Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

5 bài giảng hành chính học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.83 KB, 42 trang )

HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG
Môn học bao gồm các nội dung cơ bản: các lý thuyết và mô hình hành
chính nhà nước, quan niệm về hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các
yếu tố cấu thành nền hành chính nhà nước, quá trình ban hành và thực thi các
quyết định hành chính nhà nước, chức năng cơ bản của hành chính nhà nước,
kiểm soát đối với hành chính nhà nước và nâng cao năng lực, hiệu quả của hành
chính nhà nước…
Nội dung môn học
Chương1: Khái quát chung về hành chính nhà nước
Chương 2: Các lý thuyết và mô hình hành chính nhà nước
Chương 3: Nền hành chính nhà nước
Chương 4: Chức năng, hình thức và phương pháp hành chính nhà nước
Chương 5: Quyết định quản lý hành chính nhà nước
Chương 6: Kiểm soát đối với nền hành chính nhà nước
Chương 7: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước
Tài liệu tham khảo
1.Hành chính học đại cương – GS Đoàn Trọng Truyến
2. Lý luận quản lý nhà nước – GS Mai Hữu Khuê
3. Các văn bản pháp luật:
Các trang web tham khảo
1. Quốc hội Việt Nam
2.Cải cách hành chính Nhà nước
3. Chính phủ Việt Nam


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Quản lý nhà nước
1.1 Khái niệm và đặc điểm của quản lý
a) Khái niệm


- Dưới góc độ điều khiển học: quản lý được xem là quá trình "tổ chức và
điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định", đó là sự kết hợp giữa
tri thức và lao động trên phương diện điều hành.
- Dưới góc độ chính trị: quản lý được hiểu là hành chính, là cai trị;
- Dưới góc độ xã hội: quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy.
KL: Quản lý là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn
cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng cho hệ thống hay
quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục
đích đã đặt ra từ trước.
b) Ðặc điểm của quản lý
+ Quản lý là sự tác động có mục đích đã được đề ra theo đúng ý chí của
chủ thể quản lý đối với các đối tượng chịu sự quản lý.
+ Quản lý là sự đòi hỏi tất yếu khi có hoạt động chung của con người.
+ Quản lý trong thời kỳ nào, xã hội nào thì phản ánh bản chất của thời kỳ
đó, xã hội đó.
+ Quản lý muốn được thực hiện phải dựa trên cơ sở tổ chức và quyền uy.
1.2 Khái niệm và đặc điểm của quản lý nhà nước
a) Khái niệm
QLNN là một dạng quản lý XH đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước
và sử dụng pháp luật để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các
mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy NN thực hiện, nhằm phục
vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của XH.
b) Đặc điểm của Quản lí nhà nước
+ Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà
nước được trao quyền.
+ Đối tượng của quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân sinh sống và hoạt
động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.
+ Hoạt động quản lí nhà nước diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội.



+ Quản lí nhà nước manh tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công
cụ quản lí chủ yếu
2. Hành chính nhà nước
a) Khái niệm
HCNN là hoạt động thực thi quyền hành pháp và điều hành của các cơ
quan HCNN trong quản lý hệ thống và xã hội theo pháp luật nhằm bảo đảm sự
ổn định, phát triển các lĩnh vực của đời sống XH.
b) Đặc điểm
- Quản lí hành chính nhà nước là một hình thức hoạt động của nhà nước
được thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có
nội dung là đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh nghị quyết của các cơ quan
quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường
xuyên công cuộc xây dựng đất nước
- Quản lí hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành và điều hành của
nhà nước
+ Tính chấp hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể
hiện ở sự thực hiện trên thực tế các văn bản hiến pháp, luật, pháp lệnh và nghị
quyết của cơ quan lập pháp- cơ quan dân cử.
+ Tính điều hành của hoạt động quản lý hành chính nhà nước thể hiện ở
chổ là để đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực được thực
hiện trên thực tế thì các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước phải tiến hành
các hoạt động tổ chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc
quyền.
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ
động và sáng tạo.
Ðiều này thể hiện ở việc các chủ thể quản lý hành chính căn cứ vào tình
hình, đặc điểm của từng đối tượng quản lý để đề ra các biện pháp quản lý thích
hợp. Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính để điều chỉnh các hoạt động quản

lý nhà nước.
- Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được bảo đảm về phương diện
tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động quản lí hành chính
nhà nước nhưng hoạt động này chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
thực hiện
- Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có mục tiêu chiến lược, có
chương trình và có kế hoạch để thực hiên mục tiêu.
3. Bản chất của hành chính nhà nước
- Hành chính nhà nước mang tính chính trị


+ HCNN phụ thuộc và phục tùng chính trị
+ HCNN thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ do chính trị thiết lập
+ HCNN tham gia vào quá trình lập pháp
+ HCNN là chủ thể thực thi chính sách mà còn ban hành chính sách
+ Phục vụ lợi ích nhân dân và lợi ích công
- Hành chính nhà nước mang tính pháp lý
+ HCNN hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, theo chỉ dẫn của pháp luật
+ Chủ thể hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật
+ HCNN thực hiện chức năng ban hành pháp luật (VB dưới luật)
- Hành chính nhà nước là một hoạt động quản lí
+ HCNN là một bộ phận của quản lí nhà nước, mang bản chất quản lí nhà
nước
+ HCNN là chức năng thi hành pháp luật
+ Được tổ chức thành một bộ máy hoàn chỉnh, đồng bộ
- Hành chính nhà nước có tính nghề nghiệp
+ Hoạt động HCNN có tính tổng hợp cao và phức tạp
+ Hoạt động HCCN được coi là một “nghề”
4. Vai trò của hành chính nhà nước

