Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

So sánh thông tiểu lưu và thông tiểu gián đoạn nhằm phòng ngừa bí tiểu sau sinh trên sản phụ có giảm đau sản khoa: một thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.6 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH


PHAN THỊ HẰNG

SO SÁNH THÔNG TIỂU LƯU VÀ THÔNG
TIỂU GIÁN ĐOẠN NHẰM PHÒNG NGỪA
BÍ TIỂU SAU SINH TRÊN SẢN PHỤ CÓ
GIẢM ĐAU SẢN KHOA: MỘT THỬ NGHIỆM
LÂM SÀNG ĐỐI CHỨNG NGẪU NHIÊN
Ngành: Sản phụ khoa
Mã số: 62720131

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2019


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. HUỲNH NGUYỄN KHÁNH TRANG

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp


trường họp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Vào hồi _ giờ _ phút, ngày _ tháng _ năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP. HCM


1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
LÝ DO CỦA NGHIÊN CỨU
Bí tiểu sau sinh (BTSS) là tình trạng rất phổ biến trong sản
khoa. Tỉ lệ BTSS rất thay đổi tùy thuộc vào định nghĩa sử dụng ngưỡng
chẩn đoán bí tiểu sau sinh dựa vào mức dung tích nước tiểu tồn lưu
bàng quang (DTNTTLBQ). Việc có nhiều định nghĩa cho thấy còn
thiếu thống nhất trong chẩn đoán cho BTSS.
Giảm đau sản khoa bằng gây tê ngoài màng cứng (GĐSK) là
một yếu tố nguy cơ quan trọng của bí tiểu sau sinh. Hiện tại trên thế
giới tồn tại hai phác đồ chăm sóc bàng quang khi chuyển dạ có GĐSK:
(i) đặt thông tiểu giải áp khi cần, và (ii) lưu thông tiểu liên tục nhằm
phòng ngừa BTSS trong chuyển dạ. Việc triển khai can thiệp ở nhóm
sản phụ có nguy cơ BTSS cao như làm GĐSK là điều rất cần thiết
được ưu tiên. Chính vì vậy, cần nghiên cứu so sánh hiệu quả phòng
ngừa BTSS ở nhóm thông tiểu lưu trong chuyển dạ có GĐSK so với
nhóm thông tiểu giải áp khi cần (phác đồ chăm sóc bàng quang hiện
hành). Nghiên cứu đặt ra câu hỏi liệu thông tiểu lưu trong chuyển dạ
có làm giảm tỷ lệ BTSS so với phương pháp thông tiểu gián đoạn hay
không?
TÍNH CẤP THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu mô tả tỉ lệ BTSS tại bệnh viện Hùng Vương,
Từ Dũ lần lượt là 12,2% và 13,5%. Ước tính mỗi năm tại hai bệnh viện
lớn nhất của miền Nam Việt Nam có đến 12000 sản phụ bị BTSS. Vẫn
chưa có kết quả nghiên cứu nào chứng minh trực tiếp được hiệu quả
của các giải pháp can thiệp này trong việc giảm thiểu tần suất BTSS
cho sản phụ có GĐSK. Cho đến thời điểm hiện tại, việc phòng ngừa
BTSS bằng cách tăng cường theo dõi trong chuyển dạ (thông tiểu giải
áp kịp thời, nếu sử dụng phương pháp thông tiểu giải áp trong chuyển


2
dạ có giảm đau sản khoa) hoặc phương pháp thông tiểu lưu trong
chuyển dạ, phối hợp các giải pháp chăm sóc bàng quang sau sinh là
những khuyến cáo hiện có. Kết quả nghiên cứu này cung cấp bằng
chứng đánh giá so sánh giữa hai phác đồ chăm sóc bàng quang bằng
thông tiêu lưu và thông tiểu gián đoạn trong GĐSK nhằm phòng ngừa
BTSS. Từ đó, triển khai can thiệp ứng dụng vào thực tiễn, giúp giảm
tác dụng ngoại ý của GĐSK trên bệnh suất BTSS, giảm nguy cơ phải
điều trị BTSS nặng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1) So sánh tỉ lệ bí tiểu sau sinh 6 giờ ở nhóm thông tiểu lưu và nhóm
thông tiểu gián đoạn với DTNTTLBQ từ 400 ml trở lên.
2) So sánh tỉ lệ bí tiểu sau sinh 6 giờ ở nhóm thông tiểu lưu và nhóm
thông tiểu gián đoạn với DTNTTLBQ từ 150 ml trở lên.
3) So sánh tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu có triệu chứng từ ống thông tiểu ở
hai nhóm.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu dùng thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối
chứng nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa BTSS của 2 phương pháp
chăm sóc bàng quang cho đối tượng thai phụ được GĐSK tại bệnh

viện Hùng Vương, TP.HCM từ tháng 8/2014- tháng 12/2015.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ BTSS chẩn đoán bằng scan bàng
quang ở nhóm đặt thông tiểu lưu thấp hơn nhóm đặt thông tiểu giải áp.
Đặt ống thông tiểu lưu trong GĐSK giúp làm giảm nguy cơ BTSS.
Sử dụng phương tiện scan bàng quang giúp chủ động phát hiện
BTSS từ giai đoạn sớm. Cách tiếp cận này phù hợp áp dụng cho việc
sàng lọc giúp tránh bỏ sót bệnh. Trong điều kiện không có máy scan


3
bàng quang, sờ kiểm tra cầu bàng quang là phương pháp lâm sàng giúp
phát hiện BTSS, đặc biệt ở nhóm sản phụ không có triệu chứng.
BỐ CỤC LUẬN ÁN
Luận án dài 125 trang, bao gồm: đặt vấn đề và mục tiêu nghiên
cứu 4 trang, tổng quan tài liệu 35 trang, đối tượng và phương pháp
nghiên cứu 22 trang, kết quả nghiên cứu 27 trang, bàn luận 35 trang,
kết luận và kiến nghị 2 trang. Có 29 bảng, 8 biểu đồ, 3 hình, 123 tài
liệu tham khảo (11 tiếng Việt, 112 tài liệu nước ngoài).
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa bí tiểu sau sinh
Bí tiểu sau sinh (BTSS) là tình trạng thường gặp trong giai
đoạn hậu sản. Tần suất BTSS dao động từ 1,5% đến 14,1% sau sinh
ngã âm đạo.


