Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn và môi trường nuôi đến các đặc điểm sinh học của Moina micrura (Cladocera Moinidae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 44 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

BÙI THANH PHI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN
ĂN VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI ĐẾN CÁC ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA MOINA MICRURA
(CLADOCERA: MOINIDAE)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 04/2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG

BÙI THANH PHI

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA KHẨU PHẦN
ĂN VÀ MÔI TRƯỜNG NUÔI ĐẾN CÁC ĐẶC
ĐIỂM SINH HỌC CỦA MOINA MICRURA
(CLADOCERA: MOINIDAE)

Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. TRỊNH ĐĂNG MẬU


Đà Nẵng, 04/2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn và môi
trường nuôi đến các đặc điểm sinh học của Moina micrura (Cladocera:
Moinidae)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi
chú nguồn gốc.

Tác giả khóa luận

Bùi Thanh Phi


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu khoa học tự lực đầu tiên mà
tôi đã hoàn thành trong sự nghiệp học và làm khoa học của tôi. Tuy nhiên, sự quan tâm,
tin tưởng và giúp từ gia đình, thầy cô, bạn bè chính là những yếu tố quan trọng tạo nên
sự hoàn thiện của khóa luận.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin phép được chân thành cảm ơn đến
những người luôn đồng hành cùng tôi vừa qua:
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trịnh Đăng Mậu – người đã luôn tận tình
chỉ dạy tôi trong suốt khoảng thời gian chuẩn bị và thực hiện đề tài. Cho tôi những kiến
thức bổ ích trong học tập, nghiên cứu cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người bạn trong tập thể lớp 14CTM đã nhiệt
tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sinh Môi trường đã trang
bị cho tôi kiến thức và tạo điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ thí nghiệm để tôi thực

hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2018

Sinh viên: Bùi Thanh Phi


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài .......................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................. 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................... 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................................4
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 4
1.1.1. Đặc điểm hình thái.......................................................................................... 4
1.1.2. Khả năng sinh sản .......................................................................................... 6
1.1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng .................................................................. 7
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng .......................................................................................... 7
1.2. Tình hình nghiên cứu loài Moina micrura ............................................................ 8
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế Giới ............................................................... 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................. 10
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 12
2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 12

2.3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................... 12
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ............................................................... 12
2.3.2. Phương pháp thuần giống ............................................................................ 12
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................... 12
2.4. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 13
2.4.1. Môi trường nuôi ............................................................................................ 13
2.4.2. Khẩu phần ăn ................................................................................................ 14


2.4.3. Các đặc điểm sinh học của Moina micrura .................................................. 14
2.4.4. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................................16
3.1. Ảnh hưởng của môi trường nuôi đến các đặc điểm sinh học của Moina micrura
.................................................................................................................................... 16
3.1.1. Thời gian thành thục ..................................................................................... 16
3.1.2. Nhịp sinh sản ................................................................................................ 16
3.1.3. Sức sinh sản, số lần sinh và chu kỳ sống ...................................................... 17
3.2. Ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến các đặc điểm sinh học của Moina micrura .. 18
3.2.1. Thời gian thành thục ..................................................................................... 18
3.2.2. Nhịp sinh sản ................................................................................................ 19
3.2.3. Sức sinh sản và Số lần sinh........................................................................... 22
3.2.4. Chu kỳ sống ................................................................................................... 24
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................................26
1. Kết luận .................................................................................................................. 26
2. Kiến nghị ................................................................................................................ 26
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................27
Tiếng Việt ...................................................................................................................... 27
Tiếng Anh ...................................................................................................................... 27
PHỤ LỤC BẢNG ............................................................................................................................30
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................................34



DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng
Bảng 1.1
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4

Tên bảng
Sự phân bố của các loài thuộc họ Moinidae tại các khu vực trên
Thế Giới

Thành phần môi trường ASTM
Thành phần môi trường nước uống đóng chai Lavie
Thành phần tỷ lệ một số loại khẩu phần ăn dành cho Moina
micrura
Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Trang
8
13
13
14
15


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Số hiệu

Tên hình ảnh
Trang
Hình 1.1 Hình thái chung của nhóm Cladocerans
5
Thời gian thành thục của Moina micrura ở các môi trường nuôi
Hình 3.1
16
khác nhau
Nhịp sinh sản của Moina micrura ở các môi trường nuôi khác
Hình 3.2
17
nhau
Hình 3.3 Chu kỳ sống của Moina micrura ở các môi trường nuôi khác nhau
18
Thời gian thành thục của Moina micrura ở các khẩu phần ăn khác
Hình 3.4
19
nhau
Kết quả phân tích hậu định Posthos analysis cho nhịp sinh sản của
Hình 3.5
20
Moina micrura giữa các khẩu phần ăn khác nhau
Hình 3.6 Nhịp sinh sản của Moina micrura ở các khẩu phần ăn khác nhau
21
Hình 3.7 Tổng số con non tích lũy qua các lần sinh
23
Hình 3.8 Mối tương quan giữa sức sinh sản và số lần sinh sản
23
Hình 3.9 Chu kỳ sống của Moina micrura qua các khẩu phần ăn khác nhau
24