- HCNN hiện thực hóa các mục tiêu phát triển.
- HCNN điều hành các hoạt động kinh tế xã hội nhằm đạt được mục tiêu
tới mức tối đa và với hiệu quả cao nhất.
- HCNN duy trì và thúc đẩy xã hội phát triển ổn định và bền vững.
- HCNN đảm bảo cung cấp dịch vụ công cho xã hội (phục vụ nhân dân).
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA HCNN VIỆT NAM
- HCNN Việt Nam mang tính lệ thuộc vào chính trị và phục vụ chính trị.
- HCNN Việt Nam mang tính pháp quyền.
- HCNN Việt Nam mang tính liên tục, ổn định tương đối và thích ứng.
- HCNN Việt Nam mang tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao.
- HCNN Việt Nam mang tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ.
- HCNN Việt Nam mang tính không vụ lợi trong hoạt động.
- HCNN Việt Nam mang tính nhân đạo.
III. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HCNN
1. Khái niệm và yêu cầu xây dựng nguyên tắc tổ chức và hoạt động HCNN


1.1. Khái niệm về nguyên tắc HCNN
- Nguyên tắc trước hết được hiểu là Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái
tuân theo trong một loạt việc làm
- Nguyên tắc hành chính nhà nước là các quy tắc, những tư tưởng chỉ đạo,
những tiêu chuẩn hành vi đòi hỏi các chủ thể hành chính nhà nước phải tuân thủ
trong tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước.
1.2. Yêu cầu đối với nguyên tắc hành chính nhà nước
+ Nguyên tắc phải phản ánh các yêu cầu của quy luật khách quan để xác
định mục tiêu.
+ Nguyên tắc đưa ra phải phù hợp với mục tiêu chung đã định trước của
hành chính công là phục vụ nhân dân, không vì lợi ích của bất kỳ cá nhân nào.
+ Nguyên tắc phải phản ánh được tính chất của các mối quan hệ quản lý
(quan hệ với Đảng, Đảng với tư cách là người lãnh đạo; quan hệ chỉ đạo giữa

cấp trên và cấp dưới; quan hệ phối hợp với cùng cấp và phục vụ đối với nhân
dân)
+ Nguyên tắc phải tạo thành một hệ thống thống nhất và được đảm bảo
thực hiện bằng hệ thống công cụ cưỡng chế.
2. Nội dung các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HCNN Việt Nam
2.1. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối với hành chính nhà nước
a) Cơ sở pháp lý
Tại Điều 4 Hiến pháp 2013: Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong
của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
b) Nội dung nguyên tắc
- Đảng đề ra đường lối, chủ trương, định hướng cho quá trình tổ chức hoạt
động của hành chính nhà nước
- Đảng phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những người có phẩm chất, năng lực
đảm nhận các chức vụ trong bộ máy nhà nước
- Đảng kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước
- Các cán bộ, Đảng viên gương mẫu trong quá trình hoạt động.
- Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của người dân vào quá
trình giải quyết các công việc của HCNN.
- Không ngừng nâng cao chất lượng của cơ chế dân chủ đại diện.
- HCNN có trách nhiệm tạo ra môi trường pháp lý phù hợp và những điều
kiện về nguồn lực cho các tổ chức hoạt động


2.2. Nguyên tắc nhân dân tham gia vào hoạt động quản lí HCNN
a) Cơ sở pháp lý
- Điều 2 hiến pháp 2013: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân

dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Điều 6 hiến pháp 2013: Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân
và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước.
- Điều 28 hiến pháp 2013: Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước
và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề
của cơ sở, địa phương và cả nước.
b) Nội dung nguyên tắc
- Tăng cường và mở rộng sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào các công
việc của nhà nước
- Nâng cao chất lượng của hình thức dân chủ đại diện, để các cơ quan này
thực sự đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân
- HCNN có trách nhiệm tạo ra cơ sở pháp lí, điều kiện vật chất để thu hút
sự tham gia của nhân dân vào hoạt động hành chính
- Tham gia trực tiếp: Tham gia vào hoạt động tự quản ở cơ sở; Trực tiếp
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà
nước.
- Tham gia gián tiếp: Tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước
Tham gia vào hoạt động của các tổ chức xã hội. Nhà nước tạo điều kiện thuận
lợi để nhân dân lao động tham gia tích cực vào hoạt động của các tổ chức xã hội.
Các tổ chức xã hội là công cụ đắc lực của nhân dân lao động trong việc thực
hiện quyền tham gia vào quản lý hành chính nhà nước.
2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ trong HCNN
a) Cơ sở pháp lý: Điều 8 hiến pháp 2013: Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b) Nội dung của nguyên tắc
- Nguyên tắc tập trung dân chủ bao hàm sự kết hợp giữa hai yếu tố tập

trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự lãnh đạo tập trung trên cơ sở dân chủ, vừa
đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo tập trung.
- Tập trung trong hành chính NN thể hiện:


+ Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước
theo hệ thống thứ bậc
+ Thống nhất chủ trương, chính sách, chiến lược quy hoạch, kế hoạch
phát triển
+ Thống nhất các quy chế, quy tắc quản lí
+ Thực hiện chế độ một thủ trưởng hoặc trách nhiệm cá nhân người đứng
đầu ở tất cả các cấp, đơn vị
- Dân chủ trong hành chính nhà nước thể hiện
+ Cấp dưới được tham gia thảo luận góp ý kiến về những vấn đề trong
quản lí
+ Cấp dưới được chủ động linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ được
giao và chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
Ðây là nguyên tắc thể hiện một nguyên lý căn bản của tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước. Bởi vì trước hết việc tổ chức và hoạt động hành
chính phải hợp pháp, tức là phải tuân theo pháp luật. Tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa vì vậy là một biện pháp để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa.
- Sự phối hợp giữa tập trung và dân chủ
Tuy nhiên, đây không phải là sự tập trung toàn diện và tuyệt đối, mà chỉ
đối với những vấn đề cơ bản, chính yếu nhất, bản chất nhất. Sự tập trung đó bảo
đảm cho cơ quan cấp dưới, cơ quan địa phương có cơ sở và khả năng thực hiện
quyết định của trung ương; đồng thời, căn cứ trên điều kiện thực tế của mình, có
thể chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề của địa phương và cơ sở.
2.4. Nguyên tắc kết hợp giữa quản lí ngành với quản lí lãnh thổ
a) Cơ sở khoa học: Cơ sở của nguyên tắc này là xuất phát từ hai xu hướng
khách quan của nền sản xuất xã hội:

+Tính chuyên môn hóa theo ngành.
+ Sự phân bố sản xuất theo địa phương và vùng lãnh thổ.
b) Nội dung của nguyên tắc
- Quản lý hành chính theo ngành:
+ Ngành là một phạm vi hoạt động cụ thể chuyên sâu của con người có
tính kinh tế đặc trưng, sản xuất dịch vụ, sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu sản
suất và tiêu dùng của xã hội.
+ Quản lý hành chính theo ngành là điều hành các hoạt động của ngành
theo quy trình công nghệ, các quy tắc kỹ thuật đạt định mức kinh tế, kỹ thuật của
ngành
+ Quản lý HC theo ngành gồm các hoạt động
. Hoạch định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
của ngành


. Xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật của từng ngành.
. Tổ chức các đơn vị sản xuất cơ sở, thực hiện chuyên môn hóa lao động.
. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất.
. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ có đủ năng lực thực hiện
nhiệm vụ của mình.
. Thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với các đối tượng đang hoạt động trong
phạm vi ngành.
- Quản lý hành chính ở địa phương và vùng lãnh thổ
+ Địa phương là một bộ phận lãnh thổ của đất nước, được phân chia theo
đặc điểm dân cư, địa giới hành chính, truyền thống văn hóa để tiện cho cho việc
quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.
+ Vùng lãnh thổ là một bộ phận của đất nước bao gồm nhiều địa phương
có cùng điều kiện tự nhiên và nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành phát triển, có
cùng điều kiện kinh tế xã hội, có cùng trình độ dân trí, cùng truyền thống văn
hóa tạo thành vùng lãnh thổ bao gồm nhiều đơn vị thuộc ngành hoạt động.

- Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
+ Các đơn vị kinh tế thuộc bất cứ thành phần kinh tế nào, nằm trên địa
bàn quản lý đều thuộc một ngành kinh tế – kỹ thuật nhất định và chịu sự quản lý
của ngành.
+ Các đơn vị kinh tế thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật khác nhau đều
được phân bổ trên những địa bàn nhất định, chúng có quan hệ gắn bó mật thiết
với nhau trên các mặt xã hội, tạo nên một cơ cấu kinh tế - xã hội và chịu sự quản
lý của chính quyền địa phương.
+ Yêu cầu khi thực hiện nguyên tắc
+ Tại địa phương: Các cơ quan của ngành đóng tại địa phương, cơ quan
này chịu sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn cấp trên, chịu sự tổ chức và quản
lý nhân sự của cơ quan địa phương.
+ Chính quyền địa phương các cấp phải có trách nhiệm tạo điều kiện để
các đơn vị ngành hoạt động như: nguyên vật liệu, nguồn nhân lực và các điều
kiện kinh tế kỹ thuật khác..
2.5. Nguyên tắc phân định quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất
kinh doanh của các tổ chức kinh tế
a) Cơ sở pháp lý: Điều 51 hiến pháp 2013: Nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
b) Nội dung của nguyên tắc:


+ Khác với các mối quan hệ trong hoạt động chấp hành điều hành, các
quan hệ trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh được điều chỉnh
bình đẳng theo quan hệ pháp luật dân sự, luật thương mại.
+ Nếu các cơ quan nhà nước hoạt động bằng ngân sách nhà nước, thì các
tổ chức kinh doanh là những tổ chức độc lập tự chủ về tài chính, tự cấp vốn và
hạch toán kinh tế.
+ Việc quản lý trong hành lang pháp lý chặt chẽ thông qua các cơ quan

quản lý hành chính nhà nước sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế thuận
lợi, thông thoáng, tự chủ và đạt hiệu quả cao.
+ Nhà nước có chức năng tổ chức và điều chỉnh nền kinh tế quốc dân
bằng những biện pháp vĩ mô: thông qua các biện pháp kinh tế, hành chính, tạo
khung cho cạnh tranh lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.
+ Các tổ chức kinh doanh trực tiếp thực hiện kinh doanh như: xây dựng,
vận tải, ngân hàng... trong phạm vi vĩ mô, nhằm tạo nhiều của cải vật chất thiết
yếu cho xã hội, tránh sự độc quyền của tư nhân, có thể ảnh hưởng không tốt đến
nền kinh tế quốc dân.
2.6. Nguyên tắc pháp chế XHCN
a) Cơ sở pháp lý: Điều 8 hiến pháp 2013: Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
b) Nguyên tắc quản lí bằng pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN
- HCNN phải chịu sự giám sát của các cơ quan quyền lực NN và XH.
- Tổ chức và hoạt động HCNN trong phạm vi được pháp luật quy định,
không vượt quá thẩm quyền.
- Các hành vi hành chính phải được tiến hành đúng trình tự, thủ tục pháp
lý.
- Các quyết định quản lý HCNN được ban hành đảm bảo yêu cầu hợp
pháp, hợp lý.
2.7. Nguyên tắc công khai minh bạch trong HCNN
a) Cơ sở nguyên tắc: Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước vì vậy cũng cần phải công khai theo chủ
trương “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.
b) Nội dung nguyên tắc
- Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan Nhà nước, các đơn vị tổ chức khi
xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật phải tiến hành
công khai, minh bạch, đảm bảo công bằng, dân chủ.