BTSS thể lâm sàng: sản phụ không thể tự tiểu được trong vòng
sau sinh 6 giờ.




BTSS thể tiềm ẩn: sản phụ có thể đi tiểu được nhưng dung tích
nước tiểu tồn lưu đo qua siêu âm hoặc scan bàng quang ngay sau
tự tiểu từ 150ml trở lên ở thời điểm 6 giờ sau sinh.
Với định nghĩa thể tiềm ẩn, định nghĩa dung tích nước tiểu tồn

lưu (DTNTTL) là thể tích nước tiểu đo được ngay sau sản phụ tự tiểu
xong. Định nghĩa này phản ánh xác tình trạng mất cân bằng giữa áp
lực tống xuất nước tiểu và kháng lực của lượng nước tiểu còn lại trong
bàng quang, thể hiện sự thất bại hoặc kém vận động của cơ chóp bàng
quang. Do đó, DTNTTL thể hiện mức độ bất thường của chức năng
bàng quang và thường được sử dụng để chẩn đoán BTSS. Trong y văn,
vào những năm 1990-2000, các tác giả chọn rất nhiều điểm cắt để chẩn


4
đoán từ 40-200ml. Những năm sau này, các tác giả có khuynh hướng
chọn điểm cắt của chẩn đoán BTSS là 150, 400 và 500ml.
Trước đây, các nhà nghiên cứu thường lựa chọn mốc DTNTTL
từ 150ml để xác định chẩn đoán. Tuy nhiên, với ngưỡng này, ít thấy
có sự liên hệ về các triệu chứng lâm sàng trong vòng 6 giờ sau sinh và
các biểu hiện rối loạn đường tiểu của sản phụ trong thực tế. Về sau,
một số tác giả chọn mốc DTNTTL bàng quang từ 400ml trở lên với
những lí do : (1) dung tích nước tiểu tối đa bình thường mà phụ nữ
châu Á đi tiểu mỗi lần 360 ml (120-570ml); (2) cảm giác thật mắc tiểu
của người phụ nữ sau mổ lấy thai 6 giờ với DTNTTL là 386,5 ml (225;
488 ml); (3) máy bladder scanner có độ nhạy là 96% với ngưỡng dung
tích nước tiểu phát hiện trong bàng quang từ 400ml; (4) phát hiện cầu
bàng quang bằng cảm giác sờ bàn tay trên xương vệ có độ nhạy là 0,82

(0,63–0,94) và độ chuyên là 0,56 (0,43–0,68) khi cầu bàng quang có
dung tích từ 400ml. Hơn nữa, với điểm cắt là 400 hay 500ml đều có ý
nghĩa cần thiết cho hướng xử trí tích cực, có thông tiểu giải áp hay
thông tiểu lưu, chứ không còn chờ đợi tập tiểu, kéo dài càng làm cho
DTNTTL càng lớn hơn và có nguy cơ tổn thương cơ chóp bàng quang
nhiều hơn.
1.2 Các yếu tố nguy cơ
Thời gian chuyển dạ giai đoạn hai thường khoảng 2-3 giờ ở
người sinh con so, và 1-2 giờ ở người sinh con rạ. Thời gian chuyển
dạ giai đoạn hai đối với sản phụ có làm GĐSK thường được kéo dài.
Sinh giúp đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ độc lập của bí tiểu
sau sinh. Nguy cơ bí tiểu sau sinh có triệu chứng của những sản phụ
sinh con so cao gấp 2,4-2,6 lần so với những sản phụ sinh con rạ. Nguy
cơ bí tiểu sau sinh của những sản phụ có cắt tầng sinh môn cao gấp
4,8 lần so với những sản phụ không cắt tầng sinh môn.


5
Vô cảm vùng đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ độc lập
của bí tiểu sau sinh. Vô cảm vùng trong sản khoa bao gồm gây tê ngoài
màng cứng và gây tê tủy sống. Mục đích của tê ngoài màng cứng là
ức chế sự dẫn truyền cuả các sợi nhận cảm giác đau về tủy sống, tuy
nhiên các sợi thần kinh chung quanh cũng khó tránh khỏi việc bị ảnh
hưởng. Hậu quả là các tín hiệu dẫn truyền từ các thụ thể cảm giác của
bàng quang đến trung tâm tiểu tiện cầu não cũng bị ức chế, từ đó không
có phản xạ cho phép đi tiểu, giảm sự nhạy cảm và khả năng làm trống
bàng quang.
1.3 Cách chẩn đoán BTSS
1.3.1 Chẩn đoán BTSS bằng các triệu chứng lâm sàng (TCLS)
Sờ tìm cầu bàng quang là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và

không tốn kém. Tuy nhiên, phương pháp này rất chủ quan, đồng thời
rất phụ thuộc vào độ dày thành bụng của sản phụ, kinh nghiệm cảm
nhận của người thăm khám.
1.3.2 Chẩn đoán BTSS bằng thông tiểu
Việc chẩn đoán BTSS trước đây hầu như hoàn toàn dựa vào
thông tiểu để đánh giá DTNTTL. Thể tích nước tiểu đo được từ thông
tiểu trực tiếp là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán BTSS. Tuy nhiên,
đây là một can thiệp xâm lấn gây khó chịu cho sản phụ trong các tình
huống xác định trên lâm sàng khó khăn như không sờ thấy cầu bàng
quang, sản phụ hoàn toàn không có triệu chứng như có thành bụng
dày, khó sờ, kinh nghiệm của người thăm khám. Vì vậy, nguy cơ dẫn
đến bỏ sót BTSS có khả năng xảy ra nếu chỉ dựa vào thông tiểu để
chẩn đoán.
1.3.3 Chẩn đoán BTSS bằng siêu âm bàng quang
Siêu âm chính xác, khá nhạy giúp phát hiện tương đối chính
xác bí tiểu sau sinh và có thể làm giảm số trường hợp thông tiểu lưu


