Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

tập huấn 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.64 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC
Người soạn: Nguyễn Văn Minh.
Giáo viên trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
Đông Hà, tháng 07 năm 2009
- 1 -
A. MỘT SỐ TRAO ĐỔI VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY-HOC.
I. Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong dạy học:
I.1. Các hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học
Hiện nay, trên thế giới người ta phân biệt rõ ràng 2 hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học,
đó là Computer Base Training, gọi tắt là CBT (dạy dựa vào máy tính), và e-learning (học dựa vào
máy tính). Trong đó:
- CBT là hình thức giáo viên sử dụng máy vi tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy
chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị multimedia để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh,
kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh
động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.
- E-learning là hình thức học sinh sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà giáo viên đã
soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của giáo viên, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với
giáo viên thông mạng Internet. Điểm khác cơ bản của hình thức E-learning là lấy người học làm
trung tâm, người học sẽ tự làm chủ quá trình học tập của mình, người dạy chỉ đóng vai trò hỗ trợ
việc học tập cho người học.
Như vậy, có thể thấy CBT và e-learning là hai hình thức ứng dụng CNTT vào dạy và học khác
nhau về mặt bản chất:
+ Một bên là hình thức hỗ trợ cho giáo viên, lấy người dạy làm trung tâm và cơ bản vẫn dựa
trên mô hình lớp học cũ (CBT)
+ Một bên là hình thức học hoàn toàn mới, lấy người học làm trung tâm, trong khi người dạy
chỉ là người hỗ trợ (E-learning)
Trong phần trao đổi ở đây chúng ta chỉ tập trung trao đổi về việc ứng dụng CNTT trong dạy-học
dưới hình thức dạy-học dựa vào máy tính (CBT).


I.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc ứng dụng CNTT trong dạy – học:
Nguyên tắc chung:
- Việc ứng dụng CNTT trong dạy – học phải luôn hướng vào mục tiêu đào tạo và phát triển
năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
- Việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy phải góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, phát triển tư duy độc lập của học sinh.
- Việc đưa CNTT vào giảng dạy phải phù hợp với cơ sở vật chất, đặc điểm và điều kiện của
từng đơn vị, đặc biệt chú ý đến việc trang bị phương tiện kỹ thuật đồng bộ với việc bồi dưỡng, nâng
cao trình độ và kỹ năng ứng dụng CNTT của đội ngũ giáo viên.
- Giữa thiết bị thật và thí nghiệm ảo phải có sự phù hợp nhất định, đặc biệt về yêu cầu sư
phạm. Những thiết bị, dụng cụ thí nghiệm căn bản chỉ được hỗ trợ bằng CNTT chứ không thể thay
thế hoàn toàn bằng CNTT.
Để xác định những thiết bị nào nên ứng dụng CNTT, những thiết bị dạy học (TBDH) nào không
nên ứng dụng CNTT, chúng ta cần căn cứ vào: Chủng loại TBDH; tính chất vật lý của thiết bị (kích
thước, hình dạng, cấu tạo…); mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học của môn học, khả năng của
phần mềm và các giải pháp CNTT; mục đích áp dụng CNTT; mức độ phù hợp giữa CNTT và thiết
bị…
* Những loại TBDH nên tập trung xây dựng và ứng dụng CNTT:
- 2 -
+ Các mô hình kỹ thuật, các quá trình vật chất, tâm lý diễn ra trong hiện thực mà con người
không thể tri giác tự nhiên được hoặc tri giác không thể chính xác, đầy đủ được sẽ rất thích hợp với
công nghệ mô phỏng.
+ Một số học liệu có thể kết hợp với thiết bị công nghệ hoặc được thay thế bằng tài liệu số hóa
như: các bản đồ địa lý, lịch sử, các sa bàn, mô hình, mẫu vật có kích thước, khối lượng lớn, những
mô hình dễ gãy vỡ khi di chuyển hoặc lắp ráp phức tạp mất nhiều thời gian, các quá trình vật lý, hóa
học, các quan hệ và chuyển động phức tạp trong không gian… có thể chuyển thành bản đồ số hóa,
đồ họa mô phỏng trong các phần mềm.
+ Một số tranh, ảnh minh họa (trừ tranh nghệ thuật) bằng giấy in hay vải có thể chuyển thành
file đồ họa hoặc ảnh số, tạo thành bộ sưu tập trong CD-ROM hoặc dữ liệu số.
+ Những vấn đề học tập trừu tượng trong văn học, nghệ thuật, chính trị… cần được hỗ trợ

