Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

CÁC TRUNG GIAN tài CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.16 KB, 4 trang )

CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
I.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1. Khái niệm
Trung gian tài chính là những tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tài chính- tiền tệ . Hoạt
động chủ yếu và thường xuyên của nó là huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền KTXH dưới các hình thức tiền gửi, phí bảo hiểm… Sau đó sử dụng các nguồn vốn huy động
này đề cấp tín dụng hoặc thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh
doanh khác , nhằm mục đích lợi nhuận.
Hay nói cách khác Các trung gian tài chính là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng
dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Tuy nhiên không như dạng tài chính trực tiếp
người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các
trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối. Nghĩa là người cần vốn


muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián
tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.
2. Đặc điểm
- Về hình thức kinh doanh:các trung gian tài chính là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và
giấy tờ có giá được tổ chức và hoạt động để đạt được những mục đích sinh lợi nhất
định.
Các yếu tố đầu vào
-Đất đai
-Lao động
-Vốn bằng tiền
-Quản lý
-


-

CÁC TRUNG GIAN TÀI
CHÍNH

Các đầu ra
-Huy động các khoản
tiền tiết kiệm
-Cho vay
-Các dịch vụ tài chính
khác


Tiến trình tạo ra các sản phẩm đầu ra của các trung gian tài chính gồm hai giai đoạn
+GĐ 1: Huy động tiết kiệm từ những người thừa vốn
+GĐ 2: Chuyển số vốn tiết kiệm này cho những người cần vốn cuối cùng
Về phương thức luân chuyển vốn: Vốn vận động quá trình kinh doanh của các trung
gian tài chính vận động theo công thức T-T’ mà không có sự xuất hiện của hàng hóa.
Các trung gian tài chính đảm nhận những hoạt động trung gian như sau:
+ Trung gian mệnh giá : hiện huy động các khoản tiền tiết kiệm có quy mô nhỏ tập
trung thành quỹ cho vay có quy mô lớn để tài trợ cho những người cần vốn.
+Trung gian rủi ro ngầm định: phát hành những loại chứng khoán thứ cấp tương đối
an toàn và dễ lưu hoạt để thu hút tiền tiết kiệm của những người không chấp nhận rủi
ro. Đồng thời các trung gian tài chính lại chấp nhận những chứng khoán sơ cấp có rủi

ro cao cho những người cần vốn phát hành.
+Trung gian kỳ hạn: Huy động những khoản tiền tiết kiệm có những kỳ hạn khác
nhau, sau đó tài trợ cho những người cần vốn với những kỳ hạn khác nhau.


+ Trung gian thanh khoản: các trung gian tài chính có thể chuyển đổi các loạt chứng
khoán lưu hoạt thành tiền.
+Trung gian thông tin: Cung cấp thông tin và đánh giá khả năng củ người cần vốn
cuối cùng để đánh giá và và đặt vốn đầu tư một cách hiệu quả.
3. Phân loại
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động, trong nền kinh tế thị trường xuất hiện những
loại hình trung gian tài chính chủ yếu:

-Ngân hàng thương mại
-Các loại quỹ tiết kiệm
-Các quỹ tín dụng
-Các công ty bảo hiểm
-Các công ty tài chính
-Các loại quỹ hỗ tương
Căn cứ vào mức độ thực hiện chức năng trung gian, các định chế trung gian
tài chính được chia thành ba loại:
-Các định chế nhận tiền gửi: Đây là những định chế tài chính hoạt động
chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân, sau đó sử dụng vốn này để cung cấp
các khoản khoản nợ
+Các ngân hàng thương mại

+Các tổ chức tiết kiệm
+Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm
+Các ngân hàng tiết kiệm và hỗ tương
-Các định chế tiết kiệm theo hợp đồng: Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng
thu nhận vốn theo định kỳ trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận với khách hàng và đầu tư chúng vào thị trường
dưới các dạng chứng khoán vốn, chứng khoán nợ
+Các công ty bảo hiểm
+Các quỹ hưu trí
-Các định chế trung gian đầu tư: huy đọng vốn bằng cách phát hành các tín
phiếu, trái phiếu sau đó mua danh mục đầu tư trên thị trường tài chính. Đặc trưng của các tổ chức này là
huy động vốn trung dài hạn để đầu tư vào những lĩnh vực chuyên môn hóa mà họ có lợi thế để giảm áp
lực cạnh tranh từ phía ngân hàng

+Các loại quỹ đầu tư/quỹ hỗ tương: Loại định chế này huy động vốn
của các cổ đông bằng việc phát hành cổ phiếu và sử dụng số tiền thu được đầu tư vào lĩnh vực chứng
khoán. Còn quỹ hỗ tương tập trung vốn của nhiều cổ đông riêng rẽ, ít vốn, qua đó đầu tư vào các danh
mục có quy mô lớn với chi phí thấp nhất
+Các quỹ hỗ tương thị trường tiền tệ: Đây là loại hình tương đối mới.
Cũng giống như quỹ hỗ tương nhưng ở chừng mực nào đó và có chức năng của định chế tiền gửi. Các quỹ
hỗ tương trên thị trường tiền tệ thực hiện huy động vốn bằng cách bán các cổ phiếu và sau đó sử dụng
nguồn vốn mua các công cụ trên TTTT
+Các công ty tài chính


II.


CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH
1. Chức năng
a) Chức năng tạo vốn: Để có vốn cho vay và đầu tư, các tổ chức tài chính trung gian huy
động vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế hình thành các quỹ tập trung. Thông qua
việc huy động vốn nhàn rỗi của các chủ thể thừa vốn trong nền kinh tế, các tổ chức tài
chính trung gian mang lại thu nhập cho những chủ thể thừa vốn này, đồng thời cũng tạo
ra thu nhập cho chính bản thân các tổ chức tài chính trung gian thông qua chênh lệch
giữa hiệu quả từ hoạt động đầu tư vốn và chi phí huy động vốn
b) Chức năng cung ứng vốn cho nền kinh tế: trong nền kinh tế, bên cạnh các chủ thể thừa
vốn bao giờ cũng có các chủ thể thiếu vốn. Họ có thể là các doanh nghiệp, nhà nước, tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước. Thông qua hoạt động cho vay và đầu tư , các tổ chức

tài chính trung gian thực hiện tài trợ vốn đầy đủ, kịp thời cho các chủ thể thiếu vốn
c) Chức năng kiểm soát : Nhằm giảm tới mức tối thiểu vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro
đạo đức do thông tin không cân xứng gây ra các tổ chức tài chính trung gian tiến hành
kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hoặc định kỳ trước, trong và sau khi vay đối với các
chủ thể cần vốn.
2. Vai trò
- Làm giảm chi phí giao dịch xã hội
Chi phí giao dịch vốn
Các trung gian tài chính có khả năng giảm được chi phí giao dịch trong quá trình lưu
chuyển vốn là nhờ vào tính kinh tế do quy mô hoạt động lớn và tính chuyên nghiệp
cao.
Với lợi thế nguồn vốn huy động lớn, các trung gian tài chính có thể giảm chi phí giao

dịch tính trên mỗi đồng vốn. Chẳng hạn trên thị trường chứng khoán, tỷ lệ phí môi
giới sẽ giảm dần khi giá trị chứng khoán mua bán tăng lên. Do đó, các trung gian tài
chính như các quỹ đầu tư khi mua bán chứng khoán với khối lượng lớn trên thị
trường sẽ chịu chi phí môi giới tính trên mỗi đồng vốn đầu tư thấp hơn nhiều so với
các nhà đầu tư riêng lẻ. Chẳng những thế, nhờ vào quy mô vốn lớn, các trung gian tài
chính có thể đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro mà không làm tăng
chi phí nhiều như các nhà đầu tư riêng lẻ.
Chi phí quản lý tính trên từng đồng vốn cũng giảm đáng kể khi quy mô vốn đầu tư
lớn. Hoạt động với quy mô lớn tạo điều kiện để các trung gian tài chính đầu tư vào
các hệ thống máy tính đắt tiền dùng cho quản lý và tiến hành hàng triệu giao dịch mà
vẫn đảm bảo chi phí tính trên mỗi giao dịch ở mức thấp.
Tính chuyên nghiệp cũng là một yếu tố làm giảm chi phí giao dịch. Do chuyên hoạt

động trong lĩnh vực tiền tệ - tài chính, các trung gian chẳng những sẽ có nhiều kinh
nghiệm để quản lý vốn hiệu quả hơn mà còn có thể đề ra các giải pháp để giảm chi
phí giao dịch nhằm nâng cao mức lợi nhuận.
Chi phí thông tin
Các trung gian tài chính chuyên hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nên họ
được trang bị đầy đủ hơn những người cho vay đơn lẻ cả về kiến thức và kinh
nghiệm, nhờ đó họ có thể thu thập và xử lý thông tin hiệu quả hơn, giúp đánh giá
được chính xác hơn mức độ rủi ro của các dự án xin vay, qua đó giảm thiểu được
nguy cơ chọn lựa đối nghịch. Hơn nữa họ cũng sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn quá


trình sử dụng vốn của người đi vay, nhờ đó giảm bớt được những thiệt hại do rủi ro

đạo đức gây ra.

Không những thế, các trung gian tài chính còn khắc phục được vấn đề "người đi nhờ
xe", do họ chủ yếu cung cấp vốn thông qua các khoản cho vay trực tiếp chứ không
thông qua việc mua chứng khoán. Các khoản vay trực tiếp này không được mua bán
trên thị trường nên những nhà đầu tư khác không thể lợi dụng. Chi phí các trung gian
tài chính bỏ ra để mua thông tin và giám sát hoạt động của người đi vay nhằm giảm
tình trạng thông tin bất cân xứng sẽ đem lại cho họ những lợi thế mà các nhà đầu tư
khác nếu không bỏ tiền ra thì không thể có được.
- Do chuyên môn hóa và thành thạo trong nghề nghiệp, các tổ chức trung gian đáp ứng
đầy đủ, chính xác và kịp thời yêu cầu giữa người cần vốn và người có vốn dư thừa
- Trung gian tài chính tạo ra khả năng huy động vốn thực tế để tài trợ cho hoạt động đầu

tư tăng lên ở mức cao nhất
- Trung gian tài chính thực hiện có hiệu quả các dịch vụ tưvấn môi giới, tài trợ, trợ cấp và
phòng ngừa rủi ro.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×