6
một cách đáng kể. Hạn chế của máy siêu âm: cần có Bác sĩ đọc, không
thuận tiện tại các phòng bệnh hậu sản. Vì vậy, mặc dù chính xác nhưng
siêu âm bàng quang để xác định nước tiểu tồn lưu không được ứng
dụng rộng rãi. Ngày nay, người ta ứng dụng máy scan bàng quang dựa
trên nguyên tắc siêu âm đọc giá trị DTNTTL tự động. Mức độ chính
xác của máy scan bàng quang có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc
về bệnh nhân (thành bàng quang bị dày lên, thành bàng quang bất
thường, độ phẳng của bàng quang, giới tính, béo phì, tuổi, sẹo vùng
bụng dưới) và các yếu tố thuộc về kĩ thuật (lượng gel giữa bề mặt da
và đầu dò, góc đặt đầu dò và thành bụng...). Tóm lại, máy scan bàng
quang có độ nhạy cao và độ đặc hiệu ở mức trung bình đối với

DTNTTL nhỏ, độ nhạy trung bình và độ đặc hiệu cao đối với DTNTTL
lớn. Độ nhạy được báo cáo dao động từ 0,67 đến 0,9, độ đặc hiệu từ
0,63 đến 0,97.
1.4 Giảm đau sản khoa và BTSS
Giảm đau trong chuyển dạ có 3 phương pháp chủ đạo: gây tê
ngoài màng cứng (GTNMC), gây tê tủy sống (TTS) và gây tê tủy và
ngoài màng cứng phối hợp (CSE).
Gây tê ngoài màng cứng làm tăng nguy cơ bí tiểu sau sanh gấp
2 lần so với không làm (dung tích cặn bàng quang trên 150mL), mặt
khác, nguy cơ bí tiểu với dung tích bàng quang nhiều hơn 500mL
thường gặp hơn ở nhóm có gây tê ngoài màng cứng để làm giảm đau
sản khoa cao hơn 10 lần (KTC 95%: 2,5-43,0) Hiện tại, tại Bệnh viện
Hùng Vương cũng như các trung tâm sản khoa trên thế giới áp dụng
gây tê giảm đau liều thấp cho tất cả sản phụ.


7
1.5 So sánh thông tiểu lưu và thông tiểu gián đoạn cho sản phụ có
GĐSK
Với những sản phụ có giảm đau sản khoa, trên thế giới có hai
loại hướng dẫn chăm sóc bàng quang chủ yếu: thông tiểu lưu liên tục
khi có giảm đau sản khoa cho đến sau sinh tối thiểu 6 giờ hoặc thông
tiểu gián đoạn.
Bảng 1.6 So sánh 2 phương pháp chăm sóc bàng quang trong
chuyển dạ

Khuyến cáo

Ưu


Thông tiểu gián đoạn

Thông tiểu lưu

Anh, Mỹ

Anh, Mỹ

Chỉ dùng khi cần, 8.5% thai

Chỉ đặt ống thông tiểu

phụ có thể tự tiểu trong

một lần, đảm bảo giảm áp

chuyển dạ

lực bàng quang
Giảm công chăm sóc của
hộ sinh, hộ sinh lựa chọn
nhiều hơn (81,5%)

Bỏ sót bí tiểu, tốn thời gian
và công chăm sóc, hộ sinh ít
chọn. Có thể đặt thông tiểu
Khuyết điểm

nhiều lần.


Có thể đặt thông tiểu
không cần thiết (8,5% có
thể tự tiểu, Evron, 2008)

Tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu của
nhóm thông tiểu gián đoạn

Là biện pháp xâm lấn,

8,5% cao hơn nhóm thông

tăng nguy cơ nhiễm trùng.

tiểu lưu: 1,5%.
Không khác

Thời gian chuyển dạ giai đoạn 2 không khác nhau:

nhau

10,43±4,91 và 11,23±4,08 (Rivard, 2012)


8
Bảng 1.1 So sánh kết cục của thông tiểu trên sản phụ có GĐSK
Các RCT so sánh
Coleen Rivard
Barbara
thông tiểu lưu và
Evron (2008)

(2012)
(2015)
gián đoạn
Con so đủ tháng,
Ngôi đầu, đơn
Ngôi đầu, đơn
Đặc điểm dân số
làm GĐSK, ngôi
thai, con so, đủ
thai, làm GĐSK
nghiên cứu
đầu, ASA độ I và
tháng, làm
sanh ngã âm đạo
II, CTC <5cm
GĐSK
Cỡ mẫu
209
138
123
Mục tiêu chính

Thời gian chuyển
dạ giai đoạn 2

Tỉ lệ BTSS

0,92% so với 0%

Tỉ lệ Nhiễm khuẩn

niệu

28,4% so với 29%
(p=0,9)

Thời gian chuyển
dạ GĐ 2 kéo dài

105±72 so với
75±52p

Cách xác định BTSS

Có TCLS, lượng NT
thông ra từ 500ml
trở lên

Thời gian
chuyển dạ giai
đoạn 2

Thời gian
chuyển dạ giai
đoạn 2

3 ca (4,8%) và
1 ca (2,6%)
10,43±4,91 so
với 11,23 ±4,08


60 và 58 phút

Lauren Millet
(2012)

Abeer Suleiman
(2017)

Con so, đủ
tháng, GĐSK

Con so, đủ
tháng, GĐSK,
không thể tự tiểu
trong chuyển dạ

170
So sánh tỷ lệ
NKN ko triệu
chứng giữa hai
nhóm

1,5% so với
8,9%, p<0,01

184
So sánh thời gian
chuyển dạ GĐ 2
của hai nhóm
4(4,4%) vs 3

(3,2%)
12 (13,3%) vs 20
(21,3%)
121,0 ± 89,4 vs
131,9 ± 87,5
Có TCLS, lượng
NT thông ra từ
150ml trở lên