1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cladocera (giáp xác râu ngành) là một trong ba nhóm chính của động vật phù du
nước ngọt [25]. Hiện nay trên Thế giới, bộ Cladocera có tổng cộng 620 loài được phát
hiện và công nhận, nhưng theo ước tính thực tế thì con số này có thể hơn từ 2 – 4 lần
[12]. Hầu hết các loài thuộc bộ Cladocera sống ở nước ngọt, cho đến nay chỉ phát hiện
có 08 loài sống tại các đại dương [10].
Cladocera là bộ có sự đa dạng về loài tương đối cao, những đại diện của nhóm
này thường chiếm ưu thế trong hệ động thực vật phù du nước ngọt [10]. Trong hệ sinh
thái, động vật phù du nói chung và Cladocera nói riêng đóng vai trò quan trọng đặc biệt
trong lưới thức ăn tự nhiên của hệ sinh thái thủy sinh nước ngọt, với vị trí là sinh vật
tiêu thụ sinh vật sản xuất thứ cấp (như thực vật phù du), nó cũng là nguồn thức ăn chính
của sinh vật bậc 3 [10]. Cladocera (đặc biệt là Daphnia magna) là nhóm sinh vật quan
trọng trong các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng bởi chúng dễ dàng được nuôi cấy, thời
gian thế hệ ngắn và sinh sản vô tính. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bộ Cladocera
trên thế giới, tuy nhiên những nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá độ đa dạng về động
vật phù du mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về họ Moinidae (Cladocera) [10].
Moina micrura thuộc họ Moinidae, phân bộ Anomopoda (Cladocera), chúng
phân bố trên toàn thế giới và là thức ăn lý tưởng cho nhiều loài giáp xác như: tôm, cua,
cá giống [17]. Nhờ vào đặc điểm có kích thước nhỏ, phù hợp với kích thước vòm miệng
của các loài tôm cá giống. Họ Moinidae nói chung hay loài Moina micrura nói riêng
trưởng thành có kích thước từ 700 – 1.000 µm gần gấp đôi ấu trùng Artemia (500 µm)
và gần gấp 2 – 3 lần kích thước của trùng bánh xe trưởng thành (Rotifers). Họ Moinidae
mới nở chỉ gần bằng Rotifers trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng Artemia (<400 µm).
Hơn nữa, Artemia lại chết khá nhanh trong nước ngọt [21].
Mặt khác, khi cho ăn ở giai đoạn ấu trùng, hệ thống tiêu hóa của các loài thủy

sản vẫn còn thô sơ, thiếu một dạ dày, và phần lớn quá trình tiêu hóa protein diễn ra trong
tế bào biểu mô sau. Hệ thống tiêu hóa như vậy, trong hầu hết các trường hợp sẽ không
có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống và phát triển của ấu trùng
so với những thức ăn sống. Bất chấp những tiến bộ gần đây trong việc phát triển các loại


2
thức ăn công nghiệp, lợi ích của ngành nuôi trồng thủy sản vẫn dựa chủ yếu vào nguồn
thức ăn sống trong giai đoạn ương giống [6]. Kết quả cho thấy, các loài thuộc họ
Moinidae (Cladocera) là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở. Chính vì vậy, chúng
có giá trị kinh tế rất lớn trong việc làm thức ăn cho cá hoặc ấu trùng từ việc nuôi nhân
sinh khối [10], [21].
Nhận thấy giá trị đó, trên Thế Giới cũng đã có những công trình ứng dụng nuôi
nhân sinh khối các loài thuộc họ Moinidae để làm thức ăn các loài thủy sản. Đặc biệt,
Moina micrura đã được nuôi và sử dụng để làm thức ăn cho hơn 60 loài cá nước ngọt
và nước mặn, điều này mang lại nguồn lợi kinh tế rất cao. Tuy nhiên, trong những nghiên
cứu này còn gặp nhiều trở ngại như năng suất không cao, quần thể sớm bị suy tàn [21].
Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành lựa chọn và thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của khẩu phần ăn và môi trường nuôi đến các đặc
điểm sinh học của loài Moina micrura (Cladocera: Moinidae)”.

2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
2.1. Mục tiêu tổng quát
Tìm ra được khẩu phần ăn và môi trường nuôi tối ưu nhất cho sự sinh trưởng và
phát triển của Moina micrura (Cladocera: Moinidae).

2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được các đặc điểm sinh học của Moina micrura (Cladocera: Moinidae)
nuôi trong các môi trường nuôi khác nhau;
- Xác định được các đặc điểm sinh học của Moina micrura (Cladocera: Moinidae)

nuôi bởi các khẩu phần ăn khác nhau;

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của nghiên cứu này cung cấp nguồn số liệu về các đặc điểm sinh học của
loài Moina micrura (Cladocera: Moinidae). Bên cạnh đó, cung cấp mối tương quan giữa
các đặc điểm sinh học với khẩu phần ăn và môi trường nuôi.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài cung cấp cái nhìn tổng quan về sự sinh trưởng và phát triển
của loài Moina micrura (Cladocera: Moinidae) ở từng điều kiện môi trường nuôi và
khẩu phần ăn khác nhau. Qua đó, phục vụ cho các đề tài nghiên cứu mô hình nuôi nhân


3
sinh khối Moina micrura (Cladocera: Moinidae) để sản xuất thức ăn thủy sản sau này.
Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho các trại ương tôm cá giống hiện nay.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phân loại loài Moina micrura:
- Ngành

: Arthropoda

- Lớp


: Branchiopoda

- Bộ

: Diplostraca (phân bộ: Cladocera)

- Họ

: Moinidae

- Chi

: Moina

- Loài

: Moina micrura Kurz, 1874.