- Công khai là việc các đơn vị, cơ quan Nhà nước thông tin chính thức về
văn bản hoặc nột nội dung hoạt động nhất định.
- Hoạt động hành chính nhà nước là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia và lợi
ích hợp pháp của công dân nên cần phải công khai hóa, thực hiện đúng chủ
trương “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”.
- Nội dung trong hoạt động hành chính công cần phải công khai:
+Văn bản QPPL, thủ tục về đăng ký cấp phép, chi tiêu tài chính, quyền và
nghĩa vụ của công dân, của doanh nghiệp.
+ Xây dựng cơ bản các dự án đầu tư và xây dựng về tài chính, ngân sách.
+ Quản lý và sử dụng các quỹ của nhân dân
+ Quản lý, sử dụng đất.
+ Quản lý công tác cán bộ
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
+ Các quy định giải quyết khiếu nại, tố cáo; quyết định sử lý tố cáo, quy
định xử phạt, các bản án và kết luận của toà án….
+ Các nội dung khác không thuộc bí mật quốc gia hoặc bí mật công tác….


Chương 2
LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu hành chính nhà nước trên các hướng tiếp cận khác nhau sẽ cho phép
các nhà khoa học cũng như các nhà hành chính hiểu rõ hơn sự phát triển tư duy
về lĩnh vực này và từ đó có thể vận dụng các cách tư duy vào trong điều kiện
môi trường cụ thể.
[1] “Governance – the World Bank’s experience”, 1996. (Quản trị nhà nước –
kinh nghiệm của Ngân hàng thế giới, 1996)



I. LÝ THUYẾT VỀ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Tiếp cận theo thời kỳ phát triển
HCNN trong thời kỳ đầu của công nghiệp hoá (đầu thế kỷ 18 đến những
năm 70 của thế kỷ 19)
HCNN trong thời kỳ phát triển và hoàn thành CNH (thập niên 80, tk 19
đến thập niên 70, tk20)
HCNN trong thời kinh tế tri thức (từ thập niên 80, tk20 đến nay.
2. Tiếp cận theo nhóm lý thuyết
Nhóm lý thuyết nghiên cứu HCNN dưới góc độ thực thi quyền lực nhà
nước
Nhóm lý thuyết nghiên cứu HCNN trong mối quan hệ với chính trị
Nhóm lý thuyết nghiên cứu về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của
HCNN
Nhóm lý thuyết nghiên cứu về chức năng của HCNN
2.1. Lý thuyết nghiên cứu về thực thi quyền hành pháp
- Những người nghiên cứu quản lý hành chính nhà nước theo hướng này
bắt đầu từ việc nghiên cứu quyền lực nhà nước và sự phân chia việc thực hiện
các quyền lực nhà nước ở các quốc gia khác nhau thông qua việc nghiên cứu hệ
thống luật hành chính
- Các kết luận được rút ra:
+ Sự phân chia thực thi quyền lực nhà nước tồn tại ở mọi quốc gia;
+ Quyền hành pháp được giao cho các tổ chức khác nhau của CP thực
hiện;
+ Mối quan hệ thực thi quyền lực ở các quốc gia là khác nhau.
Tại sao PL nhà nước lại quy định như vậy và cơ quan thực thi quyền lực
NN phải làm gì?
Theo cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu coi quản lý hành chính là một
lĩnh vực hẹp và bị động, hoặc như một số nhà nghiên cứu đã thừa nhận rằng
hành chính chỉ là một công cụ bổ trợ bên trong hệ thống luật công.
2.2. Lý thuyết nghiên cứu về HCNN trong mối quan hệ với chính trị

Mối quan hệ giữa hành chính công và chính trị được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Bản chất của nhà nước cũng như bản chất của hoạt động lập pháp
là tính chính trị. Có hai cách tiếp cận khác nhau được các nhà nghiên cứu quan
tâm là:
- Hành chính và chính trị phân đôi
- Hành chính và chính trị không phân đôi.


2.2.1. Hành chính và chính trị phân đôi (HC độc lập với chính trị)
a) Quan niệm của Thomas Woodrow Wilson (1856 – 1924)
Tác giả:
Là nhà khoa học chính trị kiêm luật sư;
Là tổng thống thứ 28 của Hoa Kỳ
Tác phẩm:
“Nghiên cứu về hành chính công”, 1887
Quan đểm của Wilson khởi đầu cho một trào lưu khoa học mới, khoa học
hành chính công, tách biệt ra khỏi hành chính học.
Theo ông, để có được sự độc lập giữa hành chính với chính trị thì:
+ Hành chính phải tự mình ly khai ra khỏi chính trị;
+ Hành chính công phải tổ chức theo mô hình riêng và có thể áp dụng
chung cho mọi chế độ chính trị;
+ Hành chính phải được tập trung quyền lực để quản lý;
+ Giá trị dẫn dắt nền hành chính công là hiệu quả hoạt động.
+ Phải thực hiện theo các ý tưởng chính trị và Hiến pháp quốc gia
b) Frank Jonhson Goodnow (1859-1939)
Tác giả:
F.J Goodnow một trong những người sáng lập đồng thời là Chủ tịch đầu
tên của Hiệp hội khoa học chính trị Hoa Kỳ.
Tác phẩm:
Ông là tác giả của cuốn sách “Chính trị và hành chính” xuất bản năm

1900[1] đã trình bày một cách kỹ lưỡng về sự phân đôi hành chính – chính trị.
[1] Frank J. Goodnow, Polictics and Administration, New York, 1900.
Quan điểm
+ Nhà nước có hai chức năng chính: chức năng ban hành chính sách (chức
năng chính trị) và chức năng thực thi chính sách (chức năng hành chính).
+ Ngành lập pháp được sự hỗ trợ bởi khả năng thực hiện của ngành tư
pháp, thể hiện các ý chí của nhà nước và lập ra các chính sách; ngành hành pháp
thực thi các chính sách này một cách “vô tư” và “phi chính trị”.
c) Leonard D. White: (1891 – 1958)
Tác giả:
L.D White là một nhà nghiên cứu lỗi lạc về hành chính trong lịch sử nước
Mỹ.


