Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu các đặc trưng cơ lý và xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá khu quy hoạch đại học quốc gia thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.81 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Tp.HCM, Tháng 09 năm 2012



BÙI THỊ THỦY LỢI



ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ VÀ XÂY DỰNG MÔ
HÌNH CẤU TRÚC CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ KHU QUY HOẠCH
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
MÃ SỐ: 604465
LUẬN VĂN THẠC SĨ



GVHD: PGS. TS. HUỲNH NGỌC SANG








LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn ngoài sự nỗ lực của bản thân, tác giả đã được
nhận rất nhiều sự hướng dẫn giúp đỡ từ phía Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, thầy
cô khoa Địa Chất cùng các bạn sinh viên lớp 08 ĐCCT.
Tác giả xin tỏ lòng tri ân đến giáo viên hướng dẫn PGS. TS Huỳnh Ngọc Sang
và GVC. ThS. Trương Minh Hoàng đã tận tình hướng dẫn phương pháp nghiên cứu
khoa học và định hướng cho đề tài, đồng thời bổ sung kiến thức cho học viên.
Tác giả xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô Khoa Địa chất – Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên cùng tất cả giảng viên của lớp cao học K20 ĐCCT đã cung cấp
kiến thức chuyên môn và giải đáp những gút mắc gặp phải trong quá trình thực hiện
luận văn. Đặc biệt là bộ môn Địa chất Công trình và bộ môn Khoáng Thạch của Khoa
Địa Chất đã hỗ trợ các trang thiết bị cần thiết phục vụ nghiên cứu.
Ngoài ra, tác giả rất vui vì đã được cùng cộng tác với nhóm sinh viên Địa chất
công trình 08 ĐCCT. Cám ơn sự nhiệt tình và ham học hỏi của các bạn đã giúp chúng
ta cùng nhau hoàn thành luận văn. Cám ơn sự hỗ trợ của công ty TNHH Hệ Mặt Trời
đã tạo điều kiện cho tác giả tham gia khảo sát công trình Nhà máy Sợi Việt Thắng.
Cám ơn Ban Quản lý Khu Quy hoạch Đại học Quốc gia và các trường thành viên đã
hỗ trợ nguồn tài liệu hữu ích cho luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng quý công ty TNHH Hoàng
Trung Chính và công ty Tư vấn Thiết kế BR đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp tác
giả hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ.

Tác giả
Bùi Thị Thủy Lợi
HV K20 ĐCCT







MỤC LỤC
TÓM TẮT – ABSTRACT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BIỂU BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Nội dung nghiên cứu 3
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích 3
1.3.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa 3
1.3.3 Phương pháp điều tra thực nghiệm khoa học 3
1.3.4 Phương pháp mô hình hóa 4
1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI 4
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội 5
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH KHU QUY
HOẠCH ĐHQG TP.HCM 7
2.1 LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT KHU VỰC 7
2.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO 8
2.2.1 Các khối địa chất 8
2.2.2 Tân kiến tạo 8
2.2.3 Đứt gãy và động đất 9
2.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG 12





2.3.1 Hệ Jurassic, thống trên, hệ tầng Long Bình (J
3
lb) 15
2.3.2 Hệ Neogene, thống Miocene, phụ thống trên, hệ tầng Bình Trưng
(N
1
3
btg) 15
2.3.3 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống dưới, hệ tầng Nhà Bè
(N
2
1
nb) 15
2.3.4 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống trên, hệ tầng Bà Miêu
(N
2
2
bm) 15
2.3.5 Hệ đệ tứ, thống Pleistocene, phụ thống dưới, hệ tầng Đất Cuốc
(aQ
1
3
đc) 15
2.3.6 Hệ đệ tứ, thống Pleistocene, phụ thống giữa trên, hệ tầng Thủ Đức
(aQ
1-2
tđ) 16
2.3.7 Hệ đệ tứ, thống Holocene, phụ thống giữa trên (amQ
2

3
) 16
2.4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 16
2.4.1 Địa hình địa mạo 16
2.4.2 Điều kiện cấu trúc 17
2.4.3 Điều kiện địa chất thủy văn 18
2.4.4 Tính chất cơ lý của đất đá 20
2.4.5 Địa chất công trình động lực 21
2.4.6 Điều kiện thi công 22
CHƯƠNG 3 : NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ VÀ MÔ HÌNH
CẤU TRÚC CÁC LỚP ĐẤT ĐÁ KHU QUY HOẠCH ĐHQG TP.HCM 23
3.1 Tổng hợp, thống kê phân lớp các lớp đất đá 23
3.1.1 Bảng thống kê cơ lý các lớp đất 23
3.1.2 Quan hệ các chỉ tiêu cơ lý theo độ sâu 24
3.2 Công tác thực nghiệm khoa học 28
3.2.1 Khảo sát địa chất công trình nhà máy sợi Việt Thắng 28




3.2.2 Thí nghiệm hiện trường 35
3.2.3 Khảo sát tính lún ướt của đất 42
3.3 Xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá khu quy hoạch 51
CHƯƠNG 4 : ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG KHU QUY
HOẠCH ĐHQG TP.HCM 55
4.1 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 55
4.1.1 Môi trường đất 55
4.1.2 Môi trường nước 55
4.1.3 Môi trường khí 59
4.2 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI 61

KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ phân khu chức năng khu quy hoạch ĐHQG TP. HCM tỷ
lệ 1/5000
Phụ lục 2: Bảng thống kê chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá khu quy hoạch
ĐHQG TP. HCM
Phụ lục 3: Bảng tổng hợp chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá khu quy hoạch
ĐHQG TP. HCM
Phụ lục 4: Bảng thống kê chỉ tiêu cơ lý các lớp đất đá nhà máy sợi Việt
Thắng
Phụ lục 5: Hình trụ hố khoan nhà máy sợi Việt Thắng
Phụ lục 6: Biểu kết quả thí nghiệm nén cố kết mẫu thực nghiệm