Moina micrura được coi là một loài phổ biến với hình thái học và sinh thái học
bao quát, xuất hiện ở nhiều môi trường khác nhau. Loài này đã được ghi nhận phân bố
rộng rãi trên toàn thế giới, ngoại trừ vùng lạnh [2]. M. micrura là một trong những loài
đại diện của loài Cladocerans nhỏ sống ở các hồ nông, hồ ôn đới, hồ nước, sa mạc, ao
cá nước lợ nhiệt đới [7]. Chúng được xem như một mắt xích quan trọng, có giá trị trong
chuỗi thức ăn tự nhiên, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của
các sinh vật ở bậc dinh dưỡng kế tiếp, bên cạnh đó chúng còn được sử dụng như một
loài chỉ thị cho môi trường nước tại khu vực sinh sống của chúng [4], [17].

1.1.1. Đặc điểm hình thái
Đa số các loài Cladocera là động vật trong suốt cỡ nhỏ, cơ thể của chúng nhìn
chung là hình khối và bơi giật ngược. Chúng được gọi chung là “Rận nước” hay “Giáp

xác râu ngành” và thường sống trong môi trường nước ngọt với kích thước có thể nhìn
thấy được bằng mắt thường [28].


5

Hình 1.1. Hình thái chung của nhóm Cladocerans: hình thái mặt bên [27]
(1. antenna; 2. compound eye; 3. enzyme gland; 4. esophagus; 5. heart; 6. nauplius
eye; 7. antennule; 8. phyllopods; 9. ovar; 10. furca claws; 11. postabdomen;
12. brood; 13. carapax shell; 14. rudder bristle; 15. spina)
Các loài Moina đầu tiên được Straus (1819, 1820) và Jurine (1820) mô tả và được
họ đặt trong họ Daphnia và Monoculus; Monoculus sau đó đã bị loại bỏ khỏi khóa phân
loại của phân bộ Cladocera (Fox, 1951, Hemming, 1958: Opinion 288). Chi Moina sau
đó được mô tả bởi Baird (1850) và phân loại trong họ Daphniidae. Baird cũng đã xây
dựng hệ thống phân loại của họ Daphniidae bao gồm các chi thuộc họ Sididae và
Macrothricidae [10].
Sau đó một số lý luận đã cho rằng, vì Moina và Moinodaphnia đều có dạng
daphniid ngực và vì Moinodaphnia có đặc điểm daphniid điển hình không có ở Moina
nên Moinid phải liên quan chặt chẽ với các chi khác trong Daphniidae. Đến năm 1874,
Kurz đã chính thức tách biệt chi Moina ra thành họ Moinidae. Đồng thời, phân loại
tương đối đầy đủ về hình thái của các loài trong họ Moinidae, trong đó có loài Moina
micrura Kurz, 1874 [13].


6
Cấu tạo cơ thể của các loài thuộc họ Moinidae bao gồm đầu và thân. Antenna
được xem như là cơ quan di chuyển chính. Kích thước chiều dài từ 0,5 – 1,2 mm, thông
thường chiều dài cơ thể từ 0,7 – 0,9 mm. Mắt phát triển, nằm dưới lớp da ở hai bên đầu,
một trong những đặc điểm chính đó là cơ thể của chúng được bao phủ bởi một bộ khung,
túi ấp trứng và ấu trùng phát triển nằm trên lưng của con cái. M. micrura có kích thước

tối đa chỉ bằng một nửa Giáp xác chân chèo (Copepods). M. micrura trưởng thành có
kích thước dao động từ 700 – 1.000 µm, có kích thước gần gấp đôi ấu trùng Artemia
(500 µm) và gần gấp 2 – 3 lần kích thước của trùng bánh xe (Rotifers) trưởng thành.
Mặt khác, M. micrura mới nở nhỏ hơn 400 µm và chúng có kích thước xấp xỉ bằng
Trùng bánh xe (Rotifers) trưởng thành và nhỏ hơn ấu trùng Artemia [13], [21].

1.1.2. Khả năng sinh sản
Cladocera nói chung và Moina micrura nói riêng có khả năng sinh sản vô tính
hoặc hữu tính. Trong điều kiện thuận lợi, Moina micrura sinh sản bằng phương thức
sinh sản đơn tính. Chúng thường sinh sản đơn tính trong suốt quá trình sống và xuất hiện
quanh năm. Với hình thức sinh sản này, chúng thường chỉ xuất hiện con cái. Hình thức
sinh sản hữu tính chỉ xuất hiện khi trong môi trường có sự xuất hiện của con đực. Số
lượng con đực thường chỉ chiếm khoảng 5% trong quần thể nhưng cũng có khi lên đến
50%. Yếu tố ảnh hưởng của sự xuất hiện con đực đã và đang được các nhà khoa học
nghiên cứu. Tuy nhiên, phần lớn cho rằng đó là do môi trường đang gặp sự bất lợi cho
sự sinh trưởng và phát triển của chúng như lượng thức ăn giảm, điều kiện môi trường
thay đổi quá mức chịu đựng và cường độ ánh sáng quá mạnh. Khi có những thay đổi
trong môi trường gây bất lợi cho sinh vật, một số con cái vẫn có thể sản sinh ra trứng
đơn bội, mà những trứng này cần sự thụ tinh của con đực. Các trứng đã thụ tinh vẫn ở
trong cơ thể con mẹ, được bao bọc bởi màng bảo vệ ephippium và có thể chống chịu với
điều kiện môi trường khắc nghiệt. Trứng được sinh ra từ sinh sản hữu tính vẫn giống
với trứng sinh sản đơn tính nhưng con cái chỉ sinh từ 1 đến 2 trứng, chúng được gọi là
trứng nghỉ. Đặc điểm của trứng nghỉ là chúng có thể chịu đựng được sự khắc nghiệt của
nhiệt độ, môi trường khô ráo. Nhờ sự hình thành trứng nghỉ mà chúng có thể phân bố
rộng khắp thế giới [13], [21].


