Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Hiệu quả của những cách sửa lỗi khác nhau trong bài nói và viết của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.03 KB, 14 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Hiệu quả của những cách sửa lỗi khác nhau trong bài
nói và viết của học sinh”
(Võ Thị Thùy Chương - trường THPT Chuyên Bến Tre)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phương pháp giảng dạy tiếng Anh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
Qua kinh nghiệm rút ra từ thực tế đi dự giờ đồng nghiệp và qua tham khảo bài
viết của học sinh ở các lớp (không do bản thân phụ trách), tôi nhận thấy khi sửa bài
nói và viết cho học sinh, giáo viên thường chỉ dùng một hoặc hai cách sửa lỗi quen
thuộc mà họ thích hoặc dễ vận dụng để sửa cho tất cả các loại lỗi mà học sinh mắc
phải. Đa số giáo viên không chú ý xem các cách sửa lỗi mà mình áp dụng có đem
lại hiệu quả hay không, có giúp cho học sinh giảm bớt những lỗi tương tự trong
những lần luyện tập sau hay không. Hơn thế nữa, giáo viên thường có xu hướng
luôn sửa hết tất cả lỗi trong bài của học sinh bất kể các em đang ở giai đoạn luyện
tập nào. Điều này dễ ảnh hưởng đến tâm lý của các em và nghiêm trọng hơn nó dần
phá hủy động cơ học tập, niềm đam mê, sự yêu thích môn học. Với mong muốn tìm
ra những cách sửa lỗi hiệu quả để vận dụng trong sửa bài nói và viết của học sinh,
giúp học sinh dần đạt được sự chính xác trong vận dụng ngôn ngữ và góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn, tôi quyết định chọn đề tài: “Hiệu quả của những cách
sửa lỗi khác nhau trong bài nói và viết của học sinh” làm đề tài cho sáng kiến kinh
nghiệm của mình.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
3.2.1. Mục đích của giải pháp:
- Tìm ra những cách sửa lỗi hiệu quả để giúp giáo viên thành công trong giảng
dạy và giúp học sinh đạt được sự chính xác trong sử dụng ngôn ngữ.
- Thúc đẩy động cơ học tập, tạo niềm tin cho học sinh khi vận dụng ngôn ngữ
trong các tình huống nói và viết.


3.2.2. Tính mới của giải pháp:
1


- Các cách sửa lỗi khác nhau có những hiệu quả khác nhau.
- Những đối tượng học sinh khác nhau thích những cách sửa lỗi khác nhau.
3.2.3. Bản chất của giải pháp:
Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: cách sửa lỗi và hiệu quả của những cách sửa lỗi
khác nhau trong bài nói và viết của học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: 54 học sinh của 2 lớp người nghiên cứu đang dạy
(tại thời điểm thực hiện nghiên cứu) là 11A (25 học sinh) và 10TN1 (29 học sinh).
Phương pháp nghiên cứu:
- Phỏng vấn trực tiếp (Face to face interview): Xác định mức độ yêu thích của
học sinh đối với từng cách sửa lỗi khác nhau.
- Thu thập và phân tích số liệu: Xác định lỗi sai và phân loại lỗi sai trong bài
kiểm tra đầu (pre-test) và bài kiểm tra cuối (post-test).
- Thống kê toán học: Xử lí số liệu thu được bằng cách tính tỉ lệ % và so sánh,
đối chiếu kết quả của các bài kiểm.
Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 10/09/2017 đến 30/11/2017
Cơ sở lý luận:
(Để đảm bảo tính chính xác của thông tin, tránh sự sai lệch nội dung
khi chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt, phần cơ sở lý luận tôi xin được trình bày
bằng tiếng Anh)
1. What is mistake?
According to Oxford Advanced Learner’s Dictionary (1999, p.746), “a
mistake is an action, opinion or word that is not correct (wrong).”
H. D. Brown (1994, p.205) quoted by W. Ancker (2000, p.21), claims: “a
mistake is a performance error that is either a random guess or a slip; it is a
failure to utilize a known system correctly.” Mistakes may be due to a variety of

factors including carelessness, over-enthusiasm, over-generalization of rules, and
interference from the mother tongue and once the cause has been established, it can
be dealt with by a number of correction techniques.
It is also necessary to make a clear distinguish between mistakes and errors.
According to Brown (2000), an error is “a noticeable deviation from the adult
grammar of a native speaker reflects the competence of the learner”. Hendrickson
defines that an error as an utterance, form, or structure that a particular language
2