- 1 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG TP. HCM) tại khu vực
Thủ Đức – Dĩ An là một hệ thống các trường đại học, các viện nghiên cứu, các
doanh nghiệp, trung tâm đào tạo. Đây là một trong những cơ sở nòng cốt nhận trách
nhiệm tiên phong trong công cuộc cải cách giáo dục đại học Việt Nam và là một
minh chứng về chất lượng và tính hiệu quả, hệ quả của quyền tự chủ và tự chịu
trách nhiệm xã hội cao. ĐHQG - TP. HCM phấn đấu trở thành một trong số các
trung tâm đào tạo đại học và nghiên cứu hàng đầu trong khu vực cũng như thế giới.

Để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy, ngày 17
tháng 6 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể ĐHQG
TP. HCM với diện tích 643.7 ha với các phân khu chức năng: khu học tập 219.02
ha; trung tâm điều hành và thể dục thể thao, giáo dục quốc phòng 99.3 ha; khu công
viên khoa học và cây xanh cách ly 156.01 ha; khu nhà công vụ và ký túc xá sinh
viên 52.64 ha; đất đường giao thông 82.61 ha; đất dự trữ 34.13 ha (phụ lục số 1)
Sau gần 10 năm xây dựng, khu quy hoạch đang dần chuyển mình trở thành
một trung tâm học tập, nghiên cứu hiện đại nhất khu vực phía Nam. Nhà điều hành,
thư viện ĐHQG TP. HCM đã hoàn công và đi vào hoạt động. Trường học và viện
nghiên cứu được xây dựng và mở rộng. Ký túc xá ngày càng đáp ứng được nhiều
hơn cho nhu cầu của sinh viên. Tuy nhiên tỷ lệ xây dựng chỉ mới đạt gần 30%. Để
thực sự trở thành một khu đô thị khoa học hiện đại như quy hoạch, ĐHQG TP.
HCM còn nhiều công trình dự án đang và sẽ phải hoàn thiện.
Góp phần không nhỏ chính là công tác khảo sát đặc điểm địa chất công trình
của khu vực. Tuy nhiên, lịch sử nghiên cứu địa chất công trình của khu vực còn rất
ít như:
‒ Phạm Huy Long và nnk (1994), Báo cáo kết quả đo vẽ bản đồ địa chất
và tìm kiếm khoáng sản nhóm tờ Đông Thành phố Hồ Chí Minh, Liên
đoàn Địa chất 6, Cục Địa chất Việt Nam;
‒ Phạm Thị Hồng Vân và nnk (2003), Khảo sát tính lún ướt của đất loại
sét nguồn gốc sông biển hỗn hợp Pleistocenee ở Linh Trung – Thủ
- 2 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
Đức, Khóa luận tốt nghiệp Địa chất công trình – Địa chất thủy văn,
Trường Đại học Khoa học;
‒ Lê Minh Triều (2005), Đánh giá điều kiện địa chất công trình hồ chứa
nước số 6 (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), Luận văn tốt
nghiệp, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP. HCM,
Thành phố Hồ Chí Minh;

‒ Nguyễn Duy Phúc (2005), Khảo sát các nguyên nhân gây lún khu vực
Nam Thủ Đức, Tiểu luận tốt nghiệp Khoa Địa chất Công trình – Địa
chất Thuỷ văn, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, TP. Hồ Chí Minh;
‒ Bùi Trần Vượng (2010), Biên hội bản đồ địa chất, bản đồ địa chất
thủy văn, bản đồ địa chất công trình thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ
1/50.000, Đề án, Liên đoàn qui hoạch và điều tra tài nguyên nước
miền Nam, Thành phố Hồ Chí Minh;
‒ Các báo cáo khảo sát địa chất công trình của từng hạng mục riêng:
trường đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Giáo dục, Khu nhà Công vụ,
Trung tâm Thể dục Thể thao I và II…
Những đề tài nghiên cứu nêu trên mang tính khái quát chung của cả TP.
HCM hoặc chỉ là quy mô rất nhỏ. Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu chi
tiết và tổng thể về điều kiện địa chất công trình khu quy hoạch. Công tác khảo sát
giai đoạn thực hiện đề án khu quy hoạch cũng có mật độ thấp. Do đó để có cái nhìn
đầy đủ về điều kiện địa chất công trình trong khu vực phục vụ bước thiết kế kỹ
thuật cho các dự án còn lại học viên nhận thấy đề tài “Nghiên cứu đặc trưng cơ lý
và xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá khu quy hoạch Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh” là cấp bách và cần thiết.
1.2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể của đề tài là nghiên cứu đặc trưng cơ lý của các lớp đất đá
hiện diện trong khu vực, đánh giá khả năng biến dạng, chịu tải của đất nền, xây
dựng mô hình cấu trúc các lớp đất đá. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá những tác
động của công tác quy hoạch đến môi trường.
- 3 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
1.2.2 Nội dung nghiên cứu
‒ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đặc điểm địa chất công trình khu
quy hoạch ĐHQG TP. HCM;