7

1.1.3. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng

Moina micrura hoàn toàn thích nghi với nguồn nước kém chất lượng. M. micrura
có thể chịu được độ mặn cao, chúng có thể sống ở hồ với độ mặn lên đến 39 g/L [10].
M. micrura đặc biệt thích nghi với sự biến đổi của nồng độ oxy và thường sinh sôi với
số lượng lớn trong môi trường nước ô nhiễm ở cống rãnh. Chúng có thể sống trong môi
trường nghèo oxy nhờ khả năng tổng hợp hemoglobin. Sự hình thành hemoglobin dựa
trên mức độ oxy hoà tan trong nước [21].
Không những thế, M. micrura chịu đựng được tầm nhiệt độ rất cao và dễ dàng
vượt qua biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5 – 31°C, nhiệt độ tối ưu với chúng là 24 –
31°C [17]. Khả năng chịu đựng tốt của M. micura là điểm thuận lợi đối với các trang
trại kinh doanh cá và việc ương nuôi làm thức ăn cho cá cảnh tại nhà.
Trong khi mật độ cao ở Daphnia magna có thể làm sự sinh sản sụt giảm một cách
đáng kể nhưng điều này thì không xảy ra ở M. micrura. Số lượng trứng sinh ra ở D.
magna sụt giảm mạnh khi mật độ từ 95 – 155 cá thể trưởng thành trên 25 – 30 lít. Mật
độ nuôi thích hợp ở D. magna được ghi nhận là 500 con/lít. Tuy nhiên, mật độ nuôi thích
hợp ở M. micrura là 5000 con/lít và do đó chúng thích hợp trong việc nuôi trồng thâm
canh [13].

1.1.4. Giá trị dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng của M. micrura phụ thuộc vào độ tuổi và loại thức ăn mà
chúng được nuôi. Dù vậy, lượng protein ở M. micrura chiếm 50% khối lượng khô. M.
micrura trưởng thành chứa nhiều chất béo hơn M. micrura non. Lượng chất béo chiếm
20 - 27% khối lượng khô ở M. micrura cái trưởng thành và 4 - 6% ở M. micrura non
[21].
Với hàm lượng protein và chất dinh dưỡng cao, Moina sp. là một thực phẩm sống
tuyệt vời so với Artemia (Alam et al., 1993, Loh et al., 2012). Hơn nữa, việc sử dụng
động vật phù du nước ngọt, như Moina micrura, sẽ thuận tiện trong việc cho ăn các loài
thuỷ sản nước ngọt hơn là sử dụng loài Artemia nước mặn. Moina sp. được sử dụng
thành công trong ương nuôi các loài cá vược, cá hồi, cá thác lác, cá tai tượng, cá trê, cá
rô đồng… và nhiều loài cá cảnh nhiệt đới khác. Ngoài ra, M. micrura đông lạnh còn sử
dụng làm thức ăn cho hơn 60 loài cá nước ngọt và nước mặn khác nhau [13], [21].



8

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LOÀI MOINA MICRURA
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Moina micrura được ghi nhận nhiều trên thế giới, cũng giống như các loài thuộc
họ Moinidae, Moina micrura thường được tìm thấy trong các vũng nước nhỏ và tạm
thời, thậm chí chúng cũng được tìm thấy tại các khu vực khô cằn trên thế giới. Không
như những loài khác, M. micrura còn được tìm thấy tại các hồ nước ngọt, chúng được
xem như loài phân bố rộng rãi nhất trong tất cả các loài thuộc họ Moinidae. M. micrura
đã được phát hiện tại hồ Rift Valley của châu Phi (Dalay, 1910. Jenkin, 1934,
Delachaux, 1917, Verestchagin, 1914), hồ Sumatra (Richard, 1891), hồ Java (Rammner,
1937), Bali (Brehm, 1933) và ở miền Nam Hoa Kỳ trong hồ Pontchartrain. M. micrura
còn được báo cáo có mặt ở khắp các nước Trung Đông, châu Á, châu Phi, Đông Úc và
Nam Mỹ. M. micrura cũng xuất hiện tại quần đảo Caribe cũng như trên các hòn đảo ở
Thái Bình Dương (bao gồm cả ở Philippines). Nhưng hầu như, chúng lại không được
phát hiện tại các khu vực lạnh giá như khu vực Bắc Mỹ, phía Bắc nước Đức ở châu Âu,
hay khu vực phía Bắc Moscow ở Liên Bang Nga [13].
Năm 2008, L. Forró, N. M. Korovchinsky, A. A. Kotov và A. Petrusek đã tiến
hành các nghiên cứu toàn diện về bộ Cladocera trên Thế Giới. Ông nhận định rằng một
số họ trong bộ Cladocera như họ Dumontiidae mới chỉ ghi nhận khoảng 45 – 50% loài
trong họ này, trong khi đó một số loài khác vẫn còn mơ hồ trong việc định danh, các họ
Chydoridae, Daphniidae, Ilyocriptidae, Sididae đã được nghiên cứu tương đối tốt hơn
các họ còn lại [13]. Các loài thuộc họ Moinidae xuất hiện nhiều tại các khu vực như
châu Âu, Bắc Mỹ, Úc và Nam Mỹ, số nhỏ đến từ châu Phi, miền Nam châu Á [6]. Ngoài
ra, kết quả nghiên cứu của Goulden và cộng sự (1968) một lần nữa nhận định, họ
Moinidae (Cladocera) được ghi nhận trên khắp thế giới, trừ khu vực Nam Cực (Bảng
1.1) [13].
Bảng 1.1. Sự phân bố của các loài thuộc họ Moinidae tại các khu vực trên thế giới