Là một nhà sáng lập quan trọng của khoa học hành chính, ông đã từng
làm việc tại Đại học Chicago sau khi miễn nhiệm trong Chính phủ của Tổng
thống F.D Roosevelt
Tác phẩm:
Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách và bài báo về hành chính song tiêu biểu
nhất là cuốn “Nhập môn hành chính” xuất bản năm 1926.
Có thể nói đây là cuốn sách đầu tiên chuyên sâu về lĩnh vực hành chính.
White đã đưa ra một số nguyên tắc quan trọng như:
+Chính trị không được xâm phạm vào hành chính;
+ Hành chính công phải dựa trên kết quả của việc nghiên cứu khoa học
quản lý;
+ Hành chính công có thể trở thành một khoa học độc lập và sứ mệnh của
hành chính là kinh tế và hiệu quả.
+ Theo L. White, hành chính công là một quá trình thống nhất. Bất kỳ ở
nơi nào có nó đều có sự thống nhất về nội dung thông qua các đặc tính hành
chính.

+ Vì vậy, nên nghiên cứu hành chính công trên nền tảng quản lý thay vì
nền tảng pháp luật.
2.2.2. Sự không phân lập giữa hành chính và chính trị
Một số đại diện bác bỏ sự phân tách giữa hành chính và chính trị là:
- Davis Lilienthal (1899-1981);
- Paul Appleby (1891-1963);
- Fritz Morstei Marx;
- Allen Schick.
Quan điểm: Họ cho rằng hành chính và chính trị có cùng nguồn gốc, hành
chính phụ thuộc vào chính trị hay chính trị là nguồn gốc của hành chính. Họ
không thừa nhận hành chính là một lĩnh vực khoa học độc lập với khoa học
chính trị. Hành chính độc lập với chính trị là chỉ mang tính tương đối
a) Fritz Morstei Marx:
Cuốn sách “Các yếu tố của hành chính công” do Fritz Morstei Marx chủ
biên ra đời năm 1947 là một trong những tác phẩm đặt dấu hỏi đối với sự phân
đôi giữa chính trị và hành chính.
Tất cả 14 bài viết trong cuốn sách do các nhà quản lý thực tiễn viết đã chỉ
ra rằng cái gọi là “hành chính độc lập” trên thực tế lại mang nặng tính chính trị
Các tác giả đã đặt ra một số câu hỏi sau:


+ Liệu một quyết định mang tính kỹ thuật về ngân sách và nhân sự có thật
là khách quan và phi chính trị không hay nó mang nặng tính chủ quan và chính
trị?
+ Liệu có phải lúc nào cũng có thể phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa
hành chính và chính trị hay không?
+ Liệu việc phân biệt rõ ràng hành chính và chính trị lúc nào cũng cần
thiết và có giá trị hay không?
+ Liệu cơ sở của việc phân đôi chính trị và hành chính đã chín muồi hay
chưa?

b) Allen Schick
Trong cuốn “Chấn thương của chính trị: Hành chính công những thập
niên 60”, Allen Schick khẳng định rằng “hành chính” và “chính trị” là hai phạm
trù hoàn toàn không thể tách rời nhau được
Hành chính công luôn sử dụng quyền lực và phục vụ quyền lực;
Sự phục vụ quyền lực là để giúp giai cấp thống trị giữ vững sự cai trị có
hiệu quả. Theo ông, tất cả mọi người đều có lợi từ sự cai trị tốt của Chính phủ...
c) Paul Appleby (1891-1963)
Paul Appleby là nhà hành chính xuất chúng trong thời kỳ chính sách kinh
tế xã hội mới và từng là Hiệu trưởng của trường Maxwell tại Đại học Syracuse,
Mỹ.
Ông đã khẳng định việc thừa nhận các lý thuyết về các quá trình chính
phủ phi chính trị là hoàn toàn trái với kinh nghiệm của nước Mỹ.
Tác phẩm “Nền dân chủ vĩ đại” của Appleby được coi như lời “cáo phó”
cho sự phân tách hành chính – chính trị khi ông đưa ra một tiền đề hết sức cô
đọng và khái quát là “chính phủ là khác biệt vì chính phủ là chính trị”.
2.3. Lý thuyết nghiên cứu về nguyên tắc hoạt động của hành chính nhà nước
- Tác giả tiêu biểu nghiên cứu theo xu hướng này là:
- Marry Parker Follet với tác phẩm “Kinh nghiệm sáng tạo” (1924),
- “Hành chính chung và trong doanh nghiệp” của Henrry Fayol (1915);
- Các nguyên tắc của tổ chức của Mooney và Alan C.Reiley (1939);
- Các nguyên tắc quản lý khoa học của Frederick Winslow taylor.
- Max Weber với việc xây dựng các nguyên tắc cho bộ máy thư lại.
Nguyên tắc bộ máy thư lại của Max Weber (1864 – 1920)
- Max Weber là nhà kinh tế chính trị học và xã hội học người Đức, được
nhìn nhận là một trong 4 người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công
đương đại.