9
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu dùng thiết kế thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có
đối chứng không mù. Đối tượng được phân bố ngẫu nhiên vào:
- Nhóm chứng (phác đồ chăm sóc bàng quang đang được áp
dụng tại bệnh viện): đặt thông tiểu gián đoạn (ống thông Nelaton 14)
khi sờ thấy có cầu bàng quang mà sản phụ không tự tiểu được trong
chuyển dạ, có đặt ống thông tiểu gián đoạn nhiều lần trong chuyển dạ.
- Nhóm can thiệp: đặt ống thông tiểu lưu (ống thông Foley 14)
sau khi được làm GĐSK bằng gây tê ngoài màng cứng, ống thông tiểu
lưu được rút trước khi rặn sinh.Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được ước tính dựa trên kết cục chính của nghiên cứu,
so sánh tỉ lệ bí tiểu sau sinh ngã âm đạo trong vòng 6 giờ của hai nhóm.
Dựa trên công thức so sánh hai tỉ lệ, cỡ mẫu 2 nhóm tương đương nhau
được ước tính như sau.
𝑛=

(𝑍1−𝛼/2 √2𝑝(1 − 𝑝) + 𝑍1−𝛽 √𝑝1 (1 − 𝑝1 ) + 𝑝2 (1 − 𝑝2 ))2

(𝑝2 − 𝑝1 )2

Trong đó, n là cỡ mẫu mỗi nhóm; p = (p1 + p2)/2, Z1-α/2 = 1,96
Z1-β = 0.84. p1 = 0,185 là tỷ lệ BTSS ước tính trong nhóm đặt thông
tiểu lưu. p2 = 0,122 là tỷ lệ BTSS ước tính trong nhóm đặt thông tiểu
gián đoạn. Cỡ mẫu được tính: n1 = n2 = 545 ca.
Theo nghiên cứu của tác giả TTM.Phượng năm 2014 đánh giá
tỷ lệ BTSS ở bệnh nhân có GĐSK là 12,2% với cách chẩn đoán là bí
tiểu lâm sàng. Chăm sóc bàng quang trong nghiên cứu của tác giả
Phượng là cho đặt ống thông tiểu gián đoạn khi cần thiết. Chúng tôi
dự đoán tỷ lệ BTSS được chẩn đoán qua scan bàng quang có tỷ lệ ước
tính là 18.5% với ngưỡng đo dung tích tồn lưu bằng hoặc lớn hơn


10
400ml. Tỉ lệ mổ lấy thai chiếm 25%, vì vậy, để loại trừ trường hợp có
mổ sanh, cần thu nhận 735 trường hợp cho mỗi nhóm. Thu nhận thêm
4% cho việc dự phòng sản phụ từ chối tham gia nghiên cứu ở các giai
đoạn. Cỡ mẫu cần thu nhận cho mỗi nhóm là 757 trường hợp.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Sản phụ đến sinh và có làm GĐSK tại bệnh viện Hùng Vương.
Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu: khoa Sinh, bệnh viện
Hùng Vương, từ tháng 8/2014 đến tháng 12/2015. Bệnh viện Hùng
Vương là bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa tuyến trung ương tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn thu nhận
- Những sản phụ trong giai đoạn chuyển dạ, được làm giảm đau sản
khoa bằng gây tê ngoài màng cứng và chấp nhận tham gia vào nghiên
cứu.
- Ngôi đầu, đơn thai.

Tiêu chuẩn loại trừ
- Có chỉ định mổ sanh, có vết mổ sinh cũ.
- Nghiện thuốc lá, bệnh lý bàng quang hoặc có tiền căn nhiễm khuẩn
niệu thai kì trước thu nhận nghiên cứu 2 tuần.
- Có chỉ định đặt thông tiểu lưu để theo dõi lượng nước tiểu do bệnh
lý như bệnh nội khoa nặng, tiền sản giật nặng, băng huyết sau sinh cần
truyền máu.
2.3 Phác đồ nghiên cứu
Phác đồ chuẩn: Chăm sóc bàng quang trong chuyển dạ đối
với sản phụ có làm GĐSK tại bệnh viện Hùng Vương theo phác đồ đặt
ống thông tiểu gián đoạn. Việc thăm khám trên lâm sàng đánh giá có
cầu bàng quang hay không thường được đánh giá mỗi 2-4 giờ trong
giai đoạn chuyển dạ hoạt động.


11


Nếu có cầu bàng quang, hộ sinh sẽ hướng dẫn sản phụ tự rặn
tiểu.



Nếu sản phụ không tiểu được, sẽ đặt thông tiểu giải áp. Ống
thông tiểu dùng trong giải áp là ống thông tiểu Nelaton 14.
Phác đồ can thiệp: đặt ống thông tiểu lưu cho tất cả những

sản phụ có làm GĐSK trong chuyển dạ nhằm giảm áp tối đa cho bàng
quang.
Ống thông tiểu được đặt là ống thông Foley 14, sau khi đặt

ống thông sẽ bơm thêm 10ml nước cất vào bóng của ống thông nhằm
giữ cho ống thông không bị tuột. Thời gian đặt ống thông tiểu được
bắt đầu từ ngay sau khi làm GĐSK cho đến khi sản phụ chuẩn bị rặn
sinh. Ống thông tiểu lưu được cố định bên đùi của sản phụ.
Sau sinh 6 giờ, tất cả sản phụ sẽ được yêu cầu tự tiểu, sau đó
điều dưỡng dùng máy scan bàng quang BV3000 để đo DTNTTL của
bàng quang. DTNTTL qua scan bàng quang nếu từ 400ml trở lên sẽ
được xác định có BTSS.
2.4 Phương pháp phân bổ ngẫu nhiên vào hai nhóm
Phân nhóm ngẫu nhiên bằng phần mềm theo khối có kích
thước thay đổi ngẫu nhiên từ 4:10, với tỉ lệ 1:1, thứ tự bệnh nhân được
đánh số từ 1- 1515.
Trình tự phân bổ được đặt trong bao thư trắng dày không thể
nhìn thấy chữ bên trong. Khi có đối tượng phù hợp với nghiên cứu, hộ
sinh sẽ gọi điện đến thư kí y khoa mở bao thư với số thứ tự tiếp tục để
biết được kết quả phân nhóm đã ghi sẵn. Hộ sinh tiến hành theo dõi
hoặc đặt ống thông tiểu lưu theo kết quả phân nhóm.
2.5 Quy trình tiến hành nghiên cứu
Lưu đồ nghiên cứu
(1): quá trình can thiệp

