Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kỳ Quan hệ kinh tế quốc tế : Nêu và phân tích chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.1 KB, 9 trang )

MỤC LỤC

Lời mở đầu
Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của
WTO. Đã gần 8 năm kể từ cột mốc lịch sử đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ về
kinh tế đối ngoại của Việt Nam, thế giới đã trải qua biết bao nhiêu biến động,
điển hình là suy thoái kinh tế toàn cầu 2008. Có thể nói, sự phát triển của kinh

1


tế đối ngoại đóng một ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển kinh tế chung của
cả nước. Cũng chính vì lẽ đó trong bối cảnh thế giới luôn có diễn biến phức tạp,
Đảng và Nhà nước cũng luôn kịp thời có những điều chỉnh Chính sách kinh tế
đối ngoại phù hợp với mục tiêu hội nhập kinh tế thế giới.

Nội dung

I. Khái quát chung về Chính sách kinh tế đối ngoại

a) Khái niệm
Chúng ta có thể hiểu ngắn gọn chính sách kinh tế đối ngoại là hệ thống các
quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước hoạch định
và thực hiện để điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong một
thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của quốc gia đó.

b) Các bộ phận cấu thành
- Chính sách thương mại quốc tế

2



- Chính sách đầu tư quốc tế
- Chính sách tỷ giá hối đoái
- Chính sách hợp tác về công nghệ

c) Chức năng
Chính sách kinh tế đối ngoại thực hiện 3 chức năng chính: kích thích, bảo
hộ, phối hợp và điều chỉnh.

II. Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam
Trong khuôn khổ bài tập, xin phân tích theo hướng dựa vào từng bộ phận
cấu thành chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

a) Chính sách thương mại quốc tế
Hiện nay, Việt Nam tiếp tục củng cố thị trường quen thuộc, khôi phục quan
hệ với thị trường truyền thống, tìm kiếm thị trường, bạn hàng mới, lâu dài; tích
cực hội hập kinh tế khu vực (gia nhập AFTA, APEC) và hội nhập kinh tế toàn
cầu (gia nhập WTO).
3


Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới,
mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của
các nước và vùng lãnh thổ... Không chỉ vậy, Việt Nam còn có mối quan hệ tích
cực với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu,
Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng thế giới. Đặc biệt Việt Nam tham gia Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP. Điều này chứng tỏ tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng
việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới, ký kết các
hiệp định hợp tác kinh tế đa phương và song phương.


b) Chính sách đầu tư quốc tế
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tháng 12/1987 đã tạo
khuôn khổ pháp lý cơ bản cho các hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp tại Việt
Nam. Luật đã có một số lần được sửa đổi, bổ sung, nổi bật là các lần sửa đổi
vào những năm 1996 và năm 2002 nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng,

4


hấp dẫn hơn để khuyến khích các nhà đầu tư nuớc ngoài đầu tư vào những mục
tiêu trọng điểm và những lĩnh vực ưu tiên, nhất là trong ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo hướng vào xuất khẩu và các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
Cùng với Luật Doanh nghiệp, việc ban hành Luật Đầu tư 2005 đã tạo bước
tiến dài trong việc điều chỉnh, cải tiến môi trường đầu tư của Việt Nam để tạo
thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc đẩy mạnh tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư nước ngoài, chỉnh sửa thuế
thu nhập cá nhân theo hướng hạ thấp mức thuế, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế
một cửa, giảm giá dịch vụ viễn thông xuống ngang bằng mức giá tại các nước
trong khu vực, nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng lĩnh vực đầu tư, cho phép các
doanh nghiệp nước ngoài được đầu tư vào một số lĩnh vực trước đây chưa cho
phép như viễn thông, bảo hiểm, kinh doanh siêu thị, ngân hàng… cũng góp
phần tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn hơn ở Việt Nam.
Không chỉ vậy, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam cũng được nhà nước
tạo điều kiện đầu tư sang nước ngoài điển hình là Tập đoàn Viễn thông quân đội
5


Viettel vừa khai trương thị trường nước ngoài thứ 7 ở Peru, trước đó là Lào,
Campuchia, Mozambique...


c) Chính sách tỷ giá hối đoái
Có thể nói chính sách tỷ giá có vai trò quan trọng như một công cụ điều tiết
các quan hệ kinh tế quốc tế và có tác động tới tăng trưởng kinh tế.
Nghị định 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp
lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại
hối đã nêu rõ: “Chế độ tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là chế độ tỷ giá thả
nổi có quản lý do NNHNN Việt Nam xác định trên cơ sở rổ tiền tệ của các nước
có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư với Việt Nam phù hợp với mục tiêu
kinh tế vĩ mô trong từng thời kỳ”.
Ta thấy chế độ tỷ giá này sẽ có sự can thiệp của NHNN nhằm hạn chế
những biến động mạnh của tỷ giá hối đoái như quy định biên độ giao dịch giữa
đồng Việt Nam và USD, duy trì tỷ giá USD ở mức mục tiêu nhằm tránh những

6


rủi ro có thể xảy ra đối với các hoạt động kinh doanh quốc tế. Chế độ tỷ giá này
vừa đảm bảo ổn định tỷ giá, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu, đảm bảo được tính linh hoạt.
Tuy vậy, tình trạng lạm phát gần đây tuy có chuyển biến tốt nhưng vẫn còn
ở mức cao, điều này đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách
tỉ giá.

d) Chính sách hợp tác về công nghệ
Tính đến nay nước ta đã có quan hệ hợp tác về Khoa học công nghệ
(KH&CN) với trên 70 nước, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế. Không những
quy mô hợp tác được mở rộng mà hình thức, nội dung hợp tác cũng đã trở nên
đa dạng, thiết thực hơn với nhu cầu phát triển khoa học công nghệ và kinh tế xã hội của đất nước.
Có thể lấy một vài dẫn chứng như tính riêng năm 2009, Bộ Khoa học công

nghệ đã tổ chức đàm phán, xây dựng nội dung và hoàn tất các thủ tục cho việc

7


ký kết Hiệp định hợp tác về KH&CN Việt Nam - Lào; Hiệp định hợp tác về
Chương trình Đối tác Đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan; Thoả thuận hợp
tác về KH&CN Việt Nam - Tây Ban Nha và Nghị định thư cấp Chính phủ về
hợp tác với Pháp trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Việc được trao đổi, tiếp thu tinh hoa khoa học công nghệ trên thế giới sẽ góp
phần đẩy mạnh công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, tạo tiền đề
nhanh chóng vươn lên phát triển kinh tế về mọi mặt.

Lời kết
Mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những vấn đề thời
sự, là yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia và Việt Nam không
là ngoại lệ, đặc biệt trong thời kì toàn cầu hóa hiện nay. Một lần nữa, ta thấy
được tầm quan trọng của công cuộc hoạch định và phát triển chính sách Kinh tế
đối ngoại đối với sự phát triển của đất nước nói riêng và của nền kinh tế nói
chung, từ đấy đặt ra yêu cầu cần hoàn thiện chính sách Kinh tế đối ngoại sao

8


cho phù hợp nhất với tình hình đất nước và thế giới.

9




×