Khu vực

PA

NA

NT

AT

OL

AU

PAC

ANT

World

Họ Moinidae

13 (6)

7 (2)

10 (5)

10 (1)


3 (0)

7 (3)

4 (0)

0

29 (17)

Chú thích: PA: Palaeartic; NA: Nearctic; NT: Neotropical; AT: Afrotropical; OL:
Oriental; AU: Australasian; PAC: Pacific Oceanic Island; ANT: Antarctic. (số lượng
loài đặc hữu).


9
Chính vì sự đa dạng về khu vực phân bố đó mà trong suốt 2 thế kỷ qua đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu trên khắp các khu vực trên thế giới được thực hiện để khảo
sát sự đa dạng của Cladocera nói chung và họ Moinidae nói riêng. Nghiên cứu của ông
Hyungi Jeong cùng cộng sự đã nghiên cứu sự đa dạng các loài thuộc bộ Cladocera trong
các thủy vực nước ngọt tại Hàn Quốc (2015) [15]; Hay S. Maiphae, P. Pholpunthin và
H. J. Dumont (2008) đã nghiên cứu đánh giá sự phong phú của Cladocera (Crustacea:
Ctenopoda, Anomopoda) tại Thái Lan [23]; Sharma và cs tiến hành đánh giá toàn diện
các loài Cladocera tại Ấn Độ (2015) [24]; và rất nhiều nghiên cứu khác của Mammaril
và Fernando tại Philippines (1978), Dumont và Van de Velde tại Nepal (2002), Idris và
Fernando (1981) tại Malaysia…[23] Từ đó, củng cố thêm sự khẳng định về vai trò đặc
biệt quan trọng của Cladocera nói chung cũng nhưng các loài thuộc họ Moinidae nói
riêng trong đa dạng hệ động vật nổi và chu trình chuyển hóa vật chất trong mạng lưới
thức ăn thứ cấp [15], [13].
Moina micrura còn được nghiên cứu chuyên sâu hơn về các đặc điểm sinh học

trong nghiên cứu của N. Murgan (1974) và K. K. Subhash Babu (2000). Trong nghiên
cứu của mình, ông N. Murgan đã nhận định rằng với nhiệt độ nuôi từ 28 – 30°C, M.
micrura có thời gian sống trung bình là 13 ngày, với số lượng trứng dao động từ 61 ±
18 trứng. Theo N. Murgan giai đoạn phát triển phôi của M. micrura gần giống các loài
khác thuộc bộ Cladocerans, mặc dù với thời gian phát triển ngắn vào khoảng 24 tiếng.
Còn trong nghiên cứu của K. K. Subhash Babu (2000), ông cho rằng yếu tố nhiệt độ và
thức ăn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình sinh trưởng và phát triển của Moina
micrura. Với việc sử dụng vi tảo và men bia làm thức ăn cho M. micrura Subhash Babu
xác định thời gian sống của M. micrura trung bình khoảng 12,5 ngày và trong suốt vòng
đời, mỗi cá thể sinh được 122,85 trứng [18], [5].
Một nghiên cứu khác của Peyush Punia – Hiệp hội Nghề cá Ấn Độ (1988) cũng
đã đánh giá các đặc điểm sinh học của M. micrura thông qua các loại thực phẩm hữu
cơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tốc độ sinh trưởng ổn định trong khoảng thời gian
đầu thí nghiệm, men bia có giá trị cao nhất với mật độ đạt 2600 cá thể/Lít ở ngày thứ 5.
Tuy nhiên, quần thể nhanh chóng bị suy tàn ở các ngày cuối thí nghiệm (ngày thứ 9 và
thứ 10) [3]. Ngoài ra, còn có nghiên cứu của Theilacker và Mc Master (1971), Kinne
(1977), hay Gatesoupe và Robin (1981) cũng đã nghiên cứu các đặc điểm sinh học của


10
các loài động vật phù du được nuôi bằng tảo và nấm men tại Nhật Bản. Nghiên cứu nuôi
nhân sinh khối Artemia sp., Brachionus sp., Moina sp.,… kết hợp các chất hữu cơ, phân
chuồng và phân vô cơ của Shirgur (1971), Dwivedi cùng cộng sự (1980), Dwivedi cùng
cộng sự (1985) tại Ấn Độ [22], [8], [9]