(2): quá trình thu nhận và kết thúc lấy mẫu


12

(1)

(2)


2.6 Đánh giá kết cục và phân tích số liệu
Ngưỡng của các kiểm định thống kê khi phân tích với sai lầm
loại I (alpha) của toàn bộ thử nghiệm được kiểm soát ở mức nhỏ hơn
5%.
Kết cục chính: tỉ lệ BTSS trong vòng 6 giờ sau sinh với
ngưỡng DTNTTLBQ qua scan bàng quang 400ml.
Kết cục chính được đánh giá bằng cách so sánh hai tỷ lệ, với
phép kiểm chi bình phương.
Đánh giá hiệu quả của can thiệp dựa trên các số đo ARR (nguy
cơ tuyệt đối), RR (nguy cơ tương đối), RRR (giảm nguy cơ tương đối),
NNT (số người cần điều trị).


13
Kết cục phụ:
- Tỉ lệ BTSS trong vòng 6 giờ sau sinh với ngưỡng
DTNTTLBQ từ 150ml, từ 500ml, tỷ lệ BTSS lâm sàng, tỷ lệ BTSS
48h với ngưỡng scan 150ml. Phép kiểm chi bình phương dùng để so
sánh hai tỷ lệ ở hai nhóm.
- Tỉ lệ nhiễm khuẩn niệu có liên quan đến thông tiểu. Phép
kiểm chi bình phương dùng để so sánh hai tỷ lệ ở hai nhóm.
- Thời gian chuyển dạ giai đoạn 2.
- Cảm giác khó chịu của sản phụ đối với biện pháp lưu hoặc
đặt thông tiểu gián đoạn trong chuyển dạ
- Mối tương quan giữa sờ bàng quang với chẩn đoán BTSS
qua scan bàng quang với ngưỡng DTNTTLBQ từ 400ml trở lên.
- Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết cục BTSS.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quá trình thu nhận đối tượng

Nghiên cứu thu nhận đối tượng từ tháng 8 năm 2014, đến
tháng 11 năm 2015. Nhóm nghiên cứu tiếp cận được 1628 sản phụ có
khả năng thu nhận vào nghiên cứu, thu nhận 1515 sản phụ đủ điều kiện
và đồng ý tham gia nghiên cứu. Loại 376 sản phụ, trong đó có 352 sản
phụ bị loại vì có chỉ định mổ sinh (chiếm 93,6%).
572 sản phụ được phân bổ vào nhóm can thiệp, được thông
tiểu lưu ngay sau làm GĐSK, 567 sản phụ được vào nhóm thông tiểu
gián đoạn.
Biểu đồ 3.1 Sơ đồ thu nhận sản phụ vào nghiên cứu


14

3.2 Đặc điểm cơ bản của dân số tham gia nghiên cứu
Dân số tham gia nghiên cứu chiếm 40-42% có hộ khẩu thường
trú là từ thành phố Hồ Chí Minh, có đến 58%-60% thai phụ từ các tỉnh
khác. Tất cả sản phụ thu nhận vào nghiên cứu không có sự khác nhau
về các đặc điểm cơ bản trước sinh như: số con, tuổi thai, thời gian
trung bình từ lúc làm giảm đau sản khoa (GĐSK) cho đến lúc sinh,
tổng lượng dịch truyền. 65% sản phụ tham gia vào nghiên cứu có thai
lần đầu tiên, 30% sản phụ đã sinh 1 lần. Trên 90% sản phụ ở cả hai


15
nhóm nghiên cứu có tuổi thai từ 37 tuần trở lên. Có 31% và 34% sản
phụ ở hai nhóm được khởi phát chuyển dạ bằng Oxytocin. Hầu hết các
sản phụ đều được GĐSK sau giai đoạn chuyển dạ hoạt động. Không
có sự khác nhau giữa hai nhóm về thời gian làm GĐSK cho đến lúc
sinh. Cân nặng trung bình của hai nhóm không khác nhau. Trên 81%
bé có trọng lượng trung bình từ 2500-3499g. Có khoảng 13-16% bé

có trọng lượng từ 3500gr trở lên. Tỷ lệ sinh giúp của hai nhóm không
khác nhau. Sinh thường chiếm 82% và 81% ở nhóm thông tiểu lưu và
thông tiểu gián đoạn.
3.3 Kết cục chính: So sánh tỉ lệ BTSS 6 giờ ở nhóm thông tiểu lưu
và nhóm đặt thông tiểu gián đoạn với các ngưỡng DTNTTLBQ từ
400ml trở lên.
Khi scan bàng quang sau sinh 6 giờ, có lần lượt 135 và 166
sản phụ của nhóm thông tiểu lưu và thông tiểu gián đoạn có
DTNTTLBQ từ 400ml trở lên, chiếm tỉ lệ là 23,97% và 29,70%. Sự
khác biệt tỷ lệ này giữa hai nhóm là 5,7%, (KTC95%: 0,5-10,9%) có
ý nghĩa thống kê. Nguy cơ tương đối BTSS 6 giờ ở nhóm thông tiểu
lưu và nhóm đặt thông tiểu gián đoạn là 0.807 (KTC95%: 0,66-0,98).
Xác định tính hiệu quả của can thiệp
Bảng 3.10 So sánh hai nhóm về kết cục chính
Kết cục chính

