Tải bản đầy đủ (.docx) (148 trang)

Đặc điểm biến động địa hình các vùng cửa sông ven biển bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.93 MB, 148 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN CÔNG QUÂN

ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH
CÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN CÔNG QUÂN

ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH
CÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN BẮC TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Địa mạo và Cổ địa lý
Mã số: 09 44 02 18



LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ
Người hướng dẫn khoa học:
1.

TS. Phạm Văn Hùng

2.

TS. Phạm Quang Sơn

Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Công Quân


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
MỤC LỤC................................................................................................................ ii

DANH SÁCH CÁC BẢNG.................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC HÌNH......................................................................................v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT...........................................vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN.........................9
1.1. Những vấn đề chung.......................................................................................9
1.1.1. Khái niệm về cửa sông.........................................................................................9
1.1.2. Phân loại cửa sông ở khu vực nghiên cứu..........................................................11

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng cửa sông ven biển.............................13
1.2.1. Trên thế giới....................................................................................................... 13
1.2.2. Ở Việt Nam.........................................................................................................16
1.2.3. Ở Bắc Trung Bô..................................................................................................19

1.3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 20
1.3.1. Cách tiếp cận...................................................................................................... 20
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu.............................................................................23

1.4. Tiểu kết chương............................................................................................ 30
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN BẮC TRUNG
BỘ........................................................................................................................... 32
2.1. Yếu tố nôi sinh.............................................................................................. 32
2.1.1. Đặc điểm địa chất...............................................................................................32
2.1.2. Cấu trúc tân kiến tạo...........................................................................................36
2.1.3. Hoạt đông của đứt gẫy tân kiến tạo và hiện đại................................................. 38

2.2. Yếu tố ngoại sinh.......................................................................................... 40
2.2.1. Dao đông mực nước biển trong Holocen...........................................................40

2.2.2. Chế đô khí hậu....................................................................................................42
2.2.3. Chế đô dòng chảy sông và dòng bùn cát............................................................44
2.2.4. Sóng, triều và dòng chảy ven bờ........................................................................ 49
2.2.5. Nước biển dâng hiện đại do biến đổi khí hậu.....................................................55

2.3. Yếu tố nhân sinh........................................................................................... 58
2.3.1. Xây dựng các công trình hồ chứa, đê, kè, đập, cống thoát nước ....................... 58


iii

2.3.2. Hoạt đông nuôi trồng thủy, hải sản, khai hoang lấn biển, khai khoáng và khai
thác cát..........................................................................................................................60
2.3.3. Hoạt đông xây dựng các khu tập trung dân cư, khu kinh tế...............................61

2.4. Tiểu kết chương............................................................................................ 62
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO CÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
BẮC TRUNG BỘ.................................................................................................. 64
3.1. Khái quát địa hình, địa mạo khu vực............................................................. 64
3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo................................................................................64
3.1.2. Nhận xét chung...................................................................................................65

3.2. Đặc điểm địa mạo môt số vùng cửa sông...................................................... 66
3.2.1. Xây dựng bản đồ địa mạo ở vùng cửa sông ven biển........................................ 66
3.2.2. Đặc điểm địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Ma.........................................68
3.2.3. Đặc điểm địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han.............................74
3.2.4. Đặc điểm địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Hương...................................81

3.3. Tiểu kết chương............................................................................................ 86
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG

HỢP LÝ TÀI NGUYÊN LÃNH THỔ CÁC VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN
BẮC TRUNG BỘ.................................................................................................. 88
4.1. Lịch sử phát triển địa hình các vùng cửa sông ven biển Bắc Trung bô.........88
4.1.1. Thời kỳ Pleistocen giữa - muôn......................................................................... 88
4.1.2. Thời kỳ Holocen sớm - giữa...............................................................................90
4.1.3. Thời kỳ Holocen muôn - hiện đại...................................................................... 91

4.2. Đánh giá biến đông địa hình......................................................................... 93
4.2.1. Đánh giá biến đông địa hình vùng cửa sông ven biển sông Ma.........................94
4.2.2. Đánh giá biến đông địa hình vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han..........101
4.2.3. Đánh giá biến đông địa hình cửa sông ven biển sông Hương..........................108

4.3. Khuyến nghị giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên lanh thổ.........................115
4.3.1. Khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên................115
4.3.2. Đảm bảo hành lang thoát lũ ven biển...............................................................118
4.3.3. Khai thác sử dụng có hiệu quả hệ thống luồng lạch giao thông thủy..............118
4.3.4. Khai thác các loại hình du lịch biển.................................................................118

4.4. Tiểu kiết chương.........................................................................................119
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................120
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ..........................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................123


iv

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các cửa sông ở khu vực Bắc Trung Bô.................................... 12
Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình tháng và năm (mm)............................................. 43
Bảng 2.2. Tổng lưu lượng nước trung bình năm...................................................... 46

Bảng 2.3. Lượng bùn cát trung bình năm tại các cửa sông...................................... 47
Bảng 2.4. Môt số đặc trưng sóng cửa vịnh Bắc Bô và ven bờ Thừa Thiên Huế......50
Bảng 2.5. Đô cao sóng lớn nhất tại trạm Cồn Cỏ..................................................... 50
Bảng 2.6. Chế đô triều và biên đô triều tại các cửa sông......................................... 51
Bảng 2.7. Lượng xuất chuyển bồi tích do sóng dọc bờ tại trạm Cồn Cỏ................. 52
Bảng 2.8. Xu thế biến đổi mực nước biển trung bình.............................................. 55
Bảng 2.9. Mực nước biển dâng theo kịch bản......................................................... 56
Bảng 2.10. Nước dâng do bao ở các VCSVB Bắc Trung Bô...................................57
Bảng 2.11. Lượng bùn cát theo mùa, trước và sau khi có hồ trên sông Ma.............59
Bảng 2.12. Chiều dài đê biển và số lượng cống dưới đê.......................................... 59
Bảng 2.13. Dân số và mật đô dân số các tỉnh ven biển Bắc Trung Bô.....................61
Bảng 4.1. Thống kê các kiểu địa hình ở các vùng cửa sông ven biển......................92
Bảng 4.2. Trạng thái phát triển của bờ biển vùng cửa sông ven biển sông Ma........98
Bảng 4.3. Thống kê biến đông địa hình vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han 105

