Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

skkn phương pháp tuyển chọn và huấn luyện học sinh chạy việt dã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.52 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số (do thường trực HĐ ghi) ……………….

1. Tên sáng kiến:
“ Phương pháp tuyển chọn và huấn luyện học sinh chạy việt dã ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện thân thể, nâng cao thể chất,nâng cao chất
lượng giảng dạy môn chạy bền, đạt thành tích tốt trong cuộc thi chạy việt dã
huyện và tỉnh hằng năm
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Thực tế thì môn học chạy bền trong trường THPT đơn điệu gây mệt mỏi rất dễ
nhàm chán, học sinh rất ngại học chạy bền.
- Phong trào học sinh tham gia việt dã ngày càng ít,các trường THPT ngày càng
ngại nội dung thi chạy việt dã.
- Do khả năng sức khỏe của các em HS phổ thông không đều nên để áp dụng
được các bài tập rất khó khăn, đòi hỏi giáo viên phải linh động, nghiên cứu kỹ
các bài tập để áp dụng cho phù hợp với đối tượng.
- Sân bãi để áp dụng các bài tập còn thiếu.
- Công tác tuyển chọn và huấn luyện học sinh thi đấu chạy việt dã rất khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng trên tôi xin chia sẽ với giáo viên giảng dạy GDTC trong
trường THPT một số kinh nghiệm về phương pháp tuyển chọn và huấn luyện
học sinh chạy việt dã.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
*Mục đích:
Nâng cao chất lượng giảng dạy GDTC trong trường học, tìm ra giải pháp
để khắc phục khó khăn, áp dụng phương pháp phù hợp để đạt hiệu quả cao.
Trang 1




Giúp học sinh có sức khỏe tốt để học tập, giáo dục ý thức cho học sinh rèn luyện
sức khỏe hằng ngày.Giúp cho phong trào chạy việt dã huyện và tỉnh ngày càng
phát triển.
* Điểm mới của giải pháp :
Áp dụng phương pháp phù hợp trong tuyển chọn và huấn luyện chạy việt
dã cho học sinh, làm cho tiết học chạy bền và giờ huấn luyện đội tuyển
HS sẽ thích thú hơn. Qua đó bồi dưỡng lòng hăng say, hứng thú thể dục
thể thao và rèn luyện đạo đức nhân cách cho học sinh, là khâu mấu chốt
để đẩy mạnh công tác TDTT trong trường học.
* Cách thực hiện giải pháp:
+ Giáo viên cần chuẩn bị: nắm được phương pháp tuyển chọn, giáo án,
kế hoạch giảng dạy và dụng cụ cần thiết để áp dụng cho từng giáo án, hỏi
thăm sức khỏe học sinh trước khi tập.
+ Học sinh phải chuẩn bị trang phục gọn gàng phù hợp, vệ sinh sân tập an
toàn.
++ Một số vấn đề mà giáo viên giảng dạy và huấn luyện chạy cự việt
dã cần phải nắm:
Đặc điểm của chạy việt dã:
cự ly chạy việt dã ( nam: 7000m, nữ: 3000m)
+ Phương pháp tuyển chọn VĐV:
- Một số đặc điểm cơ thể của học sinh chạy cự ly việt dã:
. Chiều cao cơ thể từ 160 - 175cm (nam), 155 - 170 cm (nữ)
. Trọng lượng cơ thể: 55 - 70kg (nam), 50 - 60kg ( nữ)
- VĐV cấp trường: Thông qua một số bài test chạy bền, Kiểm tra RLTT
nội dung chạy bền, Học sinh có thành tích tốt HKPĐ cấp trường ở nội
dung chạy cự ly trung bình và cự ly dài, học sinh được y tế trường kiểm
tra tim mạch và huyết áp tốt.
- VĐV cấp huyện: Tuyển chọn VĐV có thành tích tốt tại giải việt dã cấp

huyện.

Trang 2


++ Phân tích kỹ thuật:
Sau xuất phát VĐV bắt đầu chạy những bước đầu tiên với độ ngả thân
trên lớn, sau đó độ ngả thân trên dần dần giảm đi và chuyển sang chạy
thoải mái ở giai đoạn giữa quãng.
Trong kỹ thuật chạy, động tác của chân là quan trọng nhất, chân hơi gấp
được đặt có đàn tính xuống đất bằng phần trước của bàn bàn chân và sau
đó trên tất cả bàn chân. Mũi chân hầu như không xoay sang hai bên. Góc
đạp sau khoảng 50-55 độ. Độ nâng đùi nhỏ hơn so với cự ly trung bình.
Độ dài bước khoảng 160-200cm .
Biên độ động tác tay phụ thuộc vào tốc độ chạy.
Khi chạy nhu cầu oxy của cơ thể tăng lên 4-5 lít và được thỏa mãn chủ
yếu nhờ nâng cao tần số hô hấp.
Nhịp điệu thở phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và tốc độ chạy. Khi tốc độ
chạy không lớn, một nhịp thở tương ứng với 6 bước chạy. Cùng với sự
tăng tốc độ chạy 4 bước ( 2 bước hít vào 2 bước thở ra)
** Phương pháp huấn luyện chạy việt dã:
Sau khi tuyển chọn được VĐV nếu thời gian huấn luyện dài thì chia làm 3
thời kỳ:
- Thời kỳ chuẩn bị: thời kỳ này tạo nền tảng , phát triển sức bền chung sử
dụng bài tập chạy tốc độ đều, chạy bền.
Phát triển tốc độ chạy bằng cách tăng tốc, chạy tốc độ cao, chạy lặp lại
các đoạn 50-200m.
Tập chạy biến tốc trên các cự ly trung bình và dài với tốc độ nhỏ hơn tốc
độ thi đấu.
Phát triển sức bền và khả năng mềm dẻo được quan tâm bằng cách lặp lại