teacher deems unacceptable because of its inappropriate use or its absence in reallife discourse
In general, an error results from incomplete knowledge and a mistake is
caused by lack of attention, fatigue, carelessness or some other aspects of
performance. For example, in learning English, first and second language learners
often produce verb forms such as doed, comed and haved instead of did, came and
had. In this case, if the learners have not learned irregular past tense forms, we say
they have made errors. In contrast, if they have been already taught irregular past
tense forms but they apply the rule for regular past tense formation to all verbs, we
say they have made mistakes.
2. What is corrective feedback?
Corrective feedback may be defined as information supplied to trainees
concerning some aspect of their performance on a task, by a peer or a tutor, with a
view to enhancing their practice. Feedback encompasses not only correcting
learners, but also assessing them.
Lightbown and Spada (1999) define corrective feedback as any indication to
the learners that their use of the target language is incorrect and it includes various
responses that the learners receive. Dekeyser (1993) simply defines corrective
feedback as the teacher response to a student error. In short, these terms are used
interchangeably in the fields of language teaching and language acquisition.
3. Why are mistakes corrected?

Giving corrective feedback on student writing papers has widely seen by
teachers as a crucial task in teaching process. Actually, mistake correction plays
such an important role in foreign language teaching because it facilitates student
writing improvement both in the short and long term (e.g. Chandler, 2003; Ferris,
2002). In addition, correction of grammatical and lexical mistakes between
assignments contributes to reduction of similar mistakes in subsequent writing and
leads to accuracy as well as fluency in writing.
Researchers in their studies also point out different purposes of corrective
feedback. Ellis (in a TESOL seminar in Korea in 2006) claims the main purposes of
corrective feedback are to enable students to revise their own writing and to assist
students to acquire correct English. Moreover, corrective feedback is beneficial in
facilitating the acquisition of certain L2 forms which may be difficult to learn
through input alone (Sauro, 2006). In addition, corrective feedback can be used to
3


draw students’ attention to the gaps between what they have been taught and what
they have acquired. In other words, through corrective feedback of the teacher,
students can realize their hole of knowledge and fulfill it as soon as possible.
Cơ sở thực tiễn:
Trước khi thực hiện nghiên cứu tôi cho học sinh cả 2 lớp làm bài kiểm tra
đầu (Pre-test) về kỹ năng nói và viết. Câu hỏi cho kỹ năng nói của lớp 10 có hình
thức giống phần 2 trong đề thi nói IELTS và câu hỏi cho phần nói của lớp 11 thì có
hình thức tương tự như phần nói của đề thi học sinh giỏi quốc gia. Bài kiểm tra kỹ
năng viết được thực hiện theo phần writing trong chương trình sách giáo khoa tiếng
Anh lớp 10 và 11 (chương trình thí điểm).
- Bài nói (Speaking): Tôi chọn ngẫu nhiên một số học sinh của 2 lớp tham gia
làm bài.
+ Lớp 10: Mỗi học sinh sẽ chọn một chủ đề và chuẩn bị trong 1 phút, sau đó
học sinh trình bày bài nói của mình trong thời gian từ 1 đến 2 phút. Tôi cung cấp 3

chủ đề như sau:
Chủ đề 1:
Describe a person you admire most. You should say:
- who he / she is
- what he / she is like
- what he / she looks like
You should also say why this person is important to you
Chủ đề 2:
Describe a kind of music you like. You should say:
- what kind of music it is
- why do you like it
- how often you listen to it
You should also say if you continue to listen to this music in the future
Chủ đề 3:
Describe a member of your family you get on well with. You should say:
- who he / she is
- what relationship you have with that person
- what he / she is like
4


- what you do together
You should also explain why you get on well with him / her
+ Lớp 11: Mỗi học sinh sẽ chọn một câu hỏi và chuẩn bị trong 5 phút, sau đó
học sinh trình bày bài nói của mình trong thời gian 5 phút. Các câu hỏi tôi đưa ra
như sau:
Câu hỏi 1: Cocern for the environment is growing, and governments are
calling for cooperative actions from every individual. What will you do as an
environmentlly responsible citizen?
Câu hỏi 2: Many people think that going overseas for university study is an

exciting prospect. What is your opinion?
Câu hỏi 3: Many people believe that education is a close relationship
between teachers, parents and students. All have to work together to produce
satisfactory outcomes. What is your opinion?
Kết quả thu được từ 2 lớp:
Lớp
10TN1
11A
Tổng