bằng các nguồn khác nhau. Các nguồn này được cung cấp, khai thác rất hiệu quả bằng CNTT và
phần mềm. Tuy nhiên các trình diễn ảo hoặc các tài liệu số hóa chỉ có thể minh họa chứ không thể
thay thế việc trực tiếp dạy và luyện tập các kỹ năng nghệ thuật,...
* Những loại TBDH không nên lạm dụng ứng dụng CNTT:
+ Hầu hết các dụng cụ và thiết bị thí nghiệm, thực nghiệm khoa học không nên chuyển sang
phần mềm. Nói chung, thí nghiệm và thực nghiệm đòi hỏi học sinh phải thực hiện được thật sự bằng
tay và kỹ năng quan sát, ghi chép, phân tích… Không nên lạm dụng các trình diễn thí nghiệm ảo. Đó
chỉ là trình diễn chứ không phải là thí nghiệm. Khi đó học sinh sẽ bị hạn chế ở hành động quan sát
và cũng chỉ là quan sát các sự vật ảo.
+ Nếu mục tiêu bài học cụ thể qui định học sinh phải thực hành các thao tác chân tay hoặc trí
óc thì không thể thay học liệu hay học cụ bằng CNTT được. Chẳng hạn học sinh phải làm phẫu thuật
các tiêu bản thực vật, động vật, rèn luyện các kỹ năng vận động, âm nhạc, hội họa… thì học sinh
phải tiến hành các hoạt động vật chất thật sự. Phần mềm và CNTT chỉ hỗ trợ việc tổ chức học tập,
trình bày báo cáo, xử lý số liệu và biểu diễn kết quả.
+ Rất nhiều kỹ năng học tập mà các môn học đòi hỏi được thể hiện trong thiết bị (đặc biệt
trong dụng cụ thực nghiệm, tài liệu thực hành) nhằm nâng cao tính tích cực học tập của học sinh từ
những hành vi vật chất cảm tính. Điều này CNTT không thể thay thế được và cũng không nên lạm
dụng.
+ Những yêu cầu rèn luyện kỹ năng (khoa học, công nghệ, nghệ thuật và kỹ năng xã hội) cần
được tôn trọng và không được thay thế bằng phần mềm hay công nghệ mô phỏng. Thí dụ: kỹ năng
nối hai đọan dây trong mạch điện, kỹ năng trồng và ghi chép sự tăng trưởng của cây… được thực
hiện một cách vật chất thì tác động tâm lý và văn hóa khác hẳn khi nó được thực hiện trong môi
trường ảo. Học sinh cần được trải nghiệm những hành động thật sự.
I.3.1. Thống nhất một số thuật ngữ:
I.3.1. Giáo án điện tử:
Giáo án điện tử là bài soạn trên máy tính (giáo án “nền”) có kèm theo một bài giảng điện tử.
I.3.2. Giáo án nền:
Giáo án nền (soạn trên máy tính): bao gồm toàn bộ các thành tố của quá trình dạy – học (mục
tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức dạy – học, kiểm tra đánh giá), đồng thời phải đảm
bảo đầy đủ yêu cầu của bộ môn.