Lưu

Gián đoạn

Tổng số sản phụ

563

559

Số lượng sản phụ có kết quả scan từ 400ml trở lên

135


166

0,2397

0,297

Tỷ lệ BTSS 6 giờ với ngưỡng scan từ 400ml
ARR (Giảm nguy cơ tuyệt đối)

0,06

RR (Nguy cơ tương đối)

0,807

RRR (Giảm nguy cơ tương đối)

0,193

NNT (số người cần điều trị)

17,45


16
3.4 Kết cục phụ
3.4.1 So sánh tỷ lệ BTSS với các tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau
Bảng 3.12 Tỷ lệ BTSS 6 giờ với các ngưỡng cắt khác nhau (scan)
Tỷ lệ (số lượng)
Kết cục

chính
BTSS 6
giờ từ 150
ml (scan)
BTSS 6
giờ từ 500
ml (scan)

Thông

Thông tiểu

tiểu lưu

gián đoạn

(n=572)

(n=567)

66,78
(376)
19,18
(108)

67,0 (375)

24,51 (137)

Nguy cơ


Khác biệt

tương đối

(KTC

(KTC 95%)

95%)

0,99
(0,91-1,08)
0,78
(0,62-0,98)

0.3%
(-5.2% _
5.8%)
5.3%
(5.0% 10.1%)

Tỷ lệ BTSS lâm sàng
Tỉ lệ BTSS lâm sàng của nhóm thông tiểu lưu và nhóm gián
đoạn lần lượt là: 22,0% (18,6-25,4) và 23,8% (20,3-27,3) không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ này của hai nhóm (p= 0,47).
Tỷ lệ BTSS 48h với ngưỡng DTNTTL 150ml
Có 128 (23,06%, KTC95%: 19,55- 26,58) và 127 (23,22%,
KTC 95%: 19,69-26,77) sản phụ của lần lượt nhóm thông tiểu lưu và
gián đoạn có chẩn đoán BTSS 48 giờ bằng phương pháp scan bàng

quang xác định DTNTTL từ 150 ml trở lên. Không có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm nghiên cứu khi đánh giá kết cục này
(p=0,952).
Tỉ 1ệ nhiễm khuẩn niệu liên quan đến ống thông
Có 12 sản phụ có biểu hiện tiểu khó, không kèm tiểu lắt nhắt
hay đau buốt trên xương mu ngay sau tiểu. 4 sản phụ từ nhóm thông
tiểu lưu và 8 sản phụ từ nhóm thông tiểu gián đoạn. Tất cả 12 trường


17
hợp này đều được chẩn đoán BTSS có DTNTTL từ 150ml trở lên. Có
hai trường hợp bị sốt có kết quả cấy nước tiểu âm tính, một từ nhóm
thông tiểu lưu và một từ thông tiểu gián đoạn. Cả hai sản phụ đều được
cấy nước tiểu và có kết quả âm tính. Không có trường hợp nào có đủ
tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm khuẩn niệu.
So sánh trung vị thời gian chuyển dạ giai đoạn hai của hai nhóm
Đánh giá tác động của việc can thiệp có ảnh hưởng đến thời
gian chuyển dạ giai đoạn hai của hai nhóm. Trung vị thời gian chuyển
dạ giai đoạn hai của nhóm thông tiểu và thông tiểu gián đoạn lần lượt
là 20 phút (tứ phân vị: 10, 20, 60) và 20 phút (tứ phân vị: 5, 20, 55).
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p=0,34).
So sánh cảm giác của sản phụ khi đặt ống thông tiểu sau giảm đau
sản khoa
Khi đánh giá mức độ khó chịu của cả hai nhóm thì có đến 45%
sản phụ trong nhóm thông tiểu lưu cho rằng có cảm giác hơi khó chịu
trong khi tỷ lệ này của nhóm thông tiểu gián đoạn chỉ 29%. Nhưng tỷ
lệ khó chịu của cả hai nhóm lại tương đương nhau, và chỉ ở mức 0,89%
và 0,92%.
Mối liên quan giữa sờ cảm nhận cầu bàng quang so với chẩn đoán
BTSS qua scan bàng quang từ 400 ml trở lên

Trong 289 trường hợp sờ được có cầu bàng quang sau sinh 6
giờ, có 244 trường hợp (81%) được chẩn đoán có BTSS qua scan bàng
quang, còn 45 trường hợp có sờ thấy cầu bàng quang nhưng không có
chẩn đoán BTSS với ngưỡng từ 400 ml trở lên. Sờ thấy cầu bàng quang
giúp tăng khả năng phát hiện BTSS lên gấp 12 lần so với nhóm không
sờ thấy cầu bàng quang: RR= 12,46 (KTC95%: 9,68-16,04). Hệ số
tương quan giữa sờ thấy cầu bàng quang và có chẩn đoán BTSS với
ngưỡng scan DTTLBQ sau sinh 6 giờ từ 400 ml trở lên là 0,77. Có


18
mối tương quan chặt chẽ giữa sờ thấy cầu bàng quang và chẩn đoán
BTSS.
Phân tích các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết cục BTSS
Bảng 3.17 Phân tích yếu tố ảnh hưởng lên chẩn đoán bí tiểu
ngưỡng 400 ml
RR thô

RR hiệu chỉnh

(KTC95%)

(KTC95%)

Con so

1,81 (1,43-2,31)

1,67 (1,28-2,19)


Có thông tiểu lưu

0,81 (0,66-0,98)

0,78 (0,64-0,95)

Hướng dẫn tự tiểu tại khoa sinh

0,67 (0,55-0,82)

0,80 (0,62-1,02)

Hướng dẫn tự tiểu tại hậu sản gần

0,72 (0,59-0,88)

0,88 (0,69-1,14)

Sinh giúp

1,50 (1,21-1,86)

1,19 (0,95-1,50)

1,004 (1,002-1,006)

1,002 (0,99-1,004)