Số học sinh tham gia
15
13
28

Dưới trung bình
5 (33,33%)
00 (0,0%)
5 (17,86%)

Trung bình
7 (46,67%)
7 (53,85%)
13 (46,43%)

Khá giỏi
3 (20%)
6 (46,15%)
10 (35,71%)


- Bài viết (Writing):
+ Lớp 10: Unit 2, Task 4. You are the food specialist and you are working on
the newsletter’s next edition. Read the reply to Scott’s enquiry. Then write your
own by responding to one of the other texts from task 3 or from your friends’. (Phụ
lục 1)
+ Lớp 11: Unit 2, Task 4: Think of something that happened to you or another
person. Write an online posting of 160-180 words.
You can write about:
- what happened, when and where, and who was involved
- how you and the other people felt
- your wish
Kết quả cụ thể như sau:
Lớp

Số hs

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Kém
5


10TN1


29

11A

25

Tổng

54

10
34,48%
13
52%
23
42,59%

13
44,83%
9
36%
22
40,74%

6
20,69%
3
12%
9
16,67%


00
0,0%
00
0,0%
00
0,0%

00
0,0%
00
0,0%
00
0,0%

Qua số liệu thống kê của các bài kiểm tra đầu, ta thấy tỉ lệ học sinh mắc lỗi sai
trong phần nói cao hơn trong phần viết. Lớp 10TN1 có tỉ lệ học sinh mắc lỗi sai
trong bài nói và viết cao hơn lớp 11A. Cũng từ kết quả khảo sát, tôi nhận thấy học
sinh thường mắc phải những dạng lỗi sau:
+ Lỗi từ vựng: học sinh dùng sai từ loại hoặc sử dụng từ vựng không đúng
theo ngữ cảnh
Ví dụ: Học sinh nói “I admire my cousin because he studies English very
good.” và có học sinh viết “Yesterday, I happened to find out that I was false.”
+ Lỗi ngữ pháp (lỗi chia thì, giới từ, đại từ, …)
Ví dụ: “While it may make you fall asleep faster, alcohol reduce your sleep
quality.....” “Sleep is very important for us.” hay “Consider to eliminate caffeine
after lunch.”
+ Lỗi chính tả: ví dụ như các em viết “Fatty foods take a lot of work for your
stomache to digest.” “Althought we don’t live in the same dictrict,....”
+ Lỗi phát âm: học sinh mắc các lỗi phổ biến về trọng âm, nguyên âm, phụ âm

và ngữ điệu. Trong bài khảo sát kỹ năng nói này còn nhiều học sinh phát âm sai
hoặc đặt trọng âm sai ở một số từ như cousin (các em đọc sai nguyên âm),
confident (các em đọc sai dấu nhấn), statistics (các em đọc sai nguyên âm và dấu
nhấn) …Nhiều học sinh bỏ hết âm cuối của –ed, -s và es như trong những từ
played, travelled, studies hay likes.
Một số nguyên nhân dẫn đến việc mắc lỗi của học sinh trong khi nói và viết
tiếng Anh:
1. Sự ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ:
Đây là nguyên nhân mắc lỗi khá phổ biến khi học sinh sử dụng tiếng Anh. Theo
các nghiên cứu, trước khi nói hoặc viết các câu tiếng Anh thì học sinh thường suy
nghĩ và hình thành ý tưởng, câu hay cú pháp bằng tiếng mẹ đẻ rồi sau đó các em
dịch sang tiếng Anh. Làm như vậy học sinh cảm thấy an toàn hơn về độ chính xác
của câu. Nhưng trên thực tế có rất nhiều điểm khác biệt về cú pháp giữa các ngôn
6


ngữ khác nhau. Cụ thể trong trường hợp này là sự khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng
Anh.
Ví dụ: Không ít học sinh viết những câu như “I very like watching TV.” “He has
a face square.” hay “I favourite pop music.” thay vì phải viết các câu đúng ngữ
pháp tiếng Anh là “I like watching TV very much.” “He has a square face.” và “I
love / like pop music.”
2. Không nắm vững kiến thức ngôn ngữ:
Chúng ta biết rằng để vận dụng tiếng Anh lưu loát và chính xác thì ngoài phát
âm đúng và có vốn từ vựng phong phú, người học cần phải nắm vững kiến thức
ngữ pháp. Nếu chúng ta chỉ đơn thuần dịch và ghép các từ vựng lại với nhau mà
không dựa trên cơ sở ngữ pháp thì những nhóm từ đó chẳng thể nào là những câu
đúng cú pháp, đúng chuẩn ngôn ngữ. Trong trường hợp này học sinh dễ dàng nói và
viết những câu sai như “If I am you, I will study harder.” “Yesterday I go to the
market.” hoặc như “Although it rained but I went to school.”

