vụ việc vấn đề an toàn
thực phẩm được phát hiện và nêu lên trong suốt thời gian qua tại khu đô thị ĐHQG.
Các hàng quán ngày càng mở nhiều lên nhưng dường như chất lượng lại càng
ngày đi xuống. Đó là một vấn đề hết sức đáng lo ngại, vì nó ảnh hưởng một cách
trực tiếp đến người tiêu dùng - đó chính là sinh viên.

1.2. Ở các khu chợ trong khu đô thị Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
Bên cạnh các vụ việc ngộ độc thực phẩm xảy ra trong khu đô thị ĐHQG thì vấn
đề thực phẩm bẩn được sử dụng để chế biến, mua bán tại các quán ăn tiểu thương
nơi đây cũng là một thực trạng đáng lo ngại. Khu đô thị đại học quốc gia có nhiều
khu chợ rải rác, tại đây các tiểu thương tụ hợp buôn bán các thực phẩm tươi sống
với giá thấp nhiều lần so với các nơi khác trong thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
chính vì vậy đã đặt nghi vấn về vấn đề thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc đang
tràn lan tại khu đơ thị, khơng khó bắt gặp hình ảnh các sạp thịt, thủy sản bị ruồi bu
đen dù chỉ vừa lấy hàng về. Các vụ việc thực phẩm ôi thiu, khơng thể sử dụng được
bày bán một cách bình thường khiến người tiêu dùng bị ngộ độc sau khi mua về xảy
ra thường xuyên nói đây. Trong cuộc khảo sát có tới hơn một nửa các sinh viên có
khả năng tự nấu nướng đều chọn mua nguyên liệu ở các khu chợ này phần nhiều vì
nó gần tiện lợi cho việc đi lại cũng như giá cả rẻ hợp cho các bạn sinh viên.
21



Vấn đề vệ sinh thực phẩm tại các hàng quán kinh doanh khu đơ thị cũng cần
nhìn nhận một cách khách quan, thực tế. Hầu hết các quán ăn của làng đại đều khiến
nhiều người lo lắng về vệ sinh thực phẩm, vào tháng 9 năm nay, hình ảnh đĩa rau
dính bùn đất tại một qn mì cay khu đơ thị đã được lan truyền trên mạng xã hội vì
sự cẩu thả trong vấn đề sợ chế, làm sạch thực phẩm của các tiểu thương. Chưa kể,
nơi chế biến thực phẩm và rửa chén tại các quán ăn đều gây ấn tượng xấu cho sinh
viên khi không đảm bảo vệ sinh căn bản. Không chỉ các quán ăn mà các hàng quán
bên đường cũng khiến nhiều người ngao ngán lắc đầu khi một số nơi kinh doanh đồ
ăn uống bên cạnh bãi rác cơng cộng, khơng có nơi vệ sinh chén đĩa và thực phẩm
tươi sống.

1.3. Thực trạng từ kết quả khảo sát
Các sinh viên của các trường thuộc ĐHQG được khảo sát ở trong kí túc xá
ĐHQG chiếm đến 74,7%, chỉ có 6,2% ở nhà trọ, nhà người thân nằm trong khu đô
thị ĐHQG và 19,2% ở nhà trọ, nhà người thân nằm ngồi khu đơ thị ĐHQG.
Những sinh viên ở kí túc xá ĐHQG với quy định cấm nấu ăn trong kí túc xá nên
chắc chắn đa phần các bạn buộc phải ăn uống ở hàng quán trong kí túc xá, trong khu
đơ thị ĐHQG. Vì vậy, mức độ ăn uống thường xuyên (trên 10/tháng) ở hàng quán và
số lượng các bạn ở kí túc xá cũng khá tương đương nhau (71,2%). Ngồi ra cũng có
26,7% các bạn ăn uống hàng quán ở mức độ thỉnh thoảng (dưới 10 ngày/tháng). Các
bạn này có những chọn lựa khác như ăn thức ăn đóng gói, đóng hộp, tự nấu ăn ở trọ
hay thậm chí lén nấu ăn ở kí túc xá.

22


Mức độ ăn uống ở hàng quán
Thường xuyên
(>10 ngày/tháng)

Thỉnh thoảng
(<10 ngày/tháng)
Không bao giờ

Số lựa chọn

%

104

71,2%

39

26,7%

3

2,1%

*Thức ăn được sinh viên tiêu thụ nhiều nhất chính là món ăn chính trong bữa ăn
hàng ngày: cơm,bún…(73,3%). Bên cạnh đó, trà sữa chiếm 15,1% với những bạn
khơng có nhu cầu ăn bữa chính trong khu đô thị. Các thực phẩm khác như thực
phẩm chưa qua chế biến, món ăn vặt đều chiếm khoảng 4%.

23


Về vấn đề tự nấu ăn, có hơn một nửa số sinh viên được khảo sát không bao giờ
nấu (56,2%). Và chỉ 14,4% các bạn thường xuyên tự tay tạo bữa ăn hàng ngày cho

mình. Như đã nói, đa phần các bạn đều ở kí túc xá và xa nhà nên khơng thể có được
những bữa cơm tại gia mà phải phụ thuộc vào hàng quán rất nhiều.

Với những bạn tự nấu ăn, 56,9% các bạn chọn mua nguyên liệu ở tại các khu
chợ trong khu đô thị và 43,1% các bạn chọn mua tại các siêu thị. Sự chệnh lệch này
cũng khá dễ hiểu vì khu đơ thị ĐHQG có những khu chợ cung cấp những nguyên
liệu tươi và rất gần với sinh viên, còn với siêu thị gần nhất thì các bạn phải chịu khó
đi bộ một qng khá xa nếu khơng có sự hỗ trợ của phương tiện đi lại.

2. Nguyên nhân vấn vệ sinh an toàn thực phẩm khu đô thị Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Nguyên nhân đến từ các cơ quan quản lý

24


×