Bảng 4.4. Biến đông địa hình vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han...............106
Bảng 4.5. Biến đông địa hình vùng cửa sông ven biển sông Hương.....................111
Bảng 4.6. Biến đông địa hình ở Cửa Thuận An.....................................................114
Bảng 4.7. Diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản năm 2014.........................................116


v

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 0.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu............................................................................................. 2
Hình 0.2. Sơ đồ tài liệu thực tế ở khu vực nghiên cứu (a: VSCVB sông Ma; b:
VCSVB sông Thạch Han; c: VCSVB sông Hương)
6
Hình 1.1. Cấu tạo vùng cửa sông [10]..................................................................... 10
Hình 1.2. Ảnh Landsat -2010 các vùng

cửa sông ven biển Bắc Trung Bô.
VCSVB sông Ma (a), sông Thạch Han (b), sông Hương (c) 24
Hình 1.3. Sở đồ xử lý ảnh, triết xuất thông tin các kiểu, dạng địa hình...................26
Hình 1.4. Ảnh viễn thám khu vực nghiên cứu đa qua hiệu chỉnh phổ khí quyển
và tổ hợp các band mầu
26
Hình 1.5. Phân tích địa hinh trên mô hình số đô cao ở VCSVB sông Hương..........27
Hình 2.1. Sơ đồ địa đông lực hiện đại khu vực Bắc Trung Bô................................. 37
Hình 2.2. Đường cong dao đông mực nước biển khu vực Tây Biển Đông từ cực
đại băng hà cuối cùng 20000 năm cách ngày nay .
41
Hình 2.3. Đường cong dao đông mực nước biển từ 8000 năm trước đến nay.........41
Hình 2.4. Đô đục quan sát được tại các cửa sông trên ảnh vệ tinh Landsat vào tháng
8-2016. VCSVB sông Ma (a), sông Thạch Han (b), sông Hương (c) 48
Hình 3.1. Núi sót bóc mòn lô đá gốc ở phía nam Sầm Sơn (Ảnh: Nguyễn Công
Quân) 69
Hình 3.2. Bản đồ địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Ma...................................70
Hình 3.3. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Ma theo tuyến AB...................................70
Hình 3.4. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Ma theo tuyến CD...................................70
Hình 3.5. Bề mặt tích tụ sông - đầm lầy ở thành phố Thanh Hóa............................71
Hình 3.6. Bề mặt tích tụ sông –biển - đầm lầy tại Quảng Xương............................72
Hình 3.7. Bề mặt tích tụ sông -biển tại Quảng Tiến................................................. 72
Hình 3.8. Địa hình cồn cát tại Quảng Cư (Ảnh: Nguyễn Công Quân).....................73
Hình 3.9. Bề mặt tích tụ biển tại Quảng Cư (Ảnh: Nguyễn Công Quân).................73
Hình 3.10. Địa hình núi bóc mòn ở Gio Linh (Ảnh Nguyễn Công Quân)................75
Hình 3.11. Bản đồ địa mao vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han.....................76
Hình 3.12. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Thạch Han theo tuyến AB.....................76
Hình 3.13. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Thạch Han theo tuyến CD.....................76
Hình 3.14. bai bồi và thềm bậc I ở Cam Lô (Ảnh Nguyễn Công Quân)...................77
Hình 3.15. Bề mặt địa hình do gió tại Triệu Vân (Ảnh Nguyễn Công Quân)...........79

Hình 3.16. Bai biển hiện đại tại Gio Hải (Ảnh Nguyễn Công Quân).......................80
Hình 3.17. Địa hình bóc mòn gần cửa Tư Hiền (Ảnh Nguyễn Công Quân).............82
Hình 3.18. Bản đồ địa mạo vùng cửa sông ven biển sông Hương...........................83


vi

Hình 3.19. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Hương theo tuyến AB...........................83
Hình 3.20. Mặt cắt địa mạo VCSVB sông Hương theo tuyến CD...........................83
Hình 3.21. Bề mặt tích tụ sông-biển ở Phú Lôc (Ảnh Nguyễn Công Quân).............85
Hình 3.22. Cồn cát biển phía ngoài cửa Tư Hiền (Ảnh Nguyễn Công Quân)..........85
Hình 3.23. Cồn cát biển xa Hải Dương (Ảnh Nguyễn Công Quân).........................85
Hình 3.24. Bai biển hiện đại tại Thái Dương (Ảnh: Nguyễn Công Quân)...............86
Hình 4.1. Sơ đồ đới đường bờ trong Holocen giữa VCSVB sông Ma(trên ảnh vệ
tinh Landsat năm 1999)
95
Hình 4.2. Đường bờ biển ở vùng cửa sông ven biển sông Ma trong những năm
1965-1975 (a), 1975-1990 (b) 1990-2001 (c), 2001-2017 (d) 96
Hình 4.3. Côt địa tầng của môt số lỗ khoan tại Thanh Hóa.....................................97
Hình 4.4. Xói lở tại cửa Hới (Ảnh Nguyễn Công Quân).......................................... 99
Hình 4.5. Sơ đồ dự đoán khả năng diễn biến đường bờ biển vùng cửa sông ven
biển sông Ma..........................................................................................100
Hình 4.6. Mặt cắt địa mạo qua bề mặt thềm mài mòn biển...................................102
Hình 4.7. Đới đường bờ trong Pleistocen muôn VCSVB sông Thạch Han (trên
ảnh vệ tinh Landsat năm 1999)..............................................................103
Hình 4.8. Đường bờ vùng cửa sông ven biển sông Thạch Han trong những năm
1952-1965 (a), 1965-1979 (b), 1979-1989 (c), 1989-1999 (d), 19992017 (e)..................................................................................................104
Hình 4.9. Sơ đồ khả năng diễn biến đường bờ biển vùng cửa sông ven biển sông
Thạch Han (khu vực Cửa Việt)...............................................................107
Hình 4.10. Mặt cắt địa mạo qua bề mặt thềm mài mòn biển tại Thủy Phương......109