1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tại Việt Nam, bước đầu đã có những nghiên cứu về độ đa dạng của động vật phù
du tại các khu vực khác nhau, trong các nghiên cứu này có nhắc đến M. micrura như
nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Nga (2004) tại hồ Đankia tỉnh Lâm Đồng, của Nguyễn Thị
Thu Hè (2012) trên sông Như Úc thuộc tỉnh Hải Phòng hay của Ngô Thành Trung và

cộng sự (2008) tại huyện Gia Lâm, Hà Nội [2], [3].
Những nhiên cứu về động vật phù du ở Việt Nam được nghiên cứu từ những năm
đầu thế kỷ 20. Đầu tiên là những nghiên cứu về động vật phù du trong vùng biển Việt
Nam khi Viện Hải Dương học Nha Trang được thành lập năm 1922. Nhưng các nghiên
cứu liên quan đến động vật phù du chỉ được thực hiện bởi các chuyên gia nước ngoài.
Bước ngoặt lớn đầu tiên trong nghiên cứu về động vật phù du là Sách về Định loại động
vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam của Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái
và Phạm Văn Miêu năm 1980 đã công bố 329 loài thuộc các bộ Trùng bánh xe, Giun
nhiều tơ, Giun ít tơ, Giáp xác chân chèo, Giáp xác Ostracoda, Giáp xác chân khác
Amphipoda…
Tiếp nối những thành công kể trên, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu
về động vật phù du một cách cụ thể hơn như nghiên cứu của Ngô Thành Trung và cộng
sự khi tiến hành nghiên cứu thành phần sinh vật nổi tại các thủy vực trên địa bàn huyện
Gia Lâm – Hà Nội. Ông đã phát hiện được tổng cộng 36 loài thuộc 03 họ trong 03 nhóm
chính của động vật nổi. Rotifers chiếm thành phần lớn nhất với 15 loài chiếm 41,7%,
Cladocerans có 13 loài chiếm 36,1% và Copepoda chiếm thành phần thấp nhất với 08
loài chiếm 22,2%. Hầu hết các loài đều là những loài phân bố rộng. Thành phần loài
trong ao, hồ, đầm với 31 loài là phong phú hơn so với ruộng lúa, chỉ có 25 loài. Mật độ
và sinh khối động vật nổi tương đối thấp. Trong nghiên cứu này cũng nhắc đến sự xuất
hiện của Moina micrura (Cladocera: Moinidae) [3].
Năm 2003, Lê Công Tuấn và Nguyễn Quang Linh đã nghiên cứu khu hệ động
vật nổi ở vùng Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa thiên Huế. Kết quả nghiên


11
cứu được tổng hợp từ năm 1998 đến 2000, tác giả tiến hành thu mẫu mỗi tháng một lần,
thu mẫu trên 13 mặt cắt trên toàn bộ Đầm Phá Tam Giang – Cầu Hai, với tổng số mẫu
thu được lên đến 1584 mẫu và được nghiên cứu trên hai nội dung định tính và định
lượng của nhóm động vật nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần loài động vật
nổi tại khu vực này khá đa dạng, được chia làm 04 nhóm: nước ngọt, nước lợ nhạt, nước

lợ và nước mặn với 04 vùng phân bố đặc trưng theo phân giới của yếu tố độ mặn. Nghiên
cứu cũng đã xác định được 42 loài động vật nổi của 02 ngành Arthropoda và
Aschelminthes có mặt ở vùng đầm phá Cầu Hai, trong đó bộ Copepoda có 22 loài, bộ
Cladocera có 10 loài và bộ Monogononta có 10 loài. Về thành phần cấu trúc loài, chiếm
ưu thế thuộc về bộ Copepoda với 49%. Nghiên cứu này mang lại ý nghĩa to lớn đến việc
sản xuất thức ăn sống cho các loài cá nước lợ [1].
Một nghiên cứu chuyên sâu hơn về Moina sp. đã được thực hiện bởi Trần Sương
Ngọc, La Ngọc Thạch và Trần Thị Thủy, về khả năng sử dụng tảo Chlorella để nuôi
sinh khối Moina macrocopa vào năm 2010. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy mật độ cá
thể đạt cao nhất (16,883 ± 2.743 cá thể/Lít) ở ngày thứ 7 với thức ăn là tảo Chlorella
được cho ăn hằng ngày với mật độ 4,5 triệu tế bào/mL. Tỷ lệ mang trứng tăng dần và
đạt giá trị cao nhất vào ngày thứ 4 (29,2 ± 7,5%) cũng cùng khẩu phần ăn là tảo Chlorella
với mật độ 4,5 triệu tế bào/mL. Tuy nhiên, quần thể Moina suy tàn nhanh chóng vào
ngày thứ 8 và ngày thứ 9 do nhiều yếu tố liên quan đến không kiểm soát được mật độ,
môi trường bị ảnh hưởng xấu đi, thiếu thức ăn [4].


12

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Loài Moina micrura Kurz, 1874, thuộc họ Moinidae, bộ Diplostraca (phân bộ
Cladocera), lớp Branchiopoda, ngành Arthropoda.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thuần giống Moina micrura (Cladocera: Moinidae) trong ba môi trường nuôi;
- Nghiên cứu môi tương quan giữa các đặc điểm sinh học của Moina micrura
(Cladocera: Moinidae) với môi trường nuôi và khẩu phần ăn;
- Đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi và khẩu phần ăn tới khả năng sinh

trưởng và phát triển của Moina micrura (Cladocera: Moinidae);

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thu thập tài liệu, số liệu từ các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu trước
đây có liên quan đến đề tài để làm cơ sở cho nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp thuần giống
Moina micrura sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ các cơ sở kinh doanh cá
cảnh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Các cá thể M. micrura được nuôi trong cả 03 môi trường nước máy, nước mềm
ASTM, nước uống đóng chai Lavie và cho ăn bằng men bánh mì trong suốt quá trình
thuần giống. Quá trình thuần giống diễn ra xuyên suốt đến thế hệ con F5 để đảm bảo
giống hoàn toàn khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.
Điều kiện ánh sáng: M. micrura được nuôi với chu kì sáng: tối là 12:12 giờ với
cường độ ánh sáng: 500 lux.