Biến số


Thời gian chuyển dạ giai đoạn hai

Khi phân tích hồi quy đa biến thì chỉ còn yếu tố có con so và
loại thông tiểu trong chuyển dạ là có tác động thật sự lên tỉ lệ này (bảng
3.17). Nếu hiệu chỉnh nguy cơ BTSS theo yếu tố con so thì nguy cơ
tương đối của BTSS ngưỡng 400 ml qua scan khi đặt thông tiểu lưu
so với đặt ống thông niệu đạ gián đoạn sẽ là RR=0,78 (0,64-0,95).
Chương 4
BÀN LUẬN
4.1 Kết cục chính: So sánh tỉ lệ BTSS ở nhóm thông tiểu lưu và
nhóm thông tiểu gián đoạn với ngưỡng DTNTTLBQ từ 400ml trở
lên
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BTSS ở nhóm
thông tiểu lưu chiếm tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ ở nhóm thông tiểu gián đoạn


19
5,7% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Cho đến nay, có 5
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng so sánh hai biện pháp chăm sóc bàng
quang trong chuyển dạ có GĐSK, hầu như chưa có nghiên cứu nào đặt
vấn đề so sánh tỷ lệ BTSS giữa hai nhóm là kết cục chính. Có 2 nghiên
cứu đặt vấn đề so sánh tỷ lệ BTSS giữa hai nhóm nhưng là kết cục phụ
của nghiên cứu.
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mới nhất của Abeer
Suleiman (2017), Kết quả không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê giữa nhóm thông tiểu lưu và nhóm thông tiểu gián đoạn về tỷ lệ này
(4,4% so với 3,2%, p=0,72). Với tiêu chuẩn chẩn đoán của Abeer
Suleiman, chỉ chọn lọc những sản phụ có triệu chứng bí tiểu trong
chuyển dạ, rồi mới thông tiểu. Số trường hợp được chẩn đoán BTSS
của cả hai nhóm không cao, và cỡ mẫu không được tính toán với mục

tiêu phụ này nên không thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm nếu có.
Trong thử nghiệm lâm sàng có đối chứng của nghiên cứu
Evron, 2008, tỷ lệ BTSS chẩn đoán bằng thông tiểu giải áp ở nhóm
đặt thông tiểu lưu là 0% và nhóm gián đoạn là 0,92% (1/109). Việc
xác định có BTSS dựa vào triệu chứng lâm sàng của sản phụ là không
tiểu được, sờ có cầu bàng quang và thông tiểu có DTNTTL từ 150 ml
trở lên. Với cách chẩn đoán này, chỉ chẩn đoán nhóm BTSS có triệu
chứng và có DTNTTL từ 150 ml trở lêN, lý giải tại sao tỷ lệ BTSS
trong nghiên cứu này rất thấp.
Tỷ lệ BTSS của nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với nghiên
cứu của Evron và Abeer Suleiman, có lẽ là dùng máy scan bàng quang
để xác định DTNTTL toàn bộ sản phụ tham gia nghiên cứu sẽ giúp
xác định được hầu hết sản phụ BTSS kể cả BTSS không triệu chứng.
Nghiên cứu bán thực nghiệm của tác giả Marie Blomstrand
năm 2015 dùng máy scan bàng quang để xác định chẩn đoán với


20
ngưỡng DTNTTL từ 400ml trở lên, có điểm tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi, thực hiện trên 126 sản phụ ở mỗi nhóm, sử dụng
máy scan bàng quang hiệu Verathon BV3000. Tỷ lệ BTSS xác định
qua scan bàng quang là 31,7% (40/126), tỷ lệ BTSS xác định qua thông
tiểu là 16,7% (21/40). Tỷ lệ BTSS xác định bằng TCLS là 8,7%
(11/126) và tỷ lệ BTSS có DTNTTL từ 400ml qua thông tiểu ở nhóm
có triệu chứng là 7,1 % (9/126).
So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BTSS xác
định ở nhóm thông tiểu lưu qua scan trong nghiên cứu chúng tôi có tỉ
lệ thấp hơn (23,97% so với 31,7%) với nghiên cứu của tác giả
Blomstrand.
Trong nghiên cứu của Blomstrand, có 30% sản phụ được làm

GĐSK, tất cả những sản phụ này đều đặt thông tiểu lưu trước sinh.
Trong khi nghiên cứu chúng tôi có 100% dân số là có GĐSK. Ngoài
ra, sự khác biệt có thể do nghiên cứu của Blomstrand tiến hành scan
bàng quang từ thời điểm sau sinh 3 giờ trong khi nghiên cứu chúng tôi
thời điểm scan bàng quang sau sinh 6 giờ. Tỷ lệ BTSS xác định qua
thông tiểu trong nghiên cứu của Blomstrand tương tự với kết quả của
nghiên cứu của chúng tôi (16,5% so với 17,7%).
4.2 Kết cục phụ
Tỉ lệ BTSS trong vòng 6 giờ sau sinh với ngưỡng DTNTTLBQ từ
150ml
Khi đánh giá BTSS với ngưỡng scan bàng quang từ 150ml trở
lên, tỷ lệ này của chúng tôi gần 67% ở cả hai nhóm nghiên cứu. Tỷ lệ
này gần bằng một nghiên cứu của Hà Huỳnh Kim Yến năm 2015 khảo
sát BTSS sau sinh giúp đã triển khai tại BV chúng tôi (71,5%) cũng
sử dụng máy scan bàng quang để xác định chẩn đoán.