‒ Tổng hợp, thống kê kết quả thí nghiệm cơ lý của các lớp đất đá theo
báo cáo khảo sát địa chất công trình đã có trước. Đánh giá đặc trưng
cơ lý;
‒ Khảo sát địa chất công trình Nhà máy sợi Việt Thắng. Đánh giá đặc
trưng cơ lý;
‒ Thực nghiệm hiện trường;
‒ Phân tích tính lún ướt của đất;
‒ Lập mô hình cấu trúc các lớp đất đá;
‒ Đánh giá những tác động đến môi trường của việc quy hoạch khu
ĐHQG TP.HCM.
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp
các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc. Từ
đó, ta đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
1.3.2 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa
Trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu, tác giả tiến hành sắp xếp các tài liệu
khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức,
từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển.
Số liệu được hệ thống hóa theo ‘‘Phương pháp chỉnh lý thống kê kết quả xác
định các đặc trưng của đất khi thiết kế nền, móng nhà và công trình theo TCXD
74:1987’’.
1.3.3 Phương pháp điều tra thực nghiệm khoa học
Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực
khác nhau; kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích
- 4 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
hay tính toán; thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực
thiếu số liệu hay các vùng trọng điểm.

Học viên đã tiến hành khảo sát khu vực nghiên cứu về điều kiện tự nhiên,
nhân văn, địa hình, địa mạo…trong 2 ngày từ 7-8/2/2012; khảo sát đặc điểm địa
chất công trình Nhà máy sợi Việt Thắng vào 20/02/2012; thí nghiệm hiện trường tại
trường đại học Bách Khoa ngày 15/4/2012 ; thí nghiệm trong phòng từ 22/2/2012
đến 1/6/2012.
1.3.4 Phương pháp mô hình hóa
Ứng dụng phần mềm Rockware 2006 thiết lập sơ đồ cao độ khu quy hoạch.
Dựa vào kết quả thống kê phân lớp, xây dựng mô hình cấu trúc các lớp đất
đá bằng chương trình Autocad 2007.
1.4 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
1.4.1.1 Vị trí địa lý
Khu quy hoạch ĐHQG TP. HCM với diện tích 643.7 ha, bao gồm 522 ha
thuộc Thị Xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và 121.7 ha thuộc quận Thủ Đức, TP. HCM
trải dài từ 10
o
51’54’’ – 10
o
53’33’’ vĩ độ Bắc, 106
o
46’36’’ – 106
o
48’38’’ kinh độ
Đông. Vùng nằm ngay tại cửa ngõ phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh và tiếp
giáp các khu vực (hình 1-1 và hình 1-2):
‒ Phía Đông Bắc giáp xã Bình Thắng – Dĩ An;
‒ Phía Đông Nam giáp phường Tân Phú – Quận 9;
‒ Phía Tây Nam giáp phường Linh Trung – Quận Thủ Đức;
‒ Phía Tây giáp phường Linh Xuân – Quận Thủ Đức;
‒ Phía Tây Bắc giáp xã Đông Hòa – Dĩ An.

1.4.1.2 Điều kiện khí hậu
Lượng mưa: ĐHQG TP. HCM nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1800 – 1979 mm. Mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa lớn ảnh hưởng
trực tiếp đến địa chất thủy văn khu vực. Nước mưa là nguồn bổ cập nước cho các hồ
- 5 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
chứa trong khu vực nhưng phần lớn sẽ chảy tràn trên bề mặt tăng khả năng gây xói
lở và ngập úng. Mưa sẽ cuốn trôi các loại hạt bụi và chất ô nhiễm có trong khí
quyển, pha loãng và mang theo các chất thải trên mặt đất.
Nhiệt độ: trung bình năm 27
0
C, cao nhất là tháng 4 (29.5
0
C) thấp nhất vào
tháng 1 (25
0
C). Nhiệt độ cao là nhân tố tác động đến lượng bốc hơi của khu vực.
Nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán và chuyển hóa
chất ô nhiễm (bụi, khí thải) trong khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng
hóa học diễn ra càng nhanh và thời gian lưu chất ô nhiễm càng nhỏ. Ngoài ra nhiệt
độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi dung môi hữu cơ, các chất gây mùi
hôi. Vì vậy trong quá trình tính toán, dự báo ô nhiễm không khí và thiết kế các hệ
thống khống chế ô nhiễm cần phân tích đến yếu tố này.
Chế độ bốc hơi: với một hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có lượng mưa
bổ cập khá cao, trung bình 1900mm/năm, nhiệt độ trung bình trong năm lớn 27
0
C
nên lượng bốc hơi lớn, từ 140 mm – 1450 mm/năm. Điều này làm giảm khả năng tự

bổ cập nước của khu vực.
Chế độ gió: từ tháng 5 đến tháng 9 chủ yếu có gió mùa Tây Nam, từ tháng
11 đến tháng 2 năm sau gió Bắc – Đông Bắc chiếm ưu thế. Các tháng còn lại chế độ
gió không ổn định. Tốc độ gió trong năm từ 3.2 – 4 m/s. s
1.4.2 Điều kiện kinh tế xã hội
1.4.2.1 Dân cư
Khu quy hoạch ĐHQG TP. HCM bao gồm 06 trường thành viên, 01 viện
nghiên cứu, 01 khoa trực thuộc, 01 trường trung học phổ thông và một số trung tâm
nghiên cứu dịch vụ. Hàng loạt kí túc xá đã và đang được xây dựng, cung cấp 9500
chỗ ở cho sinh viên. Hội quán, siêu thị, nhà sách, trạm xe buýt được đang được đầu
tư và mở rộng. Tỷ lệ hạ tầng đã hoàn thiện là 30%.
Bên cạnh đó vẫn còn các tiểu thương buôn bán tự phát không có quản lý về
dịch vụ và chất lượng an toàn thực phẩm. Để quy hoạch tổng thể, khu vực này cần
được giải tỏa, chỉnh trang.
Bùi Thị Thủy Lợi

1.4.2.2
Giao thông
Nằm tại cử
a ngõ phía
lưu thông qua khu vự
c tương đ
lộ Hà Nội, quốc lộ
1K và t
thương với nộ
i thành và các t
các tỉnh miền Tây.