- Trong tác phẩm “Lý luận về tổ chức kinh tế và xã hội” năm 1921, ông đã

đưa ra các nguyên tắc để thiết lập bộ máy thư lại hay còn gọi là bộ máy quan
liêu.
- Thiết lập hệ thống thứ bậc rõ ràng;
- Phân công lao động hợp lý và có hệ thống;
- Các quy tắc được viết chính thức thành văn bản và các thể thức được
ứng dụng một cách nhất quán;
- Tính khách quan;
- Tính trung lập.
2.4. Nhóm lý thuyết nghiên cứu các chức năng hành chính nhà nước
Một số nhà khoa học quản lý đã nghiên cứu các chức năng hành chính,
tiêu biểu bao gồm:
- F.W. Taylor;
- Henry Fayol;
- Luther H. Gulick và Lyndall Urwick;
- Garson và Oveman.
a) F.W Taylor
Chức năng phân tích, phân chia công việc để có thể chuyên môn hoá các
thao tác, động tác nhằm đạt năng suất tối đa.
Chức năng kiểm soát chặt chẽ buộc mọi người đều phải làm việc chăm chỉ
ttrong một dây chuyền sản xuất liên tục
b) Luther H. Gulick và Lyndall Urwick
Cuốn sách “Những bài viết khoa học hành chính” (Papers on the Science
of Administration), năm 1937.
Hai ông đã đưa ra quy trình hành chính hay còn gọi là chức năng nội bộ
của hành chính nhà nước theo mô hình POSDCoRB.
Các chức năng của hành chính nhà nước đựoc xem xet trên 7 chức năng
cơ bản:
(1) P: Kế hoạch (Planning)
(2) O: Tổ chức (Organizing)
(3) S: Nhân sự (Staffing)

(4) D: Chỉ huy (Directing)
(5) Co: Phối hợp (Coordinating)
(6) R: Báo cáo (Reporting)
(7) B: Ngân sách (Budgeting)


c) Garson và Oveman
Năm 1983, hai ông đã đề xuất một cụm từ mới “PAFHIER” để mô tả các
chức năng cơ bản của hành chính nhà nước bao gồm:
PA: Phân tích chính sách (Policy Analysic)
F: Quản lý tài chính (Financial Management)
H: Quản lý nguồn nhân lực (Human Resource Management)
I: Quản lý thông tin (Information Management)
ER : Quan hệ bên ngoài (External Relation
II. CÁC MÔ HÌNH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Mô hình hành chính công truyền thống (Traditional Public Administration)
Mô hình quản lý công mới (New Public Management)
Mô hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance)
1. Mô hình HC truyền thống
1.1. Hoàn cảnh ra đời
- Bắt đầu hình thành từ năm 1900 – 1920 ở một số nước trên thế giới;
- Đến những năm giữa của thế kỷ XX thì được áp dụng ở các nước Tây
Âu;
=>Ra đời mô hình HC truyền thống
- Xây dựng trên cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa chính trị và hành
chính của T.W.Wilson, nguyên tắc thiết lập bộ máy quan liêu của Max Weber và
các nguyên tắc quản lý theo khoa học của F. W.Taylor...
- Đây được coi là mô hình hành chính lâu đời nhất và là lý thuyết quản lý
khu vực công thành công nhất.
- Được hiểu là cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước

thuộc các kiểu nhà nước trong lịch sử, cũng như các cơ quan, tổ chức khác, trên
cơ sở những nguyên tắc, quy tắc nhất định (bao gồm cả nguyên tắc chính trị-xã
hội và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật) do nhà nước hoặc các chủ thể đặt ra mà
bản chất chủ yếu thiên về tính “cai trị”
1.2. Đặc trưng của mô hình
- Bộ máy HCNN là một thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ trên xuống
dưới, mang tính bền vững và ổn định.
- Quản lý XH bằng pháp luật và luật lệ, thực hiện các chính sách do nhà
chính trị ban hành.
- Viên chức nhà nước làm việc mang tính chuyên nghiệp và hoạt động phi
chinh trị;
- Mỗi tổ chức có đôin ngũ nhân sự với những quy định nội bộ riêng biệt.


- Quá trình thực hiện công việc khách quan, công bằng không thiên vị.
1.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình
a) Ưu điểm mô hình hành chính truyền thống
- Thủ tục làm việc chặt chẽ, chính xác, có hiệu lực, đảm bảo yếu tố đầu
vào;
- Đảm bảo tiền kiểm soát các hoạt động (kiểm soát trước);
- Đáng tin cậy vì tuân thủ pháp luật và các quy định của Nhà nước;
- Rủi ro về sự tuỳ tiện và sai sót của các quyết định hành chính là rất thấp;
- Đối xử công bằng với mọi người trong tổ chức.
b) Nhược điểm HC công truyền thống
- Tính quan liêu cao do BMHC nhiều tầng nấc và cồng kềnh.
- Kiểm soát quá nhiều thông qua sự phục tùng (cấp dưới phục tùng với
cấp trên);
- Hoạt động trong hệ thống hành chính chậm chạp do phải tuân thủ quy
trình chặt chẽ;
- Hạn chế tính năng sáng tạo, linh hoạt của người lao động.

- Quan tâm nhiều đến yếu tố đầu vào, ít quan tâm tới đầu ra
- Hiệu quả quản lý thấp do quá quan tâm đến quá trình làm việc.
2. Mô hình quản lý công mới
2.1. Hoàn cảnh ra đời
a) Hoàn cảnh ra đời mô hình
- Ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước phát triển và một số
nước đang phát triển.
- Người đưa ra ý tưởng này là Magerete Thatcher - Thủ tướng Anh và
tổng thống Ronald Reagan của Mỹ vào những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ
XX .
b) Nguyên nhân
- Mô hình hành chính công truyền thống đã bộc lộ những hạn chế;
- Xuất phát từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17
tháng 10 năm 1973, gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn
cầu;
- Sức ép lên khu vực công buộc khu vực công phải thay đổi cách thức
quản lý.
- Xu hướng toàn cầu hóa dẫn đến việc phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Xu hướng dân chủ hóa đời sống XH do trình độ dân trí được nâng cao.