Hình 4.11. Đới đường bờ trong Pleistocen muôn ở VCSVB sông Hương (trên
ảnh vệ tinh năm 1999)............................................................................110
Hình 4.12. Đường bờ ở vùng cửa sông ven biển sông Hương trong những năm
1965-1978 (a), (1978-1989 (b), (1989-1994) (c), 1994-1999 (d), 19992005 (e), 2005-2017 (f)..........................................................................112
Hình 4.13. Ảnh nhà đổ do xói lở (a) và xói lở bờ biển xa Hải Dương (b) (Ảnh:
Nguyễn Công Quân)...............................................................................112
Hình 4.14. Sơ đồ khả năng diễn biến đường bờ biển vùng cửa sông ven biển
sông Hương (khu vực Cửa Thuận An)...................................................115


vii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Nội dung

BTB

Bắc Trung Bô

DEM

Mô hình số đô cao (Digital Elevation Model)

ĐB-TN

Đông bắc - tây nam

TB-ĐN


Tây bắc - đông Nam

GIS

Hệ thông tin địa lý

KHCN

Khoa học công nghệ

KH&KT

Khoa học và Kỹ thuật

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

KT-XH

Kinh tế - xa hôi

NCS

Nghiên cứu sinh

nnk

Những người khác


LK

Lỗ khoan

QL

Quốc lô

VCSVB

Vùng cửa sông ven biển


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng cửa sông ven biển có ý nghĩa rất to lớn đối với sự sống và phát triển
của xa hôi loài người từ xa xưa cho đến nay và cả trong tương lai.
Vùng cửa sông ven biển (VCSVB) được hình thành ở nơi sông đổ ra biển, là
nơi có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho con người lựa chọn và tập trung sinh
sống ngay từ khi mới sinh ra. Nơi đây, các đô thị với khu tập trung dân cư, các công
trình kinh tế dân sinh, quốc phòng, an ninh dần được xây dựng, mở rông, phát triển
phục vụ đời sống của con người như: các công trình công nghiệp, khu hành chính,
các công trình dân sinh, sân bay, cảng biển, du lịch, dịch vụ, thương mại, v.v. Hiện
nay, có đến khoảng 2/3 số thành phố đông dân nhất thế giới được phân bố ở
VCSVB. Hơn thế nữa, mảnh đất này là bàn đạp để con người tiến ra biển, khai thác,
phát triển kinh tế biển và đồng thời đây cũng là vùng tiền tiêu bảo vệ chủ quyền
lanh thổ, lanh hải của quốc gia.

Việt Nam có tới 28 trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuôc Trung ương giáp
biển. Trong các tỉnh ven biển này, có tới 114 vùng cửa sông ven biển. Khu vực Bắc
Trung Bô nằm trên dải đồng bằng ven biển, gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, có 23 cửa sông đổ ra biển. Theo
thời gian, sự phát triển mạnh mẽ của các thành phố trong khu vực này về nhiều mặt
gắn liền với sự biến đông địa hình hiện đại, tác đông trực tiếp đến vấn đề quy hoạch
sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước, v.v và bảo vệ môi trường.
Địa hình các VCSVB ở Bắc Trung Bô, được hình thành và phát triển bởi tác
đông tương hỗ của các quá trình đông lực nôi, ngoại và nhân sinh; hơn nữa, đây là
nơi diễn ra các tương tác sông - biển rất phức tạp trong điều kiện biến đổi khí hậu và
nước biển dâng. Kết quả của các quá trình đó làm cho vùng đất này, theo thời gian
từ đầu thời kỳ Đệ tứ đến nay, ngày càng được tiến ra phía biển với việc hình thành
đồng bằng tích tụ với các cồn, bar, bai, đảo ở trước vùng cửa sông hoặc song song
với bờ biển, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xa hôi (KT-XH); hoặc
cũng có thời gian biển lấn vào lục địa, gây xói lở bờ biển, mất đất, làm cho các công
trình kinh tế dân sinh ở đây bị phá huỷ, gây thiệt hại cho đời sống của cư dân địa
phương.


2

Hình 0.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Hiện nay, trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời dưới
tác đông của nền kinh tế thị trường, các hoạt đông KT-XH diễn ra ngày càng sôi
đông, làm cho địa hình các VCSVB bị biến đông mạnh mẽ cả về không gian và thời
gian. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cấp bách đặt ra với mục tiêu phát triển bền
vững KT-XH và bảo vệ môi trường các VCSVB Bắc Trung Bô, nghiên cứu sinh
(NCS) lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là: “Đặc điểm biến động địa hình các
vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bộ”.
2. Mục tiêu của đề tài

- Làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo ở các VCSVB Bắc Trung Bô.
- Xác lập xu hướng biến đông địa hình và quá trình địa mạo đông lực ở các

VCSVB Bắc Trung Bô.
3. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nêu trên, những nhiệm vụ và nôi dung nghiên
cứu của luận án là:


3
- Thu thập, phân tích tổng hợp, xử lý các tài liệu, số liệu có liên quan về địa

mạo, địa chất, kiến tạo, v.v ở các VCSVB Bắc Trung Bô.
- Thu thập, xử lí và phân tích, giải đoán các ảnh viễn thám đô phân giải cao,

xác lập các đơn vị địa mạo theo nguồn gốc hình thái, đặc điểm địa chất thạch học và
các yếu tố cấu trúc tân kiến tạo.
- Khảo sát thực địa, đo vẽ chi tiết, xác định nguồn gốc, đặc điểm hình thái và

tuổi của những kiểu, dạng địa hình.
- Nghiên cứu đánh giá vai trò của các yếu tố trong quá trình hình thành và

biến đông địa hình.
- Nghiên cứu xây dựng bản đồ địa mạo theo nguyên tắc “Bề mặt đồng nguồn

gốc và tuổi”.
- Nghiên cứu đánh giá các quá trình địa mạo đông lực hiện đại (xói lở, bồi

tụ) ở các VCSVB Bắc Trung Bô.