Hình 1-1: Sơ đồ vị
trí khu v

thành phố Hồ
Chí Minh t

Hình 1-2: Sơ đồ
hành chí
- 6 -



Giao thông

a ngõ phía
Đông của thành phố Hồ
Chí Minh, các tuy
c tương đ
ối thuận lợi:
giáp hệ thống giao thông Qu
1K và t
ỉnh lộ 743C (hình 1-2). Từ
vùng nghiên c
i thành và các t
ỉnh lân cận như Đồ
ng Nai, Tây Ninh, Bình Ph
trí khu v
ực nghiên cứu – Khu quy hoạ
ch Đ
Chí Minh t
ỉ lệ bản đồ 1/16000. Ảnh chụp t

hành chí

nh khu quy hoạch ĐHQG TP
. HCM
Ảnh chụp từ Google Map

ĐCCT K20
Chí Minh, các tuy
ến đường
giáp hệ thống giao thông Qu
ốc lộ 1A, xa
vùng nghiên c
ứu rất dễ thông
ng Nai, Tây Ninh, Bình Ph
ước và

ch Đ
ại Học Quốc Gia

Google Map

. HCM
tỷ lệ 1/4000.
- 7 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
CHƯƠNG 2 : ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
KHU QUY HOẠCH ĐHQG TP.HCM

2.1 LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT KHU VỰC
Khu quy hoạch ĐHQG TP.HCM thuộc phía Đông Bắc thành phố. Lịch sử
phát triển địa chất, địa tầng kiến tạo đều mang đặc điểm chung của thành phố Hồ

Chí Minh nói riêng, miền cấu trúc Đông Nam Bộ nói chung với những đặc tính
riêng biệt.
[6]

Sau khi kết thúc chế độ hoạt hóa magma kiến tạo Mesozoic, vùng nghiên
cứu nằm trọn vẹn trong khối nâng Đông Dương, bao quanh bởi các miền sụt
Philippines, Miến Điện…Vào cuối Cretaceous đầu Paleogene (Paleocene, Eocene)
xảy ra các quá trình nâng bóc mòn mạnh mẽ và là nơi cung cấp vật liệu cho bồn
trũng đó. Kết quả tạo nên bề mặt san bằng peneplain (bán bình nguyên) toàn bằng
Đông Dương (bề mặt Đông Dương).
Bắt đầu Oliocene, phía Tây Nam vùng nghiên cứu (thuộc trũng Cửu Long)
đã xuất hiện các graben (địa hào) kéo dài theo phương Đông Bắc – Tây Nam.
Vào thời Miocene muộn (N
1
3
) ở khu vực phía Tây và Tây Nam đã có hiện
tượng sụt lún địa phương, thành tạo các trầm tích thuộc hệ tầng Bình Trưng (N
1
3
).
Các trầm tích này được bắt đầu từ các thành tạo hạt thô chuyển dần sang hạt mịn,
chứng tỏ khu vực bắt đầu xảy ra một chu kỳ trầm tích, khởi đầu bằng sự hạ lún tân
kiến tạo. Quá trình này tiếp tục và kéo dài đến cuối Miocene muộn.
Sang Pliocene, vùng nghiên cứu tiếp tục hạ lún và trở thành vũng vịnh cửa
sông, thành tạo nên trầm tích tướng vũng vịnh thuộc hệ tầng Nhà Bè (N
2
1
) và hệ
tầng Bà Miêu (N
2

2
). Cuối thời kì này vùng được nâng lên, quá trình phong hóa bóc
mòn xảy ra mạnh mẽ, san phẳng địa hình và dấu tích còn để lại là mảnh sót của bề
mặt san bằng 100 – 300m trên các đỉnh núi thấp trong vùng và bề mặt bất chỉnh hợp
giữa các trầm tích Neogene và Đệ tứ.
Sang kỷ Đệ tứ, các chuyển động tân kiến tạo mang tính chất phân dị. Giai
đoạn này được đánh dấu bằng các đợt phun trào basalt xảy ra rầm rộ ở khu vực Gia
- 8 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
Kiệm, Xuân Lộc, Bình Ba…dưới nhiều hình thức phun trào phong phú tạo nên cao
nguyên basalt Xuân Lộc cùng các miệng núi lửa còn sót lại như ngày nay. Ở thời kỳ
này, các quá trình biến đổi địa hình gắn liền với sự thay đổi mực nước gốc của đại
dương toàn cầu và hoạt động tân kiến tạo trong vùng. Các hoạt động đó đã dẫn đến
các đợt biển tiến lớn vào Pleistocene giữa (Q
2
2
) đầu Pleistocene muộn (Q
2
1
), cuối
Pleistocene muộn (Q
2
2
) và Holocene sớm – giữa (Q
2
1-2
). Chính các đợt biển tiến này
cùng hoạt động tân kiến tạo đã dẫn đến việc thành tạo hệ thống các và thềm sông và
thềm biển ở độ cao khác nhau.

Sau đợt biển tiến cuối cùng (biển tiến Flandrian), địa hình khu vực có chế độ
lục địa. Các quá trình địa mạo xảy ra gần giống với ngày nay.