3. Sự bất cẩn:
Có thể nói sự bất cẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lỗi
ngữ pháp và lỗi chính tả. Nhiều học sinh vẫn thường ồ lên tức tối vì khi giáo viên
sửa bài các em phát hiện ra mình nói sai, viết sai một chổ nào đó là do bất cẩn chứ
hoàn toàn không phải do không biết kiến thức đấy.
4. Sự mất bình tĩnh và sự hạn chế về thời gian:
Các yếu tố về tâm lý như mất bình tĩnh, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi và sự hạn chế
về thời gian cho các hoạt động nói, viết cũng là những nguyên nhân gây ra lỗi. Mất
bình tĩnh dễ làm cho các em phát âm không đúng, sử dụng không đúng từ vựng,
ngữ pháp hoặc không tìm ra được từ vựng thích hợp đễ diễn đạt ý tưởng. Trong khi
đó sự hạn chế về thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc tổ chức ý tưởng, chọn lựa từ
vựng và sắp xếp câu. Hai nguyên nhân này xuất hiện song hành khi học sinh thực
hành ngôn ngữ trên lớp. Các em càng mất bình tĩnh thì thấy thời gian càng ít và khi
giáo viên cho càng ít thời gian thì các em càng mất bình tĩnh.
Giải pháp giải quyết vấn đề:
Là giáo viên ai cũng mong học sinh mình tiến bộ, có khả năng vận dụng lưu
loát, chính xác kiến thức đã học. Mong muốn đó khiến nhiều giáo viên luôn luôn
sửa hết tất cả các lỗi của học sinh khi họ mắc phải. Cách sửa lỗi như vậy không
khuyến khích được học sinh mà đôi khi gây ức chế cho các em, làm cho các em
mất tự tin, có tính tự ti dẫn đến không muốn giành thời gian cho môn học này nữa.
7


Do vậy, để tránh làm tổn thương học sinh mà vẫn giúp các em sửa được lỗi sai thì
giáo viên cần sử dụng các phương pháp hợp lý, tế nhị, mang tính động viên. Có 4
phương pháp sửa lỗi cơ bản:
1. Giáo viên sửa (Teacher correction)
2. Học sinh sửa lẫn nhau (Peer correction)
3. Sửa lỗi nhóm (Group correction)
4. Tự sửa (Self-correction)

Tôi đã vận dụng linh hoạt các phương pháp sửa lỗi này trong giờ dạy nói và viết
cụ thể như sau:
1. Đối với bài nói:
Việc đầu tiên tôi thực hiện khi sửa bài nói của học sinh là xác định giai đoạn
của bài học. Nếu bài học đang ở giai đoạn thực hành có kiểm soát (controlled
practice) thì mục đích của bài là đạt được sự chính xác (accuracy). Trong giai đoạn
này tôi thường sửa lỗi liền ngay sau khi học sinh mắc phải bằng cách sử dụng giọng
điệu, cử chỉ hay điệu bộ để giúp học sinh nhận biết chổ sai và tự sửa lỗi (selfcorrect).
Trong trường hợp giáo viên sử dụng giọng điệu hoặc cử chỉ, điệu bộ mà học
sinh vẫn không tự phát hiện ra lỗi và sửa thì giáo viên nên để cho học sinh khác sửa
(peer correction) bằng việc hỏi “Can anyone help your friend?” Sau khi học sinh
khác sửa được lỗi, giáo viên yêu cầu học sinh đầu nhắc lại câu đúng.
Trong giai đoạn thực hành có kiểm soát, học sinh thường luyện tập kỹ năng
nói dựa trên ngữ liệu được cung cấp sẵn. Do đó, học sinh ít mắc lỗi hơn so với thực
hành tự do. Và vì giai đoạn này đòi hỏi học sinh đạt được sự chính xác để làm nền
tảng cho giai đoạn thực hành tiếp theo- thực hành tự do nên việc giáo viên dừng
học sinh để sửa lỗi là điều cần thiết. Tuy nhiên, cách sửa này đôi khi chiếm rất
nhiều thời gian nên điều quan trọng là giáo viên cần chọn những thủ thuật phù hợp
trong từng tình huống cụ thể nhằm tác động tích cực đến việc học của các em mà
không lãng phí thời gian.
Nếu bài học đang ở giai đoạn thực hành tự do (free practice) và mục đích là
tập trung vào sự lưu loát (fluency) trong sử dụng ngôn ngữ thì tôi không sửa hết tất
cả các lỗi và cũng không sửa lỗi ngay lập tức. Tôi sẽ thu thập những lỗi sai điển
hình (lỗi nhiều học sinh mắc phải và lỗi có liên quan trực tiếp đến chủ đề của bài
học) bằng cách ghi chúng trên một tờ giấy trong khi đi quanh lớp giám sát học sinh
hay khi nghe học sinh trình bày. Sau đó tôi viết những lỗi này lên bảng, giải thích
8