I.3.3. Bài giảng điện tử:
- 3 -
Bài giảng điện tử chủ yếu chỉ gồm những nội dung dạy – học được giáo viên chọn lọc từ “giáo
án nền” để trình bày trên lớp bằng máy tính – nhờ các phần mềm chuyên dụng với những hiệu ứng
minh họa.
Bài giảng điện tử là bài giảng có dùng máy tính hỗ trợ, được thực hiện nhờ các phần mềm
chuyên dụng và có thể trình chiếu để thay thế cho bài giảng viết tay.
Bài giảng điện tử là một bộ phận của giáo án điện tử, không bao gồm toàn bộ các thành tố của
quá trình dạy – học.
II. Ứng dụng CNTT trong dạy-học
II.1. Sử dụng các bài giảng điện tử trong giảng dạy
Từ nhiều năm nay, trong các nhà trường đã sử dụng tương đối phổ biến mô hình giảng dạy sử
dụng bài giảng điện tử cùng với các trang thiết bị khác như máy tính, máy chiếu (projector),… Bài
giảng điện tử và các trang thiết bị này có thể coi là những công cụ dạy học đa năng vì nó có thể thay
thế cho hầu hết các công cụ dạy học khác từ truyền thống (tranh vẽ, bản đồ, mô hình,…) đến hiện
đại (cassette, ti vi, đầu video…). Hơn nữa, nếu các bài giảng điện tử được đầu tư xây dựng cẩn thận
thì sẽ đem lại hiệu quả hơn hẳn, tạo được sự hấp dẫn và học sinh có thể tiếp thu bài giảng dễ dàng
hơn.
Khác với các phần mềm giáo dục khác, bài giảng điện tử không phải là phần mềm dạy học, nó chỉ
trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đối tượng sử dụng là giáo viên, không phải là học sinh).
Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên giao tiếp thầy-trò, chứ không phải giao tiếp
máy-người. Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành việc sử dụng phần mềm nên có thể
khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của
học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên.
Việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kể đối với các tiết dạy của giáo viên. Có
thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của các công nghệ
hiện đại.
Để soạn các bài giảng điện tử, hiện nay giáo viên được khuyến khích học và sử dụng các phần mềm:
Microsoft Powerpoint: Phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm bài giảng
điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các hiệu ứng

chuyển động khá hấp dẫn và chọn các mẫu giao diện đẹp.
Phần mềm Violet: Dùng cho giáo viên có thể tự thiết kế và xây dựng được những bài giảng
điện tử sinh động, hấp dẫn, để trợ giúp cho các giờ dạy học trên lớp (sử dụng với máy chiếu
projector hoặc ti vi), hoặc để đưa lên mạng Internet. Tương tự như Powerpoint nhưng Violet có
nhiều điểm mạnh hơn như giao diện tiếng Việt, dễ dùng, có những chức năng chuyên dụng cho bài
giảng như tạo các loại bài tập, chức năng thiết kế chuyên cho mỗi môn học, và đặc biệt là khả năng
gắn kết được với các phần mềm công cụ khác.
Macromedia Flash: Đây là phần mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu ứng
chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh động, hấp dẫn.
Để sử dụng tốt Flash đòi trình độ người sử dụng cũng phải ở mức khá và phải thực hành nhiều.
Thông thường không dùng Flash để tạo cả một bài giảng vì nó sẽ tốn khá nhiều công sức, mà chỉ
dùng để tạo ra các tư liệu rồi kết hợp với Violet hoặc Powerpoint để tạo thành một bài giảng hoàn
chỉnh.
Ngoài ra, trong quá trình soạn bài, giáo viên sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet. Trang
web của Trung tâm hỗ trợ giáo viên () là nơi cung cấp nhiều công cụ hữu hiệu hỗ
trợ cho giáo viên trong quá trình soạn các bài giảng điện tử có chất lượng cao.
- 4 -
II.2. Sử dụng Internet trong việc tìm kiếm các thông tin trực tuyến
Internet chính là một thư viện không lồ, là nơi lưu chứa tri thức của toàn nhân loại với hàng tỷ tư
liệu và các bài viết của mọi lĩnh vực và luôn được cập nhật từng ngày, từng giờ. Vấn đề quan trọng
và bắt buộc đối với giáo viên là phải biết khai thác nguồn tài nguyên phong phú trên Internet để làm
tốt việc ứng dụng CNTT trong dạy học.
Có 2 phương pháp để khai thác các thông tin phục vụ cho việc giảng dạy:
+ Truy cập các thư viện tài nguyên trực tuyến
- Wikipedia.org (trang tiếng Việt là vi.wikipedia.org) là hệ thống bách khoa toàn thư khổng
lồ, do hàng chục triệu tình nguyện viên trên thế giới đóng góp xây dựng. Có thể tìm ở đây từ các
kiến thức khoa học phổ thông đến các nghiên cứu khoa học chuyên ngành, tìm hiểu về tiểu sử những
người nổi tiếng cho đến những vấn đề thời sự được cập nhật hàng ngày v.v…
- Youtube.com, là trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới, ở đây chúng ta có thể dễ dàng
tìm được những tư liệu phim phù hợp với mục đích dạy học. Ở Việt Nam cũng có trang chia sẻ