2.2 ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO
2.2.1 Các khối địa chất
Dựa vào quy luật phân bố của các tập hợp thạch kiến tạo có thể chia khu vực
Sài Gòn thành 3 khối địa chất lớn: khối Biên Hòa – Bến Cát, khối Hóc Môn – Tây
Ninh và khối Mộc Hóa – Gò Dầu Hạ. Ranh giới giữa chúng là các đứt gãy sông Sài
Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Khu vực nghiên cứu thuộc khối Hóc Môn – Tây Ninh.
‒ Khối Biên Hòa-Bến Cát có lớp phủ Kainozoic mỏng và trên một nửa
diện tích có lộ ra các đá thuộc 3 tập hợp thạch – kiến tạo trước
Kainozoic, hơn nữa ở đây bề mặt móng kết tinh khá nông (1.2 km).
‒ Khối Hóc Môn – Tây Ninh có lớp phủ trầm tích Kainozoic dày
100 – 400 m. Với hướng nghiêng chính Tây Nam. Trong hầu hết các
lỗ khoan gặp móng trước Kainozoic đều bắt gặp các đá thuộc tập hợp
Mesozoic muộn (lục nguyên phun trào andesite kiềm vôi).
‒ Khối Mộc Hóa-Gò Dầu có bề dày trầm tích Kainozoic khá lớn (300 –
400 m) và ở đây chưa bắt gặp đá móng trước Kainozoic.
2.2.2 Tân kiến tạo
Hoạt động tân kiến tạo trong vùng chia thành hai giai đoạn chủ yếu:
- 9 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
‒ Giai đoạn 1: Từ Oligocene đến hết Miocene muộn, đặc trưng bởi sự
lún chìm và tạo các bồn trũng hẹp.
‒ Giai đoạn 2: Từ Pliocene đến Đệ tứ chia thành 2 phụ giai đoạn
+ Phụ giai đoạn 1: Từ Pliocene (N
2
) các hoạt động tân kiến tạo chủ
yếu là lún chìm, mở rộng các trũng tích tụ thành tạo vũng vịnh cửa

sông. Kết thúc giai đoạn này là hoạt động nâng lên thành tạo bề mặt
peneplain.
+ Phụ giai đoạn 2: Đệ tứ (Q) đặc trưng bởi các đợt phun trào basalt ở
phía Bắc. Đồng thời xảy ra các đợt biển tiến lớn, thành tạo các bậc
thềm sông biển.
Chính các hoạt động tân kiến tạo đóng vai trò quyết định trong việc hình
thành nên đường nét cơ bản của địa hình hiện tại.
2.2.3 Đứt gãy và động đất
Các đứt gãy trong vùng khá phát triển với 3 phương chính: Tây Bắc – Đông
Nam, Đông Bắc – Tây Nam và kinh tuyến (xem hình 2-1 và hình 2-3)
‒ Đứt gãy phương kinh tuyến: rõ nhất là đứt gãy Lộc Ninh – Thủ Dầu
Một với các dị thường từ phân bố theo dạng tuyến. Trong phạm vi tờ
Sài Gòn, đứt gãy này chạy từ Bàu Lồng qua Bến Cát, Thủ Dầu Một,
Lái Thiêu đến Nhà Bè. Theo kết quả nghiên cứu khe nứt, đứt gãy Lộc
Ninh – Thủ Dầu Một có mặt trượt thẳng đứng hoạt động mạnh mẽ vào
Kainozoic với sự dịch chuyển ngang trái.
‒ Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc – Đông Nam là các đứt gãy Xuyên
Mộc – Núi Đất, Châu Thới – sông Thị Vải, đứt gãy Sông Sài Gòn và
đứt gãy Sông Vàm Cỏ Đông. Tất cả các đứt gãy này thể hiện rõ hoạt
động của mình vào thời kỳ Kainozoic với hướng cắm của mặt trượt về
phía Tây Nam, góc dốc gần thẳng đứng (80 – 85
o
). Và với cánh sụt
Tây Nam, cánh nâng Đông Bắc tạo nên cấu trúc dạng bậc thang của
vùng theo hướng sụt dần từ Đông Bắc tới Tây Nam tức về phía trung
- 10 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
tâm bồn trũng Cửu Long. Ngoài tính chất thuận, đứt gãy còn thể hiện
sự dịch chuyển ngang phải của các cánh. Lịch sử phát triển của đứt

gãy trước Kainozoic hiện chưa được làm sáng tỏ.
‒ Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc – Tây Nam gồm các đứt gãy:
Rạch Giá – Buôn Mê Thuột, Vĩnh Long – Tuy Hòa và Cà Mau – Bảo
Lộc. Có lẽ các đứt gãy này đã được phát sinh và phát triển vào thời kỳ
hoạt đông của rìa lục địa tích cực Mesozoic muộn, song trong phạm vi
tờ Sài Gòn các đứt gãy này chỉ thể hiện rõ nhất vào Kainozoic. Tất cả
các đứt gãy này vào Kainozoic đều có tính chất thuận ngang phải với
hướng cắm của mặt trượt hoặc Đông Nam (đứt gãy Rạch Giá – Buôn
Mê Thuột và Cà Mau – Bảo Lộc) hoặc Tây Bắc (đứt gãy Vĩnh Long –
Tuy Hòa). Do ảnh hưởng hoạt động của các đứt gãy này vào
Kainozoic nên đã tạo nên trong vùng những địa hào, địa lũy phương
Đông Bắc như: địa hào Nhà Bè, địa lũy Sài Gòn – Biên Hòa, địa hào
Trảng Bàng – Bến Cát và địa lũy Tây Ninh – Dầu Tiếng.
Tuy nhiên các hệ thống đứt gãy này đều nằm trong đất liền và hầu như
không gây dư chấn nào cho đến ngày nay. Mặt khác khu vực nghiên cứu nói riêng
và miền Đông Nam Bộ nói chung lại thường xuyên chịu tác động của những hệ
thống đứt gãy ven biển và ngoài khơi. Chấn tâm động đất từ năm 1666 đến nay có
khuynh hướng phân bố gần và chạy dọc theo phương của các đứt gãy (xem hình 2–
1). Đứt gãy ngoài khơi Nha Trang hướng Bắc – Nam từ vĩ độ 16
o
Bắc xuống 8
o
Bắc
gần kinh tuyến 109
o
Đông, đa số có cấp động đất nhỏ hơn VII với tần suất khoảng 5
trận/năm. Hướng Đông Bắc – Tây Nam các chấn tâm chạy dọc bờ biển Thuận Hải -
Cà Mau, cấp động đất đạt tới cấp 7
[14]
. Trong quá khứ thì những đứt gãy này cũng