- Nghiên cứu làm sáng tỏ đặc điểm địa mạo và xu hướng biến đông địa hình

các VCSVB Bắc Trung Bô.
- Khuyến nghị giải pháp sự dụng hợp lí các vùng cửa sông ven biển Bắc

Trung Bô.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: địa hình và quá trình địa mạo đông lực hiện đại các

VCSVB Bắc Trung Bô: sông Ma, sông Thạch Han và sông Hương (Hình 0.1).
- Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian, trên khu vực Bắc Trung Bô có các VCSVB chính sau: sông
Ma, Cả, Gianh, Thạch Han và sông Hương. Các công trình nghiên cứu trước đây
cho thấy, các VCSVB Bắc Trung Bô hình thành và phát triển theo kiểu “Delta” và
“Liman”. Do đó, NCS tập trung nghiên cứu vào 3 khu vực cửa sông chính: VCSVB
sông Ma phát triển theo kiểu “Delta”, VCSVB sông Thạch Han và Hương phát triển
kiểu “Liman”[1]. Trong khuôn khổ của luận án, NCS tập trung nghiên cứu từ nơi
sông chính bắt đầu phân nhánh tới bai triều thấp khi mức triều kiệt. VCSVB sông
Thạch Han và sông Hương có vị trí kề nhau, NCS lựa chọn để nghiên cứu làm sáng


4

tỏ sự tương đồng về cấu trúc địa hình, nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển;
đồng thời làm rõ xu thế biến đông địa hình của chúng.
Về thời gian, NCS tập trung nghiên cứu đặc điểm biến đông địa hình của 3
VCSVB thể hiện qua các giai đoạn trong Đệ tứ muôn - hiện đại: cuối Pleistocen
muôn - cuối Holocen giữa, cuối Holocen giữa - Holocen muôn và Holocen muôn hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, NCS đa sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu vừa truyền thống, vừa hiện đại, bao gồm:
- Phương pháp phân tích viễn thám.
- Phương pháp khảo sát đo đạc, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS).
- Phương pháp phân tích địa mạo.
- Phương pháp phân tích địa chất Đệ tứ.
- Phương pháp phân tích lịch sử khảo cổ
- Phương pháp phân tích tổng hợp.

6. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Địa hình các VCSVB Bắc Trung Bô có nguồn gốc đa dạng,
phức tạp và phân hóa mạnh mẽ theo không gian địa lý (vĩ đô). Theo đó. địa hình
VCSVB sông Ma gồm 3 dạng nguồn gốc sông, 7 dạng nguồn gốc hỗn hợp, 3 dạng
nguồn gốc biển, được hình thành và phát triển theo kiểu “Delta”; VCSVB Thạch
Han gồm 4 dạng địa hình có nguồn gốc biển, 7 dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp và
6 dạng địa hình nguồn gốc sông; VCSVB sông Hương gồm 4 dạng địa hình có
nguồn gốc biển, 9 dạng địa hình nguồn gốc hỗn hợp và 4 dạng địa hình nguồn gốc
sông; cả hai cửa sông này được hình thành và phát triển theo kiểu “Liman”.
Luận điểm 2: Trong Đệ tứ muôn - hiện đại, địa hình các VCSVB sông Ma,
Thạch Han và sông Hương trải qua 3 thời kỳ biến đông: cuối Pleistocen muôn - cuối
Holocen giữa, cuối Holocen giữa - Holocen muôn và Holocen muôn - hiện đại, có
xu hướng tiến ra phía biển với biên đô khác nhau. Hiện nay, địa hình các


5

VCSVB phát triển với xu hướng: bồi tụ lấn biển ở VCSVB sông Ma; xói lở, biển
lấn ở VCSVB sông Thạch Han và sông Hương.
7. Điểm mới của luận án

- Bằng ứng dụng công nghệ viễn thám phân giải cao và GIS kết hợp với các

phương pháp truyền thống. đa xây dựng được bản đồ địa mạo chi tiết các VCSVB
sông Ma, sông Thạch Han và sông Hương theo nguyên tắc “Bề mặt đồng nguồn gốc
và tuổi”, làm cơ sở xác định biến đông địa hình từ cuối Pleistocen muôn đến
Holocen.
- Đa khôi phục các đường bờ biển trong Pleistocen muôn ở các VCSVB sông

Thạch Han và sông Hương, đường bờ biển trong Holocen giữa ở VCSVB sông Ma
(bằng phân tích các dấu hiệu địa mạo và địa chất Đệ tứ) và đường bờ biển trong các
thời đoạn khác nhau (từ 1952 - 2017 ở VCSVB sông Thạch Han và sông Hương, từ
1965 - 2017 ở VCSVB sông Ma) bằng phân tích bản đồ, các tư liệu viễn thám và
GIS.
- Đa làm sáng tỏ đặc điểm biến đông địa hình hiện đại của 3 VCSVB Bắc

Trung Bô, trong đó VCSVB sông Ma với quá trình bồi tụ diễn ra mạnh mẽ, xu
hướng địa hình lấn biển; VCSVB sông Thạch Han và sông Hương với quá trình xói
lở chiếm ưu thế, xu hướng biến lấn vào đất liền.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.1. Ý nghĩa khoa học

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện phương pháp
luận và phương pháp nghiên cứu biến đông địa hình cũng như các quá trình địa mạo
đông lực các VCSVB. Đồng thời, những kết quả nghiên cứu của luận án còn cung
cấp đầy đủ, chi tiết về các yếu tố, lịch sử hình thành, phát triển và xu thế biến đông
địa hình ở các VCSVB Bắc Trung Bô.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả khoa học của luận án sẽ góp phần nâng cao năng lực tổ chức quản lý
lanh thổ cho các địa phương về quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên lanh thổ và
bảo vệ môi trường ở các VCSVB. Đồng thời, kết quả khoa học của luận án cung cấp

cơ sở khoa học cho công cuôc quai đê lấn biển phát triển lâm, ngư nghiệp; xây dựng
các công trình giao thông, cảng biển, thương mại và du lịch; xây dựng các giải