- Do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.
2.2. Đặc trưng của mô hình quản lý công mới
- Tiếp cận chiến lược
- Là quản lý chứ không phải hành chính
- Tập trung vào các kết quả.
- Cải thiện quản lý tài chính công.
- Linh hoạt về nhân sự.
- Linh hoạt về tổ chức.
- Tăng cường sự cạnh tranh lớn hơn.

- Sử dụng rộng rãi công cụ hợp đồng trong khu vực công.
- Vận dụng phong cách quản lý của khu vực tư vào khu vực công.
- Thay đổi mối quan hệ với các nhà chính trị.
- Tăng cường mối quan hệ với công chúng
- Tách biệt giữa người mua và người cung cấp.
3. Mô hình quản trị nhà nước tốt (Good Governance)
3.1. Hoàn cảnh ra đời
- Thời gian: quản trị tốt xuất hiện vào cuối những năm 1980, đầu 1990
- Bối cảnh:
+ Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá;
+ Sự dân chủ ngày càng được me rộng
3.2. Đặc trưng của mô hình
- Theo Ngân hàng thế giới, “Quản trị tốt là cách thức sử dụng sức mạnh
quyền lực nhà nước để quản lý nguồn lực xã hội vì sự phát triển quốc gia”.
- Quản trị tốt nhà nước liên quan đến 3 yếu tố:
+ Chế độ chính trị;
+ Quá trình sử dụng quyền lực để quản lý các nguồn lực vì sự phát triển;
+ Năng lực của Chính phủ trong việc thiết kế, hoạch định và thực hiện
chính sách công và các chức năng chủ yếu của mình
Ví dụ: Theo UNDP, quản trị tốt là việc thực thi các loại quyền lực như
kinh tế, chính trị và hành chính để quản lý mọi vấn đề của đất nước ở tất các cấp
chính quyền
[1] Governance for sustainable human development (Quản trị nhà nước
vì sự phát triển nguồn nhân lực bền vững) – a UNDP policy document, 1997.
Quản trị tốt Chính phủ có 8 đặc trưng cơ bản:


- Huy động sự tham gia của các chủ thể trong XH vào hoạt động QLNN.
- Quản lý XH theo các quy định pháp luật
- Công bằng, bình đẳng

- Công khai, minh bạch
- Sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý.
- Sự định hướng và đồng thuận.
- Hiệu lực và hiệu quả
- Trách nhiệm báo cáo và giải trình
(1). Huy động sự tham gia của các chủ thể trong xã hội vào hoạt động
quản lý của Nhà nước
- Các cá nhân, tổ chức trong xã hội có thể tham gia vào hoạt động của
Chính phủ (cụ thể là việc ban hành các quyết định hành chính, các chính sách,
biện pháp hành động)
- Khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính, các chính
sách, những đối tượng dễ tổn thương nhất trong xã hội được các chủ thể quản lý
quan tâm hợp lý
- Các tổ chức chức năng phải thông báo và sắp xếp các buổi gặp gỡ với
công dân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và đảm bảo mọi nguyện vọng của
công dân được bày tỏ và thực hiện.
(2) Quản lý theo các quy định pháp luật
- Quản trị tốt chính phủ đòi hỏi các quy định pháp luật không chỉ đầy đủ
mà còn phải đảm bảo tính khách quan và công bằng.
- Việc thực hiện pháp luật phải có sự độc lập tương đối với hoạt động tư
pháp, hoạt động của các lực lượng vũ trang.
(3) Tính minh bạch
- Quá trình ban hành và tổ chức thực hiện quyết định phải tuân thủ theo
đúng các quy định của pháp luật;
- Các thông tin liên quan đến hoạt động của Chính phủ được tuyên bố
công khai, dễ truy cập trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với những
đối tượng điều chỉnh trong các quyết định đó;
- Hoạt động của Chính phủ phải được liên tục được thông tin chính xác
tới mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, và các thông tin đó phải đầy đủ, dễ truy
cập và dễ hiểu.

(4) Sự thích ứng linh hoạt đối với sự thay đổi của môi trường quản lý
- Sự kịp thời đúng đắn của các quy định pháp luật;
- Sự sáng tạo linh hoạt của các cá nhân, tổ chức thực thi pháp luật.
(5) Sự định hướng và đồng thuận


- Quan tâm đến những chính sách mang tầm chiến lược để hướng tới một
sự phát triển bền vững:
- Giữ được ổn định xã hội;
- Tăng trưởng kinh tế;
- Giữ gìn một môi trường trong sạch cho thế hệ tương lai.
Chỉ ra được cách thức để tìm được sự đồng thuận của xã hội đối với
Chính phủ thông qua những hoạt động nhằm điều hoà lợi ích của cá nhân công
dân, của các tổ chức và của Nhà nước.
Có như vậy mới thiết lập được một xã hội me rộng và bảo đảm được lợi
ích của cả cộng đồng.
(6) Tính công bằng và bình đẳng
- Phục vụ công bằng mọi đối tượng khác nhau trong xã hội, không phân
biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo...;
- Không nên tạo ra một sự loại trừ tham gia và giám sát đối với bất cứ cá
nhân, tổ chức nào trong xã hội;
- Chính phủ phải phát triển, thậm chí có thể duy trì sự tham gia của mọi
đối tượng trong xã hội vào hoạt động quản lý, đặc biệt là đối với đối tượng dễ bị
tổn thương nhất.
(7) Hiệu lực và hiệu quả
- Là kết quả của quá trình ban hành và thực hiện các quy định pháp luật
phải đảm bảo sự tuân thủ đối với các đối tượng chịu sự điều chỉnh;
Kết quả đạt được phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng hợp
lý và tiết kiệm nhất các nguồn lực
Tính hiệu quả trong xu hướng quản trị tốt cũng bao gồm cả việc sử dụng

bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và việc bảo vệ môi trường sinh thái.
(8) Trách nhiệm báo cáo và giải trình
- Giải trình với ai?
Các chủ thể ban hành và thực hiện quy định pháp luật có trách nhiệm giải
trình đối với:
+ Cơ quan cấp trên;
+ Cơ quan dân cử;
+Khu vực tư nhân,
+ Các tổ chức xã hội,
+ Công chúng;
+ Các bên liên quan đến các quy định đó;
- Giải trình đảm bảo yêu cầu gì?