đã gây ra những trận động đất với cấp độ khác nhau. Năm 1877 và 1882 xảy ra trận
động đất cấp VII ở ven biển tỉnh Bình Thuận. Hai trận động đất tại vùng đảo Hòn
Nước vào năm 1960 và 1963. Ngày 7 và 8/11/2005, một chuỗi các trận động đất từ
cấp 4 đến cấp 5 làm chấn động các tỉnh khu vực phía Nam, chấn tâm nằm ngoài
khơi biển Vũng Tàu. Tất cả các trận động đất đã xảy ra đều chưa gây ra thiệt hại
- 11 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
nghiêm trọng tuy nhiên cũng làm biến dạng công trình xây dựng và tâm lý của
người dân.

Hình 2-1: Sơ đồ phân bố chấn tâm và đứt gãy chính
[14]

Theo giáo sư Lê Minh Triết và cộng sự thì khu quy hoạch ĐHQG TP. HCM
được xếp trong vùng dự báo động đất cấp VII
[15]
(xem hình 2-2) . Các công trình
mang tính vĩnh cứu nên tránh xây dựng.

ĐHQG
- 12 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20

Hình 2-2: Sơ đồ phân vùng dự báo động đất
[15]

2.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG
Căn cứ vào Báo cáo lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản TP. HCM

tỷ lệ 1/200 000 của Liên Đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam và kết quả khảo sát thực
tế, tác giả đánh giá đặc điểm địa tầng khu vực ĐHQG TP.HCM. Địa tầng của khu
vực được chia thành 7 hệ tầng theo thứ tự từ già đến trẻ như sau:

ĐHQG
- 13 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
Hình 2-3 Bản đồ địa chất TP. HCM. Tỷ lệ 1/200 000

- 14 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20

Hình 2-4: Đặc điểm địa chất khu quy hoạch ĐHQG TP HCM
(xem chỉ dẫn hình 2-3)
Từ bản đồ địa chất và khoáng sản Việt Nam kết hợp tài liệu khảo sát thực tế
ta xác định được cột địa tầng của khu vực như sau

CỘT ĐỊA TẦNG KHU QUY HOẠCH ĐHQG TP. HCM
Theo bản đồ địa chất, tìm kiếm khoáng sản Việt Nam tỷ lệ 1/200 000 và
số liệu khảo sát thực tế



(am Q
IV

2
) Cuội sạn, cát, bột, sét, than bùn. Bề dày chưa xác

định.

(Q
II-III
tđ) Cát bụi, hạt mịn, trạng thái chặt, Bề dày lớp thay
đổi từ 0.3 m đến 3.2 m

(Q
I
3

đc) Sét lẫn cát, trạng thái nửa cứng Bề dày lớp thay đổi
từ 1.4 m đến 8.1 m

Cát bụi, cát pha/sét pha. Bề dày lớp thay đổi từ 6.4 m đến
25.0 m

Sét, trạng thái nửa cứng đến cứng . Bề dày lớp thay đổi từ 1.3
m đến 24.95 m

Cát bụi, hạt mịn đến trung, trạng thái chặt đến rất chặt Bề
dày lớp thay đổi từ 1.5 m đến 12.1 m

Đá phong hóa/ đá gốc andesite. Chưa khoan qua độ sâu đáy
lớp
Hình 2-5: Cột địa tầng khu quy hoạch ĐHQG
- 15 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
2.3.1 Hệ Jurassic, thống trên, hệ tầng Long Bình (J

3
lb)
Thành phần thạch học: đá phong hóa/ đá gốc andesite. Độ sâu phân bố không
đều. Khu vực phía Tây Nam, phía Nam đá móng bị phủ dưới lớp trầm tích dày hàng
chục mét. Ngược lại, Phía Bắc và Đông Bắc, đá móng cách mặt đất chỉ vài mét hay
thậm chí lộ ngay trên mặt tại các hồ nước. Bề dày lớp chưa được xác định.
2.3.2 Hệ Neogene, thống Miocene, phụ thống trên, hệ tầng Bình Trưng
(N
1
3
btg)
Thành phần thạch học: Cát bụi, hạt mịn đến trung. Bề dày lớp thay đổi từ 1.5
m đến 12.1 m. Lớp này nằm dưới mặt đất và phủ không chỉnh hợp lên đá gốc
andesite.
2.3.3 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống dưới, hệ tầng Nhà Bè
(N
2
1
nb)
Thành phần thạch học: Sét, trạng thái nửa cứng đến cứng. Bề dày lớp thay
đổi từ 1.3 m đến 24.95 m. Có sự chênh lệch về độ sâu phân bố từ 0 m đến 46.5 m.
2.3.4 Hệ Neogene, thống Pliocene, phụ thống trên, hệ tầng Bà Miêu
(N
2
2
bm)
Hệ tầng được chia thành 2 tập:
‒ Tập 1: Cát bụi, hạt mịn. Bề dày lớp thay đổi từ 2.9 m đến 11.4 m.
‒ Tập 2: Cát pha/sét pha lẫn sỏi sạn. Bề dày lớp thay đổi từ 1.8 m đến
14.9 m. Độ sâu thay đổi từ 0 m đến 15.6 m. nhưng phân bố không đều.