6

pháp phòng, chống xói lở, bồi tụ ở VCSVB, giảm thiếu thiệt hại và bảo vệ môi
trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
9. Cơ sở tài liệu của luận án
Cơ sở tài liệu sử dụng để thực hiện luận án bao gồm chủ yếu là các tài liệu,
số liệu của chính NCS đa thu thập, phân tích và xử lý trong những năm qua. Các tài
liệu, số liệu bao gồm (Hình 0.2):

a

b

c
Hình 0.2. Sơ đồ tài liệu thực tế ở khu vực nghiên cứu (a: VSCVB sông Ma; b:
VCSVB sông Thạch Han; c: VCSVB sông Hương)
- Các kết quả phân tích, xử lý ảnh viễn thám phân giải cao: Landsat-8,

SPOT-5, Sentinel, Planet và các thế hệ ảnh máy bay: Xác lập các bề mặt đồng
nguồn gốc, khoanh định ranh giới, địa chất thạch học, đặc điểm hình thái địa hình,
cấu trúc tân kiến tạo, các quá trình địa mạo đông lực hiện đại (xói lở, bồi tụ).
- Các kết quả nghiên cứu khảo sát thực địa của NCS trong những năm 2015 -

2017: xác lập các đặc điểm nguồn gốc hình thái địa hình, xây dựng các mặt cắt địa
mạo, xác lập các quá trình địa mạo đông lực hiện đại ở các VCSVB sông Ma, Thạch
Han và sông Hương.



7
- Các số liệu, tài liệu phân tích, xử lý khi tham gia các đề tài khoa học cấp Bô

và cấp Nhà nước như:
+ Nghiên cứu biến đông cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại

vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xa hôi.
(Đề tài cấp Nhà nước, KC-09.06/06-10).
+ Nghiên cứu biến đông các vùng cửa sông ven biển Bắc Bô, Bắc Trung Bô

từ thông tin viễn thám phân giải cao và GIS, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế
biển và bảo vệ tài nguyên - môi trường (Đề tài cấp Viện Hàn Lâm KH&CN Việt
Nam, 2011 - 2012).
+ Nghiên cứu môi trường trầm tích Holocen vùng đồng bằng ven biển Thanh

Hóa làm cơ sở dự báo tai biến thiên nhiên và xây dựng giải pháp phòng tránh, giảm
nhẹ thiệt hại. (Đề tài cấp Viện Hàn Lâm KH&CN Việt Nam, 2017 - 2018).
- Các tài liệu thu thập và phân tích tổng hợp từ các nguồn khác nhau trước

đây có liên quan đến đề tài luận án:
+ Ứng dụng thông tin viễn thám và công nghệ GIS nghiên cứu biến đông các

vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bô, phục vụ phát triển kinh tế-xa hôi bền vững
(Đề tài cấp Cở sở Viện Địa chất, 2009)
+ Ứng dụng thông tin viễn thám trong nghiên cứu biến đông môi trường tự

nhiên vùng cửa sông Ma, tỉnh Thanh Hóa và những vấn đề khai thác trong bối cảnh
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. (Đề tài cấp cở sở Viện Địa chất, 2013).

+ Ứng dụng công nghệ viễn thám thành lập bản đồ địa mạo vùng cửa sông

ven biển sông Hương. (Đề tài cấp cở sở Viện Địa chất, 2017).
Ngoài ra, NCS còn sử dụng kế thừa các tài liệu đa công bố của tác giả và
đồng nghiệp trên các tạp chí, sách chuyên khảo, hôi thảo khoa học trong nước và
quốc tế đến năm 2017.
10. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 132 trang, 21 bảng, 48 hình và ảnh minh họa và
100 tài liệu tham khảo. Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nôi dung của luận án được
trình bày trong 4 chương:


8

Chương 1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu biến đông địa hình
vùng cửa sông ven biển;
Chương 2. Đặc điểm và vai trò các yếu tố tác đông đến biến đông địa hình
vùng cửa sông ven biển Bắc Trung Bô;
Chương 3. Đặc điểm địa mạo các VCSVB Bắc Trung Bô;
Chương 4. Đánh giá biến đông địa hình và vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên
lanh thổ các VCSVB Bắc Trung Bô.
Luận án được thực hiện tại Học viện KH&CN thuộc Viện Hàn lâm KH&CN
Việt Nam, dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Văn Hùng và TS. Phạm Quang Sơn.
Trước hết, NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Phạm Văn Hùng và TS.
Phạm Quang Sơn - những người Thầy đã dành cho NCS sự quan tâm, hướng dẫn
tận tình và những định hướng khoa học hiệu quả trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận án. Trong quá trình thực hiện luận án, NCS đã nhận được sự giúp
đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của Ban Lãnh đạo Học viện KH&CN, Viện Địa chất.
Ngoài ra, NCS còn nhận được những lời góp ý quý báu của các nhà khoa học, các
đồng nghiệp ở trong và ngoài Học viện, lời động viên của gia đình và bạn bè. NCS

xin chân thành cám ơn.