2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
Các số liệu thống kê, xử lý và so sánh được thực hiện trên phần mềm Excel
Microsoft 2010 và phần mềm phân tích thống kê R (3. 4. 3).
Các giá trị trung bình về thời gian thành thục, nhịp sinh sản, sức sinh sản, chu kỳ
sống trong các môi trường nuôi và khẩu phần ăn khác nhau được so sánh bằng phương


13
pháp phân tích phương sai (ANOVA một yếu tố), kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa bằng
phương pháp phân tích hậu định Tukey’s test.

2.4. BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của môi trường nuôi và khẩu phần ăn đến các

đặc điểm sinh học của Moina micrura (Cladocera: Moinidae).

2.4.1. Môi trường nuôi
Các loại môi trường nuôi được lựa chọn để khảo sát gồm:
- Nước máy (đã qua sục khí trong vòng 24 giờ đồng hồ để loại bỏ khí Chlorine);
- Nước mềm được đề nghị bởi Hội thử nghiệm và Vật liệu Mỹ (ASTM);
- Nước uống đóng chai Lavie.
Lượng thể tích môi trường nuôi trong mỗi lô thí nghiệm được bố trí là 12ml và
được lặp lại 3 lần. Tất cả các lô thí nghiệm đều được kiểm tra, bổ sung môi trường hằng
ngày để luôn đảm bảo thể tích môi trường nuôi, và được thay mới 3 lần/tuần.
Bảng 2.1. Thành phần môi trường ASTM
STT

Tên chất

Đơn vị

Khối lượng

1

CaSO4.2H20

g/L

0,03

2

MgSO4.7H2O


g/L

0,061

3

NaHCO3

g/L

0,048

4

KCl

g/L

0,002

Bảng 2.2. Thành phần môi trường nước uống đóng chai Lavie
STT

Tên chất

Đơn vị

Khối lượng


1

Ca2+

g/L

0,011 – 0,017

2

Mg2+

g/L

0,003 – 0,006

3

Na+

g/L

0,095 – 0,13

4

HCO3-

g/L


0,28 – 0,33

5

K+

g/L

0,002 – 0,003

6

I-

g/L

< 10-5

7

F-

g/L

< 5.10-4


14

2.4.2. Khẩu phần ăn

Thành phần tỷ lệ các loại khẩu phần thức ăn được thể hiện qua bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thành phần tỷ lệ một số loại khẩu phần ăn dành cho Moina micrura
STT

Loại khẩu phần ăn

Đơn vị

Hàm lượng

1

Men bánh mì

Gram

0,006

2

Phân gà

Gram

0,024

3

Cám gạo


Gram

0,006

4

Phân trâu

Gram

0,009

5

Tảo Chlorella vulgaris

TB/mL

12.106

(Lượng khẩu phần ăn được tính toán để phù hợp với thể tích của các lô thí nghiệm)
Lượng thức ăn được bổ sung hằng ngày vào cùng một thời điểm ở tất cả các lô
thí nghiệm để hạn chế sự sai khác về thành phần dinh dưỡng tại mỗi lô thí nghiệm.

2.4.3. Các đặc điểm sinh học của Moina micrura
Thời gian thành thục (Devolopment of puberty): là thời gian từ lúc cá thể được
sinh ra (thời gian bắt đầu thí nghiệm khảo sát) cho đến khi bắt đầu sinh sản lần đầu tiên.
Quá trình này được khởi đầu bằng một thí nghiệm phụ: Bố trí 30 cá thể mẹ mang trứng
trong 30 cốc môi trường có thể tích 12ml và theo dõi 03 tiếng/lần cho tới khi con non
được sinh ra. Những cá thể con non được sinh ra này sẽ được chuyển sang các lô thí

nghiệm khảo sát. Thời gian con non sinh ra được ấn định và cũng là thời điểm bắt đầu
tiến hành thí nghiệm khảo sát.
Nhịp sinh sản (Spawning interval): là khoảng thời gian giữa hai lần sinh liên
tiếp. Cá thể Moina micrura sau khi được xác định thời gian thành thục ở lần sinh đầu
tiên sẽ được giữ lại và tiếp tục theo dõi ở các lần sinh kế tiếp. Quá trình theo dõi như
vậy được diễn ra cho tới lần sinh cuối cùng của cá thể trước khi kết thúc vòng đời.
Sức sinh sản (Fecundity): là tổng số lượng con non được sinh ra từ một cá thể
trong suốt một vòng đời. Ở mỗi lần sinh như vậy, tất cả số lượng con non sinh ra được
ghi nhận cho tới khi cá thể Moina micrura kết thúc vòng đời.


15
Fe = ∑𝑛𝑖=1 𝐾𝑖
Trong đó: Fe – là sức sinh sản (Fecundity);
Ki – là số cá thể con non được sinh ra trong lần thứ i;
n – là tổng số lần sinh con non trong suốt một chu kỳ sống;
i – là số thứ tự các lần sinh.
Chu kỳ sống (Life span): là khoảng thời gian sống của một cá thể Moina micrura
trong suốt một vòng đời. Khoảng thời gian này được tính từ thời điểm cá thể bắt đầu
được sinh ra cho tới khi chúng chết đi.
Ngoài ra, để đánh giá tổng quan hơn về khả năng sinh trưởng và phát triển của
từng cá thể Moina micrura trong từng lô thí nghiệm, cần phải xét thêm các thông số phụ
khác như: tổng số lần sinh, thời gian trung bình giữa các lần sinh, số con non trung bình
được sinh ra trong mỗi lần sinh.