và sửa chung cho cả lớp (teacher correction) nhưng không nói ai đã mắc phải

những lỗi đó. Làm như vậy giúp học sinh không thấy ngại ngùng khi mắc lỗi. Từ
đó các em càng an tâm hơn, tự tin hơn khi luyện nói.
Tóm lại, có nhiều thủ thuật sửa lỗi bài nói khác nhau nhưng điều quan trọng
khi sửa lỗi là giáo viên nên chú ý dùng phương pháp động viên, khuyến khích học
sinh, tập trung vào những gì học sinh đúng, không nên thiên về những điều sai.
Trong một số trường hợp giáo viên cần khích lệ những câu trả lời đúng bằng những
nhận xét như: “OK”, “That’s right”, “Good”, “Yes, well done!”, “Excellent” hoặc
dùng cái gật đầu để thể hiện ý học sinh nói là đúng hay dùng những từ cảm thán
như “Hmm”, “Ah, ha” để thể hiện mình đang theo dõi bài nói của học sinh.
2. Đối với bài viết:
Giống như sửa lỗi nói, sửa lỗi viết cũng đòi hỏi giáo viên vận dụng nhiều thủ
thuật khác nhau. Tuy nhiên, sửa lỗi viết có phần dễ hơn một chút vì khi viết các em
có nhiều thời gian để suy nghĩ ý tưởng, lựa chọn từ, cấu trúc. Các em cũng có thời
gian để đọc đi đọc lại và điều chỉnh hoặc đã tự sửa lỗi trước khi nộp bài. Thông
thường giáo viên có thể sửa bài viết ngay trên lớp hoặc thu bài về nhà để sửa.
Đối với bài sửa ngay trên lớp, tôi thường thực hiện theo các cách sau:
Cách 1:
- Yêu cầu 2 hoặc 3 học sinh viết bài của em lên bảng, viết trên giấy ruky lớn
hoặc đánh trực tiếp lên máy tính của các em và trình chiếu qua tivi để cả lớp theo
dõi.
- Yêu cầu cả lớp đọc qua toàn bài và tìm các lỗi sai. Bất kỳ học sinh nào phát
hiện lỗi sai thì lên bảng gạch dưới lỗi hoặc viết lỗi đó ra và sửa (peer correction).
- Khi học sinh không tìm thấy lỗi nào nữa, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh
xem lại toàn bài bằng cách đọc và dừng lại từng câu để tìm, giải thích và xem các
em đã sửa đúng chưa, nếu chưa thì giáo viên giúp các em sửa lại.
Cách làm này giúp sửa hết các lỗi của học sinh vì vậy giáo viên cần chú ý đến
thái độ của mình trong lúc sửa lỗi, tránh làm cho học sinh mắc lỗi cảm thấy mất
mặt, xấu hổ hay tự ti.
Cách 2:
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm 4 – 5 học sinh để cùng hoàn thành

một bài viết.
- Yêu cầu học sinh trao đổi bài giữa các nhóm để sửa lỗi cho nhau (group
correction).
9