9

CHƯƠNG 1.
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU BIẾN ĐỘNG ĐỊA HÌNH VÙNG CỬA SÔNG VEN
BIỂN
1.1. Những vấn đề chung
1.1.1. Khái niệm về cửa sông
Cửa sông (river mouth) là nơi con sông đổ vào biển, vào hồ (hồ chứa) hoặc
vào môt con sông lớn hơn [2], [3], [4], [5]. Trong công trình này, NCS tập trung
nghiên cứu nơi cửa sông vào biển. Theo các chuyên môn nghiên cứu mà có nhiều
cách hiểu về khái niệm cửa sông. Có thể hiểu theo nghĩa rông thì cửa sông là khu
vực có sự tương tác, tranh chấp giữa nước mặn của biển và nước ngọt của lục địa,
nói cách khác là nơi sông đổ nước ra biển. Bên cạnh đó môt số khái niệm về cửa
sông được hiểu theo môt số định nghĩa dưới đây:
- Theo Cameron và Prichard (1963): Cửa sông là vùng nước nửa kín duyên

hải có quan hệ tự do với biển và chịu ảnh hưởng của chuyển đông thuỷ triều, nước
biển được pha loang bởi nước ngọt từ trong nôi địa ra [3].
- Theo Fairbridge (1980): Môt cửa sông là môt nhánh của biển đi vào môt

dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều vươn tới, thường được chia
thành 3 phần khác nhau: a) phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển
khơi; b) phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trôn chính của nước biển và nước
ngọt; và c) phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác đông của thủy
triều. Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến đông theo lượng nước ngọt
đổ ra từ sông [6].

- Theo Dalrymple (1992): thì định nghĩa cửa sông là phần tiếp giáp với biển

của lòng sông bị ngập nước chứa đựng phù sa từ trong sông ra, bùn cát ven biển
dưới tác đông của thuỷ triều, sóng và các quá trình sông. Cửa sông được xem như
phần đất kéo dài từ đất liền nơi không còn ảnh hưởng của thuỷ triều, về phía biển
nơi không còn ảnh hưởng của sông [7].
- Theo Dyer (1996) có định nghĩa cửa sông là phần nước duyên hải bán kín

có sự trao đổi nước với biển mở, được kéo dài vào sâu trong sông đến giới hạn ảnh
hưởng triều trong đó nước biển được pha loang bởi nước sông [8].
Như vậy “Cửa sông là nơi dòng sông đổ ra biển, được đặc trưng bởi quá trình
chuyển hoá dần từ chế đô thuỷ văn lục địa sang chế đô thuỷ văn biển; ở đây xảy ra
các biến đông rất lớn về tính chất lý - hoá của các khối nước, các đặc trưng sinh học
cũng như quá trình phát triển lục địa và hình thành châu thổ” [9]. Vì cửa


10

sông là nơi xảy ra tranh chấp giữa nước biển và nước sông, đó là sự thay đổi từ chế
đô thuỷ văn sông trong sự tiếp nhận chế đô thuỷ văn biển, nên giới hạn cửa sông
thường được xác định bởi các dấu hiệu đặc điểm như sau:
- Giới hạn phía trong cửa sông: ở vị trí đáy trục lòng dẫn sông đạt đô sâu lớn

nhất, nơi bề mặt mực nước sông đạt tới tốc đô nhỏ nhất, ranh giới cuối cùng của
vùng không bị nhiễm mặn.
- Giới hạn phía ngoài cửa sông: ở ranh giới ngoài của các bar đảo cửa sông,

nơi dòng chảy, dòng bồi tích sông bị tắt dần.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm nhằm phân định ranh giới vùng cửa sông,
song hầu hết đều thống nhất dựa vào 3 dấu hiệu cơ bản như: điều kiện thuỷ văn,

điều kiện thuỷ hoá và hình thái cửa sông. Các nhà nghiên cứu hóa học và sinh học
thì giới hạn vùng cửa sông là: giới hạn trong sông ở nơi nước lợ có đô mặn từ 0,5
‰ đến giới hạn ngoài khơi là nơi nước lợ biến đổi hoàn toàn thành nước biển có đô

mặn từ 30÷34 ‰. Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu thủy văn thì đưa ra ranh giới
trong sông là nơi lòng dẫn chính bắt đầu phân nhánh, hoặc là nơi có ảnh hưởng của
hiện tượng thuỷ triều (hay nước dâng) trong mùa kiệt. Ranh giới ngoài phía biển là
nơi có chế đô thuỷ hoá biến tính mạnh nhất trong mùa lũ (thường là lấy đô mặn
vùng nước pha trôn làm chỉ tiêu đặc trưng). Theo Baidin vùng cửa sông gồm 3 phần
là: đoạn gần cửa sông (A), đoạn cửa sông (B) và vùng biển nông trước cửa sông (C)
(Hình 1.1).

Hình 1.1. Cấu tạo vùng cửa sông [10]
Do đó, trên cơ sở phân vùng cửa sông của Baidin thì VCSVB sông Ma là
phần lục địa từ biển vào đất liền khoảng 20 - 22km, sông Thạch Han khoảng 20km,
sông Hương khoảng 15km (từ nơi sông chính bắt đầu phân nhánh tới bai triều thấp
khi mức triều kiệt). Như vây, phạm vi phân bố chung về mặt không gian của các


11

VCSVB Bắc Trung Bô mà NCS tập trung nghiên cứu là phần đất liền từ bai triều
vào trong lục địa, khoảng 15 - 20km, gồm các đoạn A và B (Hình 1.1).
1.1.2. Phân loại cửa sông ở khu vực nghiên cứu
Vùng cửa sông ven biển là nơi thường xuyên diễn ra tương tác rất phức tạp
của sông và biển; của nhóm yếu tố nôi sinh, ngoại sinh và hoạt đông kinh tế của con
người. Do đó, việc phân loại cửa sông theo các tiêu chí phù hợp với mục đích
nghiên cứu có môt ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng các phương pháp nghiên
cứu phù hợp, đạt kết quả tốt.
Hiện nay, có nhiều nguyên tắc phân loại cửa sông theo các quan điểm nghiên

cứu khác nhau. Tuy nhiên cách phân loại cửa sông cũng rất khác nhau tuỳ thuôc vào
mục đích nghiên cứu và các chỉ tiêu sử dụng trong phân loại. Hiện nay, các công
trình trên thế giới đa trình bày môt số cách phân loại cửa sông theo các tiêu chí khác
nhau. Trong đó, phải kể đến môt số công trình khoa học đa đề cập đến phân loại cửa
sông ven biển theo các tiêu chí sau đây [3], [5], [9], [11], [12]:
- Dựa vào các dấu hiệu địa mạo cơ bản các cửa sông được phân thành 3