2.3.5 Hệ đệ tứ, thống Pleistocene, phụ thống dưới, hệ tầng Đất Cuốc
(aQ
1
3
đc)
Thành phần thạch học: Sét lẫn cát, trạng thái nửa cứng. Bề dày lớp thay đổi
từ 1.4 m đến 8.1 m.

- 16 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
2.3.6 Hệ đệ tứ, thống Pleistocene, phụ thống giữa trên, hệ tầng Thủ Đức
(aQ
1-2
tđ)
Thành phần thạch học: Cát bụi, hạt mịn. Lớp này phủ ngay trên mặt đất
nhưng phân bố không đều chỉ xuất hiện từ trường đại học Khoa học Tự nhiên trải
rộng về phía phía Nam và Đông Bề dày lớp thay đổi từ 0.3 m đến 3.2 m. Độ sâu
phân bố từ 0 m đến 3.2 m.
2.3.7 Hệ đệ tứ, thống Holocene, phụ thống giữa trên (amQ
2
3
)
Thành phần chủ yếu là bùn sét lắng đọng dưới đáy hồ và ven các mương suối
trong khu vực.

2.4 ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
2.4.1 Địa hình địa mạo
ĐHQG TP. HCM nằm thuộc đới chuyển tiếp giữa vùng núi nâng cao phía
Bắc – Đông Bắc của Thành phố và vùng đồng bằng tích tụ Tây Nam Bộ. Địa hình

có gò đồi cao, dốc thoải. Cao độ nền theo chuẩn Hòn Dấu từ 6.5 – 35 m. Khu vực
trung tâm (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc tế, Nhà Công vụ) cao hơn rìa
xung quanh. Địa hình nghiêng thoải từ 3.2 – 7.5
0
về phía rìa Tây và Đông, thuận lợi
cho việc thoát nước xuống chân đồi.
Khu vực thuộc kiểu địa hình tích tụ, phụ kiểu dạng địa hình tích tụ thềm bậc
II, chuyển tiếp bậc III nguồn gốc sông tuổi Pleistocene trên. Nguồn gốc vật liệu chủ
yếu là hỗn hợp sông biển và sông. Trầm tích Pleistocene và Holocene lộ ra trên bề
mặt hình thành các bậc thềm, bãi bồi cao.
Khu quy hoạch trước kia đã có nhiều điểm khai thác đá nên địa hình thay đổi
phức tạp. Các hố trũng có hình dạng bất kỳ theo hoạt động khai thác, tạo thành hồ
chứa nước có độ chênh lệch địa hình lớn hơn 30m. Ngoài ra, còn các chỏm đất sót
lại.
- 17 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20

Hình 2-6: Sơ đồ cao độ khu quy hoạch ĐHQG TP. HCM

Chú thích:
01-

ĐH Khoa học Tự nhiên 13-

TT Dịch vụ công cộng 2
02-

ĐH KHXH & NV 14-


Khu công nghệ phần mềm
06-

Khoa Địa chất Dầu khí 15-

Viện tài nguyên Môi trường
07-

Khoa Ngoại ngữ 16-

TT Thể dục Thể thao 1
09-

ĐH Kinh tế - Luật 20A-

KTX Khu A
10-

ĐH Quốc tế 20B-

KTX Khu B
11-

Trung tâm điều hành 21-

Nhà Công vụ
12-

TT Dịch vụ công cộng 1 24-


ĐH Nông Lâm
2.4.2 Điều kiện cấu trúc
Từ việc tổng hợp và phân tích tài liệu địa chất, nhận thấy khu vực nghiên
cứu nằm ở phía Đông Bắc cấu trúc miền Đông Nam Bộ có tính chất "bản lề" giữa
- 18 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
hai miền cấu trúc nâng, sụt. Phía Bắc được phân định bởi đới Đà Lạt – một đới nâng
thuộc miền cấu trúc miền Nam Trung Bộ bởi hệ thống đứt gãy sông Đồng Nai. Phía
Nam giám đới sụt Kainozoic Cửu Long thuộc miền cấu trúc Tây Nam Bộ hệ thống
đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông.
Khu quy hoạch ĐHQG bao gồm các lớp trầm tích Kainozoic phủ bất chỉnh
hợp lên phun trào andesite thuộc hệ tầng Long Bình (J
3
lb). Bề dày các lớp đất đá
phân bố không đều. Phía Nam – Tây Nam và phía Tây bề dày trầm tích lớn nhất.
Các hố khoan từ 30 m đến 50 m chưa gặp đá móng. Ngược lại, phía Bắc và Đông
Bắc, đá gốc chỉ cách mặt đất vài mét có nơi xuất lộ trên mặt. Điều kiện cấu trúc của
khu vực khá phức tạp sẽ gây bất lợi khi xây dựng công trình.
2.4.3 Điều kiện địa chất thủy văn
Căn cứ vào khả năng chứa nước, báo cáo ‘Đánh giá nguồn tài nguyên nước
dưới đất vùng TP.HCM’ Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Thủy văn Công trình miền
Nam’ phân chia khu vực tồn tại các tầng chứa nước như sau:
2.4.3.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocene (qp):
Tầng chứa nước Pleistocene phân bố rộng rãi khu vực quận Thủ Đức cũng
như khu quy hoạch ĐHQG. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt trung, thô lẫn
sỏi sạn. Bên trên tầng chứa nước có lớp sét, sét bột cách nước. Bề dày tầng chứa
nước thay đổi từ 0 – 40 m.
Nước trong tầng chứa có chất lượng khá tốt. Tổng độ khoáng hóa (M) cao
nhất đạt 0.9 g/l, trung bình từ 0.3 – 0.5 g/l. Nước thuộc loại HCO