- Gọi một hoặc hai nhóm hoàn thành sớm nhất viết lại bài các em đã sửa lỗi
lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn lớp cùng xem từng câu trong bài và sửa lỗi nếu vẫn
còn.
Thực hiện cách này không những giúp học sinh sửa bài kỹ mà còn giúp các em
tích cực trong học tập, rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm. Tuy nhiên, giáo viên
cần ấn định thời gian sửa bài cho các nhóm sao cho phù hợp.
Cách 3:
- Yêu cầu 2 hoặc 3 cá nhân học sinh viết bài trên bảng.
- Giáo viên đọc qua từng câu và ghi số lượng lỗi sai trong mỗi câu ra bên
lề. Ví dụ: 1, 2, 3, 4 lỗi.
- Giáo viên tổ chức học sinh làm việc theo nhóm để tìm và sửa lỗi trong
những câu đó. (Có thể chia nhỏ công việc bằng cách cho mỗi nhóm tìm và sửa lỗi
trong 1 câu hoặc 2 câu)
- Yêu cầu thư ký của mỗi nhóm lên bảng sửa lỗi.
- Giáo viên kiểm tra lại toàn bài và hướng dẫn sửa chung trong cả lớp.
Cách sửa bài này phù hợp với những bài viết dài và khó vì nó giúp giáo viên
tiết kiệm được thời gian khi giáo viên chỉ ra sẳn số lượng lỗi và các nhóm sửa rất ít
câu (1 – 2 câu).
Chắc chắn rằng tất cả chúng ta cũng đã từng viết bài và được sửa lỗi, được
chấm điểm bởi giáo viên hoặc người hướng dẫn. Và cũng chắc chắn rằng không ít
người cảm thấy rất thất vọng và hoang mang khi nhận lại bài viết của mình dày đặc
các lỗi được sửa. Do vậy, giáo viên cần xem xét kỹ mục tiêu, số lượng lỗi cần sửa
và sửa như thế nào. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên hay không nên

sửa tất cả lỗi của học sinh. Riêng tôi với bài viết thu về nhà, tôi luôn sửa lỗi một
cách có chọn lọc. Tôi thường sửa những lỗi có liên quan trực tiếp đến mục tiêu của
bài hoặc những lỗi ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa của câu.
Tất nhiên có rất nhiều thủ thuật để sửa bài viết ở nhà. Tùy vào trình độ của học
sinh, tôi áp dụng các thủ thuật khác nhau. Đối với học sinh yếu kém thì cách sửa lỗi
trực tiếp sẽ phù hợp hơn. Tôi gạch dưới lỗi sai và cung cấp luôn hình thức đúng của
nó bên dưới. Đối với học sinh khá giỏi thì tôi sửa gián tiếp – chỉ gạch dưới chổ sai
hoặc gạch dưới chổ sai và ghi thêm ký hiệu. Đối với học sinh trung bình thì tôi
thường kết hợp cả hai cách sửa này, những lỗi nào tôi nghĩ các em tự sửa được thì
tôi chỉ gạch dưới ngược lại những lỗi nghiêm trọng thì tôi sửa trực tiếp cho các em.
10


Một số ký hiệu tôi đã phổ biến cho học sinh mà tôi dùng để sửa bài viết:
Ký hiệu
Gr

Ý nghĩa
Sai ngữ pháp

Pun

Sai dấu câu

Prep

Sai giới từ

Sp


Sai chính tả

w.o.

Sai trật tự từ

X

Thiếu từ

w.f.

Sai từ loại

art

Sai mạo từ

Ví dụ
If it does not rain, I would go out.
Gr
Whats your name?
Pun
I’m interested on studying
English.
Prep
I received jour letter.
Sp
We know well this city.
What __ your name.

X
She is very enthusiasm.
w.f.
She has a oval face.
art

Bên cạnh việc sửa lỗi cho học sinh, tôi cũng thường xuyên ghi những lời nhận
xét để các em biết mình được đánh giá như thế nào. Những lời nhận xét này cần có
tính chất khen ngợi, động viên, khích lệ hơn là chê bai, chỉ trích. Cụ thể như: “Có
tiến bộ”, “Có cố gắng”, “Tốt”, “Khá tốt”, “Tiến bộ hơn nhiều”…
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Sáng kiến có thể áp dụng và triển khai nhân rộng đối với tất cả học sinh tại
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp:
Sau 12 tuần vận dụng những phương pháp sửa lỗi như đã trình bày để sửa bài
nói và viết của học sinh, tôi cho các em làm bài kiểm tra cuối (post-test)
- Bài nói (Speaking): Hình thức tổ chức giống như bài kiểm tra đầu (pre-test)
+ Lớp 10:
Chủ đề 1:
Describe a useful website. You should say:
11