nhóm: (1) cửa sông châu thổ (delta), (2) cửa sông hình phễu (estuary), (3) cửa sông
dạng phẳng (liman);
- Dựa vào hình dạng cửa sông và đường bờ biển, chia thành 3 loại: (1) cửa

sông dạng thẳng và dạng phễu, (2) cửa sông dạng kín và dạng hở, (3) cửa sông dạng
lõm, lồi và phẳng.
- Dựa vào dấu hiệu hoạt đông kiến tạo khu vực, chia ra: (1) vùng cửa sông có

hoạt đông kiến tạo mạnh (sụt lún, nâng - hạ, tách gian, v.v), (2) vùng cửa sông ít
hoạt đông kiến tạo hoặc ổn định.
- Dựa vào đặc điểm tác đông của chế đô thuỷ- hải văn chia ra 2 nhóm: (1)

cửa sông ven biển hở (hay đại dương), (2) cửa sông ven biển kín (hay biển nôi địa).
- Dựa vào chế đô bùn cát chia ra các loại: cửa sông có nhiều bùn cát ρ > 0,2
3

3

kg/m thuôc loại cửa sông delta và cửa sông có ít hoặc rất ít bùn cát ρ < 0,16 kg/m
3
thuôc loại cửa sông estuary, cửa sông có bùn cát 0,16≤ ρ ≤ 0,2 kg/m thuôc loại cửa
sông quá đô.
Như vậy, theo các khía cạnh, chuyên ngành và mục tiêu khác nhau, các công

trình đa đưa ra các cách phân loại VCSVB khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các cách
phân loại nêu trên đều xét tới tổng thể các yếu tố đông lực nôi sinh và ngoại sinh
môt cách trực tiếp hay gián tiếp tới hình thành địa hình các VCSVB. Khu vực Bắc
o

o

Trung Bô có đường bờ biển dài 642km, trải dài từ vĩ đô 16 18’ VĐB đến 20 VĐB
thuôc địa bàn các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và
Thừa Thiên Huế. Khu vực này có tới 23 cửa sông đổ ra biển (Bảng 1.1), trong đó


12

phải kể đến các cửa sông chính như cửa Hới của sông Ma, cửa Hôi của sông Cả, cửa
Gianh của sông Rào Nậy, cửa Việt của sông Thạch Han và cửa Thuận An của sông
Hương. Các sông này đổ trực tiếp ra biển Đông với môt cửa duy nhất, riêng sông
Hương đổ trực tiếp vào phá Tam Giang - đầm Cầu Hai trước khi đổ ra biển qua cửa
Thuận An và Tư Hiền.
Bảng 1.1. Thống kê các cửa sông ở khu vực Bắc Trung Bô
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21


22
23
Nguồn:[13], [63]


13

Trong công trình này, NCS sử dụng cách phân loại VCSVB theo tiêu chí tổng
hợp các dấu hiệu địa chất - địa mạo và theo mức đô tác đông của các yếu tố đông
lực ở các VCSVB Bắc Trung Bô [1], [12].
- Cửa sông lồi (delta) có cửa Hới, Lạch Trào, Hôi, Gianh với đặc trưng là

phát triển các bai ngầm trước cửa sông;
- Cửa thẳng (liman) có cửa Việt và Thuận An với đặc trưng ít bồi tích, phát

triển val cát song song với bờ tạo thành lagun.

Trên cơ sở những phân loại các VCSVB Bắc Trung Bô, NCS đa chọn lựa
chọn các VCSVB: delta - VCSVB sông Ma, liman - VCSVB sông Thạch Han và
sông Hương. VCSVB sông Ma thuôc địa phận các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu
Lôc, Hoàng Hóa, Quảng Xương và các thành phố Sầm Sơn và Thanh Hóa. VCSVB
sông Thạch Han và sông Hương thuôc địa phận các huyện Cam Lô, Gio Linh, Triệu
Phong, thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị), các huyện Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang, Phú Lôc và thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiện
Huế). Bên cạnh đó, ba VCSVB này còn có những đặc trưng địa mạo, các quá trình
địa mạo đông lực điển hình ở Bắc Trung Bô; luôn có những biến đông địa hình rất
mạnh mẽ dưới tác đông của các yếu tố tự nhiên và hoạt đông kinh tế của con người.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu vùng cửa sông ven biển
1.2.1. Trên thế giới
Do có vị trí quan trọng và vai trò đặc biệt của các VCSVB, nên từ lâu, địa
hình, địa mạo của VCSVB trở thành đối tượng nghiên cứu, khai thác phục vụ đời
sống con người ở mỗi quốc gia trên thế giới. Ngay từ thế kỷ XIX - đầu Thế kỷ XX,
các công trình nghiên cứu của Cretner G.R (1878), Rusell R.J (1936), v.v đa tập
trung nghiên cứu hình thái, nguồn gốc của các VCSVB và đa bước đầu phân loại
chúng. Tuy nhiên, các công trình này mang tính kinh nghiệm và chỉ dừng lại ở mức
đô định hướng lý thuyết cơ bản. Áp dụng các phương pháp truyền thống nghiên cứu
các VCSVB, cụ thể là phương pháp đo đạc, tính toán các đặc trưng thuỷ văn nhằm
đánh giá đông lực dòng chảy, công trình của Trekhovic P.S (1904), Apolov B.A
(1930), v.v đa xác lập sự phân bố và đông lực dòng bùn cát. Nghiên cứu, đánh giá
các vùng cửa sông thông qua các yếu tố hải văn (sóng gió, thuỷ triều, dòng chảy ven