các bài tập có biên độ lớn
- Thời kỳ thi đấu: tập chạy việt dã biến tốc và đều, lượng vận động tập
luyện của VĐV được nâng cao dần dần, các buổi tập với lượng vận động
lớn luân phiên với buổi tập có tập có lượng vận động nhỏ và trung bình.

Trang 3


Để chuẩn bị tham gia thi đấu giảm lượng vận động ,tăng cường độ, tăng
khối lượng các đoạn chạy với tốc độ thi đấu,giảm các buổi tập
- Thời kỳ chuyển tiếp: chuyển dần lượng vận động mang tính cường độ
của thi đấu sang tập luyện của chu kỳ chuẩn bị, nghỉ ngơi sau thi đấu.
Phương pháp tập luyện chủ yếu chạy việt dã với nhịp điệu đều, tập luyện
các môn bóng ,bơi lội
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Đề tài này áp dụng cho việc tuyển chọn VĐV chạy việt dã cho trường và
huyện và có thể áp dụng vào giảng dạy nội dung bền ở trường THPT. Tùy
thuộc vào đối tượng và điều kiện mà áp dụng linh hoạt cho phù hợp để có
kết quả tốt.
3.4 Hiệu quả thu được do áp dụng giải pháp:
Sau khi áp dụng tại đơn vị công tác và đội tuyển việt dã huyện với
phương pháp trên thì đạt kết quả rất tốt, học sinh lớp giảng dạy đều đạt
tiêu chuẩn RLTT kiểm tra cuối năm học. Khi áp dụng để huấn luyện đội
tuyển thì đạt kết quả rất tốt ở giải việt huyện và Tỉnh hằng năm.
Kết quả gần đây nhất là:
- Giải việt dã năm 2015:
+Cấp huyện : Hạng I,III,2KK cá nhân nam. Hạng I đồng đội nam
Hạng I, 2KK cá nhân nữ. hạng II đồng đội nữ
Được 5 VĐV tuyển vào đội tuyển việt dã huyện
+ Cấp Tỉnh: Hạng III, 2 kk, cá nhân nam. Hạng II đồng đội nam

2 KK cá nhân nữ . Hạng III đồng đội nữ
- Giải việt dã năm 2016:
+ Cấp huyện: Hạng I, III,KK cá nhân nam. Hạng I đồng đội nam
Hạng III,2KK cá nhân nữ. Hạng III đồng đội nữ
+ Cấp Tỉnh: Hạng III, kk, cá nhân nam. Hạng III đồng đội nam.
2 kk cá nhân nữ. Hạng III đồng đội nữ
- Giải việt dã năm 2017:
+ Cấp huyện: Hạng I, III,KK cá nhân nam. Hạng I đồng đội nam
Trang 4


Hạng III,2KK cá nhân nữ. Hạng III đồng đội nữ
+ Cấp Tỉnh: 2kk, cá nhân nam.
2 kk cá nhân nữ. Hạng III đồng đội nữ
- Thành viên đội tuyển việt dã huyện được tuyển chọn từ các VĐV có
thành tích cao tại giải việt dã huyện hằng năm, nhưng đa phần các VĐV
đều thuộc 2 đơn vị trường THPT.
3.5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
+ Trình độ chuyên môn:
- Ngoài việc thực hiện tốt các phương pháp trên giáo viên phải nghiên cứu
kỹ đối tượng để áp dụng và sắp xếp trình tự, có hệ thống và khoa học các
bài tập, có kế hoạch giảng dạy cụ thể với từng tiết học và từng buổi tập
cho đội tuyển.
- Đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên tập luyện, làm mẫu kỹ thuật tốt sẽ
làm cho học sinh hứng thú trong giờ học.
- Đưa một số trò chơi vận động vào để tạo hưng phấn cho học sinh.
- Giáo dục cho học sinh thói quen thường xuyên tập luyện, tự giác tích
cực rèn luyện thân thể
+ Cơ sở vật chất:
- Giáo viên cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết cho tiết dạy.

- Học sinh chú ý vệ sinh sân tập an toàn.
- Tùy thuộc vào điều kiện sân bãi mà áp dụng các bài tập cho phù hợp.
- Đối với học sinh là đội tuyển thì phải được tập luyện ở điều kiện sân gần
giống sân thi đấu.
Bến Tre, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Trường THPT Phan
Liêm, Ba Tri

Huỳnh Thanh Phong,
Trần Hùng Dũng

Trang 5



×