Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

41 qui trình đo khúc xạ bằng phoropter BS nguyễn đức anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.23 KB, 16 trang )

Qui trình đo khúc xạ
bằng phoropter
PGS. TS. Nguyễn Đức Anh
Bộ môn Mắt



Bước 1: Chuẩn bị
• Đo khúc xạ tự động.
• Các thông số (độ cầu, độ
trụ, trục trụ, và khoảng
cách đồng tử) được tự
động chuyển sang
phoropter.


Bước 2: Thử kính cầu tối ưu
• Đo mắt phải trước (trong khi che mắt trái).
• Cho hiện vài dòng chữ nhỏ (20/20 – 20/50
hoặc 20/15 – 20/40), yêu cầu BN đọc dòng
nhỏ nhất có thể.
• Thêm +0.75D vào phoropter, thị lực sẽ giảm 23 dòng.
• Nếu thị lực không giảm, lại thêm +0.75D và
đảm bảo thị lực giảm 2-3 dòng so với ban đầu.


Bước 2: Thử kính cầu tối ưu
• Giảm dần công suất ở phoropter (giảm độ
cộng hoặc tăng độ trừ) từng bậc 0.25 D đến
khi BN đọc được dòng 20/20 hoặc 20/15, hoặc
đến khi thị lực không tăng nữa. Đây là kính


cầu tối ưu.
• Mỗi lần thêm vào –0.25 D thì thị lực phải tăng
1 dòng.


Bước 3: Tìm loạn thị
• Cần làm nếu đo khúc xạ tự động và đo kính của BN
thấy không thấy độ trụ nhưng nghi ngờ có loạn thị.
• BN vào mặt đồng hồ Parent và cho biết đường thẳng
nào rõ nhất, hay là tất cả đều rõ như nhau.
• Nếu tất cả các đường thẳng đều rõ như nhau thì không
có loạn thị.
• Nếu có 1 đường rõ nhất thì lấy số giờ nhỏ hơn của
đường thẳng đó nhân với 30 sẽ ra trục loạn thị (thí dụ
2 x 30 = 60o).
• Tiếp tục các bước 3 và 4 để tinh chỉnh trục và công suất
kính trụ.


Bước 4: Tinh chỉnh trục kính trụ
• Bấm phím “XC on” trên
màn hình để đặt kính trụ
chéo vào.
• Bấm phím A (trục) trên
màn hình.
• Bấm nút XC1 sau đó bấm
XC2, hỏi BN là “1 rõ hơn
hay là 2 rõ hơn”.



Bước 4: Tinh chỉnh trục kính trụ
• Nếu 1 rõ hơn thì bấm nút
(+) 10o và tiếp tục làm như
vậy cho đến khi BN thấy 2
rõ hơn thì bấm nút (–) 5o
và dừng lại.
• Nếu 2 rõ hơn thì bấm nút
(–) 10o và tiếp tục làm như
vậy cho đến khi BN thấy 1
rõ hơn thì bấm nút (+) 5o
và dừng lại.


Bước 5: Tinh chỉnh công suất kính trụ
• Sau khi đã tinh chỉnh trục, bấm vào phím C (trục)
trên màn hình
• Bấm nút XC1 sau đó bấm XC2, hỏi BN là “1 rõ hơn
hay 2 rõ hơn”.
• Nếu 1 và 2 đều rõ như nhau → công suất kính trụ
đã đúng
• Nếu 1 rõ hơn thì bấm nút (+).
• Nếu 2 rõ hơn thì bấm nút (–).
• Che mắt phải và thực hiện cho mắt trái.


Chú ý
• BN nói “chữ nhỏ hơn và đậm hơn” thì nghĩa là
không khác nhau chứ không phải là rõ hơn.
• Phoropter tự động thêm +0.25D mỗi khi tăng
–0.50 DC hoặc giảm +0.25D mỗi khi giảm –

0.50 DC.


Bước 6: Kiểm tra lại thị lực với kính
• (Cần làm khi công suất trụ thay đổi ≥ 0.50 DC
hoặc trục trụ thay đổi ≥ 10o)
• Thêm +0.50D vào phoropter. Thị lực phải giảm 2
dòng.
• Nếu thị lực không đổi hoặc tăng thêm thì tiếp tục
cộng thêm +0.50D đến khi thị lực giảm 2 dòng.
• Giảm dần công suất ở phoropter (bớt độ cộng
hoặc tăng độ trừ) từng 0.25D đến khi BN đọc
được dòng 20/20 hoặc 20/15, hoặc đến khi thị
lực không tăng nữa.
• Che mắt phải và đo mắt trái như trên.


Bước 7: Cân bằng 2 mắt
• Chỉ làm khi thị lực 2 mắt bằng nhau hoặc gần
bằng nhau.
• Đầu tiên thêm +0.75D vào cả 2 mắt để cho thị
lực giảm xuống 20/30 – 20/40 (để trung hòa
mắt trội trong khi cân bằng 2 mắt).
• Sử dụng một trong các phương pháp:


Phương pháp lăng kính
• Đặt vào các lăng kính Risley 3DP, đáy trên ở MP
và đáy dưới ở MT. MP sẽ thấy ảnh dưới và MT sẽ
thấy ảnh trên. Nói BN bỏ qua sự chênh lệch độ

sáng của các ảnh và cho biết ảnh trên hay dưới rõ
hơn.
• Cộng thêm +0.25D vào mắt rõ hơn.
• Tiếp tục cộng thêm +0.25D vào mắt rõ hơn cho
đến khi cả 2 ảnh trên và dưới nhìn như nhau hoặc
khi mắt trội hơi rõ hơn mắt không trội.


Phương pháp che mắt luân phiên
• Sau khi đã thêm kính sương mù (+0.75D vào 2
mắt), che luân phiên từng mắt và hỏi BN mắt nào
thấy rõ hơn.
• Cộng thêm +0.25D vào mắt rõ hơn.
• Tiếp tục cộng thêm +0.25D vào mắt rõ hơn cho
đến khi cả 2 ảnh trên và dưới nhìn như nhau hoặc
khi mắt trội hơi rõ hơn mắt không trội.
• Nếu không cân bằng được thì ưu tiên cho mắt
chủ đạo rõ hơn.


Test xanh-đỏ
• BN nhìn vào bảng thị lực được chia thành 2 nửa
xanh và đỏ.
• Nếu thấy các chữ ở nửa xanh của bảng đen hơn
→ cộng thêm +0.25D.
• Nếu thấy các chữ ở nửa đỏ của bảng đen hơn →
cộng thêm –0.25D.
• Điểm cuối là khi thấy các chữ ở nửa xanh và nửa
đỏ đen bằng nhau.
Chú ý: yêu cầu BN cho biết chữ ở bên nào “đen

hơn” chứ không phải “rõ hơn”.


Bước 8: Xác định
công suất kính cuối cùng
• Sau khi cân bằng 2 mắt, cộng thêm –0.25D
cho cả 2 mắt và tiếp tục thêm –0.25D đến khi
BN đạt được thị lực tốt nhất.



×