14

bờ, v.v) có các tác giả chính là Zubov N.N, Makarov S.O, v.v. Những nghiên cứu
trên chủ yếu dừng lại ở phân tích điều kiện tự nhiên VCSVB, phân tích vai trò của
yếu tố chính: sóng, thủy triều và dòng ven bờ, chưa đề cập sâu về cơ chế tác đông

qua lại giữa các yếu tố đông lực sông - biển.
Công trình “Đông lực và hình thái bờ biển Đen Liên Xô” của Zenkovic V.P
(1962) đa thực sự đưa khoa học địa mạo bờ biển nói chung, các VCSVB nói riêng
bước vào thời kỳ phát triển mới [14]. Công trình này đa tổng hợp cả lí luận đến thực
tiễn nghiên cứu dải bờ biển trên thế giới. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu đa
được tổng hợp và ứng dụng nghiên cứu địa mạo bờ biển. Công trình của Zenkovic
V.P về “Các vấn đề nghiên cứu sự phát triển bờ biển” (1960-1962), đa đạt được
những thành tựu khoa học quan trọng, nghiên cứu về sự hình thành châu thổ (delta)
và phát triển các cửa sông. Bên cạnh đó, công trình của Xamoilov I.V (1952) đa
nghiên cứu mối tương tác giữa các yếu tố đông lực sông - biển trong sự phát triển
địa hình cửa sông [5]. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học Xô Viết đa phát triển nghiên
cứu VCSVB theo những hướng khác nhau như: Simonov A.I nghiên cứu vùng biển
nông trước cửa sông, tính toán tốc đô dòng chảy và diễn biến đô mặn ở cửa sông;
Nghiên cứu đông lực vùng cửa sông ven biển thông qua tương tác của yếu tố gió dòng chảy được Alsyler V.M, Sadrin I.F và nhiều tác giả khác phát triển các mô
hình thủy văn, tính toán dòng chảy lớp nước mặt, về vận chuyển của dòng bồi tích ở
cửa sông. Các công trình của Leontrev (1961) về địa lý, địa chất bờ biển và đại
dương, Kaplin nghiên cứu về sự dao đông mực nước đại dương và lịch sử phát triển
địa hình bờ biển, đa đạt được thành tựu quan trọng trong nghiên cứu điều kiện tự
nhiên, địa mạo, địa chất bờ biển thế giới cùng với đặc trưng của dao đông mực nước
đại dương. Về quá trình phát triển cửa sông và phân nhánh lòng dẫn có các nghiên
cứu của Makkavev N.I (1955), Baidin S.S (1962, 1971) [10], v.v. Đặc biệt, môt số
kết quả nghiên cứu mang tính chất tổng hợp về đông lực, hình thái, thủy thạch đông
lực, cổ địa lý, v.v của các đới bờ biển trên thế giới như của Shwartz M.L (1982),
Bird .C (1985), Davies J.L (1977); môt số công trình nghiên cứu chi tiết, chuyên sâu
về quá trình đông lực hình thành và phát triển bờ mài mòn và tích tụ, địa mạo bờ
biển như: Zilaev (1980), Dolotov H.C, Bird E. (2000, 2008) [15].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về VCSVB và dải bờ biển nêu trên là


15


các công trình đa tổng hợp và tạo nền tảng lí luận quan trọng và tổ hợp các phương
pháp nghiên cứu truyền thống. Trong đó, các phương pháp đo đạc, khảo sát ngoài
thực địa là chủ đạo; các phương pháp mô hình tính toán biến đổi lòng dẫn vẫn chưa
được hoàn thiện, còn những hạn chế nhất định. Các công trình nghiên cứu còn chưa
làm sáng tỏ cơ chế của quá trình hình thành mạng lưới sông gắn liền với quá trình
hình thành và phát triển delta, estuary, liman, nên việc áp dụng vào thực tiễn nghiên
cứu dự báo diễn biến các quá trình đông lực VCSVB còn nhiều hạn chế.
Vào cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI đa xuất hiện hàng loạt các công trình
nghiên cứu tương đối toàn diện, áp dụng các phương pháp và công nghệ hiện đại
các VCSVB. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu quá trình truyền triều,
xâm nhập mặn vào trong sông, tương tác giữa thuỷ triều - nước dâng - lũ; nghiên
cứu về biến đông lòng dẫn và biến dạng bai chắn, bar VCSVB. Đặc biệt, trong thời
gian gần đây, nhiều công trình đa có tiếp cận mới, nghiên cứu các quá trình địa mạo
đông lực gắn với những rủi ro thiên tai như xói lở, bồi tụ, lũ lụt cũng như bồi lấp và
dịch chuyển lòng dẫn tại các VCSVB. Các nghiên cứu ngày càng hoàn thiện về
phương pháp, cách tiếp cận, định lượng hóa các kết quả nghiên cứu. Các mô hình số
trị thuỷ thạch đông lực như: mô hình DELFT 3D (Hà Lan), MECCA (Mỹ), MIKE
(Đan Mạch) đang được ứng dụng rông rai ở nhiều nước trên thế giới giúp khai
thông luồng lạch, giao thông được thông suốt.
Từ nửa cuối thế kỷ XX, khi loài người phóng thành công vệ tinh nhân tạo
chúng ta đa bước vào kỷ nguyên mới trong đó công nghệ vũ trụ được sử dụng phục
vụ vào các mục đích phát triển cho cuôc sống trên Trái đất. Công nghệ viễn thám và
GIS đa cho phép chúng ta thực hiện các công việc thu thập và tổng hợp dữ liệu môt
cách nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn cũng như mang đến nhiều nhận thức mới về
Trái đất mà trước tới nay vẫn còn là những điều bí ẩn. Hiện nay, công nghệ viễn
thám và GIS đa được ứng dụng rông rai trong nhiều lĩnh vực KT-XH, đặc biệt có
hiệu quả cao trong các nghiên cứu địa mạo nói chung, các VCSVB nói riêng.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong địa mạo được áp dụng
trong nhiều công trình khoa học như: Marston (1995) [16], Winterbottom S.J và

Gilvear D. (2000) [17], Capolongo (2002), v.v. Công trình của môt số nhà khoa học
phương tây như Wadge (1995); Kervyn (2008); Grosse (2009) ứng dụng tư liệu ảnh


×