2.4.4. Bố trí thí nghiệm
Bảng 2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Môi trường nuôi

Môi trường


Môi trường

Môi trường

nước máy

nước Lavie

ASTM

Men bánh mì

03 bình

03 bình

03 bình

Phân gà

03 bình

03 bình

03 bình

Cám gạo

03 bình


03 bình

03 bình

Phân trâu

03 bình

03 bình

03 bình

Tảo Chlorella vulgaris

03 bình

03 bình

03 bình

Loại khẩu phần ăn

Mô tả thí nghiệm: Với mỗi lô thí nghiệm bố trí 03 bình nuôi, mỗi bình nuôi một
cá thể và có thể tích là 12ml. Được nuôi trong điều kiện nhiệt độ đảm bảo 26 ± 2 °C;
điều kiện ánh sáng với chu kì sáng: tối là 12:12 giờ, cường độ ánh sáng: 500 lux. Theo
dõi các cá thể Moina micrura trong suốt chu kỳ sống của chúng, từ khi bắt đầu thí
nghiệm cho đến khi cá thể Moina micrura cuối cùng chết đi. Số lượng con non được
sinh ra trong mỗi lần sinh được bắt tách ra khỏi cá thể Moina micrura trong bình thí
nghiệm. Tần suất theo dõi ở tất cả các bình thí nghiệm là 03 tiếng/lần.



16

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI ĐẾN CÁC ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC CỦA MOINA MICRURA (CLADOCERA: MOINIDAE)
3.1.1. Thời gian thành thục
70

Thời gian thành thục (h)

60
50
40
30

59

59.2

59.6

Nước Máy

Nước Lavie

Nước ASTM

20


10
0

Môi trường nuôi

Hình 3.1. Thời gian thành thục của Moina micrura ở các môi trường nuôi khác nhau
Trái ngược với các kết quả thống kê so sánh về sự ảnh hưởng của các khẩu phần
ăn đến các đặc điểm sinh học của Moina micrura, ảnh hưởng của điều kiện môi trường
nuôi không thể hiện rõ rệt. Sự khác biệt về thời gian thành thục ở các môi trường nuôi
khác nhau không mang nhiều ý nghĩa về mặt thống kê (Df = 42; p-value = 0,942 > 0,05).
Thời gian thành thục trung bình ở 03 môi trường nuôi lần lượt là 59 ± 4,9h (môi
trường nước máy); 59,2 ± 5,17h (môi trường nước uống đóng chai Lavie) và 59,6 ±
5,37h (môi trường nước mềm ASTM) (Hình 3.1).

3.1.2. Nhịp sinh sản
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian trung bình giữa các lần sinh liên tiếp ở cả
03 môi trường xấp xỉ nhau. Môi trường nước mềm ASTM có nhịp sinh sản trung bình
nhanh nhất (25,72 ± 12,2h), kế tiếp là môi trường nước uống đóng chai Lavie (26,3 ±
11,17h) và nước máy có nhịp sinh sản trung bình chậm nhất (26,54 ± 6,69h) (Hình 3.2).


17
60

Nước Máy

Nước Lavie

Nước ASTM


Nhịp sinh sản (h)

50
40
30
20
10
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

Số lần sinh (lần)

Hình 3.2. Nhịp sinh sản của Moina micrura ở các môi trường nuôi khác nhau

3.1.3. Sức sinh sản, số lần sinh và chu kỳ sống
Tổng số con non trung bình giữa mỗi lần sinh ở cả 03 môi trường nuôi không có
sự khác biệt rõ rệt: môi trường nước uống đóng chai Lavie (8,59 ± 2,71 con); môi trường
nước mềm ASTM (8,32 ± 2,28 con) và môi trường nước máy (8,11 ± 2,13 con).
Tuy nhiên, sức sinh sản lại có sự khác biệt đáng kể giữa môi trường nước mềm
ASTM (86,33 con) với hai môi trường nuôi còn lại: Môi trường nước máy (156,67 con)
và môi trường nước uống đóng chai Lavie (139,17 con). Giả thuyết đặt ra là sức sinh
sản đã chịu ảnh hưởng bởi số lần sinh và chu kỳ sống. Cụ thể:
Chu kỳ sống của các cá thể M. micrura ở môi trường ASTM (201,8 ± 42,16h) có
kết quả thấp hơn rõ rệt so với hai môi trường nước uống đóng chai Lavie (270,13 ±
54,08h) và nước máy (277,07 ± 43,55h ) (Hình 3.3). Nguyên nhân được hiểu là do môi
trường nước mềm ASTM được Hội Thử nghiệm và Vật liệu Mỹ (ASTM) đề xuất nhằm
mục đích chính là để thử nghiệm độc học đối với các loài sinh vật nói chung. Nó thực
sự phù hợp với những nghiên cứu có phạm vi thời gian ngắn, đảm bảo tính hiệu quả từ
môi trường được đề xuất. Tuy nhiên, đối với thí nghiệm theo dõi sự sinh trưởng và phát
triển của M. micrura trong thời gian dài ghi nhận thời gian chết sớm hơn ở các cá thể
M. micrura.


×