- what it is
- how often you visit it
- what kind of information it offers
You should also explain why you think it is useful
Chủ đề 2:
Describe an invention you know. You should say:

- what invention it is
- who invented it
- what it is used for
You should also say how this invention helps human beings
Chủ đề 3:
Describe how you try to help the environment. You should say:
- what you think the biggest environmental problem is
- what the reasons are for this
- what we can do to help
And explain how you try to protect the environment.
+ Lớp 11:
Câu hỏi 1: The number of people who are at risk of serious health problems
due to being overweight is increasing. What is the reason for the growth in
overweight people in society? How can this problem be solved?
Câu hỏi 2: Some students prefer to study alone. Others prefer to study with
a group of students. Which do you prefer? Use specific reasons and examples to
support your answer.
Câu hỏi 3: “Computers will soon replace teachers in the classroom” Do
you agree or disagree? Get ready to talk about this issue.
Kết quả thu được từ 2 lớp như sau:
Lớp
10TN1
11A
Tổng
12

Số học sinh tham gia
15
13
28


Dưới trung bình
1 (6,67%)
00 (0,0%)
1 (3,57%)

Trung bình
9 (60%)
4 (53,85%)
13 (46,43%)

Khá giỏi
5 (33,33%)
9 (46,15%)
14 (50%)


- Bài viết (Writing)
+ Lớp 10: Unit 5, Task 4. Choose one invention and write a paragraph about
its benefits.
+ Lớp 11: Unit 5, Task 4. Write a short brochure (160-180 words)
introducing an ASEAN country.
Kết quả thu được từ bài viết của 2 lớp như sau:
Lớp

Số hs

Giỏi

Khá


Trung bình

Yếu

Kém

10TN1

29

11A

25

Tổng

54

12
41,38%
15
60%
27
50%

15
51,72%
10
40%

25
46,30%

2
6,90%
00
0,0%
2
3,70%

00
0,0%
00
0,0%
00
0,0%

00
0,0%
00
0,0%
00
0,0%

Từ bảng số liệu trên, ta thấy học sinh ở cả 2 lớp đều giảm mắc lỗi nói và viết
một cách đáng kể. . Tỉ lệ học sinh mắc lỗi và đạt điểm dưới trung bình trong bài nói
ở lớp 10TN2 giảm mạnh (từ 33,33% xuống còn 6,67%); tỉ lệ học sinh trung bình
trong bài viết ở lớp này giảm 13,79% . Lớp 11A có số học sinh đạt đạt điểm khá
giỏi trong bài nói tăng cao và tỉ lệ học sinh trung bình trong bài viết không còn nữa
Hơn thế nữa, kết quả khảo sát từ bảng câu hỏi (questionnaire) còn cho thấy đa

số học sinh mong muốn bài nói và bài viết của mình được giáo viên sửa lỗi để các
em biết được chổ hổng kiến thức để kịp thời bổ sung, “làm đầy” lại. Việc sửa lỗi
cũng được các em ủng hộ vì các em muốn qua sửa lỗi các em ghi nhớ được kiến
thức sâu hơn và tránh phạm những lỗi tương tự như vậy trong các bài luyện tập nói
và viết sau. Ngoài ra, bảng câu hỏi cũng giúp tôi biết được rằng những học sinh
trung bình và yếu thường thích cách sửa lỗi trực tiếp hơn gián tiếp.
3.5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: người thực hiện
nghiên cứu và 54 học sinh của 2 lớp 10TN1 và 11A.
3.6. Tài liệu kèm theo gồm:
- File pdf English 10, Unit 2, Writing: 1 bản
- Bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp: 1 bản

Bến Tre, ngày 10 tháng 03 năm 2018
13


Phụ lục 1
ENGLISH 10: UNIT 2 WRITING

Phụ lục 2

QUESTIONAIRE
1. Do you usually make mistakes in practising English?
2. In which aspect of practising English do you think you make more mistakes:
speaking or writing?
3. Would you prefer to correct your mistakes by yourself or by your English
teacher?
4. Do you like your teacher correct all of your mistakes?
5. How do you like your teacher correct your mistakes?


14



×