3
– Cl và Cl –
HCO
3
và HCO
3
. Tuy nhiên hàm lượng sắt hơi cao từ 5 mg/l có nơi đạt 12 mg/l.
Tầng chứa nước có quan hệ thủy lực với nước mặt và các tầng chứa nước lân
cận. Trong khu vực nghiên cứu có xuất lộ trầm tích Pleistocene nên chúng tiếp thu
nguồn bổ cập trực tiếp từ nước mưa, nước mặt từ kênh và sông. Chính vì thế tầng
chứa nước này dễ bị ô nhiễm với hàm lượng NO
3
khá cao từ 6 – 12 mg/l, có NO
2

nhiễm vi sinh cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tỷ lưu lượng các lỗ khoan đạt từ
0.246 – 0.680 l/s.m. Công suất khai thác đạt 12 – 59 m
3
/h.
- 19 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
Động thái nước dưới đất trong trầm tích này thay đổi theo mùa rõ rệt và chịu
ảnh hưởng của triều. Biên độ dao động giữa hai mùa (màu mưa và mùa khô) từ
1.0 – 2.5 m. Trong khi đó, biên độ dao động triều lên xuống từ 2 – 3 cm.
Do đặc điểm riêng của tầng chứa nước Pleistocene là diện xuất lộ trên bề mặt
tương đối rộng, tiếp thu nguồn bổ cập từ nước mặt và là đối tượng khai thác sử
dụng rộng rãi cho cả dân sinh, công nghiệp, nông nghiệp. Tầng chứa nước này có
khả năng gây ra nhiều tác động đối với môi trường nước dưới đất. Vào mùa khô,
nước trong tầng bị bốc hơi mạnh, mực nước ngầm hạ thấp. Lưu lượng khai thác

giảm mạnh.
2.4.3.2 Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pliocene:
Tầng chứa nước này phân bố rộng khắp khu vực thành phố Hồ Chí Minh, ở
độ sâu 40 – 60 m ở khu vực phía Bắc thành phố (Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức).
Thành phần thạch học chủ yếu là cát lẫn sạn sỏi, trên cùng là lớp sét, sét bột chứa
cacbonat màu loang lỗ có khả năng cách nước tốt, dày 10 – 25 m.
Chiều dày tầng chứa nước thay đổi từ 40 – 60 m (Bắc thành phố) tăng dần
lên đến hơn 100 m (Nam thành phố). Đây là tầng chứa nước có áp, động thái cũng
như chất lượng của tầng tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các
yếu tố khí tượng thủy văn tại chỗ mà được tiếp nhận nguồn bổ cấp từ xa, chủ yếu từ
Cao Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Nước có tổng độ khoáng hóa M = l – 25 g/l, loại hình hóa học nước chủ yếu
là Clorua - Natri. Tuy nhiên, hàm lượng sắt tương đối cao (5 – 15 mg/l), có nơi lớn
hơn 50 mg/l, nước rất sạch không có vi sinh.
Tóm lại, tầng chứa nước Pliocene muộn (N
2
2
) có độ phong phú nước cao, có
khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp nhu cầu sử dụng và khai thác nước ngày càng
cao của thành phố. Tuy nhiên, nếu khai thác nước với quy mô lớn, không theo quy
hoạch thì áp lực tầng chứa nước bị giảm đi và đến một mức độ nào đó có thể gây
nên hiện tượng sụt lún mặt đất và biến dạng công trình.
- 20 -

Bùi Thị Thủy Lợi ĐCCT K20
2.4.3.3 Tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích phun trào Mesozoic (m
s
):
Trầm tích Mesozoic thường bị chôn vùi sâu dưới các các trầm tích bở rời
Kainozoic. Thành phần là cát kết, bột kết, sét kết, andesite. Bên trên bề mặt bị

phong hóa, nứt nẻ mạnh nhưng không sâu. Khả năng chứa nước kém. Chưa có
nhiều số liệu khoan thăm dò. Tầng này không có khả năng khai thác.
Bảng 2-1 Đặc tính mức độ chứa nước của các tầng chứa nước
khu vực Tp. HCM
[4]


Ngoài ra trong vùng còn có một hệ thống hồ chứa lớn tiếp nhận và dự trữ
nước mặt. Tuy nhiên phần lớn các hồ có nguồn gốc từ các moong khai thác đá
andesite trong quá khứ nên khả năng thấm xuyên qua vật liệu rất kém, hầu như
không có. Nước trong hồ không thể bổ cập cho các tầng chứa nước ngầm, chủ yếu
phục vụ nhu cầu tưới cây và góp phần tăng độ ẩm không khí điều hòa vi khí hậu.
2.4.4 Tính chất cơ lý của đất đá
Dựa vào kết quả thống kê cơ lý của các lớp đất (xem phụ lục 2), khu vực có
các lớp đất đá như sau:
‒ Lớp 1: Cát bụi, hạt mịn, trạng thái chặt, màu xám vàng, thuộc hệ tầng
Thủ Đức, tuổi Pleistocene trung – muộn;
‒ Lớp 2: Sét lẫn cát, trạng thái nửa cứng, xám trắng nâu vàng, thuộc hệ
tầng Đất Cuốc;

×