21
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu từ ống thông
Tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu ở nghiên cứu chúng tôi là 0%, khác
với những nghiên cứu khác có thể do những lí do sau:
Chúng tôi chỉ tiến hành cấy nước tiểu khi sản phụ có triệu
chứng sốt hoặc đau vùng hông lưng hoặc đau trên xương mu. Tất cả
những sản phụ có tổn thương tầng sinh môn do cắt may hay do rách
TSM đều được uống kháng sinh tại hậu sản theo phác đồ hiện hữu của
bệnh viện. Tất cả các hộ sinh trong quá trình theo dõi đều được tập
huấn kĩ thuật đặt ống thông niệu đạo và có giám sát tuân thủ kĩ thuật
và nguyên tắc vô khuẩn. Mặt khác thời gian trung bình từ lúc đặt thông
tiểu lưu cho đến chuẩn bị rặn sinh trong nghiên cứu chúng tôi dưới 13
giờ, có lẽ do thời gian lưu thông tiểu quá ngắn nên tỷ lệ nhiễm khuẩn

niệu cũng không cao.
So sánh trung vị thời gian chuyển dạ giai đoạn hai của cả hai nhóm
Nghiên cứu của chúng tôi có thời gian chuyển dạ giai đoạn hai
của hai nhóm tuần tự là 37,96±1,79 phút (KTC95%: 34,4-41,5) và
34,6±1,61 phút, KTC 95%: 33,9-38,6), không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Nghiên cứu này thu vào những bệnh nhân có khả năng
sinh ngã âm đạo nên thời gian chuyển dạ trung bình và thời gian
chuyển dạ giai đoạn hai của nghiên cứu chúng tôi không cao.
So sánh mối tương quan của cảm nhận sờ thấy cầu bàng quang và
chẩn đoán BTSS
Sờ thấy cầu bàng quang giúp xác định chẩn đoán bí tiểu sau
sinh trên lâm sàng với ngưỡng DTNTTL từ 400ml trở lên, điều này
cũng phù hợp với kết quả các nghiên cứu trước đây.
Kết quả nghiên cứu chúng tôi có hệ số tương quan là 0,665.
Điều này chứng tỏ khi không có máy scan bàng quang, việc sờ thăm
khám cầu bàng quang một cách thường quy là rất cần thiết.


22
So sánh các yếu tố nguy cơ của BTSS
Yếu tố con so, giảm đau sản khoa và cắt may tầng sinh môn
là yếu có ảnh hưởng gặp chủ yếu ở các nghiên cứu trên thế giới. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, thực hiện trên những sản phụ có giảm đau
sản khoa nên yếu tố này đã được kiểm soát. Ngoài ra, tỷ lệ cắt may
TSM trong nghiên cứu chúng tôi rất cao, lần lượt là 93,1% và 92,7%,
có lẽ vì thế mà không thấy rõ ảnh hưởng trên những sản phụ bị BTSS.
4.3 Thiết kế nghiên cứu và sự thành công của phân bố ngẫu nhiên
Nghiên cứu được thiết kế với dạng thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng hai nhóm tương đồng là nghiên cứu có thiết kế cao
nhất chặt chẽ nhất nhằm làm giảm các sai lệch ảnh hưởng đến kết quả

nghiên cứu tối ưu. Việc phân bổ ngẫu nhiên theo khối theo nhiều kích
thước khác nhau giúp hạn chế khả năng mất cân bằng về số lượng
nghiên cứu. Kết quả trong bảng mô tả các đặc điểm cơ bản giúp cho
thấy sự thành công của phân bổ ngẫu nhiên.
4.4 Hạn chế của nghiên cứu
Không làm mù đối tượng nghiên cứu: Can thiệp thông tiểu lưu và đặt
ống thông tiểu gián đoạn trong chuyển dạ hoàn toàn có thể nhận diện
được trên lâm sàng, vì vậy việc làm mù đối tượng chăm sóc sản phụ
trực tiếp là không khả thi. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất triển khai cho
nhân viên nghiên cứu là điều dưỡng không phải là hộ sinh chăm sóc
trực tiếp nhằm đo DTNTTL bằng scan bàng quang và thực hiện phỏng
vấn một cách khách quan, hạn chế sai lệch do người hỏi ghi nhận.
Nhóm điều dưỡng này có trách nhiệm scan bàng quang, không biết
đến giả thuyết của nghiên cứu, có thể sẽ không biết phân nhóm nghiên
cứu của sản phụ nên có thể ít ảnh hưởng đến kết quả.
Sự hợp tác của sản phụ có phần ảnh hưởng đến kết quả nghiên
cứu. Vì DTNTTL được đo sau khi sản phụ tự tiểu. Nếu những sản phụ


23
không hợp tác tốt (mặc dù đã có giải thích ích lợi của việc tự tiểu) có
thể sẽ không tự rặn tiểu, dẫn đến chẩn đoán BTSS dương tính giả. Vì
vậy, nhóm nghiên cứu đã được tập huấn kĩ lưỡng về kĩ năng giải thích
tư vấn, nhưng vẫn có thể chưa kiểm soát hết các yếu tố ảnh hưởng từ
sự hợp tác từ sản phụ.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên trên 1515
sản phụ có làm giảm đau sản khoa tại bệnh viện Hùng Vương từ tháng
08/2014 đến tháng 11/2015, chúng tôi đã rút ra được:
1. Tỉ lệ bí tiểu sau sinh trong nhóm thông tiểu lưu thấp hơn nhóm đặt

thông tiểu gián đoạn với ngưỡng chẩn đoán dung tích nước tiểu tồn
lưu qua scan bàng quang sau sinh 6 giờ từ 400 ml trở lên: RR=0,81
(KTC95%: 0,66-0,98). Nhóm đặt thông tiểu gián đoạn có nguy cơ bí
tiểu sau sinh cần điều trị thông tiểu lưu trong vòng 48 giờ cao hơn gấp
1,65 lần so với nhóm thông tiểu lưu (KTC95%: 1,02-2,68). Cần thông
tiểu lưu 18 sản phụ khi có giảm đau sản khoa trong chuyển dạ để giảm
1 trường hợp có chẩn đoán bí tiểu sau sinh bằng scan bàng quang với
ngưỡng dung tích nước tiểu tồn lưu từ 400 ml trở lên.
2. Tỉ lệ bí tiểu sau sinh của cả hai nhóm không khác nhau khi dùng
ngưỡng chẩn đoán dung tích nước tiểu tồn lưu qua scan bàng quang
sau sinh 6 giờ từ 150 ml trở lên: RR=0,99 (0,92-1,08).
3. Không có trường hợp nào nhiễm khuẩn niệu có triệu chứng và có
liên quan đến ống thông được chẩn đoán.


×