video riêng ở địa chỉ Clip.vn
- Thư viện tư liệu giáo dục () là trang web chia sẻ các tư liệu phim,
ảnh, flash phục vụ cho giáo dục và đào tạo của người Việt Nam.
- Thư viện bài giảng điện tử (): Đây là trang web cho phép giáo
viên chia sẻ các bài giảng và giáo án của mình, đồng thời tham khảo các bài giảng và giáo án của rất
nhiều giáo viên khác trên cả nước.
- Thư viện giáo trình điện tử () là trang web tập hợp các giáo trình
bậc đại học và chuyên ngành từ các dự án của Bộ GD&ĐT với các trường Đại học lớn trên cả nước
như Đại học Bách Khoa HN, ĐH Sư phạm HN, Đại học Cần Thơ …
Thư viện tư liệu giáo dục và Thư viện bài giảng điện tử là các hệ thống mở, không những giúp giáo
viên có thể download các tư liệu dạy học và các bài giảng mẫu mà còn cho phép giáo viên có thể đưa
các tư liệu và bài giảng của mình lên để chia sẻ với mọi người. Việc sử dụng các hệ thống mở như
trên hiện nay đang là xu hướng tất yếu của ngành CNTT, với những ưu điểm vượt trội là: Hoàn toàn
miễn phí; Có hệ thống dữ liệu khổng lồ vì là do cộng đồng cùng xây dựng; Luôn được cập nhật
thường xuyên, từng ngày, từng giờ; Các tư liệu cũng như bài giảng có chất lượng cao vì được chọn
lọc và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.
+ Sử dụng các dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Baamboo, Monava…
(, , , )
II.3. Trao đổi chuyên môn, chia sẻ tài nguyên trên các mạng xã hội
Khi kết nối mạng Internet, giáo viên không chỉ có thể tìm thấy ngay những kiến thức, nhưng tài
nguyên mình cần mà còn có thể chia sẻ, trao đổi thông tin với nhau. Hình thức trao đổi, chia sẻ thông
tin với nhau đơn giản nhất là phổ biến nhất hiện nay là thông qua các diễn đàn (forum) trên mạng.
Diễn đàn lớn nhất Việt Nam về giáo dục là trang diễn đàn Mạng giáo dục của Bộ GD&ĐT
( ) trong đó trao đổi về mọi vấn đề liên quan đến giáo dục như giảng dạy,
quản lý giáo dục, các cuộc vận động, các chính sách mới của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra còn có Diễn đàn
giáo viên trong hệ thống thư viện trực tuyến của Violet (), diễn đàn giáo dục
Bình Dương ( )…và còn rất nhiều blog giáo dục khác.
Một hình thức trao đổi, chia sẻ thông tin khác nữa trên Internet là tham gia các mạng xã hội. Ở
các mạng này, mỗi người có thể xây dựng các blog (có thể coi đó là những trang web cá nhân) cho
mình. Với các blog được tạo, giáo viên có thể: lưu trữ các tư liệu, bài giảng, tài liệu tham khảo môn

học; chia sẻ các kinh nghiệm trong dạy học và trong cuộc sống, bạn bè đồng nghiệp có thể vào xem
- 5 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×