Trách nhiệm giải trình không thể thực hiện nếu thiếu đi tính minh bạch và
hệ thống các quy định pháp luật đầy đủ, chính xác.


Chương 3
NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Nội dung chương 3
3.1. Thể chế hành chính nhà nước
3.2. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
3.3. Nhân sự hành chính nhà nước
3.4.Cơ sở vật chất cho hoạt động hành chính nhà nước.


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Quan niệm về nền HCNN
Nền HCNN là một khái niệm dung chỉ một hệ thống các yếu tố hợp thành

về tổ chức và cơ chế để thực thi quyền hành pháp của nhà nước theo quy định
của pháp luật.
Nền HCNN là một hệ thống tổ chức và thể chế thực hiện chức năng quản
lý và phục vụ xã hội.
- Nền HCNN bao gồm các bộ phận:
+ Hệ thống thể chế HCNN
+ Hệ thống các cơ quan HCNN
+ Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan HCNN
+ Các nguồn lực vật chất.
2. Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nền HCNN
II. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NỀN HCNN
1. Hệ thống thể chế HCNN
1.1. Khái niệm
- Thể chế là một cấu trúc tổng thể các yếu tố để tiến hành hoạt động của tổ
chức, bao gồm cả tổ chức bộ máy với những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn,
quy tắc hoạt động buộc các thành viên trong tổ chức phải chấp hành.
- Thể chế nhà nước: Thể chế Nhà nước là các quy định chung do Nhà
nước xác lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý
cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
- Thể chế hành chính nhà nước là các quy định chung do Nhà nước xác
lập trong Hiến pháp, Luật và các văn bản pháp quy, tạo cơ sở pháp lý cho tổ
chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để thực hiện quản lý xã hội.
1.2. Các yếu tố cấu thành thể chế hành chính nhà nước
12.1. Chế độ chính trị
- Chế độ chính trị của mỗi quốc gia:
+ Có thể hiểu là sự tổ chức quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước và
quan hệ giữa quyền lực nhà nước với xã hội
+ CĐCT có ý nghĩa quyết định trong việc tổ chức chính quyền nhà nước
và thể chế hành chính nhà nước
+ Chế độ chính trị của mỗi nhà nước do bản chất của hệ thống chính trị

quốc gia đó quyết định.
- Hệ thống chính trị nước cộng hòa XHCN Việt Nam


+ Đối với Việt Nam, hệ thống chính trị bao gồm Đảng cầm quyền, Nhà
nước và nhân dân vận động theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và
nhân dân làm chủ. Mối quan hệ và sự vận động của hệ thống chính trị đó quyết
định trực tiếp tới nội dung của thể chế hành chính nhà nước.
+ Mọi thể chế hành chính nhà nước đều phải hướng theo sự chỉ đạo thông
qua các Nghị quyết của Đảng theo các kỳ đại hội.
+ Thể chế hành chính nhà nước cũng cần đảm bảo được vấn đề dân chủ
của nhân dân trong khuôn khổ pháp luật vì nhà nước Việt Nam là nhà nước dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Thể chế hành chính nhà nước cũng phải đảm bảo tính nhân đạo của nền
hành chính nhà nước, bảo đảm quyền con người và quyền cdân
- Đảm bảo được những đòi hỏi trên
+ Các cơ quan nhà nước và trực tiếp là cơ quan hành chính nhà nước phải
tuân thủ thể chế hành chính nhà nước do mình đề ra và trong quá trình đưa ra thể
chế và thực hiện các thể chế đó cũng phải tuân theo phap luật;
+ Cơ quan hành chính nhà nước phải tạo điều kiện để công dân thực hiện
và chấp hành nghiêm chỉnh các thể chế hành chính nhà nước.
1.2.2. Nền kinh tế và vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế
- Vai trò to lớn của nền kinh tế đối với sự phát triển của xã hội, sự tăng
trưởng kinh tế có thể quyết định được sức mạnh cạnh tranh của mỗi quốc gia.
- Thể chế kinh tế của mỗi quốc gia bao gồm hệ thống quy định pháp luật
định hướng, can thiệp và điều tiết các hoạt động kinh tế nhằm làm cho nền kinh
tế quốc dân vận động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Thể chế HCNN phải đầy đủ, hoàn thiện và mang tính dự báo đối với sự
phát triển của nền kinh tế.
- Trong lịch sử kinh tế, có 3 loại mô hình kinh tế

+ Mô hình nền kinh tế thị trường tự do
+ Mô hình nền kinh tế thị trường xã hội
+ Mô hình nên kinh tế thị trường định hướng XHCN
1.2.3. Trình độ phát triển của quốc gia
- Thể chế hành chính nhà nước bao gồm các quy phạm pháp luật để điều
chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thức đẩy xã hội phát triển theo định hướng của
nhà nước;
- Khi xây dựng thể chế hành chính nhà nước để quản lý xã hội thì phải
phù hợp với trình độ phát triển của các quan hệ xã hội trong từng giai đoạn, thời
kỳ nhất định.
- Thể chế hành chính nhà nước cũng phải có tính năng vượt trội để định
hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội theo mong muốn của Nhà nước.


×